Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hoàn thiện pháp luật du lịch về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành trước sự tác động của đại dịch covid 19 ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 10 trang )

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT DU LỊCH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH DỊCH vụ LỮ HÀNH TRƯỚC sự TÁC ĐỘNG CỦA
ĐẠI DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM
Võ Tẩn Đào*
Phan Nguyễn Bảo Ngọc**
Tóm tắt: Dịch vụ lữ hành là một trong những ngành, nghề chịu sự tác động nặng nề
bởi đại dịch Covid-19. Bên cạnh những giải pháp mang tinh tình thể, pháp luật du lịch
cân có sự thay đơi đê hơ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, ứng phó với
những viên cảnh tương tự như đại dịch Covid-19 trong tương lai. Bài viết phân tích quy
định pháp luật du lịch vê điêu kiện kinh doanh dịch vụ lừ hành, từ đó cho thấy nhu cầu
hồn thiện quy định về vẩn đề này trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và đề ra giải pháp
hoàn thiện.

Abstract: Travel service is one of the industries and professions severely affected by
the Covid-19 pandemic. In addition to the situational solutions, the law on tourism
should embody some changes to assist enterprises in overcoming their difficulties and
dealing with Covid-19-like scenarios in the future. The article analyzes legal regulations
on business conditions of travel service; thereby It shows the need to improve the
relevant law in the context of Covid-19 pandemic and makes proposals.
1. Điều kiện kỉnh doanh dịch vụ lữ
hành theo quy định của pháp luật du lịch
Luật Du lịch năm 2017 quy định: Kinh
doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán
và tổ chức thực hiện một phần hoặc tồn bộ
chương trình cho khách du lịch (khoản 9
1 Điều 3). Nói cách khác, kinh doanh dịch vụ
lữ hành là hoạt động trung gian kết nối, xâu
chuồi, sắp xếp các dịch vụ du lịch riêng lẻ
như: Vận chuyên, lưu trú, ăn ng, tham
quan, hướng dẫn, vui chơi giải trí... thành
một sản phẩm chương trình du lịch (Tour)


hồn chỉnh, thơng qua mạng lưới đại lý du
lịch (hoặc trực tiếp) bán cho du khách*1.
* ThS., Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
’* ThS., Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh.
1 Bộ Cơng Thương - Trường Cao đẳng Thương mại,
Giáo trình Tổng quan du lịch - dùng cho chuyên
ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng trình độ cao
đẳng, Nxb. Đà Nằng, Đà Nằng, năm 2014, tr. 71.

Theo Luật Đầu tư năm 2020, tại phụ lục IV
về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện thì kinh doanh dịch vụ lữ hành
là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (số
thứ tự 196). Vì vậy, để kinh doanh dịch vụ
lữ hành, chủ thể tiến hành hoạt động kinh
doanh phải đáp ứng các điều kiện nhất định
tương ứng với phạm vi kinh doanh dịch vụ
lữ hành - thể hiện thông qua việc được cấp
giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội
địa hoặc quốc tế bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 31 Luật
Du lịch năm 2017, để được kinh doanh dịch
vụ lữ hành các chủ thể phải đáp ứng đồng
thời ba điều kiện sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể - phải là doanh
nghiệp được thành lập hợp pháp

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng,

có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành
lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh
(khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm

75


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 1/2022

20202). Như vậy, trước tiên, để được kinh
doanh dịch vụ lữ hành, các chủ thể phải tiến
hành thành lập doanh nghiệp theo quy định
cùa pháp luật doanh nghiệp3. Các cá nhân,
tổ chức có thể lựa chọn bất kỳ loại hình
doanh nghiệp nào theo quy định của pháp
luật doanh nghiệp4 để thành lập phụ thuộc
vào những yếu tố như định hướng về cơ cấu
chủ sở hữu, mục tiêu kinh doanh, cách thức
quản trị doanh nghiệp, nguồn vốn, số lượng
thành viên, nghĩa vụ tài chính... Điều kiện
này cũng cho thấy, chủ thể tiến hành hoạt
động kinh doanh dịch vụ lừ hành không bao
gồm cá nhân với tư cách là một chủ thể độc
lập. Không những vậy, các hình thức khác
như hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã... cũng không được xác định là
loại hình được quyền kinh doanh dịch vụ lữ
hành. Quy định này có sự khác biệt so với
một số ngành, nghề kinh doanh du lịch khác

trong tông thê dịch vụ du lịch như vận tai
khách du lịch5, lưu trú du lịch6, đại lý lữ
hành7... Theo đó, các ngành, nghề kinh
doanh dịch vụ du lịch như trên không đặt ra
2 Điều này cũng được khãng định tương tự theo quy
định tại khoản 7 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm
2014: Doanh nghiệp là tơ chức có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
3 Trình tự, thủ tục và các điều kiện cần đáp ứng đê
thành lập doanh nghiệp nhằm tiến tới việc kinh
doanh dịch vụ lữ hành được điều chỉnh bời pháp luật
doanh nghiệp - Xem thêm quy định tại Điều 1 Luật
Doanh nghiệp năm 2020, 2014 về Phạm vi điều
chinh. Phạm vi của pháp luật du lịch chi quy định về
những điều kiện cần thỏa mãn (ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện) đối với doanh nghiệp để được
cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trước khi
đi vào vận hành trên thực tế - Xem thêm quy định tại
Điều 1. Điều 31 Luật Du lịch năm 2017 về Phạm vi
điều chinh và Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành.
4 Chăng hạn như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc nhiều thành
viên), công ty cổ phần, công ty họp danh.
5 Điều 47 Luật Du lịch năm 2017.
6 Điều 53 Luật Du lịch năm 2017.
7 Điều 40 Luật Du lịch năm 2017.

76


giới hạn và “rộng cửa’’ để các cá nhân hay
tổ chức được quyền kinh doanh8.
Thứ hai, về việc ký quỹ - phải thực
hiện việc ký quỹ tại ngân hàng phụ thuộc
vào phạm vi kinh doanh

Ký quỳ trong kinh doanh dịch vụ lừ
hành có thể hiêu là việc doanh nghiệp gửi
một khoản tiền theo quy định của pháp luật
vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng nơi
doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong suốt
thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành910
.
Mục đích của kỷ quỳ là giải quyết các vấn
đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ nghĩa vụ đối với khách du lịch. Việc ký
quỳ còn được hiểu là để xác định năng lực
tài chính cùa doanh nghiệp, là sự cam kết
trách nhiệm với du khách và cơ quan quản
lý nhà nướclu.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số
168/2017/ND-CP ngày 31/12/2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Du lịch (Nghị định số 168/2017/NĐCP), mức ký quỳ kinh doanh dịch vụ lữ
8 Điều này hoàn toàn khơng trái quy định của pháp
luật có liên quan hay pháp luật chuyên ngành. Theo
quy định tại Điều 6 Luật Thương mại năm 2005:
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập
hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách

độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
9 Ký quỹ được xem là một trong các biện pháp bào
đàm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại
khoản 1, 2 Điều 330 Bộ luật Dân sự năm 2015. Việc
ký quỹ thường được pháp luật quy định trong một số
trường hợp cụ thể nhất định, bên có nghĩa vụ phải
thực hiện để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ
thể, theo Điều 330 Bộ luật Dân sự năm 2015: Ký quỹ
là việc bên có nghĩa vụ gừi một khoản tiền hoặc kim
khí quý, đả quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khốn
phong tỏa tại một tơ chức tín dụng đê bảo đàm việc
thực hiện nghĩa vụ.
10 Vạn Luật, Ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ
hành là gì, />%20ph%C3%Al%20s%El%BA%A3n, truy cập
ngày 06/02/2021.


HOÀN THIỆNPHẢPLUẬT...

hành nội địa là 100.000.000 đồng; mức ký
quỳ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phụ
thuộc vào loại khách du lịch, nếu kinh
doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam là 250.000.000 đồng,
kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du
lịch ra nước ngoài là 500.000.000 đồng và
nếu kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với cả
hai loại khách du lịch ở trên thi số tiền doanh
nghiệp phải ký quỹ là 500.000.000 đồng.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ

thực hiện việc ký quỹ bằng đồng Việt Nam
tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác
xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài
thành lập và hoạt động tại Việt Nam, được
hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh
nghiệp và ngân hàng nhận ký quỳ phù họp
với quy định của pháp luật. Tiền ký quỳ phải
được duy trì trong suốt thời gian doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Tuy vậy,
theo quy định tại Điều 16 Nghị định số
168/2017/NĐ-CP thì doanh nghiệp vẫn có
thể rút tiền ký quỳ tạm thời ra khỏi ngân
hàng trong trường hợp khách du lịch bị chết,
bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần
phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp
mà doanh nghiệp khơng có khả năng bố trí
kinh phí để giải quyết kịp thời.
Thứ ba, về người phụ trách kinh
doanh dịch vụ lữ hành - doanh nghiệp
phải có người phụ trách kinh doanh dịch
vụ lữ hành với chuyên môn, nghiệp vụ và
bằng cấp phù hợp, tương ứng phạm vi
kinh doanh

Kinh doanh dịch vụ lữ hành có tính đặc
thù, phức tạp, cần có người phụ trách kinh
doanh dịch vụ lữ hành với chuyên môn
nghiệp vụ phù hợp để bảo đảm và kiểm sốt
được chất lượng của ngành, nghề này11*
. Vì

11 Quốc hội khóa XIV - ủy ban Văn hóa, Giáo dục,
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Báo cáo số
77/BC-UBVHGDTTN14 ngày 16/9/2016 của ủy ban
Vãn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi

lẽ đó, pháp luật đặt ra quy định, đối với kinh
doanh dịch vụ lữ hành nội địa, người phụ
trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt
nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ
hành12; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở
lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ
nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa; đối với
kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, người
phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải
tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về
lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở
lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ
nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Bên
cạnh đó, để tăng cường tính chun mơn
hóa, khả năng vận hành cũng như chịu trách
nhiệm trong hoạt động lữ hành của doanh
nghiệp, Điều 3 Thơng tư số 06/2017/TTBVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết
một số điều của Luật Du lịch (Thông tư số
đồng về việc thâm tra sơ bộ Dự án Luật Du lịch (sửa
đổi), Hà Nội, năm 2016, tr. 3.
12 Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số
13/2019/TT-BVHTTDL ngày 25/11/2019 của Bộ
Văn hóa, Thê thao và Du lịch sửa đơi, bơ sung một
số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL

ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch
thì chuyên ngành về lữ hành được the hiện trên bằng
tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên
ngành sau đây: a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ
hành; b) Quản trị lữ hành; c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch; đ) Du lịch; e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch; h) Quản trị du lịch
MICE; i) Đại lý lữ hành; k) Hướng dẫn du lịch; 1)
Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong
các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch”
do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng
tốt nghiệp trước thời điểm Thơng tư này có hiệu lực;
m) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong
các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”
do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt
nghiệp. Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện
các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm 1
và điểm m khoản này thi bổ sung bảng điểm tốt
nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề,
chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du
lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.

77


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 1/2022

06/2017/TT-BVHTTDL) quy định người
phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là

người giữ một trong các chức danh sau: Chủ
tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng
thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh
nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc
hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh
doanh dịch vụ lữ hành.
2. Nhu cầu và giải pháp hoàn thiện
pháp luật du lịch về điều kiện kỉnh doanh
dịch vụ lữ hành trước sự tác động của đại
dịch Covid-19
Quy định về điều kiện kinh doanh dịch
vụ lữ hành theo Luật Du lịch năm 2017 đã
tạo hành lang pháp lý thơng thống, lược
giản các thủ tục không thực sự cần thiết so
với Luật Du lịch năm 200513. Qua đó, một
mặt bảo đảm đạt được mục tiêu tạo động
lực thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh
dịch vụ lừ hành từ nhiều thành phần khác
nhau trong xã hội; mặt khác còn bảo đảm
đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, khám phá... ngày càng cao của du
khách trong nước và quốc tế.
Song, dưới sự tác động cùa đại dịch
Covid-19 ở Việt Nam, dịch vụ lữ hành là
một trong những ngành, nghề gánh chịu
thiệt hại rất lớn14. Các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ lữ hành đứng trước nhiều
thách thức về sự tồn tại, bài toán kinh tế và
vấn đề nhân sự cũng như định hướng phát
triển trong tưong lai. Theo thống kê của

Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch), đến hết tháng 8/2020 tỷ lệ hủy
13 Luật Du lịch năm 2017 đà loại bỏ các quy định về
việc đệ trình phương án kinh doanh lữ hành và
chương trình du lịch cho khách du lịch đến cơ quan
cấp giấy phép như trước.
14 Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và
Nghiên cứu BIDV, Đại dịch Covid-19 tác động
mạnh đến ngành kinh tế nào của Việt Nam?,
/>vid-19-tac-dong-manh-den-nganh-kinh-te-nao-cua-vi
et-nam/, truy cập ngày 05/02/2021.

78

phòng các khách sạn vào khoảng 98% 100% ở hầu hết các địa phưcmg; trong đó
Hà Nội hủy 32.000 tour, thành phố Hồ Chí
Minh hủy 35.000 tour, các doanh nghiệp
lớn, nhiều đồn khách đơng cũng hủy, gây
ra thiệt hại lớn với doanh nghiệp. Không chi
đối mặt với những thiệt hại nặng nề về kinh
tế, các doanh nghiệp du lịch hiện nay còn
đối mặt với việc giữ nguồn nhân lực chất
lượng cao, bởi trong bối cảnh nhiều người
lao động ngành du lịch bị mất việc làm,
nhiều lao động chất lượng cao của ngành du
lịch đã đi sang ngành khác15. Theo ơng Vũ
Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp
hội Du lịch Việt Nam, khó khăn lớn nhất
hiện nay của doanh nghiệp là liên quan đến
vấn đề tài chính16. Đứng trước tình hình đó,

nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lừ
hành đã phải xin rút giấy phép kinh doanh
dịch vụ lừ hành nội địa và quốc tế để nhận
lại khoản tiền ký quỹ 100 triệu đồng hay
500 triệu đồng (tưcmg ứng với lữ hành nội
địa và quốc tế) nhằm xoay trở nhiều khoản
chi phí như tiền thuê mặt bằng, thuê nhân
viên... Nhưng, nhiều doanh nghiệp vẫn
chưa nhận lại được khoản tiền này dù ràng
đó là tiền của doanh nghiệp17. Đe có dịng
tiền xoay xở trong khó khăn, doanh
nghiệp đã kiến nghị ngân hàng cho vay lại
số tiền ký quỹ khi xin giấy phép hoạt động
lừ hành nội địa, nhưng ngân hàng cùng
15 Huy Lê, Khó khăn chỏng chất với các doanh
nghiệp du lịch, />20.html, truy cập ngày 05/02/2021.
16 Trung tâm Thông tin du lịch - Tổng cục Du lịch
Việt Nam, Hội nghị thảo gỡ khó khăn ngành Du
lịch: Nhiều để xuất thiết thực nhằm đây mạnh hợp
tác, chia sẻ khó khăn, ho trợ doanh nghiệp, sằn sàng
đê phục hồi, />php/items/33628, truy cập ngày 04/02/2021.
17 Nguyễn Nam, Doanh nghiệp lữ hành lại vào thế
khó, />truy
cập
ngày
04/02/2021.


HỒN THIỆN PHÁP L UẬ T...


khơng duyệt. Trong khi đó, doanh nghiệp
nộp đon xin nhận lại tiền kí quỳ sớm hon
quy định cũng không được giải quyếtls.
Rõ ràng, dưới sự tác động của đại dịch
Covid-19, thực trạng các doanh nghiệp cần
có một nguồn tài chính đủ lớn đê giải quyết
các công việc ngắn hạn và dài hạn nhằm
vượt qua giai đoạn khó khăn từ chính tài sản
của doanh nghiệp - khoản tiền ký quỹ là
một nhu cầu hiện hữu. Tuy nhiên, theo quy
định cùa pháp luật du lịch, việc ký quỳ là
một trong những điều kiện cần đáp ứng khi
kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với các
doanh nghiệp. Do vậy, để tiếp tục kinh
doanh và vận hành, các doanh nghiệp bắt
buộc phải duy trì khoản tiền này trong ngân
hàng mà khơng được giái ngân. Có thê nói,
đây chính là một trong những rào cản trong
các quy định về điều kiện kinh doanh dịch
vụ lữ hành, vơ hình trung làm cho các
doanh nghiệp rơi vào thế “tiến thoái lưỡng
nan”. Bên cạnh đó, các quy định khác về
điều kiện kinh doanh dịch vụ lừ hành cũng
ít nhiều tạo nên khó khăn cho các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, đặc biệt
là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện
nay. Cụ thể:
Thứ nhất, quy định của pháp luật du
lịch về điều kiện ký quỹ tại ngân hàng khi
kinh doanh dịch vụ lử hành còn hạn chế và

chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn

Một là, lý do để doanh nghiệp được
quyền rút tiền ký quỳ ra khôi ngân hàng
thực sự rất hạn hẹp
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ lữ hành chỉ được quyền rút tiền ký quỹ ra
khỏi ngân hàng khi rơi vào một trường hợp
duy nhất: Khách du lịch bị chết, bị tai nạn,
18 Hoàng Tuyết, Doanh nghiệp du lịch cần sự “tiếp
sức" cùa Chinh phủ trong hoàn cảnh mới,
/>p-du-lich-can-su-tiep-suc-cua-chinh-phu-trong-hoancanh-moi-44958.html, truy cập ngày 03/02/2021.

rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về
nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh
nghiệp khơng có khả năng bố tri kinh phí
để giải quyết kịp thời. Như vậy, tiền ký quỳ
của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ
hành không nằm ngoài mục tiêu duy nhất là
đê giải quyết những vấn đề của khách du lịch
khi gặp rủi ro18
19. Dưới góc độ của thực tiễn,
đặc biệt là trong bối cảnh của đại dịch
Covid-19, đây thực sự là một trở ngại rất lớn.
Bởi lẽ, không hiếm các trường hợp doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ lừ hành cần có
một nguồn tài chính đù lớn đe có thể trang
trải chi phí vận hành, nhân sự... nhằm vượt
qua những giai đoạn khó khăn nhất định,
trong cả ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, việc

doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường,
mở rộng kinh doanh... nhưng chưa đủ kinh
phí, tài chính cũng khơng là lý do để giải
ngân khoản tiền ký quỳ theo quy định.
Vì lẽ đó, chúng tơi cho rang, thay vì chì
quy định về một trường hợp duy nhất mà
doanh nghiệp được sừ dụng tạm thời khoản
tiền ký quỹ như đã đề cập ở trên, pháp luật
du lịch cũng nên hướng đến quy định mang
tính mở, “phá băng” nhằm hồ trợ các doanh
nghiệp khi đối mặt với các khó khăn nhất
định. Cụ thể, có thể bổ sung thêm một số
trường hợp như: Doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ lữ hành gặp khó khăn tạm thời,
khơng đù khả năng thanh tốn cho các vấn
đề về: (i) Tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp đối với người lao động theo quy
định của pháp luật sau thời hạn 30 ngày, kể
từ thời điểm đến thời hạn thanh tốn; (ii)
Các chi phí với đối tác, bên thứ ba xuất phát
từ việc hủy tour, hủy dịch vụ từ khách hàng
19 Đào Thị Thu Hang, Hạn chế của pháp luật về du
lịch trong quy định bảo vệ quyền lợi cùa khách du
lịch và kiến nghị hồn thiện, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 15 (391), năm 2019, tr. 48.

79



NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SƠ 1/2022

khơng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan
của doanh nghiệp; (iii) Các chi phí về thuế
thu nhập doanh nghiệp, chi phí th mặt
bằng... khơng xuất phát từ nguyên nhân chủ
quan của doanh nghiệp hay doanh nghiệp
cần mở rộng thị trường, mở rộng kinh
doanh. Khi mở thêm lý do được giải tỏa tạm
thời khoan tiền ký quỹ, các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ linh hoạt và
chủ động hơn trong nguồn tài chính của
mình. Điều này khơng những tăng cường
khả năng “chống chịu” của doanh nghiệp
trước những khó khăn, thách thức phải đối
mặt, mà còn giúp doanh nghiệp kịp thời
nắm bắt nhu cầu của thị trường, sự thay đổi
liên tục về thị hiếu của khách hàng nhằm
nhanh chóng đổi mới, cải tiến dịch vụ dựa
trên nguồn tài chính dồi dào.
Hai là, trình tự, thù tục giải tỏa tạm thời
khoản tiền kỷ quỳ ít nhiều cịn mang tính
hành chính
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16
Nghị định số 168/2017/NĐ-CP, trong
trường hợp muốn rút tiền ký quỹ ra khỏi
ngàn hàng, doanh nghiệp gửi đề nghị giải
tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp
giấy phép kinh doanh dịch vụ lừ hành.

Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điếm nhận
được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan
cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh
nghiệp trích tài khoản tiền ký quỳ để sử
dụng hoặc từ chối. Như vậy, để giải tỏa tạm
thời khoản tiền ký quỳ, doanh nghiệp phải
trải qua một số thủ tục như: (i) Gửi văn bản
đề nghị giải tỏa tiền ký quỹ đến cơ quan cấp
giấy phép kinh doanh dịch vụ lử hành tương
ứng với phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ
hành; (ii) Đợi cơ quan cấp giấy phép kinh
doanh dịch vụ lừ hành gửi văn bản cho phép
trích tài khoản tiền ký quỳ đến ngân hàng
lưu giữ tiền ký quỳ trong thời gian tối đa 48
giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị; (iii)

80

Thực hiện thủ tục giải tỏa tiền ký quỹ tại
ngân hàng đã ký quỳ. Ở thủ tục đầu tiên,
doanh nghiệp có thể thực hiện nhanh chóng,
nếu đó là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
lừ hành nội địa. Bời lẽ, theo quy định tại
Điều 32 Luật Du lịch năm 2017, cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch
vụ lữ hành nội địa là cơ quan chuyên môn
về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ
sở (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc
Sở Du lịch). Tuy vậy, trong trường hợp là

doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
quốc tế và trụ sở không đặt tại Tp. Hà Nội
(là địa chỉ trụ sở của Tổng cục Du lịch - cơ
quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lừ
hành quốc tế theo quy định tại Điều 33 Luật
Du lịch năm 2017) thì thủ tục này ít nhiều
cũng tốn kém về mặt thời gian do phải
chuyển văn bản đến Tp. Hà Nội. Trong khi
như trên đã khẳng định, bản chất của việc
giãi tỏa khoản tiền ký quỳ là nhàm giải
quyết các rủi ro liên quan đến khách du lịch
một cách khấn trương, kịp thời. Việc gửi
vãn bản đến cơ quan quản lý về du lịch tuy
không tốn kém quá nhiều thời gian, nhưng ít
nhất cũng giảm khả năng khoản tiền ký quỳ
được giải tịa nhanh chóng. Tiếp sau đó,
doanh nghiệp sẽ đợi cơ quan cấp giấy phép
kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét có chấp
thuận việc giải tịa khoản tiền ký quỹ hay
khơng trong thời gian 48 giờ. Điều này thực
sự sẽ không đáng lưu tâm nếu như thời gian
này rơi vào những ngày làm việc của cơ
quan cấp giấy phép (thông thường cơ quan
nhà nước sẽ làm việc từ thử hai đến thứ sáu,
trong giờ hành chính). Song, nếu khoảng
thời gian trên rơi vào ngày nghi của cơ quan
cấp giấy phép thì hệ quả làm cho thời gian
giải tỏa tiền ký quỹ càng kéo dài là điều khó
tránh khỏi. Hơn nữa, ít nhất về mặt hình
thức, cũng không loại trừ trường hợp cơ

quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ
hành “bận” không giải quyết kịp trong thời


HOÀN THIỆN PHẢP L UẬ T...

hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề
nghị của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp
khơng thể có tiền đưa du khách đi cấp cứu,
dẫn đến du khách bị tử vong do can thiệp y
tế chậm20. Cuối cùng, để được giải tỏa
khoản tiền ký quỳ, sau khi có sự chấp thuận
từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lừ hành
phải đến ngân hàng đã ký quỳ thực hiện các
thủ tục theo quy định của từng ngân hàng.
Đặt trong sự so sánh về thủ tục giải tỏa tiền
ký quỹ, có lẽ quy định trước đây về thủ tục
rút tiền ký quỹ lại tỏ ra linh hoạt, giản lược
hơn so với hiện tại. Cụ thể, theo quy định
khoản 3 Điều 1 Nghị định số 180/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định
số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Du lịch không đề cập đến vấn
đề phải thực hiện thủ tục xin phép cơ quan
cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
về việc rút tiền ký quỹ tạm thời. Điều này
được tái khẳng định tại Điều 6 của Thông tư
số 34/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của

Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn
về quản lý tiền ký quỳ của doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành quốc tế (Thông tư số
34/2014/TT-NHNN). Từ đó trên thực tế,
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ
hành có thể lược giản thủ tục bằng cách
thực hiện việc giải tỏa khoản tiền ký quỳ
trực tiếp tại ngân hàng và thông báo cho cơ
quan cấp giấy phép thay vì phải trải qua
nhiều bước như quy định tại Nghị định số
168/2017/NĐ-CP.
Theo chúng tôi, nên chăng cần tiếp thu
tinh thần của Thông tư số 34/2014/TTNHNN để tiến hành thủ tục giải tỏa khoản
20 Đào Thị Thu Hằng, Hạn chế của pháp luật về du
1 lịch trong quy định báo vệ quyền lợi của khách du
lịch và kiến nghị hồn thiện, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 15 (391), năm 2019, tr. 50.

tiền ký quỹ trở nên nhanh chóng, kịp thời,
phục vụ cho nhu cầu thực sự cần thiết của
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Hơn nữa, cũng cần thay đổi tư duy theo
hướng trao quyền chủ động cho doanh
nghiệp được rút khoản tiền ký quỳ thay vi
chờ đợi sự chấp thuận của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền theo hướng sau: Doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành căn cứ
theo quy định của pháp luật, xác định mình
có thuộc trường hợp được giải tỏa tiền ký
quỹ theo quy định của pháp luật hay không.

Sau khi xác định thuộc trường hợp được
giải tởa khoản tiền ký quỳ, doanh nghiệp
thực hiện thủ tục giải tỏa tại ngân hàng.
Tiếp đó, ngân hàng sẽ rà sốt theo quy định
của pháp luật du lịch để xác định có thể giải
tỏa được hay không và thực hiện thủ tục
giải tỏa nếu đáp ứng. Sau khi được giải tỏa,
trong thời hạn 03 ngày làm việc, doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải
thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan cấp
giấy phép kinh doanh dịch vụ lừ hành biết
về việc mình đã tạm thời rút tiền ký quỹ.
Đặc biệt, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
rút tiền ký quỹ, doanh nghiệp phải thực hiện
gửi lại tiền ký quỷ vào ngân hàng. Trong
trường hợp doanh nghiệp không thực hiện
thủ tục thông báo hoặc gửi lại tiền ký quỹ
theo đúng thời hạn sẽ gánh chịu các chế tài
tương ứng như thu hồi giấy phép kinh
doanh dịch vụ lữ hành, xử phạt vi phạm
hành chính. Nếu thực hiện quy trình như
trên, pháp luật sẽ trao quyền chủ động cho
doanh nghiệp thay vì chờ đợi sự thiện chí
hay phụ thuộc vào cơ quan nhà nước.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
sẽ linh hoạt hơn trong việc thực hiện các
hoạt động của mình mà chính bản thân các
doanh nghiệp hơn ai hết biết rõ tình hình, sự
biến động của thị trường du lịch và khả
năng tài chính của mình nhằm kịp thời xử lý

các vấn đề mà doanh nghiệp đối mặt, trong
đó có việc rút khoản tiền ký quỳ. Tất nhiên,

81


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 1/2022

điều này cũng phần nào tránh được việc
doanh nghiệp quá phụ thuộc vào cơ quan
nhà nước và hạn chế tình trạng thù tục hành
chính “xin - cho” hiện nay.
Ba lù, vần còn điểm chưa thống nhất
trong quy định về việc duy trì khoản tiền ký
quỳ như là một nghĩa vụ của doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ lữ hành và nếu không
đáp ứng, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ
bị thu hồi giấy phép kinh doanh hay bị xử
phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều
37 và điếm b khoản 2 Điều 37 Luật Du lịch
năm 2017, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
lữ hành nội địa và quốc tế có nghĩa vụ bảo
đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch
vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều
31 của Luật Du lịch năm 2017 (trong đó có
việc duy trì khoản tiền ký quỳ). Mặt khác,
việc khơng duy trì việc ký quỳ tại ngân
hàng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
lữ hành còn bị xem là vi phạm điều cấm của

pháp luật du lịch. Cụ thể, theo quy định tại
Điều 9 Luật Du lịch năm 2017 về các hành
vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch có
liệt kê trường hợp “khơng duy trì điều kiện
kinh doanh trong q trình hoạt động theo
quy định của Luật này và quy định khác của
pháp luật có liên quan”. Từ đó, bắt buộc các
doanh nghiệp phải liên tục duy trì, “đóng
băng” tài khoản ký quỳ trong ngân hàng.
Neu không đáp ứng, doanh nghiệp có thể
phải gánh chịu các hệ quả kéo theo như: (i)
Bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lừ
hành theo quy định tại khoản 1 Điều 36
Luật Du lịch năm 2017; (ii) Bị xử phạt vi
phạm hành chính (phạt tiền từ 60.000.000
đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi
không thực hiện đúng quy định về ký quỳ
kinh doanh dịch vụ lữ hành) theo quy định
tại điểm a khoản 11 Điều 7 Nghị định số
45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính

82

phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực du lịch.
Chính vì các lý do trên, việc các doanh
nghiệp giải tịa khoản tiền ký quỳ là rất khó
khăn, và ít nhất về mặt hình thức, có thể trở
thành hành vi vi phạm pháp luật. Các quy
định như trên vơ hình trung tạo nên sự bất

nhất, khập khiễng trong nội tại các quy định
của pháp luật du lịch và pháp luật hành
chính. Theo đó, pháp luật du lịch cho phép
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lừ hành
được rút khoản tiền ký quỳ khi có những rủi
ro liên quan đến khách du lịch, tuy vậy lại
tồn tại các quy định cấm, mang tính nghĩa
vụ và gánh chịu chế tài nếu khơng đáp ứng,
khơng duy trì khoản tiền ký quỳ mà khơng
đề cập đến ngoại lệ. Xét về mặt kỳ thuật lập
pháp, đây là nội dung cần phải giải quyết và
có sự thay đôi cho phù họp. Đứng ở phương
diện bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ lữ hành, về lâu dài cần
phải có sự điều chỉnh nhằm tạo nên một cơ
chế đủ mạnh, hành lang pháp lý đủ thơng
thống để các doanh nghiệp thuận lợi phát
triển, tăng khả năng cạnh tranh. Vì vậy, nhất
thiết phải sửa đổi một số điều khoản sau đây
về trường hợp loại trừ khi doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ lữ hành đã rút tiền ký
quỹ ra khỏi ngân hàng trước các nguy cơ bị
xử phạt, thu hồi giấy phép kinh doanh:
(i) Quy định tại diêm b khoản 1 Điều 37
và điểm b khoản 2 Điều 37 Luật Du lịch
năm 2017: Bảo đảm duy trì các điều kiện
kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định
tại khoản 1 Điều 31 của Luật này, trừ
trường hợp tiền ký’ quỳ được giải tỏa tạm
thời theo quy định của pháp luật;

(ii) Quy định tại Điều 9 Luật Du lịch
năm 2017: Khơng duy trì điều kiện kinh
doanh trong q trình hoạt động theo quy
định của Luật này và quy định khác của
pháp luật có liên quan, trừ trường hợp tiền
ký quỹ được giải tỏa tạm thời theo quy định
cùa pháp luật;


HOÀN THIỆN PHÁP L UẶ T...

(iii) Quy định tại điểm b khoản 1 Điều
36 Luật Du lịch năm 2017: Không đáp ứng
một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ
lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2
Điều 31 của Luật này, trừ trường hợp tiên
kỷ quỹ được giãi tỏa tạm thời theo quy định
của pháp luật;
(iv) Quy định tại điểm a khoản 11 Điều
7 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày
21/5/2019 của Chính phủ quy định xừ phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch:
Khơng thực hiện đúng quy định về ký quỹ
kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ trường họp
tiền ký quỹ được giải tỏa tạm thời theo quy
định của pháp luật.
Thứ hai, quy định về người phụ trách
kinh doanh dịch vụ lữ hành còn chưa rõ
ràng và tạo thêm gánh nặng cho doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành


Điều 31 Luật Du lịch năm 2017 đặt ra
quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ
hành là doanh nghiệp cần phải có người phụ
trách kinh doanh dịch vụ lữ hành. Vì vậy,
trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh
doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế
được quy định tại Điều 33 Luật Du lịch năm
2017, các doanh nghiệp cần đệ trình đến cơ
quan nhà nước có thẩm quyền bản sao có
chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người
phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; bản
sao có chứng thực quyết định bố nhiệm
hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ
trách kinh doanh dịch vụ lữ hành. Điều này
nhằm minh thị cho cơ quan cấp phép biết
rằng, doanh nghiệp đã có đầy đủ nhân sự
với năng lực chuyên môn phù hợp để đảm
nhận công việc lữ hành của doanh nghiệp.
Cũng từ quy định trên, có thể khẳng định
rằng, Luật Du lịch năm 2017 không đặt ra
nghĩa vụ khi tuyển dụng một người có bằng
cấp, chun mơn về lữ hành để trở thành
người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

thì doanh nghiệp phải bổ nhiệm, phân cơng
họ vào các vị trí nhất định, tức vần có thể là
một nhân viên thông thường. Tuy vậy,
khoản 1 Điều 3 Thông tư số 06/2017/TTBVHTTDL đặt ra quy định: Người phụ

trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người
giữ một trong các chức danh sau: Chủ tịch
hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành
viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư
nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó
giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch
vụ lữ hành.
Quy định này tạo nên sự “mơ hồ”
khơng đáng có về cách hiểu liên quan đến
quy định về việc bo nhiệm, phân công
người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành,
dẫn đến sự lúng túng khơng chỉ đối với các
doanh nghiệp, mà cịn đối với cơ quan cấp
giấy phép trong quá trình thực hiện pháp
luật. Cụ thể, hình thành hai cách hiểu như
sau: (i) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ
hành khi tuyển dụng một người có chun
mơn, nghiệp vụ về lữ hành để họ trở thành
người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
thì doanh nghiệp phải bơ nhiệm, phân cơng
họ vào một trong các chức danh như liệt kê
ở trên, việc bổ nhiệm này là bắt buộc; (ii)
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
khi tuyển dụng một người có chuyên môn,
nghiệp vụ về lữ hành để họ trở thành người
phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong
trường hợp muốn phân công họ vào các
chức vụ nhất định trong doanh nghiệp thì bổ
nhiệm vào các chức danh như đã liệt kê,
việc bổ nhiệm là tùy nghi. Nếu theo cách

hiểu thứ nhất, nội dung của Thông tư số
06/2017/TT-BVHTT dường như chưa tương
thích với tinh thần của Luật Du lịch năm
2017, vì quy định của luật này không đặt ra
vấn đề bắt buộc phải bổ nhiệm, phân công.
Nếu theo cách hiểu thứ hai thì quy định trên
lại tỏ ra phù hợp với quy định của Luật Du
lịch năm 2017 hơn.

83


NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSÓ 1/2022

Đặt trong bối cảnh cạnh tranh của thị
trường du lịch cũng như dưới góc độ kinh
tế, giả thiết các doanh nghiệp cho rằng,
người phụ trách kinh doanh dịch vụ lừ hành
phải được bổ nhiệm, phân công vào các vị
trí như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt
ra thì phái tiêu tốn thêm một khoản lương
hàng tháng cao hơn, dần đến tăng thêm chi
phí vận hành, vì các vị trí này hầu hết có
mức lương tốt hơn nhân viên thơng thường.
Trong khi đó, xét dưới góc độ của doanh
nghiệp, việc bổ nhiệm, phân cơng vào một
vị trí nào đó đối với nhân sự trong cơng ty
là nhu cầu của chính doanh nghiệp, doanh
nghiệp sẽ tự biết đào thải và lựa chọn ra
những nhân sự có khả năng phụ trách công

việc mà không nhất thiết phải đảm nhận hay
bổ nhiệm vào một vị tri nào cả. Hơn thế
nữa, khơng loại trừ khả năng cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch
vụ lữ hành buộc các doanh nghiệp phải xuất
trình quyết định phân cơng/bổ nhiệm nhân
sự phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành vào
các vị trí như trên mới đầy đủ hồ sơ để cấp
giấy phép kinh doanh dịch vụ lừ hành vì áp
dụng theo cách hiểu thứ nhất. Tất nhiên,
điều này sẽ làm cho thủ tục hành chính
thêm phần rườm rà, tốn kém thời gian, vật
chất của doanh nghiệp và dường như lại
dựng thêm hàng rào, gây cản trở các doanh
nghiệp gia nhập thị trường dịch vụ lữ hành.
Có thể thấy, Nhà nước, pháp luật nên chăng
chỉ đóng vai trị điều phối, định hướng hơn
là áp đặt ý chí vào hoạt động kinh doanh đối
với các doanh nghiệp vận hành theo cơ chế
thị trường. Đặt trong bối cảnh của đại dịch
Covid-19, quy định về việc bắt buộc bổ
nhiệm, mặc dù không lớn, nhưng cũng vơ
tình đặt thêm gánh nặng trên vai các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành liên
quan đến vấn đề tài chính chi trả cho nhân
sự trong cơng ty. Vì lẽ đó, chúng tơi cho
rằng, để khắc phục những hạn chế như trên,
pháp luật du lịch cần sớm điều chỉnh bằng

84


cách loại bở quy định tại khoản 1 Điều 3
Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL về
người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
và vận dụng theo cách hiếu của Luật Du
lịch năm 2017.
Tóm lại, xuất phát từ những bất cập như
trên của pháp luật du lịch về điều kiện kinh
doanh dịch vụ lữ hành dưới sự tác động của
đại dịch Covid-19, thiết nghĩ bên cạnh những
giải pháp mang tính ngắn hạn, tạm thời21,
trong dài hạn, cần có những điều chỉnh như
chúng tôi đã đề cập trong quy định về điều
kiện kinh doanh dịch vụ lừ hành để tạo nên
những thay đối mang tính căn cơ, giải quyết
được những vấn đề cốt lõi về lâu, về dài.
Điều này không chỉ bảo đảm tính phù họp
cùa pháp luật với thực tiễn, mà cịn thể hiện
được vai trò của luật pháp trong việc hồ trợ
các doanh nghiệp ứng phó được với các viền
cảnh xấu nhất có thể xảy ra mà đại dịch
Covid-19 là một ví dụ điển hình.
21 Thời gian vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp, chuyên
gia, các cơ quan, sờ, ban ngành trong lĩnh vực du
lịch đã kiến nghị hàng loạt các biện biện pháp khác
nhau để tháo gõ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ lữ hành như: Chính phủ tiếp tục có
giải pháp cụ thể, thiết thực để tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ
và thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó

khăn do đại dịch Covid-19. Đồng thời, kiến nghị
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành tham mưu
chinh sách hồ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ du lịch chậm nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế
giá trị gia tăng trong năm 2020 trong khoảng thời
gian từ 6 - 12 tháng; giảm 50% thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế giá trị gia tăng trong năm 2020; tiếp
tục giảm tiền điện, nước, phí dịch vụ internet... (Xem
thêm: Sơn Nam, Sở Du lịch Tp. Hồ Chi Minh kiến
nghị ho trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn,
/>-kien-nghi-ho-tro-doanh-nghiep-vuot-qua-kho-khan1491868790, truy cập ngày 01/02/2021 và Thi Hồng,
Hiệp hội Du lịch Tp. Hồ Chí Minh kiến nghị hồ trợ
doanh nghiệp cầm cự qua đại dịch, https://www.
sggp.org. vn/hiep-hoi-du-lich-tphcm-kien-nghi-ho-tro
-doanh-nghiep-cam-cu-qua-dai-dich-711978 .html,
truy cập ngày 01/02/2021).



×