Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Luận văn giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký theo pháp luật dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.29 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒI BẢO

GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG LÀ ĐỘNG SẢN KHÔNG PHẢI
ĐĂNG KÝ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG LÀ ĐỘNG SẢN KHÔNG PHẢI
ĐĂNG KÝ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĨNH CHÂU
Học viên: NGUYỄN HOÀI BẢO
Lớp: Cao học Luật dân sự và Tố tụng dân sự khóa 32

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi
dưới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của TS. Lê Vĩnh Châu.
Các thông tin nêu trong Luận văn là trung thực.
Các ý kiến, quan điểm không thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của
chính bản thân đều được trích dẫn đầy đủ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả
nghiên cứu trong Luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoài Bảo


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1.

TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Bộ luật dân sự

TỪ VIẾT TẮT
BLDS

2.

Bộ luật tố tụng dân sự

BLTTDS


3.

Luật Hôn nhân và gia đình

Luật HNGĐ

4.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNNVN

5.

Nhà xuất bản

Nxb

6.

Tòa án nhân dân

TAND


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN
TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG LÀ ĐỘNG SẢN KHÔNG PHẢI ĐĂNG
KÝ................................................................................................................................. 9

1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của giao dịch liên quan đến tài sản chung của
vợ chồng là động sản không phải đăng ký..............................................................9
1.1.1. Khái niệm giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản
không phải đăng ký..................................................................................................9
1.1.2. Đặc điểm của giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động
sản không phải đăng ký......................................................................................... 19
1.1.3. Ý nghĩa của quy định pháp luật về giao dịch liên quan đến tài sản chung của
vợ chồng là động sản không phải đăng ký............................................................. 22
1.2. Nội dung của quy định về giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng là động sản không phải đăng ký.................................................................. 24
1.2.1 Quyền của vợ, chồng trong việc xác lập giao dịch........................................ 24
1.2.2 Nghĩa vụ của vợ, chồng phát sinh từ giao dịch............................................. 31
1.2.3 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch.............................................................. 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................... 37
CHƯƠNG 2 : BẤT CẬP, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
LÀ ĐỘNG SẢN KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ............................................................ 38
2.1. Về quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng là động sản không phải đăng ký.................................................................. 39
2.2 Điều kiện người thứ ba ngay tình trong giao dịch liên quan đến tài sản
chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký.......................................... 45
2.3. Điều kiện về hình thức trong giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng là động sản không phải đăng ký.................................................................. 48
2.4. Về việc bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia xác lập, thực hiện giao dịch
liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản khơng phải đăng ký.......52
2.5. Xác định mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong giao dịch liên
quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký..............57


2.6. Trách nhiệm liên đới phát sinh từ giao dịch liên quan đến tài sản chung của

vợ chồng là động sản không phải đăng ký............................................................ 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................... 66
KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................. 67


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn nhân là một mối quan hệ được tạo lập bởi hai người có mong muốn cùng
chung sống với nhau để xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và được pháp luật
cơng nhận khi đáp ứng các điều kiện, trình tự, thủ tục do cơ quan có thẩm quyền ban
hành. Trong mối quan hệ này, để phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày của
gia đình, chế độ tài sản chung của vợ chồng đã được pháp luật quy định khá cụ thể và
chi tiết trên cơ sở bình đẳng giữa các bên đối với quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập,
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung này bằng thỏa thuận.
Sự thỏa thuận thể hiện ý chí này cịn được u cầu nghiêm ngặt hơn về mặt
hình thức, cụ thể là phải bằng văn bản đối với các loại tài sản chung có giá trị lớn
hoặc có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của gia đình như bất động
sản, động sản mà theo quy định pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu (xe, tàu bay,
tàu biển) hay tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Theo đó,
đã thấy rõ được sự bình đẳng giữa vợ chồng và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp
của các bên trong mối quan hệ hôn nhân trong cách tiếp cận của các nhà làm luật.
Dù vậy, pháp luật vẫn dành riêng cho vợ chồng quyền định đoạt đối với các tài
sản chung nhất định, trong đó điển hình là các loại động sản khơng phải đăng ký
(chứng khốn trong tài khoản chứng khoán, tiền trong tài khoản ngân hàng, các
động sản không phải đăng ký khác). Trên thực tế, các loại tài sản này do pháp luật
không bắt buộc phải đăng ký, không bắt buộc ghi nhận tên của cả hai vợ chồng nên
việc người đang chiếm hữu rất dễ dàng xác lập, thực hiện các giao dịch với bên thứ
ba. Từ đó, dẫn đến việc thường xuyên xảy ra tranh chấp khi bên vợ, chồng cịn lại

khơng trực tiếp tham gia giao dịch khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch vơ hiệu và
địi lại tài sản, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tính ổn định của giao dịch, quyền lợi
chính đáng, hợp pháp của các bên, đặc biệt là bên thứ ba.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 với quy định tại Điều 32 nhằm công
nhận hiệu lực của các giao địch này, bảo vệ cho bên thứ ba ngay tình là một bước
tiến mới so với pháp luật về hơn nhân gia đình trước đó. Tuy nhiên, sau hơn 05 năm
áp dụng vào thực tế, cơ chế tự định đoạt này vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần
nghiên cứu và làm rõ, cụ thể như:
Thứ nhất, cơ sở quy định về hình thức thỏa thuận bằng văn bản trong việc định
đoạt tài sản chung của vợ chồng. Trên thực tế, có nhiều tài sản chung của vợ chồng
là động sản không phải đăng ký, nhưng lại có giá trị rất cao như tiền, vàng, đá quý,


2

đồ gỗ, cổ vật… và việc định đoạt các tài sản này đôi khi lại ảnh hưởng rất lớn đến
quyền, lợi ích hợp pháp của bên vợ, chồng nhưng lại khơng bị ràng buộc về hình
thức thỏa thuận bằng văn bản.
Thứ hai, các khái niệm như tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của
gia đình hay nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, dù có hay khơng được
quy định tại luật thực định, vẫn gây ra khó khăn trong việc đánh giá trên thực tế vì
cịn phụ thuộc nhiều vào điều kiện, hồn cảnh sống của từng gia đình. Do vậy, cơ sở
thực hiện quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng còn phụ thuộc phần lớn vào nhận thức chủ quan của chủ thể vận dụng pháp
1uật và cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, quy định về trách nhiệm liên đới phát sinh từ giao dịch liên quan đến
tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký và cơ chế bồi thường
khi có sự xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng với nhau trong luật
thực định vẫn còn chưa đảm bảo được quyền lợi của các bên.
Thứ tư, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau về tài sản

chung, tài sản riêng của vợ, chồng, tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu
chuyên sâu về lý luận và thực tiễn giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng là động sản không phải đăng ký.
Nhận thức được vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Giao dịch liên quan
đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký theo pháp luật
dân sự Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ luật học, với kỳ vọng sẽ làm rõ được các
bất cập còn đang tồn tại trong quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng, từ đó
đề xuất một số giải pháp để góp phần hồn thiện cơ chế cho các giao dịch liên quan
đến tài sản chung đặc thù của vợ chồng là các động sản không phải đăng ký.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tài sản chung của vợ chồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc sống
hơn nhân nhằm bảo đảm nhu cầu gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ
chồng. Do vậy, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về chế độ tài sản chung này,
trong đó bao gồm cả quyền định đoạt của một bên vợ hoặc chồng trong các giao
dịch có liên quan đến các tài sản này. Tuy nhiên, nhìn nhận một tổng quát, loại tài
sản chung được tập trung nghiên cứu chủ yếu là các bất động sản hoặc động sản
phải đăng ký theo quy định của pháp luật do tính phổ biến thể hiện trong các giao
dịch trong cuộc sống hàng ngày. Riêng đối với tài sản chung của vợ chồng là các
động sản không phải đăng ký thì hiện nay tuy vẫn có các cơng trình nghiên cứu đề


3

cập, dẫn chứng đến nhưng lại chưa thực sự có những nghiên cứu riêng biệt và
chuyên sâu. Cụ thể:
- Về giáo trình, sách chuyên khảo:
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), “Giáo trình pháp luật
về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (Tái bản lần thứ 1, có sửa
đổi, bổ sung), Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Nhà xuất bản Hồng Đức và Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), “Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở

hữu và thừa kế (Tái bản có sửa đổi, bổ sung)”, Lê Minh Hùng (Chủ biên), Nhà xuất
bản Hồng Đức là các tài liệu đã hệ thống được các kiến thức lý luận cơ bản nhất về
hai khái niệm quan trọng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, cụ thể là “Tài sản” và
“Giao dịch” để tạo tiền đề cho việc triển khai nghiên cứu.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), “Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình
Việt Nam”, Nguyễn Văn Cừ (Chủ biên), Nhà xuất bản Cơng an Nhân dân. Cơng
trình đã phân tích các vấn đề lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng, bao gồm cả
quyền xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng
trong giai đoạn Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực. Dù vậy, vì là một
cơng trình tổng hợp cho mục đích giảng dạy, các vấn đề chuyên biệt về giao dịch
liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký vẫn chưa
được làm rõ, đặc biệt là về khía cạnh thực tiễn.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), “Giáo trình luật hơn
nhân và gia đình Việt Nam (Tái bản có sửa đổi, bổ sung)”, Nguyễn Văn Tiến (Chủ
biên), Nhà xuất bản Hồng Đức. Công trình làm rõ những vấn đề lý luận về chế độ
tài sản của vợ chồng và quyền định đoạt tài sản đó một cách khái quát trong bối
cảnh khi Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 được ban hành để thay thế cho luật
cũ. Qua đó, chỉ ra những điểm mới, lợi thế khi áp dụng pháp luật thực định hiện nay
so với giai đoạn trước, nêu ra được các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ tài sản của vợ
chồng đối với giao dịch do một bên vợ chồng thực hiện. Tuy nhiên, do vẫn là một
cơng trình bao qt mang tính giảng dạy, góc độ thực tiễn và nghiên cứu chuyên
biệt đối với giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không
phải đăng ký cũng chưa thực sự được quan tâm.
Nguyễn Ngọc Điện và Đoàn Thị Phương Diệp (Đồng chủ biên) (2020), Sách
chuyên khảo – “Pháp luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng”, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống lý luận cơ bản cho quan
hệ tài sản giữa vợ và chồng trong hơn nhân gia đình. Bên cạnh đó, các quy định


4


hiện hành cũng được đánh giá và so sánh với pháp luật nước ngoài (Pháp, Đức,
Nhật Bản) để đưa ra các kiến nghị dưới góc nhìn riêng của tác giả.
Lê Vĩnh Châu (chủ biên) (2018), “Sách tình huống (bình luận bản án) Luật
Hơn nhân và gia đình”, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam đã khai
thác và dẫn chứng nhiều tình huống thực tiễn về giao dịch liên quan đến tài sản
chung của vợ chồng trong đời sống hơn nhân gia đình. Cụ thể là tại Chủ đề 15, tác
giả đã tập trung phân tích giá trị pháp lý của các giao dịch liên quan đến tài sản
chung do một bên vợ, chồng thực hiện một cách chi tiết và cụ thể thông qua các bản
án với góc độ của quyền tự định đoạt của vợ chồng và giới hạn của việc định đoạt
đó. Tuy nhiên, tài sản được đề cập, phân tích (dựa theo các bản án) đều là bất động
sản như nhà, đất. Riêng đối với các tài sản là động sản không phải đăng ký, Chủ đề
20 về việc định đoạt tài sản chung khơng cần sự đồng ý của người cịn lại đã dẫn
chứng tiền trong tài khoản ngân hàng và cổ phiếu tại các giao dịch tranh chấp tại
bản án làm cơ sở phân tích để cho thấy sự phù hợp của pháp luật hơn nhân gia đình
Việt Nam với xu thế quốc tế (cụ thể là Bộ Luật dân sự Pháp), tuy nhiên do hạn chế
chỉ trong phạm vi của một chủ đề tại cơng trình nên tác giả chưa đi sâu và làm rõ
các bất cập có liên quan.
Bên cạnh đó, về mặt kiến thức chung, các tài liệu như Nguyễn Văn Cừ, Trần
Thị Huệ (Đồng Chủ Biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 của
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Cơng An Nhân Dân; Lê
Minh Hùng (2015), Hình thức của Hợp đồng – Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản
Hồng Đức; và Trương Nhật Quang (2020), Pháp luật về hợp đồng – các vấn đề
pháp lý cơ bản, Nhà xuất bản Dân Trí cũng đã phân tích, làm rõ, giúp chúng ta nhìn
nhận thấu đáo hơn về những vấn đề cơ bản liên quan đến giao dịch, tài sản, hình
thức giao dịch, từ đó tạo tiền đề để phát triển nghiên cứu trong pháp luật chuyên
ngành.
- Về luận án, luận văn:
Lê Hữu Khang (2018), Địi lại động sản khơng phải đăng ký quyền sở hữu
theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí

Minh đã làm rõ được các các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài
là các động sản không phải đăng ký. Tuy nhiên, Luận văn lại tập trung khai thác
một khía cạnh khác đối với loại tài sản này, cụ thể là quyền đòi lại theo quy định
pháp luật Việt Nam.
Phan Thị Trúc Phương (2019), Quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng,


5

Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã làm rõ được các
vấn đề cơ bản liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, chỉ ra được những bất cập,
tồn tại trong quyền định đoạt của vợ chồng đối với loại tài sản trong bối cảnh Luật
Hơn nhân và gia đình năm 2014 đang có hiệu lực. Tuy nhiên, Luận văn cịn tập
trung nhiều vào các bất cập trong việc định đoạt đối với tài sản chung là bất động
sản và phương hướng giải quyết khi tranh chấp liên quan phát sinh. Dù vậy, các
kiến thức tổng quát được trình bày tại Luận văn đối với tài sản chung sẽ là tiền đề
quan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu đối với một loại tài sản chung
khác là động sản không phải đăng ký, cũng như các giao dịch liên quan đến loại tài
sản này.
- Các bài viết tạp chí:
Đỗ Văn Đại và Nguyễn Nhật Thanh (2015), “Trách nhiệm liên đới của vợ
chồng theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 5
đã có các phân tích và bình luận chun sâu liên quan đến trách nhiệm liên đới của
vợ chồng đối với giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện. Tuy nhiên, phạm
vi bài viết vẫn chưa đi sâu nghiên cứu riêng biệt, toàn diện về giao dịch liên quan
đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký.
Nguyễn Hải An (2014), “Trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đối với
hợp đồng dân sự do một bên thực hiện”, Tạp chí tịa án nhân dân, số 12; Đỗ Văn
Đại, “Trao đổi về bài: Một số vấn đề trao đổi về di chúc của một bên vợ chồng định
đoạt tài sản chung”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 15 năm 2010 cũng đều tập trung

khai thác, phân tích, đánh giá quy định pháp luật cũng như thực tiễn giải quyết tranh
chấp xoay quanh giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là nhà ở,
quyền sử dụng đất (bất động sản) mà không có động sản khơng phải đăng ký.
Từ các viện dẫn nêu trên, tình hình nghiên cứu đề tài xin được tổng quan như
sau:
Thứ nhất, các cơng trình, bài viết về giao dịch liên quan đến tài sản chung do
một bên vợ chồng thực hiện đa số tập trung nghiên cứu đối với giao dịch liên quan
đến tài sản chung của vợ chồng là bất động sản (hay có thể liên hệ đến động sản
phải đăng ký do cùng cơ chế pháp định điều chỉnh) mà chưa có sự quan tâm đúng
mức về loại tài sản là động sản không phải đăng ký.
Thứ hai, tuy vẫn có một số ít cơng trình, bài viết đề cập đến giao dịch liên
quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký nhưng chỉ
dừng lại ở việc khái quát, định hướng vấn đề mà chưa có một cơng trình nghiên cứu


6

chuyên sâu với sự phân tích và đánh giá bài bản, trong quy mơ của một cơng trình
nghiên cứu khoa học chuyên biệt về quy định pháp luật hiện hành cũng như thực
tiễn áp dụng.
Như vậy, đề tài “Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là
động sản không phải đăng ký theo pháp luật dân sự Việt Nam” này cho đến hiện
nay dù có một số nguồn tài liệu tham khảo như đã đề cập ở trên, nhưng thực trạng
vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức đối với loại tài sản chung này. Đề tài sẽ là một
một thách thức lớn cho tác giả khi tiếp tục đào sâu, nghiên cứu và kế thừa, phát huy
những nền tảng có sẵn cả về mặt lý luận và thực tiễn, để từ đó góp phần hồn thiện
hơn các bất cập còn tồn tại trong hệ thống pháp luật hiện hành.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản về giao dịch liên

quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản khơng phải đăng ký dưới góc độ
các quy định pháp lý hiện hành, nêu ra những bất cập, thiếu sót cịn tồn tại khi áp
dụng các quy định này vào thực tiễn. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện
pháp luật, làm cơ sở giải quyết khi tranh chấp phát sinh liên quan đến các giao dịch
này, đảm bảo được quyền lợi của các bên, bao gồm cả người vợ hoặc chồng không
tham gia vào giao dịch.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có một số nhiệm
vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất, làm rõ được những vấn đề lý luận và quy định pháp luật đối với giao
dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký như:
các khái niệm, đặc điểm về giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là
động sản không phải đăng ký, quyền định đoạt của vợ chồng tham gia vào giao
dịch; Mục đích và ý nghĩa của việc cơng nhận quyền định đoạt của vợ chồng tham
gia vào giao dịch.
Thứ hai, đánh giá thực tiễn, chỉ ra bất cập, vướng mắc về giao dịch liên quan
đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký.
Thứ ba, đề xuất phương án, giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý cho các bất
cập được đặt ra với kiến nghị cụ thể theo góc nhìn của tác giả nhằm nâng cao khả
năng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ hoặc chồng không tham gia
vào giao dịch.


7

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
4.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải
đăng ký được điều chỉnh cơ bản bởi pháp luật dân sự và pháp luật hơn nhân gia
đình. Do vậy, với hạn chế về số lượng nội dung được phép trình bày trong khn

khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu quy định điều chỉnh
trực tiếp nhất mối quan hệ này dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 trên cơ sở đối chiếu với Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000, Bộ Luật dân sự năm 2005, Bộ Luật dân sự năm 2015 đối với các
giao dịch do một bên vợ, chồng tự thực hiện và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Hơn nhân và gia đình. Đồng thời, đối chiếu với pháp luật của Pháp - một quốc
gia có bề dày lịch sử áp dụng hệ thống dân luật (Civil Law).
- Về không gian: luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật Việt
Nam đối với giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không
phải đăng ký, cùng với các vụ việc tranh chấp đã được giải quyết bằng bản án, quyết
định của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Đồng thời, có tham khảo một số quy
định pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Pháp để phục vụ công tác nghiên cứu.
- Về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu các quy định điều chỉnh giao
dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký cũng
như việc áp dụng các quy định có liên quan từ 01/01/2001 đến nay (kể từ khi Luật
Hơn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực thi hành).
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử với mục đích là giúp tác
giả xác định được nền tảng cho lý luận nhận thức liên quan đến đề tài.
Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng một số các phương pháp khác để thực hiện
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp giải thích luật: được sử dụng xuyên suốt cả luận văn để giải
thích nội dung của các quy định pháp luật hiện hành đối với giao dịch liên quan đến
tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký. Từ đó, làm rõ được các
vấn đề cơ bản, phân tích các bất cập trong quy định hiện hành và đưa ra kiến nghị,
đề xuất cho việc hoàn thiện.


8


- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông
tin đã thu thập, nghiên cứu và đưa ra quan điểm của tác giả về các vấn đề cơ bản tại
Chương 1 của luận văn về những khái niệm quan trọng cần làm rõ trong giao dịch
liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký, đặc
điểm, phân loại giao dịch, điều kiện và giới hạn quyền định đoạt của vợ chồng.
Phương pháp này cũng được tác giả sử dụng để tổng kết lại kết quả nghiên cứu
trong phần kết luận chương và kết luận chung của luận văn.
- Phương pháp lịch sử: được sử dụng xuyên suốt cả luận văn nhưng tập trung
vào Chương 2 để làm rõ các điểm mới, kế thừa của quy định hiện hành đang điều
chỉnh giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải
đăng ký. Từ đó, phân tích và làm rõ các bất cập, thiếu sót cịn chưa khắc phục được
so với quy định cũ.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng xuyên suốt cả luận văn nhưng tập trung
vào Chương 2 để làm rõ các quan điểm khác nhau của các tác giả, các kinh nghiệm
pháp luật nước ngoài để so sánh, kiến nghị vận dụng hoàn thiện cơ chế quy định
điều chỉnh giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không
phải đăng ký tại Việt Nam.
Từ những mục đích khi sử dụng các phương pháp trên, tác giả thấy rằng việc
sử dụng các phương pháp này trong quá trình nghiên cứu đề tài “Giao dịch liên
quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký theo pháp
luật dân sự Việt Nam” là cần thiết để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 02 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về giao dịch liên quan đến tài sản chung của
vợ chồng là động sản không phải đăng ký.
Chương 2: Bất cập, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao dịch
liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký.



9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN
TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG LÀ ĐỘNG SẢN KHÔNG PHẢI ĐĂNG

1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của giao dịch liên quan đến tài sản
chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký
1.1.1. Khái niệm giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là
động sản khơng phải đăng ký
Để có thể làm rõ nội hàm của khái niệm “giao dịch liên quan đến tài sản
chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký”, trước tiên cần làm rõ nội
hàm của bốn khái niệm rộng hơn, có ngoại diên bao hàm chính khái niệm này gồm:
“tài sản”, “động sản khơng phải đăng ký”, “tài sản chung của vợ chồng” và “giao
dịch”.
Tài sản. Tài sản là một khái niệm rộng, có thể được hiểu theo nhiều nghĩa
1

khác nhau . Theo nghĩa phổ thông, tài sản là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá
2

trị đối với chủ sở hữu , đó có thể là bất cứ thứ gì có giá trị, luôn được bồi đắp thêm
3

bởi những giá trị mới mà con người nhận thức ra . Còn về quan điểm luật học,
phạm vi nội hàm của khái niệm về tài sản bị thu hẹp đáng kể do loại trừ đi các giá
trị về tinh thần. Bên cạnh đó, một cách tiếp cận bao quát hơn lại cho rằng “tài sản là
một thuật ngữ pháp lý được sử dụng phổ biến trong xã hội có nhà nước, có pháp
luật và có tư hữu; các quyền và lợi ích của chủ thể đối với một đối tượng mà pháp
4


luật quy định là tài sản” . Tại Việt Nam, Điều 105 BLDS năm 2015 quy định tài sản
là “vật”, “tiền”, “giấy tờ có giá” và “quyền tài sản”, bao gồm cả tài sản hiện có và
hình thành trong tương lai. Trong đó:
- Vật, là một bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người
có thể cảm nhận bằng giác quan của mình. Tuy nhiên, để được xem tài sản trong
quan hệ pháp luật dân sự, vật cần đáp ứng các điều kiện như có giá trị về kinh tế, sử
5

dụng và có thể được chiếm giữ, quản lý, kiểm sốt bởi con người . Ví dụ, khơng khí
trong tự nhiên là vật nhưng không là tài sản bởi chưa được khai thác, kiểm soát,
1 Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và
thừa kế (Tái bản có sửa đổi, bổ sung), Lê Minh Hùng (Chủ biên), Nxb. Hồng Đức, tr. 11.
2 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thơng, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr. 811.

3 Phạm Duy Nghĩa (2013), Giáo trình Luật Kinh tế, Nxb Công an nhân dân, tr. 94.
4 Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Đồng Chủ Biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 của

nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Cơng An Nhân Dân, tr. 202.
5 Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), tlđd (1), tr. 37.


10

quản lý, sở hữu bởi bất kỳ ai, chỉ khi được một thực thể pháp lý nào đó nén vào
bình, lượng khơng khí này mới có thể đưa vào giao lưu dân sự và được coi là vật
dưới góc độ tài sản.
- Tiền, là vật ngang giá chung được phát hành bởi một thực thể chính trị
đương quyền, được chấp nhận trong thanh tốn để lấy hàng hóa hoặc trong việc
6


hoàn trả các khoản nợ, bao gồm nhiều loại như: hóa tệ, tín tệ, bút tệ, tiền điện tử .
Tuy nhiên, tiền dưới định dạng tài sản tại Việt Nam chỉ có thể hiểu là Việt Nam
Đồng (VND) do NHNNVN độc quyền phát hành (Khoản 1, Điều 3 Nghị định số
7

222/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2013 về thanh tốn bằng tiền mặt) hay
cịn gọi là tín tệ. Bởi vai trị quan trọng của tiền trong việc bình ổn giá, duy trì, phát
triển đời sống của người dân và thậm chí là đảm bảo chủ quyền quốc gia, quyền
định đoạt của các chủ sở hữu sẽ bị giới hạn trong việc từ bỏ hoặc tiêu dùng mà
8

không được xé, hủy hoại một cách tùy ý .
- Giấy tờ có giá, được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao
được trong giao lưu dân sự, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau gồm cơng cụ chuyển
9

nhượng, chứng khốn và các loại giấy tờ có giá khác (như séc, cổ phiếu , trái phiếu,
tín phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…). Theo Khoản 8, Điều 6 Luật
NHNNVN năm 2010; Khoản 1, Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN của
NHNNVN ngày 16/02/2012 quy định về việc chiết khấu Giấy tờ có giá của
NHNNVN đối với các tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Khoản
1, Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN của NHNNVN ngày 15/4/2016 quy định về
việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam: “Giấy tờ
có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có
giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi
và những điều kiện khác”. Như vậy, chỉ có những giấy tờ được ghi nhận tại Luật
Ngân hàng Nhà nước năm 2010 và các văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực mới

6 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), tlđd (1), tr. 49 - 50.

7 Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Đồng Chủ Biên) (2017), tlđd (4), tr. 204.
8 Bùi Đăng Hiếu (2005), “Tiền - một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự”, Tạp chí luật học, số

1/2005, tr. 37 - 41.
9 Chỉ các cổ phiếu được xem là chứng khoán theo quy định pháp luật mới được xem là tài sản dưới dạng
giấy tờ có giá. Riêng cổ phần thơng thường thì tài sản lại là quyền tài sản (quyền của chủ sở hữu đối với cổ
phần tại công ty phát hành), cổ phiếu chỉ là chứng chỉ ghi nhận quyền tài sản nên không được coi là tài sản để
tham gia vào giao lưu dân sự, chẳng hạn như giao dịch bảo đảm. Xem thêm: Bùi Đức Giang (2019), “Nhận
tài sản đảm bảo là phần vốn góp, cổ phần từ quy định pháp luật đến thực tiễn”, Tạp chí ngân hàng, số
01/2019, tr 24 - 27.


11

10

được xác định là giấy tờ có giá .
Quyền tài sản, được quy định tại Điều 115 BLDS năm 2015 với điều kiện
tiên quyết là quyền đó phải trị giá được bằng tiền và bỏ đi yêu cầu “có thể chuyển
giao được trong giao lưu dân sự” so với Điều 181 BLDS năm 2005. Đây là một
điểm mới và tiến bộ, bởi lẽ có những quyền tài sản gắn liền với nhân thân của chủ
thể không thể chuyển giao nhưng vẫn cần được tôn trọng, bảo vệ cho chủ sở hữu
11

như là một tài sản . Mặt khác, các quyền mang tính chất của một quan hệ pháp luật
(như quyền sở hữu, quyền thừa kế) lại không phải là quyền tài sản. Bởi lẽ, khách thể
của các quan hệ pháp luật này chính là tài sản và nếu xem các quyền này là quyền
12

tài sản thì chúng lại chính là khách thể trong quan hệ pháp luật của mình .

Động sản không phải đăng ký. Khoản 2, Điều 105 BLDS năm 2015 quy
định “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản” nhưng lại không đưa ra khái
niệm cụ thể mà quy định theo hướng liệt kê tại Điều 107 của Bộ luật này. Cụ thể,
bất động sản là: (i) đất đai, (ii) nhà cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai, (iii) tài
sản khác gắn liền với đất đai, nhà, cơng trình xây dựng, và (iv) tài sản khác theo quy
định pháp luật. Còn động sản lại là “những tài sản không phải là bất động sản”.
Việc quy định mang tính chất loại trừ này dẫn đến phạm vi của những loại tài sản
được xem là động sản rất rộng và chỉ có thể xác định được sau khi hiểu rõ các tiêu
chí làm cơ sở phân chia.
Dựa vào bản chất của tài sản, người ta chia tài sản thành bất động sản và
13

động sản do đặc tính vật lý, sự gắn liền và cơng dụng đặc biệt của nó . Trong đó,
tiêu chí cổ điển nhất để phân biệt giữa bất động sản và động sản là khả năng di dời
về mặt cơ học (vật lý). Quy định tại Điều 107 BLDS năm 2015 cũng đã liệt kê các
tài sản được xem là bất động sản theo hướng tăng dần về khả năng di dời, và khi các
tài sản khơng cịn đáp ứng tính chất vật lý về sự kiên cố, ổn định, khó tháo rời, di
chuyển,… thì sẽ được xem là động sản (những tài sản có khả năng di dời, chuyển
động). Ngồi ra, cơng dụng đặc biệt của tài sản cũng là một tiêu chí phân loại quan
trọng cần lưu tâm. Bởi lẽ, đơi khi sẽ có sự chuyển đổi từ động sản thành bất động
sản và ngược lại khi xét các công dụng của nó. Ví dụ: tấm pin năng lượng mặt trời
được lắp đặt làm mẫu tại các cửa hàng với mục đích trưng bày, giới thiệu sản phẩm
10

Xem thêm các loại giấy tờ có giá theo quy định được liệt kê tại: Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí
Minh (2019), tlđd (1), tr. 54 - 56.
11
Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Đồng Chủ Biên) (2017), tlđd (4), tr. 227.


12
13

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), tlđd (1), tr. 42 - 43.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), tlđd (1), tr. 59.


12

sẽ được xem là động sản, nhưng khi gắn nó vào các nhà máy cho mục đích sản xuất
điện năng tại các dự án thì lại được xem là bất động sản, để rồi sau một khoảng thời
gian dài (thông thường là 50 năm) khi tấm pin không thể tiếp tục khai thác, nó lại
một lần nữa bị tháo rời và trở thành động sản.
Đối với động sản thì căn cứ vào đặc trưng, tính chất, giá trị tài sản, yêu cầu
quản lý nhà nước về tài sản mà pháp luật Việt Nam quy định động sản phải đăng ký
14

quyền sở hữu và động sản không phải đăng ký quyền sở hữu . Việc đăng ký này có
ý nghĩa nhằm ghi nhận quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu một cách cơng khai, minh
bạch, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước. Khoản 2, Điều
106 BLDS năm 2015 quy định: “Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động
sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định
khác”. Theo đó, các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ quy định
15

các loại động sản sau đây phải đăng ký :
- Tàu biển quy định tại Nghị định số 171/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày
27/12/2016 về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển;
- Phương tiện đường thủy nội địa quy định tại Luật giao thông đường thủy
nội địa 2004 sửa đổi bổ sung năm 2014;

- Tàu cá theo quy định tại Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15/11/2018 về đăng kiểm viên tàu cá; công
nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng
ký tàu cá, tàu cơng vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá;
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại Thông tư số
58/2020/TT-BCA của Bộ Cơng an ngày 16/6/2020 quy định quy trình cấp, thu hồi
đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Tàu bay theo Nghị định số 68/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/8/2015
quy định về đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay;
- Phương tiện giao thông đường sắt theo quy định tại Thông tư số
21/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 27/4/2018 về đăng ký phương
tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường
hợp đặc biệt;
14
Lê Hữu Khang (2018), Địi lại động sản khơng phải đăng ký quyền sở hữu theo pháp luật dân sự
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 19.
15
Nguyễn Văn Dương (2021), “Những loại động sản, bất động sản nào bắt buộc phải đăng ký quyền
sở hữu”, 06/7/2021.


13

- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo Luật Di sản văn hóa năm 2001 sửa đổi
bổ sung năm 2009; và
- Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định tại Luật Quản
lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ năm 2017.
Như vậy, ngồi các đối tượng được liệt kê ở trên thì các động sản cịn lại sẽ
được xem là “động sản khơng phải đăng ký”. Sự khác nhau giữa đối tượng của loại
tài sản này và động sản phải đăng ký nằm ở nguy cơ ảnh hưởng trật tự an toàn xã

hội đến mức cần có sự quản lý của Nhà nước, sự hạn chế về mặt chủ thể có quyền
sở hữu, hoặc việc bảo đảm, bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản sẽ gặp nhiều khó
khăn nếu khơng thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu. Do vậy, trên thực tế đối
tượng của động sản không phải đăng ký rất phong phú, gần gũi với nhiều khả năng
xảy ra tranh chấp trong đời sống sinh hoạt thường nhật như: tiền, vàng, sổ tiết kiệm,
đá quý, trang sức, gia súc, gia cầm, vật nuôi, vật dụng nội thất,...
Tài sản chung của vợ chồng. Hơn nhân là cơ sở hình thành gia đình - tế bào
của xã hội. Từ thời điểm quan hệ hôn nhân được xác lập giữa một người nam và
một người nữ bằng sự kiện kết hơn, họ chính thức trở thành vợ chồng và phát sinh
16

các quan hệ về nhân thân, cũng như tài sản . Các thành viên trong gia đình, đặc
biệt là vợ chồng tham gia tích cực vào các hoạt động tạo ra của cải vật chất cho xã
hội, qua đó tạo dựng khối tài sản chung để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống
hằng ngày. Khoản 2, Điều 33 Luật HNGĐ năm 2014 quy định rằng “Tài sản chung
của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia
đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng”. Theo đó, phần quyền sở hữu của vợ
và chồng trong khối tài sản chung là như nhau, không thể xác định được (Khoản 1,
Điều 210 BLDS năm 2015) trừ khi đã được phân chia theo thỏa thuận hoặc theo
quyết định của Tòa án (Khoản 4, Điều 213 BLDS năm 2015), trong đó quyết định
17

của Tịa án có thể do một bên chết hoặc do ly hôn . Điều này là hồn tồn phù hợp
vì khi hơn nhân khơng cịn tồn tại hoặc vì lý do chính đáng khác, vợ chồng cần có
tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ, đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.
Tài sản chung của vợ chồng có thể được xác định dựa trên “Chế độ tài sản
theo thỏa thuận” hoặc “Chế độ tài sản theo luật định” (Điều 28 Luật HNGĐ năm
2014). Trong đó, chế độ tài sản theo thỏa thuận được vợ chồng lựa chọn trên cơ sở
16
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt

Nam (Tái bản có sửa đổi, bổ sung), Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên), Nxb. Hồng Đức, tr. 190.
17
Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Đồng Chủ Biên) (2017), tlđd (4), tr. 355.


14

thỏa thuận bằng văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn và được
xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn (Điều 47 Luật HNGĐ năm 2014). Với chế độ
này, tài sản chung của vợ chồng sẽ được quyết định linh hoạt dựa theo ý chí của vợ,
chồng mà khơng bị cứng nhắc, bó buộc theo ý chí của các nhà làm luật. Qua đó, thể
hiện sự tiến bộ, văn minh của pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành tại Việt Nam
và phù hợp, tiệm cận hơn với quy định của nhiều quốc gia trên thế giới (Úc, Nga,
Nhật, Pháp, Thái Lan, Philipines, Campuchia, Thụy Điển,…)

18

.

Riêng chế độ tài sản theo luật định, vợ chồng được xem như đồng ý tuân thủ
theo các quy định mà Nhà nước đã ban hành để điều chỉnh mối quan hệ tài sản trong
hôn nhân khi không lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc nếu có áp dụng
nhưng nội dung của thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng hoặc vô hiệu. Hiện nay, tài
sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật HNGĐ năm 2014 dựa trên
các cơ sở sau:
(i) Thời điểm phát sinh tài sản
Khoản 13, Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014 đã quy định “Thời kỳ hôn nhân là
khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến
ngày chấm dứt hôn nhân” và các tài sản sau nếu được tạo lập ra trong giai đoạn này
thì được xem là tài sản chung của vợ chồng:

Thứ nhất, tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Theo đó, cơ bản có thể hiểu rằng đây là các tài sản do vợ, chồng
hoặc cả hai trực tiếp làm ra bằng khả năng của mình, bao gồm nhưng không giới
hạn tiền lương, phụ cấp được trả thông qua quan hệ lao động, lợi nhuận thu được từ
công việc đầu tư, sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ hoặc thường xuyên sau khi
trừ đi các chí phí đã bỏ ra và cả các tài sản được mua sắm từ các nguồn thu nhập
này (như tivi, máy lạnh, trang sức,…). Đây là nhóm tài sản chủ yếu của vợ chồng,
việc duy trì, phát triển, chăm lo đời sống chung trong gia đình phần lớn đều dựa vào
19

những tài sản này .
Thứ hai, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khơng có được từ việc chia
tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân. Trong đó, hoa lợi (Khoản 1 Điều 109 BLDS
năm 2015) là các tài sản được hình thành theo chu trình sinh học, tự nhiên từ tài sản
gốc mà không là sản vật nhân tạo, ví dụ tài sản gốc là con gà thì trứng, lông do gà
cung cấp là hoa lợi nhưng thịt gà lại khơng phải vì đã bị tác động bởi con người và
18
19

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), tlđd (16), tr. 202 – 209.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), tlđd (16), tr. 210.


15

làm mất đi tính chất của vật gốc ban đầu – từ con gà chuyển sang sản phẩm là thịt
gà. Còn lợi tức (Khoản 2 Điều 109 BLDS năm 2015) được gián tiếp tạo ra bằng
cách khai thác tài sản gốc thông qua sự tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh của
chủ sở hữu, ví dụ tài sản gốc là một khối sắt thì khi bán khối sắt này số tiền mang lại
là lợi tức, nhưng nếu đem khối sắt này rèn thành một con dao thì tài sản gốc đã thay

đổi thành sản phẩm lao động như một tài sản mới, số tiền bán dao cũng được xem là
lợi tức nhưng khơng cịn là lợi tức của tài sản gốc ban đầu – phát sinh từ con dao
20

chứ không phải khối sắt .
Thứ ba, thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Đây được hiểu là
các thu nhập khơng thuộc đối tượng của các nhóm được nêu ở trên và được hướng
dẫn cụ thể tại Điều 9 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày
31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hơn nhân và gia
đình (như khoản tiền thưởng, tiền trúng sổ xố, tiền trợ cấp,...).
(ii) Nguồn gốc tài sản
Các chủ sở hữu tài sản ban đầu sẽ thông qua quyền định đoạt đối với tài sản
của mình để quyết định hình thức chuyển giao quyền sở hữu cho vợ, chồng hoặc cả
hai. Trong đó, tài sản chung của vợ chồng được hình thành thơng qua hai loại sau:
Thứ nhất, tài sản vợ chồng được tặng cho chung. Tặng cho tài sản là một loại
hợp đồng dân sự (Điều 457 BLDS năm 2015), hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa
bên tặng cho (bên có tài sản) và bên được tặng cho (bên nhận tài sản). Theo đó, bên
tặng cho giao, chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho bên được tặng cho mà
không yêu cầu đền bù và hợp đồng tặng cho chỉ được xác lập khi bên được tặng cho
21

đồng ý nhận . Đối với động sản khơng phải đăng ký, hợp đồng tặng cho có hiệu
lực từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản nếu khơng có thỏa thuận khác (Điều
458 BLDS năm 2015). Thông thường tại thời điểm kết hôn, việc tặng cho các tài
sản có giá trị lớn được xem như một biện pháp khích lệ, hỗ trợ vật chất cho đơi vợ
chồng trẻ tạo lập, duy trì và phát triển cuộc sống chung trong thời kỳ đầu. Tuy
nhiên, do tài sản chung của vợ chồng được quy định thuộc sở hữu chung hợp nhất
nên tài sản tặng cho chỉ được xem là tài sản chung của vợ chồng nếu bên tặng cho
không xác định phần quyền sở hữu của vợ, chồng được chuyển giao.
Thứ hai, tài sản vợ chồng được thừa kế chung. Thừa kế là sự chuyển dịch tài

sản của người chết cho những người còn sống theo ý chí của người để lại di sản
20
21

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), tlđd (1), tr. 80 – 81.
Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Đồng Chủ Biên) (2017), tlđd (4), tr. 684.


16

trước khi chết (di chúc) hoặc theo pháp luật. Tương tự như tặng cho, phần tài sản
thừa kế theo di chúc chỉ được xem là tài sản chung của vợ chồng nếu di chúc không
xác định phần quyền sở hữu của họ để được xem như là sở hữu chung hợp nhất.
Riêng thừa kế theo pháp luật, tài sản chung của vợ chồng khơng thể hình thành, bởi
lẽ diện và hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành (Điều 651 BLDS năm 2015) đang
khơng có con dâu và con rể. Đồng thời, trong những trường hợp đặc biệt, nếu cả vợ
và chồng đều được hưởng thừa kế theo pháp luật thì phần mà mỗi người được
22

hưởng sẽ là tài sản riêng .
(iii) Ý chí của vợ và chồng
Pháp luật tơn trọng quyền tự định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở
hữu của mình. Cụ thể, khi có sự mập mờ giữa tài sản chung và tài sản riêng, vợ
chồng có thể dựa trên ý chí chủ quan của mình để xác định đây là tài sản chung,
hoặc thậm chí trong trường hợp tài sản đó là của riêng một bên vợ hoặc chồng thì
vẫn có thể trở thành tài sản chung của vợ chồng trên cơ sở thỏa thuận của hai bên.
Tuy nhiên, quyền tự do thỏa thuận này cũng cần được cân nhắc xem xét trong một
khuôn khổ nhất định, nhất là đối với các trường hợp trốn tránh nghĩa vụ về tài sản
đối với bên thứ ba (trước đây được quy định tại Khoản 2, Điều 13 Nghị định số
70/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật

Hôn nhân và gia đình). Ví dụ, người vợ sở hữu riêng chiếc đồng hồ trị giá 1 tỷ
nhưng lại thỏa thuận với chồng xem đây là tài sản chung, theo đó chủ nợ của người
vợ mất khả năng truy đòi phần giá trị tài sản riêng của người vợ đã chuyển hóa
thành tài sản chung.
(iv) Suy đốn pháp lý
Trong đời sống hơn nhân, thực tế vợ chồng thường rất ít khi phân định rạch
ròi giữa tài sản chung và tài sản riêng. Việc phân chia quyền sở hữu khi cuộc sống
vợ chồng đang êm ấm dường như khơng có ý nghĩa và thậm chí cịn ảnh hưởng xấu
đến quan hệ của các bên nếu bị cho rằng có sự tính tốn, vụ lợi và thiếu niềm tin ở
nhau. Chỉ khi mâu thuẫn xảy ra hoặc hôn nhân đổ vỡ, việc xác định đâu là tài sản
chung, tài sản riêng của vợ chồng mới được đặt ra nhưng lại vấp phải nhiều khó
khăn. Để giải quyết vấn đề này, Khoản 3, Điều 33 Luật HNGĐ năm 2014 đã đặt ra
trách nhiệm chứng minh đối với bên vợ hoặc chồng cho rằng tài sản là của riêng
mình và nếu khơng chứng minh được thì đương nhiên sẽ là tài sản chung. Nguyên
22

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2021), tlđd (16), tr. 217 – 219.


17

tắc suy đoán này đã mở rộng tối đa phạm vi các tài sản được xem là tài sản chung
của vợ chồng và có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn giải quyết tranh chấp.
Tóm lại, pháp luật chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về tài sản chung của vợ
chồng mà chỉ tiếp cận theo hướng nêu ra các đặc điểm và liệt các kê đối tượng dựa
trên những tiêu chí cụ thể như đã được phân tích ở trên. Trên cơ sở đó, theo tác giả
thì “Tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể
phân chia của vợ chồng, trong đó mỗi người có có quyền và nghĩa vụ ngang nhau
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản này”.
Giao dịch. Điều 116 BLDS năm 2015 đưa ra khái niệm “Giao dịch dân sự là

hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự”. Theo đó, giao dịch dân sự (hay thường được gọi tắt như
giao dịch) là một sự kiện pháp lý kéo theo hậu quả pháp lý như làm phát sinh, thay
đổi, hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, để giao dịch dân sự có
hiệu lực pháp luật thì khi xác lập giao dịch, những điều kiện do pháp luật quy định
về chủ thể, ý chí, mục đích, hình thức của giao dịch tại Điều 117 BLDS năm 2015
cần phải được tuân thủ. Đồng thời, giao dịch dân sự cũng được phân làm hai loại là
hành vi pháp lý đơn phương và hợp đồng, trong đó:
- Hành vi pháp lý đơn phương là sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm
23

làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự . Trong đời sống
hôn nhân, vợ chồng có thể xác lập giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung
bằng các hành vi pháp lý đơn phương như vợ chồng lập di chúc để lại tài sản chung
24

cho con , vợ chồng từ chối hưởng di sản,… Ở đây, với vai trò là một hành vi pháp
lý đơn phương, bản thân ý chí của một chủ thể đủ làm phát sinh, thay đổi quyền,
nghĩa vụ dân dự mà khơng cần có sự bày tỏ ý chí của các chủ thể khác (nếu nó thỏa
25

mãn các điều kiện của một giao dịch dân sự) . Có tác giả cho rằng khơng phải mọi
hành vi pháp lý đơn phương đều là giao dịch dân sự. Nếu được tiến hành không
nhằm làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự ở chủ thể được xác định thì hành vi đơn
phương này không phải là giao dịch dân dự (ví dụ chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu

23
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi, bổ sung), Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Nxb. Hồng
Đức, tr. 34.

24
Đỗ Văn Đại (2010), “Trao đổi về bài: Một số vấn đề trao đổi về di chúc của một bên vợ chồng
định đoạt tài sản chung”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15 năm 2010, tr. 33 – 36.
25
Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2017), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam – Bản án
và bình luận án (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ ba), Nxb. Hồng Đức, tr. 50.


18

26

đối với tài sản) . Ngồi ra, vì giao dịch dân sự dưới hình thức hành vi pháp lý đơn
phương chỉ có ý chí của một bên nên để làm phát sinh quyền hoặc nghĩa vụ cho chủ
27

thể bên kia của quan hệ thì cịn cần có sự chấp nhận của bên chủ thể đó .
- Hợp đồng là một khái niệm với phạm trù đa nghĩa, có thể hiểu theo nghĩa
khách quan (một chế định pháp lý quan trọng của pháp luật dân sự) và nghĩa chủ
quan (một loại giao dịch dân sự). Trong đó, Điều 385 BLDS năm 2015 đã theo
hướng chủ quan và định nghĩa “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác
28

lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” . Theo khái niệm này, có hai
đặc tính cơ bản để xác định sự tồn tại của Hợp đồng, trong đó một là phải có sự thỏa
thuận giữa các bên tham gia, và hai là nội dung thỏa thuận phải có hậu quả pháp lý
làm xác lập thay, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (các thỏa thuận
như thỏa thuận kết hôn, thỏa thuận một cuộc hẹn,… khơng được xem là Hợp đồng
29


vì khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên) . Có tác giả lại làm rõ
đặc tính cơ bản thứ nhất bằng cách phân chia sự thỏa thuận ra một cách chi tiết hơn,
30

cụ thể là phải có ít nhất hai bên chủ thể và phải có sự thống nhất ý chí giữa các
bên, từ đó cùng với đặc tính cơ bản thứ hai tạo thành 03 điều kiện cơ bản để được
31

công nhận là Hợp đồng . Trên thực tế, hợp đồng là giao dịch dân sự phổ biến nhất
trong đời sống xã hội nói chung và cuộc sống hơn nhân gia đình nói riêng, được
diễn ra một cách thường xuyên, phong phú và đa dạng, từ việc mua sắm trang thiết
bị gia dụng, thực phẩm, nhu yếu phẩm, nhà cửa, xe cộ,… cho đến thực hiện các
công việc kinh doanh, các hoạt động khác nhằm tìm kiếm nguồn thu nhập, lợi nhuận
phục vụ cho nhu cầu ăn ở, đi lại, sinh hoạt hằng ngày trong đời sống chung của vợ
và chồng.
Như vậy, ý chí của các bên chủ thể trong giao dịch dân sự là yếu tố cơ bản và
quan trọng nhất để phân biệt giữa hai hình thức hành vi pháp lý đơn phương và hợp
đồng. Trong giao dịch dân sự, ý chí và sự thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao
dịch là vơ cùng quan trọng, ý chí là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong
của con người mà nội dung của nó được xác định bởi các nhu cầu về sản xuất, tiêu
dùng của bản thân họ. Ý chí phải được thể hiện ra bên ngồi dưới một hình thức
26
27
28
29

Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Đồng Chủ Biên) (2017), tlđd (4), tr. 230.

30


Cần lưu ý rằng hai bên chủ thể khác với hai tổ chức, cá nhân vì mỗi bên chủ thể có thể bao gồm một

24.
hoặc

Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2017), tlđd (25), tr. 53 - 58.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), tlđd (23), tr. 110 - 112.

Trương Nhật Quang (2020), Pháp luật về hợp đồng - các vấn đề pháp lý cơ bản, Nxb. Dân Trí, tr. 23 -

nhiều tổ chức, cá nhân.
31
Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Đồng Chủ Biên) (2017), tlđd (4), tr.581 - 582.


19

nhất định để các chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể muốn và đã tham
gia vào một giao dịch dân sự cụ thể. Do vậy, giao dịch dân sự phải là sự thống nhất
giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên
bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu. Điều này không chỉ đúng với cá nhân nói riêng mà
cịn đúng với những giao dịch phát sinh do vợ hoặc chồng thực hiện.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, hiệu lực của giao dịch dân sự không phát
sinh ngay tại thời điểm xác lập giao dịch, mà hiệu lực của giao dịch có thể do các
bên chủ thể tham gia thỏa thuận, hoặc theo những điều kiện nhất định, được gọi là
giao dịch dân sự có điều kiện (Điều 120 BLDS năm 2015), ví dụ như vợ chồng tặng
cho tài sản cho con với điều kiện phát sinh giao dịch là khi con đỗ đại học.
Khái niệm. Trên cơ sở các khái niệm đã được làm rõ và phân tích như trên,
có thể rút ra một khái niệm như sau “Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng là động sản không phải đăng ký là giao dịch dân sự mà theo đó vợ chồng

thơng qua hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ của vợ chồng liên quan đến các động sản mà pháp luật
không quy định phải đăng ký và thuộc sở thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân
chia của vợ chồng, trong đó mỗi người có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt động sản này”.
1.1.2. Đặc điểm của giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là
động sản không phải đăng ký
Vợ, chồng với tư cách vừa là công dân, vừa là chủ thể của quan hệ hơn nhân
gia đình, vừa là chủ thể của quan hệ dân sự khi thực hiện quyền sở hữu của mình,
tham gia các giao dịch dân sự. Do vậy, về mặt nguyên tắc chung, vợ chồng phải
chịu sự điều chỉnh và chi phối bởi các quy định về giao dịch của pháp luật dân sự.
Song với vai trò là một chủ thể độc lập, có những tính chất riêng biệt, nên giao dịch
liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký sẽ có
những đặc điểm riêng, có tính chất đặc thù của mình như sau:
Thứ nhất, chỉ phát sinh trong và sau thời kỳ hôn nhân của vợ chồng.
Cùng với sự tồn tại của hôn nhân là sự tồn tại của vợ chồng, vợ chồng cùng
chung sức tạo lập, phát triển khối tài sản chung, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung mà khơng phụ thuộc vào
cơng sức đóng góp của hai người. Hay nói cách khác, tài sản chung của vợ chồng
chỉ được hình thành kể từ khi nam, nữ trở thành vợ chồng thông qua sự kiện kết hôn


×