Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ MẪU GIÁO - TUỔI QUA VIỆC GIÁO VIÊN TRẢ LỜI CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.81 KB, 6 trang )

NGHlêN CỨU TRÍ1O ĐỎI

GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

QUA VIỆC GIÁO VIÊN TRẢ LỜI CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ở TRẺ

ĐÀO VIỆT CƯỜNG
Trường Đại học Sài Gòn

Nhận bài ngày 28/01/2022. Sửa chữa xong 08/02/2022. Duyệt đăng 10/02/2022.

Abstract
Older preschool children are inherently curious and will usually ask questions about the people and things they
hear and see around them. Adults' answers to these questions will satisfy children's curiosity, help them grow and
develop in a healthy way. It is very normal for children to ask questions about bodies, babies, pregnancy, families
and relationships as they grow up, however not all teachers know how to answer them properly. Sometimes the
questions really confuse teachers. Therefore, it is necessary for teachers to understand children's psychological
characteristics, sexual development as well as essential pedagogical principles.

Keywords: Sex education, preschool children, 5-6 years old.
1. Đặt vấn đề

Giáo dục giới tính (GDGT) cho trẻ ln là vấn để được xã hội quan tâm, đặc biệt là giải đáp các
thắc mắc về giới tính cho trẻ lứa tuổi mầm non. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có sự phát triển mạnh vể
nhận thức, trẻ ln tị mị muốn biết mọi thứ xung quanh, trong đó bao góm cả vấn đề giới tính.
Trẻ khơng ngừng đặt ra những câu hỏi như"Em bé đến từ đâu?", "Tại sao đàn ơng có râu?", "Tại sao
con không được hôn bạn?" và rất nhiều những thắc mắc khác khiến người lớn không khỏi bất ngờ,
lúng túng khi giải thích cho trẻ. Trong khi đó vấn đề giới tính từ lâu vốn tế nhị, khó nói và đề cập đến
nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống con người. Đối với giáo viên mẩm non (GVMN) để giải đáp
các câu hỏi về giới tính cho trẻ không phải là lúc nào cũng dễ dàng, thuận lợi. Một số câu hỏi của trẻ
đôi khi làm GV lúng túng, đỏ mặt. Ngoài ra, để trả lời một cách thấu đáo, giúp trẻ hiểu được đòi hỏi


GV phải nắm rõ đặc điểm tâm lý trẻ, đặc điểm phát triển giới tính của trẻ cũng như một số nguyên
tắc sư phạm cần thiết để giải đáp các câu hỏi một cách khoa học phù hợp với lứa tuổi của trẻ mà
khơng làm mất đi sự tị mị, hổn nhiên ở trẻ.
2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Ý nghĩa của việc GV trà lời các câu hỏi về giới tính cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Vì tính chất nghề nghiệp GVMN là người gần gũi với trẻ trong tất cả các hoạt động, từ chăm sóc,
vui chơi đến các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi ở trẻ nên GVMN là người có nhiều thuận lợi
trong việc trả lời các câu hỏi vể giới tính cho trẻ:

- Mối quan hệ giữa GV với trẻ gần gũi như mối quan hệ mẹ con nên trẻ luôn tin tưởng vào cô và
mong muốn cơ giải đáp các thắc mắc của mình. Nếu giữa cơ và trẻ khơng có sự gần gũi, thân thiện
thì trẻ cũng khơng mang những thắc mắc đó đến với cơ. Trẻ khơng biết liệu cơ có trả lời câu hỏi của
mình khơng hay trẻ đang làm cơ khó chịu. Hơn nữa, giới tính là vấn đề khá nhạy cảm nó chỉ chia sẻ
hiệu quả khi giữa cơ và trẻ thực sự gần gũi và tự nhiên như mẹ với con.
- Sự giải đáp các câu hỏi của cô thường đem lại nhiều thơng tin hữu ích và quan trọng đối với trẻ.
ở trường mầm non khơng ai ngồi cơ có thể trả lời tốt hơn các thắc mắc trẻ có được. Cị là người
Email:

Thàngo2^oaz®“O»Jg;| 55


I

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

hiểu rõ trẻ, sự giải thích của cô bao giờ cũng dựa trên đặc điểm tâm lý của trẻ, cô luôn thể hiện sự
chu đáo, kiên nhẫn nên trẻ có thể dễ dàng hiểu được.

- Cơ ln có mặt và giải đáp các thắc mắc vể giới tính của trẻ một cách kịp thời khơng chỉ ni

dưỡng sự tị mị, ham hiểu biết của trẻ, qua đó cơ cịn cung cấp kiến thức và hành vi ứng xử xã hội
phù hợp cho trẻ.
- Việc giải đáp các câu hỏi của trẻ cịn là cơ hội để cơ bảo vệ trẻ trước các nguy cơ bị xâm hại, cô
cung cấp cho trẻ kiến thức tự bảo vệ bản thân, hình thành cho trẻ thái độ và hành vi ứng xử phù hợp
với bạn bè và những người xung quanh.

2.2. Nguyên tắc trả lời câu hỏi về giới tính ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Giải đáp các câu hỏi của trẻ một cách khoa học không chỉ cung cấp kiến thức cho trẻ mà còn giúp mở
rộng hiểu biết của trẻ về giới tính, giúp trẻ có ý thức bảo vệ bản thân, tạo được sự tin tưởng giữa cô với
trẻ. Để thực hiện tốt việc này GV cẩn tuân thủ một sổ nguyên tắc sau khi giải đáp các thắc mắc cho trẻ:
- GV phải tạo sự gân gũi với trẻ: Như đã đề cập việc GV tạo được khơng khí thân thiện, vui tươi là
một trong những điểu kiện quan trọng để trò chuyện với trẻ vể giới tính một cách hiệu quả nhất.
Nguyên tắc này chính là điếu kiện cẩn và nếu GV chưa cảm thấy chưa tự tin, chưa thoải mái thì
khơng nhất thiết phải giải đáp ngay cho trẻ mà hãy chọn thời điểm thích hợp khác [1 ].
- GV khơng nên tránh né các câu hỏi của trẻ: Các câu hỏi của trẻ chủ yếu đến từ sự tò mò, việc này
diễn ra tự nhiên ở trẻ lứa tuổi này. Những câu hỏi của trẻ chỉ cần GV lắng nghe và giải đáp. vể bản
chất, trẻ chưa chú ý và quan tâm nhiều đến các hành vi tình dục như ở người lớn. Việc GVtìm cách né
tránh các câu hỏi của trẻ, thể hiện sự bối rối, ngượng ngùng khi tiếp nhận câu hỏi của trẻ cũng làm
cho trẻ cảm thấy xấu hổ, thiếu tự nhiên theo. Những lần sau, trẻ sẽ ngại và không dám hỏi cô nữa.
- Tránh cung cấp kiến thức sai cho trẻ: Nhiều câu hỏi cùa trẻ làm GV bối rối, ngượng ngùng khi bất
ngờ nghe các từ nhạy cảm từ trẻ. Trường hợp này khơng ít GV thường lấy một câu chuyện khác để
giải thích cho trẻ, tránh dùng từ nhạy cảm chỉ các bộ phận, hành vi giới tính đã vơ tình cung cấp kiến
thức sai cho trẻ.Trẻ nhận thức sai dẫn đến hình thành thái độ và hành vi ứng xửxã hội thiếu phù hợp
với bạn bè và mọi người sau này. Cần nhắc lại rằng, sự tò mò, những câu hỏi của trẻ vể bất kỳ vấn
đề nào liên quan đến giới tính đểu vơ cùng bình thường và tự nhiên ở trẻ. GV muốn trẻ hiểu đúng,
có hành vi phù hợp, tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh và quan trọng là trẻ có ý thức
bảo vệ bản thân thì tốt nhất hãy dạy trẻ các kiến thức về giới tính một cách chính xác, khoa học. Bên
cạnh đó cơ khơng nên tự tạo áp lực cho mình phải đưa ra câu trả lời hồn chỉnh, quan trọng là cơ có
tạo được sự tin tưởng, dễ gần và sẵn sàng trị chuyện với trẻ hay khơng.


Ln có nhiều cách khác nhau để cơ trả lời câu hỏi của trẻ: có cách trả lời đơn giản, bên cạnh đó
cũng có cách trả lời cần nhiểu thông tin hơn, chi tiết hơn một chút. Nếu câu hỏi của trẻ làm cô không
cảm thấy tự tin, khơng sẵn sàng trả lời cơ có thể hẹn trả lời cho trẻ trong một dịp khác, khơng nhất
thiết phải trả lời bằng được cho trẻ.
Ví dụ: nếu trẻ hỏi, "Em bé đến từ đâu?". Câu trả lời của cô đơn giản nên là: "Em bé đến từ bên
trong người mẹ, từ một nơi đặc biệt được gọi là tử cung". Đối với một số trẻ câu trả lời như vậy là đã
đủ thông tin. Nếu trẻ muốn biết nhiều hơn thì câu trả lời có thể cụ thể hơn như: "Em bé đến từ bên
trong mẹ, từ một nơi đặc biệt được gọi là tử cung. Một bộ phận từ con đực được gọi là tinh trùng và
một phần từ con cái được gọi là trứng, kết hợp với nhau để tạo thành em bé. Em bé sống bên trong
tử cung của mẹ, nơi em bé sẽ lớn dẩn lên cho đến khi ra đời". GV cũng có thể đọc một quyển sách
cùng trẻ để cung cấp cho trẻ những thơng tin trẻ cẩn thiết.

Ngồi ra, GV cũng có thể chọn cách trì hỗn câu trả lời nếu trẻ hỏi khó hoặc hồn cảnh trả lời
khơng thích hợp (ví dụ như trẻ hỏi trong bữa ăn). Trường hợp nếu cô chưa biết phải trả lời cho trẻ
như thế nào, cơ có thể nhận xét như"Câu hỏi của con rất hay", hoặc cho trẻ biết "Cô sẽ trả lời cho con
sau nhél", cô cố gắng đừng quên trả lời cho trẻ.

56

G1ÁODUC - ,

©TahS™"9 Oa/SOES


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

- Phải dựa trên đặc điểm tâm lý của trẻ:ĩrả lời các câu hỏi về giới tính cho trẻ chưa bao giờ là điều
dễ dàng. GV có thể rất vui tươi, thân thiện và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của trẻ. Nếu câu trả lời có
những từ mang tính trừu tượng thì cách tốt nhất cô nên chọn câu trả lời đơn giản, dễ hiểu cho trẻ.
Nếu trẻ tiếp tục hỏi để thỏa mãn sự tị mị GV cẩn kiên nhẫn tìm hiểu thêm về câu hỏi của trẻ một

chút, ban đầu việc trả lời có thể hơi khó nhưng dần dần nó sẽ thuận lợi hơn.

2.3. Đặc điểm nhận thức giới tính của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trí tuệ phát triển mạnh, khả năng quan sát và giao tiếp của trẻ ngày càng
mở rộng, trẻ thường hay tò mò, thắc mắc các vấn đề liên quan đến giới tính như việc mang thai, em
bé từ đâu đến, em bé vào bụng mẹ bằng cách nào, tại sao đàn ông có râu... Nhìn chung trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi biết rằng hình thức bể ngồi khơng làm thay đổi giới tính của mọi người, thậm chí ngay
cả trong trường hợp mặc quần áo hoặc làm cơng việc trái với giới tính của mình, ở tuổi này, các bài
học về giới tính mang ý nghĩa giúp trẻ nhận thức giới tính về đặc điểm cơ thể, vai trò của giới, cơ chế
của cơ quan sinh dục và cách chúng hoạt động. Ví dụ: việc mặc đầm không làm cho con trai biến
thành con gái, bé gái hiểu rằng khi lớn lên mình sẽ là một cơ gái, có thể mang thai và có con.

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cũng hiểu rằng bộ phận sinh dục của mình nó sẽ mãi như vậy khi lớn lên,
cách mà cơ quan sinh dục hoạt động và tại sao chúng lại tự nhiên ở đó trở thành những câu hỏi thú
vị của nhiều trẻ. Từ các đặc điểm của giới tính, trẻ biết tách riêng những đặc điểm ổn định, bản chất
để xác định giới, nhờ đó trẻ nhận thức về giới của mình được chính xác, rõ ràng. Nhiều cơng trình
nghiên cứu đã chỉ ra bé trai thường tỏ ra lạ lẫm và tò mò hơn bé gái. Những hành vi tìm hiểu, khám
phá đặc điểm giới tính giữa bé trai và bé gái khơng hồn tồn giống nhau mà có sự khác biệt về thái
độ và hành vi. Bé trai thường có xu hướng tích cực hơn bé gái trong hành vi tìm tịi khám phá và đưa
ra nhiều câu hỏi thể hiện sự tị mị của mình.
Sự phát triển nhận thức về giới tính giúp trẻ hiểu giới tính của bản thân là tồn tại ổn định, khơng
thay đổi nó, khơng liên quan đến vai trị của giới. Điều này có nghĩa là việc thực hiện những công việc
của người khác giới cũng khơng thể làm thay đổi giới tính của trẻ. Sựổn định về giới tính sẽ ảnh hưởng
mạnh mẽ tới ý thức về vai trò của con trai hay con gái của trẻ sau này. Cơ thể của bạn trai và bạn gái
khác nhau ra sao và cơ quan sinh dục nó hoạt động như thế nào cũng là những câu hỏi bất tận của trẻ.

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi rất hứng thú với việc em bé làm sao có thể chui vào bụng mẹ và làm thế
nào để chui ra ngồi. Chính cơ chế của q trình trên là vấn để trẻ thể hiện sự quan tâm, tò mò,
muốn được người lớn giải đáp. Trẻ lứa tuổi này muốn biết tại sao nhưng để hiểu được trẻ gặp nhiều
khó khăn vì khơng phải mọi tên bộ phận, tên chức năng của các bộ phận cơ thể trẻ nghe đều có thể

hình dung và hiểu được một cách dễ dàng. Do đó, trẻ liên tục đặt ra những câu hỏi và mong muốn
người lớn giải thích tiếp cho mình [2],

Nhìn chung nhận thức giới tính của lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi tập trung xoay quanh các vấn đề
sau: - Trẻ hiểu rằng giới tính của trẻ là khơng thay đổi ngay cả khi lớn lên. Con trai lớn lên sẽ làm chú
bộ đội, tài xế lái xe, con gái lớn lên sẽ làm mẹ, làm cô giáo, y tá; - Trẻ quan tâm tới chức năng của bộ
phận sinh dục của mình, nó dùng để làm gì và bắt đầu quan tâm đến hiện tượng mang thai, sinh
con ở cơ thể phụ nữ; - Trẻ dần dẩn cũng nhận thức được về sự riêng tư ở các vị trí, bộ phận trên cơ
thể và các hành động riêng tư khác như đi vệ sinh hoặc thay quần áo; - Trẻ tị mị một số đặc điểm
giới tính gắn liền với con trai hay con gái và các quy tắc xã hội của nó, như con gái mới mặc đẩm, cột
tóc, chơi búp bê, cịn con trai thì chơi các trị chơi siêu nhân, học võ và đá bóng.

2.4. Đặc điểm hành vi giới tính cùa trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Thật khó để khẳng định sự ổn định hay thay đổi về sự phát triển giới tính của trẻ sau này nhưng
hành vi giới tính ở trẻ 5-6 tuổi đã biểu hiện qua những hành vi có thể quan sát ngày càng rõ ràng.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sự phát triển giới tính ở trẻ em chỉ là sự phản ánh của việc hình thành
đời sống giới tính, dù cịn thiếu sót nhưng chúng chứng tỏ hoạt động giới tính ở trẻ lứa tuổi này ngày

THinn np/pnpp GI Áo ĐỤC
Tháng 02/2022

57


NGHIỂN CỨU TRAO ĐỔI
càng bộc lộ những nét đặc trưng của nó. Trẻ nhận ra sự thay đổi khi cơ thể người mẹ mang bầu, tuy
nhiên, trẻ tuổi này chưa hiểu rõ vể vai trò của tinh trùng và trứng trong cơ chế sinh sản ở con người.
Sự phù hợp giới tính trong hành vi của trẻ dễ nhận thấy nhất qua việc trẻ chơi với các bạn, đặc biệt là bạn
khác giới trong trò chơi phân vai ở các góc chơi trong lớp, những hành vi này cũng dễ dàng nhận thấy qua
việc trẻ thay quẩn áo, sử dụng nhà vệ sinh dành cho bạn trai và bạn gái ở trong lớp. Tinh cảm yêu mến và

hành vi của trẻ với bạn khác giới, với đồ chơi cũng phản ánh sự khác biệt về hành vi giới tính ở trẻ.

Sở thích chơi với bạn khác giới của trẻ xuất hiện khá sớm, trẻ biểu lộ rõ rệt sự khác biệt giới tính,
hơn nữa những khác biệt này khơng ngừng phát triển. Ở bé gái khả năng độc lập, tự kiểm chế và
quan tâm đến người khác chiếm ưu thế hơn so với bé trai nhưng tính tị mị và biểu hiện tình cảm
của các bé trai lại tốt hơn bé gái. Sự quan tâm của các bé gái đối với con người, đặc biệt là em bé và
con vật chiếm ưu thế hơn so với bé trai. Trong khi đó, khả năng quan sát của bé trai lại có biểu hiện
ưu thế hơn bé gái. Như vậy, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là giai đoạn mà những nét đặc trưng về hành vi
giới tính ở cả hai giới dẩn bộc lộ rõ bên cạnh những thay đổi về nhận thức giới tính ở trẻ lứa tuổi này.
Trẻ lứa tuổi trên cũng bắt đầu muốn có sự riêng tư trong khi trẻ tắm hoặc đi vệ sinh. Do đó, GV
cần tôn trọng và đảm bảo rằng cánh cửa nhà vệ sinh cẩn đóng lại mỗi lần trẻ sử dụng nó. Ngược lại,
trẻ cẩn chờ đến lượt khi người khác sử dụng phòng tắm hoặc nhà vệ sinh xong trẻ mới được vào.
Bên cạnh đó, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cũng rất tị mị vể cơ thể của mình và cơ thể của người khác, trẻ
tìm cách để nhìn và thường xun có nhiều câu hỏi để tìm hiểu chúng. Liên quan đến vấn đề này GV
cần cho trẻ hiểu rằng, việc chạm vào phẩn riêng tư của bạn là không được phép, ngoài ra cũng giúp
trẻ hiểu cơ quan sinh dục của mỏi người là phân riêng tư người khác không thể chạm vào.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cũng dành nhiều thời gian để tự chạm vào bộ phận sinh dục của mình,
qua lớp quẩn áo hoặc khi đã cởi bỏ chúng. Việc này đem lại cảm giác dễ chịu cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ
cũng dẩn hiểu rằng việc này chỉ bắt đẩu ở một nơi và thời điểm thích hợp. Thường thấy nhất là vào
giờ ngủ của trẻ, khi ngủ một số trẻ thường tự sờ bộ phận sinh dục của mình để tìm hiểu cảm giác từ
nó, thậm chí có trẻ khơng ý thức đang làm việc đó. Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, việc tự kích thích
khơng phải là hành vi xấu, đơn giản đó chỉ là sựtị mị, sựphát hiện mang lại cảm giác thích thú ởtrẻ.
Như vậy, những hành vi giới tính được hình thành trong giai đoạn này ở trẻ tương đối phong
phú, đa dạng và bắt đầu có khuynh hướng ổn định. Những hành vi này là nển tảng cho cả hệ thống
hành vi giới tính của trẻ sau này. Trong sự phát triển đó của trẻ đương nhiên khơng thể thiếu được
vai trị của người lớn trong việc hình thành, giáo dục các quy tắc và hành vi giới tính làm mạnh ở trẻ.

2.5. Nội dung GDGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Nội dung GDGT cho trẻ lứa tuổi này bao gồm sự biến đổi về đặc điểm tính dục trong các giai
đoạn phát triển cơ thể và cách cư xử của trẻ với nhau. Những hiểu biết và thái độ chung của trẻ vể

các vấn đề đó. Giáo dục trẻ nhận thức đúng đắn vể giới, bình đẳng giới, hình thành ở trẻ những thái
độ tự nhiên đối với những dấu hiệu đặc trưng của giới ở bên ngoài [3], Bước đầu cung cấp những
kiến thức đặc trưng giới tính nam và nữ cho trẻ. Giáo dục trẻ hành vi bảo vệ và giữ gìn sức khỏe bản
thân, rèn luyện thói quen vệ sinh cơ quan sinh dục [4, tr. 59-61].

Việc xác định nội dung GDGT cho trẻ thực tế cần căn cứ vào đặc điểm nhận thức, hành vi giới
tính ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, nội dung chương trình chăm sóc, giáo dục và bộ chuẩn phát triển của
trẻ em 5 tuổi dành cho lứa tuổi này.
Theo Chương trình giáo dục mẩm non ban hành kèm theo Thơng tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cập trong mục tiêu giáo dục trẻ vể "Phát triển nhận thức" và "Phát
triển tình cảm và kỹ năng xã hội"có nội dung trẻ khám phá bản thân và có ý thức về bản thân [5].
Ở nội dung "Phát triển nhận thức" đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có để cập trẻ biết họ tên, ngày
sinh, giới tính, đặc điểm sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình [5],

Ở nội dung "Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội" đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có để cập tên,
co

58

GIAO DỤC

03/3033

©XA HOI Tháng 02/2022


NGHICN CỨU TRAO ĐỔI
tuổi, giới tính của trẻ. Ở kết quả mong đợi cũng thể hiện nội dung phát triển nhận thức giới tính ở
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi [5], cụ thể: -Trẻ nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi,
trị chuyện; - Trẻ nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, tên mẹ; - Trẻ nói được mình có

điểm gì giống và khác bạn (dáng vẻ bên ngồi, giới tính và sở thích cá nhân); -Trẻ nói được đặc điểm,
sở thích về giới tính của bạn, điểm giống và khác nhau giữa mình với người khác.

Theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi cũng đã đưa ra nội dung liên quan đến vấn để giới tính, cụ thể
ở chuẩn 5 và chuẩn 6 về lĩnh vực thể chất yêu cầu trẻ có hiểu biết và thực hành vệ sinh cá nhân, biết
giữ đẩu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với giới tính của mình, trẻ phải biết tự bảo vệ mình
trước người lạ [6], đó là: - Chỉ số 15. Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh; - Chỉ
số 16. Trẻ tự rửa mặt, chải răng hàng ngày.;-Chỉ số 17. Trẻ biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp;-Chỉ
số 18. Trẻ biết giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng; - Chỉ số 24. Không đi theo, không nhận quà của người
lạ khi chưa được người thân cho phép; - Chỉ số 27. Trẻ nói được một số thơng tin quan trọng về bản
thân và gia đình có liên quan đến giới tính; - Chỉ số 28.Trẻ ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân;
- Chỉ số 29. Trẻ nói được khả năng và sở thích riêng vể giới tính của bản thân; - Chỉ số 30. Trẻ biết đề
xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích giới tính của bản thân.
Như vậy, Chương trình giáo dục mầm non và Bộ chuẩn của trẻ 5 tuổi cũng đã xác định mục tiêu
và nội dung GDGT cho trẻ. Có thể thấy, nội dung GDGT cho trẻ lứa tuổi này khá rộng, đề cập nhiều
vấn để từ tên gọi, chức năng các bộ phận trên cơ thể, sự khác nhau vể giới tính giữa nam và nữ, sự
sinh sản và quy tắc hành vi xã hội ở trẻ lứa tuổi này. Tuy nhiên, để giải đáp phù hợp và cung cấp kiến
thức giới tính cho trẻ lứa tuổi này GV cần lưu ý tùy vào trường hợp, khả năng nhận thức ở từng trẻ
mà GV chọn nội dung và cách giải đáp phù hợp để trẻ tiếp thu một cách hiệu quả.

2.6. Câu hỏi về giới tính thường gặp ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và gợi ý trả lời tham khảo
Trên cơ sở hiểu biết đặc điểm nhận thức giới tính ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, nắm vững nguyên tắc
và nội dung GDGT ở lứa tuổi này, GV có thể chủ động đưa ra câu trả lời phù hợp cho câu hỏi của trẻ
mà GV thường gặp khi thực hiện cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Cần lưu ý các
câu trả lời dưới đây chỉ mang tính tham khảo vì tùy theo trường hợp, khả năng của mỗi GV và tùy vào
nhận thức của trẻ mà cách trả lời của cô có thể khác nhau đối với các câu hỏi của trẻ.
2.6.1. Chủ đề: Cơ thể
Câu hỏi: Cái này gọi là gì? Trả lời: Cơ nên gọi tên bộ phận cơ thể bằng giọng nói bình thường
hàng ngày, câu trả lời của cơ càng tự nhiên, đơn giản càng tốt. Ví dụ: Cái này gọi là dương vật (hoặc
âm đạo)...

Câu hỏi: Tại sao dương vật của con lại cứng? Trả lời: Đó là cách mà dương vật có thể làm. Nếu trẻ
hỏi thêm, GV nên có thể gải thích thêm cho trẻ: Nó được gọi là (sự) cương cứng.
Câu hỏi:Tại sao con khơng có dương vật (hoặc âm đạo)? Trả lời: Vì con là con gái (hoặc dương vật
chỉ có ở con trai).
Câu hỏi: Tại sao con khơng có ngực (vú). Trả lời: Chỉ khi nào con lớn mới có ngực.
Câu hỏi:Tại sao con khơng có râu? Trả lời: Vi con cịn nhỏ (nếu câu hỏi của bé trai), chỉ có con trai
khi nào lớn mới có râu (nếu câu hỏi của bé gái).
2.6.2. Chủ để: Em bé và sự sinh sản

Câu hỏi: Em bé từ đâu đến? Trả lời: Em bé đến từ bên trong bụng của mẹ.
Câu hỏi: Em bé lớn lên ở đâu? Trả lời: Em bé lớn lên bên trong một chiếc túi đặc biệt trong bụng
của mẹ. Nếu trẻ hỏi tiếp, GV có thể cung cấp thêm thông tin cho trẻ: Em bé lớn lên ở một vị trí đặc
biệt trong bụng mẹ, nó được gọi là tử cung.
Câu hỏi: Em bé được tạo ra bằng cách nào? Trả lời: Để có em bé phải cần đến một bộ phận của
bố và một phẩn của mẹ. Nếu trẻ hỏi tiếp, GV có thể giải thích thêm cho trẻ: Các bộ phận đặc biệt này
mình gọi là trứng và tinh trùng.

Tháng O&ZOffi

59


NGHIÊN CỨU TRAO Đổl
Câu hỏi: Con có thể có em bé khơng? Trả lời: Cơ chỉ cần nói với trẻ là: Khơng! Con chưa thể có em
bé (nếu trẻ khơng cần biết tại sao). Nếu trẻ hỏi tiếp, GV có thể trả lời thêm: Chỉ người lớn mới có thể
có em bé.
Câu hỏi: Làm thế nào để em bé ra khỏi bụng mẹ? Trả lời: Em bé sẽ chui ra giữa hai chân của mẹ
(hoặc qua âm đạo). Nếu trẻ hỏi tiếp, GV có thể giải thích thêm: Âm đạo của mẹ sẽ căng ra (giống như
một quả bóng) để em bé ra ngồi.


Câu hỏi: Con trai có em bé khơng? Trả lời: Chỉ có phụ nữ lớn lên mới có em bé.

2.6.3. Chủ để: Quan hệ xá hội
Câu hỏi: Con có thể cưới bạn khơng? (bạn khác giới). Trả lời: Một ngày nào đó, khi cả hai cùng lớn
lên, con có thể cưới bạn của mình.
Câu hỏi: Con có thể có bạn gái (người u) khơng? Trả lời: Con khơng có gì phải vội cả, con sẽ có
bạn gái (người yêu) khi con lớn lên.
Câu hỏi: Con có được hôn môi bạn không? Trả lời: Con chỉ làm như vậy khi cả hai cùng lớn và
được bạn cho phép.
GV không nên lo lắng hay trêu đùa trẻ nếu trẻ bất đẩu nói vể một người bạn đặc biệt của trẻ. Trẻ
thấy các mối quan hệ và cách thể hiện tình cảm giữa họ như vậy ở nhiều nơi và chủ yếu là trẻ muốn
bắt chước. Cách nói chuyện với trẻ tốt nhất trong các trường hợp này là GV phải trung lập, tự nhiên,
tránh nhận xét không tốt vể trẻ, không làm nghiêm trọng vấn đề khi nghĩ trẻ cịn q nhỏ. Để có câu
trả lời phù hợp GV nên hỏi thêm trẻ để hiểu lý do vì sao trẻ nghĩ như vậy [7],

3. Kết luận
GDGT chưa bao giờ là điểu dễ dàng ngay cà đối với GVMN. Để giải đáp các thắc mắc về giới tính
cho trẻ một cách hiệu quả GVMN cẩn thực hiện dựa trên các nguyên tắc cơ bản nêu trên. GV phải
biết lắng nghe trẻ, đặt mình vào vị trí của trẻ, giải đáp các câu hỏi cho trẻ một cách rõ ràng, tự nhiên
nhưng vẫn đảm bảo tính sư phạm, khoa học. Nội dung GDGT dành cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi
cần tập trung vào một số vấn đề chính như tên gọi các bộ phận trên cơ thể, sự khác nhau về giới
tính giữa nam và nữ, em bé từ đâu đến, cơ chế sinh sản, quy tắc ứng xử với bạn khác giới, kỹ năng vệ
sinh cá nhân và bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với người lạ. Ngoài ra, GVMN cẩn hiểu đặc điểm tâm lý
của trẻ ở lứa tuổi này, sự tị mị về giới tính ở trẻ lứa tuổi này là sự phát triển bình thường, tự nhiên.
GV giải đáp thỏa đáng các câu hỏi của trẻ sẽ giúp thỏa mãn sự tò mò và mở rộng hiểu biết vể vấn
đề giới tính. Bên cạnh đó cịn giúp trẻ thấy được giá trị của bản thân, trẻ tự tin, có thái độ và hành vi
phù hợp trong giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh, góp phẩn phát triển tồn diện nhân
cách của trẻ sau này.
Tài liệu tham khảo
[1] Linda and Richard Eyre (1999), How to talk to your child about sex, st. Martin's Press (Làm thế nào đề nói chuyện với trẻ em về giới

tính). Golden Books Publishing Co., Inc.
[2]

Nguyên Văn Lê, Nguyễn Thị Đoan (1997), Giáo dục giới tính, NXBĐại học Quốc gia Hà Nội.

[3] Edward August Millet (1991), Sex education for the preschool child (Giáo dục giới tính cho trẻ em lứa tuồi mâm non). The University
of Southern California.

[4]Cath Hakasnon (2018), The sex education answer book (Cầm nang hướng dấn giãi đáp về gìớo dục giới tính). Published by Sex Ed Rescue.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục mâm non, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chuẩn phát triển cùa trẻ em 5 tuổi, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[7] Lauri berkenkamp, Steven c. Atkins (2002), Talking to your kids about sex from toddlers to preteens (Trị chuyện giới tính với trẻ em
từ tuổi âu nhi cho đẽn tuồi tiều học). Nomad Press.

60

GIÁO DỤC

np/pnpp
©XẢ HỘI ^ng 02/2022



×