Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Lí luận về miễn trừ quốc gia trên thế giới và xu hướng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 11 trang )

NGHIÊN cứư - TRA o Đõl

LÍ LUẬN VỀ MIỄN TRỪ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ xu HƯỚNG PHÁT TRIEN
vũ THI PHƯƠNG LAN •

Tóm tăt: Trên cơ sở nghiên cứu các khía cạnh lí luận cơ bản và pho biến về chế định miễn trừ
quốc gia, bài viết làm rõ sự phát triển của lí luận về chế định miễn trừ quốc gia và đưa ra một số quan
điếm về tương lai phát triển của chế định miễn trừ quốc gia trên thể giới. Bài viết cho rằng sự phát
triển của chế định miễn trừ quắc gia là một xu hướng phổ quát và trong tương lai, chế định miễn trừ
quốc gia sẽ tiếp tục phát triên theo hướng gia tăng sự hạn chế quyền miễn trừ của các chủ thẻ mang
tính cách quốc gia trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.
Từ khoả: Miễn trừ quốc gia; miễn trừ tuyệt đối; miền trừ chức năng; tư pháp quốc tế

Nhận bài: 25/8/2021

Hoàn thành biên tập: 26/4/2022

Duyệt đăng: 26/4/2022

THEORIES ON STATE IMMUNITIES AND DEVELOPMENT TRENDS AROUND
THE WORLD
Abstract: Based on the study of theoretical and popular aspects of state immunity, this paper explores
on the development of the theories on state imunity and provide some remarks on thefuture development of
this principle around the world. This paper concludes that the development ofstate immunity provision is a
universal trend and in the future, state immunity provision will continue to develop in the direction of
increasing the restriction of immunityfor states in civil transactions with with foreign elements.

Keywords: State immunity; absolute immunity; functional immunity; private international law
Received: Aug 25th, 2021; Editing completed: Apr 2Ổh, 2022; Acceptedfor publication: Apr 2Ốh, 2022

1. Khái quát về chế định miễn trừ


quốc gia
1.1. Khái niệm “miễn trừ quốc gia”
“Miễn trừ quốc gia” (State immunity) là
khái niệm đặc thù của tư pháp quốc tế. Khái
niệm này chỉ đặc quyền của các chủ thể
mang tính quốc gia khi tham gia các mối
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi sẽ được
hưởng quyền miễn trừ xét xử trước toà án
của một quốc gia khác. Nói cách khác, nếu
quốc gia bị kiện trước toà án của một quốc
gia khác trong một vụ kiện dân sự và quốc
gia bị kiện viện dẫn quyền miễn trừ quốc gia
(MTQG) và được toà án quốc gia đang xem
* Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội
E-mail:

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022

xét vụ việc chấp thuận lí lẽ đó thì có nghĩa là
quốc gia bị kiện sẽ khơng thể bị tồ án đó
xét xử và vụ kiện sẽ bị đình chỉ1. Tuy nhiên,
MTQG cũng khơng có nghĩa là quốc gia
không phải thực hiện một nghĩa vụ, không
phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi thực
hiện1
2, khi lập luận “miễn trừ quốc gia” được
chấp thuận thì ngay việc xem xét quốc gia có
phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của

mình hay khơng thậm chí cịn không được

đặt ra. Mặt khác, việc chấp nhận quyền

1 Hazel Fox, Philippa Webb, The law of state
immunity, Oxford University Press, 2013, tr. 11, 12.
2 Nguyễn Tiến Đức, “Quy chế miễn trừ quốc gia
trong tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay”, Tạp chỉ
Nhà nước và Pháp luật, số 11/2013, tr. 75 - 84.

71


XGHỈÊ.V CÚI - TRAO ĐOI

MTQG của quốc gia nước ngoài là tuỳ theo
tồ án của từng nước. Có những tồ án chấp
nhận quyền MTQG và do đó quốc gia nước

ngồi khơng bị xét xử nhưng có tồ án của
quốc gia khác lại khơng chấp nhận quyền này
và do đó quốc gia nước ngồi bị họ xét xử3. Ở
góc độ đó, MTQG cũng có thể được coi là
một đặc quyền về tố tụng ưong tư pháp quốc
tế, theo đó một quốc gia này khơng thể bị xét
xử bởi tồ án của một quốc gia khác trong vụ
kiện liên quan tới tranh chấp dân sự.
Có ba đặc điểm cần lưu ý về MTQG.
Thứ nhẩt, MTQG khơng áp dụng đối với
việc kiện hình sự hay hành chính. Một chủ
thể được hưởng quyền MTQG đối với các vụ
kiện dân sự song vẫn chủ thể đó khi bị xác


định là vi phạm pháp luật hình sự hoặc hành
chính của nước sở tại thì vẫn có thể bị toà án
của nước sở tại xét xử về vi phạm hình sự
hay hành chính đó. Thứ hai, chế định MTQG
chỉ liên quan tới việc liệu toà án quốc gia sở
tại này có quyền xét xử một quốc gia nước

ngồi hay khơng. Câu trả lời cho câu hỏi này
phụ thuộc vào pháp luật của nước sở tại hoặc
điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia. Việc
quốc gia nước ngồi có tun bố từ bỏ quyền
miễn trừ của mình hay khơng khơng quan
trọng. Do đó, việc quốc gia bị xét xử trước
một thiết chế khác khơng phải tồ án (ví dụ:
trọng tài nước ngồi hoặc trọng tài quốc tế)
khơng thuộc phạm vi của chế định MTQG.
Thiết chế trọng tài là thiết chế xét xử đặc
thù. Đe có thể bị xét xử bởi trọng tài thì
trước hết quốc gia phải đồng ý một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp với thẩm quyền xét xử
của thiết chế trọng tài đó đối với mình. Neu
quốc gia chưa thể hiện sự đồng ý đó thì
3 Hazel Fox, Philippa Webb, tlđd, tr. 12.

72

khơng thiết chế trọng tài nào được xét xử
quốc gia. Còn trong chế định MTQG, cho dù
quốc gia nước ngồi khơng đồng ý thẩm

quyền xét xử của toà án sở tại và viện dẫn
quyền MTQG để chối bỏ thẩm quyền xét xử
đó thì tồ án sở tại vẫn có thể xét xử quốc
gia nước ngồi nểu tồ án đó từ chối quyền
MTQG của quốc gia nước ngoài. Thứ ba,
chế định MTQG chỉ liên quan tới thẩm
quyền của toà án của một quốc gia sở tại đối
với quốc gia nước ngồi. Có một số học giả
cho rằng các thiết chế toà án quốc tế, ví dụ
Tồ án cơng lí quốc tể (International Court
of Justice - ICJ) xét xử các quốc gia cũng
thuộc phạm vi điều chỉnh của chế định
MTQG4. Tuy nhiên, quan điểm này là khơng

chính xác bởi lẽ ICJ khơng phải là tồ án của
một quốc gia, toà án này được thành lập bởi
điều ước quốc tế do các quốc gia thỏa thuận,
trao quyền để xét xử quốc gia. Việc thành
lập và thẩm quyền của tồ án này được thực
hiện theo cơng pháp quốc tế và trực tiếp hay
gián tiểp đã có sự chấp thuận của các quốc
gia đối với thẩm quyền xét xử của nó. Lập
luận liên quan tới MTQG nếu có được sử
dụng trước loại thiết chế xét xử này sẽ phải
được nhìn nhận ở góc độ khác, góc độ cơng
pháp quốc tế chứ không phải chế định
MTQG của tư pháp quốc tế.
4 Daniel Franchini, State Immunity as a Tool of
Foreign Policy: The Unanswered Question of Certain
Iranian Assets, 60 VA. J. INT'l L. 433, 2020; Se Eun

Lee, Head of State Immunity: The Ongoing Debate
and Implications for the Future Development of
International Criminal Law, 24 Austl. INT'l L.J.
119, 2018. Các tác giả này có nêu các trường hợp
ICJ gần đây xét xử Tổng thống Mugabe và đặt vấn
đề sai áp tài sản của Cộng hịa hồi giáo Iran với lí do
tài trợ khủng bố và xem đó là những vấn đề thuộc
phạm vi điều chinh của tư pháp quốc tế.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022


V67//Z V cúi - 7 RA o Đõl

1.2. Nội hàm và nguồn gốc của miễn trừ
quốc gia
Quyền MTQG đem đến cho quốc gia đặc
quyền miễn trừ xét xử bao gồm hai nội
dung5. Thứ nhất, quốc gia được miền trừ xét

chất và nội dung của vụ việc. Câu hỏi mà

xử trước toà án của một quốc gia khác. Theo

ngoài đúng hay sai, có phải chịu trách nhiệm
pháp lí hay khơng?”.
Nguồn gốc của đặc quyền MTQG xuất

nội dung này, khi một quốc gia (gọi là quốc


gia nước ngoài) bị kiện trước toà án của một
quốc gia khác (gọi là quốc gia sở tại) thì tồ

án của quốc gia sở tại khơng được xét xử
quốc gia nước ngồi. Thứ hai, nếu khơng phải
quốc gia nước ngoài mà là tài sản của quốc

toà án sẽ trả lời lúc đó là “liệu trong trường
hợp này quốc gia nước ngồi có được hưởng

MQTG hay khơng?” chứ không phải là
“liệu trong trường hợp này quốc gia nước

phát từ những quan niệm cơ bản của lí luận
chính trị và pháp luật quốc tế. Từ đầu thế ki

XVII, Thomas Hobbes, nhà chính trị học nổi
tiếng người Anh đã đưa ra quan điểm về

gia nước ngoài bị kiện trước toà án nước sở
tại để thực hiện nghĩa vụ nợ thì tồ án của
quốc gia nước sở tại cũng khơng có quyền xét
xử đối với tài sản của quốc gia nước ngồi. Ví
dụ: trường hợp một chiếc tàu của một quốc
gia nước ngoài đi tới vùng biển của quốc gia

thỏa ước xã hội (social contract) giữa người

nước sở tại. Vì lí do nào đó, một cơng ti của
nước sở tại đã thắng kiện đối với quốc gia

nước ngoài trước một toà án nào đó và muốn
tồ án nước sở tại sai áp con tàu của quốc gia
nước ngoài để thực hiện nghĩa vụ nợ. Nếu chế

đối và không thể thách thức của Nhà nước.

định MTQG được sử dụng thì tồ án nước sở
tại không được sai áp con tàu cùa quốc gia
nước ngoài để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
nợ cho cơng ti của quốc gia mình.
Như vậy, nội hàm đầy đủ của quyền
MTQG bao gồm miễn trừ xét xử đối với
bản thân quốc gia và tài sản quốc gia. Đây
là một đặc quyền tố tụng, có nghĩa rằng tồ
án quốc gia sở tại, nếu chấp nhận lập luận
về MTQG, sẽ từ chối xét xử đối với quốc
gia nước ngoài mà chưa cần xem xét tới bản

5 Michael Douglas & Claudia Carr, The Commercial
Exceptions to Foreign State Immunity, 45 FED. L.
REV. 445, 2017, tr. 450.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SƠ 4/2022

dân và nhà nước, theo đó người dân trao cho
nhà nước thẩm quyền tuyệt đối, không thể bị
thách thức, đổi lại nhà nước đem đến sự bảo
vệ và an toàn cho người dân6. Đây chính là
nguồn gốc của quan niệm chủ quyền tuyệt
Quan niệm này sau đó cũng được thể hiện

qua tiên đề chính trị-pháp lí cơ bản “rex non

potest peccare”, nghĩa là “nhà vua không bao
giờ sai”7. Tiên đề này được áp dụng trong

công pháp quốc tế trở thành quy tắc được
công nhận chung phổ biển vào thế kỉ XVIII:
“những kẻ ngang nhau khơng có quyền xét

xử

nhau”

(“par

in

parem

non

habet

jurisdictionem” hay “par in parem non habet
imperium”). Nhà vua là người đứng đầu một
quốc gia có chủ quyền. Chủ quyền của mỗi
6 Bailey Roe, “Slaying the Leviathan: How Inconsistent
Restrictions ‘On State Immunity Undermine the
Rule of Law”, 36 AM. u. INT'l L. REV. 105, 2020,
tr. 112.

7 Sandra Ekpo, Jurisdictional Immunities of the State
(Germany V. Italy): The Debate over State
Immunity and Jus Cogens Norms, 8 QMLJ 151,
2017, tr. 151 - 153.

73


NGHIÊÌS CỦI - TRA o ĐỊI

quốc gia dù lớn hay nhỏ đều như nhau và
khơng có gì cao horn chủ quyền quốc gia. Do

đó, các quốc gia có chủ quyền đều bình đẳng
với nhau và khơng có quyền xét xử nhau8.
Sau này, các quan niệm về chủ quyền và sự

1.3. Nguồn pháp luật về miễn trừ quốc gia

Với tư cách là một chế định của tư pháp
quốc tế, MTQG được quy định chủ yếu

trong pháp luật quốc gia. Có khá nhiều quốc
gia đã ban hành luật thành văn để điều chỉnh

được trang trọng ghi nhận trong Tuyên bố về

vấn đề này, vi dụ: Hoa Kỳ ban hành Đạo luật
xác định thẩm quyền của Hoa Kỳ trong các


những nguyên tắc của Luật quốc tế, điều

vụ kiện đối với các quốc gia nước ngoài (Act

chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các
quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên

to define the jurisdiction of United States
courts in suits against foreign States) năm
19761011
, Vương quốc Anh ban hành Đạo luật
MTQG năm 197811; Singapore ban hành

bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền

hợp quốc: “Tất cả các quốc gia đều được
hưởng sự bình đẳng và độc lập về chủ
quyền. Các quốc gia có quyền và trách

nhiệm như nhau và là những chủ thê ngang
bằng trong cộng đồng quốc tế, cho dù có sự
khác biệt về chỉnh trị, xã hội, hay những
khía cạnh khác ”9. Có thể nói, quan niệm về
chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng giữa

các quốc gia có chủ quyền chính là nguồn
gốc sâu xa của quan niệm và sau đó là chế

định về MTQG.


8 Nguyễn Tiến Đức, tlđd, tr. 75 - 84; Michael
Douglas & Claudia Carr, sđd, tr. 447; Chinmayi
Sharma, State Immunity and English Courts:
Examining Trends and Engagement with Public
International Law, 10 KING'S Student L. REV. 33,
2020, tr. 33.
9 Tuyên bố về các nguyên tắc của công pháp quốc tế
về các mối quan hệ thân thiện và hợp tác giữa các
quốc gia theo Hiến chương Liên hợp quốc
(Declaration of principles of international law
concerning friendly relations and co-operation
among states in accordance with the Charter of the
United Nations, GA Res 2625 (XXV) ngày
24/10/1970: “All States enjoy sovereign equality’.
They have equal rights and duties and are equal
members of the international community,
notwithstanding differences of an economic, social,
political or other nature”, />ruleoflaw/files/3ddal fl04.pdf, truy cập 16/8/2021.

74

Đạo luật MTQG (State immunity Act) năm
197912; Canada ban hành Đạo luật MTQG
(State immunity Act) năm 198513; Nhật Bản
ban hành Đạo luật về thẩm quyền xét xử dân
sự của Nhật Bản đối với quốc gia nước ngoài
(Act on the Civil Jurisdiction of Japan with
respect to a Foreign State) năm 200914...
Một nguồn khác của chế định MTQG là
pháp luật quốc tế dưới dạng tập quán pháp


(Customary international law). Có học giả
cho rằng đây là nguồn gốc ban đầu của chế
định MTQG15. Các quan niệm cơ bản của

10 />@title28/part4/chapter97&edition=prelim, truy cập
16/8/2021.
11 truy
cập 16/8/2021.
12 truy cập
16/8/2021.
13 truy cập
16/8/2021.
14 />_main?re=2&vm=02&id=1948, truy cập 16/8/2021.
15 N. Yu. Erpyleva & A.s. Kasatkina, Theory of
Absolute and Functional State Immunity in the
Legislation and Judicial Practice of the Russian
Federation, 2018 LAW: J. HIGHER Sch. ECON.
6, 2018, tr. 8.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022


\'GHIÊ.\ CÚI - TRAO ĐO!

công pháp quốc tế về quốc gia, chủ quyền
quốc gia, mối quan hệ giữa các quốc gia
chính là loại nguồn này. Các quan niệm này
được các quốc gia hiện đại công nhận và vận
dụng trong các mối quan hệ cơng pháp quốc

tế và do đó trở thành tập quán chung.

Các ĐƯQT thành văn kí kết giữa các

quốc gia cũng là một loại nguồn của chế

định MTQG hiện đại. Tuy nhiên, loại nguồn
này hiện còn khá hạn chế do các quốc gia
vẫn chưa kí kết nhiều cam kết về MTQG.
Cho đến nay, mới có một ĐƯQT có hiệu lực
về vấn đề này là Công ước châu Âu về miền
trừ quốc gia (European Convention on State
Immunity) kí kết tại Basel, Thụy Sĩ năm
197216. Công ước này hiện nay có 8 thành
vién là Áo, Bỉ, Cyprus, Đức, Luxembourg,
Hà Lan, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh17. ĐƯQT
thứ hai quy định về miễn trừ quốc gia là
Công ước của Liên họp quốc về miền trừ xét
xử đối với quốc gia và tài sản của quốc gia

(United Nations Convention on jurisdictional

qua theo Nghị quyết số 59/3818. Cho đến

nay, Cơng ước đã có 36 quốc gia thành viên
Liên họp quốc kí gia nhập và có 22 thành
viên đã phê chuẩn. Theo quy định tại Điều
28 và Điều 33, Cơng ước có hiệu lực kể từ
ngày thứ ba mươi kể từ khi thành viên thứ
30 phê chuẩn1920

. Như vậy, đến thời điểm này,

Công ước của Liên hợp quốc về miễn trừ xét
xử đối với quốc gia và tài sản của quốc gia
vẫn chưa có hiệu lực.
1.4. Chủ thế của miễn trừ quổc gia
Chủ thể của quyền MTQG đương nhiên
là quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên, đây là
khái niệm khó xác định. Hiệp ước Montevideo
năm 1933 kí giữa các quốc gia châu Mỹ về
quyền và nghĩa vụ cùa các nhà nước, "quốc
gia là một thực thế của cơng pháp quốc tế
phải có một phạm vi dân cư ổn định, một

phạm vỉ lãnh thô được xác định, một chính
qun và có khả năng tham gia mối quan hệ
với các quốc gia khảc”2ữ. Theo quan niệm
này, quốc gia là một thực thể phức hợp gồm

immunities of states and their propety). Năm
1977, Đại hội đồng Liên hợp quốc giao cho
ủy ban Luật quốc tế (International Law

bốn yếu tố là dân cư, lãnh thổ, bộ máy chính

Commission - ILC) nhiệm vụ dự thảo văn
kiện quốc tế về MTQG. Năm 1986, ILC
hoàn thành dự thảo đầu tiên để lấy ý kiến các
quốc gia thành viên. Trải qua q trình góp
ý, sửa đổi, hồn thiện nhiều năm sau đó, tới


định một quốc gia hiện nay. vấn đề là trong

ngày 02/12/2004, Công ước mới được Đại
hội đồng Liên Hợp quốc chính thức thông

16 truy cập 16/8/2021.
17 Theo Roger O’Kefee, “The European Convention
on State Immunity and International Crimes”,
Cambridge University Press, số 22/2020, tr. 510.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022

quyền và được cơng nhận trong các quan hệ
quốc tế. Đây cũng là quan niệm phổ biến xác

các mối quan hệ tư pháp quốc tế, khái niệm
này lại quá trừu tượng. Hầu như không thề
thấy một mối quan hệ dân sự cụ thể nào có
sự hiện diện của quốc gia với đầy đủ cả bốn
yếu tố nói trên. Như vậy, khái niệm quốc gia
được hưởng quyền MTQG trong tư pháp

18 Hazel Fox, Philippa Webb, tlđd, tr. 284 - 289.
19 />=TRE ATY&mtdsg no=III-l3&chapter=3&clang
=_en, truy cập 16/8/2021.
20 Hazel Fox, Philippa Webb, tldd, tr. 25.

75



XGHIÊX CL I - TRA o DÔI

quốc tế phải là những cá nhân hay tổ chức cụ
thể, những chủ thể mang trong mình tính

họp cùng là một cơ quan bị kiện song tồ án
quốc gia này thì xác định đó là chủ thể của

cách quốc gia.
Công ước của Liên hợp quốc về miễn trừ
xét xử đối với quốc gia và tài sản của quốc

MTQG trong khi quốc gia khác thì lại khơng
như vậy23. Có thể nói, khơng có một phạm vi

gia năm 2004 quy định khái niệm quốc gia

chủ thể của MTQG. Các căn cứ thường được
áp dụng để xác định là: 1) chủ thể đó có thực

khơng những bao gồm bản thân quốc gia mà

còn là các cơ quan chính phủ, các bang trong
nhà nước liên bang, đơn vị hành chính lãnh
thổ, các cơ quan, định chế hoặc các thực thể

khác và người đại diện của quốc gia trong
phạm vi thẩm quyền của mình khi thực hiện
cơng vụ quốc gia21. Đạo luật MTQG năm

1978 của Vương quốc Anh cũng liệt kê các
chủ thể nhà nước được hưởng MTQG bao
gồm nguyên thủ quốc gia khi hành xử trong

phạm vi thực hiện chức năng cơng; Chính
phủ; các cơ quan chính quyền của quốc
gia22. Mặc dù liệt kê cụ thể như vậy song
cũng không làm cho việc xác định chủ thể
của MTQG được hồn tồn sáng tỏ. Có
những trường hợp chủ thể là quốc gia được
xác định tương đối đơn giản bởi tính chủ
quyền quốc gia tương đối rõ ràng, ví dụ các

tuyệt đối có thể liệt kê các tổ chức, cá nhân là

thi chức năng công khi tham gia quan hệ hay
khơng; 2) chủ thể đó có liên quan về mặt tổ

chức với nhà nước của quốc gia nước ngồi
khơng; 3) cái gọi là quốc gia nước ngồi đó
có thực sự là một quốc gia hay khơng.
2. Các mơ hình miễn trừ quốc gia phổ

biến trên thế giói
Với khái niệm và nội dung được hiểu
khá thống nhất về MTQG như trình bày trên
đây, lí thuyết về MTQG trên thế giới khi áp
dụng trong thực tiễn ở các quốc gia được
chia thành hai mơ hình chế định MTQG phổ
biến24. Mơ hình thứ nhất là mơ hình “miễn

trừ tuyệt đối”, thuật ngữ tiếng Anh là
“Absolute immunity”. Mơ hình thứ hai được
gọi bởi một số thuật ngữ trong tiếng Anh là
“Restrictive immunity”25 hoặc “Functional

tranh chấp giữa người lao động với sứ quán
của quốc gia nước ngồi đóng tại quốc gia sở
tại. Ngược lại, có những trường hợp tính chù
quyền quốc gia khơng thể hiện rõ như vậy,
ví dụ khi tranh chấp liên quan đến những cơ
quan nhà nước cung ứng dịch vụ hay doanh
nghiệp nhà nước. Thậm chí có những trường
21 Khoản 1 Điều 2 Công ước của Liên hợp quốc về
miễn trừ xét xử đối với quốc gia và tài sản của
quốc gia năm 2004; N. Yu. Erpyleva & A.s.
Kasatkina, sđd, tr. 12, 13.
22 Điều 14.1, Đạo luật Miễn trừ quốc gia của Vương
quốc Anh năm 1978, .
uk/ukpga/1978/33, truy cập 22/4/2022.

76

23 Ví dụ: trong vụ kiện đối với Cơ quan điều khiển
không lưu của Đài Loan liên quan tới tai nạn của
chiếc máy bay số hiệu SQ006 của Hãng hàng
không Singapore tại Sân bay quốc tế Tưởng Giới
Thạch của Đài Loan ngày 31/10/2000, tịa án
Singapore xác định Cơ quan điều khiến khơng lưu
của Đài Loan khơng được hưởng quyền MTQG.
Trong khi đó, tịa án của Canada xác định ngược lại

(xem: Michael Hwang, 3 ỉ st Singapore Law Review
Annual Lecture, 03 October 2019: A Tale of Two
Cities: SQ006 and the Issue of State Immunity for
Taiwan, 37 Sing. L. REV. 4, 2019-2020, tr. 4 - 10.
24 Hazel Fox, Philippa Webb, tldd, tr. 25 - 49;
Chinmayi Sharma, tldd, tr. 37.
25 Michael Douglas & Claudia Carr, tldd, tr. 449.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022


XGHỈÈX cí I - TRA o ĐOI

immunity”26. Một số học giả Việt Nam gọi

với vụ việc đã tuyên rằng chiếc tàu đã là tài

mơ hình này là “miễn trừ tương đối”27 hay

sản của quốc gia có chủ quyền và vì vậy
khơng thuộc thấm quyền xét xử của tồ án
Hoa Kỳ.30 Trong các vụ kiện sau đó, Tồ án

“miễn trừ chức năng” hoặc “miễn trừ hạn
chế”28. Trong bài viết này, mô hình thứ hai

của MTQG sẽ được gọi là mơ hình “miễn trừ
chức năng”29, hoặc “miễn trừ hạn chế”.
2.1. Mơ hình ‘‘miễn trừ tuyệt đối”
Mơ hình “miễn trừ tuyệt đối” của chế

định MTQG có nghĩa là quốc gia được miễn

trừ xét xử trong mọi giao dịch dân sự với cá
nhân nước ngoài, là sự áp dụng tuyết đối
khái niệm và nội hàm MTQG trong các mối
quan hệ dân sự mà quốc gia tham gia. Mơ
hình này được áp dụng phổ biến trên thế giới

tối cao của Hoa Kỳ luôn áp dụng mơ hình
“miễn trừ tuyệt đối”.
Tại Vương quốc Anh, năm 1880 trong
một vụ kiện liên quan tới tài sản của quốc
gia nước ngoài - vụ Parlement Beige, Toà án
thượng thẩm Vương quốc Anh đã tuyên rằng
tài sản của quốc gia nước ngoài được hưởng
quyền miễn trừ tuyệt đối miễn là tài sản đó

ngay từ khi khái niệm MTQG ra đời và được
các quốc gia áp dụng phổ biến ngay từ thế kỉ

được sử dụng vì mục đích cơng và do đó
khơng thuộc thấm quyền xét xử của toà án
Vương quốc Anh. Quan điểm áp dụng miễn
trừ tuyệt đối được toà án Vương quốc Anh

XIX. Năm 1809, hai công dân Hoa Kỳ là
John Me Faddon và William Greenthan lái
chiếc tàu buồm mang tên Exchange của

khẳng định trong các vụ việc tương tự liên

quan tới kiện yêu cầu bắt và sai áp tàu
thương mại của Bồ Đào Nha năm 191831 và

mình tới Tây Ban Nha. Ngày 30/12/1810,
chiếc tàu bị Hoàng đế Napoleon Bonaparte
bắt và chiếm đoạt. Chiếc tàu sau đó được
trang bị vũ khí và phiên chế hạm đội tàu
chiến của Pháp. Năm 1811, chiếc tàu đi qua
vùng biển của Hoa Kỳ thì gặp bão và phải

Tây Ban Nha năm 1938 để thực hiện nghĩa
vụ bồi thường32.

cập cảng ở Philadelphia. Faddon đã kiện lên
tồ án của Hoa Kỳ địi lại chiêc tàu. Tồ án
tối cao Hoa Kỳ khi xét xử chung thẩm đối

năm 1978.

26 N. Yu. Erpyleva & A.s. Kasatkina, sđd, tr. 13.
27 Nguyễn Tiến Đức, tlđd, tr. 75 - 84.
28 Nguyễn Đức Việt, “Quá trình hình thành và phát
triển của quyền miễn trừ quốc gia và một số góp
ý cho Việt Nam”, Tạp chi Luật học, số 9/2016,
ír. 85 - 100.

29 Một số học giả đề cập mơ hình thứ ba về MTQG,
mơ hình “MTQG như quyền loại trừ tố tụng”
(Xem: Hazel Fox, tlđd, tr. 38). Tuy nhiên, mơ hình
này chưa thể hiện tính phổ biến của nó và do đó

khơng được khảo cứu trong bài viết này.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022

Cả Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh đều áp
dụng mô hình “miễn trừ tuyệt đối” cho tới
khi ban hành các đạo luật về MTQG, đối với
Hoa Kỳ là năm 1976 và Vương quốc Anh là
Hầu hết các quốc gia có chế định MTQG

trên thế giới hiện nay đều đi theo con đường
tương tự như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.
Các quốc gia châu Âu áp dụng mơ hình miễn

30 Xem vụ Thuyền buồm Exchange kiện McFaddon
(Schooner Exchange V. Me Faddon, 1812), 11 U.S.
(7 Cranch) 116, />federal/us/11/116/, truy cập 22/4/2022.
31 Paul Wurm, “Case comment: The Philippine
Admiral”, Broklyn Journal of International Law.
Volum 3, Issue 1, 1976, tr. 95 - 105, tr. 95.
32 Chinmayi Sharma, sdd, tr. 34, 35.

77


XGHIẺA ci I - TRAO DOf

trừ tuyệt đối cho đến khi Cơng ước châu Âu
về MTQG được kí kết năm 1972 hoặc khi
các quốc gia ban hành đạo luật về miễn trừ


quốc gia của mình. Nhật Bản trước năm
2006 cũng áp dụng mơ hình miễn trừ tuyệt
đối. Từ vụ Matsuyama kiện Cộng hồ Trung
Quốc năm 1928 cho tới vụ Cơng ti Tokyo
Sanyo Trading Co Ltd kiện Cộng hoà hồi

giáo Pakistan diễn ra năm 2006, toà án Nhật
Bản đều áp dụng mơ hình miễn trừ tuyệt đối
để từ chối thẩm quyền xét xử quốc gia nước
ngoài trong các vụ kiện thưong mại. Cho đến
khi Nhật Bản phê chuẩn Công ước của Liên
hợp quốc về Miễn trừ xét xử đối với quốc
gia và tài sản của quốc gia năm 2006 và ban
hành Đạo luật Miễn trừ xét xử các vụ việc
dân sự đối với quốc gia nước ngồi năm
2009 thì quốc gia này đã chính thức từ bỏ
mơ hình miễn trừ tuyệt đối.33 Cộng hồ Liên
bang Nga, tính cả thời kì Xơ Viết, là quốc
gia luôn trung thành với quan điểm quốc gia
có quyền miễn trừ tuyệt đối khỏi mọi vụ
kiện. Tuy nhiên, kể từ khi ban hành Luật
Liên bang về miễn trừ xét xử đối với quốc

dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang cân
nhắc việc từ bỏ mơ hình miễn trừ tuyệt đối.

Tuy nhiên, nhận định đó cịn gây tranh cãi.
Trong các vụ kiện gần đây ở Hồng Kơng,
Chính phủ Trung Quốc luôn khẳng định

quan điểm duy nhất của họ là quốc gia và
tài sản của quốc gia được hưởng quyền
miễn trừ tuyệt đối, bao gồm cả quyền miễn
trừ xét xử và các biện pháp thi hành án tại
các toà án nước ngồi35.
2.2. Mơ hình “miễn trừ hạn chế” hay
“miền trừ chức năng”
Khác với miễn trừ tuyệt đối, miễn trừ
hạn chế (restrictive immunity) có nghĩa là
quyền miễn trừ khơng được trao một cách
đương nhiên cho các chủ thể quốc gia tham
gia vào quan hệ tư pháp quốc tế. Nếu như
trong mô hình miễn trừ tuyệt đối, quyền
MTQG được cơng nhận chủ yếu dựa vào tư
cách chủ thể mang tính cách chủ quyền quốc
gia thì trong mơ hình miễn trừ tương đổi,

quyền MTQG không được công nhận đương
nhiên như vậy. Chủ thể, cho dù là có tính
cách quốc gia, có được hưởng quyền MTQG

gia nước ngoài và tài sản của quốc gia nước
ngồi tại Liên bang Nga năm 2015, có hiệu
lực từ năm 2016, quốc gia này đã chính thức
từ bỏ thuyết miễn trừ tuyệt đối34.
Một trong số ít quốc gia cho tới nay vẫn

hay khơng cịn phụ thuộc vào giao dịch mà
chù thể đó tham gia và bị kiện. Quyền
MTQG như vậy bị hạn chế (restricted) trong

một số trường hợp. Một số tác giả gọi miễn
trừ hạn chế là là “miễn trừ chức năng”

trung thành áp dụng thuyết miễn trừ tuyệt
đối là Trung Quốc. Năm 2006, Trung Quốc
đã tham gia Công ước của Liên Hợp quốc
về miễn trừ xét xử đối với quốc gia và tài

(functional immunity) với ý nghĩa rằng việc
một chủ thể có tính cách quốc gia được
hưởng hay không được hưởng quyền MTQG
phụ thuộc vào chức năng mà chủ thể đó thực
hiện khi tham gia quan hệ dân sự36.

sản của quốc gia song chưa phê chuẩn công
ước. Việc tham gia Công ước dường như là

33 Nguyễn Đức Việt, tlđd, tr. 85 - 100, tr. 90.
34 N. Yu. Erpyleva & A.s. Kasatkina, sđd, tr. 11, 12.

78

35 Nguyễn Tiến Đức, tlđd, tr. 75 - 84, tr. 78; Nguyễn
Đức Việt, tlđd, tr. 85 - 100, tr. 83.
36 N. Yu. Erpyleva & A.s. Kasatkina, sđd, tr. 9.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022


XGHIẺX Cl I - IR\() ĐOI


Tóm lại, ở mơ hình “miễn trừ tuyệt đối”,
một chủ thể chỉ cần có tính cách quốc gia
hoặc tài sản thuộc sở hừu quốc gia thơi là đã
có thể được hưởng MTQG; cịn trong mơ
hình “miễn trừ hạn chế”, chủ thể có tính tách
quốc gia hoặc tài sản thuộc sở hữu quốc gia
không được hưởng MTQG nếu rơi vào một
số trường hợp nhất định37. Đe phân biệt các

trường hợp được hưởng và không được
hưởng MTQG, lí thuyết về MTQG đưa ra
hai khái niệm “jure imperii” - “mang bản
chất chủ quyền, quyền lực công” và “jure
gestionis” - “mang bản chất thương mại, tư
nhân”38. Nếu chủ thể quốc gia đang thực

hiện hành vi hoặc giao dịch mang bản chất
chủ quyền, quyền lực cơng thì sẽ được
hưởng MTQG. Ngược lại, nếu hành vi hoặc

giao dịch mang bản chất thương mại, tư
nhân thì quy chế MTQG sẽ khơng được áp
dụng. Quy tắc tương tự được áp dụng đối với
tài sản của quốc gia.
Quan điểm về mơ hình “miễn trừ hạn
chế” xuất hiện từ những năm 1950 với Áo là
quốc gia có những vụ kiện đầu tiên39, lần
lượt sau đó là các quốc gia như Pháp, Vương
quốc Anh, Hoa Kỳ có những vụ việc nổi

tiếng đánh dấu sự chuyển dần quan điểm từ
“miễn trừ tuyệt đối” sang “miễn trừ hạn

37 Sự khác biệt giữa hai mơ hình thể hiện rõ qua sự
tương phản trong lập luận của tòa án Vương quốc
Anh trong vụ The Parlement Beige năm 1878 và vụ
án The Pillipine Admiral năm 1976.
38 Katherine Reece Thomas, The UK Supreme Court's
Latest Look at State Immunity, 3 J. INT'l & COMP.
L. 149 (2016), tr. 153; Richard L. Gamett, State
Immunity and Employment Relations in Canada, 18
CANADIAN LAB. & EMP. L.J. 643, 2015, tr.
644; Nguyễn Tiến Đức, tlđd, tr. 75 - 84, tr. 75.
39 Nguyễn Đức Việt, tlđd, tr. 85 - 100, tr. 88.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022

chế”40. Kể từ khi Công ước châu Âu về miễn

trừ quốc gia (ECSI) được kí kết năm 1972
thì mơ hình này đã được chấp nhận phổ biến
trên thế giới. Đặc biệt, các quốc gia có đạo
luật thành văn về MTQG đều thể chế hố mơ
hình “miễn trừ hạn chế”.

Sở dĩ có sự ra đời mơ hình “miễn trừ hạn
chế” trong lí thuyết MTQG là do có sự thay
đổi rất đáng kể trong phạm vi hoạt động của
nhà nước. Từ nửa đầu thế kỉ XX trở về


trước, chức năng của nhà nước chỉ tập trung
trong các lĩnh vực duy trì trật tự, duy trì pháp
luật, tiến hành hoạt động ngoại giao và
phòng thủ đất nước. Những chức năng này
thể hiện lợi ích cơng và quyền lực công hết
sức rõ và chúng trùng khớp với quan niệm
cùa Thomas Hobbes trình bày trên đây về
mối quan hệ giữa nhà nước và người dân.

Ke từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ
hai, xã hội đã phát triển phức tạp hơn và
chức năng của nhà nước đã mở rộng hơn rất
nhiều. Nhà nước, thông qua các cơ quan nhà
nước, tham gia phổ biến vào các giao dịch
mang tính chất thương mại như mua bán,

kinh doanh. Phạm vi tài sản công cũng mở
rộng hơn trước41. Những mối quan hệ
thương mại mà các chủ thể quốc gia tham
gia vào vốn có bản chất ngang bằng, bình
đẳng nên nếu quyền MTQG được sử dụng
sẽ tạo ra sự bất công cho các chủ thể tư
40 Nguyễn Tiến Đức, tlđd, tr. 75 - 84, tr. 77; Nguyễn
Đức Việt, tlđd, tr. 85 - 100, tr. 88, 89. Chinmayi
Sharma, sđd, tr. 35, 36; N. Yu. Erpyleva & A.s.
Kasatkina, sđd, tr. 21, 22; Michael Douglas &
Claudia Carr, sđd, tr. 448.
41 Richard L. Garnett, State Immunity and Employment
Relations in Canada, 18 CANADIAN LAB. &
EMP. L.J. 643, 2015, tr. 644; Michael Douglas &

Claudia Carr, sdd, tr. 447.

79


XGHIÊX ci I - TRA () DOí

trong mối quan hệ. Tính chất quyền lực

cơng trong các giao dịch thương mại cũng
hết sức hạn chế để làm cơ sở chính đáng
cho các chủ thể đòi hưởng quyền MTQG.
Một số quốc gia, ví dụ Liên bang Nga cũng
thấy rằng nếu cứ giữ mơ hình “miễn trừ
tuyệt đối” thì sẽ gây khó khăn trong hội
nhập kinh tế quốc tế do các doanh nghiệp
nước ngồi e ngại khi hợp tác với các doanh
nghiệp có liên quan tới Nhà nước của Nga.
Chính vì vậy họ cũng chủ động thể chế hóa
mơ hình “miễn trừ tương đối” trong chế định
về MTQG của mình42.
3. Tương lai của chế định miễn trừ
quốc gia
Những phân tích trên cho thấy: mơ hình
“miễn trừ tuyệt đối” là mơ hình phổ biến của
lí thuyết MTQG trong thế kỉ XIX, nửa đầu
thế kỉ XX, trong khi đó, mơ hình “miễn trừ
hạn chế” là mơ hình phổ biến kể từ nửa sau
của thế kỉ XX. Giữa hai mơ hình cùng chia
sẻ nền tảng lí luận và những khái niệm cơ

bản về MTQG như phân tích ở mục 1. Vì vậy,
có thể coi mơ hình “miễn trừ hạn chế” là sự
phát triển của mơ hình “miễn trừ tuyệt đối”43.
Những lí do ra đời mơ hình “miễn trừ
hạn chế” có tính xu hướng bền vừng trong
tương lai bởi thế giới càng ngày càng phát
triển hơn, xã hội loài người sẽ phát triển

ngày càng phức tạp hơn, sự can thiệp của
nhà nước vào các hoạt động kinh tế, xã hội,
theo đó sẽ tiếp tục mở rộng hơn. Vì vậy, lí
thuyết về MTQG chắc chắn sẽ phát triển
theo mơ hình chuyển hồn tồn sang mơ
hình “miễn trừ hạn chế”. Phạm vi các trường

42 N. Yu. Erpyleva & A.s. Kasatkina, sđd, tr. 21, 22.
43 Sandra Ekpo, sđd, tr. 154 - 156; Michael Douglas
& Claudia Carr, sđd.

80

hợp hạn chế MTQG sẽ ngày càng được mở
rộng và các tiêu chí để xác định tính chất

thương mại của giao dịch có sự tham gia của
các chủ thể nhà nước cũng như tài sản nhà
nước sẽ là mối quan tâm hàng đầu của lí
thuyết về MTQG.

Bên cạnh tiêu chí thương mại, cũng có

thể xuất hiện các tiêu chí khác hạn chế
quyền MTQG. Quyền con người vốn được
coi là những giá trị căn bản của thế giới.
Mặc dù vậy, trong mối quan hệ tương tác với
quyền MTQG từ trước tới nay thì MTQG
vẫn được ưu tiên hơn. Châu Âu là nơi tuyệt
đối coi trọng quyền con người, xem quyền
con người như các giá trị căn bản hàng đầu
(jus cogen) song vẫn luôn coi trọng chủ
quyền quốc gia và MTQG cho dù có thể ảnh
hưởng tới quyền con người. Năm 2007, khi
xét xử vụ Jones kiện Bộ Nội vụ Saudi
Arabia, Toà án tối cao của Vương quốc Anh
đã từ chối xét xử Sứ quán Saudi Arabia tại

London cho dù lập luận của nguyên đơn là
Sứ quán đã vi phạm quyền cơ bản của mình
được pháp luật Vương quốc Anh cơng nhận.
Tồ án tối cao của Vương quốc Anh lập luận
rằng với chế định MTQG thì thậm chí khơng
có quyền xét xừ chủ thể quốc gia của nước
ngồi chứ chưa nói là có thẩm quyền mà từ
bỏ thẩm quyền đó44. Trong một vụ kiện năm
2012, Tồ án tối cao châu Âu (European

Court of Justice - ECJ) cũng đã có quan
điểm tương tự rằng các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật châu Âu và pháp luật quốc tế
(jus cogen) cũng không thể được viện dẫn để


44 Andrew Sanger, State Immunity and the Right of
Access to a Court under the EU Charter of
Fundamental Rights, 65 INT'l & COMP. L.Q. 213,
2016, tr. 218 - 219.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022


A GHIÊN CỨU - TRA o ĐỎI

vượt qua MTQG. Tuy vậy, hiện cũng có
những học giả cho rằng đây là điều vơ lí,
rằng chủ quyền quốc gia khơng thể được ưu
tiên hơn quyền con người45. Quyền con
người, vì vậy, hồn tồn có thể là ranh giới
tiếp theo của quyền MTQG./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Andrew Sanger, State Immunity and the

Right of Access to a Court under the EU
Charter of Fundamental Rights, 65 INT'l
& COMP L.Q. 213,2016.
2. Bailey Roe, “Slaying the Leviathan: How
Inconsistent
Restrictions
on
State
Immunity Undermine the Rule of Law”,
36 AM. u. INT'lL. REV. 105, 2020.

3. Chinmayi Sharma, State Immunity and
English Courts: Examining Trends and
Engagement with Public International
Law, 10 KING'S Student L. REV. 33, 2020.
4. Daniel Franchini, State Immunity as a
Tool of Foreign Policy: The Unanswered
Question of Certain Iranian Assets, 60
VA. J. INTI L. 433, 2020.
5. Nguyễn Tiến Đức, “Quy chế miễn trừ
quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt Nam

hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, số 11/2013.
6. Hazel Fox, Philippa Webb, “The law of
state immunity”, Oxford University Press,
2013.
7. Katherine Reece Thomas, The UK Supreme
Court's Latest Look at State Immunity, 3
J. INTI & COMP. L. 149, 2016.
8. Michael Douglas & Claudia Carr, The
Commercial Exceptions to Foreign State

45 Sandra Ekpo, sdd, tr. 155.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 4/2022

Immunity, 45 FED. L. REV. 445, 2017.

9. Michael Hwang, 31st Singapore Law
Review Annual Lecture, 03 October 2019:

A Tale of Two Cities: SQ006 and the
Issue of State Immunity for Taiwan, 37
Sing. L. REV. 4, 2019-2020.

10. N. Yu. Erpyleva & A.s. Kasatkina,
Theory of Absolute and Functional State
Immunity in the Legislation and Judicial
Practice of the Russian Federation, 2018
LAW: J. HIGHER Sch. ECON. 6, 2018.
11. Paul Wurm, “Case comment: The Philippine
Admiral”, Broklyn Journal of International
Law, Volum 3, Issue 1, 1976.
12. Richard L. Garnett, State Immunity and
Employment Relations in Canada, 18
CANADIAN LAB. & EMP. L.J. 643,2015.
13. Richard L. Garnett, State Immunity and
Employment Relations in Canada, 18
CANADIAN LAB. & EMP. L.J. 643,

2015.
14. Roger O’Kefee, “The European Convention
on State Immunity and International
Crimes”, Cambridge University Press, so
22/2020.

15. Sandra Ekpo, Jurisdictional Immunities
of the State (Germany V. Italy): The Debate
over State Immunity and Jus Cogens
Norms, 8 QMLJ 151,2017.
16. Se Eun Lee, Head of State Immunity:

The Ongoing Debate and Implications
for the Future Development ofInternational
Criminal Law, 24 Austl. INT'l L.J. 119,
2018.
17. Nguyễn Đức Việt, “Quá trình hình thành
và phát triển của quyền miễn trừ quốc
gia và một số góp ý cho Việt Nam”,
Tạp chí Luật học, số 9/2016.
81



×