Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án vào giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở chương trình đại học hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.06 KB, 5 trang )

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO Dự ÁN

VÀO GIẢNG DẠY MỐN LỊCH sử ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Ồ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC HIỆN NAY

LÊTHỊ LAN
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Nhận bài ngày 26/12/2021. Sửa chữa xong 29/01/2022. Duyệt đăng 06/02/2022.

Abstract
The project-based teaching method is an active teaching method. It promotes self-study, self-actively seeking
knowledge as well as problem-solving training and information technology use in learning. For the course
History of the Communist Party of Vietnam which is theoretically dry and difficult to remember because of
historical events, the project-based teaching method used in combination with other active teaching methods
will stimulate students' interest in learning as well as contribute to improving the quality of training Political
Theory courses at university today.

Keywords: Method, project-based teaching, History of the Communist Party of Vietnam.
1. Đặt vấn đề
Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lẩn thứ XIII của Đảng đã đánh giá kết quả việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII vể nhiệm vụ
giáo dục và đào tạo, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn cịn những hạn chế như: "Nội dung,
chương trình giáo dục và đào tạo còn nặng vể lý thuyết, nhẹ thực hành.... Chưa chú trọng đúng
mức đến phát triển phẩm chất và kỹ năng người học" [1, tr. 82], Do đó, nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm
kì Đại hội XIII của Đảng là "Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức,
phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn
diện, đáp ứng những yêu cẩu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng
với cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư' [1, tr. 136]. Thực hiện chủ trương trên của Đảng, công


tác giáo dục ở các trường đại học hiện nay cũng đang tích cực đổi mới nội dung và phương pháp
dạy học (PPDH) theo hướng hiện đại nhằm phát huy tối đa khả năng, năng lực của người học, đồng
thời rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng khai thác và sử dụng
cơng nghệ thơng tin trong q trình học tập để đáp ứng yêu cẩu mới của xã hội trong bối cảnh cuộc
cách mạng 4.0. Để rèn luyện những kĩ năng trên, một trong những phương pháp tích cực được sử
dụng đó là PPDH theo dự án. Phương pháp này khơng chỉ được thực hiện và phát huy vai trị, tác
dụng của nó trong giảng dạy các mơn khoa học kĩ thuật mà cịn có ưu thế trong các mơn khoa học
xã hội. Đối với môn Lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam, phương pháp này không chỉ rèn luyện nhiều kĩ
năng mà cịn kích thích sự hứng thú học tập của sinh viên (SV) khi với tư cách là chủ dự án, họ chủ
động khai thác, tìm hiểu, sắp xếp và trình bày nội dung kiến thức để hồn thành dự án một cách
tốt nhất. Vì thế, giảng viên (GV) giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có thể khai thác
phương pháp trên và vận dụng nó vào giảng dạy sẽ đem lại hiệu quả và đạt được mục tiêu đào tạo
giúp phát triển người học một cách toàn diện.
Email:

Thing 02/2022

21


%

NGHIÊN cứu TRAO ĐỔI

2. Đặc điểm, vai trò của PPDH theo dự án
Dạy học theo dự án có nguồn gốc từ Châu Âu vào thế kỉ XVI, XVII và được các nhà sư phạm Mĩ
xây dựng lý luận cho phương pháp này vào đầu thế kỉ XX. Đây là PPDH trong đó người học thực
hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế
hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả của dự án
là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. Vì vậy, có thể khái quát đặc điểm của phương

pháp này như sau:
- Có tính định hướng thực tiễn, tức là chủ để của dự án gắn với thực tiễn và kết quả của dự án có
ý nghĩa thực tiễn - xã hội.
- Có tính tự lực cao và cộng tác làm việc của người học. Người học tham gia tích cực và tự lực vào
các giai đoạn của quá trình dạy học, trên cơ sở đó kết hợp và cộng tác với một nhóm người học để
cùng hồn thành mục tiêu, nhiệm vụ của dự án.
- Có tính định hướng hành động và hứng thú học tập của người học. Phương pháp trên đòi hỏi
chủ để và nội dung dự án phải phù hợp với sự hứng thú học tập của người học, đồng thời phải có sự
kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan vào q trình thực hiện dự án.

- Có tính định hướng sản phẩm, sản phẩm của dự án là những sản phẩm hành động có thể cơng
bố và giới thiệu được.
Từ những đặc điểm trên có thể thấy, PPDH theo dự án có những vai trị tích cực sau: + Khơi dậy,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, kích thích sự hứng thú học tập của họ khi
họ được chủ động khai thác, tìm hiểu tri thức cũng như thực hiện dự án; + Thực hiện tốt phương
châm của giáo dục là "học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn". Từ đó, giúp người học xác định
được mục tiêu học tập và nâng cao được kĩ năng nhận thức và giải quyết vấn để; + Phát huy tốt
phẩm chất về sự đoàn kết đồng đội, tinh thẩn tập thể, sự thông hiểu lẫn nhau thơng qua q trình
làm việc nhóm để thực hiện dự án; + Người học sẽ rèn luyện được kĩ năng khai thác và sử dụng công
nghệ thông tin vào quá trình học tập trong việc tìm kiếm tri thức, thiết kế bài trình chiếu, thiết kê'
video, thiết kế một trang web giới thiệu sản phẩm,...

Với những vai trị tích cực như trên, PPDH theo dự án thực sự là một phương pháp tích cực cho
phép khai thác đối đa năng lực của người học, hình thành và rèn luyện những kĩ năng mềm đáp ứng
yêu cẩu xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

3. Vận dụng PPDH theo dự án vào giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Xuất phát từ vai trị tích cực của PPDH theo dự án, vì thế phương pháp này là sự lựa chọn trong
giảng dạy của nhiều mơn học, trong đó có mơn Lịch sử Đảng. Mơn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam hiện nay được biên soạn gổm 5 chương. Ngồi chương nhập mơn, bốn chương cịn lại có

nhiệm vụ "Trình bày có hệ thống Cương lĩnh, đường lối của Đảng...... Khẳng định, chứng minh giá trị
khoa học và hiện thực của những mục tiêu chiến lược và sách lược cách mạng mà Đảng đề ra trong
Cương lĩnh, đường lối từ khi Đảng ra đời và suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Không chỉ dừng lại ở
mô tả, tái hiện sự kiện và tiến trình lịch sử, lịch sửĐảng Cộng sản Việt Nam cịn có nhiệm vụ tổng kết
từng chặng đường và suốt tiến trình lịch sử, làm rõ kinh nghiệm, bài học, quy luật và những vấn đề
lý luận của cách mạng Việt Nam. Kinh nghiệm lịch sử gắn với những sự kiện hoặc một giai đoạn lịch
sử nhất định" [2, tr. 5]. Như vậy, môn học này có đặc thù mang tính khơ khan bởi nó gắn với những
chủ trương, đường lối của Đảng qua nhiều thời kì với nhiều sự kiện lịch sử khó nhớ nên nếu chỉ nghe
thuyết trình một chiều và "thày đọc, trị ghi"thì việc giảng dạy mới chỉ mang tính chất GV truyền đạt
hết được những tri thức đã biết chứ sv chưa thực sự nắm bắt được những gì GV muốn truyền đạt.
sv hoàn toàn thụ động tiếp nhận tri thức một chiểu mà chưa thực sự phát huy được năng lực bản
thân trong việc tìm kiếm tri thức. Vì vậy, việc giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam muốn

22

GIÁO
DUC _
, S03/2022
©tóỉộỉ
Thán


NGHIÊN CỨU TRAO DỔI
giảm bớt sự thụ động học tập của sv thì GV nên kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy tích
cực, trong đó có PPDH theo dự án. Khi kết hợp với phương pháp giảng dạy này, GV và sv cùng thống
nhất thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Quyết định chủ để: GV đề xuất chủ đề liên quan đến nội dung trong tiến độ chương trình
học tập, sau đó chia nhóm lớp và xác định mục đích nghiên cứu dự án.
Bước2: Xây dựng kế hoạch: sv lập kế hoạch làm việc và phân công nhiệm vụ trong nhóm.


Bước 3:Thực hiện: sv làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch phân công, kết hợp lý thuyết với
thực hành, sau đó hồn thiện sản phẩm.
Bước 4: sv trình bày, giới thiệu sản phẩm theo từng nhóm, sau đó GV và sv ở các nhóm đánh giá,
nhận xét kết quả và quá trình thực hiện dự án, rút kinh nghiệm.

Thực hiện các bước trên sẽ góp phẩn rèn luyện và phát triển năng lực của sv, đó là năng lực [2]:

- Năng lực quan sát, bao gồm những khả năng quan sát một tình huống, phân tích tình huống đó
và phân biệt những thơng tin chính, sơ đồ hóa tất cả những yếu tố thuộc một vấn đề.
- Năng lực thu thập, phân tích và xử lý thông tin, bao hàm những khả năng rút ra những thông
tin từ một tư liệu và ghi chép từ một thông báo hay bài phát biểu.

- Năng lực tổng hợp vấn để, điểu đó địi hỏi phát triển những khả năng tổng hợp, cấu trúc cách
giải quyết vấn đề, sắp xếp những thông tin vể một để tài.
- Năng lực khái quát hóa, tức là qui nạp những ý kiến từ những sự kiện, xây dựng một giả thuyết
và kiểm tra giả thuyết đó.

-

Năng lực phán đốn hoặc dựa vào những nguyên lý để rút ra những hệ quả.

- Năng lực thông báo, điều này yêu cầu nhiều hơn các khả năng thể hiện những thông tin bằng
sơ đổ, đồ thị, bằng một ngôn ngữ tượng trưng hay kỹ thuật và ngược lại, những yêu cẩu trình bày lại
một văn bản bằng cách dùng những ngôn từ khác, cách diễn đạt khác.
- Năng lực quyết định và hành động, điểu này nhất thiết bao hàm việc lựa chọn đúng đắn những
phương pháp thực hành, bao hàm khả năng lập và thực hiện một chương trình hành động.
- Năng lực phán đoán và đánh giá, khả năng phát biểu những tiêu chuẩn đánh giá, đánh giá theo
những tiêu chuẩn đã được lựa chọn, hiệu chỉnh một hành động hay một phương pháp.
Tồn bộ những hoạt động trí óc nêu trên nếu được tiến hành đánh giá đều đặn đối với sv thông

qua không chỉ thi, kiểm tra mà quan trọng hơn là qua nhiều hình thức và PPDH khác nhau như dạy
theo dựán, giải quyết vấn đề, học theo tình huống, thảo luận nhóm, trình bày, viết báo cáo... kết hợp
với tăng cường cung cấp các tài liệu tham khảo, trang thiết bị học tập sẽ giúp người học tìm ra lời
giải đáp cho những vấn đề mà họ chưa từng gặp.

Có thể dẫn giải một ví dụ minh họa cho việc thực hiện PPDH theo dự án trong giảng dạy môn
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam như sau: Sau khi GV giới thiệu xong chương nhập môn “Đối tượng,
chức nàng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam",
GV giới thiệu những nội dung cơ bản của chương 1 "Đàng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu
tranh giành chính quyền 1930-1945" [3, tr. 13], sau đó giao dự án với 2 chủ đề về nhà (SV chuẩn bị
thơng qua làm việc theo nhóm) như sau: Chủ để 1 :"Thiết kế bài thuyết trình qua Powerpoint để làm
rõ sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự lựa chọn của lịch sử". Chủ đề 2: "Thiết kế bài thuyết
trình qua Powerpoint để làm rõ sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện có ý nghĩa
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc". Để
thực hiện được hai chủ để này, sv phải lập được đề cương triển khai một cách logic gắn với những
luận điểm, luận cứ và hình ảnh minh họa cho những sự kiện lịch sử. Nhiệm vụ thực hiện được phân
cơng cho các thành viên trong nhóm bám sát với những nội dung được triển khai trong đề cương.

Tháng oe/soaa

23


L NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

Mỗi người tự thực hiện nhiệm vụ được phân cơng sau đó họp lại để cùng hồn thiện sản phẩm. Đại
diện mỗi nhóm lên thuyết trình sản phẩm của nhóm mình, sau đó, các bạn nhóm khác đặt câu hỏi,
đóng góp ý kiến, GV đánh giá và kết luận. Với việc sv tự hoàn thiện hai chủ đề trên cũng tức là toàn
bộ nội dung của chương 1 được sv chủ động nghiên cứu, tìm hiểu. Bước cuối cùng, GV đánh giá,
nhận xét và kết luận vể nội dung, hình thức và cách thức trình bày của từng sản phẩm. Chẳng hạn,

tiêu chí đánh giá vể nội dung của chủ đề 1 phải được làm rõ các luận điểm như: Hoàn cảnh lịch sử
Việt Nam và hoàn cảnh thế giới nửa cuối thế kỉ XIX, đẩu thế kỉ XX (kèm theo hình ảnh minh họa);
Những phong trào yêu nước theo nhiều khuynh hướng khác nhau ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu
thế kỉ XX (kèm hình ảnh minh họa); Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (kèm hình
ảnh minh họa); Sự ra đời của các tổ chức cộng sản và sự hoạt động thiếu gắn kết, thống nhất của
các tổ chức này ở Việt Nam. Ngoài những luận điểm trên được chuẩn bị, sự trình bày và những lập
luận logic để chứng minh sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử gắn với sự thiết kế
Powerpoint sinh động là một yếu tố làm nên sự hoàn thiện của dự án. Chủ đề 2 cũng vậy, nội dung
cũng cẩn được trình bày, sắp xếp một cách logic để chứng minh được ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn thể nhân dân lao động đấu tranh giành chính quyền, đem lại độc lập
cho dân tộc. Những hình ảnh lịch sử, thước phim tư liệu cũng chính là những minh chứng minh họa
cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Trong nội dung chương 2 "Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến, hoàn thành giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước (1945-1975)" [3, tr. 66], ở mục II. Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, trong nội dung này để sv
tìm hiểu sâu vể những quyết sách của Đảng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, GV có thể
yêu cẩu sv thực hiện dự án với chủ đề "Cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1955-1975?
Thành tựu và hạn chế của cơ chế này đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa nghĩa hội ở miền Bắc".
Với chủ đề đó sv sẽ phải chủ động tìm kiếm những tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để làm rõ hai
nội dung: - Cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp trong những năm 1955-195; - Sự hình thành và phát
triển của mơ hình tập thể hóa nơng nghiệp (1958-1975). Thơng qua nghiên cứu các Hội nghị Trung
ương khóa II, khóa III hay các Chỉ thị của Ban Bí thư để làm rõ những nội dung thuộc về cơ chế quản
lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp ở miền Bắc những năm từ 1955-1975. Khi đó, sv sẽ tập hợp
được những kết quả nghiên cứu, tìm hiểu được từ nhiều nguổn tài liệu khác nhau để có sự đánh giá,
phân tích bằng những lập luận kèm minh chứng được thể hiện trên bài thuyết trình Powerpoint.
Các nhóm có thể thực hiện chung cùng một chủ để để có sự phản biện lẫn nhau trong quá trình
trình bày. GV đánh giá từng dự án dựa trên các yếu tố như: Nội dung sản phẩm, hình thức sản phẩm,
trình bày sản phẩm. Ngồi ra, sự tranh luận, phản biện và lập luận của từng nhóm cũng là một yếu
tố được GV đánh giá, xếp loại.

Ở nội dung chương 3 "Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc
đổi mới (1975-1918)" [3, tr. 141] có nội dung liên qua đến sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để gắn lý luận với thực tiễn, GV có thể giao dự án
cho sv thực hiện với chủ đề như sau: "Nhận thức của Đảng về đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước từ Đại hội VI đến Đại hội XIII? Những thành tựu đạt được của việc thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trên thực tế". Với chủ đề này, mảng lý luận thuộc về nhận thức của Đảng về đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ Đại hội VI đến Đại hội XIII, sv cần tìm hiểu trong các văn
kiện và có trích dẫn rõ ràng để thấy được có sự chuyển biến trong nhận thức của Đảng gắn với hoàn
cảnh lịch sử của từng thời kì. Mảng thực tiễn chính là việc sv phải có sự quan sát, nhìn nhận, đánh
giá tình hình đất nước hiện nay khi thực hiện chủ trương của Đảng là tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa thích ứng với cuộc cách mạng cơng nghiệp lẩn thứ tư. Các bước thực hiện dự án
cũng được thực hiện tuần tự để sản phẩm của dự án được hoàn thiện với kết quả tốt nhất, đồng thời
mục tiêu của dạy học theo dự án cũng đạt được ở mức tối ưu.

24

aiỂODtlC___


NGHIÊN cứu TRAO DỔI
Từ những ví dụ minh họa trên cho thấy, trong các chương của bài giảng, GV cũng nên linh hoạt
giao các dự án cho sv chuẩn bị theo nhóm. Như vậy mới phát huy hết năng lực của sv qua việc chủ
động nghiên cứu, tìm hiểu, khai phá tri thức cũng như rèn luyện kĩ năng tự học, tự giải quyết vấn
đề và kĩ năng sắp xếp, trình bày, thuyết trình và khai thác, sử dụng cơng nghệ thông tin của sv. Đây
thực sự là những kĩ năng đặc biệt cẩn thiết cho sv trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Để tồn tại và thích ứng nhanh với sự biến đổi khơng ngừng của xã hội cùng với điểm nổi bật là cuộc
cách mạng công nghiệp lắn thứ tư đang trên đà phát triển mạnh mẽ, người lao động hiện tại cũng
như trong tương lai khơng chỉ là người có tri thức chun mơn giỏi mà kĩ năng mếm cũng là yếu tố
vô cùng quan trọng.
Thực hiện nhiệm vụ học tập thơng qua hồn thiện sản phẩm của dự án không chỉ đem lại tri thức

sâu rộng, kĩ năng tự học, kĩ năng giải quyết vấn đề và sử dụng thành thạo công nghệ thơng tin mà
cịn phát huy tinh thẩn đồn kết, chia sẻ, thông hiểu và gắn kết giữa các thành viên trong nhóm để
cùng thực hiện nhiệm vụ học tập. Tri thức, kĩ năng và thái độ chính là mục tiêu của giáo dục và đào
tạo hướng đến nhằm tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai không chỉ giỏi vể chun mơn
mà cịn thành thục vể kĩ năng sống cũng như đạo đức tốt đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội trong bối
cảnh mới.

4. Kết luận

Chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục đại học nói riêng đang đặt ra cho các cơ sở
đào tạo đại học như một thách thức mang tính thời sự. Một trong những yếu tố nâng cao chất lượng
giáo dục đại học là đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó phải tăng cường việc khai thác, sử
dụng các trang thiết bị hiện đại góp phẩn đổi mới phương pháp giảng dạy đại học.

Quá trình nhận thức tuân theo quy luật: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn, huy động tư duy con người ở mức độ cao nhất. Do đó, PPDH theo dự án
giúp người học phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tích cực, hứng thú trong quá trình học tập.
Đồng thời nâng cao tinh thần tự học, tự chịu trách nhiệm về chính việc học tập của mình, nâng cao
kỹ năng trình bày viết, thiết kế Powerpoint và nói trước đơng người để người học thực sự trở thành
trung tâm của q trình dạy học.
Có thể nói, thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học và cơng nghệ, thế kỷ của tồn cầu hóa, hội nhập
và phát triển. Vì vậy, mỗi GV cẩn nhận thức sâu sắc vấn đề này để có những chuyển biến mạnh mẽ
trong nhận thức và hành động về ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới PPDH phù hợp với
yêu cầu đào tạo nguổn nhân lực trong tình hình mới, đáp ứng nhu cẩu xã hội.

Tài liêu tham khảo
[1 ] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đọi biều toàn quổc lân thứXIII (tập 1), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[2] Hồng Tuyết (2005), Năng lực sinh viên. Nguốn: website: tuoitre.vn ngày 09/01/2005.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sửĐáng Cộng sán Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Một số chuyển đề Lịch sửĐáng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.


[5] Đinh Xuân Lý (chù biên, 2005), Tìm hiểu vơi trò lãnh đạo củơĐàng đỗi với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị
Quỗc gia - Sự thật, Hà Nôi.
[6] Đặng Thành Hưng (2001), Dạy học hiện đại - Lí luận - Biện pháp - Kĩ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thing oa/aoaa

25



×