Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản “thuốc” - Lỗ tấn (Ngữ văn 12 - chương trình cơ bản...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.78 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MƠN TRONG DẠY HỌC
VĂN BẢN “THUỐC” - LỖ TẤN (NGỮ VĂN 12 - CHƯƠNG
TRÌNH CƠ BẢN) NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC,
CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

Người thực hiện: Trịnh Thị Th
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Ngữ văn

THANH HỐ NĂM 2018

SangKienKinhNghiem.net


MỤC LỤC
Nội dung

Trang
1.MỞ ĐẦU.
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.


2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2.NỘI DUNG
2
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2
2.2.Thực trạng của vấn đề.
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3
2.3.1. Tích hợp kiến thức mơn Lịch sử trong dạy học văn bản
3
“Thuốc” của Lỗ Tấn.
2.3.2. Tích hợp kiến thức môn Sinh học và kết hợp với giáo dục
5
kĩ năng sống cho HS trong dạy học văn bản “Thuốc” của Lỗ Tấn.
2.3.3. Tích hợp kiến thức mơn GDCD kết hợp với giáo dục kĩ
6
năng sống trong dạy học văn bản “Thuốc” của Lỗ Tấn.
2.3.4. Giáo án thực nghiệm
8
2.3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
20
3.1. Kết luận.
20

3.2. Kiến nghị.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.

SangKienKinhNghiem.net


HS:
GV:
GDĐT:
GDCD:
BGDĐT:
THPT:
SGK:
SGV:
TN:
ĐC:

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Học sinh
Giáo viên
Giáo dục đào tạo
Giáo dục công dân
Bộ giáo dục đào tạo
Trung học phổ thông
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Thực nghiệm
Đối chứng


SangKienKinhNghiem.net


1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
Luật giáo dục (2005) đã nêu: “ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp HS phát
triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị
cho HS tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ
quốc”1. Việc vận dụng dạy học tích hợp là yêu cầu tất yếu của nhiệm vụ dạy học và
là một lí thuyết giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện theo các yêu cầu của
mục tiêu giáo dục.
Trong bối cảnh hội nhập thế giới và sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin,
học sinh có thể tiếp nhận kiến thức từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn
thơng tin phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận khiến mọi kiến thức
được học trong nhà trường có thể trở nên cũ đi. Để việc học ở nhà trường tiếp tục
có ý nghĩa đối với HS địi hỏi việc dạy học cần được đổi mới, khơng chỉ dạy kiến
thức mà cần phải dạy các kĩ năng, không chỉ là kiến thức khoa học một môn mà
cần dạy trong sự tích hợp nhiều mơn học khác nhau. Trong hệ thống các môn khoa
học ở trường trung học phổ thơng thì mơn Ngữ văn là mơn học đã góp phần quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường.
Tuy nhiên, thực trạng dạy và học mơn Ngữ văn trong trường trung học phổ
thơng cịn nhiều tồn tại, chưa thực sự cuốn hút HS yêu thích học văn. HS hiểu và
cảm thụ văn học một cách hời hợt, nông cạn, chỉ học kiến thức rời rạc nhằm mục
đích phục vụ thi cử. Đặc biệt, vấn đề giảng dạy và học văn học nước ngoài chưa
được chú trọng, lí do một mặt do HS mang tư tưởng học để thi mà văn học nước
ngồi khơng nằm trong nội dung thi, mặt khác văn học nước ngồi có phần xa lạ

với tâm lí và suy nghĩ của các em.
Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông và những buổi dự giờ, trao đổi
chuyên môn với các đồng nghiệp, tôi nhận thấy trong mỗi tiết dạy cần phải có sự
sáng tạo về mặt phương pháp dạy học và áp dụng việc đổi mới phương pháp trong
những lần đi học chuyên đề. Việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn giữa môn
ngữ văn với các môn khoa học khác, với các tình huống thực tiễn của các vấn đề
trong đời sống xã hội sẽ làm cho hiệu quả của bài học ngữ văn được nâng cao, giúp
cho HS say mê, hứng thú, phát huy được tính chủ động, sáng tạo đồng thời giúp HS
yêu môn học hơn, chiếm lĩnh kiến thức nhẹ nhàng, sinh động, vững chắc hơn.
Từ những những lí do khách quan và chủ quan như đã nêu trên tơi
mạnh dạn chọn đề tài “Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản
“Thuốc” - Lỗ Tấn (Ngữ văn 12 - chương trình cơ bản) nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh” làm SKKN.
1.2. Mục đích nghiên cứu

1

Mục I.1. Đoạn “Mục tiêu...Tổ quốc”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2

1
SangKienKinhNghiem.net


Với những tiết học sử dụng phương pháp này đã giúp học sinh chủ động
chiếm lĩnh văn bản văn học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách hiệu quả
hơn, khơng khí lớp học sơi nổi, sinh động tạo sự u thích và say mê học ở HS.
Khơng những thế, tiết học còn giúp học sinh vận dụng nhiều kiến thức của
các môn học khác nhau vào chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng
lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 12A3, 12A4 và 12A6 trường THPT Yên Định 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc tài liệu tham khảo
có liên quan đến đề tài, soạn bài giảng theo phương pháp, kế hoạch đã đề ra.
Phương pháp thực hành: Soạn và thiết kế giáo án theo phương pháp vận
dụng tích hợp kiến thức liên mơn, tiến hành thực nghiệm tại lớp 12A3 và 12A4.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Dạy học tích hợp được hiểu là một q trình dạy học sao cho trong đó tồn
bộ các hoạt động học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự
tính trước những điều cần thiết, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và
chuẩn bị cho HS bước vào cuộc sống lao động 2. Mục tiêu cơ bản của dạy học tích
hợp là nâng cao chất lượng giáo dục HS phù hợp với các mục tiêu giáo dục toàn
diện của nhà trường .
Dạy học tích hợp hướng tới việc tổ chức các hoạt động học tập, trong đó HS
học cách sử dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng trong các tình huống có ý
nghĩa gần với cuộc sống3. Trong quá trình học tập như vậy, các kiến thức của HS từ
các môn học khác nhau được huy động và phối hợp với nhau, tạo thành một nội
dung thống nhất, dựa trên cơ sở liên hệ lí luận và thực tiễn được đề cập trong các
mơn học đó.
Dạy học tích hợp làm cho các q trình học tập có ý nghĩa, bằng cách gắn
q trình học tập với cuộc sống hằng ngày, không làm tách biệt thế giới nhà trường
với thế giới cuộc sống; làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt, sử
dụng kiến thức của nhiều môn học và không chỉ dừng lại ở nội dung các mơn học 4.
Dạy học tích hợp phát triển các năng lực, nó ln tạo ra tình huống để HS
vận dụng kiến thức trong tình huống gần với cuộc sống. Nó làm giảm sự trùng lặp
các nội dung dạy học giữa các mơn học góp phần giảm tải nội dung học tập.

Mục II.1. Đoạn “ Dạy học tích hợp … lao động”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2

Mục II.1. Đoạn “ Dạy học tích hợp… cuộc sống”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2
4 Mục II.1. Đoạn “Dạy học tích hợp….các nội dung môn học”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2

2

3

2
SangKienKinhNghiem.net


Việc dạy học văn bản “Thuốc” (Lỗ Tấn) theo phương pháp tích hợp kiến
thức liên mơn sẽ giúp HS khắc phục tình trạng ngại học, phát huy tính, chủ động,
sáng tạo, gắn bài học với thực tiễn, rèn luyện các kĩ năng trong cuộc sống.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Qua khảo sát thực tế tình hình giảng dạy và học tập tại trường THPT Yên
Định 1, tôi nhận thấy thực trạng vấn đề như sau:
- Thuận lợi:
+ Về phía giáo viên tâm huyết, yêu nghề, tích cực áp dụng các phương pháp
giảng dạy mới, tìm tịi, sáng tạo vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp liên mơn
trong mỗi bài học và đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đã gieo vào lịng các em tình u
và sự say mê với các mơn học.
+ Về phía HS: Trường THPT n Định 1, đa phần HS học theo ban tự nhiên,
ban cơ bản A và cơ bản D, nên việc tiếp cận văn bản theo hướng tích hợp kiến thức
liên mơn có nhiều thuận lợi. Bài học vừa phong phú, sinh động, hấp dẫn vừa phát
huy được khả năng suy luận sáng tạo và phù hợp với kiểu tư duy lô gic của những
mơn học tự nhiên nên HS rất có hứng thú học tập.
- Khó khăn:
+ Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT các năm qua, tôi nhận thấy xu
hướng hiện nay học sinh không chú trọng nhiều đến môn Ngữ văn, thường cho

rằng môn văn chỉ học để thi xét tốt nghiệp, tâm lí ngại học, học một cách hời hợt,
nhàm chán nên GV cần phải đổi mới phương pháp để gây hứng thú cho học sinh.
+ Văn bản “Thuốc”(Lỗ Tấn) thuộc phần văn học nước ngồi, khơng nằm
trong nội dung thi THPT Quốc gia nên HS không chú trọng, hơn nữa do đặc thù về
văn hoá nước ngoài khiến cho tác phẩm trở nên xa lạ với tâm lí và suy nghĩ của
HS, HS mang tâm thế khơng thích ngay khi bắt đầu tiếp cận.
Vì vậy, vận dụng tích hợp liên mơn trong giảng dạy và học tập sẽ góp phần
giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc nắm kiến thức và hứng thú
nhiều hơn đối với bài học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Một trong những phương pháp giúp HS hứng thú, say mê học tập văn bản
“Thuốc” của Lỗ Tấn là GV và HS vận dụng kiến thức liên môn vào chiếm lĩnh văn
bản một cách phù hợp. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:
2.3.1. Tích hợp kiến thức mơn Lịch sử trong dạy học văn bản “Thuốc” của Lỗ
Tấn
* Tích hợp mơn lịch sử
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh bản chất, quy luật của
đời sống xã hội. Người nghệ sĩ phải là thư kí trung thành của thời đại mình. Vậy
3
SangKienKinhNghiem.net


nên khi dạy văn bản “Thuốc” ( Lỗ Tấn) GV nên vận dụng tích hợp kiến thích lịch
sử phù hợp với từng nội dung kiến thức, từng phần của bài học như sau:
Mục I. Tìm hiểu chung. mục 2: Truyện ngắn Thuốc. Mục a. Hồn cảnh ra
đời, GV Tích hợp kiến thức môn lịch sử lớp 11 (Bài 3: Trung Quốc; Bài 15: Phong
trào cách mạng ở Ấn Độ và Trung Quốc (1918 – 1939) để giúp HS hiểu rõ hơn về
hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: GV dùng máy chiếu cho HS quan sát hình ảnh và
đặt câu hỏi: Em hãy quan sát các hình ảnh và phân tích bối cảnh xã hội Trung Quốc
giai đoạn này?

HS: Quan sát tranh gợi ý và bằng những hiểu biết về lịch sử Trung Quốc giai
đoạn nửa cuối XIX đầu XX để trả lời. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
+ Bối cảnh rộng: Từ thế kỉ XVIII và nhất là sang thế kỉ XIX, các nước Tư
bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới. Với những ưu thế của
mình, Trung Quốc trở thành “miếng mồi ngon” cho các nước xâu xé. Lúc này,
Trung Quốc được ví như một “chiếc bánh ngọt”, “chiếc bánh vẽ” mà các Đế quốc
Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật ai cũng muốn chiếm lấy một phần cho mình. Sau chiến
tranh thuốc phiện (1842), Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy, từ một nước phong kiến
biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Điều đáng nói là trước số phận dân tộc,
nhân dân Trung Quốc lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn,
cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng của dân tộc.
+ Bối cảnh hẹp: Từ giữa thế kỉ XIX, nhân dân Trung Quốc vùng lên đấu
tranh, tiêu biểu là cuộc cách mạng Tân Hợi (1911). Tuy thất bại nhưng đó là một
dấu mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, chấm dứt chế độ phong kiến và thúc
đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Sự kiện lịch sử quan trọng sau cuộc
cách mạng này là phong trào Ngũ Tứ 4/5/1919. Phong trào thúc đẩy việc phát triển
khoa học và dân chủ. Đồng thời qua phong trào, chủ nghĩa cộng sản đã nhanh
chóng truyền bá vào Trung Quốc dẫn đến sự thành lập Đảng cộng sản Trung
Quốc vào tháng 7 năm 1921.
Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn ra đời năm 1919 đúng vào lúc cuộc vận
động phong trào Ngũ Tứ bùng nổ. Nó phản ánh rõ nét sự biến chuyển của xã hội
Trung Quốc thời kì ấy. Khơng khí ngày càng sục sơi, ngày càng dâng cao của một
phong trào cách mạng chắc chắn phải có sự góp mặt của những cá nhân tiêu biểu.
Thu Cận chính là một nữ chiến sĩ anh hùng như vậy. Đây cũng chính là nguyên
mẫu mà Lỗ Tấn đã dựa vào đó để xây dựng hình tượng nhân vật chính trong tác
phẩm – người chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Thu Cận là một nhà cách mạng tiên
phong, từng du học ở Nhật, làm báo, tham gia khởi nghĩa, bị bắt và bị hành hình ở
Cổ Hiên Đình Khẩu, phủ Thiệu Hưng (quê của Lỗ Tấn). Nhà văn đã đổi tên họ:
Thu - Hạ, Cận – Du khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình.
* Ý nghĩa

Từ biện pháp tích hợp kiến thức lịch sử vào dạy và học văn bản “Thuốc” (
Lỗ Tấn) chúng ta thấy rõ hiệu quả bài học như sau:
+ Khi đặt tác phẩm “Thuốc” trong bối cảnh lịch sử ra đời thì tồn bộ giá trị,
nội dung, tư tưởng của tác phẩm mới được bộc lộ một cách sâu sắc.
4
SangKienKinhNghiem.net


- Thể hiện giá trị nội dung: “Thuốc” cho người đọc thấy thực trạng của đất
nước Trung Quốc lúc bấy giờ, Trung Quốc như một “chiếc bánh ngọt” bị các nước
Đế quốc xâu xé, người Trung Quốc thì đớn hèn, an phận, chịu nhục. “Người Trung
Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt khơng có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó là căn
bện đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc.
- Thể hiện quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn: dùng ngòi bút phanh phui các
“căn bệnh tinh thần” của quốc dân lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.
- “Thuốc” (Lỗ Tấn) ra đời trong bối cảnh lịch sử ấy với một thơng điệp: cần
suy nghĩ nghiêm khắc để tìm ra một phương thuốc để cứư dân tộc.
+ Biện pháp này làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn, mở rộng kiến
thức liên môn, tránh sự nhàm chán, đơn điệu.
Tuy nhiên trong quá trình vận dụng, GV phải lựa chọn tài liệu phù hợp, đảm
bảo hai tiêu chuẩn: giá trị giáo dưỡng – giáo dục và giá trị văn học. Tài liệu lịch sử
không làm mất đi đặc trưng nội dung văn bản văn học, phân tán sự chú ý của HS
vào những vấn đề đang học.
2.3.2. Tích hợp kiến thức môn Sinh học kết hợp với giáo dục kĩ năng sống cho
HS trong dạy học văn bản “Thuốc” của Lỗ Tấn
* Tích hợp mơn sinh học
Sinh học là mơn khoa học về sự sống nên có tính ứng dụng thực tiễn rất cao.
Với mục tiêu giáo dục HS hiện nay, phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, kĩ năng
cơ bản, phát triển năng lực, sáng tạo thì việc dạy học văn cần tích hợp những kiến
thức khoa học thực tiễn vào bài học để rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng ứng phó với

thực tiễn là vô cùng cần thiết. Vậy nên, khi dạy văn bản “Thuốc” (Lỗ Tấn) GV tích
hợp kiến thức mơn sinh học phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả dạy học đáp ứng mục
tiêu giáo dục hơn.
Dạy mục II. Đọc - hiểu văn bản, mục 1. Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
Mục a. Nhan đề tác phẩm: HS tìm hiểu các tầng nghĩa nhan đề tác phẩm, trong các
tầng nghĩa ấy có nghĩa thực, là thuốc chữa bệnh lao phổi. GV tích hợp mơn Sinh
học lớp 10 (Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch) để giúp các em hiểu rõ hơn
về bệnh lao và các bệnh truyền nhiễm: GV dùng máy chiếu cho HS quan sát những
hình ảnh và tư liệu về lao phổi, chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và giao
nhiệm vụ cho HS: (Nội dung phiếu học tập số 1,2 như sau: Phiếu học tập số 1: Em
hãy quan sát các hình ảnh và tư liệu và cho biết Lao là một căn bệnh như thế nào
(triệu chứng, hình thức lây truyền, tác hại)? Phiếu học tập số 2: Để phòng và điều
trị bệnh lao ta cần phải làm gì?).
HS quan sát hình minh hoạ và thảo luận, thực hiện nhiệm vụ và cử đại diện
trả lời. Từ đó, các em khắc sâu hơn về bệnh Lao và các loại bệnh truyền nhiễm nói
chung, giúp các em hình thành ý thức đúng trong việc bảo vệ và giữ gìn sức khỏe,
phịng chống các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ môi trường sống.
* Giáo dục kĩ năng sống
5
SangKienKinhNghiem.net


Từ biện pháp tích hợp kiến thức mơn sinh học GV kết hợp tích hợp giáo dục
kỹ năng sống cho HS bằng câu hỏi mở rộng: Địa phương em thời gian qua thường
xuất hiện những loại bệnh truyền nhiễm nào? Bản thân em đã có những việc làm cụ
thể gì để phòng và chống các bệnh truyền nhiễm? HS liên hệ vốn sống thực tế để
trả lời. Thông qua câu trả lời của HS, GV cung cấp cho HS một số kiến thức thực
tế:
+ Một số bệnh truyền nhiễm chúng ta thường gặp như cúm, sởi, sốt xuất
huyết,…

+ Cá nhân mỗi người cần trang bị cho mình những hiểu biết về bệnh truyền
nhiễm, chăm sóc và bảo vệ tốt sức khoẻ cá nhân, cùng nhân dân địa phương nơi cư
trú thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường, vận động và tuyên truyền mọi người
cùng tham gia phòng và chống các bệnh truyền nhiễm.
* Ý nghĩa:
+ Vận dụng kiến thức liên môn môn sinh học dạy học văn bản “Thuốc” (Lỗ
Tấn) sẽ giúp HS thấy được thực trạng u mê, ngu muội, lạc hậu, tối tăm của người
dân Trung Quốc thời bấy giờ. Đó là sự lạc hậu mê tín tin bánh bao tẩm máu người
cách mạng là thần dược chữa bện ho lao.
+ Biện pháp này không chỉ làm cho bài học trở nên phong phú, đa dạng mà
còn khiến cho bài học gắn liền với thực tiễn. HS nhận ra biểu hiện của bệnh lao
phổi và cách phòng tránh.
+ Cung cấp cho HS những kiến thức khoa học, thực tiễn về các bệnh dịch
như lao, cúm, sưởi…và những kĩ năng cần thiết trong việc phòng tránh những bệnh
dịch, chăm sóc sức khoẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên để thực hiện được biện pháp liên mơn này địi hỏi GV phải khéo
léo, nắm chắc phương pháp, kiến thức khoa học và thực tiễn.
2.3.3. Tích hợp kiến thức mơn GDCD kết hợp với giáo dục kĩ năng sống trong
dạy học văn bản “Thuốc” của Lỗ Tấn
* Tích hợp mơn GDCG
Dạy mục II. Đọc - hiểu văn bản, mục: 1. Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
Mục b. Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu: GV dùng máy chiếu cho HS quan sát
hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ cách mạng và phát vấn: Tin và
dùng bánh bao tẩm máu người chiến sĩ cách mạng để chữa bệnh lao phổi có đúng
với khoa học khơng? Vì sao?
HS quan sát kết hợp với việc đọc tác phẩm để trả lời: Mọi người cho
rằng máu Hạ Du tẩm bánh bao sẽ chữa khỏi bệnh lao, họ cam đoan thằng Thuyên
ăn vào thế nào cũng khỏi. Thực tế thuốc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ cách
mạng không thể chữa khỏi bệnh ho lao. Đó là thứ thuốc độc giết người, là thứ
thuốc phản khoa học, là mê tín dị đoan.

GV nhận xét chốt vấn đề và tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 7
(Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tơn giáo) bằng cách dùng máy chiếu đưa ra
6
SangKienKinhNghiem.net


một số hình ảnh về mê tín dị đoan và phát vấn: Mê tín dị đoan là gì? Để lại hậu quả
gì? Chúng ta cần làm gì để bài trừ mê tín dị đoan?
HS: Vận dụng kiến thức mơn học GDCD và những hiểu biết cá nhân để trả
lời, GV nhận xét, bổ sung, cung cấp một số những kiến thức thực tế và pháp luật.
+ Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, trái với lẽ tự nhiên
(tin vào bói tốn, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép,…)
+ Tác hại: ảnh hưởng đến sức khỏe, tốn thời gian và tiền bạc, thậm chí nguy
hại đến tính mạng của con người.
+ Bài trừ mê tín dị đoan bằng tuyên truyền tích cực, sống và làm việc theo
hiến pháp và pháp luật
* GV cho học sinh xem video về việc Nhà nước ta xử lí nghiêm các hành vi
mê tín dị đoan
* GV cung cấp cho HS tham khảo Luật pháp Việt Nam quy định tại điều 247
Bộ Luật Hình sự năm 1999 về xử phạt hành vi mê tín dị đoan:
1. Người nào dùng bói tốn, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị
kết án về tội này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng5.
* Giáo dục kĩ năng sống
Thơng qua việc tích hợp kiến thức liên mơn GDCD như nói trên, GV giáo

dục kỹ năng sống cho HS bằng cách nêu câu hỏi: Theo em, trong học sinh hiện nay
có hiện tượng mê tín dị đoan khơng? Làm thế nào để chúng ta khắc phục hiện
tượng đó?
HS: Liên hệ thực tế và trả lời, GV nhận xét và chốt ý: Trong học sinh vẫn
tồn tại hiện tượng mê tín dị đoan: đi lễ chùa xin thẻ đầu năm hoặc cúng bái trước
khi đi thi để đạt điểm cao. Muốn khắc phục hiện tượng này, bản thân mỗi học sinh
cần hiểu rõ và có ý thức văn hố khi đi lễ chùa, học hành chu đáo và thi bằng năng
lực để đạt kết quả tốt, không trông chờ vào hên xui, may rủi,… GV ví dụ thực tiễn:
Hiện nay tà đạo Hội Thánh Đức Chúa Trời xuất hiện và lan nhanh ở khắp cả nước,
chúng lôi kéo, lợi dụng những người nhẹ dạ, cả tin, u mê, lơi kéo người dân ở mọi
hình thức để lừa dối nhân dân, truyền tà đạo trái phép gây hoang mang tâm lý,
khiến bao gia đình tan nát, bất hạnh. Là HS các em cần nhận thức rõ bản chất của tà
đạo, phân biệt đâu là văn hố tín ngưỡng tâm linh đâu là mê tín để không bị lôi kéo
đồng thời tuyên truyền cho người thân, cộng đồng cùng tỉnh táo để không u mê
vướng vào lao lí.
* Ý nghĩa
5

Mục II.3.c Đoạn 1,2,3 “Người nào….mười triệu đồng”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 11

7
SangKienKinhNghiem.net


+ Việc tích hợp kiến thức mơn GDCD vào việc dạy và học văn bản “Thuốc”
(Lỗ Tấn) cho thấy ưu thế của phương pháp giảng dạy này. Nó làm cho q trình
học tập có ý nghĩa bằng cách gắn q trình học tập với đời sống hằng ngày, khơng
làm tách biệt “thế giới nhà trường với thế giới cuộc sống”.
+ Cung cấp cho HS những kiến thức pháp luật về xử phạt hành vi mê tín dị
đoan và hiểu biết thực tế về những vấn đề cần được tuyên truyền và cương quyết

loại bỏ như Hội Thánh Đức Chúa Trời... Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân biệt
đúng sai, phải trái…
Trên đây là một số biện pháp tích hợp liên môn trong trong việc dạy và học
môn ngữ văn được thực hiện cụ thể ở việc dạy và học văn bản “Thuốc” của Lỗ Tấn
(Ngữ văn 12 – chương trình cơ bản). Thực tế cho thấy, tích hợp kiến thức liên môn
trong dạy học ngữ văn là một biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả bài học, gắn
bài học với thực tiễn, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh,
đáp ứng được mục tiêu giáo dục ở giai đoạn ngày nay.
2.3.4. Giáo án thực nghiệm
Tiết 78, 79:
THUỐC
(Lỗ Tấn)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài học này, GV cần giúp HS:
1. Kiến thức
- Hiểu được “Thuốc” là tác phẩm cảnh báo căn bệnh u mê, lạc hậu, đớn hèn
của người dân Trung Hoa đầu thế kỉ XX. Qua “Thuốc”, tác giả đặt ra một vấn đề
có tính cấp thiết là: cần tìm ra một phương thuốc hữu hiệu để chữa bệnh cho quốc
dân, làm cho họ giác ngộ cách mạng và gắn bó với cách mạng.
- Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: cốt truyện đơn giản, kết cấu
độc đáo, cách viết cô đọng, giàu ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng
- Nâng cao kĩ năng đọc – hiểu một truyện ngắn nói chung và truyện ngắn
nước ngồi nói riêng.
- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu một cách chủ động, sáng tạo đi từ cảm nhận
trực quan đến sự bừng tỉnh trong nhận thức.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho các em nhận thức đúng đắn trong cuộc sống, biết phân biệt
nỗi niềm đau thương mất mát với những mê muội, có tinh thần lạc quan, tin tưởng
vào cuộc sống.

- Có ý thức đúng trong việc bảo vệ và giữ gìn sức khỏe, phịng chống các
bệnh truyền nhiễm, bảo vệ môi trường sống

8
SangKienKinhNghiem.net


- Rèn luyện ý thức tự giác, tự chủ trong tín ngưỡng tơn giáo, đồng thời biết
lên án, phịng chống và bài trừ mê tín dị đoan.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử
dụng ngôn ngữ, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống...
- Năng lực riêng: năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực hợp tác.
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- SGK, Tài liệu tham khảo, SGV
+ Văn bản điều luật 247 Bộ Luật Hình sự năm 1999 về xử phạt hành vi mê tín dị
đoan.
- Máy tính, máy chiếu, loa kết nối máy tính
- Tranh ảnh minh hoạ:
- Video về chủ đề “ Xử lí nghiêm mê tín dị đoan”
- Phiếu học tập (sử dụng cho hoạt động nhóm), phiếu trả lời câu hỏi trắc nghiệm
(test kiến thức bài học)
2. Học sinh:
- SGK, vở soạn
- Học bài cũ, xem lại những kiến thức đã học và tham khảo thêm các tư liệu về: Tác
giả Lỗ Tấn và những tác phẩm tiêu biểu của ơng. Tình hình xã hội Trung Quốc
những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Vấn đề bệnh truyền nhiễm và cách
phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Phân biệt tín ngưỡng, tơn giáo với các hành vi
mê tín dị đoan. Tìm hiểu những quy định của pháp luật về phòng chống các bệnh

truyền nhiễm và xử phạt các hành vi mê tín dị đoan.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Phương pháp trực quan: Quan sát tranh, xem video
- Sử dụng kĩ thuật dạy học: Các mảnh ghép
- GV kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, tích
hợp…
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Tiết 78
 1 . KHỞI ĐỘNG ( 2 phút)

Chuẩn kiến thức kĩ năng
Hoạt động của Thầy và trò
cần đạt, năng lực cần
phát triển
GV hoạt động khởi động bằng trò chơi “ Ai nhanh - Nhận thức được nhiệm
hơn”.
vụ cần giải quyết của bài
- Thể lệ chơi: GV dùng máy chiếu trình chiếu cho hs học.
xem tranh ảnh (CNTT) và hỏi những câu hỏi nhanh. - Tập trung cao và hợp tác
9
SangKienKinhNghiem.net


HS thực hiện nhiệm vụ. Mỗi một nhiệm vụ hoàn thành
thì sẽ hé mở một phần bức tranh chân dung Lỗ Tấn.
Sau một câu hỏi HS được quyền đoán tranh gốc.
- HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Ảnh 1: Hình ảnh sau gợi em nhớ sự kiện nào mà nhà
văn Lỗ Tấn đã bắt gặp ở Nhật?
- HS trả lời: Người Trung Quốc bị, đấu tố, hành hình
nhưng nhân dân vẫn vui mừng cổ vũ.
Ảnh 2: Hình ảnh này gợi em nhớ đến tác phẩm nào đã
học ở THCS?
- HS trả lời: Tác phẩm Cố hương
Ảnh 3: Câu nói : “Lỗ Tấn – Trung Quốc đệ nhất đẳng
thánh nhân” là của ai?
-HS trả lời: Mao Trạch Đông
Bức tranh được mở sau những câu hỏi trò chơi “ Ai
nhanh hơn?” là: Chân dung Lỗ Tấn và tác phẩm Thuốc
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài
 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả Lỗ Tấn
- GV: Vị trí của Lỗ Tấn trong văn học Trung
Quốc?
- HS trả lời.
- GV: Em hãy khái quát vài nét về cuộc đời
của Lỗ Tấn?
- HS trả lời
- Gia đình quan lại sa sút nên có điều kiện
sống gần dân. Người cha bị chết tức tưởi do
thiếu hiểu biết khi bị bệnh. Ơng có một người
mẹ đôn hậu nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Bản thân Lỗ Tấn là một người yêu nước sâu

sắc. Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã trải qua nhiều lần
đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho
dân tộc: từ nghề khai mỏ (mở rộng tầm nhìn)
đến nghề hàng hải (làm giàu cho đất nước) rồi
nghề y (chữa bệnh thể xác), cuối cùng làm
văn nghệ để thức tỉnh Quốc dân đồng bào.
- GV: Đặc điểm sáng tác của Lỗ Tấn? những
tác phẩm tiêu biểu?
10
SangKienKinhNghiem.net

tốt để giải quyết nhiệm
vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng
thú.

Nội dung bài học cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng lỗi
lạc của Trung Quốc đầu thế kỉ XX.
- Tuổi trẻ nhiều lần đổi nghề
=> Con đường chọn nghề của Lỗ
Tấn vừa in đậm dấu ấn của lịch sử
dân tộc Trung Hoa thời cận hiện đại
vừa nói lên tâm huyết của một
người con ưu tú của dân tộc trăn trở
tìm lối đi cho tương lai của đất
nước, nhân dân.
- Những tác phẩm tiêu biểu của Lỗ

Tấn: Gào thét, Bàng hoàng, Cỏ dại,
AQ chính truyện, Nhật kí người
điên,…
- Đặc điểm sáng tác:
+ Nội dung:
. Lên án chế độ phong kiến, chống
đế quốc tàn bạo
. Phanh phui căn bệnh tinh thần của


- HS trả lời:
* Người Việt Nam đầu tiên tiếp cận với
những sáng tác của Lỗ Tấn là Bác Hồ. Văn
phong của Lỗ Tấn khiến chúng ta nhớ đến
nhà văn Nam Cao với cách viết văn được ví
với hình ảnh “phích nước” bên ngồi thì lạnh,
bên trong thì nóng

GV hướng dẫn HS tìm hiểu truyện ngắn
Thuốc
* GV Tích hợp kiến thức môn Lịch sử 11 (Bài
3: Trung Quốc; Bài 15: Phong trào cách
mạng Trung Quốc và Ấn Độ (1918 – 1939))
để giúp HS hiểu rõ hơn về hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm:
GV dẫn dắt: Lịch sử đất nước Trung Quốc,
giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
khá phức tạp.
GV dùng máy chiếu cho HS quan sát hình
ảnh và đặt câu hỏi: Em hãy quan sát các hình

ảnh và phân tích bối cảnh xã hội Trung Quốc
giai đoạn này?
+ HS: Xem tranh gợi ý và bằng những hiểu
biết về lịch sử Trung Quốc giai đoạn nửa cuối
XIX đầu XX để trả lời.
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
+ Bối cảnh rộng: Từ thế kỉ XVIII và nhất là
sang thế kỉ XIX, các nước Tư bản phương
Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế
giới. Với những ưu thế của mình, Trung Quốc
trở thành “miếng mồi ngon” cho các nước
xâu xé. Lúc này, Trung Quốc được ví như
một “chiếc bánh ngọt”, “chiếc bánh vẽ” mà
các Đế quốc Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật ai
cũng muốn chiếm lấy một phần cho mình.
Sau chiến tranh thuốc phiện (1842), Trung
Quốc bị chia năm xẻ bảy, từ một nước phong
kiến biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc
địa. Điều đáng nói là trước số phận dân tộc,
nhân dân Trung Quốc lại an phận chịu nhục.
11
SangKienKinhNghiem.net

nhân dân để tìm phương thuốc chạy
chữa
+ Nghệ thuật:
. Văn phong cơ đọng, súc tích, vừa
trữ tình, vừa châm biếm
. Ngòi bút lạnh lùng tỉnh táo nhưng
bên trong giàu nhiệt huyết

-> Lỗ Tấn là “kĩ sư tâm hồn”, là
“linh hồn dân tộc”, “chủ tướng của
cách mạng văn hoá Trung Quốc”.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời
- Bối cảnh rộng: Trung Quốc giai
đoạn nửa cuối XIX đầu XX
- Bối cảnh hẹp: Trung Quốc ở trong
cao trào cách mạng dân tộc dân chủ,
tiêu biểu là cuộc vận động Ngũ Tứ
(1919)


Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn, cản trở
nghiêm trọng con đường giải phóng của dân
tộc.
+ Bối cảnh hẹp: Từ giữa thế kỉ XIX, nhân dân
Trung Quốc vùng lên đấu tranh, tiêu biểu là
cuộc cách mạng Tân Hợi (1911). Tuy thất bại
nhưng đó là một dấu mốc quan trọng trong
lịch sử Trung Quốc, chấm dứt chế độ phong
kiến và thúc đẩy phong trào giải phóng dân
tộc phát triển. Sự kiện lịch sử quan trọng sau
cuộc cách mạng này là phong trào Ngũ Tứ
4/5/1919. Phong trào thúc đẩy việc phát triển
khoa học và dân chủ. Đồng thời qua phong
trào, chủ nghĩa cộng sản đã nhanh chóng
truyền bá vào Trung Quốc dẫn đến sự thành
lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào tháng
7/ 1921.

- GV dẫn dắt: Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ
Tấn ra đời phản ánh rõ nét sự biến chuyển của
xã hội Trung Quốc thời kì ấy. Khơng khí
ngày càng sục sôi, ngày càng dâng cao của
một phong trào cách mạng chắc chắn phải có
sự góp mặt của những cá nhân tiêu biểu. Thu
Cận chính là một nữ chiến sĩ anh hùng như
vậy. Đây cũng chính là nguyên mẫu mà Lỗ
Tấn đã dựa vào đó để xây dựng hình tượng
nhân vật chính trong tác phẩm – người chiến
sĩ cách mạng Hạ Du. Thu Cận là một nhà
cách mạng tiên phong, từng du học ở Nhật,
làm báo, tham gia khởi nghĩa, bị bắt và bị
hành hình ở Cổ Hiên Đình Khẩu, phủ Thiệu
Hưng (quê của Lỗ Tấn). Nhà văn đã đổi tên
họ: Thu - Hạ, Cận – Du khi xây dựng nhân
vật trong tác phẩm của mình.
- GV phát vấn: Ra đời trong hồn cảnh đặc * Thơng điệp: Cần suy nghĩ nghiêm
biệt như vậy, nhà văn Lỗ Tấn muốn nhắn gửi khắc về một phương thuốc để cứu
thơng điệp gì qua tác phẩm “Thuốc”?
dân tộc
-> “Thuốc” là phát súng đầu tiên
- HS: Rút ra thông điệp của tác phẩm.
- GV: Em hãy tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn của văn đàn Trung Quốc trên trận
tuyến chống Đế quốc, phong kiến.
“Thuốc”?
b. Tóm tắt: HS tóm tắt tác phẩm
12
SangKienKinhNghiem.net



- HS dựa vào sơ đồ tóm tắt
- GV: Em hãy trình bày bố cục của tác phẩm
và nêu nội dung chính của mỗi phần. Từ đó,
em hãy rút ra chủ đề câu chuyện?
- HS: Chia bố cục văn bản và khái quát chủ
đề truyện
-> GV chốt lại ý chính

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc - hiểu
văn bản
GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa nhan
đề
Em hãy cho biết nhan đề Thuốc có những
tầng nghĩa nào?
HS trả lời -> GV chốt ý
*Từ tầng nghĩa thứ nhất của nhan đề GV tích
hợp kiến thức mơn Sinh học Lớp 10 (Bài 32:
Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch) để giúp các
em hiểu rõ hơn về bệnh lao và các bệnh
truyền nhiễm khác. Từ đó giúp các em hình
thành ý thức đúng trong việc bảo vệ và giữ
gìn sức khỏe, phịng chống các bệnh truyền
nhiễm, bảo vệ môi trường sống
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học
tập và dùng máy chiếu cho HS quan sát
những hình anh về lao phổi và giao nhiệm vụ:
Nhóm 1,2: Phiếu học tập số 1
Nhóm 3,4: Phiếu học tập số 2
GV giáo dục kỹ năng sốngcho HS:

- GV: Địa phương em thời gian qua thường
xuất hiện những loại bệnh truyền nhiễm nào?
Bản thân em đã có những việc làm cụ thể gì
để phịng và chống các bệnh truyền nhiễm?
- HS liên hệ vốn sống thực tế để trả lời.
- GV chốt:
13
SangKienKinhNghiem.net

c. Bố cục: Tác phẩm có gần 2000
chữ, như một màn kịch gồm 4 đoạn
rõ ràng (theo mục)
+ Đoạn 1: Mua thuốc
+ Đoạn 2: ăn Thuốc
+ Đoạn 3: Bàn về thuốc
+ Đoạn 4: Hậu quả của thuốc
-> Chủ đề: “Thuốc” là hồi chuông
cảnh báo sự mê muội, đớn hèn của
người Trung Hoa vào cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX. Vì thế, “Thuốc”
cũng đặt ra vấn đề cần phải có một
phương thuốc để thức tỉnh người
Trung Hoa tự đứng lên giải phóng
dân tộc.
II. Đọc - hiểu văn bản
1.Ý nghĩa nhan đề Thuốc
“Thuốc” là một nhan đề với 3 tầng
nghĩa:
- Một là: Thuốc chữa bệnh lao của
người Trung Quốc.

- Hai là: Thứ thuốc độc làm chết
người (thằng Thuyên ăn xong thuốc
thì chết)
-> Ăn bánh bao tẩm máu người
cách mạng là ăn thịt, uống máu
đồng loại
- Ba là: Cần phải tìm một phương
thức để quần chúng giác ngộ cách
mạng và cách mạng gắn bó với
quần chúng. Đây là lớp nghĩa trung
tâm và là dụng ý nghệ thuật của tác
giả.


+ Một số bệnh truyền nhiễm chúng ta thường
gặp như cúm, sởi, sốt xuất huyết,…
+ Cá nhân mỗi người cần trang bị cho mình
những hiểu biết về bệnh truyền nhiễm, chăm
sóc và bảo vệ tốt sức khoẻ cá nhân, cùng nhân
dân địa phương nơi cư trú thường xuyên dọn
dẹp vệ sinh môi trường, vận động và tuyên
truyền mọi người cùng tham gia phòng và
chống các bệnh truyền nhiễm,…
Hết tiết 78, Tiết 79
GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng
chiếc bánh bao tẩm máu
- GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh minh
họa chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ
cách mạng và phát vấn:
* Mọi người trong quán trà của lão Hoa

Thuyên bàn luận về Hạ Du: Họ cho rằng máu
Hạ Du tẩm bánh bao sẽ chữa khỏi bệnh lao,
họ cam đoan thằng Thuyên ăn vào thế nào
cũng khỏi. Điều này có đúng với khoa học
khơng? Vì sao?
- HS: Làm việc độc lập và trả lời
- GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
-> HS: Đó là quan niệm và hành động phản
khoa học, là mê tín dị đoan.
*GV Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công
dân Lớp 7 (Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng
và tơn giáo) giúp HS hiểu thứ thuốc chữa
bệnh lao bằng bánh bao tẩm máu là thứ
thuốc phản khoa học, mê tín dị đoan:
* GV đưa ra một số hình ảnh về mê tín dị
đoan và phát vấn: Mê tín dị đoan là gì? Để lại
hậu quả gì? Chúng ta cần làm gì để bài trừ mê
tín dị đoan?
- HS: Vận dụng kiến thức mơn học GDCD và
những hiểu biết cá nhân để trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
+ Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ,
nhảm nhí, trái với lẽ tự nhiên (tin vào bói
tốn, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép,…)
+ Tác hại: ảnh hưởng đến sức khỏe, tốn thời
gian và tiền bạc, thậm chí nguy hại đến tính
14
SangKienKinhNghiem.net

2. Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm

máu người cách mạng
- Chiếc bánh bao tẩm máu là thuốc
để chữa bệnh ho lao
-> Phương thuốc của sự mê tín dị
đoan
-> Lên án cách chữa bệnh lao mù
quáng ngu muội
- Chiếc bánh bao tẩm máu được
xem là thần dược, ăn vào sẽ khỏi
bệnh ngày.
- Chiếc bánh bao - liều thuốc độc lại
được tẩm máu người chiến sĩ cách
mạng Hạ Du, một người xả thân vì
nghĩa lớn, vì đất nước thì mọi người
lại dửng dưng dùng máu để pha chế
thuốc chữa bệnh.
=> Từ hình ảnh chiếc bánh bao tẩm
máu người cộng sản mà nhan đề
truyện có những tầng nghĩa sâu xa
như trên.


mạng của con người.
+ Bài trừ mê tín dị đoan bằng tuyên truyền
tích cực, sống và làm việc theo hiến pháp và
pháp luật
* GV cho học sinh xem video về việc Nhà
nước ta xử lí nghiêm các hành vi mê tín dị
đoan
* GV cung cấp cho HS tham khảo Luật pháp

Việt Nam quy định tại điều 247 Bộ Luật Hình
sự năm 1999 về xử phạt hành vi mê tín dị
đoan:
1. Người nào dùng bói tốn, đồng bóng hoặc
các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xoá án tích mà cịn vi phạm,
thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến
ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.
2. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ
ba năm đến mười năm.
3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ
ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
GV tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho HS:
- GV: Theo em, trong học sinh hiện nay có
hiện tượng mê tín dị đoan khơng? Làm thế
nào để chúng ta khắc phục hiện tượng đó?
- HS: Liên hệ thực tế và trả lời
- GV chốt: Trong học sinh vẫn tồn tại hiện
tượng mê tín dị đoan: đi lễ chùa xin thẻ đầu
năm hoặc cúng bái trước khi đi thi để đạt
điểm cao. Muốn khắc phục hiện tượng này,
bản thân mỗi học sinh cần hiểu rõ và có ý
thức văn hố khi đi lễ chùa, học hành chu đáo
và thi bằng năng lực để đạt kết quả tốt, không
trông chờ vào hên xui, may rủi,… GV ví dụ

thực tiễn: Hiện nay tà đạo Hội thánh đức chúa
Trời xuất hiện và lan nhanh ở khắp cả nước,
chúng lôi kéo,lợi dụng những người nhẹ dạ,
cả tin, u mê truyền tà đạo trái phép gây hoang
15
SangKienKinhNghiem.net


mang tâm lý, khiến bao gia đình tan nát, bất
hạnh. Là HS các em cần nhận thức rõ bản
chất của tà đạo, phân biệt đâu là văn hố tín
ngưỡng tâm linh đâu là mê tín để khơng bị lơi
kéo đồng thời tuyên truyền cho người thân,
công đồng cùng tĩnh táo để khơng u mê
vướng vào lao lí.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về hình tượng
người cách mạng Hạ Du và thái độ của mọi
người
- GV: Hạ Du xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp
ttrong tác phẩm? Và xuất hiện ở những chi
tiết nào?
- HS: Hoạt động theo bàn và trả lời

- GV: Những việc làm của Hạ Du được mọi
người nhận thức ra sao? Qua thái độ của mọi
người đối với Hạ Du, tác giả muốn nói với
chúng ta điều gì?
- HS hoạt động theo bàn và trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.


GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của
hình ảnh nghĩa địa và vịng hoa trên mộ Hạ
16
SangKienKinhNghiem.net

2. Hình tượng người cách mạng
Hạ Du và thái độ của mọi người
a. Hình tượng người cách mạng Hạ
Du
- Xuất hiện gián tiếp (sau khi bị
hành hình) qua câu chuyện của các
vị khách trong quán trà.
- Hạ Du là người sớm giác ngộ lý
tưởng.
=> Hạ Du là người cách mạng dám
xả thân vì đất nước, dũng cảm, hiên
ngang và giữ vững khí tiết cộng sản.
b. Thái độ của mọi người với Hạ Du
- Vợ chồng Hoa Thuyên: dửng dưng
mua bánh bao tẩm máu Hạ Du về
chữa bệnh lao cho con trai.
- Tên đao phủ Cả Khang: biến máu
Hạ Du thành món hàng trục lợi.
- Cụ Ba họ Hạ: Tìm cách tố giác
cháu để được thưởng 20 lạng bạc
- Đám đông trong quán trà: đàm
tiếu, chế giếu Hạ Du, gọi anh là
giặc, là đồ điên, nhãi con,…
- Bà mẹ Hạ Du: cảm thấy xầu hổ về
con

- Tác giả: Trân trọng đặt vòng hoa
lên mộ Hạ Du (Người duy nhất hiểu
và tin tưởng vào cách mạng)
=> Con đường cách mạng của
Trung Quốc chỉ giành thắng lợi khi
làm cho cách mạng gắn bó với nhân
dân và nhân dân giác ngộ được cách
mạng.
3. Hình ảnh nghĩa địa và vịng hoa
trên mộ Hạ Du


Du
- GV tổ chức hoạt động nhóm (Sử dụng kĩ
thuật các mảnh ghép, chia lớp thành 4
nhóm và phát phiếu học tập cho học sinh
hoạt động)
* Nhóm 1, 2: Phiếu học tập số 3: Thảo luận
về ý nghĩa hình ảnh nghĩa
* Nhóm 3, 4: Phiếu học tập số 4: Thảo luận
về ý nghĩa hình ảnh vịng hoa trên mộ Hạ Du
- HS thảo luận cử đại diện trả lời
-> GV nhận xét, chốt lại vấn
* GV liên hệ với văn học Việt Nam: Sau này,
nhà thơ Thanh Hải cũng viết bài thơ “Mồ anh
hoa nở”, lấy cảm hứng từ những bông hoa
trên mộ những người cộng sản những năm bị
khủng bố trắng ở miền Nam:
Trên mộ người cộng sản
Bông hồng đỏ và đỏ

Như máu nở thành hoa
Điều đó cho thấy một dự cảm về con đường
đầy bão táp nhưng sẽ tất thắng của cách
mạng.
- GV: Để cách mạng Trung Quốc đến gần với
quần chúng và quần chúng hiểu được cách
mạng thì cần phải làm gì? Vì sao?
- HS: Trả lời
-> GV chốt: Người dân Trung Quốc cần phải
tự mình vượt qua những định kiến cản trở sự
tiến bộ của dân tộc bởi đó chính là rào cản
dẫn Trung Quốc đến chỗ diệt vong mà cái
chết của Hạ Du là một minh chứng.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc sắc
nghệ thuật của truyện
+ Em có nhận xét gì về việc sử dụng những
hình ảnh mang tính biểu tượng trong tác
phẩm? về nghệ thuật xây dựng nhân vật và
nghệ thuật kể chuyện?
+ Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong
truyện có gì nổi bật?
- HS suy nghĩ và trả lời
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý
17
SangKienKinhNghiem.net

a. Hình ảnh nghĩa địa
- Nghĩa địa người chết chém bên
trái, người chết nghèo bên phải ->
Đó là xã hội Trung Hoa phong kiến

tối tăm, thê thảm như địa ngục.
- Con đường mòn phân cách giữa 2
bên nghĩa địa là do con người tự tạo
ra
-> Phê phán người dân Trung Hoa
tự phân rẽ mình. Đây cũng là ranh
giới, khoảng cách khơng đáng có
giữa cách mạng và quần chúng cần
phải xóa bỏ nhằm hướng đến một
lợi ích chung - lợi ích dân tộc.
b. Hình ảnh vịng hoa trên mộ Hạ
Du
- Đó là một vịng hoa trắng, hoa
hồng xen lẫn nhau nằm khoanh trên
nấm mộ khum khum. Hoa khơng có
gốc, khơng phải dưới đất mọc lên.
- Ý nghĩa:
+ Vòng hoa là một cực đối lập với
chiếc bánh bao tẩm máu người.
+ Đó là tấm lịng của Lỗ Tấn gửi
đến người chiến sĩ cách mạng
+ Thể hiện niềm tin tưởng lạc quan
vào tiền đồ của cách mạng
-> Vòng hoa trên mộ Hạ Du là một
hi vọng về tiền đồ cách mạng Trung
Quốc bởi nói như Lỗ Tấn: “Người
chết chỉ chết thật, khi họ chết hẳn
trong lòng người sống”.
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Truyện có lối viết cơ đọng, súc

tích, giàu hình ảnh mang ý nghĩa
biểu tượng
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc
đáo: không đặt nhân vật cách mạng
vào vị trí chủ yếu mà qua lời bàn
luận của đám đông để khắc họa chủ
đề thức tỉnh cách mạng cho quần
chúng.



×