Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.59 KB, 3 trang )
Giáo dục giới tính cho con tuổi mẫu giáo
1. Cha mẹ gọi đúng tên các bộ phận trên cơ thể trẻ
Cha mẹ không nên né tránh việc gọi tên các bộ phận trên cơ thể bé.
Khi tắm, hay thay quần áo cho trẻ, cha mẹ nên tập thói quen nói
chuyện thoải mái với con về những bộ phận trên cơ thể trẻ, trong đó
có cả cơ quan sinh dục. Ví dụ, khi tắm rửa cho trẻ, mẹ có thể nói
rằng: "Nào! Để mẹ rửa bướm cho con nhé!" Hoặc, "Để mẹ rửa chim
cho con!". Cha mẹ nên gọi đúng tên của các bộ phận trên cơ thể bé,
không nên nói tránh là "cái ấy", "cái đó" và không nói quanh co.
Chúng ta nên giải thích rõ ràng cho trẻ những câu hỏi giới tính, giúp
trẻ nhận thức đúng về giới tính của bản thân.
2. Trả lời những câu hỏi về giới tính của trẻ
Khi lên 3 tuổi, trẻ hay đặt những câu hỏi về giới tính và so sánh mình
với những đứa trẻ khác giới. Cha mẹ cần trả lời rõ ràng, dễ hiểu cho
trẻ về các câu hỏi này, không nên né tránh. Ví dụ: Con trai thì có
chim, và thích chơi đồ siêu nhân, để tóc ngắn Con gái thì có bướm,
thường để tóc dài để kẹp nơ, hay mặc quần áo màu sắc Trẻ muốn
biết: sự khác biệt giữa con trai, con gái và mình được sinh ra từ
đâu? Và chỉ cho trẻ thấy một bà bầu và giải thích: Em bé của cô ấy
đang ở trong bụng và một thời gian nữa, em bé sẽ được sinh ra
Tốt nhất là nên giải thích cho trẻ bằng các hình vẽ minh họa, hoặc
thực tế (nếu có thể) để trẻ dễ hiểu.
3. Trang bị kiến thức cho trẻ
Nhiều trẻ đã lên 4 - 5 tuổi, nhưng chưa bao giờ đặt ra các câu hỏi về
giới tính của mình và cha mẹ có thể nghĩ rằng, trẻ còn quá nhỏ để
tìm hiểu về giới tính. Song, phần lớn ở độ tuổi này, trẻ đều đã có sự
tò mò về giới tính như: sao mình lại là con trai? Và mình được sinh ra
như thế nào? Có thể do trẻ nhút nhát, hoặc bố mẹ quá nghiêm
khắc với con về vấn đề này khiến trẻ không dám hỏi.
Trong các trường hợp trên, bạn hãy chủ động trò chuyện với con để
tìm hiểu những suy nghĩ của trẻ và có cách giáo dục phù hợp. Ví dụ,