Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của ngô tất tố trong tiểu thuyết tắt đèn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT

PHONG CÁCH NGƠN NGỮ NGHỆ THUẬT
CỦA NGÔ TẤT TỐ TRONG TIỂU THUYẾT “TẮT ĐÈN”

Họ và tên: Trần Hoàng Ái Duyên
MSSV: 4501601026
Mã học phần: LITR145502
Giảng viên hướng dẫn: TS. Tăng Thị Tuyết Mai

TP.HCM, ngày 24 tháng 12 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT

PHONG CÁCH NGƠN NGỮ NGHỆ THUẬT
CỦA NGÔ TẤT TỐ TRONG TIỂU THUYẾT “TẮT ĐÈN”

Họ và tên: Trần Hoàng Ái Duyên
MSSV: 4501601026
Mã học phần: LITR145502


Giảng viên hướng dẫn: TS. Tăng Thị Tuyết Mai


MỤC LỤC
A.

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1

1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................... 1

2.

Lịch sử vấn đề................................................................................................................................ 1

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 2
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................... 2

3.2.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................... 2

4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 3


5.

Đóng góp của tiểu luận ................................................................................................................. 3

6.

Cấu trúc tiểu luận ......................................................................................................................... 3

B.

NỘI DUNG .................................................................................................................................... 5

1.

Một số vấn đề chung ..................................................................................................................... 5
1.1.

1.1.1.

Tác giả Ngô Tất Tố........................................................................................................ 5

1.1.2.

Tác phẩm Tắt đèn .......................................................................................................... 7

1.2.

2.


Khái quát phong cách nghệ thuật ........................................................................................ 8

1.2.1.

Định nghĩa...................................................................................................................... 8

1.2.2.

Đặc trưng ....................................................................................................................... 9

Đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của tiểu thuyết Tắt đèn ........................................... 10
2.1.

Tính hình tượng .................................................................................................................. 10

2.2.

Tính thẩm mỹ ...................................................................................................................... 14

2.3.

Tính cá thể hóa .................................................................................................................... 16

2.3.1.

Đề tài ............................................................................................................................ 16

2.3.2.

Phương pháp sáng tác................................................................................................. 19


2.3.3.

Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật ........................................................................... 20

2.4.

C.

Giới thiệu về tác giả và tác phẩm......................................................................................... 5

Tính tổng hợp trong sự dung hợp với phong cách sinh hoạt hàng ngày ........................ 25

2.4.1.

Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật ............................................................................... 25

2.4.2.

Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả................................................................................. 26

KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 30


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngô Tất Tố là một trong số những cây bút tiến bộ của văn học giai đoạn 1930 –
1945, mà ở đó ơng cùng với các tác giả đương thời đã mang đến một sức mạnh phá bỏ
chế độ thối nát, dựng lên tương lai tươi sáng hơn đối với giai cấp công nơng lao khổ
trong các tác phẩm của mình. Với đề tài nông thôn, Tắt đèn và Việc làng của Ngô Tất

Tố xuất hiện ở trang báo Tương lai đã đánh dấu sự ra đời của các tác phẩm viết về đề
tài này bên cạnh Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan hay Giơng tố của Vũ
Trọng Phụng.
Ngịi viết của Ngơ Tất Tố là tất cả sự gắn bó với nơng dân trong đơi mắt phóng
tầm nhìn cận vào đời sống của những con người làm ăn lấm lưỡi đến bao nhiêu đều bị
sưu cao thuế nặng bóc lột đến khơng cịn gì. Các tác phẩm của Ngơ Tất Tố với phong
cách ngơn ngữ nghệ thuật vơ cùng điển hình đã không ngần ngại đưa lên những bộ
mặt thật của chế độ ruỗng nát đầy đen tối lúc bấy giờ, mà trên đó nỗi thống khổ người
nơng dân đã được bày ra trong cái hiện thực tàn nhẫn. Trong đó có thể kể đến Tắt đèn
với một phong cách ngôn ngữ nghệ thuật lần lượt được thể hiện qua các đặc trưng của
phong cách, đã từ ngòi bút đanh thép của Ngô Tất Tố mà trở thành một thiên tiểu
thuyết với những đặc sắc về mặt thể hiện và nội dung.
Do đó, người viết chọn đề tài “Phong cách ngơn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất
Tố trong tiểu thuyết Tắt đèn” với mong muốn có thể đi vào khai thác một cách sâu sắc
và chi tiết hơn phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện trong thiên tiểu thuyết
Tắt đèn của tác giả Ngơ Tất Tố. Từ đó, có thể tìm ra được những giá trị đặc sắc về mặt
thể hiện một cách có hệ thống và xuyên suốt của các đặc trưng trong tính chỉnh thể
của tác phẩm.
2. Lịch sử vấn đề
Có thể nói, Ngơ Tất Tố với thành công của tiểu thuyết Tắt đèn đã trở thành một
hiện tượng văn học hấp dẫn sự chú ý của giới nghiên cứu cũng như trong đông đảo
người đọc. Hàng loạt các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đương thời ra đời đã
khẳng định sự thành công về mặt nội dung và hình thức của tác phẩm. Vũ Trọng
1


Phụng (Mai Hương, Tôn Phương Lan 2001: 200) trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã
nêu: “Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội – điều ấy, cố nhiên – hoàn
toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tịng lai chưa từng thấy, mà
lại của một tác giả đã được cái may hơn nhiều nhà văn khác là đã được sống nhiều ở

nơi thơn q, cho nên có đủ thẩm quyền!”. Hay Trần Minh Tước (Mai Hương, Tôn
Phương Lan 2001: 195 - 196) trong Một nhà văn của dân quê – Ngô Tất Tố trong
“Tắt đèn” đã cho rằng: “Trong văn phẩm ấy, ông Ngô Tất Tố đã dùng được đắc sách
cái phương pháp khách quan để tả ra cho chúng ta biết rõ ràng những cảnh tượng nơi
hương ẩm, là một chỗ mà người ta nhờ ông, nhận thấy rất nhiều sự mâu thuẫn và hủ
nát…”. Mà theo đó, nhà phê bình cũng cho rằng “…phương pháp ấy nó “sống” là vì
nó khơng cịn là những điều biện giải khơ khan của ln lý, mà nó đã gắn luyện vào
được cái nghệ thuật uyển chuyển của thuyết gia” khi nói về phương diện nghệ thuật
nơi Tắt đèn của Ngơ Tất Tố.
Như những điều đã đề cập ở trên, có thể thấy phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
trong khuynh hướng sáng tác của Ngô Tất Tố qua một số bài viết, cơng trình nghiên
cứu đã được trích dẫn đã được khẳng định là làm nên thành công vang dội cho tác
phẩm. Vì thế, ở đây người viết đi vào làm rõ phong cách ngôn ngữ nghệ thuật đã được
thể hiện ở Tắt đèn, từ đó khảo sát những biểu hiện đặc sắc được thể hiện qua các đặc
trưng của phong cách nghệ thuật đã làm nên thành công ấy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố trong tiểu thuyết
Tắt đèn”, đối tượng nghiên cứu của người viết hướng đến những đặc trưng trong
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả ở tác phẩm Tắt đèn. Những đặc trưng
trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật đã góp phần mang lại những giá trị đặc sắc
trong việc thể hiện thiên tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn giai đoạn lúc bấy giờ.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

2



Để tìm hiểu và làm rõ đề tài đã nêu, người viết đã tìm hiểu và sưu tầm những
tài liệu có liên quan, cụ thể phục vụ cho bài tiểu luận nghiên cứu về phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật được thể hiện trong Tắt đèn trong các sách như sau:
-

Mai Hương, Tôn Phương Lan (Tuyển chọn và giới thiệu). (2001). Ngô Tất
Tố - Về tác gia và tác phẩm. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

-

Vũ Tiến Quỳnh (tuyển chọn) (1992). Ngô Tất Tố - Nguyễn Huy Tưởng –
Nguyễn Khải – Tơ Hồi: Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình và
bình luận văn học của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt Nam và Thế
giới. Khánh Hòa: Nhà xuất bản Tổng hợp Khánh Hòa.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài, người viết triển khai các phương pháp nghiên cứu như sau
đây:
-

Phương pháp so sánh, đối chiếu.

-

Phương pháp phân tích bình giảng.

-


Phương pháp liệt kê phân loại.

Bên cạnh đó, người viết cịn sử dụng các thao tác chứng minh, phân tích, đánh
giá để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình viết, người viết sử dụng linh hoạt
các phương pháp nhằm mục đích nghiên cứu đề tài một cách hiệu quả nhất.
5. Đóng góp của tiểu luận
Bài viết góp phần làm sáng tỏ phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố
trong tiểu thuyết Tắt đèn qua các đặc trưng của phong cách đã mang lại những giá trị
tiêu biểu trong việc thể hiện tác phẩm. Qua đó, khẳng định nét đặc sắc của thiên tiểu
thuyết vang dội trên mặt trận văn đàn lúc bấy giờ của Ngô Tất Tố. Bài viết cũng có
thể là một nguồn tư liệu tham khảo cho các đề tài liên quan cũng như dùng làm tài liệu
khi giảng daỵ bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
6. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được triển khai thành 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung.
3


Chương 2: Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố
trong tiểu thuyết Tắt đèn

4


B. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề chung
1.1.

Giới thiệu về tác giả và tác phẩm


1.1.1. Tác giả Ngô Tất Tố
Trong bối cảnh Nho học ngày một đi vào tàn lụi cũng như phong trào lãng mạn
dần thịnh hành (1939 – 1945), văn đàn bắt đầu chứng kiến sự xuất hiện của những
phong cách sáng tác khơng cịn đi theo lối viết của cổ văn. Thời kỳ chuyển giao này
đã mở ra một vận mệnh mới cho các nhà nho cuối mùa. Trong đó có thể kể đến nhà
nho Ngơ Tất Tố - một ngòi bút buộc phải đi vào con đường vứt bút lông đi mà cầm
lấy bút sắt. Buộc phải đối diện với sự thay đổi khách quan của lịch sử, thế nhưng ở
Ngô Tất Tố không phải là sự bỡ ngỡ, chán chường trước một vận hội mới đã khơng
cịn giống với lều chõng thi cử quen thuộc; mà trái lại ở ông lại là một khả năng thích
ứng vơ cùng thức thời, đã đưa ơng vào hạt địa vô cùng mới mẻ của việc “bán chữ”,
tức dùng ngòi bút để sinh sống. Và đến khi đứng giữa sự thịnh hành của phong trào
lãng mạn, Ngô Tất Tố cùng với Nguyễn Công Hoan đã trở thành những cây viết đi
đầu trong văn học hiện thực phê phán ở nước ta.
Điểm lại xuất thân của Ngơ Tất Tố có thể giải thích được cho những vị trí trên
văn đàn lúc bấy giờ của tác giả. Ngơ Tất Tố có xuất thân nho học, có tài học và đã
từng đỗ đầu xứ trong một kỳ khảo hạch thế nhưng vẫn trắng tay sau hai lần “lôi thôi sĩ
tử”. Bên cạnh đó, tác giả được xem là thuộc thế hệ nhà nho cuối mùa, để rồi bằng sự
chứng kiến tự thân nền Hán học dần đi vào cảnh chợ chiều cũng như từ thực tế “lều
chõng” chính mình, Ngơ Tất Tố hiểu rõ đến tường tận cái ruỗng mục của chế độ thi cử
phong kiến cũng như sự lụi tàn của Hán học. Tuy nhiên, sự bảo thủ đã không chiếm
lĩnh tác giả, mà thay vào đó là một sự sáng suốt nhận thấy rõ những lỗi thời tồn đọng
trong các giá trị của Nho giáo và khoa cử phong kiến. Ông đã bộc bạch niềm quan
hoài về điều ấy từ đó thể hiện cách nhìn đối với thân phận của những người trí thức
Nho học Việt Nam qua Phê bình “Nho giáo” của Trần Trọng Kim với sự phê bình
những thêm bớt, xuyên tạc, cố tình đề cao những giá trị lỗi thời của Nho giáo; hay
Mặc tử, Lão tử với những sự gạn khơi các yếu tố tiến bộ tiến bộ trong các học thuyết
cổ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề triết học, văn hóa, chính trị. Từ đây, ông được
5



xem là tác giả có nhiều cơng trình khảo cứu triết học, văn học cổ, lịch sử có giá trị trên
phương diện học thuật và di sản văn hóa dân tộc.
Sự thức thời lúc bấy giờ của Ngô Tất Tố đã khơng để tác giả ngơ ngác tụt lại
phía sau như hầu hết những môn đệ bảo thủ của Khổng Tử, “đứng bơ vơ chờ ngày
chấm dấu hết cho trang lịch sử Hán học”, mà đã bứt vượt lên trở thành một “nhà nho
có óc phê bình, có tư tưởng mới… theo kịp cả những nhà văn thuộc phái tân học xuất
sắc nhất” như Vũ Ngọc Phan từng nhận xét. Sự thức thời này cũng đã đưa cái tên Ngô
Tất Tố đến điểm gặp gỡ với con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, đảm
bảo quyền dân chủ, quyền sống, quyền tự do cho người lao động sau ngày Cách mạng
tháng Tám 1945 thành công. Tác giả hồ hởi tham gia các tổ chức của Đảng Cộng sản
cũng như đem hết tâm lực phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Trên lĩnh vực báo chí, Ngơ Tất Tố xuất hiện trên nhiều tờ báo như An Nam tạp
chí, Thần Chung, Đông Phương, Công dân v.v… Đặc biệt trong thời kỳ Mặt trận dân
chủ, ngòi bút sắc bén của ông ngày một tỏ ra xông xáo và sôi sục trước nỗi “u hoài
mẫn thế” của đất nước, của nhân dân. Ngịi bút Ngơ Tất Tố lúc bấy giờ dõng dạc kết
án bọn thống trị đồng thời cất lên tiếng nói thống khổ cho những số phận cùng cực
của con người nơi q hương ơng. Ơng đả kích cả vào những tên thống sứ, thống đốc
(Ông thống sứ với trận mưa hơm nọ, Ơng Pagès chắc có đọc qua Trang tử v.v…), vào
bọn quan lại (Rõ thật rắc rối con đường quan báp, Về cách làm giàu của nhiều quan
lại An Nam, Tương lai với Thái Thượng lão quân v.v…) mà với ơng đó là “một phần
ngun nhân trong cảnh thống khổ của dân chúng”.
Trên lĩnh vực sáng tác văn học, các tác phẩm của Ngô Tất Tố trước cách mạng
là: Tắt đèn (1939), Lều chõng (đăng báo Thời vụ, 1939), Việc làng (đăng báo Hà Nội
tân văn, 1940). Ngoài ra cịn có một số truyện ngắn và phóng sự đăng rải rác trên các
tờ báo. Cùng với đó, trong những năm tháng chống Pháp, Ngô Tất Tố ra sức viết hết
mình, mong mỏi phục vụ nhân dân: làm ca dao tuyên truyền, làm báo, làm thơ, viết ký
sự, truyện ngắn, sáng tác chèo, dịch thuật văn nghệ cách mạng nước ngồi. Có thể kể
đến các tác phẩm thuộc thể loại này của tác giả như vở chèo Bùi Thị Phác, các bút ký
Buổi chợ trung du, Quà tết bộ đội v.v…


6


Cốt lõi để tạo nên tài năng lớn, đa dạng nơi Ngô Tất Tố với nhiều tư cách từ
viết báo, phóng sự đến sáng tác tiểu thuyết v.v… là một trái tim vượt lên mọi hư danh,
chỉ thuộc về đất nước, về quần chúng mà ơng thiết tha gắn bó. Tác giả trong những tư
cách khác nhau ấy đã cất lên tiếng nói đanh thép tố cáo chế độ thực dân phong kiến dã
man, tàn bạo cũng như thể hiện một tình yêu sâu sắc đến những kiếp người cùng khổ,
một thái độ trân trọng thực sự đối với nhân dân lao động.
1.1.2. Tác phẩm Tắt đèn
Tắt đèn, một tiểu thuyết viết về đài tài người nông dân của Ngô Tất Tố được
xuất bản lần đầu tiên vào năm 1939. Giai đoạn 1936 – 1939 là lúc hàng loạt các tác
phẩm văn học ra đời đề cập đến những vấn đề ở nông thôn dưới ách áp bức chế độ lúc
bấy giờ. Đời sống tối tăm, kiệt quệ của nông dân Việt Nam đến từ sưu thuế của thực
dân và địa chủ khiến cho không đếm xuể bao nhiêu người dân quê phải bán vợ đợ con,
khốn khổ đến bước đường cùng. Điều đó đã dấy lên một vấn đề cấp bách cần phải giải
quyết, và càng cần phải phơi bày ra trước ánh sáng những bộ mặt trần trụi về chế độ
tàn nhẫn bóc lột đương thời của bọn địa chủ phong kiến và tay sai của chúng. Chế độ
“uống máu người” ấy lại rất giỏi trong cái trò xoa dịu dư luận, chúng “cứu tế”, “thủy
lợi”, “cho vay nhẹ lãi” v.v… thế nhưng đều không tránh khỏi sự tố cáo đầy trần trụi
của các nhà văn đương thời về những man rợ, xảo quyệt của bọn lắm tiền chuyên
quyền ấy. Và khi vấn đề nông dân cũng được đường lối của Đảng vô cùng coi trọng,
các tác phẩm ra đời như một sự củng cố và ủng hộ cho tiếng nói tố cáo chế độ, những
chính sách qi gở ở nông thôn đồng thời gieo vào đời sống người nông dân những
hạt mầm nhận thức sơ khởi, là tiền đề cho sự đấu tranh giành quyền lợi về sau này.
Cùng với Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Bước đường cùng của Nguyễn Công
Hoa, Ngô Tất Tố cũng đã cho ra đời một thiên tiểu thuyết Tắt đèn mang lại tiếng vang
trên văn đàn lúc bấy giờ. Đây là tiếng nói đầy bất bình với những cảnh tượng thê thảm
đang xảy ra hằng ngày với con dân ở những làng mạc tưởng chừng vô cùng êm đềm,
ấy vậy mà lại trở nên tăm tối không kể xiết với những thủ đoạn vơ nhân tính của bọn

cường quyền.
Tắt đèn đưa ta trơng nhìn thẳng vào một tình cảnh đầy náo động và căng thẳng
của những ngày thu thuế ở làng Đông Xá. Sau cổng làng, vô số người dân bị “làm
7


tiền” giữa thanh thiên bạch nhật, những gương mặt khổ sở hòa lẫn giữa nào là gậy
gộc, cùm kẹp của bọn cường hào đốc thuế. Giữa những hồi trống thúc thuế cả một sân
đình, biết bao thân phận con người phải chạy vạy ngược xuôi vay mượn, cầm cố hoặc
thậm chí bán những gì có thể bán được chỉ để trả đủ cho cái khoản sưu rất “hợp tình”
ấy. Thuế má dường như đã trở thành một tai họa khủng khiếp, mà ở Tắt đèn nó càng
được thể hiện một cách sâu sắc qua tình cảnh thiếu sưu của vợ chồng chị Dậu. Để rồi
Ngơ Tất Tố đã phải xốy sâu vào cái tính chó má của bọn cường quyền tư lợi lúc bấy
giờ bằng cái cảnh chị Dậu phải đem đến nhà tên nghị Quế những một sinh mệnh
người và năm chó để mà bán cịn đóng sưu cho chồng. Thế nhưng, những tình cảnh
khốn khổ vẫn hồn nối tiếp nhau, và cũng chẳng ai biết được rồi nó sẽ kết thúc vào lúc
nào, hay nó chỉ kết thúc vào lúc mà con người ta đã chẳng thể còn gắng gượng mà
nằm xuống, chẳng ai có thể trả lời cho điều đó giữa một hiện thực tối tăm đến như
vậy.
1.2.

Khái quát phong cách nghệ thuật

1.2.1. Định nghĩa
Theo Hoàng Phê (2003: 782) trong Từ điển tiếng Việt: “Phong cách nghệ thuật
là những đặc điểm có tính hệ thống về tư tưởng và về nghệ thuật, thể hiện trong sáng
tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung cùng một thể loại”.
Lại Nguyên Ân (2004: 254) trong 150 thuật ngữ văn học thì cho rằng: “Phong
cách nghệ thuật là khái niệm chỉ những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống
hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản chất sáng tạo

của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học dân tộc
nào đó”.
Có thể thấy, từ các quan điểm trên, các nhà nghiên cứu chỉ xem phong cách
nghệ thuật là sự riêng biệt của một cá thể, trong đó vì đã là nghệ thuật nên cần có tính
thẩm mĩ để làm nổi bật phong cách của mỗi người nghệ sĩ. Từ đó ta có thể đi tới rút ra
khái niệm mang tính bao quát hơn về phong cách nghệ thuật từ quan điểm của hai tác
giả trên: Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, mang tính tương đối bền
vững về tư tưởng và phương thức biểu hiện nghệ thuật thể hiện trong một văn bản
sáng tác và giai đoạn sáng tác nhất định, từ đó thể hiện cái nhìn độc đáo trong sáng tác
8


của nhà văn, nhà thơ trong tác phẩm cá nhân ở trào lưu văn học hay trong một nền văn
học dân tộc.
1.2.2. Đặc trưng
Tính hình tượng: tái hiện hiện thực, khơi dậy nơi người đọc sự vận động của
con người, cảnh vật và tồn bộ thế giới thơng qua hệ thống ngôn ngữ mà tác giả sử
dụng trong văn bản. Để tạo ra được hình tượng ngơn ngữ, người viết thường dùng
những chi tiết so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói tránh… Hình tượng nhân vật trở thành một
kiểu đặc biệt của nhận thức và phản ánh thế giới khách quan.
Tính thẩm mỹ: cách các tác giả sắp xếp các phương tiện từ ngữ vào trong tác
phẩm để tạo nên cái đẹp cho tác phẩm của mình. Cái đẹp của tính thẩm mỹ khơng chỉ
thể hiện ở việc sao chép, mơ phỏng cái đẹp trong cuộc sống mà cịn nằm ở việc tác giả
tái tạo lại cái đẹp trong hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ. Tính thẩm mỹ được thể
hiện qua các khía cạnh như từ ngữ, âm điệu… Tính thẩm mỹ cịn được thể hiện trong
sự hịa hợp giữa hình thức và nội dung tác phẩm.
Tính cá thể hóa: là dấu ấn phong cách của mỗi tác giả trong ngơn ngữ nghệ
thuật. Mỗi tác giả có một phong cách sáng tác, ngôn ngữ nghệ thuật riêng từ đó khơng
lẫn được với ai. Tính cá thể hóa giúp chúng ta phân biệt nhà văn này với nhà văn
khác. Tính cá thể hóa của ngơn ngữ được thể hiện qua lời nói nhân vật, góp phần thể

hiện tâm lý của nhân vật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Giọng điệu trong phong
cách nghệ thuật là phương diện thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả với đối tượng
mình hướng đến, đã làm nên cái riêng ở mỗi tác giả.
Tính tổng hợp: biểu hiện ở việc phong cách này dung hợp với nhiều phong
cách khác nhau. Phong cách sinh hoạt xuất hiện chủ yếu trong phong cách nghệ thuật
với mục đích tái hiện bức tranh sinh động của đời sống con người thì khẩu ngữ của
con người trong thực tế là một nguồn cảm hứng, kho tư liệu lớn cho các tác giả khai
thác. Tính tổng hợp được thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật và
lời kể của người dẫn truyện.
Tiểu kết chương 1

9


Thứ nhất, chúng tôi đi vào nghiên cứu tổng quan về cuộc đời và sự nghiệp sáng
tác của tác giả Ngơ Tất Tố, mà ở đó một tài năng văn chương với xuất thân là nhà nho
nhưng đã có thức thời vơ cùng nhạy bén, cầm bút sắt tung hồnh trên nhiều lĩnh vực đề
tài và thể loại khác nhau. Đó là cái văn phong hết sức linh hoạt, vạch mặt chỉ tên mà
đanh thép tố cáo chế độ thực dân phong kiến dã man, từ đó thể hiện niềm yêu thương
mãnh liệt cùng thái độ trân trọng đối với nhân dân lao động.
Thứ hai, chúng tôi đi vào điểm qua khái quát thiên tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô
Tất Tố. Tắt đèn có giá trị tố cáo sâu sắc và đạt tới đỉnh cao trong trào lưu hiện thực phê
phán từ quan điểm và khuynh hướng sáng tác trong phong cách tác giả đã mang đến
cho người đọc một cái nhìn đúng đắn về nguyên nhân dẫn đến những khổ cùng của
người nông dân cũng như dấy lên những căm phẫn cho thân phận khổ cùng ấy dưới chế
độ thối nát. Ngô Tất Tố đã “đào xới” vào hạt địa hội tụ những mâu thuẫn cơ bản của xã
hội thực dân – phong kiến lên người nông dân đương thời. Và tác giả đã khéo chọn ra
cái cảnh tượng những ngày thu sưu thuế mà cũng là thời điểm vô cùng căng thẳng giáng
xuống những cái lưng đã hao mịn vì vơ vàn những áp bức, bóc lột, từ đó làm rõ bản
chất của chế độ cũng như của những hạng người phục tùng cho chế độ ấy.

Thứ ba, chúng tôi đặt ra những vấn đề xung quanh phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật nhằm làm rõ khái niệm và các đặc trưng quan trọng làm cơ sở tiếp cận đề tài từ
việc tham khảo quan điểm của các nhà nghiên cứu. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là
một bộ phận của phong cách học Tiếng Việt, mang những chức năng, đặc điểm và đặc
trưng riêng biệt, qua đó thấy được vai trị của nó trong việc truyền tải những tư tưởng,
tình cảm của các tác giả trong các tác phẩm nghệ thuật.
2. Đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của tiểu thuyết Tắt đèn
2.1.

Tính hình tượng

Có thể nói, để miêu tả một xã hội đầy bế tắc và nghiệt ngã, các nhà văn hiện
thực đã chọn đi theo khuynh hướng khai thác những biểu hiện xấu xa ở nhiều hạng
người của giai cấp thống trị. Lý giải cho điều này, đó là khi các tác giả hướng ngịi bút
lột tả về phía bọn nhà giàu chuyên quyền sẽ dễ có điều kiện vạch trần bản chất tàn
nhẫn và càn quấy của chế độ đương thời cũng như bộc lộ một nỗi căm phẫn, thù ghét
với những tên cầm quyền của chế độ ấy. Từ đó, ta có thể nhận thấy vơ số hình tượng
10


phản diện được xây dựng song hành bên sự phát triển tuyến tính của các tác phẩm. Ở
đây, những tên quan lại chia nhau cấu xé ruộng đất, sưu thuế xuất hiện trải khắp mặt
trận các tác phẩm, mà tên nào cũng cưỡi trên sống lưng những người nông dân nô
dịch đã gần khuỵu xuống. Cùng một kiểu “quan nghị” nhưng lần lượt xuất hiện dưới
các hình tượng khác nhau: tên quan nham hiểm nghị Lại (Bước đường cùng), bản chất
bạo chúa của tên nghị Hách (Giông tố) hay cái tàn nhẫn đến sởn người của tên nghị
Quế (Tắt đèn). Chỉ bấy nhiêu nhưng người đọc đã có thể điểm mặt gọi tên những tên
vô lại và phản diện đến thế, mà chỉ cần chúng xuất hiện thì cuộc đời của biết bao con
người lương thiện dường như khơng cịn đất sống nữa.
Với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã tạo nên một kết cấu chặt chẽ giữa các thế lực

cường hào, địa chủ và quan lạ. Chúng là một sức ép đe dọa lên đời sống người nông
dân ở sau mỗi lũy tre làng. Khơng khó để lí giải cho nguyên nhân sự giàu có của
chúng, trong khi bọn cường hào thì lộng hành bằng quyền uy, roi vọt thì bọn địa chủ
lại vơ cùng “giàu lịng thương” khi “cị kè” từng xu cũng là hịng để “giúp” người
nơng dân cầm cố nhà cửa, con cái… Hình ảnh loại “quan nghị nhà quê” ấy đã được
xây dựng qua hình tượng tên nghị Quế trong Tắt đèn. Trong cái khơng khí bận rộn của
những ngày thu thuế ở làng, dù không có sự xuất hiện trực tiếp của tên nghị Quế, thế
nhưng hắn cũng là một trong những kẻ gây nên sự đau khổ cho con dân một cách dai
dẳng. Những người đã vốn quen với những tình cảnh ngày ngày ngày xảy ra ở nông
thôn Việt Nam, hẳn cũng đã đơi lần trơng thấy hình ảnh của tên nghị Quế mà Ngơ Tất
Tố đã xây dựng. Đó là một hình tượng vơ cùng điển hình cho giai cấp địa chủ ở nông
thôn mà khi kể đến chẳng ai mà không nghĩ đến hình ảnh của tên trọc phú đầy ngu
dốt. Cái tính chất trọc phú của hắn được biểu hiện ở chỗ, hắn khơng cần đến văn hóa
“khơng thèm biết chữ”. Hay ở lối kiến trúc và bài trí nhà cửa “phản đối mỹ thuật bằng
những khung cửa ngang phè, những cây cột phục phịch và những con rồng, con
phượng xanh đỏ vẽ ở ngoài bộ cánh cửa sơn vàng…”. Cái hình tượng trọc phú của láo
ta cịn thể hiện ở cách ăn uống: “… bưng bát nước canh, trợn mắt, húp một cái đánh
“soạt”… vừa nhai vừa nuốt” hay “súc miệng òng ọc mấy cái, rồi nhổ toẹt xuống nền
nhà”… Khơng chỉ dừng lại ở đó, tên nghị Quế sặc mùi tư bản ấy đã tiếp thu những thứ
“văn minh” theo cách trọc phú của hắn ta, “tân thời” biết mấy khi gọi vợ mình là
“mợ” hệt như bà ký, bà phán trên tỉnh. Thói keo kiệt, bủn xỉn của mấy tên nhà giàu
11


cũng được thể hiện rõ ở hình tượng tên nghị Quế. Có lẽ đó là một trong những đặc
điểm tiêu biểu của những tên địa chủ bóc lột nhằm tích lũy tài sản theo cách gian xảo,
thủ đoạn nhất mà chúng có thể. Tên ấy có một dinh cơ lớn với biết bao vựa chứa thóc
đồ sộ thế nhưng vợ chồng hắn ăn đĩa giò kho cũng phải mấy bữa, rồi mỗi lần treo cái
giò lên lao màn lại phải đếm kĩ từng miếng. Hay có thể kể đến chi tiết vợ chồng hắn
mua một ổ chó và một đứa con gái của chị Dậu nhưng cũng phải “mặc cả” rồi cịn giở

đủ thứ mánh khóe để cân đo, vậy mà đến khi tính tiền lại cịn cố tình ăn cắp vào mấy
xu. Tên nghị Quế vốn được miêu tả như một “ơng chủ ruộng kiêm ơng chủ thả lãi
bình thường” thế nhưng cái bản chất tàn ác của lão cũng không kém cạnh với nghị
Hách (Giông tố) hay nghị Lại (Bước đường cùng) là bao.
Cùng với đó, ở Tắt đèn cịn xuất hiện cả hình ảnh tên quan phủ Tư Ân, cũng
không phải là một ngoại lệ của loại người quỷ quyệt, chẳng có điều gì mà hắn chẳng
dám làm, đến cả việc hiến vợ cho quan trên hay cưỡng hiếp con dân yếu thế... Và ở
những hình tượng như thế, chúng ta dường như khơng thể tìm thấy một chút cơng
minh hay dù chỉ là đơi chút tình thương giữa con người với nhau. Sự mục nát đã ăn
mòn bộ máy thống trị từ trên xuống mà xem chừng càng lên cao thì cái chân tướng giả
dối và tàn ác càng mang nhiều góc tối.
Nơi trào lưu hiện thực, hàng loạt hình ảnh con người lao khổ lần lượt hiện lên
dưới những ngòi bút mang tinh thần chiến đầy sắc nét trong một thái độ rất đỗi cảm
thông và trân trọng. Tắt đèn đã làm được điều ấy với sự dựng xây một hình tượng đặc
sắc như hình tượng chị Dậu. Một hình tượng với sự vẹn tồn và phong phú các giá trị
trong hiện thân của nhân vật, mà qua đó đã làm nên sự độc đáo nơi thiên tiểu thuyết
bởi cách khai thác hình tượng nhân vật với vẻ đẹp bên trong đầy đáng quý ở những
người nơng dân cùng cực.
Hình tượng chị Dậu hiện lên với vô vàn những run rủi trong số phận. Chẳng ai
có thể tưởng tượng ra nổi một người đàn bà như chị, dù ở tình cảnh nào, là người
đứng ra chèo chống cho gia đình. Người đàn bà lực điền ấy lẽ ra đã có cho mình một
gia đình hạnh phúc bên người chồng và năm đứa con, nhưng rồi cũng vì cái loại sưu
cao của chế độ mục ruỗng kia mà chị lại trở nên lam lũ, nuôi con lẫn chồng. Để rồi,
người đọc dường như cũng đã nóng hổi hai gò má biết bao khi chứng kiến cảnh tan
12


đàn xẻ nghé của nhà chị. Một mình chị chạy vạy khắp nơi chỉ hịng để chồng khơng
phải chịu cảnh đòn roi mà nằm ở lằn ranh sự sống và cái chết. Thế nhưng, hình tượng
người phụ nữ ấy lại phải gắn với cảnh dắt đứa con đến nhà tên quan thú tính mà bán đi

cùng với khoai, với chó, chỉ để cầm về hai đồng bảy tiền. Ấy vậy mà chẳng ai nói cho
chị biết, Ngơ Tất Tố cũng chẳng nói, chị cố gắng cáng đáng đến mức bán cả con đi
như thế, thì vẫn cịn thiếu sưu – suất sưu của người đã chết. Đến đây, dường như có
một sức ép đến nghẹt thở bóp vào trái tim người đọc, sự tàn nhẫn đến vô lương tri
khiến cho con người ta dù đã đến bước đường cùng cũng chẳng thể biết phải quay đầu
trở lại như thế nào. Cái hình tượng khốn khổ đến cùng cực của chị, đã có lúc được
Ngơ Tất Tố nâng đỡ bằng thứ tình thương của những người cùng cảnh ngộ. Bà lão
hàng xóm cho chị vay đấu gạo rồi lại trơng hộ con lúc chị chẳng có ở nhà tựa như vóc
nước để chị tươi tỉnh hơn đôi phần trong chuỗi ngày tối tăm hãy còn tiếp diễn.
Thế nhưng, cuộc sống bị chà đạp của chị Dậu không mang màu sắc tiêu cực
hay buông xuôi, mà trái lại Ngô Tất Tố dường như đã gieo xuống tác phẩm thứ hạt
giống tiềm ẩn sự phản kháng. Có thể thấy, hình tượng người phụ nữ gánh trên vai cả
một gia đình từ đó mà xơng pha, mà chủ động đón lấy những nguy biến dễ dàng bắt
gặp trong văn học cổ điển với những ca dao, truyện thơ Nôm như Phạm Tải – Ngọc
Hoa. Với xuất thân là một nhà nho thì việc Ngơ Tất Tố xây dựng hình tượng nhân vật
mang màu sắc cổ điển như thế là hồn tồn có cơ sở, sự thức thời của nhà nho ấy đã
để cho người đàn bà ấy đối chọi với cả một bộ máy những tên chuyên quyền, từ
những kẻ lắm tiền nên có quyền hành hay đến lũ cường hào, quan lại lớn nhỏ. Từ đó,
hình tượng chị Dậu được xây dựng gắn liền với những chi tiết vô cùng đặc sắc nhằm
bộc lộ tinh thần khơng đầu hàng dù khi đấu trí hay đấu lực. Phải kể qua chi tiết khi
bọn cai lệ và người nhà lý trưởng phải ngã chỏng quèo trên mặt đất sau cú đánh của
chị mà Ngô Tất Tố đã dùng danh xưng “người đàn bà lực điền” để gọi thì mới tương
khớp với hình tượng quật cường kia ông đã xây dựng. Rõ ràng con người chị Dậu là
minh chứng cho tinh thần phản kháng mà tác giả Tắt đèn đã gieo xuống tự thuở nào ở
những cùng cực từ trước, để mà giờ đây nó tự phát ra thành một sự chống trả của “con
giun xéo lắm cũng quằn”. Quả nhiên, bao nhiêu lần chị bị ghì xuống thì nhân cách chị
dường như thêm sáng trong. Rồi đây sẽ là đau thương tiếp nối đau thương, khốn đốn

13



vẫn hoàn khốn đốn, nhưng chị vẫn sẽ vẹn nguyên một bản chất chủ động bước tiếp
cùng một phẩm chất trong sạch.
Cùng với đó, ánh nhìn mà Ngơ Tất Tố dành đến hình tượng người phụ nữ nơng
dân này đã có những đổi khác so với các tác giả theo xu hướng lãng mạn. Người nông
dân không phải bao giờ cũng chỉ có thể gắn với những đặc trưng như xấu xí, bẩn thỉu,
khơng có sự nhận thức… Hình ảnh chị Dậu hiện lên với nét đẹp không chỉ ở tình
thương u, ý thức phản kháng mà cịn ở hình thức bên ngồi. Có thế mới thấy, Ngơ
Tất Tố đã đi vào quan sát người nông dân tường tận đến nhường nào từ đó mang đến
một góc nhìn khách quan trong phong cách sáng tác nơi Tắt đèn. Điều ấy của ông hẳn
cũng đã làm nên một sự phản kháng đối với những quan điểm trong các trào lưu trước
đó khi viết về đề tài nông thôn, đặc biệt là người nông dân. Từ Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã
khẳng định nên một hình tượng là hiện thân của cái đẹp cả về hình thức và phẩm chất
nơi quần chúng nhân dân lao động. Tất cả những điều ấy đã làm nên một hiện thực
không thể chân thực hơn được đặt trong mối tương quan với sự áp bức, bóc lột của bộ
máy thống trị chuyên quyền. Và từ hiện thực đó, những ý thức khởi sơ về sự phản
kháng cùng tranh đấu dù có là tự phát thì cũng là minh chứng cho thấy có hiện hữu
một nỗi căm phẫn đến cùng cực lần lượt hiện lên qua những phê phán và khẳng định
nơi ngịi bút tác giả.
2.2.

Tính thẩm mỹ

Có thể nói khi đi vào tiếp cận tác phẩm Tắt đèn, là ta cũng tiếp cận với hàng
loạt những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết… trong một hệ thống chỉnh thể mà Ngơ Tất Tố
đã tài tình lựa chọn và sắp đặt để từ đó tạo tác nên vẻ đẹp nơi tác phẩm. Tính thẩm mỹ
trong Tắt đèn gắn liền với ngôn từ của đời sống nông thôn, vô cùng giản dị và bình
dân. Trước hết, cần phải kể đến hệ thống từ ngữ làm nên hình dung về giai cấp địa chủ
Việt Nam: “đống rơm đống rạ lớn bằng quả núi”, “dương cơ rộng chừng ba mẫu, quây
quần trong bốn bức tường gạch cắm mảnh chai”. Ta có thể xét ví dụ sau khi tác giả tả

tên nghị Quế để thấy được cách sử dụng từ ngữ bình dân vô cùng nhuần nhuyễn, phát
huy được thế mạnh của thứ ngơn từ bình dị ấy mà làm nên tính thẩm mỹ trong chỉnh
thể tác phẩm:

14


“Ơng khơng đi bn, khơng đi thầu, chỉ làm ơng chủ ruộng kiêm ông chủ thả
lãi.
Đụng đến của ông nhẹ nhất cũng là mười phân. Và vay từ một đồng trở lên,
đều phải viết ruộng hay nhà hoặc phải gửi vật gì khác làm đồ bảo đảm. Quá hạn thì
mất. Dương cơ của ông ở cũng như ruộng nương ông cấy, hạc đồng lọ sứ ông thờ,
phần nhiều là của những người vay nợ hết hạn không trả, bị ông chiếm lấy và bắt lấy.
Nhà ông đời đời phát về bên hào. Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu
từ chức lý trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và
quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viên.
Không như những kẻ mặt người dạ thú mượn tiếng “thay mặt dân” để hót
chánh phủ mà xin xổ việc này việc kia, ông ra nghị trường chỉ cốt mua cái "vị thứ tân
thời", lấy chố mối năm vài lần, ăn uống và... ngồi nằm với bọn tai mắt trong xứ.
Cái đức “không thèm biết… chữ” của ông hơn hẳn các ban đồng viện, tuy
những ông ấy chỉ xuất thân bằng nghề lái lợn hay cai phu. Vào viện ông cũng như hầu
hết các ông nghị khác, không bàn và không cần nghe ai bàn. Nhưng ông cũng chỉ
ngáp vặt, chứ khơng ngủ gật bao giờ, vì sợ đơi giày Chí Long để dưới chân ghế lỡ bị
mất trộm trong khi ông phải co chân đặt lên mặt ghế cho hợp thói quen của ơng.”
Khi hướng ngịi bút miêu tả về tên quan phủ, hàng loạt những từ ngữ bình dân,
thậm chí là vơ cùng bình thường lần lượt được Ngô Tất Tố khéo léo sử dụng:
“Cái râu mới lạ làm sao! Nó đen như vệt hắc ín và cong như cái lưỡi liềm. Nó
nhọn như mũi dùi nung và bầu như đầu dao trổ. Nó khum khum quắp lấy hai cái mép,
giống như hai cái cánh doi. Nó vất vểu vành ra hai mang tai, gần như hai sùmg củ ấu.
Nó châu đầu ở dưới ống mũi, như sắp chui vào trong cái mai dọc dừa. Nó giúp cho cái

mổm lèm bèm thêm dữ dội”.
Tất cả những miêu tả với những ngôn từ gần nhân dân đến thế, đã khiến cho
bất kì người đọc nào lúc bấy giờ cũng có thể ngay lập tức nhận dạng được những tên
trọc phú giả dối và thủ đoạn. Quá trình hoạt động sáng tạo của Ngô Tất Tố đã dựng

15


xây nên một hình ảnh phản diện với vẻ đẹp trọn vẹn đến từ những từ ngữ vô cùng giản
dị và súc tích trong đời sống người nơng dân.
Cùng với đó, tính thẩm mỹ cịn được thể hiện qua cách Ngơ Tất Tố xây dựng
hình ảnh chị Dậu. Dễ dàng nhận thấy tác giả đã miêu tả chị Dậu trong một chiều
hướng phát triển của tâm lý vô cùng rõ nét bởi hệ thống những từ ngữ được chọn lọc
và sử dụng vơ cùng linh hoạt. Có lẽ, trong một dụng ý sáng tác, Ngô Tất Tố đã ứng
biến sử dụng những từ ngữ ấy để nhằm khẳng định một phẩm chất của người phụ nữ
lúc bấy giờ với nhiều tầng bậc. Ta có thể xét chi tiết khi chị Dậu liên tục nhún nhường
để xin cho người chồng đang bị đau ốm tránh khỏi những làn đòn roi. Vào lúc đầu khi
tên cai lệ giật phắt cái thừng trong tay mà “sầm sập đến chỗ anh Dậu”, chị Dậu đã
“xám mặt”, “chạy đến đỡ lấy tay hắn” mà van nài: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới
tỉnh được một lúc, ông tha cho!”. Qua những từ ngữ được thể hiện trong hành động
cũng như cách xưng hơ có thể thấy chị Dậu xuất hiện mới đầu là một người vô cùng
biết thân biết phận cũng như khéo léo trong cách xử trí, hồn tồn khơng có sự hồ đồ
nơi người đàn bà khổ cùng này. Đến khi mạch truyện ngày một căng thẳng hơn, khi
tên cai lệ “bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi sấn đến để trói anh Dậu”, chị Dậu
đã có sự thay đổi trong cách xưng hơ thành tơi và ơng, điều đó cho thấy một sự ý thức
đưa bản thân lên một tầng bậc cao hơn lúc ban đầu nơi chị. Để rồi khi tên cầm thú kia
cứ thế mà sấn bổ vào anh Dậu thì chị đến nước này khơng thể chịu hơn nữa: “Mày trói
ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Theo sau đó là loạt những từ ngữ như “túm lấy
cổ”, “ấn giúi”, “hắn ngã chỏng quèo” đã thể hiện sự trỗi dậy của sức mạnh tiềm tàng
nơi người đàn bà lực điền yêu thương chồng con và sẵn sàng xả thân vì tình yêu ấy.

Để rồi đến đây, vốn từ ngữ vô cùng gần gũi với người nông dân đã thực sự phát huy
vai trị của nó khi cho thấy một hiện thân của tinh thần phản kháng dù còn là tự phát,
nhưng đã thể hiện một thái độ không bao giờ lùi bước trước cái quái ác ngày một đẩy
số phận con người đến chỗ phải “vỡ bờ”.
2.3.

Tính cá thể hóa

2.3.1. Đề tài
Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, có thể nói vấn đề nơng dân đã được Đảng vô
cùng chú trọng. Các ấn phẩm viết về đề tài này lần lượt ra đời đáp ứng đường lối của
16


Đảng lúc bấy giờ là đấu tranh chống lại chính sách sưu thuế tàn độc của bọn thực dân
và sự bóc lột của bọn quan lại, cường hào, địa chủ, đòi cải thiện đời sống cho dân cày.
Mặc dù bao giờ văn chương cũng đại diện cho tiếng nói của một giai cấp nhất định
trước vấn đề của cuộc sống, nhưng khơng phải lúc nào tiếng nói ấy cũng cùng được
đặt trên một quan điểm sáng tác. Trong phong trào lãng mạn, các nhà văn của nhóm
Tự lực văn đồn đã bắt đầu viết nhiều về đề tài nông thôn. Qua một số tác phẩm, họ
đã có sự đả động đến vấn đề nông dân như Tối tăm của Nhất Linh, Gia đình của Khái
Hưng, Bùn lầy nước đọng của Hoàng Đạo v.v… Các tác giả dù đã bắt đầu có sự
chuyển hướng sang đề tài nơng thơn nhưng vẫn mang đôi mắt của thứ lãng mạn tiêu
cực, xuyên tạc các hình tượng được xây dựng mà qua đó có lúc còn thể hiện một thái
độ khinh miệt với quần chúng nhân dân lao động. Có thể lý giải điều đó bằng cái nhìn
giai cấp cố hữu nơi các tác giả trong trào lưu lãng mạn, họ chỉ ra nguyên nhân nỗi khổ
là ở nơng dân, do đó ngịi viết giải quyết vấn đề nông dân vẫn theo đường lối cải
lương, chỉ cải cách đơi chút trên hình thức mà khơng động đến vấn đề cơ bản ở chế độ
bóc lột phong kiến. Mặt khác, đối với một số nhà văn hiện thực, thì sự bóc trần bản
chất xã hội lúc bấy giờ mới là một lối đi mang tính công tâm với thực tại, cũng như

khi viết về đề tài nông thôn các tác giả theo chủ nghĩa hiện thực đã tương đối nhận
thức được những nguyên nhân đẩy nông dân đến chỗ điêu đứng, khốn cùng. Các tác
phẩm tiêu biểu khi viết về đề tài này lần lượt ra đời như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Vỡ
đê của Vũ Trọng Phụng hay Bước đường cùng của Nguyễn Cơng Hoan. Cả ba tác
phẩm đều vẽ ra những hình dung rõ nét về cảnh ngộ khốn quẫn của người dân quê
thấp cổ bé họng cũng như chỉ ra những thủ đoạn vơ nhân tính của cả một hệ thống
chun quyền từ lớn đến bé bóc lột và đục khoét người nơng dân. Những chi tiết bất
bình đang xảy ra hàng ngày ở làng quê yên bình ngày một được trưng rõ đã góp phần
tố cáo những mánh khóe ngày một đẩy người dân từ chỗ sống đến không bằng chết,
tiếp thêm tiếng nói vào cuộc đấu tranh địi giải quyết cấp bách các vấn đề tồn đọng ở
nông thôn bấy giờ.
Tuy nhiên, do vốn hiểu biết về nông thôn, điểm nhìn đối với nơng dân cũng
như khuynh hướng tư tưởng và nghệ thuật mỗi tác giả là khác nhau nên phong cách
sáng tác trong mỗi tác phẩm có sự khác biệt rõ nét. Với Vỡ đê, Vũ Trọng Phụng như
quất một địn chí mạng vào bộ mặt những tên quan lại trơ trẽn, gặp nạn lụt đe dọa ghê
17


gớm đến đời sống người nông dân nhưng chỉ thấy ở đó những khoảng hở dễ xoay tiền,
ăn chặn của con dân mà vẫn thể hiện một sự cáng đáng hòng lấy lòng “quan trên”. Vũ
Trọng Phụng đã khắc họa những góc tối vơ cùng sắc nét trong lề thói vơ nhân tính của
bọn tư bản đầu cơ, chun sống bằng nghề mánh khóe, lọc lừa. Thế nhưng khơng chỉ
tỏ ra khinh bỉ đối với bọn người xấu xa, đểu cáng, Vũ Trọng Phụng còn bộc lộ thái độ
ấy với cả người nông dân – vốn là nạn nhân của bọn cường hào ấy. Người nơng dân
dưới ngịi bút tác giả là những người khơng có ý thức và chai lì đến nỗi chịu khổ mãi
thành ra khơng cịn biết suy nghĩ. Thái độ này được bộc lộ rõ rệt qua đoạn trích tả
cuộc biểu tình xin hỗn thế của những người dân thấp cổ bé họng, nhưng thay vì để đề
cao lực lượng nơng dân thì ở đây xuất hiện một sự nghi hoài đối với ý thức đấu tranh
của quần chúng nhân dân.
Một sự thể hiện khác cũng trên cùng góc độ nhìn nhận người nơng dân với Vũ

Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan trong Bước đường cùng tuy không tỏ ra khinh miệt
biểu hiện người nông dân yếu thế, nhưng vẫn hết sức nhấn mạnh vào những mặt tiêu
cực, lạc hậu của họ để rồi khi ông xây dựng một cái kết ở phần cuối để cho những
người nơng dân kia đứng lên nổi dậy thì khơng tránh khỏi một sự gượng ép, khiên
cưỡng.
Và cũng trong đề tài viết về người nông dân ấy, Ngô Tất Tố cùng với Tắt đèn
là một trong những gương mặt đã có đóng góp đáng kể trong đề tài này. Ở ơng, yêu
cầu của thời đại đã trở thành sức thôi thúc bên trong, do tình cảm của ơng vốn đã gắn
bó với nơng dân lao động ngay từ khi cịn bé. Tiểu thuyết Tắt đèn khơng có nhiều
cảnh, nhiều nhân vật, nhiều tình tiết. Tác phẩm chỉ xoay quanh cuộc thúc thuế ở một
làng nọ với những chi tiết khổ cùng đến ai ốn xảy đến với một đơi vợ chồng nơng
dân nghèo khơng thể đóng được sưu thế. Ngịi bút “tả chân” của tác giả Tắt đèn đã cày
xới vào mảnh đất tiềm ẩn đầy đủ những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội thực dân –
phong kiến và hơn cả là chọn đúng vào thời điểm những sưu thế, dóng lên một luồng
sáng, mà ở đó bản chất cuộc sống ở nông thôn và các loại người như được bộc lộ đến
rõ rệt. Cốt truyện tịnh tiến một cách giản dị, khơng hề có kết luận nào được đưa ra
trước đó, thế nhưng khi khép lại cuốn tiểu thuyết, người ta như nhận thấy Tắt đèn đem

18


lại một nhận thức dần có sự rõ nét, sâu sắc và mạnh mẽ vô cùng về nỗi thống khổ của
nhân dân trong cái vòng luẩn quẩn của một xã hội thực dân, phong kiến.
2.3.2. Phương pháp sáng tác
“Bàn về phương pháp sáng tác của Ngô Tất Tố là bàn về một phương pháp
khách quan lịch sử. Phương pháp khách quan lịch sử tức là phương pháp miêu tả thực
tế một cách khách quan, tôn trọng hiện thực của đời sống xã hội, khơng bóp méo nó,
khác với phương pháp của các nhà văn lãng mạn xây dựng dựa trên cơ sở chủ nghĩa
duy tâm chủ quan. Đặc trưng của phương pháp lãng mạn là phản ánh các hiện tượng
của cuộc sống một cách hết sức chủ quan, bóp méo, có khi xuyên tạc cả hiện thực cho

phù hợp với ý muốn chủ quan của nhà văn” (Mai Hương, Tôn Phương Lan 2001:
107). Có thể thấy các tác phẩm của Ngô Tất Tố không chứng kiến sự xuất hiện của
những áng văn thơ và mộng; viết về đề tài nông thơn nhưng khơng đi ra từ ngịi bút
lãng mạn. Phương pháp sáng tác khách quan lịch sử của Ngô Tất Tố đi song hành với
sự thật khách quan về đời sống cơ cực của người nông dân cũng như sự áp bức, bóc
lột của bọn địa chủ, cường hào. Chính điều này đã đưa ông trở thành một nhà văn ở
trong hàng ngũ tranh đấu. Đối với Ngô Tất Tố, khơng thể vì khơng tìm ra được
ngun nhân ở chế độ xã hội mà quy tội cho quần chúng, mà trong phương pháp
khách quan lịch sử, các nhà văn sẽ nghiên cứu hiện thực trong sự phát triển hợp với
quy luật. Điển hình cho sự phát triển hợp với quy luật này là hình tượng nhân vật chị
Dậu mà tác giả đã xây dựng. Chị Dậu vốn là một phụ nữ nông dân cần cù, chất phác.
Thế nhưng, qua mỗi q trình chịu đựng những bất cơng và tàn bạo, chị như càng lúc
tiến thêm một nấc trong tầng bậc tâm lý. Một chị Dậu vốn hiền lành ấy vậy mà cũng
có lúc đứng dậy quật lại bọn đầu trâu mặt ngựa là một sự phát triển hợp với logic, sức
chịu đựng con người dù vô biên đến đâu cũng có lúc chạm đến đỉnh.
Trên cơ sở đó, có thể thấy Ngơ Tất Tố miêu tả q trình phát triển từ chỗ áp
bức đến chỗ hành động tự phát, dù chưa đi đến sự giác ngộ nhưng người đọc cũng có
thể chứng kiến được tính quy luật trong sự phát triển của hiện thực. Khác với các nhà
văn tự nhiên chủ nghĩa và các nhà văn lãng mạn tư sản, Ngơ Tất Tố nhìn thấy được
bản chất tốt đẹp nơi người nông dân. Hạng “cùng đinh” như chị Dậu, đến mức bán cả
con lấy một sưu nộp cho chồng, nhưng khi bị tên tri phủ toan làm nhục chị vẫn quyết
19


chống trả. Dẫu cả khi hắn đưa cho chị hơn chục bạc thì hành động của người đàn bà
thống khổ ấy vẫn chỉ đáp lại bằng sự dứt khoát vứt mấy tờ giấy bạc xuống đất trước
con mắt kinh ngạc tên đê tiện kia. Từ đây, có thể thấy Ngơ Tất Tố miêu tả người lao
động nghèo khổ với một ngịi bút đầy tình u thương và trân trọng. Cái đẹp nơi hình
tượng người phụ nữ ấy vì thế cũng bước ra với một cái chân thực, cái lớn trong cái
bình thường.

2.3.3. Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật
2.3.3.1.

Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật thể hiện qua lời nói

Với Tắt đèn, Ngơ Tất Tố trình bày ra trước độc giả một gia đình nơng dân có
đầy đủ những cái điển hình của người nơng dân lúc bấy giờ: cần cù, cật lực làm việc
“hết năm ấy sang năm khác đầu tắt mặt tối, không dám chơi không ngày nào!” thế
nhưng cái đói, cái nghèo vẫn bám chặt. Và gia đình ấy lại bị đặt vào cái tình cảnh
chẳng thể thê thảm hơn, đó là vì thuế thân mà tan nát nhà cửa. Anh Dậu không đủ tiền
nộp sưu thuế và bị trói ở đình làng. Trong tình cảnh đó, chị Dậu khốn cùng đến mức
bán cả con cho tên trọc phú để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Thế nhưng, khi chị đã có
đủ tiền để nộp cho phần sưu của chồng, thì bọn cường hào lần nữa lại “làm tiền” lên
chị, bắt chị đóng thêm phần sưu cho người đã chết, vợ chồng chị vì thế vẫn chưa thể
được tha. Từ đó, cốt truyện của Tắt đèn đi rất gần bên lề sự thật. Những cảnh tượng bi
thảm ấy vẫn luôn xảy ra ở thôn quê ta, chỉ là đến khi con mắt quan sát của Ngô Tất Tố
trơng nhìn tường tận thì những số phận sau lũy tre ấy mới dường như hiện lên trước
mắt.
Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật qua lời nói của Ngơ Tất Tố khơng chỉ tập
trung ở hình tượng người nơng dân, nó cịn tiến sâu vào cả lãnh địa của những thái độ
chuyên quyền, hống hách, đầu cơ của bọn cường hào. Đứng trước lời nói của tên lý
trưởng, bất kỳ ai dường như cũng có thể thấy rõ giá trị người nơng dân lúc bấy giờ có
khi cịn thua cả súc vật: “… Chúng tôi làm vua, làm việc quanh năm đầu cháy đít thớt,
chỉ có những lúc “hồng thủy chướng giật” và những khi sưu thuế giới kỳ” như thế này
thì mới có quyền. Tha hồ đánh, tha hồ trói, trai làng thằng nào bướng bỉnh… đánh
chết vơ tội vạ”. Và khi chị Dậu phải dứt ruột bán đi cả máu mủ của mình, những lời
mụ vợ Nghị Quế nói ra cũng tồn là lời lẽ của bọn cay nghiệt, mánh khóe: “Thơi, thế
20



này: chó non tao cũng mua vậy. Bắt cả con chó cái và đàn chó con sang đây, tao trả
một đồng nữa. Với con bé kia một đồng là hai… Thế là nhà mày đủ tiền nộp sưu lại
khỏi phải ni chó, khỏi ni con. Sướng nhé!”. Ngay cả với một đứa bé chưa hiểu rõ
số phận của mình, chỉ vì cả gan dám khơng ăn cơm thừa của chó, thì mụ vợ Nghị Quế
càng đểu giả bắt ăn “kẻo phí của giời”. Để rồi mụ điên tiết lên khi cái Tý khóc mếu
khơng chịu ăn: “Mày ăn cơm chó nhà bà cũng khơng đáng đâu. Con chó nhà bà còn
được mấy chục, con người như mày, bà chỉ mua một đồng đấy thôi”. Và như thể cho
rằng chưa đủ ác, mụ còn đe dọa: “Bà truyền đời báo danh cho mày, từ giờ đến mai,
phải ăn hết rá cơm ấy, rồi mới được ăn cơm khác!”. Và dường như, đặc sắc hơn cả ở
tiểu thuyết Tắt đèn không phải là những phê phán, mà đó là một sự khẳng định: “Ngô
Tất Tố đã đưa ra, đã dám đưa ra một nhân vật đàn bà nông thôn khỏe khoắn lành
mạnh như chị Dậu.” (Mai Hương, Tôn Phương Lan 2001: 267). Người đàn bà ấy thực
sự khổ cùng, nói là khổ cùng vì chị phải cáng đáng mọi việc ni sống năm miệng ăn,
mà còn phải chịu đến cảnh thiếu sưu, chồng bị bắt, con phải bán, bản thân bị đánh
đập, bị bắt lên quan, suýt bị làm nhục… Thế mà nơi chị vẫn là một tình yêu thương
chồng con tha thiết vơ cùng. Có lẽ vì thế mà người phụ nữ này không cam chịu, lần
lượt chống trả lại tất cả. Trên tất thảy, càng khốn cùng chị lại càng luôn tỉnh táo vào
những lúc cần chất vấn những chuyện phi lý, đáng ngờ vực. Chị căn vặn tên lý trưởng:
“Thưa ông người đã chết gần năm tháng sao lại cịn phải đóng sưu”. Đã bị dồn vào thế
bí, tên ấy liền quát: “Mày đi mà hỏi ông Tây, tao không biết”. Chi tiết dù nhỏ, nhưng
đến đây người đọc khơng thể khơng nhận ra bức hình dung đang dần rõ nét về kẻ chỉ
huy bộ máy cường hào quan lại ở nơng thơn. Cùng với đó, sự tỉnh táo điển hình ở chị
Dậu mà tác giả đã khắc họa nơi nhân vật lại càng được bộc tỏ khi chị bị đưa lên phủ
theo âm mưu của tên tri phủ Tư Ân. Buổi tối khi bị gọi lên hầu việc quan, chị ngay lập
tức thấy sự vô lý mà hỏi: “Cháu tưởng việc quan thì làm ban ngày chứ sao lại làm ban
đêm?”. Từ đó, có thể thấy qua bấy nhiêu lời nói, nghệ thuật điển hình hóa nhân vật
càng thêm mang lại giá trị của nó trong việc khắc họa nhân vật, cụ thể ở đây là hình
tượng nhân vật người phụ nữ đầy bản lĩnh, cứng rắn nơi chị Dậu. Bên cạnh đó, nghệ
thuật điển hình hóa nhân vật còn được thể hiện qua những lời lẽ cho thấy chị Dậu là
một người luôn biết xử thế mềm mại, có lý có tình. Trước những sự việc phức tạp, vào

lúc đầu bao giờ chị cũng tìm cách ăn nói nhẹ nhàng, thuyết phục để gỡ tình thế. Chỉ
21


khi bị đẩy đến bước đường cùng thì chị tỏ ra kiên quyết, mạnh mẽ. Trong tình cảnh
anh Dậu đang đau ốm nhưng tên cai lệ và người nhà lý trưởng vẫn xông vào định
đánh anh, thoạt tiên chị van xin:
“- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho”.
Nhưng sự việc không dừng ở đó mà bị đẩy đến chỗ căng thẳng, để rồi bọn tay
sai lý trưởng và cai lệ xông vào đánh anh Dậu. Lúc bấy giờ, chị Dậu tỏ ra mạnh mẽ
hơn và có lý lẽ:
“- Chồng tơi đau ốm, ơng không được phép hành hạ”.
Nhưng ở mức độ “tức nước vỡ bờ”, chị Dậu dường như đã kiên quyết và có tư
thế hơn:
“- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.
Người đàn bà lực điền ấy với ý thức bảo vệ tổ ấm của gia đình dường như được
tiếp thêm sức mạnh của máu mủ ruột thịt mà từ đó khảng khái đứng lên chống trả kẻ
thù. Cái chống trả ấy quả nhiên vô cùng mộc mạc, được thể hiện qua những lời lẽ vô
cùng nhuần nhị, mà có lẽ nó là sản phẩm tất yếu của một cuộc đời lương thiện vốn đã
cơ cực còn bị giày xéo đến tàn nhẫn.
Vào trường hợp khi chị ở phủ của tên Tư Ân, sự việc cũng tịnh tiến theo cách
tương tự. Khi bị làm nhục, ban đầu chị cũng van xin với lời lẽ nhẹ nhàng, với lời lẽ
chính đáng:
“- Con lạy quan, chúng con là gái có chồng, quan lớn tha cho”.
Thế nhưng, tên quan vẫn không buông tha khiến chị kiên quyết hơn: “Ơ! Nhà
ơng này mới hay chứ. Có bng ra khơng thì tơi kêu lên bây giờ”. Ấy vậy mà tên tri
phủ ấy vẫn gan lì, để rồi chị phải đi đến hành động quyết liệt. Tinh thần phản kháng
của chị Dậu với những hình thức chống đối đặc biệt đã góp phần tạo nên tính điển
hình cho nhân vật một cách vơ cùng chân thực, sinh động.
2.3.3.2.


Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật thể hiện qua hành
động
22


×