Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ÂM THANH TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.11 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT

BÀI TẬP NHÓM

ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ÂM THANH
TẠI VIỆT NAM

Lớp

: Luật kinh doanh 60

Nhóm 4

: Phùng Thị Hoa – 11181838
Bùi Đoàn Hà Phương – 11183954
Đàm Khánh Linh – 11182606
Bùi Thị Hương Lan – 11182515
Nguyễn Thị Thu Hương – 11182129
Trần Thu Hồi – 11181893
Hà Quang Vinh – 11175302
Phạm Ngọc Hịa – 11181845
Ngô Phương Linh – 11172626

HÀ NỘI - 2021


MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO HỘ NHÃN


HIỆU ÂM THANH..........................................................................................................3
1.1. Tổng quan về nhãn hiệu âm thanh...................................................................3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nhãn hiệu âm thanh..................................3
1.1.2. Ý nghĩa về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh.................................................5
1.2. Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh trên thế giới.....................................7
1.2.1. Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh theo điều ước quốc tế.........7
1.2.2. Pháp luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại một số quốc gia trên thế
giới.................................................................................................................... 11
1.2.2.1. Pháp luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Hoa Kỳ.......................11
1.2.2.2. Pháp luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Nhật Bản....................12
1.2.2.3. Pháp luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Úc...............................14
1.3. Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam..................................15
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ÂM
THANH TẠI VIỆT NAM..............................................................................................18
2.1. Nội dung pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam...................18
Về hình thức thể hiện nhãn hiệu âm thanh khi nộp đơn đăng ký......................27
2.2. Đánh giá thực tiễn và dự báo sức ảnh hưởng của pháp luật về bảo hộ âm
thanh tại Việt Nam...............................................................................................34
2.2.1. Đánh giá thực tiễn trong quá trình áp dụng và thi hành pháp luật về
bảo hộ âm thanh trên thế giới........................................................................34
2.2.2. Dự báo sức ảnh hưởng của pháp luật về bảo hộ âm thanh tới nền
kinh tế xã hội Việt Nam..................................................................................36


CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN
HIỆU ÂM THANH VÀ LƯU Ý ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ÂM THANH...........................38
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh. .38
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu âm
thanh....................................................................................................................38

3.3. Lưu ý đối với doanh nghiệp..........................................................................40

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập của các nền kinh tế thế giới, trái ngược với việc cố
gắng giảm thiểu các hàng rào mậu dịch quốc tế; các quốc gia, trong đó có Việt Nam
đang tăng cường biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cả về mặt pháp lý và thực
thi quyền. Trong đó, việc bảo hộ nhãn hiệu là hoạt động vô cùng quan trọng nhằm
đảm bảo và tăng cường tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trong môi trường
thương mại quốc tế. Nền kinh tế với rất nhiều loại hàng hóa, dịch vụ của nhiều chủ
thể kinh doanh khác nhau, để giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và chọn lựa
chính xác, nhanh chóng sản phẩm hàng hóa mà họ cần thì việc đặt tên cho sản phẩm
đó thật sự là cần thiết. Một trong những nhãn hiệu mới được nhiều người quan tâm
và tìm hiểu đó chính là bảo hộ nhãn hiệu âm thanh.
Với việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) vào tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã có một bước ngoặt rất lớn đối với quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khuôn khổ WTO, Việt Nam tiếp cận được với
một hiệp định đa phương toàn diện quan trọng về các vấn đề sở hữu trí tuệ - Hiệp
định TRIPS, nâng cao ý thức của quốc gia về tầm quan trọng của vấn đề liên quan
đến sở hữu trí tuệ, trong đó có bảo hộ nhãn hiệu. Và tới năm 2018, Việt Nam tiếp
tục đánh dấu một cột mốc mới trong việc hợp tác toàn diện với các quốc gia lớn, với
hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Một trong
những thách thức lớn đối với Việt Nam khi tham gia hiệp định này là các tiêu chuẩn
về sở hữu trí tuệ. Đây là hiệp định đa phương đầu tiên mà Việt Nam tham gia có
quy định mở rộng phạm vi đăng ký nhãn hiệu. Hiệp định CPTPP đã đặt ra nghĩa vụ
cho các quốc gia thành viên phải thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống
khơng nhìn thấy được, trong đó đặc biệt bao gồm nhãn hiệu âm thanh (sound
trademark) và nhãn hiệu mùi (scent, fragrance, or flavor trademarks).

Trong số 11 quốc gia thành viên thuộc CPTPP, có tới 09 quốc gia đã quy định
khá rõ về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh trong Luật nhãn hiệu, và 05 quốc gia chấp
thuận bảo hộ nhãn hiệu mùi. Như vậy, Việt Nam và Malaysia là 2 quốc gia còn lại
trong CPTPP chưa từng chấp thuận bảo hộ “dấu hiệu khơng nhìn thấy được” như
nhãn hiệu, đồng nghĩa với việc, cả nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi đều không
1


được chấp thuận bảo hộ tại Việt Nam theo Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009 (Luật
SHTT). Theo Mục 2 Phụ lục 3 Nghị quyết số 72/2018/QH14, Luật SHTT phải được
sửa đổi để thực hiện một số nghĩa vụ về SHTT trong CPTPP, chẳng hạn như quy
định cơ chế bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi phải được thực hiện
nhưng có thể trì hỗn trong thời gian chuyển tiếp từ 3 đến 5 năm. Sự thay đổi này
có thể sẽ dẫn đến thay đổi căn bản toàn bộ cơ chế đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại
Việt Nam. Việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, mùi hương sẽ giúp doanh nghiệp yên
tâm sáng tạo với những ý tưởng của mình. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức cho
các cơ quan quản lý và thực thi sở hữu trí tuệ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam
khi chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về loại nhãn hiệu mới này.

2


CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO HỘ NHÃN
HIỆU ÂM THANH
1.1. Tổng quan về nhãn hiệu âm thanh
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nhãn hiệu âm thanh
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ được sản xuất hoặc
cung cấp bởi các doanh nghiệp khác nhau, là yếu tố để nhận diện, truyền tải thơng
tin một cách nhanh chóng tới người tiêu dùng. Để các sản phẩm/dịch vụ của mình
dễ được nhận biết hơn so với sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh trên thị

trường, các nhà sản xuất/kinh doanh ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch
vụ cũng chú trọng đến việc sử dụng các dấu hiệu mới lạ làm nhãn hiệu để tạo ấn
tượng, thu hút người tiêu dùng. Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tiên tiến,
sự ra đời các sản phẩm phong phú và đa dạng về chức năng, khái niệm về nhãn hiệu
được mở rộng khiến chúng trở nên hòa nhập hơn với cuộc sống của người tiêu
dùng. Một trong những loại nhãn hiệu phi truyền thống ngày càng được nhiều nước
quan tâm là nhãn hiệu âm thanh bởi đây là yếu tố thường gắn liền với các sản phẩm
công nghệ thông minh, đồng thời cũng là yếu tố dễ thu hút sự chú ý của người tiêu
dùng.
Nhãn hiệu âm thanh là nhãn hiệu được tạo ra từ các dấu hiệu là âm hưởng,
nhận biết bằng thính giác, có thể do tổ hợp các đơn âm hoặc thang âm cấu thành,
dùng để phân biệt nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch vụ. Thông qua
các phương tiện truyền thông hoặc các sản phẩm cơng nghệ thơng minh như điện
thoại, máy tính… âm thanh có thể thực hiện chức năng của một nhãn hiệu, có khả
năng giúp người tiêu dùng nhận biết được nguồn gốc thương mại của sản phẩm,
dịch vụ hơn cả các dấu hiệu truyền thống là các từ ngữ, hình ảnh.
Khác với tác phẩm âm nhạc, nhãn hiệu âm thanh có thể là một đoạn âm thanh,
có thể là sự kết hợp từ các loại âm thanh khác nhau như nhạc cụ, giọng hát, tiếng
kêu của động vật, tiếng phát ra từ các vật dụng khác…. đủ để người tiêu dùng có
mức hiểu biết trung bình có thể ghi nhớ và phân biệt được (theo định nghĩa nhãn
3


hiệu âm thanh của Luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ). Trong khi đó, tác phẩm âm nhạc nhất
thiết phải là một bản nhạc hoặc đoạn nhạc được viết ra dưới dạng ký tự hoặc chỉ
được thể hiện trực tiếp dưới một loại nhạc cụ hoặc sự trình diễn của một cá nhân.
So với các loại nhãn hiệu phi truyền thống có thể nhận biết được bằng thị giác,
nhãn hiệu âm thanh để được đăng ký bảo hộ gặp một số trở ngại riêng. Thứ nhất,
doanh nghiệp thường dùng âm thanh cho sản phẩm mang tính chất quảng cáo là
chính. Bởi vậy dấu hiệu âm thanh thường khơng tích hợp trực tiếp trên sản phẩm.

Bởi vậy việc sử dụng dấu hiệu âm thanh để quảng cáo có đủ đáp ứng yêu cầu về sử
dụng dấu hiệu đó như một nhãn hiệu hay khơng các nước vẫn có những quan điểm
khác nhau. Đức và Australia cho rằng việc sử dụng dấu hiệu âm thanh để quảng cáo
không được coi là sử dụng trên sản phẩm, nhưng Anh, Ý và Thụy Điển lại thừa
nhận việc sử dụng để quảng cáo dấu hiệu âm thanh cũng có thể được coi là sử dụng
nhãn hiệu. Thứ hai, do tính chất khơng thể nhận biết bằng thị giác nên việc đăng kí
nhãn hiệu âm thanh cịn gặp phải một vấn đề khó là thể hiện âm thanh bằng đồ họa
thế nào cho thích hợp. Trong thực tiễn, các nước đã áp dụng các hình thức khá linh
hoạt để thể hiện âm thanh như từ tượng thanh, sử dụng từ ngữ để mơ tả, nốt nhạc,
sóng âm tần... Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng từ ngữ để mơ tả hoặc
khng nhạc năm dịng kẻ cũng khơng đủ rõ ràng, chính xác để người thứ ba có thể
nhận biết rõ được nội dung của dấu hiệu âm thanh đó. Ngồi ra, với u cầu nộp
bản ghi âm thanh thì vấn đề lưu giữ, cơng bố và tra cứu thế nào cũng cịn chưa có sự
thống nhất giữa các nước. Mỗi một cá nhân đều có nhận thức mang tính chủ quan
đối với một âm thanh, điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc xác định phạm vi bảo
hộ nhãn hiệu khi có hành vi xâm phạm mà cịn ảnh hưởng đến việc phán đốn các
quyền có trước trong thẩm định nhãn hiệu.
Nhãn hiệu âm thanh cũng có thể trở thành nhãn hiệu nổi tiếng như trường hợp
nhãn hiệu âm thanh “Looney Tunes Theme Song”/đăng ký số 2469364 của Time
Warner ENTERTAINMENT dài 19 giây cho dịch vụ giải trí nhóm 41 bảo hộ năm
2001. Đoạn nhạc nổi tiếng đến mức, các khán giả phim hoạt hình Looney thời điểm
đó chỉ cần nghe đoạn nhạc là biết được phần trong diễn biến của phim. Mặc dù
“Looney Tunes Theme Song” đã được bảo hộ dưới dạng tác phẩm âm nhạc trước đó
4


nhưng vẫn được tiếp tục bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu âm thanh với thời hạn dài
hơn nếu chủ sở hữu tiếp tục gia hạn và nộp bằng chứng sử dụng phù hợp trong
thương mại. Một số nhãn hiệu âm thanh khác đã trở thành nhãn hiệu nổi tiếng tại
Hoa Kỳ gồm nhãn hiệu âm thanh “3 hồi chuông” số 0916522 (1971) của NBC,

nhãn hiệu âm thanh “tiếng sư tử gầm” số 1395550 (1986), nhãn hiệu âm thanh
“Tiếng trống” số 2000732 (1996) của Twentieth Century Fox.
1.1.2. Ý nghĩa về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh
Một nghiên cứu nổi tiếng của giáo sư Pavlov từng đoạt giải Nobel từ năm
1904 đã chứng minh các dấu hiệu âm thanh thậm chí có thể vượt trội hơn so với các
dấu hiệu khác khi tác động lên trí não của con người vì thính giác là cơ quan được
cảm nhận tự nhiên hơn là các giác quan khác thường có sự chủ động của con người.
Người ta đã chứng minh, một âm thanh êm ái có thể khiến con người dễ ngủ hơn,
một âm thanh dễ chịu phát ra trong nhà hàng có thể kích thích vị giác và tiêu hóa
thực phẩm cho người dùng… Ví dụ được cho là điển hình nhất cho tính tác động
trực quan của âm thanh chính là nhãn hiệu có tên “tiếng rít tạo ra do ma sát ngón tay
trên dụng cụ rửa chén bát” số 247094 của Unilever PLC do cơ quan Nhãn hiệu New
Zealand cấp bảo hộ cho sản phẩm nước rửa chén bát. Khi phát ra nhãn hiệu âm
thanh này, người tiêu dùng được kết nối tới cảm giác sạch sẽ cho sản phẩm và nhờ
đó thu hút được một lượng khách hàng.
Trước đây âm thanh thường không được chấp nhận là dấu hiệu cấu thành nhãn
hiệu bởi lý do là khi đó kỹ thuật khoa học công nghệ chưa phát triển, các sản phẩm
thơng minh cần có tích hợp yếu tố âm thanh chưa nhiều. Sang thế kỷ 21 cùng với sự
phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ, cùng với kỹ thuật sử dụng công cụ
internet ngày càng rộng rãi nên hoạt động quảng cáo, bán hàng cũng như cách thức
người tiêu dùng tiếp cận thông tin ngày càng phong phú, bởi vậy các doanh nghiệp
bắt đầu sử dụng âm thanh làm dấu hiệu để giúp người tiêu dùng nhận biết nguồn
gốc thương mại của sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Một trong những lý do
sử dụng âm thanh làm nhãn hiệu là vì âm thanh có những ưu điểm đặc biệt so với
các dấu hiệu khác: thứ nhất, âm thanh có thể truyền tải thơng tin một cách thống
nhất trong các môi trường ngôn ngữ khác nhau, trong hoạt động thương mại quốc tế
5


không thể không tránh khỏi trở ngại về sự khác biệt ngôn ngữ đặc biệt là đối với các

nhãn hiệu sử dụng từ ngữ. Thứ hai, âm thanh có thể truyền đạt các thông tin về
nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch vụ tới người tiêu dùng nhanh hơn,
có khả năng phân biệt nội tại. Thứ ba, nhãn hiệu âm thanh có hình thức thể hiện đặc
biệt khơng chỉ có thể thu hút sự chú ý của người tiêu dùng mà cịn có thể tạo thêm
ấn tượng cho người tiêu dùng, tạo khả năng liên tưởng mạnh tới sản phẩm hoặc dịch
vụ.
Một trong những dạng nhãn hiệu âm thanh đầu tiên trên thế giới được ghi
nhận là tín hiệu trống phát từ làng này sang làng khác báo hiệu các sự kiện nhất
định. Nhãn hiệu âm thanh đầu tiên được bảo hộ trên thế giới là nhãn hiệu “3 hồi
chuông”/ số 916522 của Đài NBC từ năm 1971 cho dịch vụ phát thanh tại Hoa Kỳ.
Ngày nay, đã có hàng trăm nhãn hiệu âm thanh được chính thức bảo hộ tại nhiều
nước trên khắp thế giới. Mặc dù vậy, chỉ một số quốc gia có hướng dẫn trình tự và
quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh một cách khá chi tiết như Hoa Kỳ,
EU, Australia và Nhật Bản…, nhiều quốc gia chấp thuận bảo hộ nhưng lại thiếu các
quy định chi tiết dẫn tới việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh phụ thuộc vào từng trường
hợp cụ thể và đôi khi chủ đơn phải cung cấp bằng chứng về khả năng phân biệt của
nhãn hiệu. Nhìn chung, các quốc gia có quy định về điều kiện bảo hộ và thẩm định
nhãn hiệu âm thanh đều có yêu cầu tương đối giống nhau về điều kiện bảo hộ và thủ
tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu thơng thường tại nước đó.
Về điều kiện bảo hộ, tương tự với nhãn hiệu truyền thống, nhãn hiệu âm thanh
cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn như một nhãn hiệu thơng thường là dấu hiệu có khả
năng phân biệt so với các nhãn hiệu cùng thể loại có trước trong phạm vi quốc gia
cho loại hàng hóa/dịch vụ yêu cầu bảo hộ.
Các tài liệu yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu âm thanh nhìn chung đều trên cơ sở bản
mơ tả nhãn hiệu gồm ký hiệu âm nhạc (một khuông nhạc được chia thành các gạch
nhịp cùng các ký hiệu âm nhạc để có thể xác định được độ trầm bổng, độ ngân vang
của nó) hoặc các tệp MP3 có biểu diễn đồ họa phù hợp xác định cao độ và thời
lượng của âm thanh - tạo thành âm thanh tương ứng với chuỗi âm thanh tạo thành
giai điệu đang cần được đăng ký (hướng dẫn của Australia) hoặc một bản đồ họa có
6



thể được nộp cùng với một tệp điện tử là một siêu âm, tức là một biểu diễn đồ họa
của âm thanh, cho thấy sự phân phối năng lượng ở các tần số khác nhau (hướng dẫn
của EUIPO). USPTO yêu cầu người nộp đơn phải nộp một bản sao âm thanh có liên
quan tới nhãn hiệu âm thanh đó nhằm mục đích bổ sung và làm rõ bản mơ tả âm
thanh dự kiến bảo hộ.
Việc diễn giải bằng đồ họa cho phép thẩm định viên có thể thẩm định nhãn
hiệu âm thanh trên cơ sở “nhìn thấy được” và sau đó so sánh với các bản đồ họa
nhãn hiệu âm thanh khác có trước. Ngồi ra, diễn giải bằng đồ họa có thể khiến việc
cơng bố dễ dàng hơn đối với các quốc gia chưa có nền tảng cơng nghệ hiện đại vì
chỉ cần cơng bố bản đồ họa lên Công báo SHCN hoặc hệ thống dữ liệu trực tuyến
thay vì phải tải lên 1 file âm thanh hệ thống trực tuyến. Ngược lại, công nghệ hiện
đại đã rút bớt thủ tục xác lập quyền nhãn hiệu âm thanh ở EUIPO và USPTO, theo
đó các cơ quan nhãn hiệu khơng yêu cầu cung cấp bản đồ họa nhãn hiệu âm thanh
như trước đây mà có thể cung cấp file âm thanh dạng nén có thể phát ra trực tiếp.
Các thẩm định viên trở thành các chuyên gia thẩm âm để phân định các âm thanh
trong yêu cầu bảo hộ và đưa ra Thông báo thẩm định.
1.2. Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh trên thế giới
1.2.1. Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh theo điều ước quốc tế
* Hiệp định TRIPS
Là điều ước quốc tế đầu tiên quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp,
trước đó trong Cơng ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không
đưa ra định nghĩa đối với nhãn hiệu, Điều 6 Công ước này chỉ quy định phạm vi
những dấu hiệu mà các nước thành viên cần cấm sử dụng hoặc đăng ký làm nhãn
hiệu. Còn nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến đăng ký nhãn hiệu phát sinh trong
thực tiễn dẫn tới việc các nước ý thức được rằng cần phải đưa ra một định nghĩa về
nhãn hiệu và các tiêu chí để một nhãn hiệu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký. Tuy
nhiên, phải tới một thế kỷ sau, khi Hiệp định TRIPS ra đời thì mới đưa ra định
nghĩa về nhãn hiệu. Định nghĩa mở này trong Hiệp định TRIPS không hạn chế các

loại dấu hiệu có thể cấu thành nhãn hiệu, chỉ yêu cầu dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu
7


phải có “khả năng phân biệt”. Hiệp định TRIPS cũng cho phép các thành viên có
thể quy định về nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được, có nghĩa là các dấu hiệu
cấu thành nên nhãn hiệu có thể là các loại dấu hiệu nhận biết được bằng các giác
quan khác ngồi thị giác, và việc lựa chọn có bắt buộc phải là dấu hiệu nhìn thấy
được hay khơng là quyền tự quyết của các thành viên.
* Hiệp ước Luật Nhãn hiệu (TLT: Trademark Law Treaty)
Hiệp ước Luật Nhãn hiệu của WIPO được ký ngày 17/10/1994 và có hiệu lực
từ ngày 1/8/1998 là điều ước quốc tế đầu tiên đề cập cụ thể đến việc bảo hộ một
trong số các loại nhãn hiệu phi truyền thống. Khoản 1 Điều 2 Hiệp ước Luật Nhãn
hiệu quy định rõ hiệp ước này áp dụng cả đối với nhãn hiệu ba chiều, tuy nhiên, chỉ
những nước có quy định về nhãn hiệu ba chiều mới áp dụng điều ước này cho nhãn
hiệu ba chiều. Có thể thấy, đây là điều khoản tùy nghi dành cho các Thành viên.
Hiệp ước Luật Nhãn hiệu quy định phạm vi áp dụng là các dấu hiệu nhìn thấy được,
điều này có nghĩa là ngồi nhãn hiệu ba chiều ra, các loại nhãn hiệu khác như nhãn
hiệu màu, nhãn hiệu động cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước. Và với quy
định này thì đồng thời loại trừ các dấu hiệu khơng nhìn thấy được như âm thanh,
mùi, vị, dấu hiệu nhận biết bằng xúc giác ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước.
Mặc dù Hiệp ước có sự tiến bộ hơn so với các điều ước quốc tế trước đó là quy định
cụ thể một số loại nhãn hiệu phi truyền thống, tuy nhiên, chưa bao gồm tất cả các
loại dấu hiệu có thể được sử dụng làm nhãn hiệu một phần là do hạn chế về thời
điểm đó khoa học cơng nghệ chưa phát triển cũng như nhận thức chung chưa đạt tới
mức cần phải bảo hộ các loại nhãn hiệu phi truyền thống khác.
* Hiệp ước Singapore về Luật Nhãn hiệu (Singapore Treaty on the Law of
Trademarks)
Hiệp ước Singapore về Luật Nhãn hiệu (Singapore Treaty on the Law of
Trademarks) năm 2006 của WIPO trên cơ sở tổng kết thực tiễn sau khi Hiệp ước

Luật Nhãn hiệu có hiệu lực, xem xét tới sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự phát
triển của hoạt động thương mại quốc tế dẫn tới nhu cầu sử dụng và bảo hộ các loại
nhãn hiệu phi truyền thống đã mở rộng phạm vi áp dụng. Hiệp ước Singapore đã áp
dụng cho tất cả các loại dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu của các bên ký kết.
8


Chi tiết Hướng dẫn thi hành Hiệp ước Singapore quy định các loại nhãn hiệu có thể
được đăng ký bảo hộ bao gồm nhãn hiệu ba chiều, nhãn hiệu màu sắc, nhãn hiệu
hologram, nhãn hiệu động, nhãn hiệu vị trí và các loại nhãn hiệu không nhận biết
bằng thị giác. Các loại nhãn hiệu không nhận biết bằng thị giác thường là nhãn hiệu
âm thanh và nhãn hiệu mùi vị. Nếu đơn đăng ký cho nhãn hiệu là các dấu hiệu
khơng nhận biết được bằng thị giác thì phải nộp mẫu vật, các bản mô tả chi tiết.
Hiệp ước Singapore cho phép các bên ký kết đăng ký nhãn hiệu là tất cả các loại
dấu hiệu không bị cấm trong Cơng ước Paris, ngồi ra cịn liệt kê cụ thể 5 loại nhãn
hiệu phi truyền thống nhận biết bằng thị giác và 2 loại nhãn hiệu phi truyền không
nhận biết bằng thị giác. Có thể nói cho đến nay Hiệp ước Singapore là điều ước
quốc tế đầu tiên thừa nhận một cách toàn diện các loại 6 nhãn hiệu phi truyền thống.
Tuy nhiên, Hiệp ước Singapore không bắt buộc các bên ký kết phải thực hiện nghĩa
vụ bảo hộ tất cả các loại nhãn hiệu phi truyền thống, theo quy định tại Điều 29 của
Hiệp ước, bất kỳ quốc gia hay tổ chức phi chính phủ nào cũng có thể áp dụng quy
định về bảo lưu phạm vi bảo hộ các loại nhãn hiệu phi truyền thống. Như vậy, có
thể thấy trên bình diện quốc tế đã có những phát triển trong nhận thức đối với vấn
đề nhãn hiệu phi truyền thống, từ chỗ chỉ chấp nhận một số loại nhãn hiệu phi
truyền thống sang chấp nhận toàn bộ các loại nhãn hiệu phi truyền thống, đặc biệt là
nhãn hiệu âm thanh. Có được sự tiến triển này là kết quả từ hoạt động lập pháp cũng
như thực tiễn nhu cầu sử dụng và bảo hộ của các nước phát triển.
Trên thế giới, các nước phát triển như Mỹ và một số nước châu Âu là nơi sử
dụng và có quy định pháp luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh rất sớm. Đạo luật
Lanham của Mỹ, điều 45 quy định, bất kỳ dấu hiệu nào đáp ứng tiêu chuẩn về khả

năng phân biệt và khơng mang tính chức năng đều có thể được đăng ký làm nhãn
hiệu. Điều 4 Quy chế Nhãn hiệu cộng đồng năm 1993 cũng quy định tất cả các loại
dấu hiệu nếu đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng phân biệt đều có thể đăng ký làm nhãn
hiệu. Có thể nói định nghĩa về nhãn hiệu kết hợp với phương thức liệt kê mở trong
Đạo luật Lanham và Quy chế Nhãn hiệu cộng đồng đã tạo tiền đề cho việc bảo hộ
nhãn hiệu âm thanh ngày nay.
* Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
9


Chế độ bảo hộ nhãn hiệu khác biệt giữa các quốc gia gây ảnh hưởng không
nhỏ tới quyền và lợi ích của các chủ sở hữu nhãn hiệu trong hoạt động kinh doanh
quốc tế, đặc biệt vấn đề nổi cộm hiện nay là xác định các dấu hiệu được bảo hộ là
nhãn hiệu. Bên cạnh nhãn hiệu hình là nhãn hiệu truyền thống được bảo hộ, các
nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Nhật… đều quy định về bảo hộ các
nhãn hiệu phi truyền thống như mùi, âm thanh… Bởi vậy, các chủ sở hữu của các
nhãn hiệu này khi tiến hành lưu thơng hàng hóa sản phẩm của mình sang các quốc
gia khác cũng mong muốn các dấu hiệu đó được bảo hộ là nhãn hiệu ở các nước đó.
Theo tinh thần của Hiệp định Trips, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam mới chỉ dừng
lại ở việc bảo hộ các dấu hiệu truyền thống là nhãn hiệu. Cụ thể tại quy định tại
khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 “ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới
dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu
tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Qua đó có thể thấy được trong
hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ quy định các dấu hiệu nhận biết được
bằng thị giác.
Tuy nhiên, khoản 18 Điều 18 CPTPP quy định “Không bên nào được quy định
rằng dấu hiệu phải được nhìn thấy bằng mắt như một điều kiện để đăng ký, cũng
không được từ chối việc đăng ký nhãn hiệu là một âm thanh đơn thuần. Ngoài ra,
mỗi Bên phải nỗ lực để cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi hương. Một Bên có thể địi
hỏi một mơ tả ngắn gọn và chính xác hoặc đại diện đồ họa của nhãn hiệu, hoặc cả

hai nếu có thể.”
Như vậy, CPTPP đã đặt ra cho các quốc gia thành viên nhiệm vụ phải nhanh
chóng thiết lập cơ chế bảo hộ đối với các nhãn hiệu phi truyền thống mà trước hết là
nhãn hiệu âm thanh. Đã có 9 quốc gia trong số 11 quốc gia thành viên CPTPP quy
định về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, riêng Việt Nam và Malaysia chưa chấp thuận
bảo hộ “dấu hiệu khơng nhìn thấy được” là nhãn hiệu âm thanh. Bảo hộ nhãn hiệu
phi truyền thống là một nội dung mới cho pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
Theo cam kết, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh các quy định để bảo hộ nhãn hiệu âm
thanh trong thời hạn 3 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực. Sự thay đổi này có thể sẽ
dẫn đến thay đổi căn bản toàn bộ cơ chế đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.
10


Việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm sáng tạo với những ý
tưởng của mình. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức cho các cơ quan quản lý và thực
thi sở hữu trí tuệ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khi chưa có nhiều kiến thức
và kinh nghiệm về loại nhãn hiệu mới này.
Việt Nam có thể tiếp thu kinh nghiệm lập pháp cũng như thực tiễn bảo hộ từ
các quốc gia để xây dựng một cơ chế bảo hộ riêng cho cả nhãn hiệu âm thanh.
1.2.2. Pháp luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại một số quốc gia trên thế
giới
1.2.2.1. Pháp luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới quy định về nhãn hiệu âm thanh.
Pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá Hoa Kỳ được quy định bởi hai hệ thống pháp luật
Liên bang và pháp luật của từng bang trong Hợp chủng quốc.Bên cạnh đó, hầu như
tất cả các bang đều có những đạo luật riêng về bảo hộ nhãn hiệu hàng hố, dịch vụ
với những quy định khơng giống nhau về đăng ký nhãn hiệu. Đặc biệt, trong các
văn bản liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, sổ tay về thủ tục kiểm tra nhãn hiệu
(TMEP) của cơ quan đăng ký sáng chế và nhãn hiệu (USPTO) là văn bản quy định
khá chi tiết về các điều kiện đăng ký nhãn hiệu âm thanh , thủ tục kiểm tra và cung

cấp các bản mô tả nhãn hiệu phi truyền thống một cách đầy đủ và hệ thống.
Theo pháp luật Hoa Kỳ - quốc gia đặt nền móng cho nhãn hiệu phi truyền
thống, về cơ bản dấu hiệu âm thanh muốn được đăng ký bảo hộ phải đáp ứng được
02 điều kiện về tính chức năng và khả năng phân biệt:
Thứ nhất, điều kiện về tính chức năng: Nếu dấu hiệu âm thanh chỉ là một đặc
điểm có tính chức năng thì sẽ khơng được đăng ký bảo hộ như một nhãn hiệu. Tức
là nếu âm thanh xuất phát từ bản thân sản phẩm, là một chức năng, thành phần của
sản phẩm như: tiếng chuông báo thức của đồng hồ báo thức, thì sẽ khơng thể được
bảo hộ như một nhãn hiệu âm thanh. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng một
đặc điểm của nhãn hiệu xin đăng ký bảo hộ có tính chức năng nếu nó “cần thiết cho
việc sử dụng hoặc cho mục đích của sản phẩm hoặc ảnh hưởng đến giá thành hoặc

11


giá trị của sản phẩm”. Như vậy, nếu tính năng sản phẩm hoạt động dưới dạng âm
thanh, tính năng này không thể được bảo vệ dưới dạng nhãn hiệu.
Thứ hai, điều kiện về khả năng phân biệt: Một số nhãn hiệu phi truyền thống
có thể về bản chất có khả năng phân biệt. Theo pháp luật Hoa Kỳ, nhãn hiệu không
chứng minh được sự khác biệt thu được sẽ chỉ có thể được ghi nhận vào Đăng bạ
phụ (Supplemental Register). Chỉ khi nào chủ nhãn hiệu chứng minh được nhãn
hiệu đạt được khả năng phân biệt thông qua sử dụng thì nhãn hiệu mới được ghi
nhận vào Đăng bạ chính (Principal Register).
Pháp luật Hoa Kỳ quy định mẫu nhãn hiệu âm thanh trong đơn xin đăng ký
thường được yêu cầu thể hiện bằng những nốt nhạc cụ thể trên khung nhạc, kèm với
đó là 1 đĩa CD hay 1 vật mang điện tử thể hiện âm thanh của nhãn hiệu đó (băng ghi
âm). Chuỗi các dấu hiệu âm thanh cũng có thể được đăng ký như các dấu hiệu hình,
chẳng hạn như thể hiện trên giấy bằng các sheet nhạc miêu tả lại giai điệu âm thanh
đó. Nhưng cái được bảo hộ ở đây không phải các tiết tấu nhạc hay bản mơ tả đó, mà
là chuỗi các dấu hiệu âm thanh được được ký, chống lại sự sử dụng các dấu hiệu

hay âm thanh tương tự.
Về vấn đề khiếu nại , Hoa Kỳ có các quy định chi tiết về thủ tục khiếu nại đối
với các quyết định liên quan đến nhãn hiệu của cơ quan đăng ký nhãn hiệu
(USPTO). Theo quy định pháp luật Hoa Kỳ thì trong bất kỳ trường hợp nào mọi
hành động của cơ quan đăng ký đều có thể bị khiếu nại lên và được xử lý bởi các
tòa án quận và tòa án vùng của Mỹ (Điều 39 Luật Nhãn hiệu Mỹ 1946-U.S.C 1121).
Với quy định này người khiếu nại có thể khiếu nại khơng chỉ về các quyết định mà
cịn về bất kỳ hoạt động hay yêu cầu nào của cơ quan đăng ký mà mình cảm thấy
khơng đồng ý với tịa án có thẩm quyền của Mỹ ngay trong lần khiếu nại đầu tiên.
Tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết khiếu nại, trình tự thủ tục
và các kênh khiếu nại lại được quy định khá phức tạp.
1.2.2.2. Pháp luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Nhật Bản
Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia phát triển quy định riêng về bảo
hộ nhãn hiệu từ sớm, trong đó chính yếu nhất là Luật số 127 ngày 13/04/1959 được
12


sửa đổi theo Luật số 220 ngày 22/12/1999 có hiệu lực từ ngày 06/01/2001 42 (sau
đây gọi là Luật Nhãn hiệu). Vào ngày 11/3/2014, Nhật Bản đã ban hành các thay
đổi pháp lý quan trọng đối với Đạo luật Nhãn hiệu mới, có hiệu lực vào ngày 1/4/
2015. Theo đó, pháp luật Nhật Bản lần đầu tiên cho phép đăng ký nhãn hiệu phi
truyền thống như nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu ba chiều, nhãn hiệu màu và nhãn
hiệu vị trí. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn của Bộ kinh tế,
Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cũng góp phần quy định cụ thể, chi
tiết các thủ tục trong việc bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống, đặc biệt là âm thanh.
Về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh Đạo luật nhãn hiệu sửa đổi của Nhật
Bản quy định: "một nhãn hiệu chỉ bao gồm các đặc tính được sở hữu một cách tự
nhiên bởi hàng hóa, vv, theo quy định của một thứ tự nội các", không thể được đăng
ký (Điều 4, khoản 1, mục 18).. Và nếu âm thanh đó được coi là chức năng của sản
phẩm (đặc điểm tự nhiên), thì sẽ khơng thể đăng ký bất kể bằng chứng tính khác

biệt theo quy định trên. Khác với Hoa Kỳ, Nhật Bản lại quy định đơn giản hơn
trong vấn đề điều kiện về khả năng phân biệt, khi chỉ có một hệ thống sổ đăng ký
duy nhất đối với các nhãn hiệu. Tất cả các nhãn hiệu sau khi đăng ký đều có địa vị
pháp lý như nhau, chủ nhãn hiệu sau khi đăng ký đều có các quyền và nghĩa vụ
pháp lý giống nhau. Pháp lệnh của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công Nghiệp Nhật
bản (METI) về nhãn hiệu quy định, đối với việc cung cấp bản mẫu âm thanh, JPO
sẽ yêu cầu người nộp đơn cung cấp một cơng cụ chưa đựng âm thanh cần đăng ký
(ví dụ như một tệp âm thanh được ghi âm), và thể hiện dưới 1 hệ thống nốt nhạc,
khung nhạc nếu âm thanh đó chứa 1 đoạn nhạc hồn chỉnh. Bản mô tả chi tiết sẽ là
cơ sở để xem xét phạm vi lĩnh vực nhãn hiệu đăng ký, và để giải thích ý nghĩa của
nhãn hiệu được trình bày trong đơn (Điểm 1 và 3, Điều 27, Luật Nhãn hiệu 1959).
Về vấn đề khiếu nại , pháp luật Nhật Bản quy định thủ tục khiếu nại trực tiếp
với Cục Sáng chế Nhật Bản (JPO), thời hạn khiếu nại trong các trường hợp được
quy định cụ thể tại Điều 44,45 Luật nhãn hiệu Nhật Bản. Sau khi xem xét vụ việc,
yêu cầu của người nộp đơn không được chấp thuận, JPO sẽ từ chối đơn đăng ký
nhãn hiệu. Trong trường hợp này, người nộp đơn có quyền khiếu kiện lên Tịa án
Tokyo yêu cầu xem xét lại quyết định từ chối của JPO. Tòa án tối cao Tokyo sẽ xem
13


xét vụ việc và ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu của người nộp đơn.
Trong trường hợp khơng đồng ý với quyết định của Tịa án Tokyo, người nộp đơn
có thể khiếu kiện lên Tịa án Tối cao, quyết định của Tòa án Tối cao là quyết định
cuối cùng. Trường hợp Tòa án Tối cao chấp nhận yêu cầu của người nộp đơn, JPO
sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ cho đơn nhãn hiệu
1.2.2.3. Pháp luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Úc
Tại Úc, trong khi Luật Bằng sáng chế ban đầu được dựa trên hệ thống Luật
của Anh từ thời thuộc địa, thì Luật Nhãn hiệu của Úc lại được hình thành trước cả
pháp luật của “quốc gia mẹ”. Đạo luật đăng ký nhãn hiệu của Anh đã đi vào hoạt
động vào năm 1875, trong khi năm quốc gia Úc đã ban hành luật bảo vệ nhãn hiệu

thương mại đã đăng ký tại thời điểm đó : Nam Úc 1863; Queensland; Victoria và
Tasmania năm 1864; New South Wales năm 1865.
Đạo luật Thương hiệu Khối thịnh vượng chung ban đầu năm 1905 thay thế cho
những Hành vi quy định đăng ký nhãn hiệu riêng biệt ở các nước Úc. Sau đó, Đạo
luật năm 1955 có hiệu lực vào năm 1958, thay thế Đạo luật năm 1905. Tuy nhiên ở
thời điểm này, các nhãn hiệu phi truyền thống chưa được định nghĩa một cách đầy
đủ và không nằm trong phạm vi bảo hộ quốc gia. Cột mốc đánh dấu cho sự phát
triển mở rộng của pháp luật nhãn hiệu Úc là Luật Nhãn hiệu năm 1995 (Trade mark
act of 1995), đã mở rộng phạm vi bảo hộ nhãn hiệu ngồi những nhãn hiệu truyền
thống nhìn thấy được, cịn có thể là, âm thanh, mùi hương, màu sắc, hình dạng 3D
hoặc bất kỳ sự kết hợp nào trong số này. Luật nhãn hiệu năm 1995 của Úc đã được
sửa đổi nhiều lần, và văn bản hợp nhất gần đây nhất là năm 2017, bao gồm cả luật
sở hữu trí tuệ số 8 năm 2015 và Luật cải cách khung số 126 năm 2015.Việc đánh
giá nhãn hiệu đăng ký có đủ điều kiện để đăng ký hay khơng hồn tồn do sự cơ
quan đăng ký nhãn hiệu của Úc tiến hành. Việc đánh giá tính chức năng và tính
phân biệt dựa trên hồ sơ đăng ký được cung cấp và việc điều tra riêng biệt của cơ
quan đăng ký nhãn hiệu.
Về quy định với bản mẫu đi kèm đơn đăng ký nhãn hiệu , Điều 40 Luật nhãn
hiệu của Úc 1995 quy định rằng: “Đơn đăng ký nhãn hiệu phải bị từ chối nếu như
nhãn hiệu đó không thể được mô tả dưới dạng đồ họa (represented graphically)”. Để
14


chắc chắn hơn, pháp luật Úc yêu cầu nhãn hiệu âm thanh có thể được biểu thị thơng
qua việc sử dụng sơ đồ, đồ thị, đường cong toán học; nốt nhạc; hoặc là một sự kết
hợp của các điều trên. Mô tả của nhãn hiệu phải đủ, để tất cả các yếu tố tạo nên
nhãn hiệu được xác định rõ ràng, và mơ tả được chính xác âm thanh cần đăng ký.
Pháp luật Úc cũng quy định rất cụ thể về vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Tất cả các bên bị ảnh hưởng bởi một quyết định nào đó của cơ quan đăng ký hay
từng bộ phận của cơ quan đăng ký đều có quyền khiếu nại. Các khiếu nại cũng chỉ

tập trung vào những quyết định mang tính chất chính thức của cơ quan đăng ký, các
xét nghiệm viên, bộ phận xử lý khiếu nại. Thời hạn để nộp đơn khiếu nại đến phòng
giải quyết khiếu nại (a person appointed) là 28 ngày kể từ ngày có quyết định khiếu
nại của cơ quan đăng ký. Trong trường hợp bên thứ 3 tham gia khiếu nại trước cơ
quan đăng ký (bên bị khiếu nại- the respondent), cơ quan đăng ký gửi bản sao đơn
khiếu nại và thông báo về việc khiếu nại tới bên bị khiếu nại và trong thời hạn 21
ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký gửi đi, bên bị khiếu nại sẽ phải nộp cơng văn trả
lời thơng báo khiếu nại đó (Điều 56 Luật Nhãn hiệu 1995). Trong thời hạn 28 ngày
kể từ ngày cơ quan đăng ký gửi thông báo khiếu nại tới bên bị khiếu nại, thì cơ quan
đăng ký hoặc bên bị khiếu nại sẽ đề nghị phòng giải quyết khiếu nại giải quyết việc
khiếu nại đó lên tịa án. Nếu phịng giải quyết khiếu nại khơng đồng ý giải quyết
việc khiếu nại đó ở tịa án, phịng giải quyết khiếu nại sẽ xem xét và ra quyết định
giải quyết khiếu nại và quyết định đó sẽ là quyết định cuối cùng.
1.3. Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam
Nhãn hiệu được định nghĩa là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ
của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Cụ thể hơn tại điều 72 của Luật SHTT 2005
sửa đổi bổ sung 2019 thì Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
màu sắc;
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá,
dịch vụ của chủ thể khác.
15


Theo quy định pháp luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam nêu trên thì nhãn hiệu
muốn được bảo hộ phải được thể hiện dưới dạng nhìn thấy được dưới dạng chữ cái,
từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều. Như vậy, đối chiếu với quy định trên
thì dấu hiệu âm thanh khơng phải là dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu trong Luật
Sở hữu trí tuệ năm 2019 của Việt Nam.

Tuy nhiên, cùng với việc Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết phê chuẩn
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong
thỏa thuận liên quan đến sở hữu trí tuệ của CPTPP có quy định: “Khơng bên nào
được yêu cầu, như một điều kiện để được đăng ký, là dấu hiệu phải nhìn thấy được,
cũng như khơng bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu
hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh. Thêm vào đó, mỗi bên phải nỗ lực hết sức
để đăng ký nhãn hiệu mùi. Một bên có thể u cầu phải có bản mơ tả ngắn gọn và
chính xác, hoặc bản thể hiện dưới dạng đồ họa, hoặc cả hai nếu phù hợp, của nhãn
hiệu.”
Theo đó, CPTPP quy định dấu hiệu “âm thanh” sẽ không bị từ chối đăng ký
dưới dạng là nhãn hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế hiện tại Việt Nam chưa có quy định,
trình tự, thủ tục cũng như cách thức để tiến hành đăng ký nhãn hiệu là dấu hiệu âm
thanh. Như vậy, để đảm bảo sự tương thích pháp luật khi Việt Nam trở thành thành
viên của CPTPP, Cơ quan nhà nước Việt Nam cần xem xét sửa đổi, bổ sung các quy
định của pháp luật về SHTT.
Trong trường hợp, nếu dấu hiệu âm thanh được công nhận là nhãn hiệu thì dấu
hiệu này cũng phải có chức năng tương tự đối với các nhãn hiệu theo quy định, đó
là: có khả năng phân biệt, nghĩa là âm thanh đó phải có khả năng phân biệt với các
âm thanh khác và giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một
doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác.
Trên thế giới hiện tại đã có khơng ít quốc gia luật hóa nội dung về đăng ký nhãn
hiệu âm thanh. Tuy nhiên thực tế số lượng nhãn hiệu âm thanh đã đăng ký và được
bảo hộ với số lượng không nhiều điển hình có thể kể đến như:
Nhãn hiệu “3 hồi chuông” của Đài NBC (Mỹ);
16


Nhãn hiệu “Tiếng gầm của sư tử” mở đầu cho phim của hãng MGM (Hoa Kỳ);
Tiếng chuông điện thoại mặc định của hãng NOKIA (Phần Lan);
Tiếng sấm rền của hãng môtô Harley – Davidson (Hoa Kỳ).


17


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
ÂM THANH TẠI VIỆT NAM
2.1. Nội dung pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam
Trên thực tế, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc bảo hộ nhãn
hiệu âm thanh do chưa chấp nhận bảo hộ “dấu hiệu khơng nhìn thấy được” theo
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019 (LSHTT). Việc
ký kết Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP),
Việt Nam đã đồng thuận với các thỏa thuận về bảo hộ nhãn hiệu, trong đó có nhãn
hiệu âm thanh. Những cam kết trong CPTPP về nhãn hiệu chủ yếu tập trung vào
những yếu tố sau: đối tượng được bảo hộ, nhãn hiệu nổi tiếng, thời gian bảo hộ,
quyền của chủ sở hữu và cải cách có thủ tục hành chính. Hiệp định Đối tác tồn
diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực tại Việt
Nam từ 14/01/2019, do đó đặt ra yêu cầu về việc đảm bảo thực thi những cam kết
trên theo lộ trình được đặt ra trong CPTPP. Luật Sở hữu trí tuệ cần được sửa đổi để
đáp ứng những nội dung đã cam kết, thực hiện đúng nghĩa vụ của CPTPP theo Mục
2 Phụ lục 3 Nghị quyết số 72/2018/QH14. Theo đó, nghĩa vụ bảo hộ nhãn hiệu âm
thanh dẫn đến việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ nên có thời hạn chuyển tiếp là 3-5
năm nhưng bắt buộc phải được thực hiện. Cục Sở hữu trí tuệ đang tiến hành nghiên
cứu và đã cho ra mắt Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2019 (dự thảo số 1) lấy ý kiến cơng chúng từ 17/11/2020 đến hết
17/01/2021 để hồn thiện dự án Luật.
Sau lần sửa đổi Luật SHTT năm 2005, sửa đổi 2009, pháp luật Việt Nam về sở
hữu trí tuệ có Luật SHTT sửa đổi năm 2019, trong đó ba sửa đổi cơ bản đối với
nhãn hiệu nhằm đáp ứng các quy định của CPTPP đồng thời khắc phục một số bất
cập của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Thứ nhất là pháp luật công
nhận việc sử dụng nhãn hiệu của người nhận chuyển nhượng nhãn hiệu cũng chính

là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu. Thứ hai là thừa nhận giá trị pháp lý
của hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trước bên thứ ba không căn cứ vào
việc đăng ký hay không đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Ba là quy định về nộp hồ sơ
18


trực tuyến. Tuy nhiên, các nhà làm luật đã nhận thấy nhiều thiếu sót về bảo hộ nhãn
hiệu mà lần sửa đổi này chưa bao quát giống như cam kết trong CPTPP. Từ đó, đặt
ra yêu cầu cần tiếp tục hồn thiện một số vấn đề, trong đó việc mở rộng phạm vi đối
tượng được bảo hộ là yêu cầu rất cấp thiết. Việc xác định đối tượng được bảo hộ là
nhãn hiệu có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyền lợi của các chủ sở hữu nhãn hiệu
trong kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trên thế giới, các nước có nền kinh tế
phát triển đã đặt ra quy định về bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống: âm thanh, mùi...
song song với bảo hộ nhãn hiệu truyền thống như Anh, Mỹ, Nhật. Tuy nhiên, Luật
Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019, pháp luật Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc bảo hộ
những dấu hiệu nhận biết được bằng thị giác, cụ thể tại khoản 1 Điều 72, quy định
“Nhãn hộ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Là dấu hiệu nhìn thấy
được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết
hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;...”. Do vậy, Việt
Nam cần nhanh chóng có quy định cụ thể về việc bảo hộ những dấu hiệu phi truyền
thống: âm thanh, mùi… để đảm bảo nghĩa vụ thực thi đúng cam kết CPTPP. Những
quy định về nhãn hiệu hiện tại có thể phải sửa đổi như: khoản 1 Điều 72 LSHTT
năm 2019 về dấu hiệu bảo hộ của nhãn hiệu nên bổ sung thêm dấu hiệu khơng nhìn
thấy được, chỉ rõ dấu hiệu âm thanh như thế nào thì được pháp luật bảo hộ; Điều 73,
Điều 74 nên loại trừ quy định dấu hiệu khơng nhìn thấy được khơng được coi là
nhãn hiệu, và nhãn hiệu âm thanh sẽ khơng có khả năng phân biệt trong trường hợp
nào.
Ở Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005 được sửa đổi năm 2009 và 2019, tiếp tục hồn thiện các hình thức bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, Dự thảo bổ sung nhãn hiệu âm thanh là một trong

những đối tượng mới được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Cụ thể sửa đổi, bổ sung
khoản 1 Điều 72 như sau: “1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ,
hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng
một hoặc nhiều màu sắc; hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa”,
tức là đã công nhận dấu hiệu được nhận biết thơng qua thính giác, chứ không nhất
thiết phải là thị giác như trước đây làm một trong các dấu hiệu được bảo hộ với
danh nghĩa nhãn hiệu. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 73 cũng được sửa đổi, bổ sung
19


như sau: “1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ,
quốc huy, quốc ca của Việt Nam và của các nước; quốc tế ca.”, công nhận khả năng
phân biệt được của âm thanh. Việc nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Luật SHTT và các
văn bản hướng dẫn liên quan trên thực tế là một thách thức lớn đối với Việt Nam vì
chúng ta chưa có kinh nghiệm trong bảo hộ và thực thi quyền đối với các đối tượng
phi truyền thống này. Do đó, Việt Nam ln tiếp thu và học tập kinh nghiệm của các
nước tiến bộ trên thế giới đã có quy định về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh như Mỹ,
Canada…Chương trình Hội thảo “Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh” thuộc khuôn khổ dự
án “Hỗ trợ thực thi CPTPP trong lĩnh vực SHTT” do phía Ca-na-đa tài trợ, phối hợp
với Cục Sở hữu trí tuệ nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết về sở hữu trí tuệ
trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đã diễn ra
ngày 22/01/2021. Hội thảo đã đưa ra nhiều bình luận cho những vấn đề như: căn cứ
pháp lý, thực tiễn thẩm định, khả năng bảo hộ của nhãn hiệu âm thanh, đặc thù
riêng của dấu hiệu âm thanh khi sử dụng làm nhãn hiệu … Đó là những chia sẻ vô
cùng giá trị mà Việt Nam học hỏi được từ cộng đồng quốc tế trong giai đoạn soạn
thảo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT năm 2019.
* Tham khảo điều kiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh theo pháp luật của một
số quốc gia trên thế giới
Cũng như các loại nhãn hiệu khác, nhãn hiệu âm thanh để được bảo hộ cũng
cần phải đảm bảo chức năng cơ bản nhất của nhãn hiệu là phân biệt hàng hóa/dịch

vụ của các nhà cung cấp khác nhau. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh không có
sự khác nhau trong quy định pháp luật giữa các quốc gia, tuy nhiên cách thức đánh
giá về điều kiện bảo hộ lại tùy thuộc vào năng lực của cơ quan nhãn hiệu khác nhau
và ý chí của chủ thể sử dụng nhãn hiệu âm thanh.
Tính phân biệt
Chức năng đầu tiên và cơ bản nhất của nhãn hiệu là phân biệt hàng hóa/dịch
vụ của các nhà cung cấp khác nhau và để thực hiện được chức năng này thì các dấu
hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu phải có tính phân biệt nhất định thì mới có thể
giúp người tiêu dùng ghi nhớ và nhận biết trên thị trường. Các nhà sản xuất/cung
cấp sản phẩm dịch vụ thông qua các dấu hiệu có tính phân biệt – cụ thể là nhãn hiệu
20


để tạo sự khác biệt đối với sản phẩm/dịch vụ của mình trên thị trường các sản
phẩm/dịch vụ cùng loại. Tính phân biệt hay cịn gọi là khả năng phân biệt của nhãn
hiệu là nội dung trọng tâm trong pháp luật về nhãn hiệu của tất cả các nước, là vấn
đề cốt lõi được xem xét đến trong quá trình thẩm định nhãn hiệu.
Đối với các loại nhãn hiệu phi truyền thống nói chung việc đánh giá khả năng
phân biệt của nhãn hiệu khá phức tạp, bởi các dấu hiệu phi truyền thống, đặc biệt là
các dấu hiệu không nhận biết được bằng thị giác, trong tiềm thức truyền thống của
người tiêu dùng khơng phải là dấu hiệu có khả năng phân biệt nguồn gốc thương
mại của hàng hóa dịch vụ, khơng có tính phân biệt cố hữu. Chủ sở hữu các loại
nhãn hiệu phi truyền thống thường phải đầu tư chi phí và cơng sức để tun truyền,
quảng cáo làm cho các dấu hiệu đó đủ để cho người tiêu dùng làm quen và liên
tưởng tới sản phẩm, dịch vụ để phân biệt được nguồn gốc thương mại của sản
phẩm, dịch vụ đó, đạt được khả năng phân biệt có được nhờ ý nghĩa thứ hai. Ngồi
ra các dấu hiệu phi truyền thống này có những đặc thù riêng, trong nhiều trường
hợp các dấu hiệu này được sử dụng quen thuộc tới mức được coi là một phần chức
năng của sản phẩm/dịch vụ.
“Sổ tay công tác xử lý đăng ký nhãn hiệu của Hồng Kông” đề cập đến đánh giá

khả năng phân biệt của dấu hiệu âm thanh cũng áp dụng các tiêu chuẩn như những
loại nhãn hiệu khác, đó là thẩm định viên cần xem xét xem âm thanh đó có thể hiện
được sản phẩm hoặc dịch vụ bắt nguồn từ một doanh nghiệp nào đó khơng và từ đó
có thể phân biệt với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, người tiêu
dùng nhận thức về nhãn hiệu âm thanh không giống như với các loại nhãn hiệu
thông thường khác, bởi vậy người nộp đơn sẽ gặp khó khăn hơn khi chứng minh
một âm thanh có khả năng phân biệt nguồn gốc thương mại của sản phẩm hoặc dịch
vụ. Âm nhạc và các loại âm thanh khác thường được dùng trong hoạt động quảng
cáo cho sản phẩm, dịch vụ, theo nhận thức truyền thống của người tiêu dùng, họ
không coi các đoạn nhạc, âm thanh được phát quảng cáo đó là dấu hiệu để chỉ dẫn
nguồn gốc thương mại của sản phẩm. Người tiêu dùng thường coi âm thanh dùng
trong quảng cáo là để thu hút sự chú ý của mọi người vào những gì mà doanh
nghiệp quảng cáo. Ngoài ra một bài hát hoàn chỉnh hoặc một đoạn nhạc dài khó có
21


thể thực hiện chức năng của một nhãn hiệu. Các âm thanh thể hiện chủng loại, chất
lượng, công dụng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm hoặc dịch vụ thì khơng thể
được đăng ký làm nhãn hiệu. Ví dụ như các bản nhạc hay dùng trong các buổi hôn
lễ sẽ không được đăng ký làm nhãn hiệu cho dịch vụ tổ chức hôn lễ… Nếu dấu hiệu
âm thanh không có khả năng phân biệt, nhưng lại kết hợp với các từ ngữ hoặc dấu
hiệu khác có khả năng phân biệt thì sẽ xem xét tổng thể sự kết hợp các dấu hiệu đó.
Luật Nhãn hiệu Singapore quy định chỉ những âm thanh có khả năng phân biệt mới
có thể được đăng ký làm nhãn hiệu, Cơ quan Nhãn hiệu Singapore nhận các đơn
đăng ký nhãn hiệu âm thanh chủ yếu sử dụng âm thanh là âm nhạc, giai điệu tiết tấu
của các đoạn nhạc về bản chất là có khả năng phân biệt. Đến năm 2010 mới có
Cơng ty Nokia được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho âm thanh dùng
cho sản phẩm điện thoại. Tiêu chuẩn đánh giá khả năng phân biệt của nhãn âm
thanh ở Ấn Độ cũng giống với Anh, rất coi trọng xem xét đến yếu tố các đối thủ
cạnh tranh có mong muốn hoặc cần thiết phải sử dụng âm thanh đó trong hoạt động

sản xuất kinh doanh với mục đích kinh doanh lành mạnh không, nhưng khi không
đưa ra được chứng cứ chứng minh có được khả năng phân biệt từ việc sử dụng thì
tất cả mọi âm thanh bước đầu đều bị coi là khơng có khả năng phân biệt.
Trong quá trình thẩm định nhãn hiệu, để đánh giá một dấu hiệu có khả năng
phân biệt hay khơng cần cịn cần tiến hành so sánh dấu hiệu đó với các dấu hiệu đã
có trước xem hai dấu hiệu có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau
không. Đối với các dấu hiệu truyền thống là chữ hoặc hình, trong quy chế thẩm định
của các nước thường nêu các nguyên tắc đánh giá trùng hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn. Về mặt logic, các nguyên tắc chung đánh giá khả năng phân biệt của
nhãn hiệu truyền thống cũng sẽ áp dụng cho nhãn phi truyền thống, điều này có
nghĩa là khi đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu âm thanh thì cũng cần đánh
giá so sánh với các nhãn hiệu âm thanh đã được đăng ký trước.
Tuy nhiên, quy định trong quy chế thẩm định đối với nhãn hiệu âm thanh của
các nước không thấy đề cập cụ thể đến việc đánh giá trùng/tương tự đến mức gây
nhầm lẫn đối với nhãn hiệu âm thanh. Khảo sát các trường hợp đăng ký nhãn hiệu
âm thanh của các nước thì chưa tìm thấy trường hợp nào bị từ chối do trùng/tương
22


×