Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.83 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-----o0o-----

TIỂU LUẬN MÔN
TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
ĐỀ TÀI:

TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA CỦA TRẦN LỆ XUÂN
TRONG VỤ VŨ NỮ CẨM NHUNG BỊ TẠT AXIT
Giảng viên hướng dẫn: TS. Huỳnh Thanh Tú
Nhóm 8 – K12402B

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 11 năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-----o0o-----

TIỂU LUẬN MÔN
TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
ĐỀ TÀI:

TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA CỦA TRẦN LỆ XUÂN
TRONG VỤ VŨ NỮ CẨM NHUNG BỊ TẠT AXIT
Giảng viên hướng dẫn: TS. Huỳnh Thanh Tú
Nhóm 8 – K12402B


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 11 năm 2014


DANH SÁCH NHĨM 5 VÀ PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC
ST

HỌ VÀ TÊN

MSSV

T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Nguyễn Thị Bình An
Sahao Cẩm
Hồng Mỹ Dung

Nguyễn Hải Dương
Trần Ngọc Dương
Trương Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Hạnh
Nguyễn Thị Thúy Hường
Lâm Ngọc Liên
Mạc Thị Mỹ Linh
Trần Hoàng Nam
Cao Thị Ánh Ngọc
Nguyễn Thị Ý Nhi
Nguyễn Thanh Phước
Nguyễn Văn Tây

K124020272
K124020285
K124020289
K124020299
K124020300
K124020304
K124020310
K124020322
K124020334
K124020335
K124020343
K124020351
K124020360
K124020369
K124020377

NHIỆM VỤ



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................



1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ TRONG LÃNH ĐẠO.............................3
1.1 Các khái niệm.............................................................................................................3
1.1.1 Khái niệm tâm lý học và tâm lý học quản lý.........................................................3
1.1.1.1 Tâm lý học.......................................................................................................3
1.1.1.2 Tâm lý học quản lý...........................................................................................3
1.1.2 Các thuộc tính tâm lý............................................................................................3
1.1.2.1 Tính khí............................................................................................................3
1.1.2.2 Tính cách.........................................................................................................4
1.1.2.3 Năng lực..........................................................................................................5
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý quản lý................................................................5
1.2.1 Yếu tố bên trong....................................................................................................5
1.2.1.1 Khả năng ý thức về bản thân...........................................................................5
1.2.1.2 Năng lực..........................................................................................................6
1.2.1.3 Tâm lý cá nhân................................................................................................6
1.2.2 Các yếu tố chủ quan..............................................................................................6
1.2.2.1 Địa vị xã hội....................................................................................................6
1.2.2.2 Giới tính..........................................................................................................7
1.2.2.3 Kinh nghiệm sống............................................................................................7
1.2.2.4 Tuổi tác............................................................................................................7
1.2.3 Các yếu tố khách quan..........................................................................................7
1.2.3.1 Môi trường.......................................................................................................7
1.2.3.2 Văn hóa...........................................................................................................8



2
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA TRẦN LỆ
XUÂN TRONG VỤ VŨ NỮ CẨM NHUNG BỊ TẠT AXIT..........................................9
2.1. Tình huống................................................................................................................. 9
2.2. Thực trạng về tâm lý lãnh đạo của Trần Lệ Xuân trong vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị
tạt axit............................................................................................................................... 9
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về Trần Lệ Xn.....................................................................9
2.2.2 Tính khí sơi nổi...................................................................................................10
2.2.3 Tính cách cơng minh..........................................................................................11
2.2.4 Năng lực giải quyết tình huống và dẫn dắt dư luận...........................................11
2.3. Phân tích về tâm lý lãnh đạo của Trần Lệ Xn...................................................11
2.3.1 Về tính khí sơi nổi...............................................................................................11
2.3.2 Về tính cách cơng minh......................................................................................12
2.3.3 Về năng lực giải quyết tình huống và dẫn dắt dư luận......................................12
2.4. Đánh giá thực trạng về tâm lý lãnh đạo của Trần Lệ Xuân trong vụ vũ nữ Cẩm
Nhung bị tạt axit.............................................................................................................13
2.4.1 Về tính khí sơi nổi...............................................................................................13
2.4.1.1 Ưu điểm.........................................................................................................13
2.4.1.2 Nhược điểm....................................................................................................13
2.4.2 Về tính cách cơng minh......................................................................................14
2.4.2.1 Ưu điểm.........................................................................................................14
2.4.2.2 Nhược điểm....................................................................................................14
2.4.3 Về năng lực giải quyết tình huống và dẫn dắt dư luận......................................14
2.4.3.1 Ưu điểm.........................................................................................................14
2.4.3.2 Nhược điểm....................................................................................................15
Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TÂM LỸ LÃNH ĐẠO CỦA TRẦN LỆ
XUÂN.............................................................................................................................. 16
3.1. Mục tiêu của bài học...............................................................................................16
3.2. Bài học kinh nghiệm từ phong cách lãnh đạo độc đốn của Adoft Hitler...........16

3.2.1 Góp ý phát huy ưu điểm......................................................................................16
3.2.2 Góp ý khắc phục nhược điểm.............................................................................17


3
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 19
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người, với nguồn tiềm năng trí tuệ vơ tận, là nguồn lực quyết định, là mục
tiêu và động lực của sự phát triển. Trong môi trường doanh nghiệp cũng vậy, sự phát triển
bền vững của một tổ chức phụ thuộc vào nhân sự, từ vị trí thấp nhất cho đến lãnh đạo cấp
cao. Bất kỳ cơ quan tổ chức nào cũng cần có người lãnh đạo. Nhà lãnh đạo xuất sắc
khơng chỉ cần năng lực quản lý tốt, mà họ còn là người có khả năng phán đốn, dự báo và
đánh giá chuẩn xác về những biến động bên trong và bên ngồi tổ chức, từ đó linh động
thích ứng, đề xuất những thay đổi thích hợp và dẫn dắt tổ chức đạt được những thành
cơng lâu dài, bền vững. Đó chính là hình mẫu của các nhà lãnh đạo hơm nay và tương lai.
Khi nói về lãnh đạo, ta thường nghĩ đến những vị tướng mưu lược hơn đối phương,
những chính trị gia có khả năng thuyết phục và hướng dẫn những người theo mình thực
hiện một hành động nào đó, hoặc những người giải quyết được một cơn khủng hoảng.
Chúng ta nhìn vào những cá nhân đặc biệt như Gandhi hoặc Jeane D'Arc, Napoleon, hoặc
Hitler. Những câu chuyện chung quanh các nhân vật này đều cho thấy có những giây phút
ngặt nghèo, hoặc những lúc mà quyết định của một người có tính chất thay đổi thời cuộc.
Và chính tâm lý là yếu tốt tiên quyết, then chốt trong từng quyết định mà nhà lãnh đạo
đưa ra.
Nhận thức được tầm quan trọng này, con người đã áp dụng tâm lý vào từng lĩnh vực
trong cuộc sống và đặc biệt là trong lãnh đạo. Con người ln giữ vị trí trung tâm trong
mọi hoạt động và luôn là chủ thể của thế giới nội tâm phong phú. Chính vì thế, tâm lý là
một trong những yếu tố quan trọng nhất khi nói đến con người. Có những nhà lãnh đạo
tài ba, xuất chúng, luôn tạo được niềm tin, được tôn trọng, quý mến và gây ra ảnh hưởng
lớn lên những người dưới quyền; tuy nhiên có người lại khơng, ln thất bại trong việc

quản lý con người và dẫn dắt tổ chức. Bản thân mỗi người sinh ra và lớn lên trong những
môi trường khác nhau, tiếp xúc với những thực thể, đối tượng khác nhau và do đó, có
những tính khí, tính cách và cách hành xử khác nhau. Chính điều đó cũng tạo nên cá tính,


4
sự khác biệt và tài năng riêng cho mỗi cá nhân. Vậy thì tính cách, tính khí, năng lực của
bản thân mỗi người có phải là nhân tố định hình nên sự thành công của một nhà lãnh
đạo? Và những yếu tố tâm lý này có tác động như thế nào đến năng lực cũng như phong
cách lãnh đạo của mỗi cá nhân?
Để trả lời điều này, nhóm chúng tơi quyết định nghiên cứu đề tài “Tâm lý lãnh đạo
của Trần Lệ Xuân trong vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axit” để tìm hiểu rõ hơn về những
yếu tố tâm lỹ đã tạo nên phong cách lãnh đạo của “Bà Cố vấn” nổi tiếng trong thời Tổng
thống Ngơ Đình nhiệm. Xét ở khía cạnh chính trị, có thể Trần Lệ Xuân là đại diện cho bè
lũ tay sai bán nước thời bấy giờ, nhưng nhìn ở một phương diện khác (ở đây chúng ta nói
đến phong cách lãnh đạo và khả năng quản lý con người) thì có lẽ Trần Lệ Xuân thực sự
là một bậc thầy tài ba. Ở bà chúng ta có thể thấy được rõ nét, chính những tính khí trong
con người bà đã hình thành nên tính cách riêng, năng lực lãnh đạo và sự ảnh hưởng to lớn
của bà lên chính quyền miền Nam thời bấy giờ.
Trong q trình nghiên cứu khơng thể tránh khỏi sai sót, nhóm chúng tơi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của thầy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên nền tảng lý thuyết từ môn học “Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo”, từ đề tài
đã chọn, nhóm tiến hành xác định mục tiêu nghiên cứu. Nhóm sử dụng tài liệu từ nhiều
nguồn khác nhau như sách, báo, internet và sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin.
- Phương pháp tư duy, phân tích, đánh giá, phán đốn và suy luận.
- Phương pháp so sánh.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Miền Nam Việt Nam.

- Về mặt thời gian: Năm 1963 (vụ đánh ghen Cẩm Nhung), từ tháng 10/1955 đến
tháng 11/1963 (chính quyền Ngơ Đình Diệm hình thành và sụp đổ)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ TRONG LÃNH ĐẠO
1.1 Các khái niệm


5
1.1.1 Khái niệm tâm lý học và tâm lý học quản lý
1.1.1.1 Tâm lý học
Tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu thị hiếu của người khác, là cách cư xử,
cách xử lý tình huống của người nào đó hay là khả năng chinh phục đối tượng. Tâm lý
học là khoa học nghiên cứu tâm lý con người, nghiên cứu cái chung trong tâm tư của con
người, những quan hệ tâm lý của con người với nhau.
1.1.1.2 Tâm lý học quản lý
Tâm lý học quản lý nghiên cứu đặc điểm tâm lý của con người trong hoạt động
quản lý, đề ra, kiến nghị và sử dụng các nhân tố khi xây dựng và điều hành hệ thống xã
hội. Tâm lý học quản lý giúp người lãnh đạo biết cách ứng xử, tác động mềm dẻo nhưng
cương quyết với cấp dưới và lãnh đạo những hành vi của họ, đồn kết thống nhất một tập
thể.
1.1.2 Các thuộc tính tâm lý
Bao gồm 3 thuộc tính cơ bản: tính khí, tính cách, năng lực
1.1.2.1 Tính khí
Tính khí là đặc tính của sự biểu hiện nhân cách, phụ thuộc vào những đặc điểm bẩm
sinh và các đặc điểm cơ thể con người. Dựa vào hoạt động của hệ thần kinh, tính khí con
người được chia làm 4 loại:
- Người sơi nổi
Là người rất hăng hái, đầy nhiệt tình, thẳng thắn, bộc trực, quyết đoán, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm. Loại người này say mê cơng việc, có nghị lực, sức
mạnh, năng lực, khả năng làm việc cao và hoạt động trong phạm vi lớn, phù hợp với

những công việc chứa nhiều mâu thuẫn. Tuy nhiên, lại hay vội vàng hấp tấp, nóng nảy,
khơng có khả năng tự kiềm chế, lại bảo thủ, hiếu thắng, khơng kiên trì. Khi rơi vào hồn
cảnh khó khăn sẽ thường khơng làm chủ được bản thân.
- Người linh hoạt


6
Người có tư duy linh hoạt, lạc quan, nhanh chóng hòa nhập với mọi người, dễ dàng
chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. Người có tính khí linh hoạt rất yêu đời,
nhanh nhẹn, có tài ngoại giao giỏi và có nhiều sáng kiến, khả năng tổ chức tốt.Tuy nhiên,
người này khơng thích hợp với các cơng việc đơn điệu và thường hiếu danh. Là người dễ
phát sinh tình cảm nhưng đa phần không bền lâu, dễ thay đổi, hay vội vàng, hấp tấp, lập
trường không vững vàng.
- Người điềm tĩnh
Là người chắc chắn, cẩn thận, điềm đạm, làm việc có kế hoạch, biết cân nhắc trước
khi hành động, làm chủ tình huống và vơ cùng kiên định. Tuy nhiên, người điềm tĩnh khả
năng tiếp thu cái mới rất chậm, khá ngun tắc, cứng nhắc, đơi khi máy móc dễ làm mất
thời cơ. Là người khó gần, khó làm quen, cũng khó biết tâm trạng của họ.
- Người ưu tư
Người có tính tự giác cao, kiên trì trong cơng việc, làm việc rất cẩn thận, chu đáo, ít
làm mất lịng người khác.Tuy nhiên người này có hệ thần kinh nhạy cảm, khơng thích
giao tiếp, dễ bị tổn thương, khơng chịu được sức ép của cơng việc.
1.1.2.2 Tính cách
Tính cách là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người mà có ảnh hưởng
trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Một người có thể có nhiều tính
cách và nhiều người có thể có cùng một tính cách, thường được chia làm ba loại: người
có tính cách tốt, xấu và trung lập.
- Người có tính cách tốt
Tính tốt giúp cho những người xung quanh ta cảm thấy dễ chịu, hài lòng, nhiều
khi mến phục và yêu quý ta. Những người có quá nhiều tính tốt thường dễ bị lợi dụng và

đơi khi bị cho là ngu. Một số đặc điểm quan trọng của người có tính cách tốt như: khiêm
tốn, vị tha, khoan dung, kiên nhẫn, chịu khó, hịa đồng, cởi mở, vui vẻ, hoạt bát…
- Người có tính cách xấu


7
Thường gây ra tai hại hay bực bội cho người khác nên bị ghét và lên án. Cũng có
vài tính xấu khơng gây ảnh hưởng đến ai, nên khơng hồn tồn bị chê trách. Mọi tính xấu
trên đời này đều bắt nguồn từ sự ích kỷ. Một số đặc điểm phổ biến như:
ích kỷ, khoe khoang, ba hoa, vụ lợi, thích lợi dụng, gian trá, lừa lọc, nhẫn tâm, ác
độc, vơ dun, lố bịch, nhảm nhí…
- Người có tính cách trung lập và tính vừa xấu vừa tốt
Tính vừa xấu, vừa tốt ví dụ như kiên định, đơi lúc ta cần giữ vững lập trường, đôi
lúc cũng phải biết thay đổi nếu thấy mình chưa đúng. Tính trung lập ví dụ như trầm lặng.
Người mang tính này chẳng gây rắc rối gì, mà cũng chẳng gây rắc rối cho ai, không xấu
mà cũng không tốt.
1.1.2.3 Năng lực
Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu
đặc trưng của một hoạt động, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết quả cao. Tùy
vào cách phân loại mà năng lực được hiểu theo từng khía cạnh riêng, ở đây ta xét cơ bản
ba loại năng lực sau:
Năng lực tái tạo: Là năng lực mà con người có thể duy trì và phát huy hiệu quả
trong việc vận dụng trong một thời gian dài. Năng lực tái tạo hình thành trên nền tảng cơ
bản của các năng lực có sẵn của nhà quản lý.
Năng lực sáng tạo: Sự hứng thú đối với cơng việc mình được giao, được thể hiện
trong tình huống khó khăn phức tạp nhưng vẫn khơng uể oải, làm cho bằng được. Người
mang năng lực sáng tạo thường có nhiều sáng kiến mới trong công việc, giải quyết vấn đề
theo cách riêng và đem lại hiệu quả cao.
Năng lực tư duy: Năng lực tư duy là nhân tố không thể thiếu, có tầm quan trọng
đặc biệt, vừa là yếu tố cấu thành vừa là nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển năng

lực nhà lãnh đạo. Những người có năng lực tư duy thường có trí nhớ rất tốt, thích lý luận,
nhìn nhận vấn đề logic, khoa học,…
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý quản lý


8
1.2.1 Yếu tố bên trong
1.2.1.1 Khả năng ý thức về bản thân
Một cách để người lãnh đạo chế ngự áp lực cơng việc là phát triển những suy nghĩ
phóng đại tầm quan trọng của bản thân và tự phóng đại bản thân, đồng thời là nhu cầu
được ngưỡng mộ, một cách để họ chế ngự cảm giác mất mát là phát triển cảm giác về
danh vọng, tin tưởng rằng họ xứng đáng với sự đối xử đặc biệt và quy tắc, luật lệ chỉ
dành cho người khác, cấp dưới. Hơn nữa, dù họ khơng có các tình huống cần sự cảm
thông, những người này thiếu đi sự đồng cảm, họ khơng thể cảm nhận người khác đang
nghĩ gì.
1.2.1.2 Năng lực
Các doanh nhân đều biết câu chuyện một nhà quản lý xuất chúng về trí tuệ và sắc
sảo về các kỹ năng chuyên môn, được cất nhắc vào một chức vụ lãnh đạo, nhưng lại thất
bại khi ở vị trí mới đó. Và những người làm kinh doanh cũng đều biết câu chuyện về một
ai đó có khả năng trí tuệ và các kỹ năng chun mơn khơng lấy gì làm xuất sắc lắm,
nhưng khi được cất nhắc vào vị trí lãnh đạo thì lại tung cánh bay cao, đạt hết thành cơng
này đến thành cơng khác. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo giỏi khơng nhất thiết phải có năng
lực chun mơn, mà cần nắm bắt được “bí quyết” thành cơng của nhà lãnh đạo.
Khả năng ra quyết định là một trong những yếu tố tiên quyết khẳng định tố chất của
nhà lãnh đạo. Tâm lý lãnh đạo quyết định phần lớn đến phong cách lãnh đạo, khả năng
nhận định vấn đề đúng sai một cách công tâm.
1.2.1.3 Tâm lý cá nhân
Áp lực tâm lý mà nhà lãnh đạo thường gặp như sự đơn độc của việc chỉ huy, bệnh
tham quyền lực, lo lắng bị ghen ghét và trầm cảm.
Một số các áp lực mà nhà lãnh đạo thường trải qua là “Sự đơn độc của quyền lực”

và “Tham quyền lực”. Tất cả các q trình tâm lý này có thể gây ra stress, lo lắng hoặc
trầm cảm, các bệnh lý này đến lượt chúng lại tác động ngược trở lại gây ra các hành vi vô
trách nhiệm và vô lý, ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức và q trình ra quyết định. Nhiều


9
trong số các áp lực này xuất phát từ một tâm lý cá nhân riêng biệt học cách đối mặt với
thái độ quá yêu bản thân.
1.2.2 Các yếu tố chủ quan
1.2.2.1 Địa vị xã hội
Những nhà quản lý có chức vụ cao nắm trong tay quyền lực lớn sẽ gánh vác nhiều
trách nhiệm cao hơn với lời nói và hành động của mình. Họ thường khơng có nhiều thời
gian hay sự tương tác để dễ dàng cảm thông và thấu hiểu nhân viên của mình.


10
1.2.2.2 Giới tính
Phụ nữ thường có tâm lý nhạy cảm, ứng xử linh hoạt hơn nam giới. Tính tình mềm
mỏng, phản ứng tích cực hơn trước hồn cảnh bi đát. Chính vì vậy họ sẽ hài hịa hơn
trong cơng việc và đối xử với người khác thiên về tình cảm hơn.
1.2.2.3 Kinh nghiệm sống
Người có kinh nghiệm sống sẽ biết làm như thế nào để dung hòa các mối quan hệ
trong cuộc sống lẫn công việc. Họ sẽ biết kiềm chế cảm xúc hơn, biết cư xử hợp lý trong
các trường hợp cụ thể để đạt được mục đích cuối cùng. Với vốn sống và cách nhìn nhận
con người, họ sẽ dễ dàng hiểu và nắm bắt tâm lý cộng sự hay nhân viên của mình. Chính
vì thế, kinh nghiệm sống tác động đến tâm lý quản lý, giúp người quản lý ứng xử linh
hoạt hơn.
1.2.2.4 Tuổi tác
Những người lãnh đạo cao tuổi thường khó chấp nhận sự thay đổi, dễ cảm thấy bị
tổn thương, nhưng họ có nhiều trải nghiệm nên thường nhận diện tình hình nhanh chóng

có những cách giải quyết cơng việc linh hoạt hơn. Vì vậy, khi làm việc với những người
này cần phải hiểu rõ tâm lý của họ để ứng xử đúng cách, tạo nên môi trường làm việc
hiệu quả.
1.2.3 Các yếu tố khách quan
1.2.3.1 Mơi trường
Mơi trường có tác động rất lớn đến việc hình thành nên tính cách của con người,
bao gồm: mơi trường gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Những người nhận được sự giáo dục tốt từ gia đình, sự yêu thương, kính trọng từ
bạn bè và đồng nghiệp sẽ hình thành nên ý thức về lịng tự trọng, khoan dung và họ sẽ có
tác động tích cực đến những người xung quanh.
Ngược lại, những người lớn lên trong sự thiếu thốn tình yêu thường của gia đình, bị
mọi người xa lánh sẽ tạo nên những con người ích kỷ, tự cao tự đại, thiếu sự đồng cảm.


11
Những người này thường thích làm những cơng việc độc lập, xem trọng quyền lực, địa
vị.
Nhà quản trị cần nắm bắt các yếu tố môi trường đã tác động để dẫn đến sự thay đổi
trong tính cách của nhân viên mình để có cách quản trị thích hợp.
1.2.3.2 Văn hóa
Văn hóa phương Đơng đề cao tính tập thể, tinh thần đồn kết, trọng tình trọng
nghĩa, coi cái đức hơn cái tài. Những người bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa này thường dĩ
hòa vi quý, mong muốn dung hòa mối quan hệ tuy nhiên hơi bảo thủ, ít coi trọng ý kiến
cấp dưới.
Cịn văn hóa phương Tây đề cao giá trị cá nhân và nhấn mạnh tính tự chủ trong từng
hồn cảnh, do đó, họ cởi mở và dân chủ hơn.
Nhà lãnh đạo cần cư xử, giải quyết vấn đề sao cho phù hợp với văn hóa, con người
đó là nghệ thuật trong nghệ thuật lãnh đạo và là một trong những nguyên lý căn bản trong
nghệ thuật lãnh đạo giúp nhà quản trị thành công.
Tuy nhiên, muốn lãnh đạo được người khác nhà quản trị còn phải biết tự làm chủ

được các hành vi của mình, phải biết cách quản trị chính bản thân mình trước khi muốn
quản trị được người khác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Xuất phát từ những thuộc tính của tâm lý con người như đã nêu trên ta có thể thấy
một nhà quản trị giỏi khơng chỉ phải nắm vững kiến thức chun mơn mà cịn cần am
hiểu về tâm lý con người. Để hiểu rõ hơn về tâm lý học quản lý, dựa trên việc áp dụng cơ
sở lý luận vừa được đề cập, nhóm chúng tơi sẽ đưa ra những phân tích và đánh giá một
cách cụ thể và chi tiết về tính khí nóng ảnh hưởng đến tính cách độc đốn, năng lực quản
lý và dẫn dắt của vị cựu huấn luyện viên trưởng Alex Ferguson tại đội tuyển Manchester
United.


12

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA TRẦN LỆ
XUÂN TRONG VỤ VŨ NỮ CẨM NHUNG BỊ TẠT AXIT
2.1. Tình huống
Giữa năm 1963, một vụ đánh ghen được coi là rùng rợn nhất đã xảy ra tại Sài Gòn,
nạn nhân là vũ nữ Cẩm Nhung, người được mệnh danh là “Nữ hoàng vũ trường”, và là
người tình của trung tá Trần Ngọc Thức. Người thủ ác chính là mệnh phụ phu nhân Lâm
Thị Nguyệt, vợ của trung tá Thức, hay còn được gọi là “Bà Năm Ra-đơ”
Khi vụ tạt axít xảy ra, bà Trần Lệ Xn đang ở nước ngoài, nhưng cũng biết được
vụ việc qua báo chí. Một tuần lễ sau bà về tới Sài Gòn, việc đầu tiên là bà chỉ đạo Nha An
ninh phải vào cuộc, xử thật nặng những kẻ gây ra tội ác.
Đích thân Trần Lệ Xuân cũng tới thăm Cẩm Nhung, rồi thu xếp đưa cơ đi nước
ngồi chữa trị, nhưng tất cả đều vơ ích, khơng gì có thể cứu vớt cuộc đời cô vũ nữ.
Không chỉ ra lệnh bắt xử những kẻ tạt axít, bà Lệ Xn cịn chỉ đạo cho ngừng hoạt
động tất cả các vũ trường, vì theo bà đó là nguồn gốc của ăn chơi sa đọa, tan nát gia đình
và tội ác. Bà ra lệnh cho kiểm tra tất cả các tướng tá Sài Gịn xem ai có vợ nhỏ phải kỷ
luật, hạ cấp hoặc loại khỏi quân đội.

Một phiên tòa xét xử vụ tạt axít đã được gấp rút mở sau đó gần 3 tháng. Bà Năm Ra
đô và tên du đãng tạt axít bị tuyên phạt mỗi người 20 năm tù, một tên đồng bọn khác bị
phạt 15 năm tù.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, chính quyền nhà Ngơ bị sụp đổ, vụ án còn đang trong
thời gian kháng cáo đành bị bỏ dở, Trần Lệ Xuân phải lưu vong ở nước ngoài.
2.2. Thực trạng về tâm lý lãnh đạo của Trần Lệ Xuân trong vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị
tạt axit
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về Trần Lệ Xuân
Trần Lệ Xuân (22/8/1924- 24/04/2011), cịn được biết đến là bà Ngơ Đình Nhu, là
một gương mặt then chốt trong Chính quyền Ngơ Đình Diệm của Việt Nam Cộng hịa.
Mẹ là bà Thân Thị Nam Trân, là cháu ngoại của vua Đồng Khánh và em họ của vua
Bảo Đại, cha của bà là luật sư Trần Văn Chương. Lúc nhỏ, bà học trường Albert Sarraut ở
Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943 bà kết hơn với Ngơ Đình Nhu.


13
Bà là dân biểu trong Quốc hội thời Đệ nhất Cộng hòa, cùng là chủ tịch Hội Phụ nữ
Liên đới (một tổ chức ngoại vi của đảng Cần lao). Tuy nhiên địa vị quan trọng hơn là "Bà
Cố vấn" vì bà là vợ của Ngơ Đình Nhu – cố vấn của Tổng thống Ngơ Đình Diệm. Do
tổng thống Ngơ Đình Diệm khơng có vợ nên bà được coi là Đệ nhất Phu nhân của Việt
Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1963.
2.2.2 Tính khí sơi nổi
Nhắc đến Trần Lệ Xuân, ắt hẳn ai cũng sẽ mường tượng ra trong đầu hình ảnh của
một người phụ nữa tài ba, lịch lãm, tân tiến trong thời “Tổng thống Ngơ Đình Diệm”. Ở
bà tốt lên vẻ sơi nổi và khí chất. Các quyết định của bà luôn được thực hiện một cách
quyết đoán. Bà cũng là một người dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm - là một
trong số ít phụ nữ dám dấn thân vào lĩnh vực chính trị, phụ chồng (ơng Ngơ Đình Nhu)
và giúp anh chồng (ơng Ngơ Đình Diệm) trong việc cùng lo bảo vệ chế độ Cộng Hồ
Miền Nam, chống lại Cộng Sản Miền Bắc.
Tính khí nóng của bà được bộc lộ rất rõ nét qua các phản ứng của bà lúc còn “cầm

quyền”. Khi nghe tin nữ hoàng vũ trường Cẩm Nhung bị tạt axit, vốn tính bốc đồng và
tùy hứng, bà đã làm lớn vụ việc, làm cho cả Sài Gịn như sơi lên vì vụ đánh ghen này. Bà
vơ xùng tức giận và đã chỉ đạo cho ngừng hoạt động của tất cả các vũ trường, xử lý kỷ
luật các tướng tá Sài thành có vợ bé.
Do nhược điểm hay vội vàng, hấp tấp, Trần Lệ Xuân cũng được biết đến với những
phát ngơn gây sốc. Điển hình nhất là trong vụ Hịa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu,
những câu nói bộc trực và thiếu cân nhắc của bà đã gây kích động những tu sĩ Phật giáo
đang đấu tranh chống chính phủ Ngơ Đình Diệm, làm xấu đi quan hệ giữa hai bên góp
phần làm cho cuộc đấu tranh của Phật giáo lan rộng dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1 tháng
11 năm 1963, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hòa.


14
2.2.3 Tính cách cơng minh
Cơng minh là cơng bằng, sáng suốt, minh bạch rõ ràng, bảo vệ chân lý. Vốn là
người sống trong giới thượng lưu, nhưng bà rất công minh trong việc phán xét đúng sai,
không hề do dự nể nang tầng lớp hay bênh vực kẻ mạnh. Cách xử lý của bà ln thiên về
bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ những cái bà cho là đúng đắn. Khi còn làm Chủ tịch tổ chức
phụ nữ, bà ủng hộ các luật liên quan đến hơn nhân gia đình, bảo vệ quyền lợi của người
phụ nữ; thúc đẩy việc thông qua các luật liên quan đến các vấn đề nạo thai, ngoại tình, thi
hoa hậu, đấm bốc... Bà cũng lên tiếng ủng hộ các luật nhằm đóng cửa các nhà chứa và ổ
thuốc phiện...
2.2.4 Năng lực giải quyết tình huống và dẫn dắt dư luận
Tuy là Phu Nhân của Cố Vấn Chính Trị Ngơ Đình Nhu, nhưng Trần Lệ Xn
thường mặc nhiên thủ vai Đệ Nhất Phu Nhân thời Đệ Nhất Cộng Hồ trong cơng tác
ngoại giao quốc tế, tiếp đón các nữ chính khách của nhiều nước trên thế giới, đến viếng
nước Việt Nam. Bà luôn biết cách đối đãi, làm hài lịng chính khách và giành sự thuyết
phục việc kêu gọi ủng hộ chính quyền Diệm – Nhu lúc bấy giờ.
Bà cũng thường có những chuyến đi ra nước ngoài để trả lời phỏng vấn hay tổ chức
họp báo nhẳm xoa dịu dư luận về các vấn đề liên quan đến chính trị. Bằng lối giao tiếp

cuốn hút cộng với cách xử lý vấn đề sắc sảo, Bà ln khéo léo dẫn dắt các làn sóng dư
luận để bảo vệ chính quyền của nhà chồng.
Lúc bấy giờ, Ký giả Colegrowe viết báo tố cáo về những thối nát và độc tài của chế
độ họ Ngô và sẵn sàng đưa ra những bằng chứng tham nhũng tiền viện trợ của Ngơ Đình
Diệm; dư luận của giới cầm quyền Mỹ đã đặt vấn đề tìm nhân vật có uy tín và năng lực
để thay thế Ngơ Đình Diệm vốn đã làm mất lịng dân. Nhờ “cách riêng” của mình, Bà đã
thuyết phục thành cơng Viên Ký giả thay đổi hồn toàn suy nghĩ, dập tắt luồng dư luận
một cách êm xi.
2.3. Phân tích về tâm lý lãnh đạo của Trần Lệ Xuân


15
2.3.1 Về tính khí sơi nổi
Khi vụ tạt axit xảy ra, bà Lệ Xuân đang ở nước ngoài. Vừa nhận được tin, bà đã rất
tức giận và lập tức sắp xếp công việc để trở về nước. Ngay sau khi về tới Sài Gòn, việc
đầu tiên bà làm là chỉ đạo Nha An ninh phải vào cuộc, xử thật nặng những kẻ gây ra tội
ác. Trong sự nóng giận, bà đã chỉ đạo cho ngừng hoạt động tất cả các vũ trường, kiểm tra
tất cả tướng tá ở Sài Gòn, nếu ai có vợ bé đều bị kỷ luật, hạ cấp hoặc loại khỏi quân đội.
Vốn là người luôn quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, nay lại cộng thêm sự nóng giận, bốc
đồng, bà Lệ Xuân đã làm lớn chuyện quá mức, làm cả Sài thành phải hồi hộp theo dõi
từng nhất cử nhất động của bà.
Không nghe theo lời góp ý hay tham vấn của bất kỳ ai, cũng không kiêng nể người
nào, dù là quyền cao chức trọng hay kẻ có máu mặt, bà Lệ Xuân vẫn thẳng tay giải quyết
vấn đề theo cách riêng của mình. Việc đó đơi khi khiến bà trở thành con người ngổ ngáo,
độc đoán, lạm quyền trong mắt người khác, làm nhiều người ganh ghét, đố kỵ.
2.3.2 Về tính cách cơng minh
Sự công minh của Trần Lệ Xuân thể hiện rõ nét trong việc trừng trị kẻ gây án trong
vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị đánh ghen bằng axit. Sau khi vụ việc kinh hồng xảy ra, khơng
ai làm được gì bà Năm Ra-đơ vì lúc ấy thế lực của trung tá Trần Ngọc Thức và vợ rất
mạnh ở Sài Gòn. Trần Lệ Xuân gây áp lực để chồng bà là cố vấn Ngơ Đình Nhu buộc

trung tá Trần Ngọc Thức phải giải ngũ, đồng thời yêu cầu sớm đưa vụ án ra xét xử. Sau
đó, phiên tịa được mở, Bà Năm Ra-đô và tên tạt axit bị tuyên án 20 năm tù. Bên cạnh đó,
bà cịn tìm cách giúp nạn nhân, Trần Lệ Xuân gửi cô Cẩm Nhung sang Nhật để chữa vết
thương.
Với vai trò là một người vợ, Trần Lệ Xn khơng bảo vệ người vợ có chồng đi
ngoại tình. Với vai trò là bà cố vấn, một người thuộc giới thượng lưu, bà không bảo vệ
những người thuộc cùng giới thượng lưu như bà Năm Ra-đô. Bà đã bảo vệ người phụ nữ
bị tạt axit, bị hủy hoại nhan sắc và cuộc đời. Trần Lệ Xuân phân xử một cách cơng bằng,
rạch rịi, người có tội phải chịu tội.


16
2.3.3 Về năng lực giải quyết tình huống và dẫn dắt dư luận
Trong vụ việc Cẩm Nhung, Lệ Xuân đã mau chóng chỉ đạo an ninh ngay lập tức vào
cuộc, bắt xử những kẻ tạt axít. Bà cũng thu xếp đưa Cẩm Nhung đi Nhật chữa trị. Lệ
Xuân đã khôn ngoan sử dụng quyền hạn của mình để bảo vệ nữ quyền, đồng thời tạo sức
ép về phía các tướng lĩnh và quan chức có vợ bé. Nếu khơng, vụ việc ắt hẳn sẽ gây thêm
nhiều xáo trộn trong nội bộ chính quyền Việt Nam cộng hịa, làm mất niềm tin của người
dân.
Lệ Xuân đã khéo léo hướng dư luận về một hình ảnh chính quyền Việt Nam cộng
hịa mạnh tay xử trí những kẻ vơ nhân đạo, thiếu đạo đức. Trong bối cảnh chính quyền
Sài Gịn nhiều rối ren và nguy kỵ lẫn nhau, công chúng lại thấy được khả năng dẫn dắt sự
việc đáng kinh ngạc của bà. Mặc dù rơi vào quên lãng ngay sau vụ đảo chính 1963, vụ
việc Cẩm Nhung cho thấy tài năng và phong cách xử trí tài tình của bà Lệ Xn.
2.4. Đánh giá thực trạng về tâm lý lãnh đạo của Trần Lệ Xuân trong vụ vũ nữ Cẩm
Nhung bị tạt axit
2.4.1 Về tính khí sơi nổi
2.4.1.1 Ưu điểm
Với tính khí sôi nổi, bà Lệ Xuận đã đưa ra quyết định một cách quyết đoán, giúp
việc giải quyết vấn đề nhanh gọn hơn. Bởi vì lúc này, vụ việc đã được đưa ra pháp luật

nhưng thế lực của gia đình ơng trung tá quá mạnh nên chưa có kết quả rõ ràng.
Hơn thế, nhờ vào sự chủ động và dám nghĩ dám làm của bà cố vấn mà sự việc được
giải quyết triệt để nên dư luận trong nhân dân được xoa dịu và làm ổn định lại trong thời
gian ngắn.
2.4.1.2 Nhược điểm
Mặc dù các quyết định của bà Lệ Xuân là nhanh chóng và quyết đốn nhưng có
phần vội vàng, hấp tấp, “giận quá mất khôn” nên những quyết định của bà mang tính độc
đốn, ra quyết định mà khơng lắng nghe tham khảo từ những người khác, khiến những
người dưới quyền cảm thấy không phục và làm cho người khác nghĩ rằng bà là người lạm
dụng quyền lực.


17
Vụ việc này nếu không được giải quyết sớm và triệt để sẽ xuất hiện sự bất ổn trong
dư luận. Tuy nhiên, vì q vội vàng cộng thêm nóng nảy, những giải pháp quá triệt để và
mạnh tay từ phía bà đã tạo nên làn sóng phản đối trong nội bộ chính quyền, khiến nội bộ
chính quyền lúc này sẽ trở nên xáo trộn và bất ổn định.
2.4.2 Về tính cách công minh
2.4.2.1 Ưu điểm
Sự công minh của Trần Lệ Xuân đã gây tiếng vang lớn, củng cố lòng tin của dư
luận. Tầm ảnh hưởng của Trần Lệ Xuân được mở rộng. Với các quy định của bà, các vũ
trường nhộn nhịp phải đóng cửa theo lệnh, phong trào ăn chơi của giới thượng lưu bất
ngờ trở nên trầm lắng. Về các tướng tá ở Sài Gòn sau giờ làm việc về thẳng nhà với vợ
con vì sợ bị kỷ luật.
2.4.2.2 Nhược điểm
Khi giải quyết các vấn đề một cách quá công bằng, bà Lệ Xuân sẽ làm gây hại đến
lợi ích của một số thành phần, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bà. Đặc biệt,
trong vụ án Cẩm Nhung, việc thẳng tay trừng trị Năm Ra-đô thể hiện việc bà không bảo
vệ giới thượng lưu. Việc đóng cửa các vũ trường làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của
ông chủ vũ trường, giới thượng lưu không có nơi để vui chơi, tất cả đều ảnh hưởng đến

lợi ích của giới thượng lưu, trong khi giới thượng lưu nắm nhiều quyền lực ở Sài Gịn lúc
đó.
Hơn nữa, việc điều tra kỉ luật các tưởng ở Sài Gòn về việc có vợ bé đã gây nên sự
xáo động trong nội bộ quân đội. Đến nay, dư luận vẫn đốn rằng khơng biết vụ tạt axit
này có góp phần làm cho chế độ Ngơ Đình Diệm sụp đổ sau đó hơn 3 tháng hay khơng.
2.4.3 Về năng lực giải quyết tình huống và dẫn dắt dư luận
2.4.3.1 Ưu điểm
Bà Lệ Xuân đã giải quyết vấn đề một cách triệt để. Khơng chỉ bắt kẻ gây ác chịu tội
mà cịn nhanh chóng tìm ra nguồn cơn của vấn đề đó chính là các quán bar, vũ trường,


18
nơi của ăn chơi sa đọa, nơi của tội lỗi. Bà cho đóng cửa hàng loạt các tụ điểm ăn chơi,
trừng phạt nặng các sỹ quan, tướng tá làm gương.
Với cách xử trí khơn ngoan và tài ăn nói khéo léo, bà đã đứng lên bênh vực cho
người phụ nữ bị đối xử tàn bạo, điều này đã hướng dư luận vốn đang vơ cùng bất bình và
tức giận với nhà Ngô trở nên nể phục, tạo được sức ảnh hưởng cho chính quyền nhà Ngơ.
Một lần nữa, vai trị, vị trí của Trần Lệ Xuân lại được củng cố thêm.
Qua cách giải quyết, bà đã cho cộng đồng quốc tế thấy rằng pháp luật Việt Nam
cộng hịa rất cơng bằng, gây tội phải đền tội dù cho đó có là tầng lớp quý tộc, quan chức.
Điều này đã lấy lại chút ít danh tiếng cho chính quyền Việt Nam cộng hòa sau hàng loạt
các vụ bê bối.
2.4.3.2 Nhược điểm
Sức ảnh hưởng của bà Lệ Xuân rất lớn nên chỉ cần sai lầm nhỏ trong cách giải quyết
vấn đề cũng đủ gây ảnh hưởng đến chính quyền. Trong vụ việc này bà đã thẳng tay trừng
trị giới làm ăn, vốn là các đàn anh, đàn chị có “máu mặt” cũng như mối quan hệ rộng rãi,
họ có thể liên kết lại trả thù và gây nên sự xáo trộn lớn trong xã hội. Bà còn trừng trị làm
gương hàng loạt các sỹ quan, tướng tá, mà lúc bấy giờ trong thời thế nhiễu nhương như
vậy quân đội chính là huyết mạch của quốc gia. Nếu không giải quyết một cách thỏa đáng
thì sẽ gây nên sự hỗn loạn trong quân đội.

Hơn thế nữa, những phát ngôn của bà rất được dư luận chú ý nên chỉ cần một chút
sai sót cũng có thể tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ, lúc đó bà sẽ khơng cịn nhận được
sự ủng hộ từ dư luận nữa.


19
Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TÂM LỸ LÃNH ĐẠO CỦA TRẦN LỆ
XUÂN
3.1. Mục tiêu của bài học
Sau khi nghiên cứu và phân tích tâm lý của Đệ nhất phu nhân của đệ nhất Cộng hòa Việt
Nam Trần Lệ Xn, chúng tơi đưa ra một số góp ý nhằm phát huy những ưu điểm cũng
như nhược điểm trong tâm lý lãnh đạo của bà. Đây cũng là giải pháp cho chính những
sinh viên chúng ta, những người chuẩn bị ra trường, bước vào môi trường phải giao tiếp
với nhiều người, để biết được nên ứng xử như thế nào, vửa thể hiện bản thân, vừa làm
vừa lòng mọi người..
3.2. Bài học kinh nghiệm từ phong cách lãnh đạo độc đốn của Adoft Hitler
3.2.1 Góp ý phát huy ưu điểm
3.2.1.1 Tính khí sơi nổi
Đây là tố chất cần thiết khơng riêng gì Lệ Xuân mà tất cả mọi người càn phát huy.
Trong các quyết định mang tính chiến lược, có liên quan đến xã hội, nhà lãnh đạo
cần sử dụng tính khí sơi nổi để tỏ ra một cách dứt khoát và quyết liệt.
Đây là tố chất để tạo lập và mở rộng các mối quan hệ xã hội cho nhà lãnh đạo thông
qua thái độ chủ động, cởi mở và nhiệt tình, từ đó dễ dàng lơi cuốn và thuyết phục người
khác.
Với tính khí này, nhà lãnh đạo thường tham gia đi đầu trong các hoạt động chung,
dám bứt phá và đương đầu với thách thức nhằm nâng cao năng lực, trình độ và hồn thiện
bản thân.
Nhà lãnh đạo có thể phát huy sự nhanh nhạy trong việc tiếp thu các kiến thức mới.
3.2.1.2 Tính cách cơng minh
Đa số người phụ nữ khơng bộc lộ tính cách này và chủ yếu hành động theo cảm

xúc. Tuy nhiên, trong trường hợp của Lệ Xn thì tính cách này bộc lộ rõ, đây chính là
ưu thế trong tâm lý lãnh đạo mà chúng ta cần học hỏi.


20
Nhà lãnh đạo giải quyết các mâu thuẫn dựa trên ý chí khách quan “ sai thì sửa”, có
lỗi phải nhận lỗi và sửa chữa. Điều này sẽ tạo một sự đồng thuận lớn cũng như tấm
gương cho những người khác noi theo
Nhà lãnh đạo cũng cần xem xét, giải quyết các vấn đề dựa trên tính cơng bằng,
khơng phân biệt là người nào, vị trí ra sao… từ đó xử lý nghiêm các cá nhân xâm hại đến
lợi ích chung. Đây là phẩm chất đặc biệt cần có để tạo niềm tin và củng cố vị trí cho nhà
lãnh đạo
Nhà lãnh đạo phải giữ vững lập trường của mình khi tham gia xử lý các hành vi
không đúng đắn, khơng vì lí do riêng từ bên nào mà dễ dàng thay đổi.
3.2.1.3 Năng lực giải quyết tình huống và dẫn dắt dư luận
Khi giải quyết một vấn đề, nhà lãnh đạo cần phải xem xét, cân nhắc và tính tốn kĩ
lưỡng để tổn thất là thấp nhất, từ đó lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.
Nhà lãnh đạo cần sự tinh tế trong việc nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc
một cách đa chiều, biết nắm bắt tâm tư cảm xúc của người khác để giải quyết vấn đề một
cách thuyết phục nhất, điều này sẽ tạo sự ủng hộ lớn trong dư luận.
Nhà lãnh đạo nên thường xuyên quan tâm, lắng nghe các ý kiến đóng góp của mọi
người xung quanh để nắm bắt tình hình trên cơ sở khách quan, hướng họ đến quan điểm
chung để tạo sự thống nhất trong ý chí tập thể.
3.2.2 Góp ý khắc phục nhược điểm
3.2.2.1 Tính khí sơi nổi
Nên bình tĩnh và suy xét kĩ càng rồi mới đưa ra quyết định, như vậy nhà lãnh đạo sẽ
có các quyết định khôn ngoan, linh hoạt hơn và không bị sa chân vào chuyện “cả giận
mất khôn”.
Trong mọi trường hợp, nhà lãnh đạo phải biết kìm nén bản thân, giữ vững thái độ để
tạo cho mình uy thế, tạo sức ảnh hường của bản thân cũng như tạo sự tin tưởng cho mọi

người, như vậy sẽ không tạo ra làn sóng phản đổi ngầm trong nội bộ.
3.2.2.2 Tính cách cơng minh


21
Vơ tình tạo ra mâu thuẫn trong nội bộ: Đối với một người lãnh đạo, các mối quan hệ
rất quan trọng, đối với cấp trên và cả cấp dưới. Trong một số trường hợp vơ tình ảnh
hưởng tới quyền lợi cấp trên, tính cách này sẽ là yếu điểm của nhà lãnh đạo một khi
khơng vừa lịng nhũng người trên bậc. Do đó, cần có cách xử lí khơn ngoan và khéo léo
hơn để củng cố các mối quan hệ và xoa dịu sự bất bình của các đối tượng trên.
Tạo ra tầm ảnh hưởng lớn về sau: Cách xử lí đánh mạnh vào địn tâm lý chung của
nhà lãnh đạo đôi khi tạo ra sự đồng thuận trái chiều ở một số cá nhân, do đó mà sự việc
chưa giải quyết triệt để, dứt điểm và vơ tình gây ra những hệ lụy về sau.
3.2.2.3 Năng lực giải quyết tình huống và dẫn dắt dư luận
Cần có chính kiến và lập luận rõ ràng, vững chắc: là một người có sức ảnh hưởng
lớn, nhà lãnh đạo có thể dẫn dắt dư luận của đám đơng hướng đến bất kì vấn đề nào đó.
Tuy nhiên, sức ảnh hưởng lớn là một con dao hai lưỡi, vì có thể xoa dịu dư luận nhưng
nếu chỉ một chút sai sót cũng có thể đẩy dư luận lên cao trào phản đối hay thậm chị dễ
dàng lật ngược tình thế. Vì thế mà cần phát huy tối đa năng lực của mình, có chính kiến
và lập trường để đưa dư luận theo hướng đúng đắn và tích cực nhất
Nhà lãnh đạo cần xử lí các vấn đề một cách thơng minh và linh hoạt dựa trên lý trí,
hạn chế sự chi phối cảm xúc cá nhân để sáng suốt hơn trong mọi quyết định, tránh những
phản ứng tiêu cực của đám đông, cụ thể là quần chúng.


×