Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam và Thái Lan trong tương quan nghiên cứu so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.91 KB, 6 trang )

TẠP tli tone THWM

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIẺM THẤT NGHIỆP
CỦÃ VIỆT NAM VÀ THÁI LAN
TRONG TƯƠNG QUAN NGHIÊN cứu so SÁNH
• NGUYỄN HỒNG

TĨM TẮT:
Bảo hiểm thất nghiệp được xây dựng và quy định trong pháp luật của Việt Nam và Thái
Lan với mục đích bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm, đồng
thời tạo điều kiện để họ có cơ hội tìm kiếm được việc làm mới trong thời gian sớm nhất. Do
những đặc thù về phát triển kinh tế, chính sách an sinh xã hội và các yếu tố đặc trưng của từng
quốc gia, những quy định trong pháp luật của Việt Nam và Thái Lan về bảo hiểm thất nghiệp
có những điểm tương đồng, và cũng có những sự khác biệt. Trên cơ sở phân tích, so sánh các
quy định liên quan của hai quốc gia, đồng thời nhìn nhận những hạn chế còn tồn tại trong thực
trạng pháp luật Việt Nam, bài viết đưa ra những bài học kinh nghiệm, hướng đến hoàn thiện
quy định của pháp luật nước nhà về bảo hiểm thất nghiệp.
Từ khóa: bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội, việc làm, người lao động, Thái Lan.

L Pháp luật Việt Nam và Thái Lan về bảo
hiểm thất nghiệp

Thất nghiệp là một thực trạng luôn xảy ra
trong nền kinh tế thị trường của mỗi quốc gia. Đổ
hạn chế những tác hại từ tinh trạng thất nghiệp,
các quốc gia đã ban hành và thực hiện chế độ bảo
hiểm thất nghiệp (BHTN), một trụ cột trong hệ
thống an sinh xã hội. Tại Thái Lan và Việt Nam,
BHTN còn khá mới mẻ và đang dần hoàn thiện.

Theo Luật An sinh xã hội năm 1990, bảo hiểm



xã hội được áp dụng cho người lao động (NLĐ)
trong khu vực doanh nghiệp tư nhân có từ 20 NLĐ
trở lên. Phạm vi bảo hiểm sau đó đã được mở rộng
tới những đơn vị sử dụng lao động sử dụng từ 10
NLĐ trở lên vào năm 1993. Đen năm 2002, phạm
vi này đã bao trùm tất cả các NLĐ thường xuyên
trong các khu vực chính thức mà không dựa trên
quy mô số lượng NLĐ trong đơn vị sử dụng lao
động ngoại trừ một số đối tượng như thẩm phán,

1.1. Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm
thất nghiệp

cơng chức của các chính phủ nước ngoài làm,
việc tại Thái Lan, hoặc các tổ chức quốc tế, NLĐ

Tại Thái Lan, BHTN được quy định là một
bộ phận của hệ thống an sinh xã hội. Trong pháp
luật về BHTN ở nước này, khơng có BHTN tự
nguyện. Do đó, đối tượng tham gia BHTN chính
là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

trong các doanh nghiệp nhà nước, NLĐ làm việc
trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, lao động
thời vụ hay làm cơng việc có tính chất tạm thời
khác là công dân Thái Lan; làm việc ở nước ngoài
và những NLĐ tự do [5]... Hiện nay ở Thái Lan

30 SỐ 14-Tháng 6/2021



LUẬT

có khoảng trên 16 triệu người đang tham gia bảo
hiểm bắt buộc (bao gồm BHTN), chiếm khoảng

25,11% lực lượng lao động .
Trong khi đó, tại Việt Nam, theo quy định tại
Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 thì đối tượng
tham gia BHTN gồm NLĐ và người sử dụng lao
động (NSDLĐ). Khoản 1 Điều này nêu rõ các
trường hợp NLĐ bắt buộc phải tham gia BHTN,
bao gồm: NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động
(HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) không
xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn hoặc
HĐLĐ theo mùa vụ/theo một cơng việc nhất định
có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Trong
trường hợp NLĐ giao kết và đang thực hiện nhiều
HĐLĐ thì NLĐ và NSDLĐ theo HĐLĐ đầu tiên
có trách nhiệm tham gia BHTN. Neu NLĐ thuộc
trường hợp tham gia BHTN bắt buộc nhưng đang
hưởng lương hưu hoặc NLĐ là giúp việc gia đình
thì khơng phải tham gia BHTN. Theo quy định
của pháp luật Việt Nam, NLĐ ký HĐLĐ là đối
tượng điều chỉnh chủ yếu của Bộ luật Lao động;
NLĐ ký HĐLV là viên chức chịu sự điều chỉnh
của Luật Viên chức.
Có thể thấy, cũng giống như Thái Lan, theo
thời gian, pháp luật Việt Nam đã mở rộng đối

tượng tham gia BHTN. So với Luật Bảo hiểm xã
hội năm 2006, Luật Việc làm năm 2013 không
giới hạn số lượng NLĐ trong đơn vị sử dụng lao
động như tnrớc đây. Sự thay đổi này vừa đảm bảo
được quyền tham gia BHTN của mọi NLĐ, vừa
thể hiện sự bình đẳng giữa các đơn vị sử dụng lao

động trong việc thực hiện chính sách xã hội, đảm
bảo đời sống đối với nhóm NLĐ dễ bị mất việc
làm do tác động của thị trường lao động [1], Việc
nới rộng phạm vi bảo hiểm trong quy định pháp
luật của cả hai nước là phù hợp với xu hướng phát
triển của thực tiễn lao động và việc làm, hướng
tới bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho NLĐ.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia khác nhau nên pháp luật của Việt Nam
và Thái Lan có những ngoại lệ riêng về đối tượng
tham gia BHTN. Phạm vi bao phủ BHTN của cả
hai quốc gia đều chưa bao hàm hết các đối tượng
tham gia vào quan hệ lao động, như: lao động

giúp việc gia đình, cơng chức nhà nước... Ngoài
ra, NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam khơng
thuộc đối tượng tham gia BHTN, trong khi vẫn

có trường hợp NLĐ nước ngoài ở Thái Lan được
tham gia và thụ hưởng BHTN.

Ngoài NLĐ và NSDLĐ, Nhà nước cũng được
coi là đối tượng tham gia BHTN, song mức độ

tham gia của Nhà nước vào BHTN ở mỗi quốc
gia là khác nhau. Do cùng là các quốc gia đang
phát triển và đang trong những bước đầu triển
khai thực hiện chính sách BHTN nên Nhà nước
Thái Lan và Việt Nam vẫn tham gia đóng phí bảo
hiểm này, nhằm hỗ trợ, bảo đảm ổn định nguồn
quỹ BHTN.

1.2.

Quy định về đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tại Thái Lan, NSDLĐ và NLĐ phải đóng vào
quỹ BHTN một khoản là 0,5% tổng thu nhập
hàng tháng; đối với Nhà nước mức đóng đó là
0,25% quỹ tiền lương. Chính phủ Thái Lan quy
định mức tiền lương tháng tối thiểu được sử dụng
làm căn cứ đóng BHTN là 1.650 baht (tương
đương khoảng 1,2 triệu đồng Việt Nam), và mức
tối đa không vượt quá 15.000 baht (tương đương
khoảng 11 triệu đồng Việt Nam).

Mức đóng BHTN và trách nhiệm đóng BHTN
tại Việt Nam được xác định tại khoản 1 Điều 57
Luật Việc làm như sau: (i) NLĐ đóng bằng 1%
tiền lương tháng; (ii) NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ
tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia
BHTN; (iii) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền
lương tháng đóng BHTN của những NLĐ đang
tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo

đảm.

Rõ ràng, theo pháp luật Việt Nam và pháp
luật Thái Lan, tỷ lệ đóng góp BHTN của NLĐ và
NSDLĐ là bằng nhau, đảm sự bình đẳng của các
bên trong quan hệ lao động, việc làm. Tuy nhiên,
với tỷ lệ đóng BHTN như trên, mức phí BHTN ở
Thái Lan hiện nay ít hơn so với Việt Nam, đồng
thời giới hạn mức lương tháng đóng bảo hiểm tối
thiểu và tối đa cũng thấp hơn. Song, tỷ lệ hỗ trợ
tối đa của Ngân sách Nhà nước vào quỹ BHTN
theo quy định pháp luật Việt Nam lại cao hơn so
với Thái Lan (1% và 0,25%). Việc quy định tỷ lệ
SỐ 14 - Tháng 6/2021

31


TẠP CHÍ CÕNG THựQỈNC

này phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế - xã
hội, mục tiêu cũng như chính sách phúc lợi xã hội
của từng quốc gia, v.v.

1.3.

Quy định về chế độ trợ cap thất nghiệp

Hệ thống pháp luật an sinh xã hội của cả hai
quốc gia đều quy định rằng khi NLĐ thất nghiệp,

họ sẽ được hưởng các chế độ thất nghiệp gồm chế
độ trợ cấp thất nghiệp, chế độ tư vấn, giới thiệu
việc làm và chế độ hỗ trợ đào tạo nghề. Trong số
đó, chế độ trợ cấp thất nghiệp là đáng kể hơn cả.
7.3.7. về điều kiện hưởng chế độ bảo hiếm thất
nghiệp

Tại Thái Lan, theo Điều 78, Chương 8 Luật An
sinh xã hội Thái Lan 1990, một NLĐ được hưởng
các lợi ích thất nghiệp khi đã đóng BHTN ít nhất
6 tháng trong khoảng thời gian 15 tháng trước khi
nghỉ việc. NLĐ đó cũng phải có đủ năng lực lao
động, sẵn sàng làm công việc phù hợp khi được
giới thiệu việc làm tại Văn phòng dịch vụ việc làm;
khơng từ chối khóa đào tạo nghề do Vãn phịng dịch
vụ việc làm giới thiệu; và trình báo tình trạng tìm
việc làm hàng tháng tại Văn phịng. Pháp luật Việt
Nam cũng quy định khá đầy đủ các điều kiện đê
NLĐ được hưởng các lợi ích thất nghiệp như phải
sự kiện thơi việc; mất việc; đã đóng BHTN trong
một thời gian tối thiểu, nộp hồ sơ hưởng BHTN...
(Điều 49 Luật Việc làm 2013). Có thể thấy, quy định
cùa pháp luật Việt Nam về điều kiện hưởng trợ cấp
thất nghiệp chặt chẽ và họp lý nhằm đảm bào lợi ích
cho NLĐ, đảm bào sự công bằng giữa các bên tham

gia BHTN, đảm bảo an toàn và tăng trưởng cùa Quỹ
BHTN của Việt Nam.

1.3.2. về mức hirởng trợ cấp thất nghiệp


Tại Thái Lan mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
quy định như sau:

(i) Trường hợp NLĐ chủ động thôi việc: mức
trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng bàng 30% mức thu
nhập được bảo hiểm, thời gian được hưởng không
quá 90 ngày trong 1 năm.
(ii) Trường hợp NLĐ bị cho thôi việc mà
không phạm lỗi: mức trợ cấp thất nghiệp bằng
50% mức thu nhập được bảo hiểm, thời gian được
hường không quá 180 ngày trong 1 năm.

32 SỐ 14-Tháng 6/2021

So với Thái Lan, mức hưởng trợ cấp thất
nghiệp của Việt Nam là cao và đem đến những
lợi ích thiết thực cho những NLĐ thất nghiệp. Cụ
thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc
làm 2013 và Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, mức
hưởng trợ cấp hàng tháng của NLĐ là 60% trung
bình tiền lương hàng tháng đóng BHTN của 06
tháng liên tiếp trước khi nghỉ việc nhưng không
quá 5 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối
tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định; hoặc không quá 5 lần mức lương tối
thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động
đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương
do NSDLĐ quyết định tại thời điểm chấm dứt
HĐLĐ đối với NLĐ hoặc HĐLV đối với NLĐ là

viên chức.
1.4. Quy định về xử lý vi phạm pháp luật và
giải quyết tranh chấp về bảo hiểm thất nghiệp

1.4.1. Xử lý vi phạm pháp luật về bào hiểm
thất nghiệp

Các biện pháp xử lý vi phạm về BHTN của
Thái Lan được quy định tại Phần 6 (Title 6 Penalties) của Luật An sinh Xã hội 1990 được sửa
đổi, bổ sung vào các năm 1994, 1999 và 2015.
Hình thức xử phạt bao gồm phạt tù với thời hạn
tối đa là 6 tháng và phạt tiền, hoặc cả hai hình
phạt này. Bên cạnh đó, Điều 101 của Luật này
còn quy định rằng trong trường hợp chủ thể thực

hiện hành vi vi phạm là pháp nhân thì người đại
diện, thành viên liên danh, hoặc người chịu trách
nhiệm điều hành pháp nhân đó sẽ chịu hình phạt
tù áp dụng đối với pháp nhân... Như vậy, mức
độ răn đe của các chế tài là tương đối cao khi áp
dụng trách nhiệm đối với cá nhân quản lý công ty
vi phạm (Điều 94, 95 Luật An sinh xã hội 1990).
về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính,
nếu hành vi vi phạm trong phạm vi Thủ đơ
Bangkok, thì thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về
Tổng Thư ký (the Secretary-General) hoặc người
được Tổng Thư ký ủy quyền. Đối với những hành
vi vi phạm được thực hiện tại các lãnh thổ khác,
thì thẩm quyền thuộc về Thị trường (Provincial
Governor) của các thành phố đó.

Trong khi đó, theo pháp luật Việt Nam hiện


LUẬT

hành, những vi phạm trong lĩnh vực BHTN được
áp dụng trách nhiệm hành chính là chủ yếu và
khơng áp dụng trách nhiệm cùa cá nhân quản lý
khi doanh nghiệp vi phạm, Tùy vào tính chất,
mức độ vi phạm, NSDLĐ, NLĐ hoặc cơ sở giáo
dục nghề nghiệp sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt
chính là phạt tiền với mức xử phạt tiền từ 500.000
VNĐ đến 75.000.000 VNĐ được quy định trong
Nghị định số 28/2020/NĐ-CP. Bên cạnh hình
thức xử phạt chính, cịn có thể buộc trả đủ khoản
tiền tương ứng với mức đóng BHTN cho NLĐ và
buộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện
dạy nghề đủ thời gian khoá học mà NLĐ tham
gia BHTN đăng ký.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực BHTN được trao cho Chủ tịch ủy ban nhân
dân các cấp (thẩm quyền chung) và người đứng đầu
cơ quan, đoàn thanh tra lao động, người đứng đầu
cơ quan bảo hiểm xâ hội (thẩm quyền theo lĩnh vực)
Ngoài ra, một số hành vi vi phạm nghiêm trọng
khác sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Nhìn chung, quy định pháp luật Việt Nam về
các chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực BHTN được xây dựng tương

đối về mặt khuôn khổ, nhưng so với pháp luật
Thái Lan, mức răn đe cịn chưa đủ cao và thêm
vào đó thẩm quyền xử lý vi phạm cũng nên được
trao độc lập cho một cơ quan chuyên trách.

1.4.2. Giải quyết tranh chấp về bào hiểm thất
nghiệp

Tại Thái Lan, việc giải quyết tranh chấp giữa
NLĐ, NSDLĐ với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền liên quan đến các vấn đề về BHXH thông
qua thủ tục khiếu nại được quy định tại Phần 5
(Title 5 - Appeal) của Luật An sinh Xã hội Thái
Lan. Đối với tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ,
pháp luật Thái Lan cũng không có cơ chế để giải
quyết tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ về các
vấn đề liên quan đến BHTN.
Tại Việt Nam, quy định tranh chấp giữa NLĐ/
tập thể NLĐ với NSDLĐ về việc đóng BHTN là
tranh chấp lao động khơng bắt buộc phải qua thủ
tục hòa giải lao động. Các bên có quyền gửi trực
tiếp gửi đơn ra tịa án nhân dân để giải quyết. Thủ

tục giải quyết tranh chấp về BHTN tại Tòa án
nhân dân tuân theo các quy định của Bộ luật Tố
tụng Dân sự năm 2015. Đối với tranh chấp giữa
NLĐ, NSDLĐ với cơ quan BHXH là tranh chấp
hành chính, có thể được giải quyết theo thủ tục
khiếu nại quy định tại Luật Khiếu nại 2011 hoặc
giải quyết theo thủ tục tố tụng theo quy định của

Luật Tố tụng Hành chính năm 2015. Như vậy, xét
trên khía cạnh này, thì về mặt khn khổ pháp
luật, Việt Nam có bước tiến xa hơn về sự rõ ràng
trong quy định liên quan so với Thái Lan.
2. Một số kinh nghiệm dành cho Việt Nam

2.1. Bài học về đối tượng tham gia bảo hiểm
thất nghiệp
Mặc dù bối cảnh của mỗi quốc gia là khác
nhau, song Việt Nam vẫn có thể hướng tới tính
đồng bộ trong những quy định về đối tượng tham
gia BHTN và BHXH bắt buộc, trên cơ sở học
tập kinh nghiệm pháp luật của Thái Lan về vấn
đề này. Những lao động làm việc theo hình thức
HĐLĐ tham gia BHXH bắt buộc thì cũng đồng
thời tham gia BHTN. Ngồi ra, cần bổ sung đối
tượng NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc
tại Việt Nam thuộc diện tham gia BHTN bắt buộc
bởi họ cũng có nhu cầu cần được bảo đảm về việc
làm và thu nhập, đồng thời cũng đứng trước nguy
cơ mất việc làm. Do đó, Việt Nam cần học hỏi từ
Thái Lan, đồng thời hướng tới sự đồng bộ về đối
tượng tham gia BHTN và BHXH bắt buộc bằng
việc cho phép NLĐ nước ngoài đang làm việc ở
nước ta tham gia BHTN.

2.2.

Bài học về đóng bảo hiểm thất nghiệp


Hiện nay, Nhà nước Việt Nam và Thái Lan
đều tham gia đóng BHTN. Tuy nhiên, theo xu thế
chung, pháp luật cần hoàn thiện để hướng tới việc
Nhà nước chỉ giữ vai trò bảo đảm cho sự tồn tại
của Quỹ BHTN. Neu trong năm thu quỹ lớn hơn
chi thì năm sau sê giảm thu; trong năm chi quỹ
lớn hơn thu thì Nhà nước sẽ cho vay để bảo đảm
chi, năm kế tiếp sẽ tăng mức thu để chi và thanh

toán khoản vay từ Nhà nước. Cùng với đó, trong
thời gian tới, cần nghiên cứu chuyển đổi từ mơ
hình Quỹ bảo hiếm kết dư sang mơ hình Quỹ bảo
hiểm cân đối hàng năm, theo đó, mức đóng được
SỐ 14-Tháng 6/2021

33


TẠP CHÍ CƠNG THựựNE

quy định theo năm. Điều này sẽ giúp giải quyết
tình trạng Quỹ kết dư quá lớn, gây gánh nặng cho
NSDLĐ và Ngân sách Nhà nước đồng thời tạo ra
sự thiếu công bằng đối với người thụ hưởng.

2.3.

Bài học về chế độ trợ cap that nghiệp

Điều kiện xét duyệt trợ cấp thất nghiệp của

Thái Lan khá chặt chẽ, đặt ra các trường hợp mà
NLĐ có quyền được hưởng trợ cấp thất nghiệp
phù họp với thực tiễn nhu cầu của NLĐ. Có thể bố
sung thêm các quy định về nguyên nhân chủ quan
và khách quan dẫn đến thất nghiệp trong điều kiện
hường bảo nghiệp thất nghiệp; liệt kê các trường
hợp cụ thể mà NLĐ được hưởng và không được
hưởng chế độ BHTN. Khi hệ thống quản lý BHTN
đang ngày càng có xu hướng số hóa, việc phân
chia và xác định ngun nhân mất việc của NLĐ
là hồn tồn có khả năng và khơng gây tốn kém

thêm chi phí, thời gian, sức lực của cán bộ cơ quan
quản lý nhà nước về BHTN [2],

2.4. Bài học xử lý vi phạm và giải quyết tranh
chấp về bảo hiểm thất nghiệp

Nhìn chung, các quy định pháp luật Việt Nam
liên quan đến việc xử lý vi phạm và giải quyết
tranh chấp về BHTN là hoàn thiện hơn so với pháp
luật Thái Lan. Các chế tài đều được xây dựng chi

tiết, phân bổ theo mức độ nghiêm trọng của hành
vi vi phạm. Mặc dù vậy, mức độ răn đe của các
chế tài trong pháp luật Việt Nam chưa cao so với
pháp luật Thái Lan khi họ áp dụng cả trách nhiệm
cá nhân quản lý đối với sai phạm của NSDLĐ.
Để việc tuân thủ pháp luật được tối ưu hơn, pháp
luật Việt Nam cần bổ sung trách nhiệm cá nhân

cùa người quản lý đơn vị sừ dụng lao động trong
các vi phạm liên quan đến BHTN. Việc xây dựng
được các bài học từ khía cạnh này sẽ cần xem xét
đến thực tiễn thực hiện tại Thái Lan.
Thơng qua q trình phân tích và so sánh một
số quy định của pháp luật Thái Lan và Việt Nam
về bảo hiểm thất nghiệp, có thể thấy pháp luật
Thái Lan về BHTN nói riêng và hệ thống an sinh
xã hội nói chung có những điểm rất đáng tham
khảo trong q trình hồn thiện các quy định của
pháp luật Việt Nam BHTN, nhất là ở các khía
cạnh như đối tượng tham gia BHTN, chế độ trợ
cấp thất nghiệp, quản lý nhà nước về BHTN, xử
lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về BHTN.
Tuy nhiên, việc tiếp thu và áp dụng những bài
học kinh nghiệm từ pháp luật Thái Lan cần phải
chọn lọc, bảo đảm phù hợp với hoàn cảnh kinh
tế - xã hội, định hướng và chính sách phát triển
của đất nước ■

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đỗ Thị Dung (2019), Thực trạng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam. Chuyên đề 3 Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Trường: Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia trên thế giới về BHTN - Bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội.

2. Hoàng Kiều Oanh (2020). Bảo hiểm thất nghiệp và giải pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm thất nghiệp từ thực
tiễn tại thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
3. Phạm Thị Hồng Hoa (2017). Chính sách an sinh xã hội của một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm đoi với
Việt Nam. Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.


4. Social Security. (2010). Office of Retirement and Disability Policy, Social Security Programs Throughout the
World: Asia and the Pacific. Địa điểm: Social Security Office of Retirement and Disability.
5. SAA & ISSA. (2010). Social Security Programs Throughout the World: Asia and the Pacific. Accessed 1 June
2021, from />6. Trần Thị Nguyệt Nga, Nguyền Thu Hiền, (2021). Thực trạng chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam. Truy
cập tại: .
html, xem 16/01/2021.

34 Số 14-Tháng 6/2021


LUẬT

7. Worawan, c. (2006). Social Security Systems in Thailand, Transition Projectfor the Graduation of Thailandfrom
Bilateral Development Assistance. Thailand: Thailand Development Research Institute.
8. Worawan, c (2012). A Review of Unemployment Insurance in Thailand after Nine Years of Implementation.
TDR1 Quarterly Review, volume(issue), page?

9. Yasuhito, A. (2010). Unemployment Insurance in Thailand: Rationalesfor the Early introduction in a Second-Ti­
er Newly Industrializing Economy. Retrieved 4/4/2021, from />pdf.

Ngày nhận bài: 7/4/2021
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 7/5/2021
Ngày chấp nhận đăng bài: 27/5/2021

Thông tin tác giả:
ThS. NGUYÊN HOÀNG
Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh

COMPARING VIETNAM’S AND THAILAND’S
LAWS ON UNEMPLOYMENT INSURANCE

• Master. NGUYEN HOANG
Lecturer, Ha Tinh University
ABSTRACT:

Unemployment insurance is established and prescribed in the legislation of Thailand and
Vietnam with the aim of making up for a part of employees' income when they lose their jobs, and
helping them to get new job opportunities as soon as possible. Due to the differences in economic
development, social security policies and specific national factors, there are several dissimilarities
and similarities between the Thailand’s laws and Vietnam’s on unemployment insurance. By
analyzing and comparing laws of two countries, this paper points out shortcomings in Vietnam’s
laws on unemployment insurance and proposes some solutions to enhance the effectiveness of
Vietnam’s regulations.
Keywords: unemployment insurance, social security, employment, employee, Thailand.

So 14-Tháng 6/2021

35



×