Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nguyên tắc đối ngoại của Đảng trong cuộc vận động quốc tế chống đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam (1954-1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.85 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

NGUYÊN TẮC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG
TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ
XÂM LƯỢC VIỆT NAM (1954-1975)
Trần Thị Ngọc Thúy
Bộ mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Đường lối CMĐCSVN, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Trong đấu tranh ngoại giao nói chung và
vận động quốc tế nói riêng vừa đòi hỏi sự bền
bỉ, thận trọng vừa phải rất mềm dẻo, linh hoạt
nhưng cũng phải kiên trì nguyên tắc giúp cho
cuộc đấu tranh giữ vững định hướng phù hợp
với mục tiêu cuối cùng của mỗi bên. Chính vì
kiên trì nguyên tắc mà Việt Nam luôn giữ thế
tiến công trên cả ba mặt trận: chính trị, quân
sự, ngoại giao đồng thời giúp Việt Nam giữ
vững được thế độc lập, tự chủ trong suốt
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài viết sử dụng các phương pháp lịch sử,
logic, phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm làm
rõ một số nguyên tắc đối ngoại trong cuộc
vận động quốc tế chống đế quốc Mỹ xâm
lược Việt Nam.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Để thiết lập, duy trì, củng cố mối quan hệ


với bên ngoài, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế,
trong hoạt động đối ngoại của bất cứ nhà
nước nào cũng phải tuân theo những nguyên
tắc nhất định. Trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, hoạt động đối ngoại, vận động
quốc tế đã tn thủ những ngun tắc cơ bản
góp phần hình thành mặt trận nhân dân thế
giới chống đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam.
Đó là các ngun tắc: “kiên trì đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ”, “thêm bạn, bớt thù”, “dĩ
bất biến, ứng vạn biến” và sách lược, biện pháp
linh hoạt, mềm dẻo trong chỉ đạo thực hiện.

3.1. Kiên trì đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ
Đấu tranh ngoại giao và vận động quốc tế
cần đảm bảo nguyên tắc chiến lược: giữ vững
độc lập, tự chủ, giữ vững thế tiến cơng, phối
hợp với các lĩnh vực chính trị, qn sự, ngoại
giao tạo sức mạnh tổng hợp đi tới thắng lợi vẻ
vang. Tuy nhiên, trong quá trình giúp đỡ nhân
dân Việt Nam kháng chiến, vì nhiều lý do, một
số nước trong khối xã hội chủ nghĩa có những
quan điểm khác nhau. Do đó, trước những vấn
đề có tính ngun tắc, quyết định đến thắng lợi
của cách mạng, Đảng luôn kiên trì phương
châm độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh, lấy đại
cục làm trọng, nắm rõ những đặc điểm riêng
biệt và lợi ích của từng nước để xử lý mối quan
hệ quan trọng, không bị chi phối bởi lập

trường, quan điểm của các nước bạn làm
phương hại đến lợi ích của cuộc kháng chiến.
Nhiệm vụ vận động quốc tế, tranh thủ sự
ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa trong
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược
phức tạp và gặp nhiều khó khăn do các nước
lo ngại chiến tranh ở Việt Nam có thể tăng
cường, mở rộng khơng có lợi cho hịa bình và
an ninh chung. Khi đề cập đến quan điểm vừa
đánh vừa đàm của Việt Nam, Trung Quốc và
Liên Xô đưa ra ý kiến khác nhau. Liên Xô
lên án đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, ủng
hộ và viện trợ cho Việt Nam nhưng từ năm
1965 Liên Xô lại muốn Việt Nam đàm phán
với Mỹ, do Liên Xô lo ngại chiến tranh cách
mạng ở Việt Nam sẽ cản trở hịa hỗn
Xơ-Mỹ.

303


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

Còn Trung Quốc khuyên Việt Nam nên
đánh lâu dài và khơng đàm phán, khơng nên
địi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc; hoặc là
đánh đến một lúc nào đó thì đàm phán nhưng
hiện tại thời cơ chưa chín muồi, nếu muốn
đàm thì phải đặt điều kiện thật cao.
Những quan điểm trái ngược nhau của hai

nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa làm cho
cách mạng Việt Nam gặp nhiều khó khăn,
ảnh hưởng đến việc ủng hộ Việt Nam chống
đế quốc Mỹ xâm lược, đòi hỏi Đảng phải giữ
vững tinh thần độc lập, tự chủ để đưa ra
những sách lược và chiến lược nhằm tranh
thủ sự ủng hộ của cả hai.

trên thế giới, cô lập cao độ giới cầm quyền
Mỹ, phân hóa chúng với các nước đồng minh
thân cận. Một số nước trước đây từng tham
chiến ở chiến trường miền Nam giờ bỏ mặc
Mỹ bị kìm chân, sa lầy ở Việt Nam. Ngay như
khối SEATO do Mỹ dựng lên ở Đơng Nam Á
hịng đối đầu với Việt Nam và hệ thống xã hội
chủ nghĩa cùng “thuyết Đôminô” cũng dần bị
vô hiệu hóa. Ngay tại nước Mỹ, các thế lực
hiếu chiến và giới cầm quyền Mỹ cũng bị cô
lập cao độ. Thực tế, cùng một lúc nhà cầm
quyền Mỹ đã phải đối phó với ba trận tuyến và
đều thất bại: chiến trường Việt Nam, trên công
luận nước Mỹ và trên thế giới.

3.2. Thêm bạn, bớt thù

3.3. Dĩ bất biến, ứng vạn biến

Đây là nguyên tắc cơ bản của ngoại giao
Việt Nam xuất phát từ thực tế đối ngoại của
đất nước là luôn phải đối đầu với ngoại giao

nước lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
muốn làm cách mệnh thắng lợi phải biết phân
biệt ai là bạn, ai là thù, phải thực hiện triệt để
thêm bầu bạn, bớt kẻ thù.
Để phát huy tối đa mọi nguồn lực của đất
nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cuộc
kháng chiến, Đảng đã có nhiều chủ trương,
biện pháp khéo léo nhằm khoét sâu và lợi
dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù như
mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ với các nước
đồng minh của Mỹ, giữa các tập đồn có lợi
ích khác nhau trong giới cầm quyền Mỹ, giữa
Mỹ và các nước phụ thuộc, giữa nhà cầm
quyền Mỹ với các tầng lớp nhân dân Mỹ…
Với khẩu hiệu: “Đồn kết bất cứ người nào
có thể đồn kết được, tranh thủ bất cứ người
nào có thể tranh thủ được, trung lập bất cứ
người nào có thể trung lập, cốt nhằm phân
hóa kẻ thù đến cao độ và cô lập chúng, đồng
thời kiếm thêm nhiều bạn cả trong nước và
ngồi nước”1. Đã góp phần tập hợp mọi lực
lượng yêu nước tiến bộ trong nước, tranh thủ
rộng rãi sự ủng hộ của quốc tế, gắn cuộc đấu
tranh của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu
tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
1

Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị
(1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng
lợi và bài học, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 269.


“Bất biến” là lợi ích của dân tộc, là độc
lập, tự do, thống nhất đất nước, là khát vọng
cao đẹp, thiêng liêng, là mục tiêu xuyên suốt
những chặng đường cách mạng mà Việt Nam
hướng tới, quyết tâm thực hiện. Chỉ có trên cơ
sở nắm chắc và kiên trì mục tiêu cuối cùng mới
có thể sáng tạo những sách lược thích hợp, để
tranh thủ những lợi ích cơ bản, lâu dài và to lớn
hơn cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
Để thực hiện mục tiêu độc lập, tự do,
thống nhất đất nước, tranh thủ sự ủng hộ
trong và ngoài nước, ngày 20-12-1960, Mặt
trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
ra đời nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp
nhân dân miền Nam đấu tranh chống đế quốc
Mỹ và tay sai, phấn đấu cho một miền Nam
Việt Nam độc lập, dân chủ, hồ bình, trung
lập, tiến tới hồ bình thống nhất Tổ quốc.
Hịa bình, trung lập là chủ trương lớn, là cái
“vạn biến”, phù hợp với mong muốn, nguyện
vọng của đông đảo các lực lượng u chuộng
hịa bình, tự do, cơng lý trên thế giới, nên
được các lực lượng này đồng tình, ủng hộ.
Việc nêu cao khẩu hiệu này góp phần gắn
cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với
phong trào bảo vệ hòa bình thế giới, với
phong trào các nước Khơng liên kết, tranh
thủ sự ủng hộ quốc tế rộng rãi đồng thời đóng
góp tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân

thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội. Chính nhờ ưu thế đó, Mặt
trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

304


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

và sau này là Chính phủ cách mạng lâm thời
cộng hịa miền Nam Việt Nam có điều kiện
lập quan hệ ngoại giao và làm công tác vận
động quốc tế với các thể chế chính trị, tổ
chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp trên thế
giới, từ đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ
của dư luận quốc tế, trong đó có dư luận Mỹ.
3.4. Sách lược, biện pháp linh hoạt,
mềm dẻo
Trong vận động quốc tế, giữ vững các
nguyên tắc đối ngoại, song cũng rất cần sự
mềm dẻo linh hoạt để có thể ứng phó và xử
lý các tình huống ln thay đổi trong q
trình đấu tranh, để có thể tận dụng được thời
cơ trong tiến công địch. Nhất là cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam phải đương đầu
với một nước đế quốc giàu mạnh cả về kinh
tế và quân sự.
Với điều kiện lấy nhỏ đánh lớn, cuộc vận
động quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước đã thành công trong việc giành

thắng lợi từng bước trước một kẻ địch mạnh
hơn nhiều lần. Mỗi bước đấu tranh đều gắn
với mục tiêu cơ bản của cách mạng đồng thời
vận dụng sách lược một cách mềm dẻo, linh
hoạt trong chỉ đạo thực hiện. Trước vấn đề
mâu thuẫn Xô - Trung, với tài đối ngoại khéo
léo, linh hoạt, mềm dẻo, Trung ương Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã duy trì được mối
quan hệ chân thành với các nhà lãnh đạo hai
nước và xử lý thành cơng, tài tình nhiều tình
huống ngoại giao tế nhị và phức tạp trong
quan hệ với hai nước lớn xã hội chủ nghĩa.
Đó cịn là sự kết hợp, phát huy ưu thế
ngoại giao hai miền; phối hợp với ngoại giao
Nhà nước, ngoại giao nhân dân. Trong mọi
hoạt động liên quan, ngoại giao hai miền
cùng bàn chủ trương chung, nhưng khi thực
hiện hay phân công nhiệm vụ lại phù hợp với
đặc điểm, ưu thế của từng miền nhằm bổ
sung cho nhau, phối hợp chặt chẽ và nhịp
nhàng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của
nền ngoại giao Việt Nam. Trong thời gian
đàm phán với Mỹ, đoàn Việt Nam dân chủ
cộng hịa gặp riêng đồn Hoa Kỳ, nhưng khi
cần tấn cơng ngoại giao, trong nhiều trường
hợp, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam lại đưa ra giải pháp

trước, đồn Việt Nam dân chủ cộng hịa ủng
hộ. Trong nhiều trường hợp, để khách quan,

công tác vận động quốc tế để dư luận lên
tiếng ủng hộ trước các giải pháp của Chính
phủ Cách mạng lâm thời, sau đó Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa mới ra tuyên bố
ủng hộ. Với sự việc xảy ra ở miền Nam Việt
Nam, đồn ngoại giao Chính phủ Cách mạng
lâm thời lên tiếng trước, đồn Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa lên tiếng ủng hộ sau và ngược
lại. Các bước đấu tranh đều phối hợp nhịp
nhàng, khéo léo, ăn ý.
Có lúc Trung ương Đảng đưa ra biện pháp
ngoại giao nhân dân đi trước (các buổi họp báo
quốc tế, các cuộc gặp gỡ, nói chuyện với nhân
dân các nước,…), ngoại giao nhà nước đi sau
(các chuyến thăm hữu nghị chính thức, các
cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo các chính phủ, quốc
hội…). Cũng có những lúc đoàn Ngoại giao
hai miền cùng tới thăm hữu nghị một nước
hoặc tham dự một hội nghị quốc tế, có lúc lại
tổ chức những chuyến viếng thăm riêng, nhất
là khi tranh thủ dư luận quốc tế ủng hộ các giải
pháp của đoàn Ngoại giao Mặt trận và sau này
là Chính phủ Cách mạng lâm thời.
4. KẾT KUẬN

Như vậy, kiên trì các ngun tắc đối ngoại,
song ln có những sách lược, biện pháp linh
hoạt, chủ động mà mềm dẻo trong từng
trường hợp, thời điểm đấu tranh là một trong
những nghệ thuật và sáng tạo của ngoại giao

Việt Nam đồng thời cũng là kinh nghiệm
quan trọng trong những năm tháng đấu tranh
chống đế quốc Mỹ xâm lược và thời kỳ Hội
nhập quốc tế hiện nay.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc
Bộ chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi và bài
học, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2] Học viện Quan hệ Quốc tế (2001), Ngoại
giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành
độc lập, tự do (1945 - 1975), NXB. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
[3] Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000 (2005),
NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

305



×