Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.8 KB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

NGUYỄN HẢI CHIỀU

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ
NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2022
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

NGUYỄN HẢI CHIỀU

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ
NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠNG TÁC XÃ HỘI


Chun ngành:
Mã ngành:

Cơng tác xã hội
8760101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HIỀN

HÀ NỘI - 2022
2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, làm việc và hồn thành nghiên cứu đề tài, tơi đã
nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, gia
đình và bạn bè.
Sau khi đề tài được hồn thành, tận đáy lịng mình, tơi chân thành tri ân
đến:
Các Thầy, Cô giáo trường Đại học Lao động Xã hội đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành nghiên cứu này.
Ban Lãnh đạo Bệnh viện, Phịng Cơng tác xã hội Bệnh viện Bạch Mai đã
tạo điều kiện để tơi được tham gia và hồn thiện quá trình học và nghiên cứu
của mình.
Các bạn bè thân hữu, các đồng nghiệp đã khuyến khích tơi trên con đường
học tập, nâng cao trình độ chun mơn trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tơi xin bày tỏ lịng
cám ơn đối với TS. Nguyễn Thị Hiền, người giáo viên với đầy nhiệt huyết, tâm
huyết đã chắp bút, định hướng cho tơi và hướng dẫn tơi hồn thành nghiên cứu
này.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn khơng thể

tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ từ phía
Thầy cơ và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …… tháng…… năm 2022
Học viên

Nguyễn Hải Chiều

LỜI CAM ĐOAN
3


Tơi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào. Các
số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm
bảo tuân thủ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Học viên

Nguyễn Hải Chiều

4



MỤC LỤC

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

6

Từ viết tắt
BGĐ
BHYT
BSĐT
BVBM

CBML
CSSK
CTXH
KCB
NB
NHT
NNNB
NV
NVYT
TNV
TTGDSK

Nội dung đầy đủ
Ban Giám đốc
Bảo hiểm y tế
Bác sĩ điều trị
Bệnh viện Bạch Mai
Cán bộ màng lưới
Chăm sóc sức khỏe
Cơng tác xã hội
Khám chữa bệnh
Người bệnh
Nhà hảo tâm
Người nhà người bệnh
Nhân viên
Nhân viên y tế
Tình nguyện viên
Truyền thơng giáo dục sức khỏe



DANH MỤC BẢNG

7


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong mọi thời kỳ của lịch sử phát triển nhân loại, bất kể giai đoạn phát
triển nào cũng nảy sinh các vấn đề xã hội cùng với các nhóm người yếu thế cần
được quan tâm giúp đỡ. Cũng như vậy, Bệnh viện là một xã hội thu nhỏ với
nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh, người nhà người
bệnh và nhân viên y tế. Công tác xã hội (CTXH) sẽ góp phần vào việc giải
quyết các vấn đề đó bằng những tri thức và phương pháp khoa học nghề
nghiệp.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, CTXH ln là một trong những lĩnh
vực được ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia văn minh, tiến bộ. CTXH trong
Bệnh viện lần đầu tiên được triển khai trong các Bệnh viện vào năm 1905 tại
Boston, Mỹ. Đến nay hầu hết các Bệnh viện ở Mỹ đều có phịng CTXH và đã
trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để các Bệnh viện được công
nhận là hội viên của Hội các Bệnh viện.
Sự có mặt của hoạt động CTXH trong Bệnh viện trở nên có ý nghĩa hết
sức quan trọng. Đội ngũ nhân viên CTXH sẽ sử dụng những nguyên lý,
phương pháp và kỹ năng nghề nghiệp CTXH vào việc chăm sóc xã hội cho
người bệnh nhằm gia tăng sự hài lòng của họ khi sử dụng dịch vụ y tế, góp
phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB).
CTXH trong Bệnh viện ở Việt Nam đã xuất hiện tại tất cả các Bệnh viện
tuyến trung ương và tuyến tỉnh với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (được đào
8



tạo nghề CTXH) và không chuyên (chưa được đào tạo nghề CTXH) như Bệnh
viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh
viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung
ương, Bệnh viện Chợ Rẫy… Hoạt động này đã góp phần hỗ trợ cho người
bệnh, người nhà và nhân viên y tế nhằm giảm tải những khó khăn, áp lực trong
quá trình KCB.
Bệnh viện Bạch Mai (BVBM) là một Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng
đặc biệt đầu tiên của cả nước. Với quy mô 3000 giường bệnh và hơn 4000 cán
bộ viên chức (CBVC), hàng ngày BVBM đã phải làm thủ tục cho khoảng 8000
lượt NB đến khám ngoại trú và tiếp nhận khoảng 6000 NB nhập viện điều trị
nội trú. BV thường xuyên trong tình trạng quá tải, NVYT phải làm việc với
một cường độ cao, công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức 180 - 200%, ...
là những nguy cơ gây bức xúc, căng thẳng trong mối quan hệ giữa NB với
NVYT làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của NB và chất lượng KCB
trong BV. Tuy vậy, song song với việc phát triển và ứng dụng các kỹ thuật y tế
chuyên sâu nâng cao chất lượng KCB góp phần cứu sống nhiều ca bệnh nặng,
hiểm nghèo, BV cũng đã chú trọng đến phát triển CTXH nhằm hỗ trợ NB
trong BV và ngoài cộng đồng [7].
Với mong muốn, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hướng tới sự
hài lòng cao nhất của người bệnh, ngày 28 tháng 5 năm 2015, Ban Giám đốc
Bệnh viện đã ban hành quyết định thành lập Phịng Cơng tác xã hội. Mặc dù ra
đời không sớm so với nhiều phịng cơng tác xã hội của các BV khác nhưng đến
nay phịng Cơng tác xã hội, Bệnh viện Bạch Mai đã đạt được nhiều thành tích
đáng ghi nhận. Với 16 cán bộ viên chức có đủ trình độ chun mơn: nghiệp vụ
Y có bác sỹ, điều dưỡng; nghiệp vụ cơng tác xã hội có thạc sỹ và cử nhân; về
truyền thơng và báo chí có cử nhân báo chí, kỹ thuật viên phim ảnh... Phịng
Cơng tác xã hội đã đáp ứng tốt các chức năng nhiệm vụ được hướng dẫn trong
Thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế [8].

9


Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, hoạt động công tác xã hội trong bệnh
viện hiện cịn gặp nhiều khó khăn, lúng túng: Số lượng nhân viên công tác xã
hội còn thiếu lại phải chịu nhiều áp lực cao trong cơng việc như: thời gian tiếp
đón lâu. Cơng tác gây quỹ tại bệnh viện chưa thể triển khai rộng rãi, nguồn lực
tài chính để hoạt động cịn hạn hẹp. Bên cạnh đó, một số lãnh đạo của các đơn
vị vẫn chưa nhận thức đúng về hoạt động công tác xã hội, vì thế chưa có sự
đầu tư xứng tầm cả nhân sự lẫn kinh phí hoạt động.
Vậy hoạt động cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh của Bệnh
viện Bạch Mai hiện nay như thế nào? Thực tế những thuận lợi, khó khăn về
hoạt động CTXH trong bệnh viện ra sao? Làm thế nào để chuyên nghiệp hóa
hoạt động CTXH tại Bệnh viện Bạch Mai?
Trả lời những câu hỏi đó, tơi lựa chọn: “Hoạt động cơng tác xã hội trong
hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, thành phố Hà Nội” là đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.

Các nghiên cứu trên thế giới
Công tác xã hội trong bệnh viện có một lịch sử phát triển lâu đời trên thế
giới, từ cuối thế kỷ 19, từ những năm 1880 ở Anh (Gehlert, 2012) khi có một
nhóm tình nguyện viên làm việc tại một nhà thương điên của Anh đã có những
cuộc thăm viếng thân thiện nhằm tìm hiểu và giúp đỡ người bệnh sau khi xuất
viện trở lại trạng thái cân bằng trong điều kiện nhà ở hiện tại của họ. Sau đó,
cơng tác xã hội trong bệnh viện được hình thành ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, năm
1900 khi những người y tá đã đến thăm người bệnh sau khi xuất viện và họ đã
cho thấy được tầm quan trọng của việc hiểu rõ các vấn đề xã hội của người
bệnh (Gehlert, 2012) [6].

Vào giữa những năm 20 của thế kỷ trước, những nhà hoạt động xã hội ở
Anh, Mỹ từ chỗ thấu hiểu sâu sắc những tác hại của cách làm từ thiện theo
kiểu ban phát đã bắt đầu mở các khóa đào tạo ngắn hạn đầu tiên về công tác xã
10


hội và vận dụng các môn Tâm lý, Xã hội học, Kinh tế học,… vào chương trình
đào tạo. Cho đến giữa thế kỷ XX, công tác xã hội đã trở thành một ngành học
được đào tạo chính quy ở hầu hết các nước trên thế giới, có cả ở châu Âu, châu
Á, châu Phi, châu Mỹ,… cả ở các nước tư bản cũng như ở các nước xã hội chủ
nghĩa.
Nghiên cứu“Những thách thức của cải cách chăm sóc sức khoẻ cho công
tác xã hội bệnh viện ở Hoa Kỳ” của tác giả Reisch M (2010) đã đề cập đến
những tác động tiềm ẩn của Luật Bảo vệ Người bệnh và Giá cả phải chăng
(ACA) về thực tiễn công tác xã hội bệnh viện ở Hoa Kỳ và những ý nghĩa của
nó đối với giáo dục và đào tạo cơng tác xã hội. Nó tóm tắt lịch sử của cơng tác
xã hội bệnh viện, vạch ra một số vấn đề tồn tại trong lĩnh vực chăm sóc sức
khoẻ, đặc biệt là những vấn đề tạo ra sự chênh lệch liên tục về sức khoẻ, tóm
tắt các điều khoản chính của Luật có liên quan đến thực tiễn làm cơng tác xã
hội và thảo luận về các nhân viên xã hội trong bệnh viện các thiết lập có thể
phản ứng có hiệu quả với những thay đổi được tạo ra bởi luật pháp [6].
Ngồi ra cịn có nghiên cứu “Vai trị của cơng tác xã hội trong chăm sóc
sức khoẻ” của Hiệp hội Người lao động xã hội Úc (2014) cho biết: Một cách
tổng quát, sức khỏe của con người liên quan đến các vấn đề thể chất và tâm lý,
nhiệm vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng nói chung là vai trị
của một tập hợp những người hoạt động trong lĩnh vực y tế như bác sỹ, y tá và
những người hoạt động chuyên môn khác. Nhân viên Công tác xã hội trong
bệnh viện và các cơ sở y tế là một trong những nhóm hoạt động chun mơn
ngồi y học nhưng đóng vai trị quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả của
hệ thống chăm sóc sức khỏe (AASW, 2014) [6].

Theo tác giả Helen M.Cleak và Maggie Turczynski (2014), cơng tác xã
hội tại Úc có một lịch sử lâu dài trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và đóng
vai trị then chốt trong việc giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội do bệnh tật và
nhập viện của người bệnh. Hiện nay, công tác xã hội trong bệnh viện sử dụng
11


những người làm việc trong các bệnh viện nhằm ngăn chặn sự lạm dụng của
các hoạt động từ thiện và giúp người bệnh đối phó với các vấn đề xã hội hoặc
giải quyết các vấn đề liên quan đến tâm lý [6].
Những nghiên cứu trên đã giúp bổ sung thêm cơ sở lý luận cho bài viết
của tơi, đấy chính là những tài liệu quan trọng để bản thân có thể phân tích sâu
hơn vấn đề này. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu này mang tính vĩ mơ do
đó việc áp dụng với từng quốc gia là tương đối khó khăn. Bởi thế cần có những
nghiên cứu trên địa bàn cụ thể thì ứng dụng cao hơn vì mỗi nơi đều có quan
điểm, cách nhìn nhận khác nhau về cơng tác xã hội trong bệnh viện.
2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước
Cơng tác xã hội bệnh viện đóng vai trị cầu nối giữa người bệnh, nhân
viên y tế và cộng đồng thơng qua các hỗ trợ tiếp đón, chỉ dẫn, cung cấp thông
tin, giới thiệu về các dịch vụ khám, chữa bệnh tại khoa Khám bệnh; hỗ trợ
khẩn cấp cho người bệnh là nạn nhân bị bạo hành, bạo lực gia đình, nhằm đảm
bảo an tồn cho người bệnh; hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích
hợp pháp cũng như các nghĩa vụ của người bệnh nằm nội trú như: bảo hiểm y
tế, bảo trợ xã hội; cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh; hỗ trợ thủ tục
chuyển tuyến, xuất viện… Có vai trị quan trọng như vậy cho nên nhu cầu phát
triển nghề công tác xã hội trong bệnh viện là rất lớn. Gần đây, có một số tác giả
quan tâm đến chủ đề này.
Phải kể đến nghiên cứu “Công tác xã hội trong Bệnh viện” của tác giả

Trần Đình Tuấn tại Hội thảo về Công tác xã hội tại bệnh viện do Bộ Y tế tổ
chức tại Nha Trang năm 2015 đã đề cập đến quyết định của Bộ Y tế về cung
cấp dịch vụ công tác xã hội trong bệnh viện là một quyết định chậm nhưng
đúng đắn, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, và sự hài lịng của
người bệnh. Ngành Y có thể góp phần vào việc xây dựng nghề công tác xã hội
bằng cách mạnh dạn mở cửa bệnh viện cho sinh viên Công tác xã hội vào thực
tập và sẵn sàng thuê mướn họ khi ra trường. Về lâu về dài bệnh viện có thể hợp
12


tác với các cơ sở đào tạo công tác xã hội xây dựng chương trình thực tập cơng
tác xã hội Y khoa tại các bệnh viện. Đây là mơ hình đào tạo công tác xã hội
chuyên ngành tại các nước phát triển, chương trình đào tạo tại các trường cơng
tác xã hội sẽ chỉ thường tập trung cung cấp cho sinh viên kỹ năng cơng tác xã
hội tổng qt, có thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vực công tác xã hội, phần
chuyên sâu các sinh viên sẽ được học ở các cơ sở thực tập. Nghiên cứu đã chỉ
ra tầm quan trọng của Công tác xã hội trong bệnh viện, bệnh viện và nhà
trường chính là cầu nối trong việc hỗ trợ sinh viên thực tập cũng như gia tăng
cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường [33].
Tiếp đến, là nghiên cứu“Công tác xã hội trong lĩnh vực Y tế: Việt Nam và
bối cảnh quốc tế” của tác giả Richard Hugman, nguyên Hiệu trưởng Trường
Đại học Công tác xã hội, đại học New South Wales, chuyên gia tư vấn
UNICEF Việt Nam tiến hành khảo sát về Công tác xã hội trong ngành Y tế, các
khuôn mẫu của nghề Công tác xã hội trong hệ thống Y tế, thực trạng Công tác
xã hội tại bệnh viện và các cơ sở Y tế tại Việt Nam. Qua đó khẳng định Cơng
tác xã hội trong Y tế sẽ là một phần quan trọng trong q trình chun nghiệp
hóa nghề công tác xã hội trong tương lai [6].
Nghiên cứu “Thực trạng các hoạt động công tác xã hội trong Bệnh viện”
(2017) của tác giả Nguyễn Trung Hải, Trường ĐH Lao động Xã hội đã đánh
giá thực trạng của các hoạt động CTXH trong Bệnh viện tại một số Bệnh viện

triển khai mơ hình CTXH Bệnh viện. Nghiên cứu chỉ ra hoạt động của các
phòng, tổ CTXH đang được triển khai tại các Bệnh viện, những nhiệm vụ mà
nhân viên CTXH đảm nhiệm cũng như đánh giá và hỗ trợ tâm lý, biên hộ, giải
tỏa stress, tuyên truyền vận động nguồn lực, kết nối và chuyển gửi dịch vụ đã
triển khai ở mức độ như thế nào tại các Bệnh viện. Nhân viên CTXH thơng
qua các nhiệm vụ của mình đã hỗ trợ người bệnh, gia đình người bệnh cũng
như đội ngũ nhân viên y tế giảm bớt các vấn đề và đáp ứng nhu cầu của họ
thông qua một số hoạt động đặc thù của CTXH.
13


Theo tài liệu “Tập huấn về vai trò và hoạt động của nhân viên công tác
xã hội trong Bệnh viện” (2018) của tác giả Nguyễn Ngọc Hường, trường Công
tác xã hơi – Đại học South Carolina, vai trị của người làm công tác xã hội
trong Bệnh viện được chia làm ba giai đoạn: trước khi điều trị, trong khi điều
trị và sau khi điều trị. Trước khi điều trị, vai trị cơng tác xã hội thường tập
trung trong việc hỗ trợ người bệnh và người nhà của họ: Sàng lọc ban đầu,
lượng giá tâm lý xã hội tổng thể cho người bệnh, trợ giúp trong việc ra quyết
định liên quan đến bảo hiểm, quyền lợi,... Trong điều trị, vai trò công tác xã
hội trong bệnh viện chú trọng tới hai đối tượng: người bệnh, người nhà của họ
và nhân viên y tế. Sau điều trị, vai trị cơng tác xã hội tập trung hỗ trợ người
bệnh và thân nhân sau khi họ ra viện: Điều phối, trợ giúp người bệnh và người
nhà người bệnh trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng,...[26].
Nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Công
tác Xã hội trong Bệnh viện” (2018) của tác giả Bùi Thị Mai Đông, Học viện
Phụ nữ Việt Nam và các cộng sự đã đánh giá được thực trạng triển khai nhiệm
vụ của nhân viên CTXH theo Thông tư 43/2015/TT-BYT tại một số Bệnh viện
tuyến Trung Ương trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Nghiên cứu đã chỉ ra nhu
cầu trợ giúp của người bệnh, gia đình người bệnh và đội ngũ nhân viên y tế về
khám chữa bệnh trong các Bệnh viện hiện nay khá lớn, khá đa dạng, ở mọi cấp

độ. Hầu hết các Bệnh viện thường xuyên trong tình trạng q tải. Nhân viên y
tế khơng có đủ thời gian và khả năng giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của
người bệnh. Điều này địi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên chuyên làm nhiệm
vụ hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu, giải đáp thắc mắc, giải quyết những vấn đề nảy
sinh, đội ngũ đó khơng ai hơn hết là những nhân viên CTXH, được đào tạo
chính quy, bài bản. Nghiên cứu cũng chỉ ra các hoạt động hỗ trợ người bệnh
chưa tiếp cận được các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp, các vấn đề hỗ trợ tâm lý
cho người bệnh và nhân viên y tế cũng chưa được triển khai trong bệnh viện.
Nguyên nhân là do CTXH chưa được đánh gái đúng vai trò, tầm quan trọng
14


trong công tác khám, chữa bệnh, các cơ chế hoạt động CTXH chuyên nghiệp
chưa có, mặt khác một phần là do trình độ của nhân viên CTXH cịn yếu, chưa
được đào tạo bài bản. Nghiên cứu đã chỉ ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của nhân viên CTXH trong bệnh viện hiện nay [12].
Các bài viết của các tác giả Cao Liên Hương, Nguyễn Thị Thanh Tùng,
Phạm Thị Tâm, Tạ Thị Thanh Thủy Phan Thành Phúc, Phạm Thị Oanh, Đỗ Thị
Thu Phương. trong Kỷ yếu hội thảo:“Công tác xã hội trong bệnh viện - Những
vấn đề lý luận và thực tiễn thực hành" năm 2016 tại trường Đại học khoa học
Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm tâm lý
xã hội của các nhóm người bệnh khác nhau trong bệnh viện (người bệnh
nghiện chất, người bệnh là người cao tuổi bị Alzheimer, người bệnh nhiễm
HIV) và những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà nhân viên xã hội phải có khi
làm việc với những nhóm người bệnh khác nhau này [6].
Mặc dù đã có một số nghiên cứu về công tác xã hội trong Bệnh viện,
nhưng chưa có nghiên cứu nào về hoạt động cơng tác xã hội trong hỗ trợ người
bệnh. Do đó, tơi nhận thấy việc nghiên cứu hoạt động công tác xã hội trong hỗ
trợ người bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, thành phố Hà Nội xuất phát từ tình
hình thực tế là cần thiết, vừa có sơ sở pháp lý, vừa có tính thực tế và cơ sở

khoa học. Từ kết quả nghiên cứu, tơi xin đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt
động công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh tại bệnh viện Bạch Mai,
đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH trong hỗ trợ
người bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ người
bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về hoạt động công tác xã hội
trong việc hỗ trợ người bệnh tại bệnh viện Bạch Mai, đồng thời tìm hiểu các
15


yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH trong hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện
Bạch Mai. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện Bạch
Mai.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về hoạt động cơng tác xã hội trong hỗ trợ người
bệnh tại Bệnh viện.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ
người bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ

người bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động công
tác xã hội trong hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện.

4.2.

Khách thể nghiên cứu:

-

Điều tra bảng hỏi: 120 người bệnh đang điều trị nội trú tại Bệnh viện.

-

Phỏng vấn sâu:
+ 01 Cán bộ quản lý của Bệnh viện (Ban Giám đốc, Trưởng khoa phòng)
+ 02 Nhân viên y tế
+ 05 NV CTXH tại phịng Cơng tác xã hội
+ 03 người bệnh
+ 02 người nhà người bệnh

5. Phạm vi nghiên cứu
-


Nội dung: Nghiên cứu thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người
bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai: Hoạt động huy động nguồn lực; Hoạt động tham
vấn tâm lý; Hoạt động truyền thông.
16


-

Không gian: Tại BV Bạch Mai, thành phố Hà Nội

-

Thời gian: từ năm 2019 đến năm 2021.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.

Phương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp phân tích thơng tin từ các cơng trình nghiên cứu và các
tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngồi nước. Phương pháp này áp dụng
với các tài liệu như sau:
Nghiên cứu các tài liệu liên quan để tìm hiểu về hoạt động công tác xã hội
trong hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện.
Nghiên cứu các văn bản chính sách liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu các hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội.

6.2.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Trong nghiên cứu này, tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi theo mẫu thiết kế

dành cho 120 người bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện. Các thông tin thu
thập, bao gồm: phần 1: thông tin chung; phần 2: thực trạng hoạt động CTXH
trong việc hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai; phần 3: Các giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người bệnh tại Bệnh
viện Bạch Mai.
Kết quả thu được từ phỏng vấn định lượng bằng bảng hỏi với người bệnh
được xử lý bằng phần mềm SPSS.

6.3.

Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên
cứu và người cung cấp thơng tin nhằm tìm hiểu thực trạng, những mong muốn,
nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin. Đề tài
phỏng vấn sâu với:

-

01 cán bộ quản lý của Bệnh viện: Các thông tin được thu thập, bao gồm: Các
yếu tố tác động cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH tại
Bệnh viện.
17


-

05 nhân viên CTXH: Các thông tin được thu thập, bao gồm: tìm hiểu các hoạt
động của nhân viên CTXH tại Bệnh viện Bạch Mai trong việc trợ giúp người
bệnh; Thái độ của những người bệnh và NNNB đối với nhân viên CTXH;
Những khó khăn trong q trình hoạt động và giải pháp đưa ra của chính

những người làm CTXH để phát huy hiệu quả của hoạt động CTXH tại Bệnh
viện.

-

02 NVYT: Các thông tin được thu thập, bao gồm: tìm hiểu những khó khăn của
người bệnh và NNNB thường gặp khi điều trị tại Bệnh viện; Những khó khăn
trong q trình chăm sóc người bệnh của NVYT; Đánh giá những hoạt động
CTXH tại Bệnh viện đã trợ giúp được gì cho NVYT và cho người bệnh;
Những mong muốn, ý kiến để giúp phát triển các hoạt động CTXH tại Bệnh
viện.

-

03 người bệnh: Các nội dung thu thập, bao gồm: thu thập các thông tin về tâm
lý, mong muốn của người bệnh, những nhận xét về hoạt động CTXH tại bệnh
viện.

-

02 người nhà người bệnh: Các thông tin thu thập, bao gồm: tìm hiểu được vấn
đề tâm lý - xã hội, mong muốn và những lo lắng của người bệnh, những nỗi
đau về thể xác và tinh thần do bệnh tật gây nên; Những khó khăn mà gia đình
trong q trình chăm sóc người bệnh, những khó khăn và mong muốn giúp đỡ
của hoạt động CTXH với người bệnh và gia đình họ.
Tất cả những kết quả phỏng vấn sâu đều có ý nghĩa quan trọng trong
nghiên cứu, những nội dung thu được từ phỏng vấn sâu được phục vụ cho việc
phân tích, đánh giá hoạt động hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai một
cách khách quan, chính xác nhất.


6.4.

Phương pháp quan sát
Trong nghiên cứu, sử dụng phương pháp quan sát những hoạt động hỗ trợ
người bệnh của nhân viên CTXH, thái độ của nhân viên CTXH khi tiếp xúc
với các NB, người nhà NB có ân cần, chu đáo hay không (thăm hỏi, tặng quà,
18


…); Quan sát thái độ của người bệnh khi được hỏi về sự hài lòng đối với chất
lượng hoạt động CTXH. Để tiến hành quan sát, tôi tiến hành quan sát tham dự,
trực tiếp tham gia vào các hoạt động của nhân viên CTXH trong các hoạt động
hỗ trợ người bệnh, tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp người bệnh, người nhà người
bệnh tại đơn vị để tiến hành quan sát.
Những kết quả quan sát được sử dụng làm tăng thêm tính khách quan cho
kết quả nghiên cứu của đề tài.
7. Những đóng góp mới của luận văn
7.1.

Về lý luận:
Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác
thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện.
Luận văn làm phong phú thêm lý luận về hoạt động công tác xã hội trong
hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện. Bổ sung thêm các khái niệm trong Bệnh viện
cho cơng tác nghiên cứu và xây dựng chính sách.

7.2.

Về thực tiễn:
Luận văn mang ý nghĩa thực tiễn khi đánh giá được thực trạng hoạt động

công tác xã hội trong hỗ trợ người bệnh tại BV Bạch Mai. Trên cơ sở đó đưa ra
những giải pháp nâng cao hiệu quả khi thực hiện các hoạt động công tác xã hội
tại Bệnh viện Bạch Mai. Đề tài cũng là cơ sở để góp ý tham mưu cho lãnh đạo
của Phịng, Ban giám đốc về việc phát triển ngành công tác xã hội trong BV
Bạch Mai một cách tốt nhất.
Đồng thời kết quả nghiên cứu có thể là một tài liệu tham khảo cho giảng
viên, học viên, sinh viên, cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu về hoạt động công
tác xã hội trong Bệnh viện.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương chính:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người
bệnh tại Bệnh viện.
19


Chương 2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người bệnh
tại Bệnh viện Bạch Mai.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội
trong hỗ trợ người bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai.

20


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC
XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN
1.1.

Các khái niệm liên quan đến đề tài


1.1.1. Khái niệm hoạt động
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động tùy theo góc độ xem xét:
Theo tài liệu hoạt động và nhân cách của học viện Quân y, xuất bản năm
2007, thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh
và cơ bắp của con người khi tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thỏa
mãn các nhu cầu của mình [17].
Về phương diện triết học, tâm lý học người ta quan niệm hoạt động là
phương thức tồn tại của con người trong thế giới.
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới
(khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về thế giới cả về phía con người (chủ thể) [17].
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người thể hiện hai cấp độ:
- Cấp độ vi mô: Là cấp độ hoạt động của cơ thể, các giác quan, các bộ
phận tuân theo quy luật sinh học. Nhờ có hoạt động mà con người tồn tại và
phát triển.
- Cấp độ vĩ mơ: Là hoạt động có đối tượng của con người với tư cách là
một chủ thể của hoạt động có mục đích.
Hoạt động là q trình con người thực hiện các quan hệ giữa mình với thế
giới bên ngoài – thế giới tự nhiên và xã hội; giữa mình với người khác; giữa
mình với bản thân. Trong q trình quan hệ đó có hai q trình diễn ra đồng
thời và bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau:
- Quá trình thứ nhất là quá trình đối tượng hóa, trong đó chủ thể chuyển
năng lực của mình thành sản phẩm của hoạt động hay nói cách khác đi tâm lý
của con người (của chủ thể) được bộc lộ, được khách quan hóa trong q trình
làm ra sản phẩm.
Q trình này cịn được gọi là q trình “xuất tâm”.
- Q trình chủ thể hóa, có nghĩa là khi hoạt động của con người chuyển
từ phía khách thể vào bản thân mình những quy luật bản chất của thế giới để
21



tạo thành tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân, bằng cách chiếm lĩnh thế
giới.
Q trình chủ thể hóa cịn gọi là q trình nhập tâm.
Như vậy trong q trình hoạt động, con người vứa tạo ra sản phẩm về
phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình, hay nói cách khác đi tâm lý nhân
cách được bộc lộ và hình thành trong hoạt động.
1.1.2. Khái niệm cơng tác xã hội
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt
động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng nhằm nâng cao
hay khơi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện các chức năng xã hội và
tạo điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5) [6].
Tại Hội nghị Liên đoàn quốc tế nhân viên công tác xã hội được tổ chức tại
Montreal Canada vào tháng 7/2000 các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa: Công
tác xã hội chuyên nghiệp là thúc đẩy xã hội, giải quyết những vấn đề trong mối
quan hệ con người, tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho
cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về
hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp vào các điểm
tương tác con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng là các
nguyên tắc căn bản của nghề nghiệp công tác xã hội [19].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm Công tác xã hội theo
các tác giả Bùi Thị Xuân Mai“CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên
nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực
đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi
trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia
đình, cộng đờng giải quyết và phịng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm
bảo an sinh xã hội” [11].
Mục đích của CTXH là tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hơi, nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, đặc biệt là những nhóm
người yếu thế. Thúc đẩy các mối quan hệ xã hội, tăng cường các mối quan hệ

tương tác giữa cá nhân, gia đình và xã hội, hướng tới tiến bộ và công bằng xã
22


hội. Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: “CTXH góp phần giải
quyết hài hịa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các
vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới
một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ
thống an sinh xã hội tiên tiến” [14].
Theo Hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp Quốc tế (IASW),
CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp vì những người làm CTXH
chuyên nghiệp (gọi là nhân viên CTXH hay Social Worker) là những người
được đào tạo và trang bị các kiến thức, kỹ năng CTXH; họ có nhiệm vụ trợ
giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong
cuộc sống, tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc
đẩy sự tương tác giữa cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới
chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, giữa cá nhân với
mơi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích
của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thơng qua hoạt động nghiên cứu và
hoạt động thực tiễn [19].
1.1.3. Khái niệm hoạt động công tác xã hội
Hoạt động Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp, được thực hiện
bởi nhân viên CTXH. Bằng những kiến thức tâm lý, xã hội và kỹ năng nghề
nghiệp của mình, nhân viên Cơng tác xã hội khơi dậy tiềm năng của mỗi cá
nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng để giúp cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng
phục hồi các chức năng xã hội, đáp ứng nhu cầu; đồng thời vận động chính
sách, nguồn lực trong xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng giải
quyết các vấn đề mà họ chưa tự giải quyết được.
Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 ban hành
kèm theo Quyết định số 32/2010/QD-TTg do Thủ tướng chính phủ phê duyệt

cũng đã đưa ra định nghĩa: “Công tác xã hội là hoạt động mang tính chuyên
môn, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ
các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đờng dân cư trong việc giải quyết
23


các vấn đề của họ, qua đó cơng tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc của
con người, vì sự tiến bộ xã hội” [14].
Mặc dù CTXH có nguồn gốc từ các hoạt động từ thiện, công tác xã hội và
hoạt động từ thiện đều là những hoạt động nhân đạo, trợ giúp con người khắc
phục khó khăn, giải quyết vấn đề và hịa nhập cơng đồng song, hoạt động
CTXH không phải hoạt động từ thiện; Hoạt động Cơng tác xã hội và hoạt động
từ thiện có sự khác nhau về nhiều mặt: Về động cơ: Động cơ của hoạt động từ
thiện là lòng thương người, thiện tâm, thiện chí, tạo uy tín cho tập thể, cho cá
nhân. Động cơ của CTXH cũng là lòng thương người, thiện tâm, thiện chí
nhưng CTXH xem thân chủ (TC) và lợi ích của TC là mối quan tâm hàng đầu.
Về phương pháp: Phương pháp hoạt động từ thiện mang tính chất ban ơn: Vận
động người khác đóng góp; phân phát vật chất hay hàng hóa quyên góp được
đến người nghèo, người gặp khó khăn; CTXH giúp thân chủ phát huy tiềm
năng của chính mình để tự vươn lên giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa
học, dựa trên kiến thức, kỹ năng chuyên môn để giúp người tự giúp. Về mối
quan hệ: Trong hoạt động từ thiện, mối quan hệ giữa người giúp và người được
giúp lỏng lẻo, mang tính nhất thời, giống mối quan hệ từ trên xuống, với thái
độ ban ơn; người giúp đỡ chủ động làm thay hoặc quyết định việc giúp đỡ, vì
vậy mang tính áp đặt, thụ động, cũng có khi khơng có mối quan hệ nào. Mối
quan hệ trong CTXH là mối quan hệ nghề nghiệp, mang tính chất bình đẳng,
tơn trọng lẫn nhau. Nhân viên CTXH tìm hiểu nhu cầu của thân chủ, tơn trọng
quyền tự quyết của thân chủ. Thân chủ chủ động lựa chọn phương án giải
quyết vấn đề. Về mặt chuyên môn, trong hoạt động từ thiện, người giúp đỡ
không nhất thiết phải được đào tạo nhưng trong CTXH, nhân viên CTXH phải

được đào tạo về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp. Về kết quả: Hoạt động từ
thiện không giải quyết được tận gốc vấn đề mà chỉ xoa dịu tạm thời, người
được giúp thì ỷ lại, trơng chờ vào sự trợ giúp. Trong CTXH, vấn đề được giải
quyết triệt để, thân chủ được hỗ trợ để khắc phục khó khăn tự vươn lên trong
cuộc sống.
24


1.1.4. Khái niệm người bệnh, đặc điểm và nhu cầu của người bệnh tại bệnh viện
Khái niệm người bệnh:
Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 người bệnh là người sử dụng
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh [20].
Người bệnh trong hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện là những
trường hợp đang nằm viện điều trị nội trú, không phân biệt độ tuổi, giới tính và
có hồn cảnh đặc biệt:
- Người bệnh là trẻ em: Theo Luật Trẻ em (2016), trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây: Trẻ em mồ cơi cả cha và mẹ; Trẻ em bị bỏ
rơi; Trẻ em không nơi nương tựa; Trẻ em khuyết tật; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
Trẻ em vi phạm pháp luật; Trẻ em nghiện ma túy; Trẻ em phải bỏ học kiếm
sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Trẻ em bị tổn hại
nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; Trẻ em bị bóc lột; Trẻ em
bị xâm hại tình dục; Trẻ em bị mua bán; Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc
bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; Trẻ em di cư,
trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc khơng có người chăm
sóc [24].
- Người bệnh thuộc người có cơng với cách mạng theo Khoản 1, Điều 2
(Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng, 2012), bao gồm: Người hoạt
động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách
mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Liệt
sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Anh

hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính
sách như thương binhg; Bệnh binh; Người hoạt động cách mạng, hoạt động
kháng chiên bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có cơng giúp đỡ cách
mạng [23].
- Người bệnh là người cao tuổi: Là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở
lên theo Điều 2 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ban hành ngày
23/11/2009 [21].
25


×