Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÀI CUỐI KỲ VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM_ ẨM THỰC LÀ THƯƠNG HIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM
Mã học phần: VLC3048
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thúy Hằng
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Cẩm Tú
Mã số sinh viên: 19032622
Khoa: Việt Nam học và tiếng Việt.

Hà Nội, 12/2021

Mục lục:


I.Mở đầu:

3

II.Nội dung:
3
1.Văn hóa ẩm thực là thương hiệu:
3
1.1.Văn hóa ẩm thực là thương hiệu của một vùng, một dân tộc, thậm chí
là một đất nước:
3
1.2.Văn hóa ẩm thực Việt Nam là một thương hiệu Việt:
6
1.3. Tầm ảnh hưởng của thương hiệu Việt:
8


2.Phân cơng đặc điểm văn hóa của tỉnh Tuyên Quang:
9
2.1.Ý tưởng thu hút khách trong nước và quốc tế bằng cách giới thiệu di
sản ẩm thực truyền thống của địa phương:
10
2.1.1. Ý tưởng du lịch ẩm thực tại tỉnh Tuyên Quang:
10
2.1.2. Ý tưởng truyền thông bằng video dạy nấu món ăn địa phương
sáng tạo:
10
2.1.3. Ý tưởng hội chợ - triển lãm ẩm thực Tuyên Quang:
11
2.1.4 Hợp tác cùng những tờ báo, tạp chí ẩm thực:
11
2.2.Đề xuất để bảo tồn và phát triển một di sản ẩm thực truyền thống của
tỉnh Tuyên Quang:
11
III.Kết luận:

12

IV. Tài liệu tham khảo:

13

2


I.Mở đầu:
Kể từ khi con người xuất hiện trên trái đất thì thức ăn ln có vai trị quan

trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người. Trải qua một quá
trình lịch sử lâu dài mỗi vùng đã hình thành một phong cách nấu nướng, ăn
uống riêng mà người ta hay gọi là văn hóa ẩm thực.
II.Nội dung:
1.Văn hóa ẩm thực là thương hiệu:
“Ăn uống là một nhu cầu cơ bản không thể thiếu được của con người,
nhằm duy trì sự sống, tái sản xuất sức lao động và phát triển. Đồng thời ăn uống
còn là một phạm trù văn hóa. Ăn uống khơng chỉ phụ thuộc vào những điều
kiện tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố về phong tục, tập quán
và tín ngưỡng, góp phần tạo nên văn hóa của một dân tộc. Đó là văn hóa ẩm
thực”.
Theo cuốn sách “Introduction to trademark law & practice the basic
concepts” đã viết: “ A trademark is any sign that individualizes the goods of a
given enterprise and distinguishes them from the goods of its competitors”.
Dịch như sau: “Thương hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào để cá biệt hóa hàng
hóa của một doanh nghiệp nhất định và phân biệt chúng với hàng hóa của các
đối thủ cạnh tranh”.
Như vậy nếu nói văn hóa ẩm thực là một thương hiệu có nghĩa rằng ẩm
thực ở từng khu vực sẽ phải được nhìn nhận theo yếu tố độc đáo, khác biệt và
dễ phân biệt được giữa các khu vực khác nhau. Thấu hiểu điều này sẽ dễ dàng
hơn để chúng ta đi đến những ý chính tiếp theo và có được những nhận định
đúng đắn về vấn đề này.
1.1.Văn hóa ẩm thực là thương hiệu của một vùng, một dân tộc, thậm chí là
một đất nước:
Khi cịn nhỏ chúng ta ăn để duy trì sự sống. Lớn lên khi được đến nhiều
vùng đất mới, con người dần hiểu được món ăn mà chúng ta thưởng thức mang
một phần của văn hóa. Nếu chúng ta ăn và cảm nhận những tinh túy ẩn dấu sau
những món ăn ấy, có thể nói ẩm thực mang thương hiệu của một vùng, một dân
tộc thậm chí là một đất nước.
Đầu tiên nhìn về lịch sử, mỗi quốc gia có những q trình lịch sử khác

nhau từ đó ẩm thực cũng phản ánh và bị ảnh hưởng ít nhiều bởi tiến trình lịch
3


sử. Có thể kể đến như trong lịch sử Trung Quốc, với các triều đại hào hùng của
một dân tộc họ cũng tạo nên một phong cách ẩm thực riêng của một đất nước
mang bề dày lịch sử. Người Trung Quốc có phong cách trang trí các món ăn vơ
cùng cơng phu. Họ tin rằng món ăn khơng chỉ có bổ dưỡng mà cịn phải trơng
hấp dẫn. Do đó, các món ăn của Trung Quốc thường được trang trí sặc sỡ và
chuộng màu đỏ là màu truyền thống của người Trung Hoa. Hay lịch sử Hoa Kỳ
cũng được phản ánh trong các món ăn ở nơi đây. Hoa Kỳ được biết đến là một
quốc gia đa sắc tộc với những dòng người di cư đến quốc gia này đã tạo sự phát
triển đa dạng phong phú về ẩm thực. Một điển hình khác chính là Nhật Bản với
nền ẩm thực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Hàn Quốc và Trung Quốc. Phải nói
đến chính là sự du nhập gạo từ Hàn Quốc và đậu nành, lúa mì từ Trung Quốc
sang Nhật Bản. Chính bởi vì đạo luật cấm ăn thịt kéo dài bởi tôn giáo bản địa
của người Nhật đạo Shinto cũng chấp nhận triết lý tương tự đạo Phật. Vì vậy
việc thiếu các sản phẩm thịt đã dẫn tới cá là một lựa chọn thay thế của người
Nhật. Từ đó cá đã tác động nhiều đến các món ăn tạo nên thương hiệu của
người Nhật. Chỉ từ một vài ví dụ trên cũng đã cho thấy được lịch sử mỗi quốc
gia mang một quá trình, diễn tiến khác nhau và nó góp phần tạo nên thương
hiệu riêng của mỗi đất nước.

Hình ảnh: Món ăn Trung Quốc
Nguồn ảnh: />
4


Một yếu tố nữa cũng làm nên tính thương hiệu của món ăn đó chính là vị
trí địa lý- khí hậu lãnh thổ. Mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có điều kiện địa lý

khác nhau và từ đó hình thành nên đặc trưng cây trồng, gia cầm, gia súc, thủy
hải sản mang tính đa dạng và đặc trưng riêng của mỗi đất nước. Khi khám phá
ẩm thực Trung Quốc chúng ta sẽ thấy rằng quốc gia này có 8 trường phái ẩm
thực khác nhau theo vị trí địa – chính trị như: Sơn Đơng, Tứ Xun, Giang Tơ,
Chiết Giang, Quảng Đơng, Phúc Kiến, Hồ Nam, An Huy. Nói về Sơn Đơng là
nói về những món ăn nồng đậm, có nhiều hành tỏi, nhất là món hải sản, thiên về
làm món canh và nội tạng động vật. Có thể chính nhờ sự thiên phú với khí hậu
ơn hịa, nằm ở vùng chuyển giao giữa khí hậu cận nhiệt đới ẩm và khí hậu lục
địa ẩm với mùa mùa phân biệt cùng với vị trí giáp biển đã tạo nên trường phái
ẩm thực Sơn Đông (Trung Quốc). Hay vùng Hồ Nam (Trung Quốc) với khí hậu
cận nhiệt đới, có núi bao quanh ba mặt Đông, Nam và Tây Nam, mùa hè nóng,
ẩm và mưa nhiều. Chính những đặc trưng về khí hậu như vậy đã tạo nên trường
phái ẩm thực Hồ Nam (Trung Quốc) nổi tiếng với những món ăn cay mang lại
cảm giác tê tê, đậm vị. Chỉ mới phân tích hai vùng của Trung Quốc cũng đủ
thấy được cái tầm ảnh hưởng của vị trí địa lý và khí hậu đến mỗi vùng miền như
thế nào. Bởi vậy nó cũng góp phần tạo nên thương hiệu ẩm thực của mỗi vùng.
Đặc điểm quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến thương hiệu ẩm thực đó
chính là cách nấu món ăn. Để nấu được món ăn hồn chỉnh con người ta quan
tâm đầu tiên về mặt nguyên liệu. Tất nhiên chính địa lý lãnh thổ và khí hậu cũng
ảnh hưởng phần nào đến nguyên liệu những cách con người ta kết hợp những
nguyên liệu nhằm bổ trợ cho nhau chính điều ấy tạo nên tính thương hiệu trong
ẩm thực. Trong nền ẩm thực châu Âu theo thống kê ba thành phần chính trong
ẩm khu vực này như bơ, sữa, trứng được sử dụng trong 74,4% thực phẩm. Các
món ăn châu Âu cũng có một sự cầu kỳ nhất định họ quan niệm “ẩm thực lý
tính” họ ít chú ý đến mùi vị và hình thức của món ăn mà lại đặt yếu tố dinh
dưỡng trong món ăn lên hành đầu. Ngun liệu trong các món ăn này ln được
lựa chọn kỹ lưỡng chủ yếu sử dụng loại lương thực chính là lúa mì và các loại
ngũ cốc. Cũng bởi vì ưa chuộng hương vị nguyên thủy của món ăn nên khi chế
biến, người châu Âu không nêm nếm quá nhiều. Hai gia vị cơ bản và thường sử
dụng trong các món ăn chính là tiêu xay và muối. Họ khơng sử dụng quá nhiều

gia vị như món ăn châu Á vì họ tin rằng việc này sẽ làm mất đi bản chất thậm
chí là hương vị món ăn. Tuy nhiên đến ngày nay quan niệm này đang dần thay
đổi châu Âu dần tiếp nhận các loại gia vị mới từ các khu vực khác điển hình là
nước mắm của Việt Nam hay tiêu Tứ Xuyên ( Trung Quốc). Về cách chế biến
họ cũng có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng mỗi cách chế biến lại tạo ra
nét riêng cổ điển, tinh tế trong món ăn của họ. Họ quan tâm đặc biệt đến nhiệt
độ món ăn để tạo ra món chín hoặc tái ví dụ điển hình là món bị beefsteak. Ẩm
thực châu Âu ln tạo ra sự hấp dẫn bởi sự đơn giản, hài hịa nhưng lại vơ cùng
tinh tế và sang trọng bởi ẩn sâu trong đó cịn mang những giá trị văn hóa riêng
của xứ sở này. Và chẳng ngẫu nhiên khi cuốn tiểu thuyết “Ăn, cầu nguyên, yêu”

5


đã chọn nơi đây là điểm đến đầu tiên trên con đường tìm kiếm tự do, hạnh phúc
bằng việc khám phá những món ăn độc đáo nơi đây.

Hình ảnh: Món ăn Châu Âu
Nguồn ảnh: />
Ngược lại người châu Á lại có quan niệm “ẩm thực thẩm mỹ” có nghĩa là
một món ăn phải hội đầy đủ các yếu tố thỏa mãn thực khách về thị giác, khứu
giác và vị giác. Người châu Á quan tâm nhiều đến tính ngon miệng và thường ít
quan tâm đến hàm lượng dinh dưỡng trong món ăn. Do thiên nhiên quy định khí
hậu – thổ nhưỡng phù hợp với việc trồng lúa và gia súc gia cầm nên nguồn
ngun liệu chính của món ăn châu Á bao gồm: cơm, các loại thịt, cá, rau là
chính. Bên cạnh đó vì chú trọng tính đậm đà nên trong món ăn thường sử dụng
gia vị như muối, tiêu, hạt nêm,… Đặc biệt phải kể đến các món ăn thường kèm
nước chấm như nước tương, nước mắm, kèm thêm chanh ớt để tạo nên sự đa
dạng trong hương vị của món ăn. Khi lựa chọn thực phẩm họ quan niệm rằng
ẩm thực tươi sống sẽ ngon hơn thực phẩm đóng hộp. Món ăn châu Á thường đa

dạng trong sự kết hợp nguyên liệu phổ biến có sự tương đồng về vị tạo nên sự
hài hòa. Người châu Á cũng đề cao sự bắt mắt và hài hòa khi trang trí món ăn.
Tất cả những điều đó đã tạo nên nét đặc trưng mang tính thương hiệu của ẩm
thực Châu Á.
Tóm lại, từ sự ban tặng của thiên nhiên và chính sự sáng tạo của con
người ở những vùng, quốc gia và khu vực khác nhau đã tạo ra những nền ẩm
thực mang tính thương hiệu. Bởi vậy khi đặt chân đến mỗi mảnh đất trên hành

6


tinh này chúng ta sẽ khó quên được hương vị làm thức nhọn mọi giác quan trở
thành nét đặc trưng riêng mà con người đã dày cơng khám phá.
1.2.Văn hóa ẩm thực Việt Nam là một thương hiệu Việt:
Việt Nam luôn tự hào với bạn bè quốc tế về một nền ẩm thực có truyền
thống lâu đời cùng nhiều món ngon, độc đáo và đa dạng đến từ nhiều vùng miền
và đặc trưng văn hóa của 54 dân tộc anh em. Chính những nét riêng ấy đã tạo ra
một thương hiệu Việt với đặc trưng riêng mà mỗi khi được thưởng thức thực
khách lại nhớ về theo nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Theo tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: “Trong các loại hình văn hóa, “văn hóa
ẩm thực” là loại hình văn hóa mạnh nhất của Việt Nam, có thể sánh với các nền
văn hóa ẩm thực có bề dày như Trung Quốc, Pháp. Nếu so sánh với những nền
ẩm thực này, các món ăn của Việt Nam có lợi cho sức khỏe hơn vì được chế
biến từ những nguyên liệu như rau, củ, quả, cá là chính và cũng phong phú hơn
nhiều”. Từ đó đã tạo nên 9 đặc trưng cơ bản sau của văn hóa ẩm thực Việt Nam:
Đầu tiên, đó chính là tính hịa đồng đa dạng: Việt Nam là một đất nước
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Từ sự kết hợp của các đặc điểm lịch
sử, địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định nên đặc điểm riêng của ẩm thực
Việt Nam. Nét đa dạng được thể hiện từ tên gọi, nguyên liệu, cách chế biến,
màu sắc,… cho đến cách trưng bày và thưởng thức. Điều đó cũng thể hiện được

tính cách con người Việt ln hịa đồng và dễ thích nghi nhưng ln tạo ra được
nét riêng thu hút của mình. Cùng sự kết hợp ẩm thực từ Bắc chí Nam đã tạo nên
sự đa dạng của các món ăn.
Thứ hai, tính ít mỡ: Chủ yếu các món ăn của người Việt được chế biến từ
rau, củ, quả nên rất ít mỡ. Món ăn Việt khơng sử dụng nhiều dầu mỡ như các
món ăn Trung Hoa hay nhiều thịt như các món ăn phương Tây. Có lẽ nó thể
hiện được con người Việt Nam qua quá trình chiến tranh kéo dài luôn giản dị và
tiết kiệm từ những nguyên liệu thiên nhiên.

7


Hình ảnh: Tính ít mỡ
Nguồn ảnh: />
Thứ ba, tính đậm đà hương vị: Một đặc trưng không thể thiếu trong bữa
ăn người Việt chính là bát nước chấm. Điều đó đã làm đậm đà cho các món ăn,
mỗi món ăn đều có nước chấm phù hợp với từng món ăn. Có thể nói bát nước
chấm được cho là nơi “cộng cảm” của người dân Việt Nam, tính cố kết, cộng
đồng của dân ta.
Thứ tư, tính tổng hịa nhiều chất nhiều vị: Các món ăn của người Việt
thường được đặc biệt chú ý đến nêm nếm các gia vị khác nhau: tiêu, ớt, hạt
nêm, muối… và các loại thực phẩm: tôm, cua, sị, thịt, cá,.. Tạo ra những món
ăn có nhiều hương vị và mức độ dinh dưỡng trong các thành phần khác nhau.
Thứ năm, tính ngon và lành: Ẩm thực Việt Nam là nền ẩm thực có sự kết
hợp giữa các món ăn và vị để đánh thức các giác quan của thực khách. Đặc biệt
chú ý đến sự kết hợp hài hịa trong món ăn tạo ra vị ngon và lành mạnh của ẩm
thực. Với triết lý trong ẩm thực “âm dương phối triển” và “ngũ hành tương
thông” tạo nên nền ẩm thực mang bản sắc Việt. Các món ăn có tính hàn buộc
phải có gia vị tính nhiệt kèm theo. Hay những ngun liệu có tính nóng phải đi
kèm với những ngun liệu có tính lạnh. Ví dụ như thịt vịt có tính lạnh thì được

chế biến cùng nước mắm gừng mang tính nóng. Điều này thể hiện trong câu ca
dao nổi tiếng về ăn uống như:
“Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tơi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
8


Mẹ ơi đi chợ mua tôi củ riềng
Con trâu nằm ngửa nằm nghiêng
Xin chớ mua riềng, mua tỏi cho tôi”.
Triết lý “Ngũ hành tương sinh” kết hợp Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cũng
thể hiện rõ nét trong ẩm thực Việt. Tính hàn đặc trưng là lạnh, âm nhiều, thuộc
hành Thủy. Tính nhiệt đặc trưng là nóng, có tính dương thuộc hành Hỏa, tính ơn
đặc trưng là ấm có tính dương ít thuộc hành Mộc, tính lương đặc trưng là mát,
âm ít thuộc hành Kim, tính bình trung tính, thuộc hành Thổ. Văn hóa ẩm thực
Việt Nam là sự hịa quyện của ngũ hành vì vậy khi ăn phải cảm nhận bằng cả
năm giác quan. Điều đó góp phần tạo nên một nền văn hóa ẩm thực đậm đà bản
sắc dân tộc.
Thứ sáu, tính dùng đũa: Dùng đũa gắp thức ăn được cho là một nghệ
thuật. Nếu người phương Tây sử dụng nhiều cơng cụ khác nhau như dĩa, thìa,
dao,… thì người Việt Nam chỉ cần dùng đũa là bao trọn cả những chức năng của
những công cụ khác. Không chỉ phục vụ cho bữa ăn đơi đũa cịn thể hiện sự
quan tâm tinh tế của thành viên trong gia đình bằng việc gắp thức ăn bằng cách
đảo đũa để gắp bằng đầu cịn lại. Đũa tuy nhỏ bé nhưng nó mang triết lý sâu sắc
trong gia đình và ẩm thực Việt.

Hình ảnh: Tính dùng đũa.
Nguồn ảnh: />
9



Thứ bảy, tính cộng đồng: đặc trưng này thể hiện tập trung qua nồi cơm và
bát nước chấm. Các món ăn khác thì có thể có người ăn, người khơng nhưng bát
nước chấm và cơm thì ai cũng chấm và cũng xơi. Vì ai cũng dùng nên nó trở
thành thước đo cho sự ý tứ, giáo dục gia đình, gia phong của gia đình Việt. Khi
xới cơm phải lấy “lưng bát” không được xới quá đầy. Khi chấm phải gọn sạch,
và tránh đưa cả đầu đũa vào bát nước chấm, tuyệt đối không khắp thức ăn, chấm
xong đưa hẳn vào miệng. Khi ăn cần nhẹ nhàng, bao giờ người Việt cũng để lại
một ít để chứng tỏ sự tơn trọng gia chủ cũng như khơng chết đói, khơng tham ăn
vì vậy mới có câu tục ngữ “ ăn hết bị địn, ăn cịn mất vợ”. Có thể nói cơm và
nước chấm là hai thứ trở thành biểu tượng tính cộng đồng trong bữa ăn, cũng
như sân đình và bến nước trở thành biểu tượng cho tính cộng đồng làng xã vậy.
Thứ tám, tính hiếu khách: Trong mỗi bữa ăn người Việt thường có thói
quen mời khách thể hiện “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Lời mời thể hiện tình cảm
hàng xóm, láng giềng với nhau, cũng như đặc tính giao thiệp, thân tình, trân
trọng người khác của người dân Việt. Ở một số làng q thì cịn có văn hóa gói
về làm q sau lễ đậm chất văn hóa tình làng, nghĩa xóm của dân tộc ta.
Thứ chín, tính dọn thành mâm: Người Việt thường có thói quen đưa thức
ăn lên cùng một lúc và dọn thành mâm bởi vì người Việt quan niệm bữa ăn là
nơi tất cả thành viên sum họp sau một ngày làm việc mệt nhọc. Ở mâm cơm gia
đình họ sẽ chia sẻ những câu chuyện thi vị trong cuộc sống thường ngày. Từ đó
mới sinh ra những quy tắc ứng xử trong mâm cơm như “ ăn trơng nồi, ngồi
trơng hướng” “ăn nhẹ, nói khẽ” như một vẻ đẹp truyền thống của người Việt.

Hình ảnh: Tính dọn thành mâm.
10


Nguồn ảnh: />

Tất cả đã tạo nên thương hiệu ẩm thực Việt đa dạng, độc đáo, có chất
riêng và nhiều tiềm năng thu hút du khách trong nước và quốc tế trong tương
lai.
1.3. Tầm ảnh hưởng của thương hiệu Việt:
Câu chuyện về ẩm thực Việt được thực khách nước ngoài biết đến giờ đã
khơng cịn q xa lạ. Khơng khó để bắt gặp những bài báo về ẩm thực Việt Nam
trên tầm quốc tế.
Ẩm thực Việt Nam hiện nay được cho là nền ẩm thực được ưa chuộng
trên thế giới. Những món ăn mà mỗi du khách đến Việt Nam khơng thể khơng
thưởng thức đó chính là phở, bún, chả, nem,… Từ những sự kiện mang tầm
quốc tế như Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đến thưởng thức phở tại quán phở
2000, Thành phố Hồ Chí Minh ( năm 2000) đến Tổng thống Obama đến ăn bún
chả tại Hà Nội (năm 2016) đã tạo nên những bước ngoặt cho ẩm thực Việt Nam.
Món phở và bánh mì mà người nước ngồi hay gọi là bánh mì baguette đã trở
thành món ăn mà nhiều du khách nước ngồi ln nhớ về mỗi khi đến Việt
Nam.

Hình ảnh: Tổng thống Obama ăn bún chả Việt.
Nguồn ảnh: />
Có thể nói thương hiệu Việt ngày càng có sức ảnh hưởng trên trường
quốc tế. Theo vị tổng giám đốc người Nhật ông Kajiwara Junichi ngày tôn vinh
11


phở Việt ở Nhật diễn ra vào ngày 4/4 hàng năm. Trong 6 năm qua mỗi khi đến
ngày lễ này tại các siêu thị, quán ăn người Nhật đều có hoạt động để giới thiệu
món ăn này tới người Nhật Bản. Vào năm 2019, Yougov tổ chức nghiên cứu
mang tên “Khảo sát ẩm thực toàn cầu” tại Anh. Khảo sát này đã thu hút 25 000
người đến từ 34 quốc gia. Tuy dù số lượng người dân tham gia còn thấp so với
dân số toàn cầu nhưng về yếu tố tham khảo vẫn có thể nhận dạng qua sự phổ

biến trên nhiều quốc gia cho thấy ẩm thực Việt có độ nổi tiếng 55%, xếp vị trí
13 trên bảng xếp hạng. Riêng tại Mỹ số lượng quán phở tăng lên hàng năm hay
và tại Anh tiêu biểu có thể kể đến chuỗi 9 cửa hàng thương hiệu “phở’ của công
ty Phở Holdings cùng nhiều quán phở khác. Hay việc Phở được tờ báo uy tín
của Mỹ bình chọn nằm trong top 30 món ăn ngon nhất thế giới đã có thể khẳng
định ẩm thực Việt Nam đang dần phủ sóng rộng trên toàn thế giới.
Hơn 10 năm qua ẩm thực Việt Nam luôn âm thầm chinh phục được nhiều
khách hàng khó tính trên thế giới, để dần biến hương vị của phở, bánh mì, bún
chả,… trở thành quen thuộc với thực khách. Tuy nhiên bên cạnh những ảnh
hưởng tích cực ấy ẩm thực Việt nhìn chung bấy lâu nay việc xuất khẩu ẩm thực
Việt Nam và quảng cáo ẩm thực vẫn chỉ dừng ở hoạt động riêng lẻ, thiếu chiều
sâu. Tình trạng ăn cắp, nhái thương hiệu tràn lan gây ảnh hưởng xấu đến uy tín
của thương hiệu Việt. Như vụ việc gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua bị 4 doanh
nghiệp ngoại đăng ký bảo hộ thương hiệu Mỹ và bị làm nhái hàng loạt trên thị
trường. Chính những điều này đang là trở ngại lớn cho sự đi lên của thương
hiệu ẩm thực nước ta.
Người ta ví thương hiệu như “linh hồn” của mỗi doanh nghiệp, sau xa
hơn đó cịn là “linh hồn” của cả một dân tộc. Chừng nào chúng ta giải quyết
được những vấn đề về thương hiệu và có được giải pháp tiếp thị tốt nhất cho ẩm
thực thì lúc đó chúng ta mới có thể đưa thương hiệu ẩm thực Việt Nam tiến xa
hơn trên trường quốc tế.
2.Phân cơng đặc điểm văn hóa của tỉnh Tuyên Quang:
Tuyên Quang là một mảnh đất không chỉ giàu truyền thống cách mạng
mà còn là nơi đa bản sắc văn hóa dân tộc. Khi đến đây bạn sẽ say đắm với làn
then, điệu tính của dân tộc Tày. Tiếng kèn Pì lè hay những câu hát Páo dung của
dân tộc Dao. Ngồi ra cịn có những câu hát Sình ca của người Cao Lan nữa.
Tất cả đã hịa quyện tạo nên mảnh đất giàu bản sắc dân tộc. Không chỉ vậy chỉ
nhờ sự phong phú về bản sắc của nhiều dân tộc mà nơi đây có văn hóa ẩm thực
vơ cùng hấp dẫn như bánh gai Chiêm Hóa, gỏi cá bỗng sông Lô, thịt trâu gác
bếp, hoa kè hấp thịt, cam sành Hàm Yên,…Những điểm độc đáo này sẽ mang

đến nhiều tiềm năng phát triển du lịch trong tương lai và đưa mảnh đất giàu
truyền thống văn hóa ẩm thực này được nhiều người dân trong nước và bạn bè
quốc tế biết đến.

12


2.1.Ý tưởng thu hút khách trong nước và quốc tế bằng cách giới thiệu di
sản ẩm thực truyền thống của địa phương:
2.1.1. Ý tưởng du lịch ẩm thực tại tỉnh Tuyên Quang:
Ngày nay khi đi du lịch ngoài những dịch vụ mà du khách luôn quan tâm
như cơ sở lưu trú, phương tiện giao thơng,.. thì ẩm thực địa phương là một điều
quan trọng giúp du khách lựa chọn có quay lại lần thứ hai hay không. Nhận thấy
tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu ẩm thực du khách em xin đề xuất ý
tưởng du lịch ẩm thực (food tourism) để lôi kéo được du khách đồng thời giới
thiệu di sản ẩm thực địa phương đến gần hơn với du khách.
Theo Hiệp hội Du lịch Ẩm thực thế giới – WFTA thì du lịch ẩm thực là
việc tìm kiếm các trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ liên quan đến việc ăn và
uống. Nếu xây dựng tour du lịch như vậy ở Tuyên Quang chúng ta sẽ đưa du
khách đến các địa điểm để trải nghiệm quá trình chế biến món ăn hoặc thưởng
thức hương vị đặc trưng tại địa điểm đó. Ví dụ tour du lịch ẩm thực Chiêm Hóa
– Xuân Vân – Hàm Yên – Na Hang thuộc tỉnh Tuyên Quang. Chúng ta sẽ tạo
lịch trình cho du khách đến những địa điểm và giới thiệu về lịch sử cũng như
cho du khách chế biến món ăn theo sự hướng dẫn của đầu bếp. Khi đến Chiêm
Hóa du khách sẽ được trải nghiệm làm bánh gai hoặc mắm cá ruộng. Hay hành
trình thăm vườn hồng Xuân Vân, vườn cam sành Hàm Yên, thưởng thức men
say của rượu ngơ Na Hang hay tự tay làm món bánh dày đặc biệt ở Na Hang.
Khi kết thúc tour có thể tặng du khách những thành phẩm của họ. Có lẽ đó sẽ là
một tour ẩm thực rất thú vị và khó quên.
Có thể nói, du lịch ẩm thực là một trong những loại hình mang tính khác

biệt, phản ánh được bản sắc văn hóa thơng qua các món ăn tạo được sự ấn
tượng và hấp dẫn lớn đối với du khách. Thực hiện được những tour du lịch ẩm
thực sẽ nâng tầm thương hiệu ẩm thực địa phương.
2.1.2. Ý tưởng truyền thơng bằng video dạy nấu món ăn địa phương sáng
tạo:
Đối với những du khách quốc tế việc giới thiệu cho họ biết trước về món
ăn sẽ là một sự kích thích lớn để họ xách ba lơ lên và đi du lịch.
Những du khách quốc tế nhiều khi muốn tìm hiểu về ẩm thực của điểm
đến nhưng do rào cản ngôn ngữ nên việc này trở nên hết sức khó khăn. Nếu như
tạo một nhóm chia sẻ review kinh nghiệm đi du lịch trên các nền tảng mạng xã
hội như youtube, facebook, website hoặc một blog chia sẻ cách nấu món ăn địa
phương mang tính giới thiệu thu hút bạn bè quốc tế tìm hiểu. Đó sẽ là địn bẩy
giúp du khách muốn đến tận nơi để tìm hiểu và thưởng thức đúng vị riêng của
món ăn ấy.

13


Hình ảnh: Video minh họa hướng dẫn nấu món ăn (có video đính kèm)
Nguồn video bởi: Hà Thị Cẩm Tú
/>ROG

Tuy ý tưởng này có khó khăn lớn nhất đó là khả năng ngoại ngữ và cách
truyền đạt mang tính truyền cảm hứng. Nhưng nếu quyết tâm muốn đưa đặc sắc
văn hóa ẩm thực địa phương đến tầm thế giới thì đó là một ý tưởng chiến lược.
2.1.3. Ý tưởng hội chợ - triển lãm ẩm thực Tuyên Quang:
Việc tổ chức những hội chợ tại tỉnh Tuyên Quang nhằm thu hút những
khách du lịch đam mê ẩm thực cũng như đam mê khám phá nét độc đáo của
từng vùng miền sẽ thu hút được du khách đến tỉnh Tuyên Quang. Ngoài tính
quảng bá thì những hội chợ này cịn mang tính thương mại thu được lượng

doanh thu lớn cho địa phương.

14


Hình ảnh: Hội chợ triển lãm ẩm thực.
Nguồn ảnh: />
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thu hút du khách bằng những bức ảnh
về ẩm thực để quảng bá ẩm thực địa phương. Tổ chức cuộc thi chụp ảnh về ẩm
thực và hoạt động triển lãm những bức ảnh ẩm thực Tuyên Quang để thu hút du
khách.
2.1.4 Hợp tác cùng những tờ báo, tạp chí ẩm thực:
Thể hiện mặt tốt nhất của ẩm thực địa phương trên những trang tạp chí
được mọi người săn đón sẽ là một ý tưởng tuyệt vời. Người đọc sẽ lấy đó làm lý
do để đến tận nơi thưởng thức những đặc sản độc đáo, ngon miệng. Có thể liên
hệ các trang tạp chí online để tăng sự tương tác trong thời đại công nghệ hiện
nay.

15


Hình ảnh: Tạp chí ẩm thực.
Nguồn ảnh: />
2.2.Đề xuất để bảo tồn và phát triển một di sản ẩm thực truyền thống của
tỉnh Tuyên Quang:
Đề xuất bảo tồn và phát triển di sản ẩm thực: Gỏi cá bỗng sông Lô của
tỉnh Tuyên Quang.

16



Hình ảnh: Gỏi cá bỗng sơng Lơ
Nguồn ảnh: />
Gỏi cá bỗng sơng Lơ – một cái tên có vẻ xa lạ nhưng lại là một món ăn
nổi tiếng bậc nhất vùng đất Tuyên Quang. Gỏi được làm từ loại cá đặc biệt chỉ
có ở sơng Lơ và chỉ nơi đây mới mang đến hương vị đặc trưng cho người
thưởng thức. Để bảo tồn di sản ẩm thực độc đáo này em xin phép đề xuất các
giải pháp như sau:
Chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể là những thành phần
đầu tiên cần quan tâm đến việc bảo tồn tránh việc di sản ngày một bị mai một
đi. Chính quyền địa phương cần khuyến khích người dân quảng bá ẩm thực của
địa phương đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Tập trung ưu tiên đăng ký bản quyền thương hiệu món ăn và thực phẩm
cá bỗng sơng Lơ để bảo tồn tốt nhất nguồn nguyên liệu đặc trưng của món ăn.
Chuẩn hóa món gỏi cá bỗng sơng Lơ để quảng bá ẩm thực Tuyên Quang.
Từ thành phần cá, đến các nguyên liệu đi kèm như quả tai chua, sung, quả vón
vén,…Để người thưởng thức khơng bị nhầm lẫn vẫn các loại gỏi khác.
Cần khuyến khích việc ra đời và đóng góp của Hiệp hội văn hóa ẩm thực
Tuyên Quang để có một cơ quan ln có trách nhiệm sưu tầm, bảo tồn các món
ăn đặc sản của tỉnh Tun Quang nói chung cũng như gỏi cá bỗng sơng lơ nói
riêng.
Đưa đi sản gỏi cá bỗng sơng Lơ vào hồ sơ Ẩm thực Tuyên Quang để trình
xét duyệt vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Có như vậy di sản

17


mới được bảo tồn ở mức tốt nhất và bởi thực tế người dân Tuyên Quang hiện
nay chưa thực sự chú tâm đến danh mục này.
Xây dựng các lớp học để bảo tồn công thức làm di sản ẩm thực này. Đồng

thời để thế hệ sau vẫn hiểu được tầm quan trọng của món ăn và giá trị truyền
thống văn hóa ẩn sau những món ăn mang tính truyền thống của địa phương.
Vinh danh các nghệ nhân, đầu bếp hàng đầu trong việc tạo ra món ăn để
khuyến khích họ cống hiến trong sự nghiệp bảo tồn món ăn của mình. Đồng
thời trao trách nhiệm hướng dẫn các đầu bếp trẻ cho họ để phát triển hơn di sản
ẩm thực này.
Tổ chức các cuộc thi về món ăn truyền thống địa phương để vừa khiến
người tham gia hiểu hơn văn hóa ẩm thực của địa phương nơi mình sinh ra.
Đồng thời khiến người xem cuộc thi cũng hiểu được phần nào nét đặc sắc của
ẩm thực Tuyên Quang.
Cuối cùng, người dân chính là một mắt xích quan trọng trong việc bảo
tồn và phát triển di sản ẩm thực. Người dân phải tự ý thức được tầm quan trọng
của món đồng thời tự hào quảng bá nét độc đáo này đến với du khách.
Như vậy, bảo tồn và phát huy di sản ẩm thực là một việc làm cấp thiết
nhằm lưu giữ những nét đẹp bản sắc quý giá của mỗi một mảnh đất, vùng miền.
Bên cạnh đó cần chủ động linh hoạt vận dụng các nguyên tắc khoa học để lựa
chọn phương án bảo tồn tối ưu. Làm sao để vừa khai thác được giá trị kinh tế,
vừa giữ được giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của chúng. Từ đó đảm bảo sự
phát triển bền vững của di sản.
III.Kết luận:
Văn hóa ẩm thực là sự kết tinh của tri thức, thẩm mỹ phản ánh văn hóa,
lối sống, nhân cách và phong tục tập quán của con người. Ngày nay, văn hóa
ẩm thực trở thành lĩnh vực để xúc tiến, quảng bá du lịch nhằm thúc đẩy sự phát
triển của ngành cơng nghiệp khơng khói. Đây là yếu tố cơ bản để du lịch Việt
Nam bứt phá hậu Covid-19. Và chúng ta hãy kỳ vọng trong tương lai ưu thế văn
hóa ẩm thực sẽ được khai thác, phát huy tốt tầm quan trọng của mình và góp
phần vinh danh thương hiệu văn hóa ẩm thực Việt Nam.
IV. Tài liệu tham khảo:
1.Th S.Nguyễn Nguyệt Cầm (2008), “Giáo trình văn hóa ẩm thực ”, Nhà xuất bản Hà
Nội.

2.Hồng Minh Khang, “Tính cộng đồng người Việt trong bữa ăn hằng ngày”, Tạp chí
thế giới trong ta số 447-8/2015, Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội.

18


3. Arpad Bogsch (1993), “Introduction to trademark law and practice”, Nhà xuất bản
World Intellectual Property Organization.
4.Quang Đơng (2020), “Văn hóa ẩm thực vinh danh du lịch Việt”, Truy cập từ ngày
15/11/2020.
/>5.GS.TS. Từ Thị Loan (2021), “Bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội”,
Truy cập từ ngày 6/12/2021.
/>6. Trinh Nguyễn(2020), “Ẩm thực địa phương trở thành di sản văn hóa”, Truy cập từ
ngày 29/11/2020.
/>7. Ths. Lê Minh Nguyệt (2021), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa”, Truy
cập từ ngày 13/8/2021.
/>8.Thủy Châu (2020), “Tuyên Quang, mảnh đất đa bản sắc văn hóa dân tộc”, Truy cập
từ ngày: 27/2/2020.
/>9.TS. Vũ Nam (2020), “Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch ẩm thực Việt Nam”.
Truy cập từ ngày 20/7/2020.
/>10. Chau B Le (2017), “What food tells us about culture”. Truy cập từ ngày 7/1/2017.
/>11. Emily Lush (2020), “23 Amazing culinary traditions around the world”, Truy cập
từ ngày 31/11/2020.
/>12.Duy Ly (2021), “Ẩm thực Việt Nam đang ở đâu trên “bàn ăn quốc tế?”. Truy cập từ
ngày 11/5/2021.
/>13.Đào Phương Uyên, “9 đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam”.
/>14.Việt Quang (2020), “Bảo vệ, phát huy thương hiệu ẩm thực trong nước”. Truy cập
từ ngày 10/1/2020.


19


/>15.OanhPK, “Sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực Á-Âu.
/>16. Ngọc Anh (2012),”Lịch sử ẩm thực Nhật Bản”. Truy cập ngày 12/10/2012.
/>
20



×