Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.73 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ CÕNG ĨHNG

PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ
ở VIỆT NAM HIỆN NAY
• PHAN THỊ THU THỦY

TĨM TẮT:

Bài viết tập trung phân tích, chỉ ra một số điểm bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành về bảo
vệ mơi trường khơng khí (BVMTKK) ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hồn thiện
quy định về vân đề này cho phù hợp với thực tiễn.
Từ khóa: bảo vệ mơi trường, ơ nhiễm mơi trường, khơng khí.

1. Đặt vấn đề

Mơi trường (MT) nói chung và mơi trường
khơng khí (MTKK) nói riêng được xem là một
trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến mọi
mặt đời sông xã hội, quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của con người. Trong thời gian qua, với
những chủ trương, chính sách của Đảng về phát
triển kinh tế đã đem lại những lợi ích nhát định. Tuy
nhiên, mặt trái của phát triển kinh tế là vấn đề ô
nhiễm môi trường (ONMT) đặc biệt là ONMTKK
đang ngày càng nghiêm trọng và đáng báo động,
việc B VMTKK trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ
mơi trường khơng khí hiện nay
Pháp luật BVMTKK là tổng thể các quy phạm
pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban


hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh giữa các chủ thể, nhằm đảm bảo chất
lượng MTKK. Pháp luật BVMTKK ở nước ta
không Tigừng được sửa đổi, bổ sung, thay thế và
hoàn thiện.
Hiện nay, hành lang pháp lý về BVMTKK
được quy định chủ yếu trong các văn bản quy
phạm pháp luật như Luật BVMT năm 2020, Nghị
định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm
18

SỐ9-Tháng 5/2022

2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật BVMT, Thông tư số 02/2022/TTBTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật BVMT, các quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật về BVMTKK và các văn bản liên
quan. Theo đó, pháp luật BVMT bao gồm nhiều
chế định liên quan đến phòng ngừa, khắc phục,
ứng phó và xử lý hành vi vi phạm pháp luật
BVMT,... Mỗi chế định bao gồm nhiều quy phạm
pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh.
Thứ nhất, quy định về giấy phép MTKK.
Giấy phép môi trường (GPMT) là một trong
những quy định nhằm phịng ngừa ơ nhiễm. Đây là
một trong những nội dung mới, mang tính thời sự,
đột phá trong Luật BVMT năm 2020 so với Luật
BVMT năm 2014, đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong
công tác BVMT. Liên quan đến vấn đề GPMT,

Luật BVMT năm 2020 quy định thành một mục
riêng biệt (Mục 4 - GPMT). về nội dung cấp phép
MTKK gồm: Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng
xả khí thải tối đa; dịng khí thải; các chất ô nhiễm
và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dịng
khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải [K2, Đ.40,
11], về thời hạn, GPMT có thể 7 năm hoặc 10 năm


LUẬT

tùy thuộc và dự án hoặc nhóm đối tượng. Theo quy

định hiện nay, việc quy định thời hạn của GPMT
tối đa còn dài so với các quốc gia trên thế giới và
thiếu quy định loại cơng nghệ phát sinh khí thải
trong nội dung cấp phép, mặc dù đây cũng là một
trong những quy định rất cần thiết khi điều chỉnh
vân đề này.
Thứ hai, quy định về QCKT quốc gia về MTKK.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về MTKK là quy
định mang tính bắt buộc áp dụng mức giới hạn của
thơng số về chất lượng MYKK, hàm lượng của chất
ô nhiễm có trong MTKK được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật
về tiêu chuẩn và QCKT.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về MTKK bao
gồm: Các QCKT quốc gia về chất lượng khơng khí
xung quanh; khí thải cơng nghiệp (KTCN) đối với


bụi và các chất vơ cơ; KTCN nhiệt điện; khí thải lị
đốt chất thải công nghiệp,... đã được ban hành.
Chẳng hạn: QCKT quốc gia về chát lượng khơng
khí xung quanh QCVN 05: 2009/BTNMT; QCKT
quốc gia về một số chất độc hại trong khơng khí
xung quanh QCVN 06: 2009/BTNMT; QCKT quốc
gia về KTCN đối với bụi và các chất vô cơ QCVN
19: 2009/BTNMT; QCKT quốc gia về KTCN đối
với một số chất hữu cơ QCVN 20: 2009/BTNMT,...
Như vậy, đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều
QCKT qc gia liên quan đến khí thải nhằm
BVMTKK. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các quy
chuẩn này đã được ban hành đã lâu và chưa được
bổ sung, thay thế bởi những QCKT mới cho phù
hợp với thực tiễn. Điều này đã được nhiều nhà
khoa học, học giả nghiên cứu và đánh giá: Đa số
quy chuẩn được ban hành cách đây khoảng 8 đến
10 năm, nên nhiều yêu cầu về MT khơng cịn phù
hợp với thực tế hiện nay [13], đa số các quy chuẩn
về khí thải đốì với nguồn thải cố định được ban
hành cách đây 7 đến 8 năm cần rà soát đánh giá để
thay thế cho phù hợp. Đồng thời bổ sung thêm một
số QCKT với nguồn thải cố định cho đầy đủ và phù
hợp hơn với thực tiễn [6], Bên cạnh đó, các QCKT
MT về khí thải cịn nhiều vấn đề chưa được đề cập,
thiếu sót cần bổ sung, hoàn thiện, như: Pháp luật
hiện hành mới chỉ quy định các QCKT quốc gia về
chất lượng không khí; khí KTCN đối với bụi và các

chát vơ cơ; KTCN nhiệt điện; khí thải lị đốt chát

thải cơng nghiệp,... nhưng lại chưa có quy định về
QCKT MTKK đơ'i với mùi, mặc dù đây cũng là
một trong những vấn đề nan giải đang trở nên cấp
thiết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chát lượng MT
sơng. Thêm vào đó, Việt Nam mới chỉ ban hành
quy định nồng độ giá trị tối đa cho phép của một sơ
chất độc hại có trong MTKK xung quanh, hoặc
nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ
trong KTCN khi phát thải vào MTKK... nhưng lại
chưa có quy định về tổng lượng phát thải tại một
vùng, địa phương, khu vực. Xét nghĩ, đây cũng là
một trong những nội dung mà Nhà nước cần quan
tâm và điều chỉnh cho phù hợp. Bởi mỗi vùng, địa
phương, khu vực có mức độ ONMTKK khác nhau
phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế hay yếu tố tự
nhiên,... và cũng là cơ sở để thực hiện các công cụ

kinh tế cho phù hợp.
Thứ ba, các quy định về xử lý hành vi vi phạm
pháp luật bảo vệ MTKK.
Tùy từng loại vi phạm và hậu quả của hành vi
mà việc áp dụng hình thức xử lý hành vi vi phạm
pháp luật BVMTKK cũng khác nhau. Luật BVMT
năm 2020 quy định: “Tổ chức, cá nhân vi phạm
pháp luật về BVMT, gây ơ nhiễm, suy thối, sự cố
mơi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và
cá nhân phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm,
phục hồi MT, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo
quy định của Luật này và quy định khác của pháp
luật có liên quan” [Kl, Đ.161, 11], Như vậy, chủ

thể vi phạm pháp luật về BVMT nói chung và
BVMTKK nói riêng gây thiệt hại cho chủ thể khác
phải có trách nhiệm nhiệm khắc phục ô nhiễm,
phục hồi MT và bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm
mà bị xử lý hình sự, xử phạt hành chính, bồi thường
thiệt hại.
Một là, về xử lý hình sự: xử lý hình sự là biện
pháp pháp lý nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối
với người có hành vi phạm tội được quy định trong
BLHS. Để truy cứu trách nhiệm hình sự đơi với chủ
thể có hành vi vi phạm pháp luật BVMTKK, các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các tội
phạm MT được quy định tại các điều như: Điều 235
(Tội gây ONMT) và Điều 237 (Tội vi phạm quy
định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố MT)

SỐ9-Tháng 5/2022

19


TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG

được quy định tại Chương XIX của BLHS năm
2015. Phân tích về các quy định tại các điều này
cho thấy mức khung hình phạt cao nhất cũng chỉ
đến 10 năm tù, tức là đối với nhóm tội phạm về MT
khơng có loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong khi đó, hậu quả của tội phạm này gây ra cho
MT, cho tính mạng, cho sức khỏe, cho tài sản của

con người có thể là rất lớn.Với khung hình phạt này
thì chưa đủ sức ren đe đối với các chủ thể cố tình vi
phạm pháp luật về BVMT. So với pháp luật của
một số quốc gia, quy định về khung hình phạt đơ'i
với nhóm tội liên quan đến BVMT ở nước ta vẫn
cịn nhẹ. Ngồi ra, quy định trong cấu thành tội
phạm về MT cịn chưa có sự thống nhát, cụ thể là
tại điểm c, d, h Khoản 1; điểm b, c, đ, e Khoản 2;
điểm b, c, đ, e Khoản 3 Điều 235 BLHS 2015.
Chẳng hạn, quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 235
“Gây hậu quả nghiêm trọng” và điểm e Khoản 3
Điều 235 “Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng” hoặc tại điểm b Khoản 1 Điều
237 “Vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự
cố MT làm MT bị ơ nhiễm nghiêm trọng...”. Pháp
luật hiện hành không định nghĩa cụ thể thế nào là
gây hậu quả nghiêm trọng, rât nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, việc xem xét hành
vi nếu căn cứ vào dấu hiệu này, các chủ thể có
thẩm quyền khơng có cơ sở, căn cứ rõ ràng để phân
định, truy cứu và áp dụng khung hình phạt cho phù
hợp. Đây cũng được xem là quy định còn gây khó
khăn cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụng.
Hai lù, về xử phạt vi phạm hành chính; Đổ xử lý
vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật
BVMTKK, pháp luật quy định các hình thức xử
phạt gồm hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt
bổ sung và cịn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều
biện pháp khắc phục hậu quả. Hình thức xử phạt
chính gồm: cảnh cáo, phạt tiền tối đa đối với một

hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT
là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và
2.000.000.000 đồng đối với tổ chức [Đ.4, 4], Tuy
nhiên, một số biện pháp khắc phục hậu quả quy
định chung cho các hành vi chưa cụ thể, nên đã gây
lúng túng khi áp dụng trên thực tế; một số hành vi
vi phạm diễn ra nhưng chưa được điều chỉnh. Ngoài
ra, Nghị định số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung

20

SỐ9-Tháng 5/2022

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP đã cơ bản khắc phục
được những bất cập giữa các nghị định xử phạt vi
phạm hành chính, tạo khn khổ pháp lý khá đồng
bộ trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
BVMT. Tuy nhiên, theo Nghị định về biện pháp

khắc phục hậu quả “buộc chi trả kinh phí trưng cầu
giám định, kiểm định, đo đạc trong trường hợp gây
ONMT theo định mức, đơn giá hiện hành” [K4,
Đ.l, 4] chưa phù hợp với các văn bản pháp luật có
liên quan. Cụ thể, Điều 59 Luật xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 quy định: “Trong q trình xem
xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử
phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu
giám định được thực hiện theo quy định của pháp
luật về giám định”. Chính vì vậy, khơng thể xem
“buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định” là một

biện pháp khắc phục hậu quả [13].
Ba là, về bồi thường thiệt hại: Bên cạnh các

biện pháp xử lý hình sự, xử phạt hành chính, pháp
luật Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế
giới còn quy định việc bồi thường thiệt hại do hành
vi làm ONMT gây thiệt hại cho các chủ thể khác.
Việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái MT
được Luật B VMT năm 2020 quy định tại Điều 132.
Nhìn chung, Luật BVMT năm 2020 cũng như Luật
BVMT trước đây không quy định thời hiệu bồi
thường thiệt hại về MT là bao lâu, chỉ quy định thời
điểm bắt đầu có quyền khởi kiện nhưng khơng quy
định thời điểm kết thúc quyền. Tuy nhiên, tại Điều

588 BLDS 2015 quy định: Thời hiệu khởi kiện yêu
cầu bồi thường thiệt hại là 03 nam, kể tư ngày
người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền,
lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thực tế
trong lĩnh vực MT, ngày quyền và lợi ích hợp pháp
bị xâm hại khơng hoàn toàn trùng khớp với ngày
phát sinh thiệt hại. Thiệt hại đối với người bị nhiễm
chất phóng xạ, nhiễm hóa chát độc hại là những ví
dụ điển hình. Nên chăng pháp luật MT cần hướng

tới việc quy định thời hiệu khởi kiện gắn với ngày
mà thiệt hại thực tế xảy ra và cần quy định thời hiệu
khởi kiện phù hợp hơn trong lĩnh vực này [12].
3. Một số’ kiến nghị hồn thiện pháp luật bảo
vệ mơi trường khơng khí ở Việt Nam hiện nay

Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm
thiểu ô nhiễm, tạo bước chuyển biến căn bản trong


LUẬT

cơng tác BVMTKK, các quy định về BVMTKK

định về phịng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cơ

cần hồn thiện theo các hướng sau:
Một là, quy định về thời hạn GPMT. Mặc dù,

mơi trường (Đ.237). Tuy nhiên, tính chất, mức độ
và hậu quả để lại của nhóm tội này đơ'i với môi

Luật BVMT năm 2020 mới được thông qua và bắt
đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 có nhiều điểm

trường, với tính mạng, sức khỏe và tài sản của con
người vơ cùng lớn. Vì vậy, tùy loại vi phạm và
hậu quả của hành vi, cần bổ sung và nâng mức

tiến bộ hơn so với Luật BVMT năm 2014 trong
việc quy định thời hạn GPMT. Theo đó, việc quy
định thời hạn của GPMT căn cứ vào dự án đầu tư,
căn cứ từng loại ngành, nghề khác, nhóm đơi
tượng có rủi ro mơi trường khác nhau mà thời hạn
của GPMT cũng khác nhau. Tuy nhiên, về thời
hạn của GPMT như quy định trong Luật BVMT

năm 2020 nên rút ngắn hơn cho phù hợp với thực
tiễn và pháp luật của một số quốc gia trên thế
giới. Theo tác giả, cần sửa đổi nội dung tại Điểm
a, b, c Khoản 4 Điều 40 Luật BVMT năm 2020
theo hướng gộp điểm a và b thành: “05 năm đối
với dự án đầu tư nhóm I; đơi với cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động
trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu
chí về mơi trường như dự án đầu tư nhóm I”; Điểm
c sửa đổi lại theo hướng: “07 năm đối với đối
tượng không thuộc hai trường hợp trên”.
Hai là, quy định về QCKT quốc gia về MTKK.
Cần phải tiên hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy
chuẩn đã ban hành cho thống nhất và phù hợp với
tình hình thực tiễn. Một số QCKT quốc gia về
MTKK đã được ban hành khá lâu, khơng cịn phù
hợp với thực tiễn cần thay thế. Bên cạnh đó, cần bổ
sung một số QCKT về MTKK một số ngành, lĩnh
vực còn thiếu như: QCKT MTKK đối với lĩnh vực
nông nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là phải nghiên cứu
xây dựng quy chuẩn MTKK trong nhà tại các nhà
máy, xí nghiệp, các siêu thị, các khu vui chơi, giải
trí cơng cộng,... Đồng thời bổ sung các quy định liên
quan đến tổng lượng thải, thời điểm xả thải,... để

đảm bảo chất lượng cho MTKK, đảm bảo nguyên
tắc quyền con người được sống trong môi trường
trong lành.
Ba là, về xử lý hành vi vi phạm. BLHS năm

2015 phân định nhóm tội phạm MT khơng thuộc
nhóm tội đặc biệt nghiêm trọng bởi khung hình
phạt cao nhất đơi với nhóm tội này là 10 năm tù,
như: Tội gây ONMT (Đ.235), Tội vi phạm quy

khung hình phạt đối với nhóm tội phạm MT cho
phù hợp.
Đối với xử phạt hành chính cần có hướng dẫn cụ
thể một sô' biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi
vi phạm pháp luật BVMTKK trên thực tế. Đồng
thời, nâng mức xử phạt hành chính đối với các hành
vi vi phạm pháp luật BVMTKK. So sánh giữa mức
phạt tiền đối đa đối với một hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BVMT là 1.000.000.000 đồng
đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ
chức và những hình thức xử phạt bổ sung, những
biện pháp khắc phục hậu quả thì khơng thế so sánh.
Vì vậy, việc áp dụng các loại trách nhiệm hành
chính một cách nghiêm khắc là cần thiết cho đủ sức
răn đe, từ đó góp phần hạn chế các vi phạm pháp
luật về vấn đề này. Nên sửa đổi mức phạt tiền theo
hướng không quy định mức trần như hiện nay mà
nên quy định mức phạt theo tỉ lệ gây thiệt hại cho
MT. Đồng thời cần nâng mức phạt tiền đối với vi
phạm các quy định về BVMTKK cao hơn. phù hợp
với quy định về mức phạt tiền tối đa đối với một
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
BVMTKK.
Nhìn chung, các quy định về xác định thiệt hại
đô'i với hành vi làm ONMT được quy định trong

LBVMT năm 2020 còn quy định khá chung chung
và gặp nhiều khó khăn trong q trình áp dụng.
Chẳng hạn, các quy định về xác định thiệt hại do
suy giảm chức năng, tính hữu ích của MT được quy
định tại Điều 132 Luật BVMT năm 2020: “a) Xác
định phạm vi, diện tích, khu vực MT bị ơ nhiễm,
suy thoái; b) Xác định số lượng thành phần MT bị
suy giảm, các loại hình hệ sinh thái, các lồi bị thiệt
hại; c) Xác định mức độ thiệt hại của từng thành
phần MT, hệ sinh thái, các loài”. Quy định này cịn
rất chung, chưa cụ thể. Vì vậy, cần có hướng dẫn cụ
thể về vấn đề này, chẳng hạn: Phạm vi về khơng
gian, thời gian như thế nào? Diện tích là bao nhiêu?
Số lượng cụ thể các loài bị thiệt hại,... ■

SỐ 9 - Tháng 5/2022

21


TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Bộ Tài ngun và Môi trường (2008 - 2013), Quy chuẩn quốc gia về mơi trường khơng khí, Hà Nội.

1.

2. Bộ Tài ngun và Môi trường (2022), Thông tư sô 02/2022/TT-'-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật BVMT, Hà Nội.
Chính phủ (2016), Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT, Hà Nội.


3.

4. Chính phủ (2021), Nghị định số55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số ỉ55/2016/NĐ-CP,
Hà Nội.

5. Chính phủ (2022), Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết
một sốđiều của Luật BVMT, Hà Nội.
6. Bùi Đức Hiển (2016), Pháp luật kiểm sốt ONMTkhơng khí ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học
viện Khoa học xã hội.

7.

Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020, Hà Nội.

8.

Quốc hội (2014), Luật BVMT, Hà Nội.

9.

Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

10.

Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

11.

Quốc hội (2020), Luật BVMT, Hà Nội.


12. Viện Khoa học pháp lý (2017), Pháp luật môi trường phục vụ phát triển bền vững ỗ Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia sự thật, Hà Nội.
13. Lê Văn Hợp (2022), Tội phạm môi trường và các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường,
Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, />
Ngày nhận bài: 25/3/2022

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 5/4/2022
Ngày chấp nhận đăng bài: 15/4/2022
Thông tin tác giả:

PHAN THỊ THU THỦY
Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Tài chính - Kế tốn

VIETNAM’S CURRENT REGULATIONS
ON AIR ENVIRONMENT PROTECTION
• PHAN THITHUTHUY
Faculty of Economic Law

University of Finance and Accounting

ABSTRACT:
This paper focuses on analyzing and pointing out some inadequacies and shortcomings of
Vietnam’s regulations on air environment protection. The paper also proposes some recommendations
to make these regulations more feasible.
Keywords: environmental protection, air pollution, air.

22

SỐ 9 - Tháng 5/2022




×