Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề việt nam thực trạng và khuyến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 10 trang )

PHÁP LUẬT VÊ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHÈ
VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KHUN NGHỊ
Trần Lình Hn
*
Trần Thị Diện
**
Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích, đánh giá làm rõ một so bất cập, hạn chế
trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề dưới khỉa cạnh pháp lý, từ đó đưa ra một sơ
kiến nghị hồn thiện.
Abstract: The article analyzes and discusses a number of shortcomings and
limitations on the protection of the environment in vocational villages from the legal
perspective, thereby it makes proposals for improvement.

Đặt vấn đề
Môi trường là một trong những vấn đề
thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên
thế giới hiện nay. Bảo vệ mơi trường
(BVMT) đang trở thành nhu cầu cấp thiết
mang tính toàn cầu và cũng là thách thức
lớn của toàn nhân loại. Riêng tại Việt Nam,
tình trạng ơ nhiễm mơi trường (ƠNMT) bao
gồm ỊNMT làng nghề diễn ra ngày càng
phức tạp và trầm trọng. Điều này đe dọa
trực tiếp đến sự phát triển bền vững của nền
kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến quyền
được sống trong môi trường trong lành của
người dân. Do đó, việc giải quyết vấn đề
ƠNMT làng nghề trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước là một nhiệm vụ
vô cùng quan trọng và cấp thiết không chỉ
đối với các cơ quan quản lý nhà nước, mà


cịn là nhiệm vụ chung của tồn xã hội.
Hiện nay, vấn đề BVMT làng nghề đã được
điều chỉnh bằng các quy định pháp luật, tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn
’ ThS. Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật
Tp. Hồ Chí Minh.
’* Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ
FWD Viẹt Nam.

68

còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Điều
này ít nhiều đã làm ảnh hường đến hiệu quả
của công tác BVMT tại các làng nghề. Vì
vậy, việc tiếp tục nghiên cứu chỉ ra những
điểm hạn chế, bất cập trong quy định pháp
luật về BVMT làng nghề và từ đó đưa ra
một số kiến nghị hoàn thiện là điều rất quan
trọng và cấp thiết trước đòi hỏi của thực tiễn
hiện nay.
1. Vai trò của pháp luật trong bảo vệ
môi trường làng nghề
Theo Phạm Cơn Sơn trong cuốn “Làng
nghề truyền thống Việt Nam” thì làng nghề
là: "Một đơn vị hành chỉnh cô xưa mà cũng
có nghĩa là nơi quần cư đơng người, sinh
hoạt có tổ chức, kỷ cương tập quán riêng
theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là
làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ỷ là
những người cùng nghề sống hợp quần để

phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững
chắc của các làng nghé là sự vừa lảm ăn
tập thê, vừa phát triển kinh tế, giữ gìn bản
sắc dân tộc và cá biệt của địa phương',x.
1 Phạm Côn Sơn, Làng nghề truyền thống Việt Nam,
Nxb. Văn hóa dân tộc, năm 2004, tr.9.


PHÁP LUẬT VÈ BẢO VỆ...

Dưới góc độ mơi trường, “Làng nghề là
làng nơng thơn Việt Nam có ngành nghề
tiêu thủ công nghiệp, phỉ nông nghiệp chiếm
ưu thế về số lao động và thu nhập so với
nghề nơng ”2.
Dưới khía cạnh pháp lý, tại Thông tư số
116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy
định hướng dẫn thực hiện một số nội dung
của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/7/2006 của Chính phủ về phát triển
ngành nghề nơng thơn (Thịng tư số
116/2006/TT-BNN) lần đầu tiên đưa ra định
nghĩa về làng nghề, theo đó: “Ảừ/ỉg nghề là
một hoặc nhiều cụm dân cư cap thơn, ấp,
bản, làng, bn, phum, sóc hoặc các điểm
dãn cư tương tự trên địa bàn một xã, thị
tran, có các hoạt động ngành nghề nơng
thơn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phấm khác nhau"3. Sau đó, Thơng tư số

46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về
BVMT làng nghề (Thông tư số 46/2011/TTBTNMT) đã mở rộng khái niệm làng nghề
với “cức hoạt động ngành nghê nông thôn,
sản xuất tiếu thủ công nghiệp sản xuất ra
một hoặc nhiều loại sản phâm khác nhau"4
và các hoạt động ngành nghề nơng thơn này
được cụ thể hóa tại Nghị định số
52/2018/NĐ-CP ngày 12/04/2018 của
Chính phủ về phát triến ngành nghề nông
thôn bao gồm5: (i) Chế biển, bảo quản nông,
lâm, thủy sản; (ii) Sản xuất hàng thủ công

2 Đặng Kim Chi, Làng nghề Việt Nam và môi trường,
Nxb. Khoa học và kỹ thuật, năm 2005, tr.12.
3 Điểm b khoản 3 Phần 1 Thông tư số 116/2006/TTBNN.
4 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2011/TT-BTNMT.
5 Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP.

mỹ nghệ; (iii) Xừ lý, chế biến nguyên vật
liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông
thôn; (iv) Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm
sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát,
cơ khí nhỏ; (v) Sản xuất và kinh doanh sinh
vật cảnh; (vi) Sản xuất muối; (vii) Các dịch
vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông
thôn. Đồng thời, để được công nhận là làng
nghề cần phải đáp ứng các tiêu chí sau6: (i)
Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn
tham gia các hoạt động ngành nghề nông

thôn; (ii) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn
định tối thiểu 2 năm liên tục tính đến thời
điểm đề nghị công nhận; (iii) Đáp ứng các
điều kiện BVMT làng nghề của pháp luật
hiện hành. Như vậy, để được xem là làng
nghề cần đáp ứng được các tiêu chí nhất
định và được xét công nhận theo quy định
của pháp luật.
Theo đánh giá chung, khơng thể phủ
nhận vai trị quan trọng của làng nghề
trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, ổn
định lao động, cải thiện chất lượng cuộc
sống của người dân. Tuy nhiên, trong điều
kiện sản xuất thô sơ, công nghệ lạc hậu, ý
thức BVMT của người dân chưa cao,
những năm gần đây, sự mở rộng quy mô
của các làng nghề đã dần đến tình trạng
ỊNMT ngày càng nghiêm trọng. Theo
thống kê mới nhất của Hiệp hội làng nghề
Việt Nam, cả nước có hơn 5400 làng nghề,
trong đó 60% tập trung ở miền Bắc, 24%
tập trung tại miền Trung và miền Nam
chiếm 16% cịn lại với các loại hình sản
xuất đa dạng7. Tuy nhiên, theo điều tra
6 Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP.
7 Ngọc Thanh, Mặt trái cùa việc tập trung phát triển
kinh tế ở các làng nghề, />
tin_KHCN_moitruong/id/24938/Mat-trai-cua-viec-t

69



NHÀ NƯỚC VÀ PHẢP LUẬTSĨ 4/2022

đánh giá, có đến 46% số làng nghề nằm
trong diện môi trường bị ô nhiễm nặng,
27% làng nghề ơ nhiễm vừa8. Trung bình
mồi ngày, hoạt động sản xuất tại các làng
nghề thải ra từ 300 đến 500 tấn bã, hơn
15.000 m3 nước thải, hàng trăm tấn chất
thải rắn chứa các chất tẩy rửa hóa học qua
q trình phân hủy tạo ra những mùi hơi
thối9. Hầu hết, các làng nghề có quy mơ
nhị, trình độ sản xuất thấp, công nghệ lạc
hậu, hoạt động sản xuất xen kẽ trong các
khu dân cư nên đã gây ÒNMT và ảnh
hưởng tới sức khỏe cộng đồng nghiêm
trọng10. Chính vì vậy, việc BVMT làng
nghề bằng các quy định pháp luật là điều
rất cần thiết bởi pháp luật có vai trị đặc
biệt quan trọng trong đời sống xã hội, là
công cụ để Nhà nước điều chình và quản lý
các mối quan hệ xã hội. Mặt khác, nó cũng
chính là phương tiện để người dân đảm bảo
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình,
từ đó góp phần vào việc bảo vệ hiệu quả
môi trường làng nghề. Điều này được thê
hiện qua các khía cạnh sau:
Một là, pháp luật quy định những quy
tắc xừ sự mà các chủ thể liên quan cần phải

thực hiện khi tác động vào môi trường làng
nghề theo hướng tích cực. Với tư cách là
ap-trung-phat-trien-kinh-te-o-cac-lang-nghe, truy cập
ngày 25/02/2021.
8 Minh Phương, Báo động ô nhiễm làng nghề,
/>68255.html, truy cập ngày 25/02/2021.
9 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi
trường quốc gia - Sức ép từ hoạt động của làng
nghề, hiện trạng mỏi trường nóng thơn, Hà Nội,
năm 2014, tr. 42.
1(1 TV Online, Ơ nhiễm mơi trường. nhiều làng nghề
kêu cứu, />m-moi-truong-nhieu-lang-nghe-keu-cuu-2020011812
1248062.htm, truy cập ngày 25/02/2021.

70

công cụ điều chỉnh hành vi của con người từ
quá trình bắt đầu sản xuất đến khi xả thải
vào mơi trường, pháp luật có tác dụng định
hướng, kiểm sốt những hành vi đó trong
suốt các giai đoạn. Từ đó, buộc các chủ thê
phải tuân thủ theo cách thức mà pháp luật
về BVMT làng nghề đà quy định.
Hai là, pháp luật quy định các chế tài
cụ thể nhằm bảo đảm việc tuân thủ đúng
theo quy định pháp luật của các chủ thể.
Trên thực tế, các tổ chức, cá nhân khi tham
gia vào sản xuất kinh doanh sẽ thường
quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận, sẵn sàng
hi sinh lợi ích của cộng đồng để đạt được

lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm cụ thể.
Chính vì vậy, các chủ thể này hay bỏ qua
các nghĩa vụ bất buộc phải thực hiện hoặc
né tránh việc tuân thủ bằng cách “lách
luật” hay “lẩn trốn” nghĩa vụ pháp lý. Khi
đó, bằng các chế tài pháp lý cụ thế, pháp
luật sẽ giúp ngăn ngừa, hạn chế những
hành vi tác động xấu đến mơi trường làng
nghề, góp phần bảo vệ kịp thời các lợi ích
chính đáng về mặt mơi trường.

Ba là, pháp luật bảo đảm cho công tác
quản lý, giám sát của các cơ quan chức
năng một cách hiệu quả, đồng bộ. Thông
qua các quy định, pháp luật xác định rõ
thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân trong việc thực hiện chức
năng của mình. Chẳng hạn, khi có hành vi
vi phạm pháp luật BVMT làng nghề, cơ
quan có thẩm quyền có thể căn cứ vào
quyền hạn được trao để tiến hành xử lý
hành vi vi phạm đó. Đồng thời, đây cũng là
căn cứ để truy cứu trách nhiệm đổi với các
tổ chức, cá nhân khi tham gia vào công tác
quản lý nhà nước, nhưng chưa hoàn thành


PHẢPLUẬT VÈ BẢO VỆ...

hay có sai phạm trong q trình thực hiện

nhiệm vụ.
Như vậy, đặt trong bổi cảnh hiện trạng
môi trường làng nghề bị ô nhiễm nghiêm
trọng, các chất thải phát sinh từ hoạt động
sản xuất làng nghề đã và đang gây ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe
của người lao động cũng như người dân
đang sinh sống tại các khu vực có làng
nghề, pháp luật BVMT làng nghề chính là
cơng cụ then chốt, quan trọng để đảm bảo
sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và BVMT
trên cơ sở đáp ứng được các yêu cầu phát
triến bền vững.
2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ
môi trường làng nghề

Nhằm cải thiện chất lượng môi trường
làng nghề, thời gian qua cơng tác nâng cao,
hồn thiện pháp luật BVMT làng nghề đã có
nhiều thay đổi tích cực. Một số văn bản
pháp luật đã được ban hành như Nghị quyết
số 35/NQ-CP ngày 18/03/2013 cua Chính
phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh
vực BVMT đã xác định ÒNMT tại các làng
nghề là một trong những vấn đề “nóng” của
giai đoạn hiện nay và Quyết định số
577/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 11/4/2013 phê duyệt “Đề án BVMT
làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030”, với hai mục tiêu trọng tâm: (i)

Tăng cường công tác BVMT trong quản lý
và phát triển làng nghề trên phạm vi toàn
quốc, ngăn chặn phát sinh các làng nghề ô
nhiễm mới; và (ii) Từng bước khắc phục,
cải thiện tinh trạng ÔNMT tại làng nghề,
bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng
cuộc sống dân cư, góp phần phát triển kinh
tế, xã hội khu vực nông thôn bền vững. Đặc

biệt, Luật BVMT năm 2014 cỏ hiệu lực từ
ngày 01/01/2015 đã có nội dung quy định
cụ thể về vấn đề BVMT làng nghề tại Điều
7011, trong đó xác định rõ các điều kiện về
BVMT mà làng nghề phải thực hiện, đồng
thời yêu cầu Chính phủ quy định danh mục
ngành nghề được khuyến khích phát triển
tại làng nghề, những cơ sở không thuộc
danh mục ngành nghề được khuyến khích
phát triển thì phải tn thủ các u cầu về
BVMT theo quy định và phải thực hiện kế
hoạch di dời, chuyển đổi ngành nghề sản
xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Bên cạnh đó, Chương IV Nghị
định số 19/2015/NĐ-CP cũng quy định chi
tiết trách nhiệm BVMT của cơ sở sản xuất
tại làng nghề và trách nhiệm của ủy ban
nhân dân các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi
trường trong việc thực hiện chức năng xây
dựng và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện
nội dung BVMT làng nghề, tuyên truyền,

hướng dẫn người dân về công tác BVMT
trên địa bàn. Ngồi ra, Bộ Tài ngun và
Mơi trường cịn ban hành Thông tư số
31/2016/TT-BTNMT về BVMT cụm công
nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung,
làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ để hướng dẫn chi tiết hơn về điều
kiện làng nghề và trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân liên quan. Chính sự đổi mới,
cập nhật trong quy định pháp luật đã từng
bước cải thiện được tình trạng ƠNMT làng
nghề. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đạt được, quy định pháp luật điều chỉnh về
vấn đề BVMT làng nghề vẫn còn tồn tại
một số bất cập, hạn chế nhất định, điều này
11 Tương ứng là Điều 56 Luật BVMT năm 2020 (có
hiệu lực từ ngày 1/1/2022).

71


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 4/2022

đã phần nào ảnh hưởng đến tính hiệu quả
cùa cơng tác BVMT làng nghề. Sự hạn chế,
bất cập này được thể hiện qua các khía
cạnh sau:
Một là, pháp luật Việt Nam chưa có
quy định quản lý mơi trường làng nghê
theo loại hình sản xuất. Hiện nay, việc

điều chỉnh vấn đề BVMT làng nghề đa số
đều dựa trên các quy định pháp luật
BVMT nói chung mà chưa có các văn bản
pháp luật điều chỉnh riêng đối với vấn đề
BVMT làng nghề trên cơ sờ đáp ứng các
yêu cầu đặc thù của mỗi loại hình sàn xuất.
Trên thực tế, các làng nghề rất đa dạng về
quy mơ và loại hình sản xuất với những
đặc thù riêng, do đó khi áp dụng các văn
bản mang tính chất điều chỉnh chung vào
các làng nghề cụ thể sẽ dẫn đến sự khơng
phù hợp hoặc khó áp dụng. Vì vậy, việc
đưa ra các quy định cụ thể về quản lý mơi
trường theo loại hình sản xuất của từng loại
làng nghề là rất quan trọng bởi khi có các
quy định cụ thể mang tính đặc thù cho từng
loại làng nghề sẽ khơng chỉ hỗ trợ cho
cơng tác quản lý hành chính mà cịn góp
phần cụ thể hóa các quy định chung để
phục vụ hiệu quả cho việc kiểm sốt ơ
nhiễm và BVMT làng nghề.

Hai là, quy định về công tác quản lý
BVMT làng nghề còn chồng chéo, thiếu sự
phổi hợp. Hiện nay, quy định về trách
nhiệm kiểm sốt ƠNMT làng nghề chưa có
sự rõ ràng giữa các bộ, ngành và chính
quyền địa phương các cấp. Đơn cử như việc
quản lý các cơ sở sản xuất là “doanh nghiệp
công nghiệp” do ngành Công thương quản

lý; cơ sở sản xuất “hoạt động trong lĩnh vực
chế biến nông, lâm, thủy sản, diêm nghiệp”
do ngành Nông nghiệp và phát triển nông

72

thôn quản lý; cơ sở gây ÔNMT nghiêm
trọng thuộc trách nhiệm của ngành Tài
nguyên và Môi trường12. Hay, cùng một loại
giấy phép, nhưng quy định về cơ quan cấp
và thu hồi lại khác nhau. Theo đó, giấy phép
xả thải vào hệ thống nước tự nhiên do
ngành Tài nguyên và Môi trường cấp13;
trong khi giấy phép xả nước thải vào công
trinh thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô
nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng
xạ lại do Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông
thôn thực hiện14. Trên thực tế, cơ quan giám
sát và kiếm sốt ơ nhiềm nguồn nước chủ
yếu lại quy về trách nhiệm của ngành Tài
ngun và Mơi trường. Chính cách quy định
chồng chéo, mâu thuần về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản
lý nhà nước đã làm suy giảm tính hiệu quả
trong vấn đề kiểm sốt, giám sát việc tuân
thủ các yêu cầu BVMT tại các khu vực làng
nghề. Bên cạnh đó, việc quy định về bộ máy
quản lý mơi trường cấp xã cịn nhiều bất
cập. Với tình trạng vi phạm pháp luật
BVMT làng nghề diễn ra phổ biến, thường

xuyên, đòi hỏi bộ máy quản lý về môi
trường phải hoạt động hiệu quả, đặc biệt là
ở cấp xã. Tuy nhiên, theo quy định tại điếm
d khoản 2 Điều 3 Nghị định số
92/2009/NĐ-CP về cán bộ công chức cấp
xã quy định chức danh công chức cấp xã là:
“Địa chính - xây dựng - đơ thị và mơi
trường (đoi với phường, thị trấn) hoặc địa
chỉnh - nông nghiệp - xây dựng và môi

12 Lê Kim Nguyệt, Trách nhiệm của cơ quan nhà
nước và cộng đồng dân cư trong kiếm sốt ơ nhiễm
mơi trường ở làng nghề Việt Nam, Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật, số chuyên đề tháng 1, 2017, tr. 14-18.
13 Điều 73 Luật Tài nguyên nước năm 2012.
14 Điểm d khoản 1 Điều 44 Luật Thủy lợi năm 2017.


PHÁP LUẬT VÈ BẢO VỆ...

trường (đối với xã)”. Như vậy, chỉ một
chức danh nhưng có đến 4 nhiệm vụ phải
giải quyết, trong khi số lượng cán bộ công
chức chỉ từ 1-2 người. Mặt khác, tại nhiều
địa phương cán bộ đảm nhận chức danh này
thường không phải là cán bộ môi trường
chuyên trách nên hiêu biết về pháp luật mòi
trường còn hạn chế. Chính điều này đã dẫn
đến tinh trạng yếu kém của chính quyền địa
phương trong vấn đề phát hiện, xử lý, giải

quyết kịp thời những cơ sở sản xuất có hành
vi vi phạm gây ƠNMT nghiêm trọng tại các
làng nghề.
Ba là, quy định mức phỉ BVMT đối với
nước thải công nghiệp tại các làng nghề
chưa họp lý. Tại điểm a khoản 2 Điều 6
Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày
05/05/2020 của Chính phủ quy định phí
BVMT đối với nước thải quy định: Cơ sở
có tổng lượng nước thải trung bình trong
năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí
cố định tính theo khối lượng nước thải
(khơng áp dụng mức phí biến đổi). Đây là
một quy định chưa thật sự hợp lý, cịn
mang tính cào bằng bởi thực tế, nhiều cơ
sở sản xuất, chế biến có quy mơ và tính
chất hoạt động khác nhau, khối lượng nước
thải cũng rất khác nhau, nhưng họ phải nộp
chung một mức phí cố định là điều vẫn
chưa thật sự phù hợp. vấn đề này dẫn đến
tình trạng một cơ sở có lượng nước thải
10m3/ngày đêm cũng phải đóng phí như
một cơ sở có lượng nước thải gần 20
m3/ngày đêm. Trong khi đó, tại các vùng
nơng thơn, hầu hết các cơ sở sản xuất chăn
nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,
trồng rau màu tại các làng nghề chủ yếu chỉ
ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, lượng nước
thải phát sinh cũng không lớn nên sẽ rất


khó khăn nếu buộc nơng dân phải chịu thêm
khoản phí cố định 1,5 triệu đồng/năm trong
năm 2020 và từ 2,5 đến 4 triệu đồng/năm
trong năm 2021.

Bổn là, việc xây dựng và ban hành các
quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) mói trường để
phục cơng tác BVMT làng nghề cịn nhiều
bất cập, chưa có sự thống nhất, đồng bộ và
thiếu tỉnh chặt chẽ. QCKT mơi trường có
vai trị quan trọng trong việc kiểm sốt,
đánh giá mức độ ơ nhiễm của các nguồn
thải trước khi xả thải ra mơi trường, trong
đó có mơi trường làng nghề. QCKT môi
trường được các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xây dựng, ban hành và mang tính
chất bắt buộc áp dụng để BVMT. Tuy
nhiên, việc xây dựng, ban hành các QCKT
mơi trường hiện nay vẫn cịn tồn tại một số
hạn chế nhất định. Cụ thể:
(i) Các QCKT môi trường chưa có sự
thống nhất, đồng bộ và thiếu tính chặt chẽ.
Theo quy định, các cơ sở sản xuất làng nghề
xả nước thải ra môi trường phải tuân thủ
QCVN 40:2011/BTNMT15 về nước thải
công nghiệp, đối với một số ngành đặc thù
như các làng nghề luyện, cán thép sẽ phải
tuân thù QCVN 52:2017/BTNMT16 về nước
15 QCVN 40:2011/BTNMT là QCKT quốc gia yề
nước thải công nghiệp do Ban soạn thào quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn thay
thế QCVN 24:2009/BTNMT, Tổng cục Môi trường,
Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt
và được ban hành theo Thông tư số 47/2011/TT-

BTNMT ngày 28/12/2011 cùa Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
16 QCVN 52:2017/BTNMT là QCKT quốc gia về
nước thải công nghiệp sản xuất thép do Tổng cục
Môi trường biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ,
Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và Cơng nghệ
thâm định và được ban hành theo Thông tư số
78/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

cua

Bộ

73


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SỐ 4/2022

thải công nghiệp sản xuất thép. Tuy nhiên,
trong khi QCVN 40:2011/BTNMT về nước
thải công nghiệp (quy chuẩn chung) yêu cầu
nước thải phải đảm bảo 33 chỉ tiêu kỹ thuật
trước khi xả thải ra môi trường, QCVN
5212017/BTNMT (quy chuẩn đặc thù) chỉ

quy định 13 thông số ô nhiễm trong nước
thải của các cơ sở luyện cán thép để làm cơ
sở tính giá trị tổi đa cho phép; hoặc đối với
ngành công nghiệp giấy và bột giấy,
QCVN12-MT:2015/BTNMT17 cũng chỉ
quy định 8 chỉ tiêu. Đây là một vấn đề
không họp lý bởi nếu QCKT đặc thù của
từng ngành được quy định nới lỏng hơn so
với QCKT chung sẽ dẫn đến khơng hiệu
quả trong vấn đề kiểm sốt và ngăn ngừa
ƠNMT, thậm chí gia tăng mức độ ơ nhiễm.
(ii) Việc xây dựng QCKT về nước thải
chưa căn cứ vào sức chịu tải của môi
trường tiếp nhận. Hiện nay, QCKT về nước
thải cong nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT)
và các QCKT quốc gia về nước thải công
nghiệp của một số ngành đặc thù chỉ quy
định giá trị tối đa cho phép của các thơng số
ơ nhiễm có trong nước thải khi xả ra nguồn
tiếp nhận mà chưa có quy định về tồng
lượng thải, thời điểm xả thải và khơng có
thơng số quy định về sức chịu tải của môi
trường tiếp nhận. Do khơng có quy định về
tổng lượng thải, thời điểm xả thải, thông số
quy định về sức chịu tải của môi trường tiếp
nhận nên sẽ dẫn đến tình trạng các cơ sở sản
17 QCVN 12-MT:2Ọ15/BTNMT do Tổ soạn thào quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thài công nghiệp
giấy và bột giấy biên soạn, sửa đổi QCVN
12:2008/BTNMT, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa

học và Cơng nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được
ban hành theo Thông tư số 12/2015/TT-BTNMT
ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường.

74

xuất, kinh doanh hoặc nhà máy xừ lý nước
thải tập trung xả thải cùng lúc ra nguồn tiếp
nhận với lưu lượng cao vào các giờ cao
điểm, từ đó dẫn đến tình trạng vượt q sức
chịu tải của mơi trường, gây ra ƠNMT
nghiêm trọng.
Năm là, các quy định vê công tác thanh
tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm
trong vẩn đề BVMT làng nghề còn tồn tại
một so hạn chế, bất cập. Theo đó, hệ thơng
pháp luật về kiếm tra, thanh tra mơi trường
cịn thiếu cơ chế và bế tắc trong việc đình
chỉ các cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng.
Trước đây, Nghị định số 179/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
BVMT cho phép cơ quan chức năng áp
dụng biện pháp ngừng cung cấp điện đối
với cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về
môi trường. Tuy nhiên, hiện nay Nghị định
này đã được thay thế bởi Nghị định số
155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của
Chính phủ quy định về xừ phạt hành chính

trong lĩnh vực BVMT và khơng cịn quy
định biện pháp cưỡng chế nói trên, do đó
các cơ quan chức năng gặp nhiều lúng túng
trong việc xử lý. Hay trong việc kiểm tra,
xử lý ƠNMT khơng khí hiện nay vẫn chưa
có quy định cụ thể, riêng biệt. ƠNMT
khơng khí và thiệt hại do ƠNMT khơng khí
gây ra mang tính đặc thù cao (mơi trường
khơng khí mang tính khuếch tán) nên việc
áp dụng các quy định chung về BVMT để
xác định, xử lý và phục hồi vấn đề ƠNMT
khơng khí là khơng phù hợp và triệt để. Ví
dụ, trường hợp doanh nghiệp/cơ sờ sản
xuất trong làng nghề lén xả khí thải vào lúc
đêm khuya thì sáng hơm sau khu vực đó đã
được phát tán và “sạch trở lại”. Do vậy, rất


PHẢPLUẬT VÈ BẢO VỆ...

khó có cơ sở để xác định mức độ ơ nhiễm,
càng khó đê có cơ sở u cầu bồi thường
thiệt hại mơi trường khơng khí. Cịn đối
với sức khỏe, tính mạng cùa người dân
chịu ảnh hưởng lại càng không dễ dàng để
chứng minh được mức độ thiệt hại và mối
quan hệ nhân quả của hành vi vi phạm với
thiệt hại. Điển hình trong vụ ỊNMT tại xã
Thạch Sơn (Phú Thọ), mặc dù hậu quả do
ÔNMT gây ra là vơ cùng nghiêm trọng

(các mẫu khơng khí, nước, chất thải đều ô
nhiễm nặng về kim loại, chất dinh dưỡng,
chất hữu cơ, pH, phenol... với mức độ vượt
tiêu chuẩn hàng chục lần, số người mắc
bệnh ung thư tại làng Thạch Sơn gia tăng
qua từng năm), nhưng vì khơng có cơ sở
pháp lý xác định mối quan hệ nhân quả nên
người dân sinh sống ở đây không được bồi
thường thiệt hại18.
3. Một số kiến nghị hoàn thiện

Để khắc phục các vấn đề hạn chế, bất
cập như đã phân tích địi hỏi cần phải thực
hiện một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục rà sốt, hệ thống hóa và
bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý môi trường làng nghề. Hiện nay, nội
dung pháp luật về BVMT làng nghề chủ yếu
dựa vào các quy định chung về pháp luật
BVMT, trong khi đó mỗi làng nghề lại có
những đặc trưng riêng của từng loại hình
sản xuất với các dạng ơ nhiễm khác nhau
nên nếu chỉ dựa vào pháp luật BVMT nói
chung thì sẽ khơng đủ chặt chẽ và chính
xác, gây khó khăn trong q trình áp dụng.
Vì vậy, cần phải:
18 Bùi Đức Hiển, Những vấn đề pháp lý cùa việc xác
định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở
Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010, tr.54.


(i) BỔ sung quy định pháp luật điều
chỉnh vấn đề BVMT làng nghề theo từng
loại hình riêng một cách có hệ thống và
khoa học.

(ii) Xem xét ban hành các quy định
hướng dẫn chi tiết về BVMT làng nghề như:
BVMT cụm công nghiệp, khu sản xuất làng
nghề tập trung dựa trên cơ sở từng loại hình
ngành nghề cụ thể; quy định về xác nhận hệ
thống xử lý kiểm sốt ƠNMT làng nghề;
chứng nhận các sản phẩm làng nghề thân
thiện với môi trường.
(iii) Xây dựng các quy định cụ thể để
khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn liên
quan đến hệ thống quản lý mơi trường (ISO
14000)19; thực hiện kiểm tốn mơi trường;
hồn thiện hệ thống tiêu chí cơng nhận làng
nghề đã ban hành, theo đó những yêu cầu về
xử lý chất thải và BVMT là điều kiện bắt
buộc khi xem xét, công nhận làng nghề.
Bên cạnh đó, có thể xây dựng bộ quy
tắc về làng nghề xanh, sạch từ nguyên liệu
đầu vào, quy trình sản xuất cho đến thành
phẩm, quy trình cấp chứng nhận nhãn sinh
thái, nhãn xanh cho sản phấm thân thiện với
môi trường. Đặc biệt, cần nhận thức và xây
dựng các quy phạm pháp luật về môi trường
theo hướng chủ động, thay vì chỉ kiểm sốt

hành vi vi phạm như trước đây. Theo đó,
cần chú trọng hơn về cơng tác dự báo,
phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục kịp
19 ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi truờng
do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành
nhàm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác
động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải
tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn
ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía
cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý
môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh
thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính...

75


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTSÓ 4/2022

thời để giảm thiểu tối đa nguy cơ ÔNMT
làng nghề. Hơn nữa, do pháp luật BVMT
làng nghề liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp
luật khác nhau như: Môi trường, đầu tư, xây
dựng... và chịu sự quản lý của nhiều bộ,
ngành nên có nhiều quy định chồng chéo,
khơng thống nhất, dẫn đến khó khăn trong
áp dụng và thực thi pháp luật của các chù
thể liên quan. Vì vậy, cần nghiên cứu xây
dựng cơ quan chuyên trách, xác định đúng
quyền hạn và trách nhiệm của các cấp, thiết
lập cơ chế phối hợp từ trung ương đến địa

phương thông qua các hội đồng, trung tâm
nghiên cứu trên cơ sở có sự trao đơi, chia sẻ
thơng tin, học hỏi kinh nghiệm từ các
chuyên gia đầu ngành trong từng lĩnh vực.
Ngoài ra, cũng cần phải tiếp tục kiện
toàn bộ máy nhà nước về quản lý môi
trường, đặc biệt là sửa đổi quy định về cơng
chức cấp xã. Theo đó, với các xã có làng
nghề cần quy định chức danh cán bộ môi
trường không kiêm nhiệm và phải đáp ứng
các điều kiện về năng lực chuyên môn nhất
định mới được đảm nhiệm chức danh này.
Hai là, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện
các quy định về phí BVMT đối với nước
thải tại các làng nghề. Theo đó, cần phải sửa
đổi quy định về mức phí BVMT nước thải
cơng nghiệp tại các làng nghề theo hướng
quy định nhiều mức phí khác nhau tương
ứng với lưu lượng nước thải thải ra mơi
trường. Nói cách khác, lưu lượng nước thải
phải được chia thành nhiều biên độ xả thải
và có các mức phí khác nhau áp dụng cho
các cơ sở xả thải dưới 20m3/ngày đêm chứ
không tính theo mức phí cố định cào bằng
như hiện nay. Đồng thời, phải có cách lý
giải thuyết phục cho người dân về việc thu
và sử dụng phí BVMT trên cơ sở đảm báo

76


tính cơng khai, minh bạch để người dân
hiểu và đồng tình.
Ba là, rà sốt, bổ sung, hồn thiện các
quy định cịn thiếu và khơng đồng bộ về
QCKT mơi trường để phù hợp với tình hỉnh
thực tế BVMT tại các làng nghề hiện nay.
Theo đó, hệ thống QCKT quốc gia về mơi
trường càn được hồn thiện theo hướng
nghiên cứu các yếu tố đặc thù của làng nghề
để đưa ra các quy chuẩn về khí thải, nước
thải cho phù hợp. Đồng thời, phải đảm bảo
sự thống nhất trong mối quan hệ giữa
QCKT quốc gia nói chung với QCKT của
một số ngành đặc thù theo hướng quy chuẩn
đặc thù phải có yêu cầu cao hom so với quy
chuẩn chung trên cơ sở đảm bảo các thông
sổ, tổng lượng thải đưa ra phải đáp ứng
được sự bình đẳng giữa các chủ thể tham
gia sản xuất tại làng nghề. Hơn nữa. khi xây
dựng và ban hành các QCKT cần phải căn
cứ vào hiện trạng môi trường, sức chịu tải
của môi trường tiếp nhận để đảm bảo sự
tương thích với điều kiện thực tế của từng
địa điểm, khu vực tiếp nhận; đồng thời phải
xây dựng và ban hành được bộ quy chuân
tổng thải để kiểm sốt vấn đề ơ nhiễm một
cách hiệu quả. Ngồi ra, cần bổ sung thêm
các quy định về thời điểm xả thải để tránh
tình trạng quá tài đối với nguồn tiếp nhận
vào những giờ cao điếm tại các khu vực

làng nghề.
Bốn là, hồn thiện quy định và tăng
cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về
BVMT làng nghề với các chế tài, biện pháp
đủ sức răn đe. Luật BVMT năm 2014 và các
nghị định hướng dẫn đã có những quy định
nghiêm ngặt, góp phần hiệu quả vào việc
phịng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do ÔNMT


PHẢPLUẬT VÊ BẢO VỆ...

gây ra. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống pháp
luật về thanh tra môi trường vần cần phải
tiếp tục hoàn thiện theo hướng tăng cường
chất lượng của đội ngũ thanh tra, cán bộ
quản lý môi trường tại các địa phương có
hoạt động sán xuất làng nghề. Bên cạnh đó,
cần phải tiếp tục bổ sung thêm các chế tài
mang tinh răn đe như áp dụng mức phạt tiền
cao hơn so với chi phí cải tạo mơi trường,
tăng dần mức tiền phạt theo số lần tái phạm.
Xem xét quy định nghiêm cam sừ dụng các
phương pháp thu cơng có khả năng gây
ƠNMT nghiêm trọng, hoặc sử dụng quặng
chứa chất phóng xạ và tái chế chất thải gây
hại cho môi trường làng nghề20. Xây dựng
cãn cứ pháp lý xác định mức độ ô nhiễm để
làm cơ sở yêu cầu bồi thường thiệt hại về

sức khỏe, tính mạng và tài sản do hành vi
gây ÒNMT tại các làng nghề gây ra. Bên
cạnh đó, cần phải thường xuyên triển khai
các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột
xuất nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật
BVMT tại các làng nghề của các chủ thề.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các bộ
phận có chức năng quản lý chuyên ngành để
giải quyết kịp thời những điểm nóng về mơi
trường phức tạp, đẩy mạnh vai trị của cảnh
sát mơi trường trong khâu phát hiện và xử
lý các hành vi phạm tội về BVMT tại các
làng nghề.
Năm là, nâng cao năng lực giám sát của
cộng đồng dân cư thông qua việc xây dựng
hương ước, quy ước và phát huy vai trò của
tổ chức tự quản địa phương trong vấn đề

20 Pham Huy Thong, Pham Thanh Trung, Some
solutions for improving law system in terms of rural
environment protection in process of building new
rural areas in Vietnam, The International Journal of
Engineering and Science (IJES), Volume 8, Issue 1
Senes, p. 22-27, 2019.

BVMT tại các làng nghề. Theo đó, các địa
phương nên chú trọng xây dựng và thực
hiện quy ước, hương ước về BVMT làng
nghề. Việc xây dựng và thực hiện hương
ước, quy ước cần căn cứ vào các hướng dẫn

tại Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày
08/05/2018 của Thủ tướng Chính phù quy
định về việc xây dựng thực hiện hương ước,
quy ước. Đồng thời, phải phát huy được vai
trò giám sát của cộng đồng dân cư trong
cơng tác kiểm sốt ƠNMT làng nghề thông
qua việc cung cấp thông tin, phản ánh, tố
cáo hành vi vi phạm đến cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Bên cạnh đó, cần phải tiếp
tục nâng cao vai trò của các tổ chức tự quản
BVMT tại các khu vực làng nghề theo
hướng trao nhiều quyền hơn cho các tổ chức
này. Theo đó, tổ chức tự quản sẽ được phép
tham gia vào các cơ quan BVMT của cấp
cao hơn cũng như được phép tham gia đóng
góp ý kiến vào việc xây dựng dự án sản
xuất, kinh doanh tại địa phương, trong đó có
ý kiến đánh giá về tác động môi trường từ
những dự án tại các làng nghề.
Kết luận
BVMT làng nghề đóng vai trị quan
trọng trong q trình phát triển kinh tế, xã
hội của đất nước. Đặc biệt, trong bối cảnh
Việt Nam gia tăng quan hệ thương mại quốc
tế với nhiều quốc gia trên thế giới, trở thành
thành viên của nhiều hiệp định thương mại
tự do, việc kích cầu sản xuất hàng hóa phục
vụ cho xuất khẩu là điều khơng thể thiếu, đi
kèm với đó sẽ sản sinh ra khối lượng chất
thải vơ cùng lớn. Vì vậy, u cầu đặt ra đối

với nước ta đó là hồn thiện và thực hiện tốt
chính sách pháp luật BVMT, trong đó có
BVMT làng nghề nhằm đảm bảo cho sự
phát triến kinh tế bền vừng.

77



×