Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tác động của chính phủ kiến tạo phát triển đến hiệu lực, hiệu quả quản trị địa phương tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.41 KB, 11 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN ĐẾN
HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ ĐỊA PHƢƠNG TẠI
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
ThS, NCS, ùi Nghĩa,
CN. Nguyễn Hữu Hồng,
Giảng viên Học viện Chính trị khu vực II
Tóm tắt: Từ sau năm 2014, ở nƣớc ta, cụm từ ―chính phủ kiến tạo phát triển‖
nhanh chóng lan tỏa và dần trở thành mục tiêu, phƣơng thức cốt lõi của các nhà quản
lý công với mong muốn xây dựng, vận hành và quản trị hiệu quả nền hành chính ở tầm
quốc gia, địa phƣơng. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) là nơi có lợi
thể hàng đầu so với cả nƣớc về tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội nhƣng những tồn
tại, bất cập trong phƣơng thức quản trị cơng hiện nay đã ảnh hƣởng khơng nhỏ đến q
trình phát triển bền vững, thịnh vƣợng của Vùng. Bài viết tập trung nghiên cứu, phân
tích để làm rõ tác động của việc vận hành mơ hình quản trị theo kiểu - chính phủ kiến
tạo phát triển đến hiệu lực, hiệu quả của quá trình quản trị địa phƣơng tại VKTTĐPN
qua các phƣơng diện chủ yếu nhƣ thể chế; tƣ duy, phƣơng thức quản trị công; tổ chức
bộ máy; đội ngũ nhân sự; nguồn lực; động lực phát triển,…
*Từ khóa: Chính phủ kiến tạo phát triển, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tác
động, quản trị địa phƣơng.
1. Đặt vấn đề
Sau hơn 30 thực hiện công cuộc Đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế (1986 2016), Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành quả tồn diện, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên,
trƣớc yêu cầu, đòi hỏi và nhiệm vụ ngày càng nặng nề của bối cảnh mới, để có thể tiếp
tục đƣa đất nƣớc phát triển theo định hƣớng ―dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh‖, sớm đƣa nƣớc ta trở thành ―một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện
đại‖ nhƣ tinh thần Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, buộc đất nƣớc ta phải
tiếp tục coi trọng việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị quốc gia, quản trị địa
phƣơng có vai trị cốt tử. Ngồi ra, chính hiện trạng hệ thống chính trị Việt Nam nói
chung và nền quản trị quốc gia nói riêng đang đối diện với nhiều thách thức nên cần
phải sớm có các giải pháp căn cơ và tồn diện nhằm xây dựng bộ máy quản trị cơng có
chất lƣợng, phù hợp với sự vận hành, chuyển động khơng ngừng, mn hình mn vẻ
của đời sống xã hội. Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII


(10/2017) đã thảo luận ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về một số vấn đề về tiếp
tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả. Trong đó, Trung ƣơng Đảng nhấn mạnh: ―… cho đến nay tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả;
chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo; cơ cấu bên trong chƣa hợp

119


lý‖1, ―tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều
đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chƣa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Năng lực quản
lý, điều hành và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của một số cơ quan nhà nƣớc cả ở Trung
ƣơng và địa phƣơng còn hạn chế…‖2 . Vì vậy, mục tiêu tổng quát thứ hai của Nghị
quyết Đại hội Đảng kỳ này đã xác định và nhấn mạnh phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của Nhà nƣớc và chất lƣợng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể
chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bên cạnh đó, Nghị quyết
cũng quyết nghị và lƣu ý phải: ―Xây dựng tổ chức bộ máy của tồn hệ thống chính trị
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…‖3 . Đăc biệt, trong Báo cáo Tổng kết một số
vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm Đổi mới (1986 - 2016) đã chỉ ra rằng: ―Mơ
hình tổ chức, phƣơng thức hoạt động của hệ thống chính trị chậm đƣợc đổi mới‖4, do
vậy ―yêu cầu đổi mới toàn diện, tiếp tục hồn thiện hệ thống chính trị cả về chức năng,
cơ cấu, tổ chức, cơ chế vận hành, về đội ngũ cán bộ và phƣơng thức hoạt động của tất
cả tổ chức chính trị ở tất cả các cấp‖5.
Có thể thấy, thực tế đã và đang đặt ra một vấn đề mới và cấp bách là trong tình
huống quản trị vĩ mơ này, đâu chính là liệu pháp hữu hiệu và mạnh mẽ nhất để cải
thiện hiệu lực, hiệu quả quản trị công tầm quốc gia và địa phƣơng? Câu trả lời cốt lõi
chính ở ―Chính phủ kiến tạo phát triển‖. Kể từ khi tƣ tƣởng và học thuyết về chính phủ
kiến phát triển tạo xuất hiện và phổ biến ở Việt Nam, đƣợc nghiên cứu ngày càng thấu
đáo đã thực sự mang đến nhiều hi vọng về một giải pháp, liệu pháp hiệu quả, đột phá,
trọng tâm trong việc góp phần chấn hƣng, cải thiện và nâng cao một cách toàn diện

hiệu lực, hiệu quả quản trị nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Đó khơng đơn
thuần chỉ là quyết tâm chính trị, là khẩu hiệu, phƣơng châm chiến lƣợc mà hơn hết,
cụm từ ấy phải biến thành hành động thực sự, hằng ngày, hằng giờ của mỗi cơ quan
trong hệ thống chính trị, của từng cán bộ, cơng chức trong q trình thực thi cơng vụ
của mình.
Trong lịch sử phát triển mơ hình tổ chức bộ máy nhà nƣớc, nền hành chính cơng
mỗi quốc gia đã và đang trải qua, buộc phải chuyển mình từ nền hành chính vốn lấy
chuyên chính, cai trị, điều hành là chủ yếu sang xây dựng bộ máy công quyền phải
năng động, khuyến khích, định hƣớng phát triển xã hội, hoạt động dựa vào tính hiệu
lực, hiệu quả, đúng pháp luật; một nền hành chính cởi mở, thân thiện và thích nghi tốt.
Suy cho cùng, nó là nền hành chính cơng ―kiến tạo phát triển‖, ―quản trị nhà nƣớc tốt‖
và mang tinh thần doanh nghiệp.

1 2

Bài phát biểu của Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng khai mạc tại Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ƣơng Đảng
khóa XII (tháng 10/2017)
3
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, HN, tr. 432.
45
Đảng Cộng sản Việt Nam (2015): Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm Đổi mới
(1986 - 2016), Nxb. CTQG, HN, tr. 152, 141.

120


Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng duy nhất hiện nay của cả nƣớc hội tủ
đủ điều kiện và lợi thế có tăng trƣởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Vùng bao gồm 8
tỉnh, thành phố gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phƣớc, Bình Dƣơng,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. Diện tích tự nhiên tồn vùng

trên 30 ngàn km2, tuy chỉ chiếm 8% diện tích, 17% dân số của cả nƣớc nhƣng sản xuất
chiếm hơn 40% GDP, chiếm 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 60% ngân
sách quốc gia và thu hút hơn 50% tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngồi của cả nƣớc…
VKTTĐPN có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của cả nƣớc; là vùng duy nhất hiện nay có đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển
công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH); đặc biệt, phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học,
cơng nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch,
dịch vụ viễn thơng, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học
và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Vùng có hệ thống kết cấu hạ
tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế;
nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng khá nhất, do đó là địa bàn có mơi trƣờng đầu tƣ
hấp dẫn nổi trội. Đây cũng là trung tâm đầu mối dịch vụ và thƣơng mại tầm cỡ khu
vực và quốc tế, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thơng,
dịch vụ cảng…. Tuy vậy, cơng tác quản trị cơng của chính quyền các địa phƣơng trong
Vùng cũng đang đứng trƣớc nhiều thách thức có thể kể đến nhƣ: (i). Cơ cấu kinh tế tuy
có sự chuyển dịch nhanh hơn mức bình quân cả nƣớc, song chƣa tạo ra tiền đề cho sự
tăng tốc và nâng cao khả năng cạnh tranh; (ii). Sản xuất nông nghiệp chƣa dựa trên
nền tảng công nghệ sinh học về giống và công nghệ chế biến, bảo quản tiên tiến… nên
năng suất cây trồng và chất lƣợng sản phẩm so với các nƣớc trong khu vực chƣa cao
(nhất là so với Thái Lan), sức cạnh tranh không cao; thất thốt sau thu hoạch cịn lớn;
(iii). Trình độ công nghệ, đổi mới và ứng dụng công nghệ cao cịn chậm; (iv). Kết cấu
hạ tầng tuy có phát triển nhƣng chƣa theo kịp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và
đang ngày càng quá tải. (v). Quy hoạch đô thị, quản lý đô thị và khu cơng nghiệp cịn
bất cập, nhất là ơ nhiễm nguồn nƣớc và vấn đề xử lý rác thải rắn đang là vấn đề; (vi).
Cơ cấu lao động dịch chuyển chậm, chất lƣợng lao động thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu, đồng thời, nhiều vấn đề xã hội đang đặt ra cấp bách phải giải quyết,… Do đó, tìm
ra đƣợc cơ chế, giải pháp hữu hiệu mà trọng tâm hƣớng đến đổi mới phƣơng thức quản
trị, vận hành nền hành chính cơng quốc gia, đổi mới cách thức quản trị địa phƣơng là
điều cần thiết đối với thực tiễn VKTTĐPN hiện nay.

Từ phân tích trên đây để thấy rằng, việc tìm hiểu nội hàm cốt lõi của ―nhà nƣớc
kiến tạo phát triển‖ mà trọng tâm là hình thành và xây dựng một ―chính phủ kiến tạo
phát triển‖ khơng chỉ có ý nghĩa lý luận mà hơn cả, nó dần trở thành mục tiêu, phƣơng
thức góp phần đổi mới tƣ duy quản trị trong bộ máy các cơ quan công quyền, đối với
mỗi cán bộ, công chức,… từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Nghiên cứu, phân tích để
làm rõ sự tác động tích cực, luận giải tính cần thiết về sự vận hành của mơ hình ―Chính phủ kiến tạo phát triển‖ đối với việc tăng cƣờng, đổi mới hiệu lực, hiệu quả
121


công tác quản trị công quốc gia, địa phƣơng gắn tại VKTTĐPN hiện nay là những nội
dung cơ bản, quan trọng của bài viết này.
2. Nội hàm cốt lõi của “Chính phủ kiến tạo phát triển” ở Việt Nam
Thuật ngữ chính phủ kiến tạo phát triển (developmental government), nhà nƣớc
kiến tạo phát triển (developmental state) lần đầu tiên đƣợc nhà nghiên cứu Chalmers
Ashby Johnson đƣa ra từ những năm 80 của thế kỉ trƣớc, khi ông nghiên cứu về sự
phát triển thần kỳ của Nhật Bản, giai đoạn 1925 - 1975. Từ năm 1982, Chalmers
Johnson đã đƣa ra định nghĩa về chính phủ kiến tạo phát triển khi nghiên cứu về sự
phát triển thần kỳ của Nhật Bản với nội dung là ―một mơ hình quản lý trong đó nhà
nƣớc đề ra các chính sách mang tính định hƣớng phát triển, tạo môi trƣờng và điều
kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trƣờng cạnh tranh
và hội nhập quốc tế; tăng cƣờng giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra,
bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ‖6. Ơng nhận thấy rằng trong sự phát triển thần kỳ ấy có
vai trò rất quan trọng của nhà nƣớc. Nhà nƣớc Nhật Bản đã không chỉ tạo ra khuôn
khổ cho sự phát triển, mà còn định hƣớng và thúc đẩy sự phát triển đó. Sau này, ngồi
Nhật Bản ra, Hàn Quốc, Trung Quốc... đều đƣợc xem là những nhà nƣớc kiến tạo phát
triển. Chalmers Johnson cũng nhận ra rằng, thực tế đang tồn tại ba mơ hình chính phủ:
chính phủ điều chỉnh (chính phủ của các nƣớc theo mơ hình thị trƣờng tự do); chính
phủ kế hoạch hóa tập trung quan liêu (chính phủ của các nƣớc phủ nhận vai trị của thị
trƣờng) và chính phủ kiến tạo phát triển (chính phủ của các nƣớc coi trọng vai trò của
thị trƣờng, nhƣng khơng tuyệt đối hóa vai trị này, mà tích cực can thiệp để định hƣớng

thị trƣờng). Có thể nói, chính phủ kiến tạo phát triển nằm ở khoảng giữa của hai mơ
hình chính phủ điều chính và chính phủ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, là sự kết
hợp hài hịa giữa thuộc tính đặc trƣng giữa nhà nƣớc điều chỉnh (theo chủ thuyết thị
trƣờng tự do) và nhà nƣớc kế hoạch hóa tập trung (theo mơ hình xã hội chủ nghĩa
truyền thống). Nhà nƣớc kiến tạo phát triển không đứng ngồi thị trƣờng, nhƣng cũng
khơng làm thay thị trƣờng. Nhà nƣớc chủ động can thiệp vào thị trƣờng để thúc đẩy
phát triển và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đã đƣợc đề ra.
Trong những năm 1980 - 2000, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nƣớc NIC Đông
Á nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo … khái niệm nhà nƣớc kiến tạo phát triển và sự
ƣu việt của nó đƣợc quan tâm và tranh luận rộng rãi, thậm chí cịn đƣợc coi là ―phát
triển quan trọng nhất‖ của khoa học chính trị trong những năm cuối thế kỷ XX.
Đối với Việt Nam, đến nay, chúng ta thực sự chƣa định hình đƣợc một khung
khái niệm sáng tỏ và mạch lạc về chính phủ kiến tạo phát triển. Nói nhƣ ngun Bộ
trƣởng Bộ Thƣơng mại Trƣơng Đình Tuyển về khái niệm ―nhà nƣớc kiến tạo‖ thì trên
thế giới khơng có gì mới, nhƣng cịn ở Việt Nam, về mặt chính danh thì là lần đầu tiên
đƣợc nêu trong thơng điệp đầu năm 2014 của ngƣời đứng đầu Chính phủ khi đó và
đƣợc bổ sung, nhấn mạnh và trở thành phƣơng châm hành động của toàn nhiệm kỳ
2016 - 2021 của Chính phủ đƣơng nhiệm. Có thể nói, chƣa bao giờ cụm từ ―chính phủ
6

Chalmers Johnson (1982), MITI and the japanese miracle, Stanford, Stanford University Press, CA

122


kiến tạo, liêm chính‖, ―chính phủ hành động‖, ―chính phủ phục vụ‖… đƣợc nhắc
nhiều. Vấn đề đổi mới cung cách, hình thức cho đến nội dung hoạt động trong bộ máy
hành chính nhà nƣớc lại đƣợc bàn nhắc nhiều nhƣ trong nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ngay
trong bài phát biểu tun thệ nhậm chức của mình, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc đã xác định rõ mục tiêu xây dựng Chính phủ mới đó là: ―Chính phủ kiến

tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân‖. Đặc biệt, Nghị
quyết số 64/NQ-CP ngày 22/7/2016 về Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, trong số 06 nhiệm
vụ trọng tâm đƣợc nhấn mạnh, thì tại Khoản 2, Điều 3 của Nghị quyết này, Chính phủ
đã xác định: ―Xây dựng tổ chức bộ máy của Chính phủ tinh gọn với nguyên tắc Chính
phủ kiến tạo, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, quan liêu‖. Nghị quyết 100/NQ-CP, ngày 18/11/2016 của Chính phủ
về ―Chƣơng trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021‖, trong đó xác định,
―xây dựng tổ chức bộ máy của Chính phủ…với nguyên tắc Chính phủ kiến tạo phát
triển‖ đang đƣợc giới nghiên cứu và ngƣời dân quan tâm, đồng tình, ủng hộ.
Tuy Việt Nam tiếp cận thuật ngữ này tƣơng đối trễ, nhƣng trên thực tế, bản thân
công tác chỉ đạo, điều hành đất nƣớc qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đến
nay chúng ta đang có những nỗ lực cụ thể và thành công nhất định trong cách thức vận
hành, thực thi thẩm quyền theo mơ thức chính phủ kiến tạo phát triển. Từ các giác độ
tiếp cận khác nhau, trong bài viết này, nội hàm của Chính phủ kiến tạo phát triển Việt
Nam đƣợc hiểu ở các phƣơng diện cụ thể nhƣ sau:
Một là, ―Chính phủ kiến tạo phát triển‖ phải là một Chính phủ gƣơng mẫu, đi đầu
trong thực thi chức trách nhiệm vụ; dám làm, dám chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân.
Nhà nƣớc kiến tạo phát triển phải hoạch định đƣờng lối phát triển cho đất nƣớc (đặc
biệt là đƣờng lối phát triển kinh tế, quy hoạch quốc gia, phát triển cơng nghiệp hóa;
chƣơng trình đổi mới và nâng cao chất lƣợng y tế, giáo dục; chƣơng trình xóa đói giảm
nghèo...) và thúc đẩy việc hiện thực hóa đƣờng lối đó.
Thứ hai, Chính phủ khơng ngừng tự đổi mới mà trọng tâm là lấy hiệu quả thực
thi cơng vụ và sự hài lịng của ngƣời dân, doanh nghiệp làm mục tiêu trong hành động.
Nhà nƣớc cần tìm mọi cách để cung cấp các dịch vụ cơng chất lƣợng, giá rẻ cần thiết
cho sự phát triển năng lực ngƣời dân và bảo đảm điều kiện cho việc làm ăn của các
doanh nghiệp. Muốn làm đƣợc điều này, phải xây dựng đƣợc một bộ máy hành chính
cơng hoạt động hết sức chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả và liêm chính. Bộ máy này
phải đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm dựa vào sự nghiêm ngặt trên cơ sở của trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cao và trách nhiệm, đạo đức công vụ.

Thứ ba, phải luôn tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, tổ chức, công dân
đƣợc phát huy khả năng, năng lực phát triển bản thân và cống hiến cho đất nƣớc.
Trong hàng loạt các giải pháp, có thể thấy việc sử dụng hiệu quả các công cụ nhƣ hệ
thống thể chế pháp quyền dân chủ, công cụ chính sách cơng,… là điều kiện tiên quyết
đem lại hiệu quả lâu dài và thực chất cho chính phủ kiến tạo phát triển.
123


Thứ tư, Chính phủ phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp. Chính phủ cần thay đổi
tƣ duy trong cách tiếp cận mối quan hệ nhà nƣớc - công dân và xã hội theo tinh thần
kiến tạo, phát triển và phục vụ. Trong mối quan hệ vốn khắt khe này, chính phủ đóng
vai trị là ngƣời phục vụ, cung cấp dịch vụ công tốt nhất cho một bên là công dân với
tƣ cách, vị thế mới là khách hàng. Song song đó, chính phủ cần học hỏi và vận dụng
linh hoạt tinh thần doanh nghiệp vào trong hoạt động công vụ, xây dựng chính phủ
thân thiện, gần dân, học dân, hiểu dân, phục vụ và chịu sự giám sát của nhân dân; đẩy
mạnh các hoạt động hợp tác công - tƣ trong các chƣơng trình, chính sách quan trọng
đất nƣớc và địa phƣơng. Nhà nƣớc phải tạo ra đƣợc hệ thống khuyến khích để các
nguồn lực của xã hội đƣợc tập trung đầu tƣ cho các mục tiêu phát triển. Hệ thống
khuyến khích đó có thể là chi tiêu cơng, là thuế, là tín dụng, là thƣơng quyền... Ngồi
ra, Nhà nƣớc còn cần phải phát huy thế mạnh của nhà nƣớc điều chỉnh là tạo ra khuôn
khổ thể chế và mọi điều kiện cần thiết khác để từng ngƣời dân có thể dễ dàng làm ăn
và mƣu cầu hạnh phúc. Khi và chỉ khi hàng triệu ngƣời dân Việt Nam có điều kiện làm
ăn dễ dàng, có năng lực làm chủ cuộc sống và sáng tạo tƣơng lai thì sự giàu có và
thịnh vƣợng bền lâu mới đến với đất nƣớc ta. Và đó cũng mới chính là sự phát triển
thực chất nhất. Điều quan trọng là phải xây dựng cho đƣợc những khuôn khổ thể chế
cần thiết để cho công việc làm ăn của ngƣời dân ngày một dễ dàng hơn. Quan trọng
nhất ở đây là quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tài sản, quyền tự do kế ƣớc... phải
đƣợc bảo đảm; sự minh bạch phải đƣợc tăng cƣờng; các hợp đồng phải đƣợc tôn trọng
và bảo vệ; các tranh chấp phải đƣợc giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ năm, hoạt động gắn liền với tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật, chấp hành pháp

luật. Nền tảng của xã hội ngày nay đƣợc xây dựng dựa trên tinh thần pháp quyền với
tính pháp chế đƣợc thừa nhận và coi trọng nghiêm túc trong tồn xã hội. Vì vậy, xây
dựng chính phủ kiến tạo phát triển cũng khơng thể đi ngồi nền tảng đó. Với quốc gia
nhƣ Việt Nam đang trên hành trình xây dựng cung cách phục vụ mới của chính phủ
với tính chất ―kiến tạo phát triển‖ thì việc đảm bảo hệ pháp luật đầy đủ số lƣợng, có
chất lƣợng; hệ thống thể chế đồng bộ, hiệu quả và tƣơng thích với chuẩn mực khu vực,
quốc tế và với đòi hỏi thực tiễn đặt ra là nhiệm vụ quan trọng cần phải từng bƣớc xây
dựng.
Thứ sáu, Nhà nƣớc phải biết tạo ra cạnh tranh lành mạnh để tất cả mọi chủ thể
trong xã hội đều phải vƣơn lên và để thu hút đƣợc ngƣời tài. Tiêu chí để cạnh tranh
trong đời sống kinh tế là chất lƣợng hơn và giá rẻ hơn. Tiêu chí để cạnh tranh trong
đời sống chính trị là tài giỏi hơn và đạo đức hơn. Trong đời sống kinh tế, thúc đẩy cổ
phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc và kiểm sốt gắt gao những doanh nghiệp còn
chiếm giữ vị thế độc quyền là rất quan trọng. Độc quyền không chỉ dẫn đến lạm
quyền, mà còn làm cho hoạt động kinh tế kém hiệu quả, và xã hội kém năng động.
Một cơ chế để ngƣời tài đƣợc tuyển chọn cũng hết sức quan trọng. Một phần của cơ
chế này là áp đặt chế độ trách nhiệm rất rõ ràng, để những ngƣời đứng đầu bắt buộc
phải chọn cho đƣợc ngƣời tài (không chọn đƣợc ngƣời tài khơng thể hồn thành đƣợc
124


công việc). Tất nhiên, chúng ta cũng phải trao quyền tuyển chọn cho những quan chức
này.
Bảy là, Chính phủ kiến tạo hƣớng đến hình thành và thiết lập mối quan hệ điều
hành theo hƣớng hiệu quả, thống nhất, chặt chẽ vừa ―cởi mở‖ giữa chính quyền Trung
ƣơng và chính quyền địa phƣơng đối với hoạt động quản trị quốc gia. Trong đó, tăng
cƣờng hiệu lực quản trị địa phƣơng, đẩy mạnh phân công, phân cấp, phân quyền, tản
quyền về địa phƣơng gắn với tăng cƣờng giám sát, kiểm soát quyền lực cơng, thực
hiện thí điểm và hiện thực hóa các cơ chế đặc thù, đơn vi hành chính - kinh tế đặc
biệt,… giải phóng sản xuất và góp phần khơi dậy, phát huy hết mọi tiềm năng, lợi thế

so sánh của quốc gia gắn với địa phƣơng.
3. Tác động cốt lõi của Chính phủ kiến tạo phát triển đối với hiệu lực, hiệu
quả quản trị công tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện nay
Xét ở góc độ quản trị cơng nói chung và quản trị hành chính cơng nói riêng,
―Chính phủ kiến tạo phát triển‖ khơng chỉ mang lại niềm tin, khát vọng mới cho ngƣời
dân, doanh nghiệp mà ngay cả nội tại hệ thống các cơ quan công quyền, đội ngũ cán
bộ, công chức thực thi công vụ cũng nhận thức đƣợc trách nhiệm, mục tiêu trong quá
trình thực thi thẩm quyền của mình. Đối với VKTTĐPN, Chính phủ kiến tạo phát triển
có tác động lớn, tồn diện đến tồn bộ hoạt động quản trị cơng của Vùng. Từ đây, bộ
máy cơng quyền của Vùng tìm thấy ở Chính phủ kiến tạo phát triển nhƣ là cơng cụ,
phƣơng thức quản trị cơng mới, ―cảm hứng mới‖, có khả năng vực dậy, góp phần thay
đổi diện mạo của một khu vực đầy tiềm năng nhƣng chƣa thực sự ―thức giấc‖. Dựa
trên cơ sở từ việc tìm hiểu nội hàm của ―Chính phủ kiến tạo phát triển‖ Việt Nam và
hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, tìm năng, thế mạnh so sánh của VKTTĐPN, sự
tác động, chi phối tích cực của phƣơng thức quản trị mới theo Chính phủ kiến tạo phát
triển đối với khu vực này đƣợc biểu hiện ở các nội dung cụ thể nhƣ sau:
Một là, Chính phủ kiến tạo phát triển hỗ trợ Vùng thích ứng nhanh, linh hoạt và
mau lẹ với biến đổi của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội bao gồm cả thời cơ và
thách thức. Nội hàm của CPKTPT nhƣ đã phân tích khác hẳn với mơ hình cơ quan
hành chính cơng vận hành theo phƣơng thức cai trị, điều hành mang tính áp đặt, thiên
về hành chính, kế hoạch hóa và mệnh lệnh đơn phƣơng. CPKTPT với sứ mệnh hƣớng
đến một ―nhà nƣớc gầy‖ và ―xã hội béo‖, cung cấp phúc lợi cho xã hội và đặc biệt là
có khả năng dẫn dắt, định hƣớng và khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho xã hội phát
triển theo đúng khuôn khổ và định hƣớng vĩ mô của cả nền quản trị quốc gia. Chính
tính ―kiến tạo‖, ―phát triển‖ làm cho ngay cả bộ máy công quyền và cả đội ngũ nhân
sự thừa hành ý thức đƣợc trong tƣ duy và hành vi về sự sáng tạo, chủ động, có tầm
nhìn chiến lƣợc,… trong tồn bộ q trình thực hiện sứ mệnh của mình trƣớc nhân
dân. Đây là điều mà VKTTĐPN đang rất cần và đó nhƣ sự gặp gỡ tình cờ nhƣng rất ăn
khớp với nhau. Là vùng giàu tiềm năng, thế mạnh để có thể phát triển tồn diện các
ngành kinh tế cơng nghệ cao, nơng nghiệp hiện đại và hội nhập quốc tế, có truyền

thống lâu đời về sản xuất kinh tế hàng hóa, tƣ duy ngƣời dân cởi mở, thích ứng nhanh
125


với cái mới,… Tuy nhiên, diện mạo và tiềm lực của cả vùng sau 30 năm Đổi mới vẫn
chƣa thể làm chúng ta an lịng. Đó là cơ chế quản lý cịn nặng tính bao cấp, mang đậm
âm hƣởng tiểu nơng, vụn vặt, hành chính, thậm chí lỏng lẻo. Đó là sự yếu kém trong
đánh thức và tận dụng tối đa các lợi thế so sánh về tài nguyên, nhân lực cho phát triển
thịnh vƣợng của vùng. Đó là sự bị động, khả năng thích nghi kém của cả bộ máy cơng
quyền trong việc ứng phó với tác nhân lớn của thiên nhiên (biến đổi khí hậu, sụt lún,
thảm họa xâm nhập mặn, hạn hán năm 2016,…), của sự tác động từ quá trình hội nhập
dịch chuyển lao động, phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, di dân và chảy máu
chất xám, sự tụt hậu tồn diện, lãng phí tài nguyên thiên nhiên (xét cả góc độ khai thác
tận diệt và cả khía cạnh bỏ qn khai thác)…. Có lẽ, hiện trạng Vùng hiện tại đặt ra
yêu cầu bức thiết cần có tầm nhìn và sử dụng phƣơng thức quản trị khác hơn, phù hợp
hơn và CPKTPT nhƣ là sự lựa chọn hợp lí, cần thiết hàng đầu hiện nay trong đổi mới
phƣơng thức quản trị hành chính cơng hiện tại của khu vực.
Hai là, Chính phủ kiến tạo phát triển khuyến khích, thúc đẩy và tạo ra yêu cầu,
địi hỏi về sự hình thành bộ máy và đội ngũ nhân sự liêm chính, hành động, phục vụ sự
phát triển của cộng đồng và doanh nghiệp
Có thể khẳng định, CPKTPT khơng chỉ mang đến động lực, luồng gió mới trong
sự phát triển của Vùng mà quan trọng hơn, chính tun ngơn, quyết tâm chính trị và
thể hiện thơng qua hành động cơng vụ, có tính pháp lý này đã đặt ra yêu cầu bức thiết
về sự chuyển biến toàn diện trong bộ máy hành chính nhà nƣớc và đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức về hiệu lực hiệu quả thực thi công vụ. Sự quyết tâm của Thủ
tƣớng, thành viên Chính phủ và cả Trung ƣơng buộc chính quyền địa phƣơng của
Vùng phải chuyển biến và hành động. Sự tác động này thể hiện ở các mặt sau:
(i). CPKTPT đặt ra yêu cầu chính quyền địa phƣơng trong VKTTĐPN phải hoàn
thiện thể chế, nhất là thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, mang
tính hiện đại, hội nhập cao. Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa

phƣơng năm 2015, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và sắp tới là
Luật Tổ chức Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt,… tạo ra không gian mới đan cài
nhiều thuận lợi cho chính quyền các địa phƣơng của Vùng. Do vậy, với tính thần mới,
phƣơng thức quản trị mới, chính quyền địa phƣơng của Vùng sẽ vừa có động lực, căn
cứ pháp lý và khoảng không cho việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện hệ thống thể chế
theo thẩm quyền (hệ thống văn bản pháp quy có tính định hƣớng, khuyến khích; tạo sự
bình đẳng, dân chủ trong hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội; cải cách hành chính nhà
nƣớc tại các đia phƣơng, hình thành mạng lƣới thị trƣờng thông suốt, đa dạng, hiện
đại, hội nhập gắn với tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng,…); từ đó, góp phần phát
triển, tạo động lực, ―cú hích‖ cho sức bật phát triển mới của vùng.
(ii). CPKTPT đặt ra cho VKTTĐPN những mục tiêu và yêu cầu quan trọng về
xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, đội ngũ nhân sự hành chính nhà nƣớc hoạt động
hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp, hiện đại gắn với trách nhiệm, sự phục vụ ngƣời dân
và doanh nghiệp cao nhất, hài lịng nhất. Là Vùng có nhiều lợi thế vào loại bậc nhất cả
126


nƣớc trong phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, đến nay, một phần không
nhỏ xuất phát từ cơ chế, phƣơng thức quản trị và điều hành mà suy cho cùng xuất phát
từ năng lực thực thi công vụ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và phƣơng thức tổ
chức bộ máy hành chính các địa phƣơng đã gián tiếp trở thành lực cản cho mục tiêu
thịnh vƣợng của Vùng. CPKTPT từ thông điệp, hành động, quyết tâm chính trị và
phản ánh thơng qua văn bản quy phạm pháp luật quốc gia buộc chính quyền địa
phƣơng trong Vùng phải thay đổi cả trong tƣ duy, và hành vi thực tế:
- Tinh thần CPKTPT đặt ra đòi hỏi vùng phải điều chỉnh cơ chế, chính sách thu
hút, tận dụng và giữ chân nhân tài, nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Nhiều năm qua,
Vùng đã làm; tuy nhiên, hiệu quả chƣa cao mà rào cản chính yếu lại xuất phát từ cơ
chế quản lý (quản lý theo hộ khẩu, ƣu tiên ngƣời địa phƣơng, chính sách đãi ngộ, mơi
trƣờng làm việc, cung cách quản trị,…). Các rào cản này cần đƣợc xem xét thay đổi
trong CPKTPT.

- Tinh thần CPKTPT yêu cầu mạnh mẽ về trách nhiệm, sự tận tụy phục vụ của cả
bộ máy công quyền cần phải đƣợc cải thiện nghiêm túc, thực sự hơn nữa. Điều này sẽ
phải đƣợc đánh giá thơng qua thƣớc đo hài lịng của ngƣời dân, doanh nghiệp (Chỉ số
đánh giá PAPI, PCI, PAR-INDEX, CPI,…) và chuyển biến tích cực về đời sống của
nhân dân trong Vùng.
- Tinh thần CPKTPT địi hỏi chính quyền địa phƣơng cần thay đổi tƣ duy về mục
tiêu của quản trị hành chính cơng. Phải chuyển từ mục tiêu ―quản lý‖ sang ―quản trị‖,
lấy hiệu quả, hiệu suất thực thi công vụ, tinh thần doanh nghiệp thay cho mục tiêu kết
quả, tinh thần cai trị đối với đời sống xã hội của Vùng hiện nay. Điều này đòi hỏi nhà
quản trị cơng nên trân trọng, khuyến khích tƣ duy mới, đột phá, sáng tạo, tƣ duy ―xé
rào‖ vì giá trị chung xã hội. Bản thân VKTTĐPN có lịch sử lâu đời, có nền kinh tế
năng động, sáng tạo, phƣơng thức quản trị mới mẻ, hiện đại, hội nhập,… do đó, cần
tiếp tục khai thác, phác huy.
- Tinh thần CPKTPT địi cách thức tổ chức bộ máy chính quyền địa phƣơng cần
thực sự tinh gọn và khoa học, có khả năng cảm nhận, thích ứng và giải quyết tốt với
biến động của đời sống xã hội, tác động tự nhiên, thiên tai và xun hƣớng khu vực,
quốc tế.
Ba là, Chính phủ kiến tạo phát triển tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi về chủ
trương, pháp lý và công luận trong việc xây dựng, hiện thực h a các cơ chế đặc thù
dựa trên các lợi thế so sánh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Trong quản lý hành chính nhà nƣớc, có thể thấy ngun tắc quản lý ngành kết
hợp với địa phƣơng chƣa bao giờ đƣợc quan tâm, coi trọng và thảo luận sôi nổi nhƣ
hiện nay. Với chủ trƣơng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bám sát Nghị quyết số 16NQ/TW ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, Nghị định số 48/2017/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 24/4/2017 quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối
với Thành phố Hồ Chí Minh; đặc biệt từ tinh thần quyết liệt xây dựng Chính phủ kiến
127


tạo, liêm chính, hành động và phát triển, tại Kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa XIV

(11/2017), Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng, trình Quốc hội thơng qua 04 cơ chế
đặc thù về tài chính - ngân sách, quản lý đất đai, đầu tƣ, lƣơng thƣởng cho cán bộ viên
chức nhằm tạo cơ chế, hành lang pháp lý mới, phù hợp cho sự phát triển đột phá của
Thành phố, hay trong kỳ họp này của Quốc hội cũng đã bàn về dự thảo Luật Đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt cho Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh
Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang),… Qua đây, có thể thấy từ thơng điệp về Chính phủ
kiến tạo phát triển, điều dễ nhận ra là, tất cả các vấn đề này, trong đó có cơ chế đặc thù
dành cho Vùng đƣợc Quốc hội, thành viên Chính phủ và cả nƣớc quan tâm nhiều hơn,
ủng hộ và đồng thuận nhiều hơn với mục tiêu tạo nên cú hích mới cho tăng trƣởng và
phát triển bền vững tại Vùng và các địa phƣơng trong Vùng. Đây là thuận lợi quan
trọng về quyết tâm chính trị mà thơng điệp Chính phủ kiến tạo mang lại cho
VKTTĐPN thời gian qua.
Bốn là, Chính phủ kiến tạo phát triển góp phần gia tăng giá trị phúc lợi và củng
cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào chính quyền địa phương của Vùng
Mục tiêu cuối cùng của Chính phủ kiến tạo hay chính quyền kiến tạo là củng cố,
gia tăng niềm tin, sự kỳ vọng của ngƣời dân và doanh nghiệp vào hiệu quả quản trị
hành chính cơng nói riêng tại VKTTĐPN. Tuy nhiên, theo kết quả vừa đƣợc công bố
về chỉ số PAPI năm 2016, các tỉnh VKTTĐPN phần lớn có chỉ số hiệu quả quản trị và
hành chính cơng cấp tỉnh chỉ thuộc loại trung bình (trung bình cao gồm Tây Ninh;
Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu; trung bình thấp: Bình Phƣớc, thành phố Hồ
Chí Minh, Đồng Nai), cá biệt Bình Dƣơng là địa phƣơng có chỉ số PAPI thấp nhất7. Là
một Vùng đầy tiềm năng, lợi thế về kinh tế, có q trình phát triển kinh tế - xã hội
thuộc loại đầu tàu cả nƣớc nhƣng các kết quả khảo sát khách quan của các tổ chức
quốc tế về hiệu quả quản trị, hành chính cơng tại Vùng lại cho kết quả đáng lo ngại. Vì
vậy, nếu vận dụng nghiêm túc, khoa học, sáng tạo nội hàm của thông điệp CPKTPT sẽ
tạo nên động lực tăng trƣởng và phát triển mới cho các địa phƣơng của Vùng. Đây là
cơ sở kinh tế, chính trị quan trọng để gia tăng phúc lợi thơng qua chính sách an sinh xã
hội và thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định an ninh, xã hội; đồng thời, đây cũng là căn
cứ củng cố niềm tin, củng cố sự vững chắc của chính quyền địa phƣơng trong Vùng
vào thời gian tới.

4. Kết luận
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng ta tiếp tục có những chỉ dẫn
kịp thời, cần thiết về củng cố, hoàn thiện và đổi mới phƣơng thức quản trị, điều hành
nền hành chính cơng theo hƣớng: “tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh
tế, văn h a, xã hội”8. Từ việc xác định nội hàm Chính phủ kiến tạo phát triển theo
quan điểm của giới nghiên cứu nƣớc ta đến thực tiễn, hiện trạng quản trị phát triển
7

Nguồn: Trang thông tin công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hàn chính công cấp tỉnh Việt Nam,
/>8
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Những điểm mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng, Nxb. CTQG, HN, tr.113.

128


kinh tế - xã hội, tiềm năng, lợi thế so sánh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, việc
xác định sự tác động của thông điệp; đồng thời, cũng là phƣơng thức quản trị mới, tác
giả đã luận giải, làm rõ sự tác động tích, tồn diện đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản trị công của Vùng trong thời gian tới. Sự tác động của CPKTPT không chỉ dừng
lại thông điệp, lời kêu gọi, hô hào mà trở thành động lực cốt lõi, niềm tin, là chìa khóa
then chốt, đem đến cho nền quản trị quốc gia, địa phƣơng một phƣơng thức quản trị
công mới. Điều này góp phần tạo nên động lực nội sinh thúc đẩy, ―cởi trói‖ cho sự
phát triển mạnh mẽ của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đầy tiềm năng ở hiện tại và
tƣơng lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bài phát biểu của Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trong khai mạc tại Hội nghị lần
thứ 6 BCH Trung ƣơng Đảng khóa XII (tháng 10/2017)
2. Chalmers Johnson (1982), MITI and the japanese miracle, Stanford, Stanford
University Press, CA

3. Daron Acemoglu & James A. Robinson (2012), Nguồn gốc của quyền lực,
thịnh vượng và nghèo đ i - Tại sao các quốc gia thất bại, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XII, Nxb. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Những điểm mới trong Văn kiện đại biểu
tồn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015): Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận và
thực tiễn qua 30 năm Đổi mới (1986 - 2016), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
7. Ha-Joon Chang (2003), Globalisation, economic development and the role of
the state, Zed Books, London
8. GS. Đồn Trọng Tuyến (2006), Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội
9. GS. Nguyễn Đăng Dung (2009), Nhà nước là những con số cộng đơn giản,
Nxb. Lao động, Hà Nội
10. TS. Ngô Đức Huy & TS. Nguyễn Thị Thanh Dung (2015), Nhà nước kiến tạo
phát triển - Khái niệm và những yếu tố thành công, Thông tin Khoa học xã hội, số
11.2015.
11. S. Chiavo-Chamo & P.S.A.Sundaram (2003): Phục vụ và duy trì: Cải thiện
hành chính cơng trong một thế giới cạnh tranh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

129



×