Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 12 trang )

CƯỠNG CHÉ THI HÀNH PHÁN QUYÉT TRỌNG TÀI Ở
VIỆT NAM
Đỗ Văn Đại
*
Tóm tắt: ơ Việt Nam, phản quyết trọng tài cỏ hiệu lực từ thời điếm được ban hành.
Tuy nhiên, việc tố chức cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài bộc lộ một số nhược
điêm. Bài viêt tập trung phân tích những nhược điếm về điều kiện tố chức cưỡng chế
cũng như về chủ thê tố chức cưỡng chế, kinh nghiệm nước ngoài và đưa ra đề xuất
tương ứng để việc thực thi phán quyết trọng tài hiệu quả hơn.
Abstract: In Viet Nam, an arbitral award takes effect since its issuance. However,

the enforcement of arbitral award has faced shortcomings. This article analyzes
limitations in the enforcement qualifications and the organizers, international
experiences and makes proposals to heighten the effectiveness in the enforcement of
arbitral awards.
Dẩn nhập

Theo Luật Trọng tài thương mại năm
2010 của Việt Nam (Luật TTTM), “phán
quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng
trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ
tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài”
(khoản 10 Điều 3).
Phán quyết trọng tài có thể là phán
quyết của trọng tài nước ngoài, tức “là phán
quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh
thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do
các bên thỏa thuận lựa chọn” (khoản 12
Điều 3 Luật TTTM) và phán quyết của
trọng tài Việt Nam. Trong khuôn khổ bài


viết này, tác giả chỉ tập trung vào phán
quyết của trọng tài Việt Nam. Thực tế, phán
quyết của trọng tài Việt Nam có thể là phán
quyết của trọng tài quy chế, tức phán quyết
được ban hành khi “giải quyết tranh chấp tại
* PGS.TS., Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật
Tp. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa
học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề
tài mã số 505.01 -2020.02?

62

một Trung tâm trọng tài theo quy định của
Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm
trọng tài đó” (khoản 6 Điều 3 Luật TTTM)
và phán quyết của trọng tài vụ việc, tức
phán quyết được ban hành khi “giải quyết
tranh chấp theo quy định của Luật này và
trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận”
(khoản 7 Điều 3 Luật TTTM). Kinh nghiệm
trọng tài tại Việt Nam cho thấy, giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài vụ việc rất hiếm
và có đặc thù riêng, nên việc cường chế thi
hành phán quyết trọng tài vụ việc sẽ không
được nghiên cứu ở đây.
Theo Luật TTTM, “phán quyết trọng tài
là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban
hành” (khoản 5 Điều 61). Nội dung này cho
thấy, phán quyết trọng tài ở Việt Nam có

hiệu lực thi hành ngay mà không cần bất kỳ
thủ tục công nhận và cho thi hành nào. Thực
tế, rất nhiều phán quyết của trọng tài Việt
Nam được tự nguyện thi hành và “Nhà nước
khuyến khích các bên tự nguyện thi hành
phán quyết trọng tài” (Điều 65 Luật
TTTM). Tuy nhiên, cũng có những trường
họp bên phải thi hành phán quyết trọng tài


CƯỠNG CHÉ THI HÀNH...

không tự nguyện thi hành, nên phải tổ chức
cưỡng chế và pháp luật hiện hành đang có
những bất cập cần hồn thiện. Trong bối
cảnh Chính phủ đã phê duyệt đề án cho
phép sửa đổi pháp luật về phương thức giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài1, bài viết tập
trung làm rõ hai vấn đề liên quan đến cưỡng
chế thi hành phán quyết trọng tài ở Việt
Nam là: Điều kiện để cưởng chế thi hành
(1), và chủ thể thực thi việc cưỡng chế thi
hành phán quyết của trọng tài (2).
1. Điều kiện cưỡng chế thi hành phán
quyết trọng tài ở Việt Nam
1.1. Trường hợp khơng có u cầu hủy
phán quyết trọng tài

1.1.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam
Theo Luật TTTM, “phán quyết trọng tài

được thi hành theo quy định của pháp luật
về thi hành án dân sự” (Điều 67). Luật Thi
hành án dân sự năm 2008 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Thi hành án
dân sự năm 2014 (gọi chung là “Luật
THADS”) đã quy định cụ thể về trình tự,
thủ tục thi hành phán quyết trọng tài.
Theo khoản 5 Điều 61 Luật TTTM,
phán quyết trọng tài “có hiệu lực kể từ ngày
ban hành”, nhưng khoản l Điều 66 Luật
TTTM lại quy định: “Hết thời hạn thi hành
phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành
phán quyết không tự nguyện thi hành và
cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này,
bên được thi hành phán quyết trọng tài có
quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án
dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết
trọng tài”.
1 Xem Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày
02/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ {Phê duyệt Đệ
án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết
tranh chấp hợp đồng bằng phương thức trọng tài
thương mại, hòa giải thương mại).

Với quy định trên, “bên được thi hành
phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu
cầu cơ quan thi hành án dân sự có thấm
quyền thi hành phán quyết trọng tài” khi
bên phải thi hành “không yêu cầu hủy phán

quyết trọng tài” và việc bên phải thi hành
“không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài”
đang được hiểu là điều kiện để có thể yêu
cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế
thi hành phán quyết.
Trong thực tiễn thi hành phán quyết
trọng tài, cơ quan thi hành án dân sự thường
xuyên yêu cầu bên được thi hành phán
quyết trọng tài, khi nộp đơn yêu cầu thi
hành phán quyết trọng tài, phải nộp tài liệu
chứng minh bên phải thi hành phán quyết
không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo
quy định tại Điều 69 của Luật TTTM.
Với yêu cầu này, bên được thi hành
phán quyết trọng tài gặp khó khăn trong
việc nộp tài liệu chứng minh bên phải thi
hành không yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài. Bởi lẽ, pháp luật hiện nay khơng có quy
định về việc xác nhận khơng có u cầu hủy
phán quyết trọng tài và do khơng có quy
định rõ ràng về nội dung này, một số Tịa án
chậm xác nhận hoặc khơng xác nhận phán
quyết trọng tài không bị yêu cầu hủy nên
dẫn đến việc chậm hoặc không thể nộp đơn
yêu cầu thi hành án đối với phán quyết
trọng tài, mặc dù chúng ta đã thấy phán
quyết trọng tài Việt Nam có hiệu lực từ thời
điểm ban hành.
Để tạo điều kiện cho bên được thi hành
phán quyết trọng tài cũng như để tháo gỡ

phần nào khó khăn trên, sau khi nhận đơn
yêu cầu của người được thi hành phán quyết
trọng tài, có cơ quan thi hành án đôi khi đã
chủ động gửi văn bản đề nghị Tòa án nơi
Hội đồng Trọng tài ra phán quyết xác nhận
có yêu cầu hủy phán quyết trọng tài hay
khơng. Trong thực tế, cũng có Tịa án cung

63


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTSÓ 3/2022

Cấp cho cơ quan thi hành án xác nhận khơng
có u cầu hủy nhưng hướng thực hiện đó
khơng được ghi nhận ở bất kỳ quy định nào.
1.1.2. Kinh nghiệm nước ngoài
Thi hành phán quyết trọng tài là vấn đề
cũng được quan tâm ở nước ngoài và kinh
nghiệm của Thụy Sỳ rất đáng lưu tâm về
chủ đề này. Theo khoản 1 và 2 Điều 193
Luật Tư pháp quốc tế Thụy Sỹ năm 1987:
“1. Bằng chi phí của mình, mỗi bên có thể
gửi giữ phán quyết trọng tài tại Tòa án nơi
của địa điểm trọng tài. 2. Trên cơ sở yêu cầu
của một bên, thẩm phán nơi địa điểm trọng
tài xác nhận rằng phán quyết trọng tài có
hiệu lực thi hành”. Ở đây, chúng ta tập
trung vào khoản 2 vì mục đích cùa khoản 1
“chỉ đon giản là phán quyết trọng tài được

lưu giữ an toàn tại Tòa án”2.
Ở Thụy Sỹ, phán quyết trọng tài của
Thụy Sỹ có hiệu lực thi hành mà khơng cần
thù tục cơng nhận và cho thi hành giống
như phán quyết trọng tài của Việt Nam hiện
nay. Với khoản 2 nêu trên, bên được thi
hành phán quyết trọng tài có thể (nhưng
khơng bắt buộc) nhận được hồ trợ của Tòa
án trong việc xác nhận hiệu lực thi hành của
phán quyết trọng tài. Ở đây, “Luật không
quy định giới hạn thời gian để yêu cầu xác
nhận phán quyết trọng tài có hiệu lực thi
hành”3 và “mục đích của xác nhận hiệu lực
thi hành của phán quyết trọng tài chỉ là để
đơn giản hoá hay trợ giúp việc thi hành
phán quyết bằng việc cung cấp chứng cứ
rằng phán quyết trọng tài có hiệu lực thi

hành”4. Trong hệ thống này, “không cần
phán quyết trọng tài đã được gửi giữ tại Tòa
án để được yêu cầu xác nhận hiệu lực của
phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, Tòa án xác
nhận sẽ yêu cầu cung cấp bản gốc hay bản
sao có chứng thực của phán quyết để phục
vụ cho việc xác nhận”5. Thụy Sỳ giải quyết
vấn đề theo hướng u cầu hủy phán quyết
trọng tài khơng có hệ quả trì hỗn thi hành
phán quyết, nhưng vì một số lý do đặc biệt,
Tịa án có thể ban hành quyết định tạm hoãn
việc thi hành phán quyết. Với quy định như

khoản 2 trên, “trên cơ sở yêu cầu, Tòa án
xác định phán quyết trọng tài có hiệu lực thi
hành sau khi kiểm tra ràng khơng có u
cầu hủy phán quyết trọng tài đang được xử
lý và trong trường hợp có yêu cầu hủy, việc
hỗn thi hành chưa được Tịa án cho phép”6.
Nội dung trên cho thấy, Luật Tư pháp
quốc tế Thụy Sỹ đã có quy định về thủ tục
hỗ trợ thi hành phán quyết trọng tài, theo đó
bên được thi hành có thể (nhưng khơng bắt
buộc) u cầu Tịa án xác nhận hiệu lực của
phán quyết trọng tài, tức là xác nhận khơng
có u cầu hủy phán quyết trọng tài đang
được xử lý và trong trường hợp có yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài, việc hoãn thi hành
phán quyết trọng tài chưa được Tòa án cho
phép. Quy định trên tập trung vào trợ giúp
thi hành phán quyết trọng tài quốc tế (tức
tranh chấp có yếu tố nước ngồi), nhưng
hướng tương tự cũng tồn tại đối với phán
quyết trọng tài quốc nội của Thụy Sỳ. Bởi
lẽ, “trường hợp các bên tiến hành trọng tài

2 Lise Bosman (chủ biên), ICCA International
Handbook on Commercial Arbitration, ICCA &
Kluwer Law International 2019, Supplement No.
104, February 2019, tr.69.
3 Lise Bosman (chủ biên), sđd, tr.69.

4 Manuel Arroyo (chủ biên), Arbitration in

Switzerland: The Practitioner's Guide, Kluwer Law
International 2018, tr.395.
5 Manuel Arroyo (chủ biên), sđd, tr.395.
6 Roger Ph. Budin, La nouvelle loi suisse sur
I'arbitrage international, Revue de 1'Arbitrage 1988,
tr. 65.

64


CƯỠNG CHÉ THI HÀNH...

Thụy Sỹ trong nước, việc gửi giữ và xác
nhận hiệu lực của phán quyết trọng tài được
điều chỉnh bởi khoản 2 và 3 Điều 386 Bộ
luật Tố tụng dân sự (BLTTDS). Quy định
tại Điều 386 BLTTDS và Điều 193 Luật Tư
pháp quốc tế là tương tự nhau”7.
1.1.3. Hướng hồn thiện pháp luật Việt
Nam
Khơng u cầu hủy phán quyết trọng tài
đang được cơ quan thi hành án dân sự hiểu
như một điều kiện để yêu cầu cơ quan này
tổ chức cường chế thi hành phán quyết
trọng tài và yêu cầu này đang được hiểu là
cần có xác nhận của Tòa án về thực trạng
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Đối chiếu
các quy định của Luật TTTM, chúng ta
thấy, Luật THADS và các văn bản hướng
dẫn thi hành khơng có bất kỳ quy định nào

u cầu phải có xác nhận của Tịa án thì
mới đủ điều kiện để thi hành phán quyết
trọng tài. Việc cơ quan thi hành án u cầu
phải có xác nhận của Tịa án là khơng có cơ
sở pháp lý, đẩy bên u cầu thi hành phán
quyết trọng tài vào tình thế khó khăn do
việc xin được xác nhận của Tòa án là một
thủ tục chưa được quy định và làm mất thời
gian trong việc tổ chức cưỡng chế thi hành
phán quyết trọng tài.
Thực tế, yêu cầu chứng minh một thứ
không tồn tại là một phương án không thực
sự thuyết phục về mặt logic và việc cơ quan
thi hành án yêu cầu bên được thi hành
chứng minh rằng, bên phải thi hành không
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài có điếm
khơng thuyết phục vì đó là yêu cầu chứng
minh một sự việc không tồn tại, trong khi
đó yêu cầu này chưa được quy định trong
bất kỳ văn bản nào hiện nay. Do đó, chúng
ta nên theo phương án không buộc bên được
7 Manuel Arroyo (chủ biên), sđd, tr.392.

thi hành phán quyết trọng tài phải chứng
minh bên phải thi hành phán quyết trọng tài
“không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài”
để được thi hành phán quyết trọng tài; ở
đây, nếu bên phải thi hành không muốn thi
hành phán quyết trọng tài đã có hiệu lực từ
thời điểm ban hành, chính họ là bên cần chủ

động chứng minh điều kiện thi hành phán
quyết trọng tài chưa hội đủ (theo pháp luật
hiện hành, là có yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài).
Trong tương lai, để hỗ trợ cho việc thi
hành phán quyết trọng tài của Việt Nam,
chúng ta cũng nên học hỏi kinh nghiệm của
Thụy Sỹ nêu trên để ghi nhận một thủ tục
đơn giản (không bắt buộc mà hồn tồn tự
nguyện), theo đó một bên được quyền u
cầu Tịa án xác nhận khơng có u cầu hủy
phán quyết trọng tài.
1.2. Trường hợp có yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài

1.2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam
Khoản 1 Điều 66 Luật TTTM quy định:
“Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài
mà bên phải thi hành phán quyết không tự
nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều
69 của Luật này, bên được thi hành phán
quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ
quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi
hành phán quyết trọng tài”.
Với quy định trên, nếu có yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều
69, bên phải thi hành không phải thi hành
phán quyết trọng tài. Như vậy, hệ quả của
việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là

phán quyết trọng tài không phải thi hành
trong giai đoạn Tòa án xem xét yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài cho dù khoản 5 Điều
61 Luật TTTM đã khẳng định phán quyết
trọng tài “có hiệu lực kể từ ngày ban hành”.

65


NHÀ NƯỚC VÀ PHẢP LUẬT SƠ 3/2022

Bên cạnh đó, khoản 10 Điều 71 Luật
TTTM quy định: “Quyết định của Tòa án là
quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi
hành”. Điều đó có nghĩa là, khi Tịa án ra
quyết định hủy quyết định trọng tài, bên
phải thi hành sẽ không phải thi hành nữa,
còn nếu Tòa án ra quyết định khơng hủy
phán quyết trọng tài thì quyết định này có
hiệu lực ngay và lúc đó bên được thi hành
mới có thể yêu cầu cưỡng chế thi hành phán
quyết trọng tài. Như vậy, từ khi có yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài đến khi Tịa án có
quyết định về u cầu này, người phải thi
hành phán quyết trọng tài không phải thi
hành phán quyết trọng tài.
Tác giả cho rằng, quy định như trên sẽ
thúc đấy bên thua kiện yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài nhằm kéo dài thời gian
không phải thi hành phán quyết trọng tài.

Đồng thòi, thời gian Tòa án xem xét yêu
cầu hủy phán quyết trọng tài càng lâu thì
thời gian để bên thua kiện khơng phải thi
hành phán quyết càng dài.
Đe hiểu rõ hơn bất cập nêu trên, chúng
ta nghiên cứu một trong rất nhiều vụ việc
tương tự để minh họa. Đó là tranh chấp giữa
một cơng ty Hàn Quốc và một doanh nghiệp
Việt Nam. Tranh chấp này đã được Hội
đồng trọng tài của VIAC giải quyết với
phán quyết ngày 04/1/2014 theo hướng
doanh nghiệp Việt Nam phải trả cho doanh
nghiệp Hàn Quốc hơn 65 tỷ đồng. Trên cơ
sở quy định nêu trên, phán quyết trọng tài
có hiệu lực kể từ ngày 04/1/2014. Tuy
nhiên, doanh nghiệp Việt Nam đã yêu cầu
Tòa án hủy phán quyết trọng tài. Đến ngày
03/10/2014, Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội mới ra quyết định “không hủy phán
quyết trọng tài”8. Ở đây, bên phải thi hành
8 Quyết định số 09/2014/QĐ-PQTT ngày 03/10/2014
cùa Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

66

phán quyết trọng tài yên tâm không phải thi
hành phán quyết trọng tài trong khoảng thời
gian khoảng 10 tháng mà không bị coi là
trái luật vì quy định trên trao cho họ
“quyền” khơng phải thi hành phán quyết

trọng tài thông qua cơ che yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài. Chính yếu tố này đã thúc
đẩy bên thua kiện thường xuyên yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài, cho dù biết rằng
phán quyết sẽ không bị hủy (như vụ việc
nêu trên) và thực trạng này rất bất lợi cho
bên thắng kiện vì họ chưa thể yêu cầu thi
hành phán quyết trọng tài khi có yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài. Thực trạng này
đồng thời cũng vô hiệu hố khoản 5 Điều 61
Luật TTTM, theo đó phán quyết trọng tài
“có hiệu lực kể từ ngày ban hành”.
Trên cơ sở khung pháp lý được quy
định tại Luật TTTM, kinh nghiệm ở VIAC
cho thấy, thời gian trung binh để giải quyết
một vụ tranh chấp là khoảng 4 tháng. Tuy
nhiên, pháp luật trọng tài cũng như cố gắng
của các trung tâm trọng tài để có phán quyết
trọng tài sớm đã bị vơ hiệu hố với việc
hỗn thi hành phán quyết trọng tài do có
yêu cầu hủy: Vụ việc trên cho thấy, người
được thi hành phán quyết trọng tài có thể
phải đợi thêm một thời gian dài nữa như
khoảng 10 tháng sau khi phán quyết trọng
tài được ban hành (gấp hơn 2 lần thời gian
giải quyết tranh chấp). Nhìn một cách tổng
thể, quy định cho phép “hoãn” thi hành
phán quyết trọng tài như nêu trên đi ngược
lại với tinh thần của pháp luật trọng tài, theo
đó, Luật TTTM yêu cầu giải quyết nhanh

tranh chấp. Ở đây, dù phán quyết nhanh mà
thi hành phán quyết trọng tài chậm thì
khơng khác gì có phán quyết chậm.
1.2.2. Kinh nghiệm nước ngồi
Việc trì hỗn thi hành phán quyết trọng
tài xuất phát từ cơ chế xem xét yêu cầu hủy


CƯỠNG CHÊ THI HÀNH...

phán quyết trọng tài được quan tâm nhiều
trong pháp luật nước ngoài. Một tài liệu
khẳng định “phần lớn các hệ thống pháp
luật khơng gắn việc hỗn thi hành phán
quyết trọng tài khi có yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài”9. Thực ra, rất khó để khẳng
định hướng khơng hoãn thi hành phán quyết
trọng tài bị yêu cầu hủy là giải pháp trong
đa số hay thiểu số các hệ thống pháp luật
trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta có thê
viện dẫn ở đây một số hệ thống theo hướng
không để u cầu hủy trì hỗn thi hành phán
quyết trọng tài.
Thực tế, khoản 1 Điều 190 Luật Tư
pháp quốc tế của Thụy Sỳ quy định phán
quyết trọng tài là “cuối cùng/chung thẩm”
(“sentence definitive”) kể từ lúc nó được
thơng báo. Từ quy định này, các luật gia
Thụy Sỹ theo hướng “trong trường hợp có
u cầu hủy phán quyết trọng tài, khơng có

việc trì hỗn nào được chấp nhận”1011
, “việc
u cầu hủy phán quyết trọng tài khơng có
hệ quả trì hỗn thực thi phán quyết trọng
tài”11 và “Tòa án tối cao Liên bang Thụy
Sỹ không ghi nhận yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài làm hỗn thi hành phán quyết”12.
Điều đó có nghĩa là “phán quyết trọng tài
tiếp tục có hiệu lực thi hành mặc dù có yêu
cầu hủy phán quyết trọng tài”13. Tuy nhiên,
ở Thụy Sỹ, thẩm phán vẫn có thể ra quyết
định hỗn thi hành phán quyết trọng tài,
nhưng phải có điều kiện. Theo một tài liệu,
“trong lĩnh vực trọng tài quốc tế, việc hoãn
9 Jerome Ortscheidt, L'octroi et 1'arrêt de 1'exécution
provisoire des sentences arbitrales en France, Revue
de 1'Arbitrage 2004, tr. 18.
'° Roger Ph. Budin, tldd, tr. 65.
11 Jean-Franẹois Poudret, Exception d’arbitrage et
litispendance en droit suisse Comment départager le
juge et I 'arbitre?, ASA Bulletin 2007, tr.240.
12 Manuel Arroyo (chủ biên), sđd, tr. 16.
13 Manuel Arroyo (chủ biên), sđd, tr.269.

thi hành phán quyết trọng tài rất hiếm khi
được chấp nhận. Người yêu cầu hoãn thi
hành phán quyết trọng tài phải chứng minh
được rằng, yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài có nhiều cơ hội được chấp nhận và việc
thi hành ngay phán quyết trọng tài có thể

gây cho họ một thiệt hại khơng thể khắc
phục được”14.
Pháp luật Hà Lan cũng quy định theo
hướng tương tự. Ở hệ thống này, “thủ tục
hủy phán quyết trọng tài khơng có hệ quả
hỗn thi hành phán quyết trọng tài”15. Thực
tế, khoản 1 Điều 1066 BLTTDS Hà Lan
quy định: “u cầu hủy phán quyết trọng tài
khơng hỗn việc thực thi phán quyết trọng
tài”. Với quy định vừa nêu, “yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài một phần hay toàn bộ
khơng trì hỗn việc thi hành phán quyết”16.
Ở đây, trong một số trường hợp, Tịa án có
thể chấp nhận cho hoãn thi hành phán quyết
trọng tài, nhưng việc hoãn này là có điều
kiện, tức khi có yêu cầu và người yêu cầu
cung cấp biện pháp bảo đảm (khoản 2 và 5
Điều 1066 BLTTDS Hà Lan). Như vậy,
trong pháp luật Hà Lan, “u cầu hủy phán
quyết trọng tài khơng có hệ quả đương
nhiên là hoãn thi hành phán quyết trọng tài
(khoản 1 Điều 1066 BLTTDS). Tuy nhiên,
một bên có thể yêu cầu Tòa án, được yêu
cầu hủy phán quyết trọng tài, hoãn thủ tục
thi hành (khoản 2 Điều 1066 BLTTDS)”17^
14 Jean-Franẹois Poudret, Les recours au Tribunal
federal suisse en matière d'arbitrage international
(Commentaire de Tart. 77 LTF), ASA Bulletin 2007,
tr.683.
15 Xem Nouvelle loi hollandaise sur Tarbitrage,

ASA Bulletin 1986, tr. 234.
16 Jan c. Schultsz, Les nouvelles dispositions de la
legislation néerlandaise en matière d'arbitrage,
Revue de 1'Arbitrage 1988, tr. 215.
17 Gerard J. Meijer và Marike R. p. Paulsson,
National Report for The Netherlands (2012 through
2014), in Lise Bosman (chủ biên), ICCA

67


NHÀ NƯỚC VÀ PHẢP LUẬT SỐ 3/2022

Trước việc lạm dụng u cầu hủy phán
quyết trọng tài để trì hỗn thi hành phán
quyết trọng tài, có hệ thống pháp luật đã sửa
đổi quy định để chống lại thực trạng này.
Chẳng hạn, Pháp đã tiến hành sửa đổi pháp
luật trọng tài vào năm 2011 thơng qua một
Nghị định trong đó có cải cách quan trọng
về hệ quả của yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài tới việc thi hành phán quyết trọng tài.
Thực tế, trước năm 2011, yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài kéo theo hệ quả là phán
quyết này không phải thi hành trong giai
đoạn xem xét hủy phán quyết trọng tài (tức
người thua kiện được hoãn thi hành phán
quyết trong giai đoạn này giống như pháp
luật hiện hành của Việt Nam). Trước thực
trạng này, có hai quan điểm trái ngược

nhau. Cụ thể, “quan điểm thứ nhất cho rằng,
hệ quả hoãn thi hành khi có yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài là hợp lý. Bởi lẽ, ghi
nhận hiệu lực thi hành tức thì có nguy cơ
làm phát sinh thiệt hại đáng kể không thể
khắc phục được trong trường hợp hủy phán
quyết trọng tài. Quan điểm thứ hai theo
hướng, cần thay đổi trật tự nguyên tắc. Ở
quan điểm thứ hai này, yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài khơng có hệ quả trì hỗn
việc thi hành phán quyết trọng tài”18.
Từ năm 2011, đối với trọng tài quốc nội
(tức khơng có yếu tố nước ngồi), hỗn thi
hành phán quyết do có u cầu hủy vẫn
được duy trì tại Điều 1496 BLTTDS Pháp.
Ở hệ thống này, “đổi với phán quyết trọng
tài quốc nội, văn bản mới vẫn giữ hệ quả
hỗn thi hành khi có u cầu hủy phán

International Handbook on Commercial Arbitration,
ICC A & Kluwer Law International 2019,
Supplement No. 78, March 2014, tr. 70.
18 Eric Loquin, Perspectives pour une reforme des
voles de recours, Revue de rArbitrage 1992, tr.348.

68

quyết trọng tài”19. Tuy nhiên, đối với trọng
tài quốc tế, khoản 1 Điều 1526 BLTTDS
Pháp theo hướng “yêu cầu hủy phán quyết

trọng tài khơng có hệ quả hỗn thi hành”.
Với quy định này, “yêu cầu hùy phán quyết
trọng tài khơng cịn hệ quả hỗn thi hành
nữa, đây rõ ràng là một trong những cải
cách của Nghị định mới”20. Ở đây, mục đích
của việc cải cách là “làm cho pháp luật
Pháp hiệu quả hơn và làm cho Paris trở
thành địa điểm trọng tài ngày càng hấp dẫn
hơn”21. Theo các nhà bình luận, quy định
mới “củng cố sự hiệu quả của phán quyết
trọng tài”22 và “việc bỏ hệ quả hoãn thi
hành này đương nhiên sẽ loại trừ một phần
những yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, có
nghĩa là tất cả những u cầu khơng có mục
đích nào khác là kiếm thêm thời gian”23,
vẫn theo các nhà bình luận, giải pháp này
“đã được mong đợi từ lâu như một thay đổi
quyết định đối với các khiếu nại nhằm đẩy
nhanh việc thi hành các phán quyết trọng tài
tại Pháp”24.

19 Jacques Pellerin, La suppression de I'effet
suspensif des recours contre les sentences
internationales et étrangères en droit fran^ais, in
Liber Amicorum Ahmed El Kosheri, Kluwer Law
International 2015, tr. 145.
20 Thomas Clay, «Liberté, Ègalité, Efficacité»: La
devise du nouveau droit fran^ais de I'arbitrageCommentaire article par article (Premiere partie),
Journal du droit international (Clunet) n° 2, Avril
2012, doctr. 4.

21 Philippe Leboulanger, Arrêt de I’execution d une
sentence arbitrale Internationale et risque de lesion
grave, Revue de 1'Arbitrage 2015, tr.l 14.
22 Xem Cahiers de 1'arbitrage, 01 juillet 2012 n° 3,
tr.735.
23 Thomas Clay, tldd, doctr. 8.
24 Elie Kleiman và Julie Spinelli, La reforme du droit
de I'arbitrage, sous le double signe de la lisibilité et
de I'efficacite, Gazette du Palais, 27 janvier 2011
n° 27, tr.9.


CƯỞNG CHÉ THI HÀNH...

Để cân đối quyền lợi giữa các bên,
khoản 2 Điều 1526 BLTTDS Pháp còn quy
định Tòa án “có thể dừng hay điều chỉnh
việc thi hành phán quyết trọng tài, nếu việc
thi hành này có thể gây tổn hại ngiêm trọng
quyền lợi của một trong các bên”. Như vậy,
Pháp đã sửa đôi pháp luật giống Hà Lan hay
Thụy Sỹ nêu trên. Ngày nay, yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài khơng có hệ quả làm trì
hỗn thi hành phán quyết trọng tài và việc
trì hỗn này chỉ được ghi nhận bởi Tịa án
khi có u cầu và khi đáp ứng một số điều
kiện nhất định. Nói cách khác, Pháp đã thay
đổi cách tiếp cận, theo đó ngun tắc hỗn
thi hành phán quyết trọng tài trước đây nay
trở thành nguyên tắc khơng hỗn thi hành

phán quyết trọng tài khi có yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài (nguyên tắc này có
ngoại lệ là khi Tịa án được u cầu xem xét
hỗn và Tòa án xét thấy một số điều kiện
được đáp ứng).
1.2.3. Hỉỉớng hoàn thiện pháp luật
Việt Nam
Việc pháp luật của chúng ta theo hướng
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài kéo theo
hệ quả đưong nhiên là bên yêu cầu hủy
phán quyết không phải thi hành phán quyết
trọng tài cho đến khi Tịa án ra quyết định
khơng hủy phán quyết trọng tài.
Pháp luật nước ngồi có giải pháp để
chống lại những u cầu hủy phán quyết
trọng tài với mục đích trì hoãn thi hành
phán quyết trọng tài và sự thay đổi trong
pháp luật của Pháp thời gian gần đầy cho
thấy điều đó. Ở đây, sự thay đổi pháp luật
xuất phát từ nhận thức rằng “việc hỗn thi
hành do có u cầu hủy phán quyết trọng tài
không phù hợp nữa; không thực sự bảo vệ

quyền lợi của các bên, nó đã mở ra khả
năng làm chậm thi hành phán quyết trọng
tài và tạo ra một công cụ để bên phải thi
hành gây áp lực cho bên được thi hành”25.
Thiết nghĩ, chúng ta cũng nên học hỏi
kinh nghiêm trên để loại bỏ những yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài với mục đích làm

chậm việc thi hành phán quyết. Theo tác
giả, chúng ta nên thêm quy định, theo đó,
việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài khơng
làm trì hỗn thi hành phán quyết trọng tài,
ngoại trừ Tòa án quyết định khác khi được
yêu cầu và khi bên yêu cầu hoãn cung cấp
biện pháp bảo đảm. Neu làm được như vậy,
chúng ta sẽ tăng hiệu quả của phán quyết
trọng tài và tạo điều kiện cho trọng tài phát
triển, tránh tình trạng phán quyết trọng tài bị
u cầu hủy chỉ với mục đích làm trì hỗn
việc thi hành.
2. Cơ quan cưỡng chế thi hành phán
quyết trọng tài ờ Việt Nam

2.1. Cơ quan thi hành án có thẩm
quyền đối với phản quyết trọng tài

2.1.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam
Luật THADS hiện nay xác định thẩm
quyền của cơ quan thi hành án chủ yếu căn
cứ vào địa điểm của Tịa án ban hành bản
án, quyết định có nhu cầu thi hành. Cụ thể,
theo Luật THADS hiện hành, “cơ quan thi
hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi
hành các bản án, quyết định sau đây: Bản
án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và
tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự
có trụ sở” (điểm a khoản 1 Điều 35) và “cơ

quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm
quyền thi hành các bản án, quyết định sau
25 Jacques Pellerin, tlđd, tr. 145.

69


NHÀ NƯỚC VÀ PHẢP LUẬTSÓ 3/2022

đây: Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án
nhân dân tinh, thành phố trực thuộc Trung
ương trên cùng địa bàn” (điểm a khoản 2
Điều 35).
Luật TTTM cũng quy định tương tự
như Luật THADS khi xác định cơ quan thi
hành án dân sự có thẩm quyền cưỡng chế
thi hành phán quyết trọng tài. Cụ thể, theo
khoản 2 Điều 8 Luật TTTM, “cơ quan thi
hành án dân sự có thẩm quyền thi hành
phán quyết trọng tài là cơ quan thi hành án
dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nơi Hội đồng trọng tài ra phản
quyết”. Ở đây, tinh thần của Luật TTTM
và Luật THADS cơ bản là giống nhau vì
đều tập trung vào nơi Tịa án/Trọng tài ban
hành bản án, quyết định/phán quyết trọng
tài để xác định cơ quan thi hành án có
thẩm quyền.
Việc Luật THADS căn cứ vào nơi Tịa
án có bản án/quyết định để xác định cơ quan

thi hành án có thẩm quyền thi hành bản
án/quyết định của Tòa án là một phương án
chấp nhận được. Bởi lẽ, Tịa án có thẩm
quyền thơng thường là Tòa án nơi cư trú/trụ
sở của bị đơn26 hay nơi có bất động sản27
nên đây cũng thường là nơi người phải thi
hành án (thường là bị đơn) có điều kiện/tài
sản phục vụ cho việc thi hành án. Thực tế,
có thể xảy ra trường hợp nơi Tịa án ban
hành bàn án/quyết định không là nơi người
phải thi hành án có tài sản hay thuận lợi để
thi hành nhưng lúc này, Luật THADS đã có
26 Điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 quy
định: “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn
là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ
quan, to chức có thấm quyền giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động”.
27 Điểm C khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 quy
định: “Đối tượng ưanh chấp là bất động sản thì chi
Tịa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

70

quy định theo đó, “Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho
cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải
thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc
có trụ sở” (khoản 1 Điều 55).
Nội dung trên cho thấy, việc Luật

THADS căn cứ vào nơi Tịa án có bản
án/quyết định để xác định cơ quan thi hành
án có thẩm quyền là phương án chấp nhận
được vì thơng thường đó cũng là nơi thuận
tiện cho việc thi hành án (do người phải thi
hành án có cư trú/trụ sở, tài sản ở đó). Tuy
nhiên, vận dụng tư duy này vào lĩnh vực
trọng tài như khoản 2 Điều 8 Luật TTTM
nêu trên lại có nhược điểm. Bởi lẽ, “nơi Hội
đồng trọng tài ra phán quyết” thường khơng
phải là nơi bị đơn có cư trú/trụ sở hay tài
sản. Thực tế, xác định địa điểm giải quyết
tranh chấp tại trọng tài không theo triết lý
của xác định địa điểm giải quyết tranh chấp
tại Tòa án: Địa điểm này của Tòa án chù
yếu do văn bản quy định và tập trung vào
nơi cư trú/trụ sở hay nơi có tài sản như
chúng ta đã thấy, còn địa điểm giải quyết
tranh chấp của trọng tài (cũng là nơi ban
hành phán quyết trọng tài) lệ thuộc vào ý
chí của các bên hay của Hội đồng trọng tài28
và ý chí này lại khơng tập trung vào nơi bị
đơn có cư trú/trụ sở hay có tài sản. Thực tế,
địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài và cũng là địa điểm Hội đồng trọng tài
ban hành phán quyết trọng tài hiện nay tập
trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.
Hồ Chí Minh. Trong khoảng 15 năm giải
quyết tranh chấp tại VIAC, tác giả thống kê
việc giải quyết và ban hành phán quyết

28 Khoản 1 Điều 11 Luật TTTM năm 2010 quy định:
“Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giãi quyết
tranh châp; trường hợp khơng có thoả thuận thi Hội
đồng trọng tài quyết định”.


CƯỠNG CHÉ THI HÀNH...

trọng tài chỉ ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh;
trong khi đó, thường xun người phải thi
lành phán quyết trọng tài khơng có cư
trú/trụ sở hay tài sản ở Hà Nội hay Tp. Hồ
Chí Minh, mà ở nhiều tỉnh/thành phố khác
như Bình Dương, Long An, Cà Mau...
Với thực trạng nêu trên, cơ quan thi
hành phán quyết trọng tài hiện nay theo
Luật TTTM thường là Cục thi hành án dân
sự Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh, nhưng nơi
này lại thường xuyên không là nơi người
phải thi hành phán quyết có cư trú/trụ sở
hay tài sản. Vì vậy, cơ quan thi hành án ở
hai khu vực vừa nêu thường phải uỷ thác
cho cơ quan thi hành án nơi khác thực hiện.
Từ đỏ, việc thi hành phán quyết trọng tài trở
thành kém hiệu quả và phát sinh nhiều khó
khăn (như cơ quan nào yêu cầu trọng tài
giải thích phán quyết), cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của Luật TTTM để tổ
chức cưỡng chế thi hành phán quyết trọng
tài và cơ quan thực sự áp dụng biện pháp

cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài
thường là khác nhau. Chẳng hạn, cơ quan có
thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài
của VIAC thường là Cục thi hành án dân sự
Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh, nhưng cơ
quan thực sự tiến hành cường chế thi hành
phán quyết lại thường lại là Cục thi hành án
tỉnh/thành phố khác như Khánh Hoà trên cơ
sở uỷ thác.
2.1.2. Kinh nghiệm nước ngoài
Trên thế giới có hệ thống pháp luật
khơng theo hướng xác định cơ quan có thẩm
quyền tiến hành thi hành phán quyết trọng
tài căn cứ vào nơi trọng tài ban hành phán
quyết như Việt Nam, mà theo hướng xác
định, thẩm quyền này trên cơ sở nơi cư
trú/trụ sở hay tài sản để thi hành của bên
phải thi hành phán quyết trọng tài.

Chẳng hạn, ở Romania khoản 1 Điều
651 BLTTDS xác định cơ quan có thẩm
quyền thi hành phán quyết trọng tài căn cứ
vào “nơi người phải thi hành có cư trú hay
trụ sở”29. Ở hệ thống này, tiêu chí nơi trọng
tài ban hành phán quyết khơng được sử
dụng. Ở Trung Quốc, tiêu chí nơi trọng tài
ban hành phán quyết cũng không được sử
dụng để xác định cơ quan tổ chức thi hành
phán quyết trọng tài và Trung Quốc đi xa
hơn Romania trong tạo điều kiện cho việc

thi hành phán quyết trọng tài bằng cách ghi
nhận thêm cơ quan có thẩm quyền ở nơi
thuận lợi cho việc thi hành phán quyết. Bởi
lẽ, ở Trung Quốc, yêu cầu thi hành phán
quyết trọng tài được gửi đến cơ quan tổ
chức thi hành án “nơi bên thua kiện có cư
trú/trụ sở hay có tài sản”30. Điều đó có
nghĩa là cơ quan có thẩm quyền thi hành
phán quyết trọng tài, không là cơ quan nơi
Hội đồng trọng tài ban hành phán quyết
trọng tài, mà là nơi bên phải thi hành có cư
trú/trụ sở hay là nơi họ có tài sản để thi
hành phán quyết trọng tài.
Thực tế, tại Điều 29 Hướng dẫn năm
2006 của Tòa án nhân dân tối cao Trung
Quốc, nêu rằng: “Yêu cầu của một bên để
thi hành một phán quyết trọng tài được gửi
đến Tòa án nhân dân trung cấp nơi mà bên
phải thi hành phán quyết trọng tài có nơi cư
trủ/trụ sở hay nơi có tài sản để thi hành phán
quyết trọng tài”31. Ở đây, nơi trọng tài ban

29 Crenguta Leaua và Flavius-Antoniu Baias (chủ
biên), Arbitration in Romania: A Practitioner's
Guide, Kluwer Law International 2016, tr.267.
30 Li Hu, Enforcement of the International
Commercial Arbitration Award in the People's
Republic of China, Journal of International
Arbitration 1999, tr.l 1.
31 Xem ICCA Reports No. 5, Compendium of

Chinese Commercial Arbitration Laws, ICCA

71


NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSĨ 3/2022

hành phán quyết khơng được sử dụng và
khơng chỉ Tịa án nơi bên phải thi hành
phán quyết trọng tài có cư trú/trụ sở có thẩm
quyền, mà Tịa án nơi bên này có tài sản
cũng có thể có thẩm quyền để tổ chức thi
hành phán quyết trọng tài.
2.1.3. Hướng hoàn thiện pháp luật
Việt Nam
Nội dung trên cho thấy, tiêu chí xác
định cơ quan thi hành đối với bản án/quyết
định của Tịa án tương đồng với tiêu chí xác
định cơ quan thi hành đối với phán quyết
trọng tài. Nhìn qua, sự tương đồng này là
thuyết phục, nhưng thực trạng nêu trên cho
thấy quy định như vậy có bất cập, cơ quan
được Luật trao thẩm quyền cưỡng chế thi
hành phán quyết thường lại không là cơ
quan thực sự tiến hành cưỡng chế thi hành
phán quyết do nơi cơ quan thi hành án có
thẩm quyền theo Luật TTTM khơng là nơi
người phải thi hành phán quyết trọng tài có
cư trú/trụ sở hay có tài sản nên thường
xuyên phải khai thác cơ chế uỷ thác.

Có phán quyết trọng tài chưa đủ để bảo
vệ bên thắng kiện và việc cưỡng chế thi
hành phán quyết cũng có vai trị quan trọng
đối với họ. Đe cải thiện việc cưỡng chế thi
hành phán quyết trọng tài đang có những
rào cản nhất định về mặt pháp lý như nêu
trên, chúng ta nên có sự thay đổi trong việc
xác định cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi
hành phán quyết trọng tài và sự thay đổi này
nên theo hướng, xác định cơ quan thi hành
án có thấm quyền căn cứ vào nơi người phải
thi hành phán quyết có điều kiện thi hành
(như nơi cư trủ/trụ sở hay có tài sản) thay vì
“nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết” như
hiện nay. Hướng như vừa nêu đã có tiền lệ
Reports Series, Volume 5, ICCA & Kluwer Law
International 2019, tr. 159.

72

trong lĩnh vực trọng tài ở nước ta là tại
khoản 2 Điều 8 Luật TTTM, theo đó, “cơ
quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi
hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài là cơ
quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương /207' biện pháp khẩn cấp
tạm thời cần được áp dụng".
Từ phân tích trên, chúng ta nên sửa
khoản 1 Điều 8 Luật TTTM thành “cơ quan

thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành
phán quyết trọng tài là cơ quan thi hành án
dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nơi phản quyết trọng tài cần được thi
hành/bên phải thi hành có nơi cư trú/trụ sở
hay có tài sản đế thỉ hành phán quyết trọng
tài". Đoạn in nghiêng là nội dung được đề
xuất sửa đổi và nơi này có thể là nơi người
phải thi hành án có cư trú/trụ sở hay tài sản.
2.2. Khả năng cưỡng chế thi hành
phán quyết trọng tài của Thừa phát lại

2.2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam
Tuỳ từng hệ thống pháp luật, việc thi
hành phán quyết trọng tài cũng như bản án,
quyết định của Tịa án có thể được trao cho
Tòa án, cơ quan thi hành án độc lập với
Tòa án hay Thừa phát lại. Ở Việt Nam, bên
cạnh cơ quan thi hành án dân sự (cơ quan
nhà nước) như nêu trên, pháp luật hiện
hành còn ghi nhận vai trò của Thừa phát lại
trong việc thi hành án dân sự. Cụ thể, theo
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày
08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của Thừa phát lại, “Thừa phát lại
là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước
bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi
bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân
sự, tô chức thi hành án dãn sự theo quy
định của Nghị định này và pháp luật có liên

quan” (khoản 1 Điều 2). Nội dung vừa nêu
cho thấy hiện nay chúng ta có hai đối


CƯỠNG CHÉ THI HÀNH...

tượng được trao quyền tổ chức việc thi
hành bản án, quyết định của Tòa án là cơ
quan thi hành án dân sự và Thừa phát lại.
Tuy nhiên, Điều 51 của Nghị định số
08/2020/NĐ-CP khơng có quy định về khả
năng Thừa phát lại được thi hành phán
quyết trọng tài. Cụ thể, theo khoản 1 Điều
51 nêu trên: “Thừa phát lại được quyền tổ
chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự
đối với các bản án, quyết định sau đây: a)
Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
(sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện);
bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực
pháp luật của Tịa án nhân dân cấp tỉnh nơi
Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở; b) Bản
án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại
đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tịa án
nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định
phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối
với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có

hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân cấp
tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của
Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa
án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân
cấp tinh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ
sở”. Trong nội dung quy định vừa nêu về
quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại,
chúng ta khơng thấy đề cập tới phán quyết
trọng tài.
Do đó, theo quy định hiện hành, chỉ có
cơ quan thi hành án dân sự mới có thẩm
quyền thi hành phán quyết trọng tài và Thừa
phát lại khơng có vai trị trong tổ chức thi
hành phán quyết trọng tài.

2.2.2. Kinh nghiệm nước ngoài
Thực tế, Thừa phát lại là một thiết chế
đã được ghi nhận ở Pháp và đã tồn tại ở
Việt Nam ở thời kỳ Pháp thuộc32.
Ở Pháp hiện nay, khi phán quyết trọng
tài có hiệu lực thi hành, Thừa phát lại
Pháp có thẩm quyền trong việc tổ chức thi
hành phán quyết trọng tài bên cạnh khả
năng tổ chức thi hành bản án, quyết định
của Tịa án33.
Nói cách khác, theo pháp luật Pháp,
Thừa phát lại khơng chỉ có thẩm quyền tổ
chức thi hành bản án, quyết định của Tịa

án, mà cịn có thẩm quyền để tổ chức thi
hành phán quyết trọng tài.
2.2.3. Hướng hoàn thiện pháp luật Việt
Nam
Trong tương lai, chúng ta cũng nên thừa
nhận thêm khả năng triển khai việc thi hành
phán quyết trọng tài cho Thừa phát lại bên
cạnh việc trao quyền này cho cơ quan thi
hành án dân sự. Việc ghi nhận thêm vai trò
của Thừa phát lại trong việc tổ chức thi
hành phán quyết trọng tài sẽ tạo ra sự linh
hoạt trong việc thực thi phán quyết trọng
tài, tạo ra sự bình đẳng giữa phán quyết
trọng tài và quyết định của Tịa án đê từ đó
tạo thêm niềm tin cho người quan tâm tới
phương thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài.
Với hướng như vừa nêu, người được thi
hành phán quyết trọng tài có quyền lựa chọn
cơ quan thi hành án dân sự hay Thừa phát
lại tuỳ vào hiệu quả mà hai đối tượng này
có thể mang lại cho người được thi hành.
32 Xem Nguyền Đức Chính (chủ biên), Tổ chức
thừa phát lại, Nxb. Tư pháp, 2006, tr.5.
33 Nathalie Casal, Fasc. 450 : Agents de 1'exécution Attributions, JurisClasseur Votes d'execution, 2018,
phần so 58.

73




×