MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đang là xu hướng tất yếu ảnh hưởng
mạnh mẽ đến các quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới. Quá trình hội nhập và toàn
cầu hóa tạo cơ hội cho các quốc gia có thể chia sẻ, tận dụng và phát huy lợi thế so
sánh tương đối của mình về vốn, lao động và công nghệ trên phạm vi khu vực hoặc
toàn cầu... do vậy, những lợi ích lâu dài mà quá trình hội nhập mang lại cho mỗi
quốc gia là rõ ràng, khó có thể phủ nhập. Tuy nhiên hội nhập kinh tế quốc tế là một
quá trình phức tạp và không hoàn toàn thuận chiều. Để hội nhập có hiệu quả, một
trong những phương hướng chính mà đảng và nhà nước ta đang tiến hành là tích cực
là thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đầu tư của các ngành kinh tế. Để làm
được điều này thì việc xác định được năng lực cạnh tranh của các sản phẩm là điều
cần thiết, vì rằng chỉ có xác định được khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thì mới
có cơ sở để tiến hành điều chỉnh cơ cấu, đồng thời xây dựng được những chính sách
hỗ trợ và điều tiết thích hợp đối với các ngành kinh tế và lựa chọn được chiến lược
hội nhập phù hợp với khả năng của từng ngành. Chính vì vậy, mà việc xác định khả
năng cạnh tranh của các sản phẩm thuộc các ngành kinh tế đang là vấn đề được các
nhà nghiên cứu rất quan tâm.
Mặt khác, cũng theo xu hướng này, các công ty tham gia vào thị trường thế giới
ngày một nhiều hơn, Thomas L.Friedman tác giả 2 cuốn sách “Thế giới phẳng” và “
Chiếc Lexus và cây Oliu” nổi tiếng đã khẳng định rằng thế giới đang trở lên phẳng
và chiếc “bánh” toàn cầu hóa ngày càng trở lên to hơn nhưng đồng thời cũng khó
chia hơn. Điều đó có nghĩa là cơ hội phát triển đang chia đều cho tất cả những cá
nhân, doanh nghiệp có năng lực. Song toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình cạnh tranh,
quá trình phân chia lại thị trường bằng các biện pháp kinh tế cũng diễn ra ngày một
gay gắt hơn, sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và nước
ngoài phải chịu sức ép lớn hơn, những rủi ro cũng nhiều hơn do việc thực hiện
những cam kết về mở cửa thị trường. Điều đó cho thấy để tồn tại, phát triển trên thị
trường, các doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh
1
doanh từ khâu lựa chọn lĩnh vực sản xuất, các yếu tố đầu vào cho đến sản xuất, tiêu
thụ và hơn hết sản phẩm của doanh nghiệp phải thực sự mang tính cạnh tranh với các
đối thủ. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố sống còn quyết định và đảm
bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận vừa là mục tiêu theo đuổi vừa là đích
phấn đấu của doanh nghiệp, song để đạt được mục tiêu lợi nhuận đó, các doanh
nghiệp phải nỗ lực không ngừng và toàn diện. Trong môi trường kinh doanh luôn
biến đỏi và vận động như ngày nay, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm
của mình là mục tiêu quan trọng của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên làm thế nào để
nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm lại là luôn là một bài toán khó đối với
lãnh đạo các công ty.
Là một trong những công ty mới xâm nhập vào thị trường ống nhựa, công ty cổ
phần đầu tư xuất nhập khẩu Thuận Phát đã nỗ lực và khẳng định được mình trên thị
trường. Sản phẩm ống nhựa cao cấp mang thương hiệu VERTU của công ty đã
khẳng định được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng trong nước. Song, trước sự
phát triển không ngừng của ngành nhựa Việt Nam, khoảng 20 – 25 % thì việc làm
thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường là vấn đề ban
lãnh đạo công ty luôn trăn trở & quan tâm. Xuất phát từ thực tiễn đó và sự khích lệ
của thầy cô, bạn bè, em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của công ty cổ phần đầu
tư xuất nhập khẩu Thuận Phát trên thị trường trong nước” để làm chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích
Tiến hành phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao
cấp VERTU của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu ( XNK) Thuận Phát trên thị
trường trong nước thời gian qua đồng thời chỉ ra những ưu nhược điểm và các
nguyên nhân của những tồn tại đó. Trên cơ sở đó, vận dụng tư duy kinh tế, quy luật
cạnh tranh em xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước.
2
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào phân tích khả năng cạnh tranh của các sản phẩm ống nhựa
cao cấp của công ty cổ phần đầu tư XNK Thuận Phát trong thời gian gần đây của sản
phẩm trên thị trường trong nước và đề xuất những giải pháp phát triển, nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Mặc dù sản phẩm của Công ty có mặt trên thị trường cả ba miền Bắc, Trung,
Nam Việt Nam và các nước lân cận như: Indonexia, Lào, Campuchia và Malaysia
nhưng do thực tế khách quan cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề
thực tập tốt tập của em chỉ đề cập đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên phạm
vi thị trường trong nước trong thời gian gần đây.
3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường
3.1. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường
3.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của lịch sử phát triển nền kinh tế xã hội, là hiện
tượng tự nhiên, là sự mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường
sống đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm.
Tiếp cận ở góc độ đơn giản thì cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh
chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài khác vì mục đích giành được sự tồn tại,
sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng..
Tiếp cận ở góc độ kinh tế, cạnh tranh là việc các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất,
người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay
tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Môi trường hoạt động
của doanh nghiệp ngày nay đầy biến động và cạnh tranh hiện nay là cuộc đấu tranh
gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường, cạnh tranh trong
kinh tế luôn liên quan đến quyền sở hữu.
3
Theo tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ
thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội khái niệm về cạnh tranh
cũng được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau. Giai đoạn Chủ nghĩa tư bản
(CNTB) phát triển vượt bậc C.Mác đã quan niệm: “Cạnh tranh chủ nghĩa tư bản là
sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
CNTB phát triển đến đỉnh điểm chuyển sang chủ nghĩa đế quốc rồi suy vong và
cho đến ngày nay nền kinh tế thế giới đã dần đi vào qũy đạo của sự ổn định và xu
hướng chính là hội nhập, hoà đồng giữa các nền kinh tế, cơ chế hoạt động là cơ chế
thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước thì khái niệm cạnh tranh mất hẳn
tính giai cấp, tính chính trị nhưng về bản chất thì vẫn không thay đổi. Cạnh tranh vẫn
là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm đạt
được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt được những
mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đó.
Trong cơ chế thị trường, Michael Porter quan điểm rằng: Cạnh tranh là giành
lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao
hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh
tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn
đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (1980).
Như vậy dù có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh nhưng tựu chung lại đều thống
nhất ở một số điểm:
- Mục tiêu cạnh tranh: Tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao vị thế của doanh nghiệp
trên thương trường đồng thời làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.
- Phương pháp thực hiện: Tạo và vận dụng những lợi thế so sánh trong việc
cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.
4
- Thời gian: Trong bất kỳ tuyến thị trường hay sản phẩm nào, vũ khí cạnh tranh
thích hợp hay đổi theo thời gian. Chính vì thế cạnh tranh được hiểu là sự liên tục
trong cả quá trình.
3.1.2. Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong
lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự
phát triển kinh tế. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng.
Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn,
có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn..
để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh, làm cho người sản xuất
năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, thường
xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất
vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản
xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Cạnh tranh buộc các
doanh nghiệp phải:
-Tối ưu hóa các yếu tố đầu vào cảu sản xuất kinh doanh
- Không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh
- Nhanh chóng tiếp cận với cơ hội kinh doanh mới
- Không ngừng phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng
- Cạnh tranh làm cho giá cả phục vụ giảm xuống nhưng chất lượng lại được
nâng cao nên kích thích sức mua, làm tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn
về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân
hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành
mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên
cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can
thiệp của nhà nước.
5
3.2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm
3.2.1. Khái niệm
Các học thuyết kinh tế thị trường đều cho rằng cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn
tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung – cầu và giá cả hàng hoá là những nhân
tố, đặc trưng cơ bản của thị trường và cạnh tranh được coi là linh hồn của sản phẩm.
Một sản phẩm được coi là có khả năng cạnh tranh khi nó đứng vững trên thị trường
với mức giá thấp hơn các sản phẩm tương tự với chất lượng ngang bằng hay cao
hơn. Hoặc trong điều kiện mặt hàng nhập khẩu có mức thuế nhập khẩu thấp hoặc
gần bằng không mà vẫn tồn tại và phát triển.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm là sự
vượt trội của nó so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng
một thị trường. Lại có quan điểm cho rằng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm chính
là khả năng nắm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và
cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại do chủ thể sản xuất và
cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường vào thời gian nhất
định.
Tuy nhiên, người tiêu dùng mới là người quyết định sự tồn tại của sản phẩm
trên thị trường. Điều họ quan tâm nhất lại chính là mối tương quan giữa chất lượng
và giá cả, giữa giá trị họ bỏ ra so với những gì họ nhận lại từ sản phẩm. Với cách
tiếp cận trên, khả năng cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội so với các
sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia
cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Có nghĩa là sản phẩm có
khả năng cạnh tranh cao hơn là những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất
trên 1 đơn vị giá cả.
Tức là: K= Q/G (1)
Trong đó:
K
Q
G
– Khả năng cạnh tranh của sản phẩm
– Lợi ích tiêu dùng (hay còn gọi là giá trị sử dụng)
– Giá cả tiêu dùng, bao gồm chi phí để mua và chi phí trong
quá trình sử dụng sản phẩm.
6
Thông thường, tiêu chí xác định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa vào 4
tiêu chí:
- Chất lượng và mức độ đa dạng hoá sản phẩm
- Giá bán sản phẩm
- Khả năng thâm nhập thị trường mới
- Các dịch vụ đi kèm sản phẩm
Đối với sản phẩm ống nhựa cao cấp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm chính là
sự vượt trội về chất lượng của sản phẩm, tính ưu việt trong sử dụng so với mức giá
của sản phẩm trên thị trường. Nhìn chung đánh giá khả năng cạnh tranh của sản
phẩm phải xem xét các mặt: Chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, tính đa
dạng, mẫu mã, bao bì của sản phẩm, uy tín thương hiệu của sản phẩm, nguồn hàng
cung cấp ổn định, giá cả sản phẩm và công tác tiếp cận thị trường của sản phẩm
3.2.2. Các công cụ cạnh tranh
Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, mỗi doanh nghiệp đều chọn cho mình
những công cụ cạnh tranh riêng. Một số công cụ cạnh tranh chủ yếu là:
- Giá cả: Là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng nhất của bất cứ một
doanh nghiệp nào khi đã tham gia vào thị trường. Theo lý thuyết kinh tế giá cả được
xác định của sự giao nhau của cung và cầu, nhưng thực tế doanh nghiệp hoàn toàn có
thể định giá cho sản phẩm của mình tùy theo mục đích kinh doanh cụ thể, chỉ cần
mức giá đó bù đắp được chi phí sản xuất và phải có lãi. Do vậy doanh nghiệp có thể
chọn giá cả làm công cụ cạnh tranh của mình như một vũ khí : định giá sản phẩm
thấp, định giá ngang thị trường, chính sách định giá cao.
- Chất lượng: Khi thu nhập trong đời sống dân cư ngày càng cao thì chất lượng
của sản phẩm dịch vụ sẽ là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. Đặc biệt là sự an
toàn với sức khỏe, sự thân thiện môi trường của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm
được coi là yêu tố quyết định khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ doanh
nghiệp.
- Sự đa dạng, khác biệt hóa của sản phẩm: Cùng với sự phát triển của xã hội, khi
trên thị trường có quá nhiều nhãn hiệu sản phẩm mà một chừng nào đó, chất lượng ở
7
mức sàn là tương đối bão hòa thì sự khác biệt hóa sản phẩm trở lên cần thiết hơn bao
giờ hết. Đối với những mặt hàng chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách
phong phú hoặc chưa phục vụ được tất cả các tầng lớp khách hàng thì việc đa dạng
hóa sản phẩm lại là vấn đề cần được doanh nghiệp quan tâm. Nhìn chung, đa dạng
hóa & khác biệt hóa sản phẩm cũng là những công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh
của sản phẩm một cách hiệu quả.
- Công cụ khác: Ngoài các công cụ trên thực tế doanh nghiệp còn phải cạnh
tranh với nhau bằng dịch vụ. Dịch vụ gồm có: Dịch vụ trước khi bán hàng, trong và
sau khi bán hàng.
Tổ chức tiêu thụ sản phẩm tốt cũng góp phần tạo ra khả năng cạnh tranh của sản
phẩm. Đó là việc lựa chọn các kênh phân phối sản phẩm một cách hợp lý, có hiệu
quả nhằm mục đích đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng để nhanh
chóng giải phóng nguồn hàng để bù đắp chi phí và thu hồi vốn.
3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Mỗi sản phẩm thuộc bất cứ lĩnh vực nào cũng đều phải chịu sự tác động của thị
trường và chiụ sự tác động từ các sản phẩm của đối thủ. Do đó khả năng cạnh tranh
của sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào
các yếu tố khách quan. Nhìn chung có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của sản phẩm, song có 3 nhóm nhân tố cơ bản:
- Nhóm nhân môi trường vĩ mô:
•Nhân tố chính trị, pháp luật
•Nhân tố công nghệ
•Nhân tố kinh tế
•Nhân tố xã hội
- Nhân tố thuộc về doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp sản xuất và quyết định chất lượng, khả năng
cạnh tranh của sản phẩm. Điều đó thể hiện qua:
•Khả năng tài chính
•Năng lực quản lí điều hành của ban lãnh đạo công ty
8
- Nhóm nhân tố thuộc môi trường ngành
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực tiễn tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty, thu thập các tài
liệu và vận dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các kiến thức kinh tế
để phân tích đánh giá các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Thuận
Phát
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mờ đầu, nội dung đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty cổ
phấn đầu tư XNK Thuận Phát
Chương 2 : Phương hướng & giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm ống nhựa cao cấp VERTU của công ty Thuận Phát.
9
Đối thủ mới tiềm năng
Nhà
cung
cấp
Các đối thủ cạnh tranh
trong ngành
Người
mua
Các mặt hàng và dịch vụ thay thế
CHƯƠNG 1
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM
ỐNG NHỰA CAO CẤP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XNK
THUẬN PHÁT TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
1.1. Khái quát về công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Thuận Phát
1.1.1. Lịch sử hình thành & phát triển công ty
Công ty CP XNK Thuận Phát là một trong những công ty hàng đầu ở Việt Nam
họat động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tấm (cuộn) inox (thép không gỉ), ống
inox . Công ty được thành lập năm 2005 với số vốn điều lệ ban đầu là
1.800.000.000đ (Một tỷ tám trăm triệu đồng) và 03 cổ đông sáng lập. Trụ sở chính
của Công ty được đặt tại địa chỉ: Tổ 7, phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP Hà
Nội. Văn phòng giao dịch tại Lô 1, số 538 Đường Láng, Quận Đống Đa, Thành phố
Hà Nội và nhà máy sản xuất của Công ty được đặt tại Xã Dị Sử, Mỹ Hào, Hưng
Yên.
Theo định hướng của Hội đồng Quản trị, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty trong
giai đoạn đầu mới thành lập là sản xuất và kinh doanh ống thép không gỉ. Sau một
thời gian ngắn hoạt động, nắm bắt được tín hiệu khả quan từ thị trường cũng như
hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao rõ rệt, cùng với đó là kết quả
tiến hành nghiên cứu thị trường trong một thời gian dài, năm 2006, Hội đồng quản trị
Công ty đã đi đến quyết định tiếp tục đầu tư vào một ngành sản xuất mới, đó là sản
phẩm nhựa. Sản phẩm chính của Công ty trong lĩnh vực này là ống cấp thoát nước
u.PVC, ống cấp nước chịu nhiệt PP-R, một số chủng loại ống PVC mềm khác và
ống nhựa HDPE mang nhãn hiệu VERTU. Tháng 01/2009, Hội đồng Quản trị Công
ty đã quyết định nâng số vốn điều lệ của Công ty lên thành 52.000.000.000đ (Năm
mươi hai tỷ đồng) và kết nạp thêm cổ đông mới.
- Tầm nhìn: Mang đến cho khách hàng mục tiêu những giá trị đích thực của sản
phẩm
- Sứ Mệnh: Biến sản phẩm doanh nghiệp thành sản phẩm quốc gia
10
- Chiến lược : Dồn toàn bộ nhân lực, vật lực cho việc sản xuất và phân phối ống
nhựa Thuận Phát nhằm đưa sản phẩm Thuận Phát là một sản phẩm có chất lượng tốt
nhất, uy tín nhất trên thị trường và phấn đấu trở thành một trong những Công ty sản
xuất ống nhựa lớn nhất trên thị trường. Phát triển mạnh hệ thống phân phối ống nhựa
Thuận Phát khắp mọi miền trong cả nước từ Bắc vào Nam, đưa sản phẩm ống nhựa
đến gần với người tiêu dùng. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu ống nhựa qua
các năm, xây dựng thương hiệu Thuận Phát vững chắc và là niềm tin của mọi công
trình. '' Ống Nhựa Thuận Phát Bảo Vệ Nguồn Sống Của Bạn''
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức công ty
1.1.2.1. Chức năng
Công ty cổ phần đầu tư XNK Thuận Phát có chức năng chính là sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực tấm (cuộn) inox (thép không gỉ), ống inox và ống nhựa cao cấp
phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Xuất khẩu xuất: các loại inox, ống nhựa cao cấp cho một số quốc gia Đông
Nam Á : Lào, Capuchia, Malayxia..
- Nhập khẩu: vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản
xuất của công ty từ các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ân Ðộ, Ðài Loan,
Thái Lan, Nam Phi, Braxin..
Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập trên cơ sở lấy thu bù chi,
khai thác các nguồn vật tư, nhân lực của đất nước đẩy mạnh hoạt động sản xuất tăng
thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế.
1.1.2.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
Là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và
tiêu dùng. Công ty có vai trò quan trọng trong việc góp phần vào việc tạo ra các loại
vật liệu mới có tính năng ưu việt vượt trội so với các vật liệu cũ trong các công trình
xây dựng công nghiệp và dân dụng, các công trình cấp thoát nước, nước sạch nông
thôn có quy mô quốc gia.
- Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ
nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp.
11
- Tuân thủ luật pháp nhà nước về quản lý tài chính, nghiêm chỉnh thực hiện cam
kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hoạt động liên quan đến sản xuất
kinh doanh của công ty.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tự tạo nguồn vốn cho sản
xuất kinh doanh, đầu tư vào hoạt động đổi mới trang thiết bị tự bù đắp chi phí, đảm
bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà
nước.
- Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả nâng cao các biện pháp nâng cao chất
lượng, khả năng cạnh tranh sản phẩm ống nhựa trên thị trường.
- Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để phù hợp với hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty và theo kịp sự đổi mới của đất nước.
1.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Bộ máy quản lý của công ty được xuất phát từ tình hình, đặc điểm sản xuất kinh
doanh & yêu cầu công việc cũng như việc phù hợp với sự phát triển của mình, công
ty không ngừng nâng cao, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. Tiết kiệm nhất nguồn
nhân lực và đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh luôn là mục tiêu của công ty.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức công ty như sau:
12
1.1.3 Đặc điểm lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần đầu tư XNK Thuận Phát là một trong những công ty chuyên
sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tấm (cuộn) inox (thép không gỉ), ống inox và các
sản phẩm ống nhựa u.PVC, PP-R, PVC, HDPE, các phụ kiện các loại mang thương
hiệu Thuận Phát với tổng mức vốn đầu tư lên đến hàng triệu USD. Các loại ống và
phụ kiện nhựa chịu nhiệt Thuận Phát được sản xuất bằng công nghệ hàng đầu của
CHLB Đức, dây truyền sản xuất hiện đại và tiên tiến được nhập khẩu của các hãng
nổi tiếng trên thế giới như: SUMITOMO, OKUMA (Nhật Bản). Nguồn nguyên liệu
chính là các loại hạt nhựa nguyên sinh được nhập khẩu hoàn toàn từ các quốc gia -
nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực nhựa trên thế giới. Hiện nay, công ty đang
kinh doanh 2 lĩnh vực chủ yếu:
- Sản xuất, gia công, kinh doanh các sản phẩm từ nhựa.
- Sản xuất, gia công, kinh doanh các sản phẩm từ thép và inox.
13
Ngoài ra công ty còn sản xuất các phụ kiện đa dạng gồm có: Cút, tê, côn thu,
đầu bịt.. và một số loại máy hàn, kìm cắt cao cấp cùng các loại keo dán đặc chủng
được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao.
1.1.4. Các yếu tố môi trường kinh doanh của công ty.
Môi trường kinh doanh là tập hợp tất cả các điều kiện, yếu tố bên ngoài và bên
trong tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là công ty sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực ống nhựa cao cấp, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
tương đối là phức tạp. Xét theo mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, môi trường
kinh doanh của công ty bào gồm.
* Môi trường bên ngoài : Là tống thể các yếu tố chính trị, pháp luật, kinh tế xã
hội, công nghệ...tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
* Môi trường bên trong : Các yếu tố, quan hệ kinh tế, tổ chức, kĩ thuật nhằm
đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển.
1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh.
Hiện tại, ở Việt Nam có khoảng trên 30 doanh nghiệp sản xuất ống nhựa phục
vụ xây dựng và công nghiệp, trong đó nhựa Thuận Phát là một thương hiệu mới
được nhiều người tiêu dùng biết đến.
Về sản xuất: Việc sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành thường
xuyên, liên tục trong điều kiện đảm bảo về máy móc, công nghệ, nhân lực và vật tư.
Hệ thống máy móc, công nghệ sản xuất nhập khẩu vào loại hiện đại nhất ngành nhựa
Việt Nam, nguyên liệu là hạt nhựa nguyên sinh cao cấp nhập từ các đối tác nước
ngoài có uy tín. nhập khẩu, đặc biệt sản phẩm ống nhựa Thuận Phát có khả năng
cạnh. Sản phẩm do công ty sản xuất có thể phục vụ, cung ứng cho hầu hết các nhu
cầu trong nước với mức giá tương đối cạnh tranh. Tốc độ tăng trưởng của công ty
năm những năm gần đây vào khoảng 20- 22%.
Về doanh thu: Tuy mới đi vào sản xuất kinh doanh 4 năm nhưng công ty đã có
những dấu hiệu khả quan rõ rệt. Doanh thu từ sản phẩm ống nhựa của công ty ngày
càng tăng theo các năm, do sản phẩm ngày càng khẳng định được vị trí của mình và
14
các công ty xây dựng, các nhà thầu ngày càng nhận ra đặc tính ưu việt của ống nhựa
Thuận Phát so với các sản phẩm trên thị trường. Doanh thu của công ty năm 2006 là
85 tỉ đồng, năm 2007 là 106 tỉ đồng, năm 2008 là 132 tỉ đồng và năm 2009 là 164 tỉ
đồng. Tốc độ tăng doanh thu cũng ngày càng cao và đạt ngưỡng 20%. Tỉ trọng
doanh thu từ ống u.PVC chiếm 30%, ống HDPE chiếm 65% và ống PP-R chiếm
5%. Sản phẩm chủ lực của công ty vẫn là ống nhựa HDPE.
Về năng lực sản xuất: Năng lực sản xuất của Thuận Phát ngày càng phát triển
mạnh mẽ bởi việc đầu tư có hiệu quả vào khuôn mẫu. Điều này khiến công ty luôn
chủ động trong thiết kế và hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng sản xuất và hoàn thiện đa
dạng hoá sản phẩm.
Về công nghệ : Nhà máy được đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ ống
HDPE và PPR tự động hoàn toàn công suất 300kg/h hiện đại của Italia, nguyên liệu
là hạt nhựa nguyên sinh nhập khẩu từ các quốc gia phát triển như Tây Ban Nha,
Italy, Phần Lan, Thụy Ðiển, Ðức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ân Ðộ, Ðài
Loan, Thái Lan, Nam Phi, Braxin…áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO
4407-1996, ISO 9001-2000. Bên cạnh đó nhà máy không ngừng cải tiến để sản xuất
ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế DIN 8074-8078, được cục
tiêu chuẩn và đo lường chất lượng Việt Nam kiểm định và cấp giấy chứng nhận đảm
bảo an toàn vệ sinh cho cấp nước sạch..
Về lao động: Hầu hết các công nhân viên của công ty đều được đào tạo bài bản
từ các trường cao đẳng, đại học hoặc trung học chuyên nghiệp. Nếu xét riêng, các
cán bộ, nhân viên các phòng ban của công ty có trình độ đại học, trên đại học. Các
công nhân làm việc dưới xưởng cũng có trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên. Bậc thợ
bình quân của công ty qua các năm ngày càng tăng cao chứng tỏ chất lượng lao động
càng được chú ý đào tạo, huấn luyện và nâng cao.
Về thu nhập: Thu nhập của người lao động trong công ty đã không ngừng nâng
cao và cải thiện đời sống người lao động. Lương tháng trung bình của cán bộ các
phòng tài chính, kĩ thuật là 4,3tr đ, của công nhân là 2,5tr đ năm 2009.
1.2.2 Chất lượng sản phẩm
15
Tuy là lĩnh vực sản xuất mới nhưng sản phẩm ống nhựa của doanh nghiệp sớm
khẳng định được mình trên thị trường góp phần vào sự phát triển ngành vật liệu mới
nói chung và vật liệu ống nhựa nói riêng. Trước đây, hầu hết các hệ thống đường
ống dẫn nước chính tại các khu dân cư hay hộ gia đình nước ta được làm bằng gang,
thép. Sau một thời gian dài sử dụng, các ống nước thường bị gỉ, nguồn nước lắng
cặn hoặc mối nối lâu ngày bị bong khiến tình trạng thấm nước, thất thoát nước, nước
nhiễm bẩn thường xuyên xảy ra. Đặc biệt những đường ống nằm dưới lòng đất,
trong tường nhà rất khó tìm ra vị trí hư hại để khắc phục. Sản phẩm ống nhựa chất
lượng cao của Thuận Phát có thể khắc phục tất cả các khuyết điểm trên nhanh chóng
bởi các tính năng vượt trội. Đó là khả năng chịu được áp lực cao, dễ vận chuyển, lắp
rắp nhẹ nhàng, chính xác, bền và không thấm nước, độ bền cơ học lớn, chịu va đập
tốt, độ chịu hoá chất cao…Cụ thể là ở nhiệt độ từ 0°C đến 45°C ống chịu được các
hoá chất axit, kiềm, muối…So với các loại sản phẩm bằng gang, thép, sản phẩm ống
nhựa ra đời với nhiều tính năng ưu việt và vượt trội. Đặc biệt, độ bền ống nhựa
Thuận Phát có thể lên tới 50 năm. Với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu và dây
chuyền sản xuất khép kín, ống nhựa VERTU đạt tiêu chuẩn QĐ 867 của Bộ Y tế,
đảm bảo an toàn vệ sinh không có độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử
dụng. Ngoài ra sản phẩm được áp dụng tiêu chuẩn quản lí ISO 9001-2000 và tiêu
chuẩn DIN 8077-8078 quốc tế chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn cho cấp nước
sạch.
1.3 Thực trạng và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm
ống nhựa cao cấp Thuận Phát trên thị trường trong nước
1.3.1 Thực trạng cạnh tranh của sản phẩm ống nhựa cao cấp Thuận Phát trên thị
trường trong nước
1.3.1.1 Ống và phụ kiện nhựa u.PVC
Đặc điểm:
- Trọng lượng nhẹ, không bị ăn mòn
- Thi công thuận tiện, tuổi thọ sử dụng lâu dài
- Cuốn ống ngay tại công trường
16