Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt: Thừa kế thế vị theo pháp luật Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.37 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------

NGUYỄN VIẾT GIANG

THỪA KẾ THẾ VỊ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số:

938.01.07

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2022


Cơng trình được hồn thành tại Học viện Khoa học Xã hội –
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí
Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị
Phản biện 3: PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – Học viện
Khoa học Xã hội, vào hồi ………. giờ………… ngày …………


tháng ……năm 2022.

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người chết sang cho những người
còn sống. Theo pháp luật Việt nam hiện hành, quyền thừa kế là một trong những
quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, được Hiến pháp
năm 2013 ghi nhận “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật
bảo hộ”1; các quy định pháp luật về thừa kế hiện nay được quy định một cách
khá đầy đủ tại Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015). Thừa kế có hai hình thức
là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế thế vị là một trường
hợp phát sinh từ thừa kế theo pháp luật, phát sinh trong trường hợp con, cháu
của người thừa kế thế vào vị trí của người thừa kế để hưởng di sản do người chết
để lại.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay với cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng lớn và đa dạng về hình
thức thì cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp về thừa kế di sản do người chết để
lại, trong đó có các vụ án liên quan đến thừa kế thế vị. Tuy nhiên, trong thực tiễn
giải quyết các vụ án liên quan đến thừa kế thế vị tại Tồ án thì việc giải quyết
các vụ án này hiện vẫn gặp nhiều khó khăn và khơng phải vụ án nào Tịa án
cũng có thể giải quyết được "thấu tình đạt lý". Sở dĩ cịn tồn tại những vấn đề
này là do vẫn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập về cả lý luận và thực tiễn áp
dụng các quy định pháp luật về thừa kế thế vị. Do đó, việc nghiên cứu những
vấn đề lý luận, thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng các
quy định pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra

phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế thế
vị ở Việt Nam trong thời gian tới là rất cần thiết.
Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Thừa kế thế vị
theo pháp luật Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ luật học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án:
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thừa kế thế vị; đánh giá thực trạng
các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về thừa kế thế vị ở
Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện các
quy định pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam.

1

Khoản 2 Điều 32 Hiến pháp 2013

1


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
- Nghiên cứu, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về thừa kế thế vị;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về
thừa kế thế vị trong các văn bản pháp luật của Việt Nam từ trước đến nay, có so
sánh với quy định pháp luật về thừa kế thế vị của một số quốc gia trên thế giới; chỉ
ra những khó khăn, bất cấp trong việc áp dụng các quy định pháp luật về vấn đề này
ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị ở
Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, nội dung các

quy định pháp luật có liên quan đến thừa kế thế vị; thực trạng pháp luật, thực
tiễn áp dụng các quy định pháp luật về vấn đề này ở Việt nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những đề về lý luận, nội dung quy định pháp
luật liên quan đến vấn đề thừa kế thế vị ở Việt Nam qua các văn bản pháp luật từ
trước đến nay, đặc biệt là BLDS 1995, BLDS 2005, BLDS 2015; thực trạng áp dụng
các quy định pháp luật; những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng các quy định
về thừa kế thế vị ở Việt nam hiện nay, từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp
hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án:
4.1. Phương pháp luận:
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử,
duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp,
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, sở hữu, thừa kế. Bên cạnh đó, luận án
cũng tiếp thu các tư tưởng pháp lý và tham khảo quy định của pháp luật một số
nước trên thế giới về thừa kế thế vị.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Chương 1: Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp để khái quát các vấn đề liên quan
đến đề tài đã được nghiên cứu trong các cơng trình khoa học đã cơng bố để tìm
ra những nội dung có giá trị, cần kế thừa và cần được tiếp tục nghiên cứu trong
luận án.

2


Chương 2: Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch,
phương pháp tổng hợp để làm rõ các vấn đề lý luận về thừa kế thế vị. Ngoài ra,
Nghiên cứu sinh có sử dụng phương pháp lịch sử để nêu tóm tắt lịch sử ra đời

các quy định pháp luật về thừa kế thế vị.
Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch,
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp để làm rõ các quy định của pháp
luật về thừa kế thế vị theo pháp luật Việt Nam.
Chương 4: Sử dụng phương pháp diễn dịch, phương pháp so sánh, phương
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp logic để nêu ra, phân tích
các phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế thế vị
ở Việt Nam trong thời gian tới.
5. Những đóng góp của luận án
- Luận án là cơng trình đầu tiên ở cấp độ luận án tiến sĩ nghiên cứu riêng
và chuyên sâu về thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam; đã tập
hợp, đánh giá một cách có hệ thống các cơng trình khoa học nghiên cứu các quy
định pháp luật về thừa kế và thừa kế thế vị ở Việt Nam.
- Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu đa dạng, luận án đã phân tích
rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật thừa kế thế vị, nội dung pháp luật điều
chỉnh, các yếu tố tác động đến pháp luật về thừa kế và thừa kế thế vị; chỉ ra
được ý nghĩa của thừa kế thế vị trong việc củng cố các mối liên hệ tình cảm giữa
các thành viên trong gia đình, làm cơ sở để xã hội phát triển bền vững.
- Luận án đã phân tích, đánh giá nội dung các quy định pháp luật của Việt
Nam về thừa kế thế vị trong các văn bản pháp luật từ trước đến nay, đặc biệt là
quy định pháp luật về thừa kế thế vị trong BLDS 2015; thực trạng các quy định
pháp luật về thừa kế thế vị và những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng
các quy định này tại Việt Nam hiện nay.
- Luận án đã đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thừa kế và thừa kế thế vị ở Việt
Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án nghiên cứu một cách đầy đủ, tồn diện và có hệ
thống các vấn đề lý luận về thừa kế thế vị, nội dung các quy định pháp luật có
liên quan đến thừa kế thế vị. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển

và hoàn thiện hơn lý luận về thừa kế thế vị, nội dung các quy định pháp luật có
liên quan đến thừa kế thế vị ở Việt Nam hiện nay.

3


Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể được sử dụng trong công tác nghiên cứu
của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, các cơ quan bảo vệ pháp luật, đồng
thời là tài liệu nghiên cứu và tham khảo cho những người quan tâm đến lĩnh vực
này. Những kiến nghị về phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định
về pháp luật thừa kế thế vị được đưa ra trong luận án là những đóng góp
khoa học có ý nghĩa thiết thực cho việc sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp
luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam trong thời gian tới.
7.
Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu các quy định pháp luật về thừa
kế thế vị
Chương 2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật thừa kế và thừa kế thế
vị’
Chương 3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế
thế vị ở Việt Nam hiện nay’
Chương 4. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế
vị ở Việt Nam hiện nay.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về thừa kế và thừa kế theo pháp

luật nói chung :
(1). Sách, Vũ Văn Hiền, “Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam”, 1960.
(2). Sách, Đào Trí Úc, “Nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt nam thế kỷ XVXVIII”, 1994.
(3). Sách, Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, “Một số vấn đề
về pháp luật dân sự Việt nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc”, 1998.
(4). Sách, Nguyễn Ngọc Điện, “Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân
sự Việt Nam”, 1999.
(5). Sách, Nguyễn Ngọc Điện, “Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ
luật Dân sự”, 2001.
(6). Sách, Lê Kim Quế, “110 câu hỏi - đáp pháp luật về thừa kế”, 2001.
(7). Sách, Phạm Văn Tuyết, “Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn
áp dụng”, 2007.
4


(8). Sách, Dương Bạch Long - Nguyễn Xuân Anh, “Tìm hiểu các quy định
pháp luật về thừa kế”, 2008.
(9). Sách, Nguyễn Minh Tuấn, Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những
vấn đề lý luận và thực tiễn, 2009.
(10). Sách, Tưởng Duy Lượng, “Pháp luật dân sự và thực tế xét xử”, 2009.
(11). Sách, Phùng Trung Tập, “Luật thừa kế Việt Nam”, 2010.
(12). Sách, Phùng Trung Tập “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt
Nam từ năm 1945 đến nay”, 2010.
(13). Sách, Trần Thị Huệ, “Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Namnhững vấn đề lý luận và thực tiễn”, 2012.
(14). Sách, Đỗ Văn Đại, “Luật thừa kế Việt Nam, bản án và bình luận bản
án”, 2013 (2 tập).
(15). Luận án tiến sĩ luật, Hà Thị Mai Hiên, “Quyền sở hữu của công dân
Việt Nam”, 1996. .
(16). Luận án tiến sĩ luật, Hoàng Ngọc Thỉnh, “Quyền sở hữu của cá nhân
và phương thức bảo vệ”, 2000.

(17). Luận án tiến sĩ luật, Phùng Trung Tập, “Thừa kế theo pháp luật của
công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay”, 2002.
(18). Luận án tiến sĩ luật, Nguyễn Minh Tuấn, “Cơ sở lý luận và thực tiễn
của những quy định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự”, 2007.
(19). Luận văn thạc sĩ luật, Chế Mỹ Phương Đài, "Thừa kế theo pháp luật
trong Bộ luật Dân sự Việt Nam", 2000.
(20). Luận văn thạc sĩ luật, Phan Thị Kim Chi, “Diện và hàng thừa kế theo
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005”, 2006.
(21). Luận văn thạc sĩ luật, Đỗ Quảng Oai, “Diện và hàng thừa kế theo
pháp luật dân sự Việt Nam”, 2006.
(22). Luận văn thạc sĩ luật, Đỗ Thị Vân Giang, “Thanh toán và phân chia
di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam”, 2007.
(23). Luận văn thạc sĩ luật, Hà Diệu Hằng, “Những người không được
quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành”, 2009.
(24). Luận văn thạc sĩ luật, Lê Thu Nga, “Cơ sở lý luận, xã hội và những
vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp
luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005”, 2009.
(25). Luận văn thạc sĩ luật, Vũ Thị Hương, “Diện và hàng thừa kế theo quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2005”, 2013.

5


(26). Đề tài cấp bộ, Tưởng Duy Lượng, “Những vấn đề lý luận và thực tiễn
nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Tịa án
nhân dân”, 2001.
(27). Đề tài cấp bộ, Hồng Văn Liên, “Tranh chấp thừa kế tại Tòa án nhân
dân và những kiến nghị”, 2011.
(28). Tạp chí, Nguyễn Văn Mạnh,“Hồn thiện chế định thừa kế trong Bộ
luật Dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 4 - 2002).

(29). Tạp chí, Nguyễn Đình Tồn, “Một số vấn đề về thừa kế theo pháp
luật”, Tạp chí Tịa án nhân dân (số 9 - 2009).
(30). Tạp chí, Nguyễn Hải An, “Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2005 về chế định thừa kế”, Tạp chí Tịa án nhân dân (số 17 2012).
(31). Tạp chí, Trần Thị Huệ, “Một số điểm bất cập về chế định thừa kế cần
được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Dân sự năm 2005”, Tạp chí Tịa án nhân
dân (số 11 – 2013).
(32). Tạp chí, Đặng Thị Thơm, “Hưởng thừa kế theo quan hệ giữa con
riêng và bố dượng hay quan hệ hôn nhân thực tế?” Tạp chí Tịa án nhân dân (số
13 - 2014).
(33). Tạp chí, Đỗ Văn Đại, “Một số bất cập về thừa kế trong Bộ luật Dân
sự 2005”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 2 - 2014).
(34). Tạp chí, Nguyễn Văn Cảnh, “Quyền hưởng thừa kế của người được
nhận làm con ni”, Tạp chí Tịa án nhân dân (số 23 - 2015).
1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về thừa kế thế vị
(1). Luận văn thạc sĩ luật, Phạm Thị Bích Phượng, “Thừa kế thế vị theo
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành”, 2006.
(2). Luận văn thạc sĩ luật, Lê Đức Bền, “Thừa kế theo pháp luật của cháu,
chắt theo quy định của pháp luật Việt Nam”, 2009.
(3). Luận văn thạc sĩ luật, Nguyễn Viết Giang, “Thừa kế thế vị theo quy
định của Bộ luật Dân sự Việt nam năm 2005”, 2013.
(4). Luận văn thạc sĩ luật, Đèo Thị Lan Hương, “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về thừa kế thế vị”, 2014.
(5). Tạp chí, Nguyễn Hải An, “Vài suy nghĩ về điều 680 Bộ luật Dân sự
(thừa kế thế vị)”, Tạp chí Tịa án nhân dân (số 4 – 2004).
(6). Tạp chí, Thái Cơng Khanh, "Những khó khăn, vướng mắc trong việc
thực hiện điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005 về quan hệ thừa kế giữa con riêng
và bố dượng, mẹ kế", Tạp chí Tịa án nhân dân (số 16 - 2006).

6



(7). Tạp chí, Nguyễn Viết Giang - Nguyễn Đình Anh, “Thừa kế thế vị theo
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”,
Tạp chí Tịa án nhân dân (Số 3 - 2014).
(8). Tạp chí, Phạm Thị Bích Phượng,“Một số vấn đề về thừa kế thế vị
trong trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế”, Tạp chí Tịa án nhân dân
(số 15 - 2014).
(9). Tạp chí, Nguyễn Thị Mỹ Linh, “Góp ý sửa đổi Bộ luật dân sự đối với
một số quy định về thừa kế thế vị”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 10 2015).
(10). Tạp chí, Đoàn Thị Ngọc Hải, “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp
luật dân sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử (ngày 08 - 4 - 2019).
(11). Bài viết « La représentation successorale au lendemain de la loi du 23
juin 2006/Thế vị trong thừa kế sau Luật ngày 23 tháng 6 năm 2006 » của tác giả
Sophie Gaudemet, Tạp chí Defrénois 2006, tr.1366 và tiếp theo.
(12). Sách, Persones, Famile et Successions, tác giả Marilyn Piccint Roy,
Nxb. Yvons Blais 2003, tr.371 và tiếp theo.
(13). Bài viết La substitution (articles 739-743 du Code civil) (autrefois
appellée représentation)/Thừa kế thế vị (Điều 739 và tiếp theo của Bộ luật dân
sự Bỉ) trên : />?q=informations -obligations-personnes-successions-devotion-substitution.
(14). Bài viết « Legs universels, prédécès de l'un des légataires/Thừa kế,
trường hợp người thừa kế chết trước » của tác giả Jean Patarin trên Tạp chí
RTD Civ. 2001, tr. 410 và tiếp theo.
(15). Bài viết « Successions et familles au Liban/Thừa kế và gia đình ở
Liban » trong sách Les successions của tác giả Alexa Moukarzel-Hechaime,
Nxb. Bruylant 2012, tr.107 và tiếp theo.
(16). European Judicial Network, General information – Lithuania, 2015.
succession-166-lt-en.do
(17). Brief overview of the Norwegian inheritance law, NorJus, 2018.
/>(18). Yelena Anatolyevna Kirillova and Varvara Vladimirovna Bogdan,

Institution of Hereditary Substitution in the Inheritance Law: A Rather-Legal
Analysis, South-West State University Kursk, Kursk, Russia, 2013.
/>
7


(19). Regulations on inheritance in Roman law, Nguyen Thong Quang,
2017.
/>(20). J.C.B.Mohr, International Enclopedia of Comparative Law,
International Association of Legal Science, BRILL Publishing House, Volume I
– National Reports (Viktor Knapp - Chief Editor), 1976.
(21). Charles Holbech, The Residential Nil Rate Band: A Path through the
Maze, Radcliffe Chambersm, 2015.
(22). Sách, Insun Yu, “Luật và xã hội Việt nam thế kỷ XVII-XVIII”, 1994.
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu
1.2.1. Nhận xét tổng qt
Số lượng các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án tương đối
phong phú, đa dạng. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên đã cung cấp
một lượng kiến thức lớn và có ý nghĩa nhất định trong việc hoàn thiện hơn các
quy định của pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng ở Việt
Nam hiện nay, nhưng chủ yếu mới dừng lại ở phạm vi phân tích một số quy định
về thừa kế trong một số văn bản luật pháp luật cụ thể, còn về vấn đề thừa kế thế
vị thì các cơng trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến như một phần của cơng
trình nghiên cứu hay chỉ xem xét ở khía cạnh, góc độ cá biệt.
Đối với các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về thừa kế thế vị nhìn chung chỉ
mới tiếp cận vấn đề theo góc độ quy định pháp luật thực định, phân tích thực
trạng áp dụng các quy định về thừa kế thế vị , nêu ra những bất cập trong việc áp
dụng các quy định này trong thực tiễn, từ đó đề xuất phương hướng sửa đổi và
hồn thiện các quy định này, mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu vấn đề thừa
kế thế vị một cách có hệ thống và toàn diện theo hướng tiếp cận đa chiều, từ

nhiều góc độ, tính kế thừa theo thời gian của các quy định pháp luật về thừa kế
thế vị.
1.2.2. Những nội dung nghiên cứu đã thống nhất
Về lý luận: Vấn đề nhận thức chung về thừa kế thế vị và ý nghĩa của quy
định này đã được làm sáng tỏ. Các cơng trình nghiên cứu đều có sự đồng thuận
cao về việc cần thiết phải có quy định pháp luật về thừa kế thế vị. Quy định này
góp phần đảm bảo quyền thừa kế của công dân, quyền định đoạt tài sản của họ
cả khi họ còn sống hay đã chết, bảo đảm di sản của người đã chết được để lại
cho những người thân thích nhất của họ được hưởng, phù hợp với phong tục
truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

8


Về nội dung các quy định pháp luật về thừa kế thế vị: Các cơng trình
nghiên cứu đã chỉ ra một số vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng quy
định pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam hiện nay như: đối tượng hưởng thừa
kế thế vị, các quan hệ phát sinh thừa kế thế vị, điều kiện hưởng thừa kế thế vị…
Về đề xuất, kiến nghị: Các cơng trình nghiên cứu phần lớn đều hướng sự
quan tâm đến việc phân tích và đưa ra những tồn tại, bất cập trong các quy định
về thừa kế thế vị hiện hành, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định
pháp luật về thừa kế thế vị cho phù hợp thực tế.
1.2.3. Những nội dung chưa được nghiên cứu, nghiên cứu chưa rõ ràng
và đầy đủ trong các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố
Về lý luận:
+ Các cơng trình nghiên cứu trên mới chỉ đưa ra khái niệm thừa kế thế vị
dựa vào đối tượng hưởng thừa kế thế vị, chưa phân tích sâu và chưa chưa nêu ra
được khái niệm mang tính bao quát về thừa kế thế vị.
+ Tính tất yếu của thừa kế thế vị chưa được lập luận đầy đủ và thuyết phục.
Do đó, cần thiết phải có sự lập luận, phân tích tính tất yếu của thừa kế thế vị

xuất phát từ nhiều góc độ như: văn hóa truyền thống, pháp lý…
+ Đối tượng hưởng thừa kế thế vị mới chỉ bó hẹp trong phạm vi đối tượng
là cháu và chắt, nhưng thực tế thì đối tượng hưởng thừa kế thế vị cần thiết phải
được mở rộng hơn đến cả các đời sau như: chút, chít… và cần thiết phải quy
định thừa kế thế vị đến vô hạn nếu đối tượng được hưởng thừa kế thế vị đủ điều
kiện hưởng thừa kế thế vị theo quy định.
+ Một số quan hệ phát sinh thừa kế thế vị cũng cần được xem xét và quy
định trong pháp luật về thừa kế thế vị như: Quan hệ thừa kế thế vị giữa con của
người vợ sau, người chồng sau với người vợ trước, người chồng trước của bố,
mẹ nếu giữa họ có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau, do những người này
không được gọi là “cha dượng” hay “mẹ kế”.
+ Về các điều kiện hưởng thừa kế thế vị: về vấn đề này vẫn còn nhiều ý
kiến khác nhau, nên cần thiết phải được sửa đổi và quy định cụ thể, rõ ràng và
dễ hiểu hơn, làm cơ sở bảo vệ quyền thừa kế thế vị của người được thừa kế.
Về nội dung các quy định pháp luật về thừa kế thế vị:
+ Các quan hệ phát sinh thừa kế thế vị hiện tại phát sinh từ các mối quan hệ
huyết thống, quan hệ chăm sóc, ni dưỡng. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên
cứu trên chưa phân tích, làm rõ để làm cơ sở đưa ra những quy định cụ thể về
những trường hợp nào được hưởng và những trường hợp nào không được hưởng
thừa kế thế vị.

9


+ Các cơng trình nghiên cứu về thừa kế thế vị nêu trên có chỉ ra một số vấn
đề hạn chế, bất cập trong các quy định về thừa kế thế vị, nhưng sự phân tích và
lập luận, lý giải về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung và khắc phục những bất
cập trong các quy định pháp luật về vấn đề này cho phù hợp thực tế thì chưa thật
sự sâu sắc và thuyết phục.
Về giải pháp, kiến nghị:

Kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên chủ yếu trên cơ sở phân tích các
quy định pháp luật thực định về thừa kế thế vị, từ đó đưa ra những giải pháp,
kiến nghị mang tính chung chung, nêu ra những vấn đề cần sửa đổi… Tuy
nhiên, việc phân tích lý do, căn cứ cần sửa đổi các quy định này thì cịn chưa
thật cụ thể, rõ ràng và thiếu thuyết phục.
1.3. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong Luận án
Thứ nhất, cần nghiên cứu đưa ra thay đổi trong nhận thức lý luận về
bản chất của thừa kế thế vị, mở rộng đối tượng thừa kế thế vị, xem xét lại
các quy định về điều kiện được hưởng thừa kế thế vị.
Thứ hai, nghiên cứu thừa kế thế vị trên cơ sở nghiên cứu quá trình phát
triển các quy định pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam, đánh giá ưu điểm của
các quy định này để kế thừa, hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này.
Thứ ba, nghiên cứu thừa kế thế vị xuất phát từ thực tiễn tranh chấp liên
quan đến thừa kế thế vị, việc giải quyết các vụ án liên quan đến thừa kế thế vị tại
Tòa án, từ những bất cập trong việc áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế
thế vị ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục
những bất cập này.
Thứ 4, cần nghiên cứu và kiến nghị đưa một số vụ án cụ thể liên quan đến
thừa kế thế vị Tòa án đã giải quyết phù hợp với thực tiễn để đề xuất Tòa án nhân
dân tối cao nghiên cứu, phát triển một số án lệ về vấn đề này, đồng thời có văn
bản hướng dẫn về nghiệp vụ liên quan đến vấn đề này làm căn cứ cho các Tòa
án viện dẫn và có cách hiểu thống nhất để áp dụng thực tế trong quá trình giải
quyết các vụ án về thừa kế thế vị trong khi chờ sửa đổi luật.
Thứ 5, nghiên cứu quy định và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một
số nước trên thế giới về thừa kế thế vị, trên cơ sở đó đưa ra một số gợi mở để
hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế thế vị ở nước ta.
Kết luận Chương 1
Nghiên cứu về pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế thế thế vị nói
riêng ln là chủ đề được các nhà khoa học quan tâm do thừa kế luôn gắn liền
với vấn đề sở hữu. Khi xã hội ngày càng phát triển thì tài sản của các cá nhân sở


10


hữu ngày càng lớn và phong phú, đa dạng, đặt ra vấn đề phải bảo vệ quyền sở
hữu của chủ tài sản một cách hiệu quả, trong đó pháp luật về thừa kế nói chung
và thừa kế thế thế vị nói riêng là một trong những cơng cụ bảo vệ quyền sở hữu
hiệu quả nhất. Việc nghiên cứu về vấn đề này góp phần hồn thiện các quy định
pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế thế thế vị nói riêng, phù hợp với đặc
thù của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử phát triển.
Thông qua việc nghiên cứu các cơng trình khoa học đã được công bố liên
quan đến nội dung của luận án, nghiên cứu sinh thấy rằng các cơng trình nghiên
cứu này đã giải quyết được nhiều nội dung liên quan đến vấn đề thừa kế nói
chung và thừa kế thế vị nói riêng. Qua đó, nghiên cứu sinh rút ra được những
kinh nghiệm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu phù hợp, đồng thời giúp
nghiên cứu sinh định hướng được nội dung, mục đích, ý nghĩa và định hướng
nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án của mình.
Kết quả nghiên cứu các cơng trình khoa học đã được cơng bố nêu trên là cơ
sở để nghiên cứu sinh đi sâu phân tích những vấn đề lý luận về thừa kế thế
vị, các quy định pháp luật của một số nước trên thế giới cũng như của Việt
Nam về thừa kế thế vị hiện nay, từ đó làm rõ hơn những vấn đề lý luận về
thừa kế thế vị, chỉ ra những bất cập và hạn chế của các quy định pháp luật về
thừa kế thế vị theo pháp luật Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa ra phương
hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định về vấn đề này.
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ
VÀ THỪA KẾ THẾ VỊ
2.1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật thừa kế
2.1.1. Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế, pháp luật thừa kế
2.1.1.1. Khái niệm thừa kế

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt thì Thừa kế là “Được hưởng tài sản, của
người chết để lại cho: Thừa kế tài sản”2. Theo Từ điển Luật học thì "Thừa kế là
sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người cịn sống"3. Từ điển giải thích
thuật ngữ luật học của Trường Đại Học Luật Hà Nội định nghĩa: "Thừa kế là sự
chuyển dịch tài sản của người chết cho người cịn sống”4. Như vậy, theo cách
hiểu, định nghĩa này thì bản chất của thừa kế chính là sự dịch chuyển tài sản và
quyền sở hữu tài sản của người chết cho tổ chức, cá nhân có quyền hưởng thừa
Đại Từ điển tiếng Việt, NXB ĐHQG TP HCM, 2011, Tr 1553.
điển Luật học, NXB Tư pháp, 2006, Tr 754.
4 Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, ĐH luật Hà Nội, NXB CAND, 1999, Tr 123
2

3Từ

11


kế (gọi chung là người thừa kế) và người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài
sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.
2.1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế
Quyền thừa kế được hiểu là quyền của cá nhân và các chủ thể không phải
là cá nhân liên quan đến việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người cịn
sống theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, trong đó cá nhân có quyền
để lại di sản thừa kế của mình cho người khác hoặc hưởng di sản thừa kế của
người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật, cịn các chủ thể khơng phải là cá
nhân chỉ có quyền quyền hưởng di sản theo di chúc.
2.1.1.3. Khái niệm pháp luật thừa kế
Pháp luật thừa kế là hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh việc
dịch chuyển tài sản của người chết sang cho những người cịn sống theo trình tự,
thủ tục nhất định.

2.1.2. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật thừa kế
Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, có thể khái quát những
nguyên tắc cơ bản về pháp luật thừa kế như sau:
2.1.2.1. Ngun tắc tơn trọng ý chí của người có quyền thừa kế
2.1.2.3. Nguyên tắc cá nhân người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở
thừa kế;
2.1.2.4. Nguyên tắc thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ trong quan hệ thừa kế
2.1.2.5. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người thừa kế không thuộc hàng
thừa kế
2.1.3. Di sản thừa kế
Thuật ngữ “Di sản” được dùng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như:
khảo cổ học, văn hoá, nghệ thuật, kinh tế, pháp luật... Tuy nhiên, trong lĩnh vực
thừa kế thì khái niệm di sản được hiểu là di sản thừa kế, bao gồm toàn bộ tài sản
thuộc sở hữu của người chết để lại.
Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành “Di sản bao gồm tài sản
riêng của người chết, phần tài sản riêng của người chết trong tài sản chung với
người khác”5.
2.1.4. Người thừa kế
Người thừa kế là người được hưởng di sản mà người chết để lại theo di
chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành, người thừa kế bao gồm người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo

5

Điều 612 BLDS 2015

12


pháp luật. Ngoài ra, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời

điểm mở thừa kế hoặc sinh ra mà còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã
thành thai trước khi người để lại di sản chết; trường hợp người thừa kế theo di
chúc khơng là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế6.
2.1.5. Ý nghĩa của chế định thừa kế trong pháp luật hiện đại
Thứ nhất, pháp luật về thừa kế đã thể chế hoá đường lối, chủ trường của
Đảng, Nhà nước về một số quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực dân sự.
Thứ hai, pháp luật về thừa kế là phương thức quan trọng trong việc xác lập,
củng cố, bảo vệ quyền sở hữu. Thừa kế được hiểu là sự tiếp nối giữa việc để lại
di sản của người đã chết với việc nhận di sản của người còn sống.
Thứ ba, pháp luật về thừa kế góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội theo
trật tự ổn định, góp phần tháo gỡ các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh.
2.2. Một số vấn đề lý luận về thừa kế thế vị
2.2.1. Khái niệm thừa kế thế vị
Theo Từ điển Hán - Việt thì “Thế vị” là sự thay thế vị trí. Theo Từ điển
giải thích thuật ngữ Luật học - Trường Đại Học Luật Hà Nội thì “Thừa kế thế vị
là thừa kế bằng việc thay vị trí để hưởng thừa kế" 7. Theo cách hiểu trên thì thừa
kế thế vị có thể được hiểu là việc một người theo quy định pháp luật được thay
thế vị trí của một người đã chết để hưởng di sản thừa kế của một người khác
chết cùng hoặc chết sau người đã chết đó.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành8, thừa kế thế vị thực chất là việc con
thay thế vị trí của bố hoặc mẹ để nhận thừa kế di sản từ ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại, hoặc cụ nội, cụ ngoại nếu bố hoặc mẹ chết trước hoặc chết cùng
một thời điểm với những người nói trên. Tuy nhiên, quy định này mới chỉ liệt kê
về các trường hợp thừa kế thế vị mà chưa định nghĩa thế nào là thừa kế thế vị.
Ngoài ra, BLDS 2015 cịn có quy định về quan hệ thừa kế thế vị giữa con nuôi
và cha nuôi, mẹ nuôi tại Điều 653 và quy định về quan hệ thừa kế thế vị giữa
con riêng và bố dượng, mẹ kế tại Điều 654.
Do đó, có thể định nghĩa “Thừa kế thế vị là việc người ở hàng thừa kế sau
(người thừa kế thế vị) thay thế vị trí của người ở hàng thừa kế trước (người được
thế vị) hưởng phần di sản mà người được thế vị được hưởng trong khối di sản

của người để lại thừa kế nếu người này còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc

Điều 613 BLDS 2015
Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học - Trường Đại Học Luật Hà Nội, tr.125.
8 Điều 652 BLDS 2015
6

7

13


sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết”.
2.2.2. Nguyên tắc hưởng thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị là một phần của pháp luật thừa kế, nên phải phù hợp với các
nguyên tắc chung của pháp luật nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng. Theo
pháp luật Việt Nam hiện hành, thừa kế thế vị tuân theo 4 nguyên tắc cơ bản sau:
2.2.2.1. Thừa kế thế vị không phát sinh trên cơ sở thừa kế theo di chúc
2.2.2.2. Người thừa kế thế vị phải là con cháu trực hệ của người chết trước
hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản
2.2.2.3. Người thừa kế thế vị phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa
kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước
khi người để lại di sản chết
2.2.2.4. Người thừa kế thế vị chỉ được hưởng phần di sản mà bố, mẹ họ
được hưởng nếu còn sống
2.2.3. Điều kiện hưởng thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị phải tuân theo các nguyên tắc chung của pháp luật thừa kế,
ngoài ra để được hưởng thừa kế thế vị thì người thừa kế cịn phải thỏa mãn các
điều kiện riêng theo quy định tại Điều 652 BLDS 2015. Theo quy định này thì

thừa kế thế vị chỉ đặt ra trong trường hợp có người thừa kế theo pháp luật chết
trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản, nhưng không phải
trong mọi trường hợp có người thừa kế theo pháp luật chết trước hoặc chết cùng
một thời điểm với người để lại di sản đều phát sinh thừa kế thế vị. Thừa kế thế
vị chỉ thật sự phát sinh khi con, cháu của người để lại di sản chết trước hoặc chết
cùng một thời điểm với người để lại di sản. Về nguyên tắc, những người có
quyền thừa kế của nhau chết cùng một thời điểm thì khơng được thừa kế của
nhau theo quy định tại Điều 619 BLDS 2015. Tuy nhiên, Điều 652 BLDS 2015
lại là ngoại lệ của Điều 619 BLDS 2015, tức là trong trường hợp con của người
để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu
của người để lại di sản được hưởng thừa kế thế vị; đối với trường hợp chắt thừa
kế thế vị cũng tương tự như vậy. Theo đó, điều kiện tiên quyết trước hết để phát
sinh thừa kế thế vị là con của người để lại di sản phải chết trước hoặc chết cùng
một thời điểm với người để lại di sản thì cháu mới được hưởng thừa kế thế vị.
Tương tự, khi con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, sau đó
cháu của người để lại di sản lại chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì chắt được hưởng thừa kế thế vị. Nếu khơng có điều kiện
này thì khơng có thừa kế thế vị.

14


2.2.4. Di sản thừa kế thế vị
Như đã trình bày tại mục 2.1.3, di sản thừa kế được xác định theo quy
định tại các Điều 612 BLDS 2015 và các điều luật khác liên quan.
Di sản thừa kế thế vị cũng được xác định dựa trên các căn cứ quy định tại
Điều 612 BLDS 2015, nhưng di sản thừa kế thế vị có thể là tồn bộ hoặc chỉ là
một phần di sản của người chết để lại do còn phụ thuộc vào những người thừa
kế cùng hàng với cha, mẹ của cháu hoặc chắt là một người hay nhiều người và
đây chỉ là phần di sản mà cha, mẹ của cháu hoặc chắt được hưởng nếu còn sống.

2.2.5. Người thừa kế thế vị
Như đã trình bày tại mục 2.1.4 thì người thừa kế là người được hưởng di
sản mà người chết để lại theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Tuy
nhiên, thừa kế thế vị là trường hợp đặc biệt phát sinh từ thừa kế theo pháp luật,
chỉ đặt ra đối với phần di sản chia theo pháp luật mà không phát sinh đối với
quan hệ thừa kế theo di chúc.
Theo quy định tại Điều 652 BLDS 2015 thì người thừa kế thế vị chỉ được
xác định là cá nhân, bao gồm cháu hoặc chắt của người để lại di sản.
2.2.6. Ý nghĩa của quy định pháp luật về thừa kế thế vị
Thứ nhất, quy định về thừa kế thế vị là một phần trong chế định pháp luật
về thừa kế, được thể hiện ở sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn
sống, nó gắn chặt với lợi ích của cá nhân, gia đình, cộng đồng, dịng họ…
Thứ hai, thừa kế thế vị mang ý nghĩa quan trọng đối với hạt nhân cơ bản
trong xã hội là gia đình.
Thứ ba, thừa kế thế vị góp phần duy trì, bảo vệ truyền thống và đạo lý
trong quan hệ giữa những người thân thuộc nhất của người để lại di sản, thể hiện
qua các góc độ đạo đức, kinh tế - xã hội.
2.3. Lịch sử ra đời quy định pháp luật về thừa kế thế vị
Quy định về thừa kế thế vị đã xuất hiện từ rất lâu trong quá trình phát triển
của xã hội loài người. Ở nước ta, quy định về thừa kế thế vị đã xuất hiện với các
quy định khác nhau qua từng thời kỳ: phong kiến, pháp thuộc và thời kỳ sau
cách mạng tháng 8 năm 1945.
Kết luận chương 2
Thừa kế thế vị là trường hợp đặc biệt phát sinh từ thừa kế theo pháp luật.
Quy định này cho phép con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế
của ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại đối với phần di sản mà cha, mẹ
được hưởng nếu còn sống nếu cha, mẹ đã chết trước ông nội, bà nội hoặc ông
ngoại, bà ngoại; đồng thời cũng là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để

15



hưởng thừa kế di sản của cụ đối với phần di sản mà cha, mẹ được hưởng nhưng
cha, mẹ đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với cụ.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến thừa kế thế vị có vai trị
quan trọng trong việc tìm hiểu rõ hơn bản chất, những ưu điểm và những vấn
đề còn bất cập trong các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này. Xuất
phát tữ những vấn đề lý luận về thừa kế thế vị, đối chiếu với các quy định
pháp luật về thừa kế thế vị hiện hành và thực trạng áp dụng các quy định này
trên thực tế, giúp cho nghiên cứu sinh có thể nhìn nhận được những vấn đề cịn
bất cập trong các quy định pháp luật về thừa kế thế vị, đánh giá được ngun
nhân cịn tơn tại những bất cập này qua đó đưa ra phương hướng, giải pháp
hồn thiện quy định pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam trong thời gian tới.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ Ở VIỆT NAM
3.1. Thực trạng pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Các trường hợp được hưởng thừa kế thế vị
3.1.1.1. Thừa kế thế vị theo quan hệ huyết thống
Cháu, chắt chỉ được thừa kế thế vị khi thuộc trường hợp pháp luật đã quy
định. Tuy nhiên, hiện nay ngoài hai chủ thể được thừa kế thế vị là cháu, chắt
theo quy định pháp luật thì thực tế đã phát sinh nhiều trường hợp cả cháu và
chắt cũng đã chết trước hoặc chết cùng người để lại di sản, cịn thế hệ sau là
chút, chít… nhưng pháp luật không quy định các chủ thể này được thừa kế thế
vị nên khi phát sinh các trường hợp này thì Tịa án cũng khơng thể bảo vệ quyền
lợi cho những người này được, dẫn đến quyền lợi của họ không được bảo đảm.
3.1.1.2. Thừa kế thế vị theo quan hệ chăm sóc, ni dưỡng:
*Thừa kế thế vị có yếu tố con ni:
Theo quy định Điều 653 BLDS 2015 thì người con ni ngồi việc được
hưởng thừa kế thế vị của cha đẻ, mẹ đẻ thì cịn được hưởng thừa kế thế vị của

cha nuôi, mẹ nuôi do con nuôi là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo
pháp luật của cha mẹ nuôi. Tuy nhiên, theo quy định trên thì có thể hiểu con
ni của người con ni đó cũng được thế vị cha mẹ nuôi để hưởng di sản của
người nhận nuôi cha nuôi, mẹ ni của mình do Điều 652 BLDS chỉ quy định là
“con” mà không xác định rõ là con đẻ hay con ni, nên cần thiết phải có hướng
dẫn cụ thể về vấn đề này.
*Thừa kế thế vị của con riêng với bố dượng, mẹ kế:

16


Theo quy định Điều 654 BLDS 2015 thì con riêng và bố dượng, mẹ kế
được hưởng di sản thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng khi giữa họ“có
quan hệ chăm sóc ni dưỡng như cha con, mẹ con”. Hiện nay, Tòa án nhân
dân tối cao tuy đã có giải đáp về việc thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ
kế theo hướng“con riêng, bố dượng, mẹ kế chỉ cần có quan hệ chăm sóc,
ni dưỡng nhau trên thực tế như cha, mẹ con thì được hưởng thừa kế di sản
của nhau, không bắt buộc những người này phải sống chung”9, nhưng giải đáp
này cũng mới chỉ giải đáp được một phần về việc con riêng, bố dượng, mẹ kế
chỉ cần có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế như cha, mẹ con
mà khơng bắt buộc phải sống chung thì vẫn được hưởng thừa kế di sản của
nhau; còn các vấn đề khác như: thời gian chăm sóc, ni dưỡng bao lâu, mức độ
cung cấp tài chính để ni dưỡng như thế nào thì được coi là có quan hệ ni
dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế? Trường hợp có quan hệ chăm sóc, ni
dưỡng nhau trên thực tế nhưng một bên vi phạm nghĩa vụ chăm sóc ni dưỡng
nhưng chưa đến mức vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ ni dưỡng thì có được
thừa kế của nhau khơng? Việc “ni dưỡng” này có đồng nghĩa với việc “cấp
dưỡng” theo Luật hôn nhân và gia đình hay khơng?… Do đó, cần thiết phải có
văn bản hướng dẫn cụ thể về những vấn đề này.
3.1.1.3. Thừa kế thế vị trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh

trong ống nghiệm
Đứa trẻ được sinh ra bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được xác
định là con của cặp vợ chồng áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này theo quy định
tại khoản 1 Điều 93 Luật Hơn nhân gia đình năm 2014 và đứa trẻ này có đầy đủ
các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật, trong đó có quyền thừa
kế. Do đó, khi người con này chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha, mẹ
thì con của họ sẽ được thừa kế thế vị tài sản do ông, bà của mình để lại theo quy
định. Tuy nhiên, liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm thì hiện nay cũng phát sinh nhiều vấn đề vướng mắc, đặc biệt là các
trường hợp “sinh con từ tinh trùng, nỗn, phơi của người đã mất”, cần đặt ra vấn
đề xem xét thừa kế thế vị trong những trường hợp này.

Mục 8, phần III, Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án
nhân dân tối cao “V/v thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc
trong xét xử”
9

17


3.1.2. Các trường hợp loại trừ thừa kế thế vị
3.1.2.1. Trường hợp không được quyền hưởng di sản
Các trường hợp không được quyền hưởng di sản được quy định tại khoản 1
Điều 621 BLDS 2015, bao gồm:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hoặc về
hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm
trọng danh dự nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác
nhằmhưởng một phần hoặc tồn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền

hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép, hoặc ngăn cản người để lại di sản
trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu
di chúc nhằm hưởng một phần hoặc tồn bộ di sản trái với ý chí của người để lại
di sản.
3.1.2.2. Trường hợp người thừa kế thế vị từ chối nhận di sản
Người thừa kế thế vị từ chối nhận di sản thừa kế cũng phải đảm bảo về
trình tự, thủ tục do luật định và khơng được từ chối trong trường hợp có mục
đích nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
3.1.2.3. Trường hợp người thừa kế thế vị bị truất quyền hưởng di sản
Truất quyền hưởng di sản là một trong những quyền năng của người để lại
di sản, họ có quyền lập di chúc thể hiện ý chí định đoạt tài sản của mình sau khi
chết và việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế được thể thể hiện thông
qua di chúc. Những người đã bị người lập di chúc ghi rõ tên trong di chúc thì
những người này bị coi là người bị truất quyền hưởng di sản, kể cả các cháu
chắt là chủ thể trong quan hệ thừa kế thế vị, trừ trường hợp người thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 644 BLDS 2015.
3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam
3.2.1. Thừa kế thế vị của cháu, chắt
Điều 652 BLDS 2015 chỉ quy định chủ thể thừa kế thế vị là cháu, chắt,
nhưng người để lại di sản có thể cịn có chút, chít... và trên thực tế xảy ra trường
hợp cả con, cháu, chắt của người để lại di sản cùng chết trước hay chết cùng
người để lại di sản. Tuy nhiên, do pháp luật không quy định chút, chít… của
người để lại di sản sản được hưởng thừa kế thế vị, nên khi xảy ra những trường
hợp này thì Tịa án khơng có căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho những chủ thể này.
(Trong luận án, Nghiên cứu sinh nêu một vụ việc cụ thể để chứng minh cho
sự bất cập trong quy định này trong luận án)
3.2.2. Thừa kế thế vị của con nuôi với cha nuôi, mẹ nuôi
Theo quy định Điều 653 BLDS 2015 thì con của người con ni vẫn được
thừa kế thế vị khi người con ni đó chết trước hoặc chết cùng một thời điểm

với người cha nuôi, mẹ nuôi của người con ni đó. Tuy nhiên, theo quy định
trên thì có thể hiểu con ni của người con ni đó cũng được thế vị cha mẹ

18


nuôi để hưởng di sản của người nhận nuôi cha ni, mẹ ni của mình do Điều
652 BLDS chỉ quy định là “con” mà không xác định rõ là con đẻ hay con ni.
Do đó, quy định này hiện vẫn cịn nhiều quan điểm khác nhau và gây khó khăn
cho các Tòa án khi giải quyết các vụ việc liên quan, cần có hướng dẫn cụ thể về
trường hợp này để có cách hiểu và áp dụng thống nhất.
3.2.3. Thừa kế thế vị của con riêng với bố dượng, mẹ kế
Như đã phân tích tại mục 3.1.1.2 về thực trang quy định này, thực tiễn áp
dụng quy định này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: giữa các chủ thể này có
thời gian chăm sóc, ni dưỡng bao lâu, mức độ cung cấp tài chính để ni
dưỡng như thế nào thì được coi là có quan hệ ni dưỡng, chăm sóc nhau trên
thực tế? Trường hợp có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau trên thực tế nhưng
một bên vi phạm nghĩa vụ chăm sóc ni dưỡng nhưng chưa đến mức vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ ni dưỡng thì có được thừa kế của nhau khơng? Việc
“ni dưỡng” này có đồng nghĩa với việc “cấp dưỡng” theo Luật hơn nhân và
gia đình hay khơng?…
Ngồi ra, liên quan đến vấn đề hiểu như thế nào là “bố dượng”, “mẹ kế” thì
hiện nay trên thực tế cũng chưa có cách hiểu thống nhất do thực tế đã phát sinh
nhiều trường hợp mà chồng trước của của mẹ hay vợ trước của bố có quan hệ
chăm sóc, ni dưỡng như cha con, mẹ con với người con của vợ sau hay chồng
sau của bố, mẹ, nhưng những người này có được xác định được là “bố dượng”,
“mẹ kế” hay khơng và có phát sinh quan hệ thừa kế thế vị trong trường hợp này
hay khơng vẫn cịn nhiều tranh cãi. Do đó, cần thiết phải có văn bản hướng dẫn
cụ thể về những vấn đề này.
(Trong luận án, Nghiên cứu sinh nêu vụ việc cụ thể để chứng minh cho sự

bất cập trong quy định này trong luận án).
3.2.4. Thừa kế thế vị trong trường hợp sinh con bằng thụ tinh trong ống
nghiệm
Liên quan đến vấn đề sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì
thực tế hiện nay cũng phát sinh một số vấn đề vướng mắc, đặc biệt là các trường
hợp “sinh con từ tinh trùng, noãn của người đã chết”. Theo quy định tại Luật
Hôn nhân gia đình năm 2014, Nghị định 10/2015/NĐ-CP ngày 28/1/2015 của
Chính Phủ và Nghị định 98/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính Phủ sửa
đổi một số điều của Nghị định 10/2015/NĐ-CP ngày 28/1/2015 của Chính Phủ
về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì khi người gửi
tinh trùng, nỗn…bị chết, mà cơ sở lưu trữ nhận được thông báo khai tử từ gia
đình người gửi, phải hủy tinh trùng, nỗn, phơi của người đó, trừ trường hợp vợ
hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và đóng phí lưu giữ. Tuy
nhiên, các văn bản này cũng không đề cập đến vấn đề giữ đến bao giờ, ai được
quyền sử dụng số tinh trùng, noãn này và sử dụng bằng cách nào? Hơn nữa,
pháp luật cũng chỉ quy định xác định cha, mẹ cho đứa trẻ được sinh ra trong
thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm khi cha hoặc mẹ qua đời, trong khi việc lưu
trữ tinh trùng, nỗn… lại có thể kéo dài nhiều năm nên những đứa trẻ ra đời sau

19


300 ngày từ khi cha, mẹ mất sẽ không đảm bảo một số quyền, trong đó có quyền
thừa kế. Do đó, cần thiết phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể về vấn đề
này để đảm bảo quyền lợi của trẻ em được sinh ra trong trường hợp này.
(Trong luận án, Nghiên cứu sinh nêu một vụ việc cụ thể để chứng minh cho
sự bất cập trong quy định này trong luận án)
Kết luận chương 3
Thừa kế thế vị là trường hợp thừa kế đặc biệt phát sinh từ thừa kế theo
pháp luật nên những người thừa kế thế vị cũng có địa vị rất đặc biệt. Theo quy

định của BLDS 2015, mọi cá nhân đều có quyền như nhau trong việc hưởng di
sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Khi người chết khơng có di chúc
thì di sản của người chết sẽ được chia theo hàng thừa kế theo pháp luật, người
được hưởng di sản hàng đầu tiên là cha, mẹ, vợ, chồng và các con của người
chết. Cháu hoặc chắt sẽ là những người được hưởng di sản thừa kế theo hàng
thứ 2 và thứ 3 khi những người ở hàng thừa kế trước khơng cịn ai. Những người
cháu hay chắt của người chết này vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế ngang
hàng với những người cùng hàng thừa kế với ông, bà hay bố, mẹ mình với tư
cách là người là người thế vị bố mẹ mình để hưởng thừa kế di sản của người
chết theo quy định pháp luật về thừa kế thế vị. Tuy nhiên, qua phân tích thực
trạng pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định
này thấy rằng hiện nay các quy định pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam vẫn
còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập như đã phân tích, dẫn đến vẫn còn nhiều
cách hiểu và áp dụng khác nhau đối với các quy định pháp luật về thừa kế thế vị.
Do đó, trên cơ sở những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy
định pháp luật này trên thực tế, cần thiết phải có phương hướng, giải pháp phù
hợp để hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế thế vị hiện nay.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt
Nam hiện nay
Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế thế vị phải đảm bảo
đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; đảm bảo quyền con người,
quyền công dân; phù hợp với phong tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phù
hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.
4.2 . Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam
hiện nay
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế thế vị
4.2.1.1. Thừa kế thế vị của cháu, chắt theo Điều 652 BLDS 2015

Xuất phát từ những bất cập trong việc áp dụng quy định tại Điều 652
BLDS 2015, nghiên cứu sinh đề xuất điều luật này cần bỏ cụm từ “thì cháu
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”

20


(đoạn 1) và cũng bỏ cụm từ tương tự tại đoạn 2 đối với chắt. Theo đó, Điều 652
cần được sửa đổi, bổ sung lại như sau:
“1. Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng
một thời điểm với người để lại di sản thì cháu thay thế vị trí của cha hoặc mẹ
hưởng di sản của ông, bà; nếu cháu cũng đã chết trước hoặc cùng một thời điểm
với người để lại di sản thì chắt thay thế vị trí của cha hoặc mẹ hưởng di sản của
các cụ. Tương tự như vậy, thừa kế thế vị đến vô hạn với thế hệ trực hệ đời sau.
2. Nếu cha hoặc mẹ của cháu, chắt khi cịn sống đã có hành vi vi phạm
quy định tại Khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này thì cháu, chắt vẫn được thừa kế
thế vị trừ khi chính bản thân người cháu, chắt này có hành vi vi phạm quy định
này.
3. Nếu con của người để lại di sản khi còn sống đã từ chối nhận di sản của
bố, mẹ hoặc bị bố, mẹ truất quyền hưởng di sản thì cháu, chắt khơng được
hưởng thừa kế thế vị."
Việc quy định như trên sẽ tránh được những cách hiểu và áp dụng không
thống nhất trong quy định về thừa kế thế vị của cháu, chắt và mở rộng phạm vi
thừa kế sang cả các thế hệ trực hệ đời sau của người để lại di sản như: chút,
chít…; bảo vệ tốt nhất quyền thừa kế của những người thân thích nhất của người
để lại di sản trong trường hợp thừa kế thế vị.
4.2.1.2. Thừa kế thế vị giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi theo Điều 653
BLDS 2015
Nghiên cứu sinh đề xuất Điều 653 BLDS 2015 nên được sửa đổi, bổ sung
như sau:

“Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha
đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được hưởng di sản thừa kế của nhau theo
Điều 651 của Bộ luật này.
Trong trường hợp người con nuôi chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
cha ni và mẹ ni thì chỉ con đẻ của người con ni đó được thừa kế thế vị để
nhận di sản của người để lại di sản.”
Việc sửa đổi điều luật này theo nội dung trên tránh được cách hiểu khác
nhau về con nuôi hay con đẻ được hưởng thừa kế thế vị, xác định rõ chủ thể
thừa kế thế vị của người con nuôi chỉ là con đẻ của người con nuôi. Trong
trường hợp người con nuôi chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha ni, mẹ
ni thì con ni của người con ni đó khơng được thế vị cha mẹ ni để
hưởng di sản thừa kế của người nhận nuôi cha mẹ ni mình.
4.2.1.3. Thừa kế thế vị giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Để khắc phục được những bất cập trong quy định về thừa kế thế vị trong
trường hợp này, Nghiên cứu sinh đề xuất Điều 654 BLDS sửa đổi như sau:
"Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế, người
vợ trước của bố, người chồng trước của mẹ

21


Con riêng và bố dượng, mẹ kế, người vợ trước của bố, người chồng trước
của mẹ, nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con từ một
phía hoặc từ cả hai phía khơng phụ thuộc vào nơi họ cư trú thì được thừa kế di
sản của nhau theo quy định của Điều 651. Con hoặc cháu của người con riêng
đó cịn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này".
Việc sửa đổi điều luật này theo nội dung trên sẽ khắc phục được những
hạn chế trong quy định về thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế hiện nay;
đồng thời giải quyết được quan hệ thừa kế giữa người vợ trước của bố, người

chồng trước của mẹ mà hiện nay pháp luật chưa có quy định về vấn đề này.
4.2.1.4. Thừa kế thế vị trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Như đã phân tích tại Chương 3, liên quan đến việc sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản thì hiện nay cũng phát sinh vấn đề vướng mắc, có rất
nhiều vụ việc đã được cơ quan truyền thông đưa tin, nhưng khơng có hướng
giải quyết do cịn “vướng luật”. Theo quan điểm cá nhân, với những trường
hợp “sinh con từ tinh trùng, nỗn, phơi của người đã mất” nêu trên thì cần thiết
phải có quy định về trình tự xác nhận cha, mẹ cho con trong các trường hợp đặc
biệt này. Do đó, trường hợp này cần thiết phải tiến hành thủ tục đề nghị Tòa án
giải quyết vụ việc xác nhận cha mẹ cho con, thông qua kết quả xác minh và thu
thập hồ sơ về việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh ra đứa trẻ tại Đơn
vị y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này; thực hiện giám định AND giữa
đứa trẻ và người được xác định là cha, là mẹ đã chết. Trên cơ sở những chứng
cứ này, nếu có căn cứ xác định đứa trẻ là con của người đã chết thì Tịa án sẽ
cơng nhận đứa trẻ là con của người đã chết, khi đó quyền lợi của đứa trẻ sinh ra
từ tinh trùng, nỗn, phơi của người đã chết sẽ được bảo đảm, trong đó có quyền
thừa kế nói chung và quyền thừa kế thế vị nói riêng.
4.2.2. Giải pháp đảm bảo thực thi có hiệu quả pháp luật về thừa kế thế vị
ở Việt Nam
4.2.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức pháp luật
4.2.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực thực hiện pháp luật
4.2.3. Giải pháp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Tòa
án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
- Lựa chọn và ban hành một số án lệ liên quan đến thừa kế thế vị;
- Ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về một số vấn đề vướng mắc
trong việc áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến thừa kế thế vị.
Kết luận chương 4
Xuất phát từ thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng và những bất cập trong
các quy định pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam hiện nay đã được nêu và
phân tích thấy rằng việc hoàn thiện các quy định pháp luật này là hết sức cần

thiết. Tuy nhiên, việc hoàn thiện các quy định pháp luật này phải đảm bảo đúng
chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; đảm bảo quyền con người, quyền
công dân; phù hợp với phong tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phù hợp với
tiến trình hội nhập quốc tế. Trong khn khổ luận án này, Nghiên cứu sinh đã

22


đưa ra những phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp
luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam hiện nay. Tuy các giải pháp này có thể khơng
được đưa vào áp dụng trong thực tiễn ngay để khắc phục những bất cập của các
quy định pháp luật về thừa kế thế vị trong quá trình áp dụng, nhưng đây là
những kiến nghị, đề xuất có tính khoa học, có giá trị tham khảo trong q trình
các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi các quy định pháp luật về thừa
kế thế vị ở Việt Nam. Ngoài ra, trong thời gian chờ sửa đổi các quy định pháp
luật liên quan đến vấn đề này, các đề xuất này có thể được nghiên cứu để làm cơ
sở ban hành giải đáp nghiệp vụ của Tịa án nhân dân tối cao, góp phần tháo gỡ
những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các vụ án liên quan đến
thừa kế thế vị tại Tòa án, đồng thời góp phần bảo vệ quyền lợi cho những người
thừa kế là người thân thuộc nhất của người để lại di sản một cách trực tiếp, phù
hợp với đạo lý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
KẾT LUẬN
Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, chế định thừa kế ln có vị trí
quan trọng trong các chế định pháp luật và bản thân nó cũng phản ánh được tính
chất của từng giai đoạn lịch sử trong quá trình phát triển của một chế độ xã hội.
Thừa kế thế vị là một phần quan trọng của pháp luật thừa kế. Thừa kế thế vị trực
tiếp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cháu, chắt của người để lại di sản,
tránh việc di sản thừa kế được chia cho người khơng thân thích nhất của người
để lại di sản.
Ở Việt Nam, quy định về thừa kế thế vị ra đời và được hoàn thiện dần qua

từng giai đoạn lịch sử, thể hiện cụ thể qua nội dung các văn bản pháp luật liên
quan đến thừa kế. Năm 1990, Pháp Lệnh thừa kế được ban hành, lần đầu tiên
vấn đề thừa kế thế vị đã được quy định riêng thành một điều luật. Sau đó, quy
định này tiếp tục được kế thừa và phát triển trong BLDS 1995 và hoàn thiện hơn
trong BLDS 2005, BLDS 2015. Không thể phủ nhận rằng BLDS 2005 và BLDS
2015 đã có những quy định cụ thể, chi tiết, có nhiều điểm tiến bộ hơn so với các
quy định về thừa kế thế vị trước đó và có tác động tích cực trong việc giải quyết
các vụ án về thừa kế thế vị trong thực tiễn. Tuy nhiên, ngoài mặt tích cực này thì
các quy định về thừa kế thế vị hiện nay trong BLDS 2015 vẫn còn nhiều hạn
chế, bất cập trong quá trình áp dụng các quy định này như đã phân tích cụ thể
trong phần nội dung luận án. Do đó, các quy định này cần thiết phải được sửa
đổi, bổ sung nhằm hồn thiện hơn, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ thừa kế thế vị.
Qua việc nghiên cứu các quy định về thừa kế thế vị theo pháp luật Việt
Nam mà trọng tâm là các quy định pháp luật về thừa kế thế vị từ năm 1990 đến
nay, có đối chiếu với quy định pháp luật về thừa kế thế vị của một số quốc gia
khác, nghiên cứu sinh đã phân tích và làm rõ các quy định về thừa kế thế vị, sự
kế thừa và phát triển của các quy định về thừa kế thế vị. Đồng thời, qua phân
tích thực trạng các quy định pháp luật về thừa kế thế vị ở Việt Nam và thực tiễn
áp dụng các quy định này hiện nay, từ đó rút ra những bất cập, tồn tại của các

23


×