Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp tiểu học huyện thanh oai, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 12 trang )

NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
i
Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 1, pp. 91-102
I This paper is available online at

DOI: 10.53750/jem22.vl4.nl.91

I

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA GIÁO DỤC CAP TIÊU HỌC
HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHố HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CÀU Đổi MỚI GIÁO DỤC

Vũ Hồng Sơn*1, Nguyễn Đức Lượng2

I

Tóm tắt. Thanh tra giáo dục có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng
giáo dục của toàn ngành. Hoạt động thanh tra giáo dục đã chuyển mạnh từ thanh tra chuyên môn sang thanh
tra quản lý nhằm tác động vào cả hệ thống. Đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra được bổ sung,
kiện toàn, nâng cao chất lượng. Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo từng bước được
chuẩn hóa. Tuy vậy, tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục cũng cịn khơng ít bất cập, nhất là trong bối cảnh
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đổi mới hoạt động ngành Thanh tra hiện nay. Bài báo nghiên cứu phát
triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp tiểu học huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục.



J
I

í



Từ khóa: Thanh tra giáo dục, cơng tác viên thanh tra, giáo dục cấp tiểu học.

; 1.

Đặt vấn đề

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ VIII, Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về đổi tnới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra
là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện khâu đột phá là đổi mới cơ chế quản lý. Theo Luật
Thanh tra 2010: Phịng Giáo dục và Đào tạo khơng còn thực hiện chức năng thanh tra, chỉ thực hiện chức
năng kiểm tra, cho nên đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thì vấn đề quản lý phát triển đội ngũ cộng tác
viên thanh tra giáo dục là cấn thiết. Cộng tác viên thanh tra giáo dục chính giúp cho hoạt động thanh tra,
kiểm tra trong ngành giáo dục thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu đổi mới và tự
chủ giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Trong bối cảnh giao quyền tự chủ và tự chịu tránh
nhiệm cho các cơ cỏ giáo dục, trong đó có các trường Tiểu học thì hoạt động tự kiểm tra hay cịn được gọi
là kiểm tra nội bộ của cơ sở giáo dục rất quan trọng, đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học
sẽ giúp các trường Tiểu học thực hiện tốt nhiệm vụ này. Thực tiễn cho thấy, trong những năm gần đậy, đội
ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục nói chung, cấp Tiểu học nói riêng của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Thanh Oai, thành phố Hà Nội chưa ổn định, số lượng chưa đáp ứng yêu cầu khối lượng công việc dẫn đến
chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, nhiều cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu
học chưa được qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, theo quy định.

Thanh tra giáo dục và vai trò của thanh tra giáo dục

2.
2.1.

Thanh tra giáo dục


Thanh tra - tiếng Anh là Inspect - xuất phát từ gốc Latinh In - Spectare có nghĩa là “nhìn vào bên trong”
dùng để chỉ sự xem xét từ bên ngoài vào một đối tượng nào đó. Khái niệm thanh tra được đề cập đến trong
Ngày nhận bài: 10/12/2021. Ngày nhận đăng: 08/01/2022.
1 Phịng Đào tạo đồn bay, Vietnam Airlines
e-mail:
2 phịng giáo dục Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội
e-mail:

91


Vũ Hồng Sơn, Nguyễn Đức Lượng

JEM., Voi. 14(2022), No. 1.

bài viết này là khái niệm thanh tra nhà nước đê phân biệt với khái niệm thanh tra nhân dân.

Do thanh tra có những đặc điểm gắn với hoạt động quản lý nhà nước, mang tính chất quyền lực nhà
nưóc, có tính độc lập tương đối và được quy định bởi pháp luật, cho nên có thể hiểu: Thanh tra là hoạt động
xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thâm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên
ngành, quy định về chuyên môn- kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hoạt
động thanh tra giáo dục là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
của cơ quan quản lý giáo dục, thanh tra giáo dục đối với việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục và
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục. Như
vậy, thanh tra là chức năng của quản lý; có vai trị quan trọng ngày càng được quan tâm.

2.2.

Mục đích hoạt động thanh tra giáo dục

Mục đích chung: Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nưóc,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Mục đích trực tiếp: (1) Phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị biện
pháp khắc phục với cơ quan nhà nưởc có thẩm quyền. Mục đích hàng đầu của hoạt động thanh tra là để
hồn thiện chính sách, pháp luật nhằm tác động vào cả hệ thống chứ không chỉ tác động riêng vào đối tượng
thanh tra. Định hướng này hồn tồn phù hợp với tình hình hiện nay của nước ta, nhất là trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo, khi chúng ta đang tiến hành đổi mói căn bản và tồn diện giáo dục và đào tạo, thì u cầu
hồn thiện chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật về giáo dục và đào tạo nói riêng là cực kỳ cần thiết;
(2) Phòng ngừa, phát hiện và xử lý sai phạm. Thanh tra luôn tuân thủ nguyên tắc lấy phịng ngừa là chính;
khi phát hiện sai phạm phải xử lý kịp thời, dứt điểm nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương, tránh để xảy ra hậu
quả đáng tiếc, dẫn đến khó khắc phục; (3) Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp
luật. Thực tế xảy ra khơng ít trường hợp có cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa nắm được quy định của pháp
luật hoặc hiểu sai quy định pháp luật dẫn đến vô ý mắc sai phạm. Trong trường hợp đó, thanh tra nhằm giúp
họ nắm vững, hiểu và làm đúng quy định của pháp luật; (4) Phát huy nhân tố tích cực trong giáo dục và
đào tạo. Qua thanh tra nếu phát hiện nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, có trách nhiệm kiến nghị bảo vệ,
khuyến khích nhân tố tích cực; phổ biến và nhân rộng điển hình tiên tiến.
2.3.

Vai trị của thanh tra giáo dục

2.3.1. Vai trò của thanh tra giáo dục đối với quản lý giáo dục

Đổi mói cơ chế quản lý là một trong những giải pháp then chốt nhằm hiện thực hóa mục tiêu đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý, là công cụ phục vụ
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Thanh tra giáo dục luôn gắn liền với quản lý giáo dục, là
một chức năng quan trọng của quản lý giáo dục. Do vậy, muốn đổi mới cơ chế quản lý giáo dục thì cần phải

đổi mới hoạt động thanh tra giáo dục.

Vai trò của thanh tra giáo dục đối với hoạt động quản lý giáo dục được thể hiện rõ thông qua hoạt động
thanh tra hành chính theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Luật Thanh tra 2010. Thanh tra hành chính trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng có vai trị hết sức quan trọng trong cơng tác quản lý nhà nước về giáo
dục và đào tạo: Là một kênh cung cấp thông tin quan trọng và tin cậy giúp cho cơ quan quản lý giáo dục kịp
thời phát hiện các nhân tố tích cực đế nhân rộng, các vi phạm để xử lý, khắc phục, các sơ hở, bất cập trong
cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo để điều chỉnh, bổ sung.

Trong những năm gần đây, thanh tra giáo dục các cấp bám sát quy định của pháp luật, đã có những đổi
mói mạnh mẽ trong tổ chức. Ở cấp Trung ương, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được tổ chức lại theo
92


THƯC TIỄN

JEM., Vol. 14 (2022), No. 1.

cáp phòng nghiệp vụ; ỏ địa phương thanh tra các sỏ Giáo dục và Đào tạo về cơ bản đã đảm bảo nhân lực
để thực hiện các cuộc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Hoạt động thanh tra giáo dục cũng
điirợc đẩy mạnh theo hướng chuyển trọng tâm từ thanh tra chuyên môn sang thanh tra công tác quản lý và
trách nhiệm của ngưòi đứng đầu, từng bước nâng cao chất lượng của các cuộc thanh tra. Những đổi mới đó
đã có tác dụng chấn chỉnh kỷ cương nề nếp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo,
từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3.2. Vai trò của thanh tra giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
, Vai trò của thanh tra giáo dục trong việc góp phân nâng cao chât lượng giáo dục được thê hiện qua hoạt
động thanh tra chuyên ngành về giáo dục và đào tạo theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Luật Thanh tra
2010 và Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 hưởng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh
vực giáo dục. Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục là cơng cụ có hiệu quả để kiểm tra, giám sát

Ịviệc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục; hỗ trợ, phòng ngừa, uốn nắn và khi cần xử lý vi
phạm trong việc thực hiện quy chế, quy định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Cộng tác viên thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục, cộng tác viên th

3.

dục cấp Tiểu học
Trước đây, Nghị định số 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước trong
lĩnh vực giáo dục, trong đó giao trách nhiệm cho Trưởng Phịng Giáo dục và Đào tạo việc thanh tra, kiểm
tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo. Trong khi đó Luật Thanh tra 2010, Nghị định
, của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Thanh tra 2010 không quy định hoạt động thanh tra của phòng
’ giáo dục cấp huyện; Điều 113 Luật Giáo dục 2005 quy định về hoạt động thanh tra của phòng giáo dục cấp
! huyện: Hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp phụ trách
theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra sở giáo dục và đào tạo, nhưng Luật Thanh tra 2010 khơng quy định
hoạt động thanh tra của phịng giáo dục cấp huyện.

Hệ thống thanh tra giáo dục hiện nay theo Luật Thanh tra 2010 chỉ có Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào
tạo và Thanh tra sỏ Giáo dục và Đào tạo. Sau thời gian hoạt động đã thể hiện những bất cập cần có sự thay
đổi nhất là trong giai đoạn hội nhập của đất nước, giáo dục và đào tạo phát triển mạnh, với nhiều các loại
hình giáo dục khác nhau trên thế giới du nhập vào Việt Nam.
Chính vì vậy, để tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động thanh tra giáo dục cần thiết phải phát triển
đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục. Đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục chính là cánh tay nối dài
của cơ quan quản lý giáo dục (Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo) và của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo.
3.1.

Cộng tác viên thanh tra

Điều 35 Luật Thanh tra 2010 quy định: Trong hoạt động thanh tra, cơ quan thanh tra nhà nưóc có quyền
trưng tập cộng tác viên thanh tra. Cộng tác viên thanh tra là người có chun mơn, nghiệp vụ phù hợp với

nhiệm vụ thanh tra. Tiêu chuẩn cụ thể, chế độ, chính sách, trách nhiệm đối với cộng tác viên thanh tra; việc
trưng tập cộng tác viên thanh tra do Chính phủ quy định.

Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 cúa Thủ tướng CP quy định về cộng tác viên thanh tra
như sau: Cộng tác viên thanh tra là người được cơ quan thanh tra nhà nước trưng tập tham gia Đồn thanh
tra. Cộng tác viên thanh tra là người khơng thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước
3.2.

Cộng tác viên thanh tra giáo dục

Cộng tác viên thanh tra giáo dục bao gồm:
+ Cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên là công chức, viên chức trong ngành giáo dục, không
thuộc biên chế của cơ quan thanh tra, có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ
cộng tác viên thanh tra giáo dục, trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra.

93


Vũ Hồng Sơn, Nguyễn Đức Lượng

JEM., Voi. 14(2022), No. 1.

+ Cộng tác viên thanh tra giáo dục theo vụ việc là cơng chức, viên chức trong và ngồi ngành giáo dục,
không thuộc biên chế của cơ quan thanh tra giáo dục, được trưng tập tham gia đoàn thanh tra theo vụ việc.
3.3.

Cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học

Trách nhiệm của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo trong xây dựng cơ cấu cộng tác viên thanh tra giáo
dục được quy định tại Thông tư số 24/VBNH-BGDĐT ngày 20/10/2014 quy định về cộng tác viên thanh

tra giáo dục như sau:

Căn cứ vào nhiệm vụ thanh tra, Chánh Thanh tra sở xây dựng cơ cấu, số lượng cộng tác viên thanh tra
giáo dục thường xuyên là công chức, viên chức thuộc cơ quan sỏ, cơ sở giáo dục trực thuộc sỏ, Phòng Giáo
dục và Đào tạo, cơ sỏ giáo dục trực thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, đảm bảo đủ thành phần ở các cấp
học và trình độ đào tạo, trình Giám đốc sỏ phê duyệt.
Như vậy, cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học là cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên,
được Giám đốc Sỏ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt: (1) Là công chức, viên chức thuộc cơ quan Sở Giáo dục
và Đào tạo (Phòng Tiểu học), trường Tiểu học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu có); (2) Là cơng
chức, viên chức thuộc Phịng Giáo dục và Đào tạo (Phòng Tiểu học), trường Tiểu học trực thuộc ủy ban
nhân dân cấp huyện.

3.4.

Phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học theo lý thuyết quản lý
phát triển nguồn nhân lực

Đảng và Nhà nưóc ta luôn khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược CNH-HĐH đất nưởc
bao gồm đồng bộ cả 3 mặt chủ yếu: giáo dục và đào tạo con người, sử dụng con người, tạo môi trường làm
việc và đãi ngộ thoả đáng cho con người. Trong đó, giáo dục và đào tạo được coi như là cơ sở để sử dụng
con người có hiệu quả và để mỏ rộng và cải thiện môi trường làm việc. Các yếu tố tác động đến phát triển
nguồn nhân lực đó là: giáo dục và đào tạo, sức khoẻ, việc làm và các nhân tố KT-XH. Các yếu tố này xâm
nhập vào nhau và phụ thuộc lẫn nhau, song giáo dục và đào tạo là cơ sở cho tất cả những yếu tố khác, là yếu
tố thiết yếu để cải thiện sức khoẻ và dinh dưỡng, để duy trì một mơi trường có chất lượng cao, để mở rộng
và cải thiện lao động, đê duy trì sự đáp ứng yêu cầu về KT-XH.
Đội ngũ của một tổ chức cũng chính là nguồn nhân lực của tổ chức đó, vì vậy phát triển đội ngũ trong
một tổ chức, cơ quan được hiểu chính là phát triển nguồn nhân lực: “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình
tạo ra sự biến đổi, chuyển biến số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với từng giai đoạn
phát triển KT-XH ở các cấp độ khác nhau, đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thiết cho các cấp độ khác nhau,

đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thiết cho các lĩnh vực hoạt động lao động và đời sống xã hội”. Phát triển đội
ngủ là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và các biện pháp nhằm đi đến hoàn thiện và nâng
cao chất lượng của đội ngũ nhằm đạt mục đích tạo ra con người “vừa hồng, vừa chuyên”.

Nghị định số 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo, trong đó giao trách nhiệm cho Trưởng Phịng Giáo dục và Đào tạo việc thanh tra, kiểm
tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo. Khoản 2 Điều 113 Mục 4 Thanh tra giáo dục của
Luật Giáo dục 2005 sửa đổi 2009 quy định: “Hoạt động thanh tra giáo dục ỏ cấp huyện do Trưỏng phòng
Giáo dục và Đào tạo trực tiếp phụ trách theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra sở Giáo dục và Đào tạo”
[3, Tr.36]. Trong khi đó Luật Thanh tra 2010, Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Thanh tra khơng quy
định hoạt động thanh tra của Phịng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện. Hệ thống thanh tra giáo dục theo Luật
Thanh tra 2010 chỉ có Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, theo Luật Thanh tra 2010 Phịng Giáo dục và Đào tạo khơng có chức năng thực hiện hoạt động
thanh tra giáo dục. Trong khi đó, lực lượng thanh tra giáo dục của sỏ Giáo dục và Đào tạo hạn chế, nếu
khơng có sự tham gia của đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục các cấp thì chắc chắc sẽ gặp nhiều khó
khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ thanh tra giáo dục trong bối cảnh đổi môi hoạt động thanh tra giáo

94


THỰC TIỄN

JEM., Vol. 14 (2022), No. 1.

dục hiện nay. Với những lý do nêu trên thì việc phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục nói chung
và cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học nói riêng là cần thiết, nhằm tăng cường nguồn nhân lực
cho Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo, là cánh tay nối dài của Thanh tra sỏ Giáo dục và Đào tạo, góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có giáo dục
Tiểu học.
3.5.


Quản lý phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học trong bối cảnh
đổi mới giáo dục

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học cần phải đảm bảo
yêu cầu, nguyên tắc: Công tác quy hoạch cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học phải đặt dưới sự lãnh
đạo tập trung, thống nhất của các cấp uỷ Đảng, đồng thời phù hợp vói phân cấp quản lý, sử dụng cộng tác
viên thanh tra giáo dục. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu
học phải trên cơ sở các quy định hưởng dẫn của Thanh tra giáo dục về công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử
dụng, bố trí sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng; quy định về tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra giáo dục, các quy
định về chế độ chính sách đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục nói chung. Quy hoạch phát triển đội ngũ
cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học phải phù hợp với quy hoạch giáo dục Tiểu học địa phương.
Trong quy hoạch cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học phải thực hiện đảm bảo đúng quy trình và
thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ. Quy hoạch phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục
cấp Tiểu học phải đảm bảo tính chất vừa ’’động”, vừa "mở”; gắn quy hoạch vởi công tác đào tạo, bồi dưỡng,
bố trí, sử dụng đội ngũ.

Xây dựng quy hoạch đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học cần dựa trên việc dự báo
một cách khoa học, chính xác và phù hợp vối quy mô phát triển của giáo dục Tiểu học địa phương (quy mô
học sinh, quy mô trường, lớp). Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 đã nhấn mạnh các giải
pháp mang tính chất đột phá là "‘Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục” và “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục”; trong đó hầu hết cộng tác viên thanh tra giáo dục là cán bộ quản lý tại các cơ
quan quản lý giáo dục (Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo) và CSGD nên việc phát triển đồng bộ là hết sức
cần thiết. Phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học phải được xem là nhiệm vụ của
mỗi cấp quản lý giáo dục, mỗi cơ sở giáo dục Tiểu học.
Phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát
triển của thanh tra giáo dục. Việc xây dựng quy hoạch phải được thực hiện một cách bài bản theo quy trình
(phân tích mơi trường, xác định mục tiêu; đánh giá thực trạng đội ngũ; quy hoạch phát triển đội ngũ; lập kế
hoạch phát triển đội ngũ). Quy hoạch phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học là
một trong những yêu cầu trong lý luận quản lý phát triển nguồn nhân lực. Muốn có đội ngũ cộng tác viên

thanh tra giáo dục cấp Tiểu học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng thì cơ quan quản lý giáo dục cần
phải làm tốt công tác quy hoạch.

4.

4.1.

Thực trạng quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiêu học, huyện Thanh
Oai, thành phố Hà Nội

Khái quát về đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục giáo dục cấp Tiểu học, huyện Thanh
Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 -2021

Tổng số cán bộ, giáo viên các trường Tiếu học huyện Thanh Oai: 745 (Hiệu trưỏng: 27 , Phó hiệu trưởng:
41, giáo viên: 622 , hành chính - nhân viên phục vụ - y tế trường học: 55). Trong đó : Nữ: 589; Nam: 156;
Người dân tộc: Không; Đảng viên: 463, (chiếm tỷ lệ 62,15%).

Số lượng cộng tác viên thanh tra giáo dục các cấp học (Mầm non, TH và THCS) của Phòng Giáo dục
và Đào tạo Thanh Oai, TP. Hà Nội gồm: 22 người, được bổ nhiệm theo Thông tư quy định về cộng tác viên
thanh tra giáo dục số 24/VBHN-BGDĐT ngày 20/10/2014.
về cơ cấu, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai có 18/20 cộng tác viên thanh tra giáo dục các cấp học

95


Vũ Hồng Sơn, Nguyễn Đức Lượng

JEM., Vol. 14(2022), No. 1.

là CBQL của Phòng và các trưòng Tiểu học, THCS và Mầm non là một thuận lợi lớn trong bối cảnh đổi

mới hoạt động thanh tra giáo dục: Nội dung thanh tra giáo dục tập trung trọng tâm vào thanh tra công tác
quản lý và trách nhiệm của người đứng đầu hơn là thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo. Chỉ có 02 cộng
tác viên thanh tra giáo dục là GV Trường THCS Cao Dương và Trường TH Liên Châu.

4.2.

Thực trạng cơ cấu đội ngũ cộng tác viên cấp Tiểu học
Bảng 1. Cơ cấu đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học, huyện Thanh Oai
Co’ cẩu

giới tính
và độ tu ơi

Nam
SL
5

%
55,0

Nử

4

45,0

Tuồi < 30

SL
0


°.
0

Dưới 5 năm
Cơ cẩu thầm niên còng tác

SL
0

%
0

Tuổi

từ 31- 40
SL
%
44,0
4
Từ 5-dưới 10
nĩm
SL
%
3
33,0

Tuối
từ 41- 50
SL

°0
3
33,0
Từ 10- dưới
20 nám
SL
%
4
44,0

Tuổi
từ 51- 60
%
SL
2
22,0
Từ 20 nám
trồ lẻn
%
SL
2
22,0

(Nguồn Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai)

Bảng 1 cho thấy, đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học có 09 người, cân đối tỷ lệ nam
và nữ. Nam chiếm 55%, Nữ chiếm 45%. Thành phần cụ thê: 02 Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo; 01
chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo; 01 GV trường TH biệt phái làm việc tại Phòng Giáo dục và Đào
tạo; 05 CBQL (Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng trưịng TH).


về cơ cấu độ tuổi của cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học cơ bản là phù hợp cho các giai đoạn
và có ý nghĩa kế thừa các độ tuổi. Tuy nhiên, cịn có 02 cộng tác viên thanh tra giáo dục trên 51 tuổi. Chính
vì vậy, 02 cộng tác viên thanh tra giáo dục này rất ít khi tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ
thanh tra, kiểm tra trong giáo dục và đào tạo. Họ tư duy làm việc theo kiểu truyền thống, ngại cập nhật văn
bản quy phạm pháp luật mởi.
Bảng 1. cũng cho thấy, độ tuổi tham gia cộng tác viên thanh tra giáo dục tương đối đa dạng, có tính kế
thừa và đáp ứng được điều kiện đủ 5 năm công tác theo quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục. Cụ
thể thâm niên từ 5-10 năm chiếm 33,0% đây là đội ngũ trẻ, có trình độ năng lực chuyên môn đặc biệt việc
tiếp thu các văn bản pháp luật mới, tuy nhiên có ít kinh nghiệp trong hoạt động thanh tra, đặc biệt xử lý các
tình huống cịn hạn chế. Đội ngũ này cần được bồi dưỡng thực tiễn thông qua việc tham gia nhiều hoạt động
thanh tra và hoạt đông kiểm tra.

Cộng tác viên thanh tra giáo dục có thâm niên từ 10 đến dưới 20 năm chiếm 44,0% đây là đội ngũ cộng
tác viên thanh tra giáo dục đang ỏ độ chín của nghiệp nghề, có kinh nghiệm dạy học, quản lý, kinh nghiệm
xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình tham gia hoạt động thanh tra, hoạt động kiểm tra. Đây là điểm
mạnh cần tiếp tục phát huy kinh nghiệm của đối tượng cộng tác viên thanh tra giáo dục này. Cộng tác viên
thanh tra giáo dục có thâm niên 20 năm chiếm tỷ lệ 22%, đội ngũ này có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động
thanh tra, hoạt động kiểm tra. Tuy nhiên, họ lại chậm trong việc cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật
mới, đặc biệt là ngại xử lý các sai phạm liên quan đến công nghệ trong giáo dục Tiểu học.

4.3.

Thực trạng quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học

4.3.1. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học

Hoạt động quy hoạch phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học đã được Phòng
Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai quan tâm, giao cho Phó trưởng Phịng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai phụ
trách. Việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cũng đã được thực hiện tuy nhiên, công tác chỉ đạo thực
hiện quy hoạch phát triển đội ngũ chưa sát và hiệu quả chưa cao.

Bảng 2 cho thấy, đa số các ý kiến đánh giá mức độ nhận thức quy hoạch phát triển đội ngũ cộng tác
viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học ở mức từ cần thiết trở lên. Trong đó, nội dung được đánh giá nhận thức
mức cần thiết và rất cần thiết cao đó là: Tố chức bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp

96


THỰC TIỄN

JEM., Vol. 14 (2022), No. 1.

Tiểu học, chiếm tỉ lệ rất cần thiết theo CBQL, GV và cộng tác viên thanh tra giáo dục đánh giá lần lượt là
(67,67%; 64,0%). Bên cạnh đó, nội dung: "Xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển đội ngũ cộng tác viên
thanh tra giáo dục cấp Tiểu học" mức độ nhận thức sự cần thiết thấp nhất chiếm tỉ lệ đánh giá mức rất cần
thiết (37,5%; 56,0%).
Bảng 2. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng quy hoạch
phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học huyện Thanh Oai
Kết quả thực hiện (%)

Nhận thức (%)

Đối tượng

Nội dung
Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ
; cộng tác viên thanh tra giáo dục
Bổ sung số lượng đội ngũ cộng tác viên
thanh tra giáo dục
Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cộng tác
viên thanh tra giáo dục

Bồ trí, phân cóng nhiệm vụ hợp lý cho
cộng tác viên thanh tra giáo dục trong
Đoàn thanh tra, kiểm tra
Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm hoạt
động quy hoạch phát triển đội ngũ cộng
tác viên thanh tra giáo dục

CBQL, GV
CTV TTGD
CBQL, GV
CTV TTGD
CBQL, GV
CTV TTGD
CBQL, GV

Rầt cần
thiết
37.5
56,0
62,45
560
67,67
64,0
37.7

Cần
thiết
62,5
44,0
37,55

44.0
32,3
360
62,3

Khơng
cần thiết
0
0
0
0
0
0
0

CTV TTGD
CBQL, GV

48,0
48,7

52,0
51.3

CTV TTGD

52,0

48,0


39,66
48,0
28,8
20,0
26,6
20,0
52.6

Trung
bình
60,34
52,0
52,3
56,0
53,1
52,0
22.34

0
0
18,9
24,0
20,3
28,0
0

32,0
36,37

48,0

50,13

20,0
13.5

0
0

40.0

48,0

12,0

0

Tốt

Khá

0
0
0
0
0
0
25,6

0
0

0

Yếu

về việc thực hiện các nội dung quy hoạch phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu
học, đa số các ý kiến đều đánh giá thực hiện nội dung quy hoạch ở mức trinh bình và khá, trong đó nội dung
được đánh giá thực hiện ỏ mức khá, tốt cao là: Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động quy hoạch
phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học, có tỉ lệ 88,0%, khơng có ý kiến nào đánh
giá thực hiện ở mức độ yếu. Bên cạnh đó, nội dung: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo
dục cấp Tiểu học, có tỉ lệ đánh giá theo ý kiến của CBQL, GV và cộng tác viên thanh tra giáo dục lần lượt
là (20,3%; 28,0%), qua đây thấy nội dung này chưa được thực hiện tốt. Mặc dù nhận thức nội dung này là
cao, tuy nhiên khi bưóc vào thực hiện gặp nhiều khó khăn, bên cạnh khó khăn là việc thiếu sự quan tâm của
một số CBQL trong việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ.

Thực tế cũng đã cho thấy, hoạt động quy hoạch phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp
Tiểu học ở huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội còn chịu ảnh hưỏng rất nhiều của cơ chế quản lý ở các cơ quan
quản lý giáo dục cấp trên, sự biến động trong công tác của các nhân sự được quy hoạch vào vị trí cộng tác
viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học, nhân sự được quy hoạch cịn mang cảm tính, nể nang. Hồ sơ hoạt
động quy hoạch chưa được lưu trữ đầy đủ, đúng quy định. Do đó, quy hoạch phát triển đội ngũ này đôi khi
chỉ dừng lại là quy hoạch “treo”.
4.3.2.

Thực trạng lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo
dục cấp Tiểu học
Bảng 3. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng lựa chọn đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục
cấp Tiểu học huyện Thanh Oai
Kết quả thực hiện (%)

Nhận thức (%)


Nội dung

Đối tượng

Xây dựng kế hoạch lựa chọn đội ngũ
cộng tác viên thanh tra giáo dục
Quy trình lựa chọn đội ngũ cộng tác
viên thanh tra giáo dục
Xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn lượng đội
ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục
Đánh giá tổng kết quá trình lựa chọn
cộng tác viên thanh tra giáo dục

CBQL, GV
CTV TTGD
CBQL, GV
CTV TTGD
CBQL. GV
CTV TTGD
CBQL, GV
CTV TTGD

Rất cần
thiết
36,3
48,0
34,87
44 0
48.83
54.0

41 66
36,0

Cần
thiết
63.7
52,0
65,13
56.0
51.17
46,0
58,34
64,0

Khơng
cần thiết
0
0
0
0
0
0
0
0

Tốt

Khá

9.9

12,0
31,26
0
7,52
16,0
11.7
8.0

37,5
36.0
45,34
48,0
17,54
20,0
34,6
52,0

Trung
bình
52,6
52,0
23,4
24.0
53 6
40,0
41,2
24.0

Yếu


0
0
0
0
21.34
24,0
12,5
16,0

97


Vũ Hồng Sơn, Nguyễn Đức Lượng

JEM., Vol. 14(2022), No. 1.

Bảng 3 thấy rằng, hoạt động lựa chọn đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học đã được
triển khai và thực hiện, tuy nhiên mức độ nhận thức và thực hiện nội dung này còn khác nhau. Việc lựa chọn
đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai cho thấy
khá hợp lý, phù hợp, thực sự đã động viên, khích lệ được đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu
học khi tham gia hoạt động thanh tra giáo dục. Đa số các nội dung đều được đánh giá mức độ nhận thức
mức rất cần thiết và cần thiết, khơng có ý kiến nào đánh giá là khơng cần thiết.. Trong đó đội ngũ CBQL,
GV và cộng tác viên thanh tra giáo dục đánh giá nội dung: Xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn lượng đội ngũ
cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học, ở mức độ rất cần thiết cao lần lượt là (48,83%; 54,0%). Vói
suy nghĩ, khi cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sẽ đáp ứng khi
thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu hoạt động thanh tra giáo dục. Thực tế đã chứng minh, nếu nhà quản lý không
lựa chọn những con người có chun mơn tốt, nghiệp vụ vững thì một điều chắc chắn là hiệu quả cơng việc
sẽ khơng cao; chưa nói là việc khi triển khai áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của
ngành vào hoạt động thanh tra giáo dục sẽ không đúng quy định.


Trên thực tế, việc lựa chọn cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiêu học theo nhiệm kỳ được thực hiện
theo cách truyền thống, theo đó Hiệu trưởng trường Tiểu học dự kiến nhân sự tham gia đội ngũ cộng tác
viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học, lập danh sách gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo, khơng tham khảo
ý kiến đóng góp, đánh giá của các Phó hiệu trưởng, người đứng đầu các tổ chức, đồn thể hoặc Tổ trưởng
chun mơn. Việc lựa chọn nhân sự của Hiệu trưởng như vậy cũng khó kiểm sốt được sự đúng sai, sự chắc
chắn trong quá trình sơ tuyển ban đầu; cách làm này đã khơng đảm bảo được tính chính xác bố trí, sử dụng
cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học theo nguyên tắc sử dụng “đúng người, đúng việc” đồng thời
khơng thực hiện đúng quy trình.

Trong khi đó, kết quả thực hiện các nội dung về lựa chọn đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp
Tiểu học chưa được đánh giá cao, đa số nội dung đánh giá mức trung bình. Trong đó, nội dung được đánh
giá thực hiện mức tốt, khá cao là: Quy trình lựa chọn đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học,
được đánh giá thực hiện mức độ khá tốt cao chiếm tỉ lệ 76,6% và khơng có ý kiến nào đánh giá thực hiện
ỏ mức độ yếu. Bên cạnh đó, nội dung: Xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn lượng đội ngũ cộng tác viên thanh
tra giáo dục cấp Tiểu học, có tỉ lệ đánh giá mức độ yếu theo đánh giá của CBQL, GV và cộng tác viên
thanh tra giáo dục lần lượt là (21,34% và 24,0%). Chánh thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Ông cho
biết, ... "Trong những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ln quan tâm đổi mói hoạt động thanh
tra, chính vì vậy việc phát triển đội ngủ cộng tác viên thanh tra giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học
nói riêng đạt được những thành tựu nhất định. Mặc dù vậy, trong quá trình tuyển chọn một số tiêu chí cịn
chung, chưa cụ thể khó chọn đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục có năng lực đáp ứng yêu cầu hiện
nay". Đây là hạn chế, bất cập cần có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động lựa chọn đội
ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra giáo dục.
Bàng 4. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học huyện Thanh Oai
Nhận thức (%)

Nội dung

Đối tượng


Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo
dục
Chất lượng đào tạo, bối dưỡng nghiệp vụ
cộng tác viên thanh tra giáo dục
Linh hoạt các hình thức bồi dưỡng nghiệp
vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục

Kết quả thực hiện (%)

CBQL, GV

Rất cần
thiết
48,7

Cấn
thiết
51,3

Khơng
cần thiết
0

CTV TTGD
CBQL, GV
CTV TTGD
CBQL, GV

54,0

36,77
44.0
64.57

46.0
63,23
56,0
35,43

CTV TTGD

54.0

46,0

37,6

Trung
bình
43,7

0

24,0
3.55
0
0

24,0
32,15

36,0
27,8

52,0
57,46
52,0
53.6

0
7.84
12,0
23,6

0

24.0

52,0

24,0

Tốt

Khá

18,7

0
0
0

0

0

Yếu

Bảng 4 cho thấy, 100% các ý kiến đều đánh giá hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ
cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học là cần thiết và rất cần thiết, khơng có ý kiến nào đánh giá là

98


THỰC TIỄN

JEM., Vol. 14(2022), No. 1.

khơng cần thiết. Điều đó khẳng định đội ngũ CBQL rất quan tâm việc bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho
đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học. Tuy nhiên, trái ngược nhận thức mức cao thì kết quả
thực hiện nội dung này còn nhiều ý kiến đánh giá thực hiện ở mức trung bình và yếu.
Nội dung được đánh giá khá, tốt cao nhất là: Xác định rõ mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp cộng tác
viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học, chiếm tỉ lệ khá, tốt theo đánh giá của CBQL, GV và cộng tác viên
thanh tra giáo dục lần lượt là (56,3%; 48%) khơng có ý kiến nào đánh giá thực hiện mức độ yếu. Đây là
diểm mạnh cần tiếp tục phát huy nhằm xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ sát thực
ịế. Bên cạnh đó, các nội dung: Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra
giáo dục cấp Tiểu học; Linh hoạt các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cộng
tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học, được đánh giá ỏ mức độ yếu cao từ 7,84% đến 24,0%. Trao đổi
vói lãnh đạo Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ông cho biết:.." Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ
cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học đã được quan tâm và đạt được những thành tựu
nhất định, tuy nhiên mức độ hiệu quả đạt được thì chưa cao mặc dù nhận thức rất đúng đắn, tuy nhiên việc
tổ chức thực hiện cịn bng lỏng, chất lượng các lớp bồi dưỡng cịn hình thức chưa có biện pháp kiểm tra,

; đánh giá thực chất lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Nguyên nhân đến từ hai phía, từ đội ngũ quản lý lớp học, mặt
khác từ ý thức học tập của học viên”. Chính vì vậy, hai nội dung này còn nhiều ý kiến đánh giá thực hiện ỏ
, mức độ yếu. Đây là điểm yếu, đội ngũ CBQL cần tìm ra biện pháp khắc phục.

Ngồi ra, nghiên cứu cho thấy, các nội dung đào tạo, bồi dưỡng đa số được đánh giá thực hiện mức đạt
trỏ lên, trong đó nội dung: Kỹ năng phân tích, xử lý tài liệu, được đánh giá thực hiện mức độ khá, tốt cao
nhất chiếm 84,0%, đây là kỹ năng cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học rất cần trong quá trình
tham gia Đồn thanh tra. Đây là một trong những bưốc đầu trong thực hiện quy trình thanh tra, đội ngũ
cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học phải hiểu cách khai thác tài liệu có thể đưa ra nhận xét về các
hoạt động của đối tượng thanh tra. Nội dung có ý kiến đánh giá chưa đạt ỏ mức độ cao nhất là: Kỹ năng viết
biên bản, báo cáo thanh tra, có tỉ lệ đánh giá chưa đạt là 36,0%. Đây là điều đội ngũ CBQL cần quan tâm,
chỉ đạo để các lớp bồi dưỡng cần chú trọng nâng cao kỹ năng viết báo cáo, biên bản cá nhân trong quá trình
thực hiện thanh tra tại các trường Tiểu học.

về hình thức bồi dưỡng, trong thực tiễn hiện nay, hình thức bồi dưỡng chủ yếu tập trung theo đợt. Qua
bảng số liệu cho thấy hình thức bồi dưỡng: Tập trung có tỉ lệ đánh giá thực hiện đạt chiếm 64,0% trong
khi đó, hình thức bồi dưỡng theo từng nội dung chưa hiệu quả, số lượng lớp bồi dưỡng theo nội dung chưa
nhiều, chưa bao quát các nội dung quan trọng trong thanh tra giáo dục.
Bên cạnh đó, qua nghiên cứu hồ sơ quản lý, hồ sơ lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo
dục cấp tiểu học cho thấy:

- Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra giáo dục cấp chứng chỉ theo quy định.
Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học cho thấy đã
được quan tâm và và tổ chức triển khai thực hiện. Tháng 8/2018 Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai đã
tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện Thanh Oai đề nghị Học viện quản lý giáo dục thí điểm mở được một
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ CVT thanh tra giáo dục tại huyện cho 122 học viên tham gia, trong đó có 09 cộng
tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học. Tuy nhiên, từ đó đến nay khơng một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nào
được tiếp tục tổ chức tại địa phương.

- Bồi dưỡng ngắn hạn nghiệp vụ thanh tra giáo dục cấp chứng nhận (Phối hợp với Học viện QLGD,

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Thanh tra huyện Thanh
Oai tổ chức).

Hình thức bồi dưỡng này khá thuận lợi và rất phù hợp cho cộng tác viên thanh tra giáo dục nói chung
tham gia bởi đội ngũ này là CBQL, GV. Thực tế họ vẫn còn đang thực hiện các nhiệm vụ quản lý, giảng
dạy tại các nhà trường. Hình thức bồi dưỡng này sẽ giúp cho các CBQL, cộng tác viên thanh tra giáo dục
nắm bắt, cập nhật chủ trương, đường lối chỉ đạo kịp thời cũng như các văn bản quy phạm pháp luật mới liên
quan. Tuy nhiên, các lóp bồi dưỡng này được đưa vào kế hoạch hành đồng trong năm học, nhưng trên thực

99


Vũ Hồng Sơn, Nguyên Đức Lượng

JEM., Vol. 14(2022), No. 1.

tế vẫn chưa từng được triển khai vì lý do khơng bố trí được nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước.

- Tập huấn nghiệp vụ thanh tra giáo dục theo năm học do Thanh tra sỏ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ
chức

Việc tổ chức các buổi bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra giáo dục cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo
dục của sỏ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chưa được quan tâm thường xuyên. Từ năm 2017 đến nay, Thanh
tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chưa tự tổ chức được lớp tập huấn nghiệp vụ nào cho đội ngũ cộng tác
viên thanh tra giáo dục toàn thành phố. số cộng tác viên thanh tra giáo dục được Học viện Quản lý giáo
dục đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp chứng chỉ vào năm 2018 cho đến nay vẫn chưa được tham gia
bất kỳ lởp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn nào khác. Chính vì vậy, nghiệp vụ của một số cộng tác viên thanh
tra giáo dục bị mai một, chưa được tập huấn thường xuyên để cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật
mới nên xử lý công việc còn lúng túng, chỉ dừng lại ở mức độ trung bình. Thực tế cho thấy, một số kỹ năng
nghiệp vụ cần thiết khi thanh gia hoạt động thanh tra của một số cộng tác viên thanh tra giáo dục chưa đáp

ứng được yêu cầu, nhất là khi cần đưa ra các ý kiến, kiến nghị đề xuất các biện pháp xử lý hoặc khắc phục.
Một trong những nguyên nhân trên có thể nói hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cộng tác viên thanh tra
giáo dục chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm. Các ý kiến còn đưa ra là có cộng tác viên thanh tra giáo dục
được công nhận nhưng chưa được tham gia các lốp bồi dưỡng nào, kể cả bồi dưỡng tập trung hay bồi dưỡng
định kỳ theo năm học, hay bồi dưỡng theo chuyên đề.
- Tự bồi dưỡng nghiệp vụ cho cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học do Thanh tra Sở Giáo dục
và Đào tạo Hà Nội, Thanh tra huyện Thanh Oai tô chức, hướng dẫn.
Hoạt động tự bồi dưỡng nghiệp vụ được các cộng tác viên thanh tra giáo dục quan tâm, tuy nhiên mức
độ, hiệu quả đạt được thật khó kiểm sốt khi chưa có các nội dung, yêu cầu quy định để bồi dưỡng. Khi
chưa có nội dung bồi dưỡng cụ thể, cộng tác viên thanh tra giáo dục không thể thực hiện báo cáo kết quả tự
bồi dưỡng vào cuối năm học. Trong lĩnh vực bồi dưỡng thường xuyên, các cộng tác viên thanh tra giáo dục
chủ yếu quan tâm đến bồi dưỡng chuyên môn, cập nhật văn bản chỉ đạo chun mơn của Phịng Giáo dục
và Đào tạo Thanh Oai giao. Việc yêu cầu cộng tác viên thanh tra giáo dục đưa các nội dung có liên quan
đến nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra vào nội dung tự bồi dưỡng cũng là một yêu cầu bắt buộc đế cộng tác viên
thanh tra giáo dục luôn tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật mới một cách kịp thời.

5.

Biện pháp quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp tiêu học, Huyện Thanh
Oai, Thành phố Hà Nội

Chỉ đạo xây dựng quy hoạch và triển khai hiện thực hóa quy hoạch phát triển đội ngũ cộng tác viên
thanh tra giáo dục cấp tiểu học

Chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học:
Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai xây dựng cơ cấu, số lượng cộng tác viên thanh tra giáo dục
thường xuyên cấp Tiểu học là công chức, viên chức phụ trách Tiểu học thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo
Thanh Oai và CBQL, GV các trường Tiểu học trực thuộc UBND cấp huyện Thanh Oai, trình Giám đốc sỏ
Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phê duyệt nhu cầu bồi dưỡng.
Tham mưu vởi UBND huyện Thanh Oai, Thanh tra huyện Thanh Oai tạo cơ chế, chính sách để sao cho

mỗi trường Tiểu học trên địa bàn huyện có được 01 cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học ngay tại
cơ sỡ.
Chỉ đạo hiện thực hóa quy hoạch phát triển đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học.

Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai chỉ đạo các trường Tiểu học: Cử công chức, viên chức tham gia
đội ngũ cộng tác thanh tra giáo dục cấp Tiểu học; sắp xếp, bố trí thời gian, cơng việc hợp lý đế công chức,
viên chức được lựa chọn tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học, tham
gia các đoàn thanh tra, kiểm tra ... khi cơ quan quản lý có yêu cầu trưng tập.
Tô chức lựa chọn, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp tiêu học

Tố chức các hoạt động quán triệt nhận thức về vị trí, vai trị và trách nhiệm của đội ngũ cộng tác viên
100


THỰC TIỄN

JEM., Vol. 14(2022), No. 1

thanh tra giáo dục cấp Tiểu học.
Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai chỉ đạo các trường Tiểu học lựa chọn đúng đối tượng tham gia
đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp
Tiểu học.
Tham mưu cho cơ sở bồi dưỡng đổi mói nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả bồi dưỡng
và lựa chọn báo cáo viên phù hợp.
Công nhận, cấp thẻ và các ché đội kịp thời cho đội ngữ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp tiểu học
Lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận và cấp thẻ cộng tác viên thanh tra giáo dục
Cấp Tiểu học theo quy định; Trưng tập đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học đúng, hợp lý.


Tham mưu cho UBND huyện Thanh Oai chỉ đạo Phịng Tài chính huyện thực hiện đầy đủ, kịp thời các
phế độ, chính sách cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học.

Kiểm tra thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cộng tác viên thanh tra cấp Tiểu học.
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin
trong thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp tiểu học

Ngày nay công nghệ thơng tin đóng vai trị chủ đạo trong hệ thống công nghệ hiện đại nhằm đưa xã hội
thông tin phát triển lên tầm cao mối. Sự phát triển mạnh mẽ điện tử với kỹ thuật số sẽ thúc đẩy nhanh chóng
mạng lưởi thơng tin viễn thơng. Mạng lưới thơng tin viễn thông kết hợp với hệ thống cáp quang vượt đại
dương và xuyên lục địa vởi hệ thống siêu xa lộ cao tốc thông tin sẽ bao trùm 95% bề mặt trái đất. Mạng lưói
đó kết hợp với các máy vi tính, các cơ sỏ dữ liệu sẽ hình thành mạng lưới dịch vụ đa năng kỹ thuật số: làm
việc từ xa, học tập từ xa.... Hiện nay, đã có thơng tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức
dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, việc giáo viên soạn giáo
án trên máy tính, giảng dạy bằng giáo án điện tử, việc ứng dụng các phần mềm trong hoạt động giảng dạy
và quản lý khơng cịn là điều mối mẻ với giáo dục.
6.

Kết luận

Vai trò của thanh tra, kiểm tra trong quản lý giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết. Thanh tra, kiểm tra
là một chức năng cơ bản của quản lý. Quản lý mà không thanh tra, không kiểm tra coi như không quản lý.
Ở đâu có quản lý giáo dục, ở đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra là công cụ hữu hiệu
phục vụ cho hoạt động quản lý giáo dục.Thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý vi phạm, bảo
vệ lợi ích nhà nước, lợi ích cá nhân trong lĩnh vực giáo dục. Thanh tra, kiểm tra phát hiện và phòng ngừa
những vi phạm, xử lý các cá nhân, tập thể có hành vi phạm pháp luật đồng thời kiến nghị các cấp quản lý
điều chỉnh, ban hành văn bản quản lý cho phù hợp vởi thực tiễn cuộc sống và thực thi hơn.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả đã đề xuất 05 biện pháp quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra
giáo dục cấp Tiểu học huyện Thanh Oai. Các biện pháp nêu trên có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ thúc
đẩy nhau, chúng vừa là nguyên nhân đồng thời vừa là kết quả của nhau. Nếu thực hiện triệt để, đồng bộ

các biện pháp nêu trên, tin rằng đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục cấp Tiểu học huyện Thanh Oai sẽ
ngày càng phát triển đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Tiểu học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về đổi mới căn bản tồn diện giáo dục và đào tạo.

[2]

Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của
Thanh tra giáo dục.

[3]

Thông tư 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 09 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
101


Vũ Hồng Sơn, Nguyễn Đức Lượng

JEM., Vol. 14(2022). No. I.

tư 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về cộng tác
viên thanh tra giáo dục
[4]

Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết

luận thanh tra

[5]

Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giáo dục

[6]

Thơng tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tố chức, hoạt
động, quan hệ công tác của Đồn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra

[7]

Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ về Quy định quy trình giải
quyết tố cáo

[8]

Thơng tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ về Quy định quy trình giải
quyết khiếu nại hành chính

[9]

Thơng tư số 39/2013/TT-BGDĐTngày 04/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh
tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

[10] Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức
và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp
ABSTRACT


Developing of elementary school education inspectors in Thanh Oai district, Hanoi city meeting
education innovation requirements

Education inspectors play an important role in ensuring order, discipline, and improving the quality of
education of the whole sector. Educational inspection has changed its focus from professional inspection
into management inspection in order to influence the whole system. The inspector-collaborator team has
been supplemented, consolidated, and improved in quality. Inspect activities, complaint settlement and
denunciation settlement are step by step standardized. However, organization and inspection activities also
have many shortcomings, especially in the context of current fundamental and comprehensive innovation of
education and activities in the inspectorate sector. The article focuses on developing collaborative inspection
teams at primary school step, Thanh Oai district, Hanoi city to meet the requirements of educational
innovation.

Keywords: Education inspection, co-inspectors, primary education.

102



×