Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bàn về hướng xử lý trong trường hợp không xác định được địa chỉ của bị đơn trong vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.68 KB, 6 trang )

LUẬT

BÀN VỀ HƯỚNG XỬ LÝ

TRONG TRƯỜNG HỘP không xác định
Được ĐỊA CHỈ CỦA BỊ ĐƠN
TRONG VỤ ẤN DÂN sư
• NGŨ THỊ NHƯ HOA

TÓM TẮT:

Địa chỉ của bị đơn là một thơng tin cơ bản cần phải có khi nộp đơn khởi kiện. Tuy nhiên,
ưong nhiều trường hợp, bị đơn thay đổi nơi cư trú và nguyên đơn cũng như Tòa án không xác

định được địa chỉ của bị đơn. Điều này gây khó khăn cho q trình giải quyết vụ án dân sự.
Hiện nay, vấn đề này đã được Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) hướng dẫn giải quyết
nhưng vẫn có một số quan điểm áp dụng chưa thống nhất về hướng xử lý trong trường hợp này.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin trình bày về quy định của pháp luật liên quan đến việc
xử lý khi bị đơn thay đổi nơi cư trú, không xác định được địa chỉ hiện tại của bị đơn và phân
tích góc nhìn của tác giả về hướng xử lý trong trường hợp này. Bài viết chỉ nghiên cứu trong
trường hợp người khởi kiện đã ghi đúng và đầy đủ địa chỉ của bị đơn, nhưng bị đơn thay đổi

nơi cư trú mà khơng thơng báo.
Từ khóa: bị đơn, khơng xác định được địa chỉ của bị đơn, hướng xử lý khi không xác định
được địa chỉ bị đơn, vụ án dân sự.

1. Đặt vân đề
Theo điểm đ, khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tô'

tụng dân sự (BLTTDS) 2015, trong đơn khởi kiện


phải có nội dung: “Tên, nơi cư trú, làm việc của
người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị
kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa
chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi
cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì
ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ
sở cuối cùng của người bị kiện”. Như vậy, địa chỉ
của người bị kiện là một trong những thơng tin cần
phải có trong đơn khởi kiện. Điều này là cần thiết

để Tòa án thực hiện việc tống đạt hồ sơ, giấy tờ.
Nhờ vậy, bị đơn mới có được thơng tin để tham gia
tơ' tụng và bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp
của mình. Việc giải quyết một vụ án khi có sự
tham gia đầy đủ của cả bên nguyên đơn, bị đơn
cũng làm cho việc chứng minh, tranh tụng được
khách quan hơn, đảm bảo được quyền và lợi ích
hợp pháp cho cả 2 bên đương sự. Tuy nhiên, có
nhiều trường hợp, bị đơn thay đổi nơi cư trú mà

không thông báo cho người khởi kiện và cho Tòa
án biết. Vậy, hướng xử lý như thế nào là đảm bảo
cho quyền và lợi ích hợp pháp của cả 2 bên?

SỐ 19-Tháng 8/2021

25


TẠP CHÍ GƠNG THữƠNG

2. Quy định của pháp luật về hướng xử lý

trong trường hựp không xác định đưực địa chỉ
của bị đơn
Việc xử lý ưong trường hợp bị đơn thay đổi nơi
cư trú trước đây đã được hướng dẫn trong Nghị
quyết số 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành
các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết
vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” và Nghị quyết số
05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy
định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại
Tòa án câp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã
được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó,
trường hợp người khởi kiện có ghi đầy đủ, cụ thể và
đúng địa chỉ của người bị kiện nhưng họ không có
nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú
mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi
kiện, cho Tịa án, nhằm mục đích giấu địa chỉ, trốn
tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì Tịa án
vẫn tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục
chung. Quy định này tiếp tục được kế thừa tại điểm
e khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015, nhưng có một
chút thay đổi: “Trường hợp trong đơn khởi kiện,
người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư
trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan nhưng họ khơng có nơi cư trú ổn định,
thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà khơng
thơng báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho

người khởi kiện khơng biết được nhằm mục đích che
giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi
kiện thì Thẩm phán khơng trả lại đơn khởi kiện mà
xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải
quyết theo thủ tục chung”. Như vậy, theo quy định
của BLTTDS 2015, hướng xử lý ữong trường hợp
người bị kiện thay đổi nơi cư trú mà không thông
báo vẫn được quy định như trong các văn bản hướng
dẫn thời kỳ trước, vụ việc vẫn được giải quyết theo
thủ tục chung. Tuy nhiên, theo quy định này, người
bị kiện chỉ bị coi là cố tình giấu địa chỉ nếu họ không
thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật về nơi cư trú.
Còn trong Nghị quyết hướng dẫn 02/2006 và Nghị
quyết 05/2012 trước đó lại quy định người bị kiện bị
coi là cố tình giấu địa chỉ nếu khơng thơng báo địa



SỐ 19-Tháng 8/2021

chỉ mới cho người khởi kiện, cho Tịa án biết. Có thể
thấy, quy định tại BLTTDS 2015 đã sửa đổi theo
hướng hợp lý hơn. Bởi lẽ, khoản 4 Điều 4 Luật Cư
trú 2006 có quy định: “Mọi thay đổi về cư trú phải
được đăng ký; mỗi người chỉ được đăng ký thường
trú, đăng ký tạm trú tại một nơi”. Cũng theo quy
định tại Luật Cư trú, các thủ tục thay đổi nơi thường
trú, tạm trú được thực hiện tại cơ quan Công an. Như

vậy, theo quy định của pháp luật về cư trú, một cá
nhân chỉ có trách nhiệm thông báo việc thay đổi nơi
cư trú với cơ quan quản lý về cư trú mà khơng có
trách nhiệm thông báo với cá nhân, tổ chức khác,
cũng như với Tịa án. Đồng nghĩa với việc, người bị
kiện sẽ khơng có trách nhiệm thơng báo việc thay
đổi nơi cư trú với người khởi kiện và với Tòa án, trừ
khi giữa người bị kiện và người khởi kiện trước đó
đã có thỏa thuận về việc thông báo khi thay đổi nơi
cư trú. Và nếu theo quy định của pháp luật, họ đã
khơng có trách nhiệm thơng báo với người khởi
kiện và Tịa án thì việc họ khơng thơng báo địa chỉ
mới khơng thể bị coi là cố tình giấu địa chỉ. Vì vậy,
việc BLTTDS 2015 quy định người bị kiện “thường
xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo
địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi
kiện khơng biết được nhằm mục đích che giấu địa
chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì
Thẩm phán khơng trả lại đơn khởi kiện mà xác định
người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
cố tình giấu địa chỉ" là hồn tồn hợp lý. Mặc dù
Điều luật này có thêm quy định việc khơng thông
báo “làm cho người khởi kiện không biết được nhằm
mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với
người khởi kiện ”, tuy nhiên, một khi họ đã thay đổi
nơi cư trú mà khơng thơng báo với chính quyền,
người khởi kiện cũng khơng thể tìm được địa chỉ
mới, khơng liên hệ được, thì khơng thể xác định
được lý do chính xác vì sao họ thay đổi nơi cư trú, vì

sao họ khơng thơng báo, vì lý do chính đáng hay là
vì mục đích trốn tránh? Vì vậy, trong trường hợp
này, có thể áp dụng ngun tắc suy đốn, theo quy
định của pháp luật về cư trú, họ thay đổi nơi cư trú
mà khơng thơng báo với chính quyền là đã vi phạm
nghĩa vụ của một công dân, khi đã có hành vi vi
phạm nghĩa vụ thì sẽ bị coi là nhằm mục đích che
giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ. Và nếu chỉ dừng lại


LUẬT
ở quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS
mà khơng có hướng dẫn thi hành sẽ được hiểu là tất
cả các trường hợp người bị kiện thay đổi nơi cư trú
mà không thông báo cho cơ quan, người có thẩm
quyền về cư trú thì Tịa án vẫn tiếp tục giải quyết
theo thủ tục chung.
Tuy nhiên, vấn đề này lại được hướng dẫn tại
khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP
hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3
Điều 192 BLTTDS về trả lại đơn khởi kiện. Theo
đó, khi người bị kiện thay đổi nơi cư trú, nơi làm
việc hoặc nơi có trụ sở mà khơng xác định được địa
chỉ mới, Tòa án sẽ xử lý theo 2 hướng: tiếp tục giải
quyết theo thủ tục chung hoặc đình chỉ giải quyết
vụ án.
❖ Các trường hợp tiếp tục giải quyết theo thủ
tục chung:
Các trường hợp tiếp tục giải quyết theo thủ tục
chung được hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2

Điều 6 và khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 04/2017.
“2. Trường hợp sau khi thụ lý vụ án, Tịa án
khơngtổngđạt được thơng báo về việc thụ lý vụ án
do bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
khơng cịn cư trú, làm việc hoặc khơng có trụ sở tại
địa chỉ mà nguyên đơn cung cấp thì Tịa án giải
quyết như sau:
a) Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi
kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm
việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ được ghi
trong giao dịch, hợp đổng bằng văn bản thì được
coi là “đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú,
làm việc hoặc nơi có trụ sở”. Trường hợp người bị
kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thay
đổi nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở gắn với
việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong giao dịch, hợp
đồng mà không thông báo cho người khởi kiện biết
về nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở mới theo
quỵ định tại khoản 3 Điều 40, điểm b khoản 2 Điều
277 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì được coi là cố
tình giấu địa chỉ và Tịa án tiếp tục giải quyết theo
thủ tục chung mà khơng đình chỉ việc giải quyết vụ
án vĩ lý do không tống đạt được cho bị đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi
kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi có trụ sở của

người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
là cơ quan, tổ chức theo hướng dẫn tại điểm d khoản

ỉ Điều 5 Nghị quyết này thì được coi là “đã ghì đầy
đủ và đúng địa chỉ trụ sở”. Trường hợp cơ quan, tổ
chức thay đổi trụ sở mà không công bố công khai
theo quy định tạikhoản 1 Điều 79 Bộ luật Dân sự
năm 2015 thì được coi là cố tình giấu địa chỉ và Tịa
án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung mà
khơng đình chỉ việc giải quyết vụ án vĩ lý do không
tống đạt được cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan;
3. Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án trong các
trường hợp sau đây:
a) Đối với vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản có
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc diện
thừa kế mà nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ
và Tòa án đã tiến hành các biện pháp để thu thập,
xác minh địa chỉ theo đúng quy định của pháp luật
nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của người đó
thì Tịa án vẫn giải quyết vụ án theo quy định của
pháp luật. Phần tài sản mà người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan thuộc diện thừa kế chưa tìm được
địa chỉ được nhận thì Tịa án tạm giao cho người
thân thích của người đó hoặc người thừa kế khác
quản lý. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan thuộc diện thừa kế chưa tìm được
địa chỉ sẽ được Tịa án giải quyết bằng một vụ án
khác khi có yêu cầu;
b) Các trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 5
và điểm c khoản 6 Điều 477 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015;
c) Các trường hợp khác theo quy định của

pháp luật”.
Có thể tóm gọn lại các trường hợp tiếp tục giải
quyết theo thủ tục chung khi người bị kiện thay đổi
nơi cư trú mà không thông báo như sau:
- Người khởi kiện và người bị kiện có quan hệ
giao dịch, hợp đồng với nhau và việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ trong giao dịch, hợp đồng gắn
liền với nơi cư trú, làm việc, hoặc nơi có trụ sở của
người bị kiện.
- Các trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ
chức thay đổi trụ sở mà không công bố công khai
theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Bộ luật Dân sự
năm 2015.

SỐ 19 - Tháng 8/2021

27


TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG
- Các trường hợp đương sự ở nước ngoài mặc dù
đã áp dụng các phương thức tống đạt, thơng báo
văn bản tơ' tụng của Tịa án mà khơng có kết quả.
❖ Các trường hợp đinh chỉ giải quyết vụ án:
Ngoài các trường hợp giải quyết theo thủ tục
chung nói trên, các trường hợp cịn lại sẽ bị đình chỉ
giải quyết vụ án theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2
Điều 6 Nghị quyết số 04/2017: “Trường hợp khơng
thuộc điểm a, b khoản 2 Điều này mà Tịa án đã yêu
cầu nguyên đơn cung cấp địa chỉ mới của bị đơn,

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng
ngun đơn khơng cung cấp được thì có quyền u
cầu Tòa án thu thập, xác minh địa chỉ mới của bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy
định của pháp luật. Trường hợp Tịa án khơng xác
định được địa chỉ mới của bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan thì Tịa án đình chỉ việc giải
quyết vụ án theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều
217 Bộ luật Tô tụng dần sự năm 2015, trừ trường
hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này ”.
Như vậy, đã có sự khơng thống nhất trong quy
định giữa BLTTDS 2015 và Nghị quyết số 04/2017
về hướng xử lý trong trường hợp người bị kiện thay
đổi nơi cư trú mà khơng thơng báo cho cơ quan có
thẩm quyền về cư trú.
3. Sự khác nhau về hệ quả pháp lý trong 2
trường hựp tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung
và đình chỉ giải quyết vụ án khỉ bị đơn thay đổi
nơi CƯ trú
3.1. Hệ quả pháp lý trong trường hợp tiếp tục
giải quyết theo thủ tục chung
Đây là những trường hợp Tòa án xét xử vắng
mặt bị đơn theo điểm a, điểm b khoản 2 và khoản 3
Điều 6 Nghị quyết số 04/2017. Giả sử trong trường
hợp này, có đủ tài liệu, chứng cứ để Tòa án xử
nguyên đơn thắng kiện, vậy quyền lợi của nguyên
đơn có được đảm bảo khi mà vẫn không xác định
được địa chỉ của bị đơn? Có thể sau khi được Tịa án
tun thắng kiện, bản án có hiệu lực pháp luật,
nguyên đơn vẫn khơng xác định được địa chỉ của bị

đơn, thì quyền lợi của nguyên đơn vẫn có thể được
đảm bảo trên thực tế. Bởi lẽ, khi án đã có hiệu lực,
nguyên đơn lúc này đã trở thành người được thi
hành án có thể làm đơn yêu cầu thi hành án trong
thời hiệu theo quy định của pháp luật. Có thể xảy ra
2 trường hợp:

28

SỐ 19-Tháng 8/2021

- Thứ nhất: chưa xác định được địa chỉ của người
phải thi hành án, nhưng nghĩa vụ của họ là nghĩa vụ
về tài sản và họ vẫn có tài sản tại nơi cư trú ban đầu
thì việc thi hành án vẫn được thi hành theo thủ tục
thông thường. Nguyên đơn sẽ nhận lại được các
quyền về tài sản.
- Thứ hai: chưa xác định được địa chỉ và tài sản
của người phải thi hành, hoặc nghĩa vụ của họ là
nghĩa vụ về nhân thân thì cơ quan thi hành án sẽ ra
quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án
theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số
62/2015/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một sô' điều của Luật Thi hành án dân sự:
“Trường hợp chưa xác định được địa chỉ và tài sản
của người phải thi hành án hoặc chưa xác định được
địa chỉ của người phải thi hành án mà theo bản án,
quyết định họ phải tự mình thực hiện nghĩa vụ thì
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định
về việc chưa có điều kiện thi hành án. Quyết định về

việc chưa có điều kiện thi hành án phải ghi rõ việc
thi hành án bị hoãn theo Điểm b Khoản 1 Điều 48
Luật Thi hành án dân sự”. Đối với trường hợp này,
Chấp hành viên sẽ tiến hành xác minh lại ít nhất 2
lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Thi
hành án dân sự, và sẽ được chuyển sang sổ theo dõi
riêng cho đến khi người phải thi hành án có điều
kiện thi hành án thì việc tổ chức thi hành án sẽ được
tiếp tục theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 9 Nghị
định sô' 62/2015. Như vậy, cho dù 5 năm hoặc 10
năm sau đó mới xác định được địa chỉ của bị đơn,
thì quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn vẫn
được đảm bảo, bởi quyết định về việc chưa có điều
kiện thi hành án khơng phải là quyết định làm
chấm dứt quá trình thi hành án, mà chỉ là tạm dừng
cho đến khi xác định được địa chỉ mới và điều kiện
thi hành án của người phải thi hành án.
3.2. Hệ quả pháp lý trong trường hợp đình chỉ
giải quyết vụ án
Khoản 4 Điều 6 Nghị quyết sô' 04/2017/NQHĐTP quy định: “Trường hợp vụ án bị đình chỉ giải
quyết theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này thì
theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện có quyền khởi
kiện lại vụ án đó khi cung cấp được đầy đủ và đúng
địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của
người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ”.


LUẬT
Như vậy, đối với những trường hợp bị đơn thay

đổi nơi cư trú và Tịa án đình chỉ giải quyết vụ án vì

khơng xác định được địa chỉ mới, ngun đơn vẫn
có thể khởi kiện lại. Tuy nhiên, liệu quyền lợi của
nguyên đơn có được đảm bảo trong trường hợp khởi
kiện lại? Khởi kiện lại đồng nghĩa với việc vụ án đó
phải bắt đầu lại từ đầu. Và khi bắt đầu khởi kiện
một vụ án dân sự thì chúng ta phải lưu ý đến thời
hiệu khởi kiện. Trong trường hợp nguyên đơn xác
định được địa chỉ mới của bị đơn khi đã hết thời
hiệu khởi kiện, liệu tranh chấp đó có được Tịa án
giải quyết? Mặc dù theo khoản 1 Điều 192
BLTTDS 2015 khơng cịn trường hợp trả lại đơn
khởi kiện do hết thời hiệu. Như vậy, nếu nguyên
đơn khởi kiện lại khi đã hết thời hiệu thì Tịa án vẫn
tiến hành thụ lý nếu đáp ứng các điều kiện khởi
kiện khác. Tuy nhiên, theo điểm e khoản 1 Điều
217 BLTTDS 2015, Tịa án sẽ đình chỉ giải quyết
vụ án khi “đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu
trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định
giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết”.
Như vậy, nếu nguyên đơn khởi kiện lại khi đã hết
thời hiệu khởi kiện và bị đơn có yêu cầu áp dụng
thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án,
quyết định giải quyết vụ án thì Tịa án sẽ đình chỉ
giải quyết vụ án và tranh châp đó vẫn khơng được
Tịa án giải quyết, quyền lợi của nguyên đơn sẽ
không được đảm bảo.
4. Kiến nghị về hướng xử lý trong trường hựp


không xác định đưực địa chỉ của bị đơn
Theo quan điểm của tác giả, có thể cân nhắc lựa
chọn giữa 2 phương án:
Phương án thứ nhất, Tòa án sẽ tiếp tục giải
quyết theo thủ tục chung, mà khơng đình chỉ giải
quyết vụ án trong tất cả các trường hợp. Phương án
này sẽ bảo vệ tối đa cho quyền lợi của nguyên đơn.

Như đã phân tích ở trên, nếu vụ án bị đình chỉ giải
quyết, thì trong nhiều trường hợp, quyền lợi của
nguyên đơn sẽ không được đảm bảo vì hết thời hiệu
khởi kiện khi khởi kiện lại. Mặc dù, Điều 155
BLDS 2015 có quy định các trường hợp không áp
dụng thời hiệu:
“Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường
hợp sau đây:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn
với tài sản;
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác;
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định
của Luật Đất đai;
4.
Trường hợp khác do luật quy định ",
Như vậy, nếu ttanh chấp của nguyên đơn không
nằm ừong những trường hợp này thì sẽ bị đình chỉ
giải quyết lần thứ hai. Có thể sẽ có quan điểm cho
rằng, việc tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung
trong tất cả các trường hợp thì sẽ khơng đảm bảo
cho quyền lợi của bị đơn. Tuy nhiên, quyền của một

công dân sẽ đi kèm với nghĩa vụ công dân của họ.
Một khi họ đã thay đổi nơi cư trú mà không thông
báo cho cơ quan có thẩm quyền về quản lý cư trú,
nghĩa là đã vi phạm nghĩa vụ của một cơng dân, do
đó khơng thể địi hỏi quyền cơng dân của họ sẽ
được đảm bảo một cách triệt để.
Phương án thứ hai, bổ sung thêm quy định: đối
với những trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khi
không xác định được địa chỉ mới của bị đơn, sẽ
không áp dụng thời hiệu khi nguyên đơn khởi
kiện lại.
Trên đây là một số phân tích và quan điểm của
tác giả về việc xử lý trong trường hợp không xác
định được địa chỉ của bị đơn ttong vụ án dân sự, rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của quý bạn đọc ■

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Quốc hội (2015). Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015.

2.

Quốc hội (2015). Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015.

3.

Quốc hội (2014). Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014.

4.


Quôc hội (2006). Luật Cư trú 2006.

SỐ 19-Tháng 8/2021

29


TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG
5. Hội đồng thẩm phán - Tịa án nhân dân Tối cao (2006). Nghị quyết số02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành
các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm”.

6. Hội đồng thẩm phán - Tòa án nhân dân Tối cao (2012). Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành
một sô' quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật TỐ tụng dân

sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tô' tụng dần sự.
7. Hội đồng thẩm phán - Tịa án nhân dân Tốì cao (2017). Nghị quyết sô'04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một sô'
quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật TỐ tụng dân sự về trả lại đơn khởi kiện.
8. Chính phủ (2015). Nghị định số62/2015/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sô'điều của Luật
Thi hành án dân sự

Ngày nhận bài: 12/6/2021
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 2/7/2021
Ngày chấp nhận đăng bài: 12/7/2021
Thông tin tác giả:

NGŨ THỊ NHƯ HOA
Khoa Luật, Trường Đại học Vinh

DISCUSSING THE HANDLING

OF CIVIL LAWSUITS WHEN THE DEFENDANTS
ADDRESS CANNOT BE DETERMINED
• NGU THI NHU HOA
Faculty of Law, Vinh University
ABSTRACT:
The defendant’s address is the basic required information when someone files a lawsuit.
However, in many cases, the defendant changes his or her address while the plaintiff and the

court cannot find the defendants exactly address. This issue causes difficulties in solving civil
lawsuits. Although the Supreme People's Court of Vietnam has provided some guidelines to
solve this issue, there are still some some inconsistent views on how to handle this legal
problem. This paper presents current provisions on handling a civil lawsuit when the
defendants address cannot be determined. The paper also presents the author’s points of view
about this issue. This paper only examines civil cases when the plaintiff correctly files the

defendants address but the defendant changes his or her address without notice.
Keywords: the defendant, cannot determine the address of the defendant, the direction of
handling issue when the defendant’s address cannot be found, civil case.

30

So 19-Tháng 8/2021



×