Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Cải cách thể chế xây dựng Nhà nước liêm chính kiến tạo và hành động để phát triển bền vững: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.36 KB, 12 trang )

CẢI CÁCH THỂ CHẾ XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC LIÊM CHÍNH KIẾN TẠO VÀ
HÀNH ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: MÔT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TS. Nguyễn Thị Hoàn
Đại học Kinh tế Quốc dân
Thể chế được hiểu như là hệ thống các quy định do Nhà nước xác lập trong hệ
thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh và
tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và các tổ chức nhằm
thiết lập trật tự kỷ cương xã hội. Thể chế đ ng vai trò quan trọng trong điều tiết kinh
tế - xã hội, một thể chế tốt sẽ g p phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững kinh tếxã hội. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của thế chế, tầm quan
trọng của cải cách thể chế gắn liền với tăng trưởng kinh tế, vấn đề cải cách thể chế để
phát triển bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long, bài viết đưa ra một số nguyên tắc
xây dựng nhà nước kiến tạo, hoạch định đường lối cơng nghiệp hóa, thực hiện chương
trình x a đ i giảm nghèo và thúc đẩy việc hiện thực h a đường lối đ bằng những việc
làm cụ thể. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc xây dựng Nhà nước liêm chính,
kiến tạo và hành động ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: cải cách, chính phủ, nhà nƣớc, kiến tạo, thể chế
1. Khái niệm về thể chế và tầm quan trọng của cải cách thể chế
Khái niệm ―thể chế‖ thƣờng đƣợc hiểu theo hai nghĩa phổ biến. Theo cách hiểu thứ
nhất, thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định khơng chính thức hay
những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hƣớng hoặc chi phối sự tƣơng tác
của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Các thể chế đƣợc
tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nƣớc và các tác nhân phi nhà nƣớc (nhƣ các tổ
chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định).
Các quy tắc chi phối sự tƣơng tác giữa các cá nhân hay tổ chức có thể mang tính chính
thức hoặc khơng chính thức. Các quy tắc chính thức bao gồm hiến pháp, các bộ luật,
điều luật, hiến chƣơng, văn bản dƣới luật… Trong khi đó các quy tắc khơng chính
thức có vai trị mở rộng, chi tiết hóa hoặc chỉnh sửa các quy tắc chính thức và điều
chỉnh hành vi của các chủ thể thông qua các chuẩn tắc xã hội (truyền thống, tập quán,
những điều cấm kỵ…) hay các quy tắc ửng xử nội bộ. Vai trò của các thể chế thể hiện
ở chỗ chúng tạo nên một khuôn khổ mà ở đó hành động của các chủ thể trở nên dễ


đốn trƣớc hơn, cho phép các chủ thể thiết lập các kỳ vọng và giảm thiểu các rủi ro
trong quá trình tƣơng tác với nhau.
Theo cách hiểu thứ hai, thể chế là một cơ quan, tổ chức công với các cơ cấu và chức
năng đƣợc định sẵn một cách chính thức nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động nhất
331


định áp dụng chung cho toàn bộ dân cƣ. Đối với mơt quốc gia, các thể chế chính trị
bao gồm chính phủ, quốc hội và các cơ quan tƣ pháp. Mối quan hệ giữa các thể chế
này đƣợc quy định bởi Hiến pháp.
Cho đến nay vẫn cịn có những tranh luận chƣa ngã ngũ giữa các thuật ngữ thể chế
(institution), quy định (convention), quy tắc (rule), tổ chức ( organization) song, có thể
hiểu thể chế là sự vận hành đồng bộ của ba bộ phận chủ yếu sau đây:
- Các quy tắc (pháp luật, quy định của xã hội, cộng đồng…)
- Các tổ chức tham gia (cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, cộng đồng…)
- Cơ chế thực thi (chính sách, cơ chế hỗ trợ, chế tài…)
Thể chế có vai trị và vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển quốc gia. Khi lý
giải vấn đề: ―Tại sao các quốc gia thất bại‖1, hai tác giả Daron Acemoglu và James
Robinson năm 2012 đã lập luận rằng: sở dĩ có quốc gia thành cơng, ngày càng thịnh
vƣợng và có quốc gia thất bại, khơng cải thiện đƣợc đáng kể tình trạng nghèo nàn, là
do sự khác biệt chủ yếu về thể chế (kinh tế và chính trị). Các tác giả cho rằng, về cơ
bản có thể chia thể chế kinh tế thành 2 loại khác biệt (đối ngƣợc) nhau. Một là, thể chế
kinh tế có tính dung nạp (inclusion economic institution) với đặc điểm khuyến khích
mọi thành phần trong xã hội tham gia vào các hoạt động kinh tế, cho họ cơ hội phát
huy tài năng và cống hiến. Quyền lực đƣợc chia sẻ rộng rãi. Để làm đƣợc nhƣ vậy, xã
hội cần phải đảm bảo quyền sở hữu, luật pháp không thiên vị và cung cấp các dịch vụ
công cho mọi tầng lớp để đảm bảo sự cơng bằng trong q trình trao đổi, giao dịch.
Ngồi ra, xã hội cũng cần khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp mới và cho
mọi ngƣời cơ hội lựa chọn ngành nghề của họ. Hai là, thể chế kinh tế có tính bịn rút
(extractive economic institution) trái ngƣợc với thể chế có tính dung nạp, tập trung

quyền lực vào một số ít ngƣời hoặc nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích này nắm phần lớn
tài sản quốc gia và khai thác tài nguyên của đất nƣớc. Các nhóm lợi ích trong mơi
trƣờng thể chế này thƣờng chống lại phát triển của các thể chế có tính dung nạp vì nó
đe dọa sự tồn tại và lợi ích của họ. Đó cũng là lí do vì sao một khi kiểu thể chế này đã
hình thành thì rất khó để thay đổi bởi ai cũng muốn bảo vệ lợi ích của mình, nhất là
khi lợi ích đó rất rất lớn.
Các tác giả đã chứng minh rằng cách mạng khoa học công nghệ và bản thân con ngƣời
đã không thể đem lại sự thịnh vƣợng nếu khơng có cải cách thể chế bởi lẽ nếu khơng
có luật pháp về sở hữu trí tuệ, khơng có quyền tự do cho sáng tạo, khơng có sự kết nối
với thị trƣờng, khơng có sự kiểm sốt quyền lực thì cách mạng khoa học cơng nghệ
cũng khơng có hiệu quả. Các tác giả cũng chứng minh rằng thể chế yếu sẽ không ngăn
cản đƣợc giới cầm quyền cƣớp bóc, một đội ngũ cầm quyền ăn bám sẽ khơng khuyến
khích đầu tƣ và sáng tạo vì không ai đảm bảo đƣợc rằng họ sẽ không dùng quyền lực
để lấy cắp kết quả của đầu tƣ và sáng tạo của các cá nhân khác. Nếu quyền lực chính

1

Daron Acemoglu - James Robinson, Why nations fail, Crown Publishers, N.Y.2012.
332


trị có sự tham gia rộng rãi của quần chúng thì thể chế chính trị và kinh tế có thể mang
lại sự thịnh vƣợng và phúc lợi cho đông đảo quần chúng.
Vì thế, cải cách thể chế là con đƣờng cần thiết để phát triển quốc gia, xây dựng một xã
hội dân chủ, văn minh. Mục đích của cải cách thể chế là phát triển kinh tế quốc gia và
nâng cao năng lực của nền kinh tế đáp ứng với sự thay đổi. Tuy nhiên, đổi mới thể chế
là một q trình lâu dài, do đó cần phải có hiểu biết về q trình thay đổi thể chế để có
thể xác định đƣợc những vấn đề quốc gia hiện đang phải đƣơng đầu cũng nhƣ sẽ phải
đƣơng đầu trong tƣơng lai.
2. Cải cách thể chế xây dựng Nhà nƣớc kiến tạo liêm chính và hành động

để phát triển bền vững
Thuật ngữ ―nhà nƣớc kiến tạo phát triển‖ đƣợc nhà nghiên cứu Chalmers Johnson đƣa
ra từ những năm 80 của thế kỷ XX khi nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật
Bản. Ông nhận thấy rằng trong sự phát triển thần kỳ ấy có vai trị rất quan trọng của
nhà nƣớc. Nhà nƣớc Nhật Bản đã không chỉ tạo ra khn khổ cho sự phát triển mà cịn
định hƣớng và thúc đẩy sự phát triển đó. Sau này, ngồi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc, nhiều nƣớc đang phát triển khác đều đƣợc xem là những nhà nƣớc kiến tạo phát
triển.
Đặc trƣng cơ bản của mơ hình nhà nƣớc này là nhà nƣớc trực tiếp đề ra một kế hoạch
phát triển công nghiệp (với những tham vọng lớn) và đầu tƣ mạnh mẽ về cơ chế, chính
sách và nhiều khuyến khích khác để thúc đẩy cơng nghiệp phát triển. Theo các nhà
nghiên cứu, đây là mơ hình nhà nƣớc nằm ở giữa nhà nƣớc điều chỉnh (theo chủ thuyết
thị trƣờng tự do) và nhà nƣớc kế hoạch hóa tập trung (theo mơ hình xã hội chủ nghĩa
truyền thống). Nhà nƣớc kiến tạo phát triển khơng đứng ngồi thị trƣờng, nhƣng cũng
không làm thay thị trƣờng mà nhà nƣớc kiến tạo phát triển chủ động can thiệp mạnh
mẽ vào thị trƣờng để thúc đẩy phát triển và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đã
đƣợc đề ra.
Sắc lệnh về độc lập năng lƣợng, hạ thấp các tiêu chuẩn phát thải cho các nhà máy điện
dùng than của Tổng thống Mỹ Donald Trump là một ví dụ rất đặc trƣng cho mơ hình
nhà nƣớc điều chỉnh. Nhà nƣớc chỉ tác động lên các ngành cơng nghiệp bằng cách điều
chỉnh chính sách, pháp luật chứ không trực tiếp xây dựng kế hoạch rồi đầu tƣ phát
triển các ngành này. Việc hạ thấp tiêu chuẩn này đƣợc tin là sẽ tạo điều kiện để mở
rộng sản xuất điện than, nhờ đó mà ngành khai thác than cũng có thể mở rộng sản
xuất. Hệ quả tiếp theo là công ăn việc làm mới sẽ đƣợc tạo ra cho những ngƣời dân
Mỹ. Ngƣời ta cũng thấy khá rõ những hạn chế của mơ hình nhà nƣớc điều chỉnh qua
sắc lệnh độc lập năng lƣợng của Tổng thống Donald Trump. Nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng việc hạ thấp tiêu chuẩn phát thải chƣa chắc đã khiến các doanh nghiệp đầu tƣ
vào sản xuất điện than nhiều hơn; việc khai thác than vì vậy chƣa chắc đã đƣợc mở
rộng; công ăn việc làm mới cho ngƣời dân Mỹ chƣa chắc đã đƣợc tạo ra.
333



Nhiều ngƣời cho rằng, nhà nƣớc kiến tạo phát triển là mơ hình nhà nƣớc kết hợp đƣợc
ƣu điểm, đồng thời khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của cả hai mô hình nhà nƣớc điều
chỉnh và nhà nƣớc kế hoạch hóa tập trung.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng mô hình nhà nƣớc kiến tạo phát triển mạnh
mẽ nhất trong những thập niên nửa cuối của thế kỷ XX. Sự hấp dẫn của mơ hình này
đã suy giảm ít nhiều khi cuộc khủng khoảng tài chính châu Á năm 1997 xảy ra ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến nhiều nƣớc, đặc biệt các nƣớc Đơng Á (là những nƣớc theo
mơ hình nhà nƣớc kiến tạo phát triển). Nhiều học giả bắt đầu có cái nhìn phê phán hơn
đối với mơ hình nhà nƣớc kiến tạo phát triển và họ chỉ ra không ít những hạn chế của
mơ hình này. Ví dụ nhƣ sự hoạch định kế hoạch phát triển công nghiệp của nhà nƣớc
có thể dẫn đến hiện tƣợng dƣ thừa năng lực sản xuất quá lớn nhƣ ở Trung Quốc hay
trong thời đại tồn cầu hóa, khi các tập đồn xun quốc gia đang làm chủ việc hoạch
định chính sách phát triển nhiều ngành cơng nghiệp thì nhà nƣớc khơng dễ đi ngƣợc
lại với các tập đoàn này.
Mặc dù vậy, nhà nƣớc kiến tạo phát triển vẫn là một mơ hình đầy tiềm năng, phù hợp
với điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mỗi
quốc gia.
Cho đến nay, Việt Nam cũng đang có những cách tiếp cận về nhà nƣớc kiến tạo phát
triển với các trọng tâm khác nhau.
Một trong những cách tiếp cận đó là nhìn nhà nƣớc kiến tạo phát triển nhƣ một mơ
hình quản trị nói chung, tức tách biệt khỏi các vấn đề nền tảng về tổ chức quyền lực
chính trị. Cách tiếp cận này nhìn nhà nƣớc kiến tạo phát triển nhƣ một mơ hình hay
cách thức điều hành của Chính phủ can thiệp chủ động vào nền kinh tế mà cốt lõi là
thân thiện hơn với doanh nghiệp, xóa bỏ cơ chế xin - cho, tạo mơi trƣờng cạnh tranh
bình đẳng, đảm bảo ổn định vĩ mô… Nhà nƣớc kiến tạo phát triển đƣa ra tầm nhìn
cũng nhƣ các ƣu tiên chính sách tạo các đột phá phát triển và huy động đủ các nguồn
lực để thực hiện đột phá đó. Khái niệm này nhằm chuyển tải một hệ thống thể chế và
chính sách mới cho việc chủ động định hƣớng nền kinh tế.

Một quan điểm nổi bật khác về nhà nƣớc kiến tạo là một nhà nƣớc hƣớng tới mục tiêu
vì sự phồn thịnh quốc gia và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi ngƣời. Nhà nƣớc kiến
tạo có hai thuộc tính là liêm chính và hành động, trong đó ―liêm chính‖ có nghĩa là
cơng tâm, khách quan, có trách nhiệm giải trình và khơng bị chi phối bởi lợi ích nhóm.
Cịn ―hành động‖ là điều kiện để biến các chủ trƣơng, cam kết của nhà nƣớc thành các
kết quả kiến tạo cụ thể, có sức sống trong thực tiễn. Với quan niệm và tính chất của
nhà nƣớc kiến tạo nêu trên, nhiệm vụ chính của nhà nƣớc kiến tạo là thay đổi triệt để
từ tƣ duy đến phƣơng thức điều hành, củng cố năng lực thể chế nhà nƣớc, tạo môi
trƣờng kinh doanh bình đẳng và phát huy dân chủ để đƣa nhà nƣớc đến gần dân hơn.
Và để thực hiện đƣợc những nhiệm vụ này cần sự chuyển biến đồng bộ và mạnh mẽ
của cả hệ thống chính trị. Trong đó nhiệm vụ tiên phong thuộc về bộ máy hành pháp.
334


Ở Việt Nam, thuật ngữ ―Chính phủ kiến tạo phát triển‖ lần đầu tiên đƣợc đƣa ra trong
một bài viết của nguyên Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2014. Thế nhƣng,
thuật ngữ này chỉ thật sự trở thành một định hƣớng của cải cách, từ khi Thủ tƣớng
Nguyễn Xuân Phúc đƣa ra cam kết xây dựng một ―Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm
chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân‖ trong phát biểu nhậm chức của mình
và nỗ lực đẩy mạnh thực hiện trong thời gian qua.
Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Đại hội Đảng lần thứ XII nêu quan điểm: ―Hoàn thiện
Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và định
hƣớng phát triển của Nhà nƣớc. Tập trung tạo dựng thể chế, cơ chế, chính sách và mơi
trƣờng, điều kiện ngày càng minh bạch, an tồn, thuận lợi cho ngƣời dân, doanh
nghiệp tự do sáng tạo, đầu tƣ, kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trong kinh tế thị
trƣờng.
Phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của ngƣời dân trong hoàn thiện và thực thi pháp
luật, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Bảo đảm quyền con ngƣời, quyền
công dân. Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm,
lấy phục vụ nhân dân và lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất.‖ 2

Kể từ sau Đại hội XII của Đảng, để triển khai thực hiện những nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc đã tập trung chỉ đạo việc phát triển
doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xem xét loại bỏ quy định các
quy định không hợp lý, các rào cản, các loại ―giấy phép con‖… đang cản trở sự hình
thành và phát triển doanh nghiệp… nhằm tạo ra một mơi trƣờng kinh doanh thuận lợi,
minh bạch, bình đẳng cho doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu cùng phát triển,
nâng cao năng lực cạnh tranh.
Động thái đầu tiên của Chính phủ là Hội nghị Thủ tƣớng với doanh nghiệp năm 2016
với chủ đề "Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nƣớc" diễn
ra tại thành phố Hồ Chí Minh(29/4/2016) với khoảng 500 doanh nhân tham gia. Tiếp
đó là Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến
năm 2020 (ban hành ngày 16/5/2016); Các bộ sửa đổi, bổ sung các nghị định, thông tƣ
thực hiện; Tổ công tác của Chính phủ làm việc với các bộ, ngành; Thủ tƣớng làm việc,
cùng xúc tiến đầu tƣ với các tỉnh thành và chỉ đạo làm rõ các vụ việc cụ thể… Tháng
5/2017, Thủ tƣớng chủ trì phiên thảo luận của Ban chấp hành trung ƣơng Đảng CSVN
về ―phát triển kinh tế tƣ nhân‖ tại Hội nghị TƢ 5 khóa 12 (5/5-10/5/2017); Hội nghị
Thủ tƣớng với Doanh nghiệp năm 2017 với chủ đề "Đồng hành cùng doanh nghiệp"
tại Hà Nội (17/5/2017); Ban hành Chỉ thị 20 về chấn chỉnh thanh, kiểm tra đối với
doanh nghiệp, không quá 1 lần/năm… Những động thái kể trên cùng những phát biểu
và phong cách cá nhân Thủ tƣớng đã cho thấy ―hình hài‖ chính phủ kiến tạo. Hiệu quả
của những đổi mới trong năm 2016 bƣớc đầu đã đƣợc ghi nhận ở cả cộng đồng doanh
nghiệp và cộng đồng quốc tế, một năm mà chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực
2

Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2016, tr.270.
335


nâng cao năng lực thể chế, nhiều hành động quyết liệt nhằm cải thiện môi trƣờng kinh

doanh đã đƣợc xúc tiến, nguyên tắc công khai, minh bạch và đảm bảo sự tham gia của
cộng đồng đƣợc ghi nhận trong nhiều đạo luật... Kết quả xây dựng chính phủ kiến tạo
và phát triển trong năm 2016 đƣợc đánh giá chính là những thay đổi về tƣ duy và
phƣơng thức điều hành nền kinh tế, về xây dựng và củng cố năng lực thể chế nhà
nƣớc, cải thiện môi trƣờng kinh doanh, tạo dựng môi trƣờng hỗ trợ khởi nghiệp, đổi
mới sáng tạo của doanh nghiệp, về phát huy dân chủ trong xã hội để đƣa nhà nƣớc đến
gần dân hơn.
Theo GS. TS Ngô Thắng Lợi (Đại học KTQD) chia sẻ: luồng gió mới cho tăng trƣởng
kinh tế chính là cam kết vai trị chính phủ kiến tạo phát triển. Nội dung của chính phủ
kiến tạo đã đƣợc khởi động. Tƣ duy và phƣơng pháp điều hành cũng đã đƣợc thay đổi
―Kết quả năm vừa qua, số lƣợng doanh nghiệp đăng ký cao hơn hẳn, phá sản ít hơn,
ngồi nƣớc chỉ số cạnh tranh toàn cầu tăng...‖ 3. Rõ ràng, nhiệm vụ quan trọng nhất
của Chính phủ kiến tạo là cải cách thể chế gắn liền với tăng trƣởng kinh tế. Tăng
trƣởng kinh tế thúc đẩy cải cách thể chế, và cải cách thể chế làm sao tạo điều kiện cho
tăng trƣởng bền vững và nhanh hơn. Đây là vấn đề xuyên suốt thời kỳ chuyển đổi kinh
tế sang thị trƣờng, nhƣng chính phủ phải lựa chọn khâu 'đột phá' và lộ trình thích hợp.
Về triển vọng 2017, Báo cáo của Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân dự báo hai phƣơng
án tăng trƣởng với mức 6,0% và 6,6%, phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau trong
nƣớc và quốc tế, từ tăng trƣởng tín dụng, lạm phát và tăng giá dầu thô...
Nhƣ vậy, hiệu quả của những đổi mới đã đƣợc ghi nhận ở cả cộng đồng doanh nghiệp
và cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, đây là bƣớc đầu bởi thời gian tới, nền kinh tế tiếp tục
gặp khó khăn và những cải cách thể chế kinh tế có thể bị trì hỗn khi Hiệp định TPP
khơng cịn hiệu lực. Sự kiên định và ý chí quyết tâm mới có thể giúp Việt Nam hồn
thiện thể chế, đổi mới mơ hình tăng trƣởng để đảm bảo tăng trƣởng bền vững.
3. Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long
Để cải cách thể chế phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, khung thể chế Việt Nam
theo đuổi phải đảm bảo sự hài hòa giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trƣờng của
phát triển bền vững, đƣợc gắn kết bằng thể chế quốc gia đồng thời phù hợp với thông
lệ quốc tế và cần đƣợc triển khai theo những vùng lãnh thổ rộng lớn.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một phần của châu thổ sông Mekong (Mekong

Delta), là vùng sản xuất nơng nghiệp, thủy sản hàng hóa lớn nhất Việt Nam, đóng góp
gần 41% giá trị sản xuất nơng nghiệp, gần 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản, 90%
sản lƣợng gạo xuất khẩu, 70% sản lƣợng trái cây cả nƣớc. ĐBSCL đƣợc thiên nhiên
ƣu ái ban tặng trung bình mỗi năm khoảng 475 tỷ m3 nƣớc ngọt và hàng trăm triệu tấn
phù sa chảy qua, khu vực có tổng diện tích hơn 40.500 km2 này cung cấp sinh kế cho
khoảng 18 triệu ngƣời.
3

, Ban Kinh tế Trung ƣơng ,Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội và Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hội thảo khoa
học cấp quốc gia“Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam và vai trò của Chính phủ kiến tạo trong việc hồn thiện
thể chế và môi trường kinh doanh, Hà Nội, tháng 3/2017.
336


Đã từ lâu, ĐBSCL đƣợc coi là ―trọng điểm‖ để phát triển kinh tế. Nhiều văn bản liên
quan đã đƣợc ban hành nhƣ Quyết định số 1581/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch xây
dựng ĐBSCL, Quyết định số 492/QĐ-TTg thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng
ĐBSCL, Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông
vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL…Tuy nhiên, cho đến nay nguồn lực
ngân sách lẫn cơ chế để phát triển của ĐBSCL thực sự cịn rất ít. Khơng phải ngẫu
nhiên mà vựa lúa số một Đơng Dƣơng lại có thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp nhất.
Đây cũng là nơi, theo nghiên cứu của Tổng cục Thống kê, có số ngƣời bỏ xứ đi làm ăn
cao nhất nƣớc, lên đến nửa triệu ngƣời chỉ trong giai đoạn 2009 – 20144.
Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), ĐBSCL nằm trong ba vùng
châu thổ đƣợc xếp trong nhóm cực kỳ nguy cấp bởi nƣớc biển dâng. Một số dự báo
cho rằng đến cuối thế kỷ XXI, 40% diện tích vựa lúa này của Việt Nam sẽ chìm trong
nƣớc biển. Nƣớc dâng lấn đất là mối hoạ sinh tồn dài hạn, nhƣng xâm nhập mặn là hệ
quả đang ngày càng khó kiểm sốt. Năm 2016, đồng bằng sơng Cửu Long rơi vào trận
đại hạn thế kỷ khiến hơn một triệu ngƣời thiếu nƣớc. Một số chuyên gia cho rằng, chỉ
trong thời gian ngắn, nhiều vùng ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ khơng cịn khả năng

có nƣớc ngọt vào mùa khô. Thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long tính đến hết tháng 4/2016 là
9.020 tỷ đồng. Hạn hán và xâm nhập mặn còn khiến 475.000 hộ dân tại các khu vực
trên bị thiếu nƣớc sinh hoạt; 248.000 ha lúa, 129.000 ha cây công nghiệp, 50.000 ha
cây ăn quả, 19.000 ha hoa màu, 5.000 ha thủy sản bị thiệt hại. Các tỉnh bị thiệt hại
nặng nề nhất là Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu. BĐKH đã ảnh hƣởng nghiêm
trọng tới tài nguyên đất, làm gia tăng hiện tƣợng xói mịn, rửa trơi, sạt lở bờ sông, bờ
biển. Theo một thống kê đƣợc công bố cuối năm 2016, lƣợng phù sa về đến ĐBSCL
chỉ còn khoảng 85 triệu tấn, giảm gần một nửa so với trƣớc năm 2009 (khoảng 160
triệu tấn)5. Trong khi đó, chính sách quy hoạch, phân vùng, quản lý tại khu vực này
vẫn thiếu gắn kết, đồng bộ dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững. Tác động của biến đổi
khí hậu mà cụ thể là đợt hạn hán và xâm nhập mặn tại ĐBSCL đầu năm 2016 cho thấy
khu vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính sống còn, đe dọa sinh
kế và cuộc sống của hàng triệu ngƣời dân.
Mục tiêu phát triển bền vững cho khu vực ĐBSCL hiện đang đƣợc Chính phủ ƣu tiên,
phản ánh qua các hành động thực tiễn. Không dừng lại ở những chuyến thị sát thực tế
trong nƣớc, không chỉ chủ động lắng nghe các nhà khoa học, tháng 7/2017, Thủ tƣớng
Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm Hà Lan - quốc gia nổi tiếng thế giới về trị thủy,
ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Chuyến đi của ngƣời đứng đầu Chính
4

Nguyễn Khắc Giang, Chính phủ quyết liệt giải cứu Đ SCL, dẫn theo
truy
cập 27/09/2017 05:00 GMT+7
5
Diệu An, Thủ tướng và chuyện tìm giải pháp bền vững phát triển Đ SCL, dẫn theo
truy cập 24/09/2017 17:46 GMT+7
337



phủ đặt ra mục đích rất rõ ràng là để tìm hiểu kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác với Hà
Lan trong biến đổi khí hậu.
Hội nghị ứng phó với biến đổi khí hậu do Thủ tƣớng chủ trì tại Cần Thơ ngày 26 27/9/2017 đƣợc nhìn nhận nhƣ ―Hội nghị diên hồng‖ bàn một cách căn cơ chiến lƣợc
chuyển đổi mơ hình phát triển bền vững ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu với
tầm nhìn đến năm 2100. Hội nghị đã thảo luận chuyên đề liên quan đến sinh kế của
ngƣời dân, trong đó có cụm dân cƣ vƣợt lũ, quy hoạch tích hợp, phát triển hạ tầng và
cơ chế điều phối vùng; chuyển đổi sinh kế bền vững, hạ tầng thủy lợi, phòng chống
thiên tai, chống sụt lún, sạt lở; nhu cầu phát triển và nguồn lực.
Do tính đặc thù của khu vực ĐBSCL, là một phần của lƣu vực hạ lƣu sông sông
Mekong, và lại nằm phía cuối nguồn, việc đƣa ra bất kỳ quy hoạch nào cho phát triển
kinh tế – xã hội của vùng đều phải đƣợc đặt trong không gian phát triển tổng thể của
cả lƣu vực sông.
Trên nguyên tắc, tƣơng lai phát triển của khu vực ĐBSCL phụ thuộc rất nhiều vào
những gì mà các nƣớc láng giềng và kể cả Việt Nam đang và sẽ can thiệp vào dòng
Mekong ở thƣợng lƣu. Trong bối cảnh các nƣớc vùng thƣợng lƣu sông Mekong mà
đặc biệt là Trung Quốc, Lào và Campuchia đã và đang xây dựng nhiều hơn các con
đập thủy điện trên dịng chính sơng Mekong, việc định hƣớng phát triển của ĐBSCL
đƣợc xem xét thông qua việc xây dựng các kịch bản phát triển lƣu vực khác nhau. Đơn
giản hơn, các nhà hoạch định chính sách dựa vào các tiêu chí để có thể định hƣớng cho
sự phát triển cho ĐBSCL:
Một là, các can thiệp ngắn hạn (15 năm), trung hạn (đến 30 năm) và dài hạn (đến 50
năm) mà các nƣớc có thể làm đối với sơng Mekong trên khu vực thƣợng lƣu. Các can
thiệp mà Việt Nam quan tâm nhất đó là số lƣợng các con đập thủy điện sẽ đƣợc xây
thêm trên dịng chính và các cơng trình sử dụng nƣớc cũng nhƣ chuyển nƣớc quy mơ
lớn theo cùng các mốc thời gian trên thƣợng lƣu.
Hai là, những thay đổi mang tính định lƣợng sẽ xảy ra tại ĐBSCL tƣơng ứng với từng
kịch bản phát triển về (i) thay đổi chế độ thủy văn (lƣu lƣợng và phân bố), (ii) thay đổi
địa mạo, (iii) thay đổi về chất lƣợng nƣớc, (iiii) thay đổi về số lƣợng và chất lƣợng của
phù sa, bùn cát, và (iiiii) thay đổi liên quan đến năng suất sinh học sơ cấp và nguồn lợi
thủy sản, v,v. Những thay đổi này đƣợc đặt trong mối tƣơng quan với các tác động do

biến đổi khí hậu mà cụ thể là nhiệt độ tăng và mực nƣớc biển dâng, vốn rất nhạy cảm
cho khu vực này do tính đặc thù về địa hình (thấp) và hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Ba là, nhu cầu sử dụng nƣớc và các tài nguyên liên quan nhằm đáp ứng cho sự phát
triển kinh tế, xã hội của từng địa phƣơng trong từng giai đoạn cần đƣợc tính tốn một
cách phù hợp trong định hƣớng phát triển của khu vực. Các nhu cầu về năng lƣợng,
nƣớc và các nguồn tài nguyên khác cho từng lĩnh vực: nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, công nghiệp, du lịch, dân sinh đƣợc xem là những số liệu đầu vào quan trọng.
338


Các giải pháp cụ thể cho quy hoạch và phát triển toàn vùng cũng nhƣ từng địa phƣơng
đƣợc đƣa ra thơng qua phân tích kịch bản phát triển, và thứ tự ƣu tiên căn cứ vào thực
trạng và khả năng huy động nguồn lực của địa phƣơng và trung ƣơng.
Từ hiện trạng phát triển cùng các thách thức ĐBSCL đang đối mặt cộng với kinh
nghiệm từ các nƣớc phát triển, đặc biệt là Hà Lan, chúng ta có thể tham khảo vài gợi ý
sau đây:
Thứ nhất, giải pháp quy hoạch: xây dựng đƣợc một bản quy hoạch tổng thể toàn vùng
ĐBSCL dựa trên kịch bản phát triển đƣợc thống nhất lựa chọn. Nguyên tắc là đảm bảo
sự tham gia của các bên liên quan trên nền tảng phân tích khơng gian đa chỉ tiêu
(SMCA). Bản quy hoạch này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách có một cái
nhìn rõ hơn về khơng gian (lĩnh vực gì, ở đâu, kết nối thế nào) và thời gian (khi nào,
bao lâu, và lộ trình thực hiện).
Thứ hai, giải pháp phịng chống: bảo vệ tối đa cuộc sống và tài sản của ngƣời dân
trƣớc thiên tai (chủ yếu là lũ, lụt) và tác đơng của biến đổi khí hậu thơng qua việc cải
tạo, tăng cƣờng, và làm mới hệ thống đê biển, đê bao, bờ bao (có phân cấp) cho các đơ
thị và nơi tập trung dân cƣ; nâng cao khả năng tiêu thoát và điều tiết lũ cũng nhƣ kiểm
soát tối đa xâm nhập mặn cho từng hệ thống sông, cửa sông nhằm giảm thiểu tối đa
các rủi ro tiềm tàng. Xem xét thử nghiệm hệ thống đê ao (pond dyke) nhằm trữ nƣớc
trong mùa khô và bảo vệ trong mùa lũ cho các khu vực đƣợc quy hoạch cho nuôi trồng
thủy sản.

Thứ ba, giải pháp thích ứng: áp dụng phƣơng châm ―sống chung với lũ‖ hay ―cho
nƣớc lũ tràn đồng‖ tại một số vùng sản xuất nông nghiệp, các khu bảo tồn và rừng
ngập mặn nhằm tận dụng tối đa nguồn phù sa và dinh dƣỡng từ tự nhiên phục vụ thau
chua, rửa mặn, bổ sung độ màu mỡ cho đất và nâng cao khả năng phòng hộ của hệ
sinh thái ven biển. Ngoài ra cần nâng cao năng lực và quy trình vận hành hồ chứa trên
thƣợng lƣu (Tây Nguyên) và ao đầm ở hạ lƣu phục vụ chống hạn khi cần.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, đƣa vùng đất trù phú của hơn 18 triệu ngƣời dân
phát triển đúng với tiềm năng, một chính sách phát triển vùng tổng thể, hội tụ đƣợc tri
thức và bản lĩnh của tất cả các bên liên quan – chính phủ, các địa phƣơng, nhà khoa
học, doanh nghiệp, ngƣời dân, các tổ chức xã hội, và đối tác nƣớc ngoài là rất quan
trọng.
―Chính phủ kiến tạo‖ sau gần hai năm vận hành đã đem lại rất nhiều chuyển biến mới.
Những nỗ lực làm trong sạch bộ máy nhà nƣớc, thông thống mơi trƣờng kinh doanh –
nhƣ việc Bộ Cơng thƣơng mạnh tay cắt hơn 550 giấy phép con đem lại nhiều niềm tin
cho doanh nghiệp và xã hội.
Hy vọng rằng bằng quyết tâm cùng hành động của một chinh phủ liêm chính và kiến
tạo, cùng sự vào cuộc của các bên liên quan, tầm nhìn thế kỷ cho ĐBSCL sẽ sớm đƣa
ra một mơ hình cho phát triển bền vững, phát huy tiềm năng, phù hợp với điều kiện tự
nhiên, con ngƣời và văn hóa trên cơ sở kết hợp khoa học công nghệ cao với kế thừa tri
339


thức bản địa, biến thách thức thành cơ hội, vì tƣơng lai tốt đẹp hơn cho ngƣời dân nơi
đây.
4. Kết luận
Với thực tế Việt Nam hiện nay, để xây dựng đƣợc nhà nƣớc kiến tạo, sẽ có một số
nguyên tắc mà chúng ta khơng thể bỏ qua:
Về mặt chính trị: i) tăng cƣờng vai trò độc lập trong xây dựng và giám sát thực thi
chính sách của Quốc hội. Quốc hội phải tập hợp đƣợc nhiều lực lƣợng xã hội đa dạng
hơn để có thể giảm thiểu sự tập trung quyền lực và giúp bảo vệ lợi ích của các thành

phần xã hội trong xây dựng chính sách; ii) thay đổi tƣ duy về vai trò của nhà nƣớc và
mối quan hệ giữa nhà nƣớc và thị trƣờng. Cụ thể là, nhà nƣớc sẽ đóng vai trị trọng tài,
tạo khn khổ chính sách để thúc đẩy sự phát triển năng động, công bằng và hiệu quả
của thị trƣờng chứ không tham gia vào thị trƣờng. Nhà nƣớc cần tôn trọng triệt để các
nguyên tắc và quy luật vận hành của nền kinh tế thị trƣờng thực thụ nhƣ quy luật cung
cầu và quy luật giá trị; iii) thay đổi tƣ duy về mối quan hệ giữa nhà nƣớc và ngƣời dân
theo đó, nhà nƣớc kiến tạo là nhà nƣớc đại diện chứ không phải nhà nƣớc đặc quyền.
Phải xây dựng và hiện thực hoá cơ chế để ngƣời dân giám sát đƣợc chính quyền thơng
qua tăng cƣờng cơng khai và minh bạch hoá.
Về mặt kinh tế: i) nhà nƣớc chỉ tham gia vào các lĩnh vực kinh tế khi doanh nghiệp tƣ
nhân không làm đƣợc hoặc không muốn làm do lợi nhuận thấp, rủi ro cao hay đầu tƣ
quá lớn. Chính phủ cần dứt khốt cổ phần hố các doanh nghiệp nhà nƣớc trong các
lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tƣ nhân có thể đảm đƣơng đƣợc; ii) cần giảm
thiểu các lĩnh vực kinh tế độc quyền bằng cách cho phép sự tham gia và cạnh tranh của
khu vực kinh tế tƣ nhân vào một số lĩnh vực phù hợp mà từ trƣớc đến nay nhà nƣớc
nắm giữ. Chính sách kinh tế và đầu tƣ của nhà nƣớc không nên phân biệt doanh nghiệp
nhà nƣớc hay tƣ nhân, mà quan trọng nhất là nhằm thúc đẩy sức cạnh tranh quốc tế và
đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam; iii) nhà nƣớc tập trung điều tiết
kinh tế bằng chính sách kinh tế vĩ mơ và xây dựng cơ sở hạ tầng, thay vì tập trung vào
nắm giữ các tổng cơng ty hay tập đồn kinh tế nhà nƣớc. Các chính sách kinh tế là để
khắc phục những ―thất bại‖ của thị trƣờng chứ khơng có chức năng xã hội. Muốn đảm
bảo cơng bằng xã hội thì dùng các chính sách phân phối lại thu nhập và phúc lợi xã
hội, thay vì dùng các doanh nghiệp nhà nƣớc để điều phối.
Trong điều kiện của Việt Nam, để kiến tạo phát triển Nhà nƣớc cần phải hoạch định
đƣờng lối phát triển cho đất nƣớc đặc biệt là đƣờng lối cơng nghiệp hóa, chƣơng trình
xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy việc hiện thực hóa đƣờng lối đó bằng những việc sau
đây:
Trƣớc hết, Nhà nƣớc phải tạo ra đƣợc hệ thống khuyến khích để các nguồn lực của xã
hội đƣợc tập trung đầu tƣ cho các mục tiêu phát triển. Hệ thống khuyến khích đó có
thể là chi tiêu cơng, là thuế, là tín dụng, là thƣơng quyền... Ngồi ra, Nhà nƣớc còn cần

phải phát huy thế mạnh của nhà nƣớc điều chỉnh là tạo ra khuôn khổ thể chế và mọi
340


điều kiện cần thiết nhƣ quyền tự do kinh doanh, sự minh bạch, bảo đảm sự ổn định
kinh tế vĩ mơ...
Thứ hai, Nhà nƣớc cần tìm mọi cách để cung cấp các dịch vụ công chất lƣợng, giá rẻ
cần thiết cho sự phát triển năng lực và việc làm ăn của các doanh nghiệp, của những
ngƣời dân. Muốn làm đƣợc điều này, phải xây dựng đƣợc một bộ máy hành chínhcơng vụ hết sức chun nghiệp và hiệu quả. Bộ máy này phải đƣợc tuyển dụng, bổ
nhiệm nghiêm ngặt dựa trên cơ sở của trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
Thứ ba, Nhà nƣớc tạo ra cạnh tranh lành mạnh để tất cả mọi chủ thể trong xã hội đều
phải vƣơn lên và để thu hút đƣợc ngƣời tài. Tiêu chí để cạnh tranh trong đời sống kinh
tế là chất lƣợng hơn và giá rẻ hơn. Tiêu chí để cạnh tranh trong đời sống chính trị là tài
giỏi hơn và đạo đức hơn. Cần thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc và
kiểm soát gắt gao những doanh nghiệp cịn chiếm giữ vị thế độc quyền. (Độc quyền
khơng chỉ dẫn đến lạm quyền mà còn làm cho hoạt động kinh tế kém hiệu quả và xã
hội kém năng động). Cần có cơ chế để ngƣời tài đƣợc tuyển chọn mà một phần của cơ
chế này là áp đặt chế độ trách nhiệm rõ ràng để những ngƣời đứng đầu đƣợc trao
quyền tuyển chọn và bắt buộc phải chọn cho đƣợc ngƣời tài (khơng chọn đƣợc ngƣời
tài khơng thể hồn thành đƣợc công việc).
Theo cách phân loại 5 giai đoạn phát triển kinh tế của Diễn đàn Kinh tế thế giới, thì
Việt Nam đang chuyển đổi trong chừng mực nào đó từ việc tăng các nhân tố đầu vào
nhƣ vốn, lao động sang tăng dần hiệu quả của các yếu tố. Cùng với việc hồn thiện
mơi trƣờng kinh doanh, tăng cƣờng đầu tƣ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản
xuất hàng hóa có giá trị gia tăng lớn, tăng cƣờng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tƣ
nhân, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thì vấn đề cốt lõi nhất là Việt Nam cần tập
trung cải cách chế chế xây dựng nhà nƣớc kiến tạo để hƣớng tới sự phát triển bền
vững. Xin đƣợc dẫn lời của nguyên Bộ trƣởng Kế hoạch và Đầu tƣ Bùi Quang Vinh
thay cho lời kết: ―Tƣ duy bộ máy phải khác. Quản lý là quản trị, chúng ta phải chuyển
sang một nhà nƣớc kiến tạo - tạo ra những điều kiện môi trƣờng để cho nền kinh tế

phát triển, mình đừng can dự nhiều quá, mình đừng nghĩ là mình ngồi trên, cao hơn
nên quản lý mà chúng ta phải phục vụ họ vì họ đóng thuế cho chúng ta tồn tại, bộ máy
lấy đâu ra tiền, thuế của ngƣời dân, thuế của doanh nghiệp để ni bộ máy. Bộ máy
đúng là có quyền lãnh đạo, quản chế những việc này nhƣng bộ máy ấy phải tạo ra môi
trƣờng tốt hơn, thuận lợi hơn cho những ngƣời đóng thuế cho mình‖6.

6

Bộ trƣởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh, Quên đi cái thời vào Nhà nước mới vẻ vang , dẫn theo
truy cập
21/02/2015 03:02 GMT+7
341


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Ngoại giao, Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế tồn cầu hóa: Vấn đề và giải
pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2002.
2.Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016.
3.Daron Acemoglu - James Robinson, Why nations fail, Crown Publishers, N.Y.2012
4.Nguyễn Thị Nga, Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam
thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2007.
5.www. vietnamnet
6.www.dangcongsanvietnam

342




×