Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI kỳ học PHẦN QUẢN TRỊ học căn bản PHÂN TÍCH CHIẾN lược QUẢN TRỊ của CÔNG TY AMAZON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY AMAZON

GVHD: ThS. Trần Đăng Thịnh
Mã học phần: 211FUMA230806
Nhóm sinh viên thực hiện:
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

LỚP

1

Nguyễn Nhã Bảo Ngọc

20132052

201321B

2

Phạm Thị Thu Nguyệt

20132049



201321B

3

Lê Thị Mùi

20132007

201321B

4

La Thái Hồng Ngân

20132183

201321C

5

Nguyễn Lê Bảo Ngọc

20132046

201322B

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021



HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021
(Lớp thứ 5 – Tiết 13 - 15)
Đề tài nhóm: Phân tích chiến lược quản trị của công ty Amazon
MỨC ĐỘ

STT

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

MÃ SỐ SINH VIÊN

1

Nguyễn Nhã Bảo Ngọc

20132052

A

2

Phạm Thị Thu Nguyệt

20132049

A

3

Lê Thị Mùi


20132007

A

4

La Thái Hồng Ngân

20132183

A

5

Nguyễn Lê Bảo Ngọc

20132046

A

HỒN THÀNH

Ghi chú:

- Trưởng nhóm: Nguyễn Nhã Bảo Ngọc

SĐT: 0355804658

Nhận xét của giáo viên

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày 23 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 1
3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 1
4. Bố cục đề tài .................................................................................................................... 2
NỘI DUNG........................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY AMAZON ............................................................ 3
1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................................... 3
1.2. Lịch sử hình thành ........................................................................................................ 3
1.3. Quá trình phát triển ........................................................................................................3
1.4. Thành tựu ....................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY .................. 7
2.1. Môi trường vĩ mô ........................................................................................................... 7
2.1.1. Môi trường kinh tế ......................................................................................................7
2.1.2. Mơi trường văn hóa - xã hội ...................................................................................... 9
2.1.3. Môi trường dân số ................................................................................................... 10
2.1.4. Môi trường cơng nghệ ............................................................................................. 11
2.1.5. Mơi trường chính trị - pháp luật .............................................................................. 13
2.1.6. Mơi trường tồn cầu ................................................................................................ 14
2.2. Môi trường vi mô ......................................................................................................... 15
2.2.1. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành.........................................................., ...............15



2.2.2. Đối thủ tiềm ẩn .........................................................................................................18
2.2.3. Nhà cung cấp ........................................................................................................... 18
2.2.4. Khách hàng .............................................................................................................. 19
CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP ...................................... 20
3.1. Phong cách quản trị của Amazon ............................................................................... 20
3.2. Chiến lược kinh doanh và phát triển của Amazon ..................................................... 22
3.3. Các chiến lược của công ty.......................................................................................... 23
3.3.1. Chiến lược SBU ........................................................................................................ 23
3.3.2. Ma trận SWOT ........................................................................................................ 24
3.4. Chính sách quản lý cơng ty,,,, ..................................................................................... 25
3.4.1. Chính sách nhân viên................................................................................................ 25
3.4.2. Chính sách quản lý .................................................................................................. 26
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................ 28
4.1. Đánh giá ....................................................................................................................... 28
4.1.1. Điểm mạnh .............................................................................................................. 28
4.1.2. Điểm yếu................................................................................................................... 29
4.2. Đề xuất ......................................................................................................................... 30
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đồng hành với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại 4.0 thì đời sống
của người dân cũng thay đổi dần. Từ việc đi chợ hoặc đến các cửa hàng để lựa chọn
thực phẩm, đồ gia dụng hay những đồ vật thiết yếu trong gia đình thì ngày nay chúng ta
có thể mua sắm trực tuyến chỉ thơng qua chiếc điện thoại thơng minh. Vì thế mà các

phần mềm ứng dụng về mua bán trực tuyến ra đời và nhận được sự quan tâm cũng như
ủng hộ từ phía khách hàng rất nhiều, chẳng hạn như: Shopee, Lazada,… Trong đó phải
kể đến nền tảng thương mại điện tử lớn nhất hiện nay đó chính là Amazaon. Vậy tại sao
Amazon có thể đạt được thành công to lớn như vậy? Liệu lãnh đạo của cơng ty này có
bí quyết gì để có thể kích thích được niềm say mê cơng việc cũng như cống hiến cơng
sức, trí tuệ của mình cho tập đồn lớn đến thế? Đó chính là mục đích của bài nghiên cứu:
Phân tích chiến lược quản trị của công ty Amazon.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Bài viết này sẽ được tập trung phân tích về các chiến lược quản trị của cơng ty, tìm
hiểu làm sao mà một nền tảng thương mại điện tử lại có thể phát triển vượt trội đến thế
và phương pháp vận hành của công ty như thế nào?
3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các chính sách và chiến lược của cơng ty
trong q trình hoạt động:


Đầu tiên, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn gốc cũng như sự ra đời của công ty.
Công ty được thành lập như thế nào? Ai là người lãnh đạo? Những thành tựu
vượt bậc so với các đối thủ cạnh tranh ?



Kế đến phân tích về mơi trường hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: môi
trường vi mô, vĩ mô,… Phân tích về những khía cạnh trong q trình phát triển
doanh nghiệp và tìm ra những giải pháp đánh bại đối thủ cạnh tranh.



Cùng đi sâu hơn nữa nhóm chúng em sẽ phân tích về bộ máy quản lý và phong
cách điều hành của cơng ty bao gồm các chính sách, chiến lược mà lãnh đạo đã



2
đề ra nhằm thúc đẩy, nâng cao sự cống hiến cũng như nhiệt huyết của nhân viên
trong quá trình làm việc.


Và cuối cùng, khép lại bài nghiên cứu đó chính là những đánh giá của nhóm
thảo luận về phong cách lãnh đạo của công ty và đưa ra những đề xuất nhằm
giúp cơng ty có phần nào cải tiến hơn và thành công hơn nữa.

4. Kết cấu chương:
Bài viết bao gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu về công ty Amazon
Chương 2: Phân tích mơi trường hoạt động của cơng ty
Chương 3: Quản lý và điều hành doanh nghiệp
Chương 4: Đánh giá và Đề xuất


3
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY AMAZON
1.1. Giới thiệu chung
Amazon là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Seattle
(Washington). Amazon tập trung vào điện toán đám mây, truyền phát kỹ thuật số, trí tuệ
nhân tạo và thương mại điện tử. Đây được xem là một trong những công ty công nghệ
Big Four cùng với Google, Apple và Facebook. Amazon được biết đến với việc làm
thay đổi tư duy của các ngành công nghiệp thông qua đổi mới công nghệ và phát triển
quy mô lớn. Đây là công ty tư nhân lớn thứ hai ở Hoa Kỳ còn nếu xét theo doanh thu thì
Amazon là cơng ty Internet lớn nhất thế giới. Amazon phân phối tải xuống và phát trực
tuyến video, âm nhạc, audiobook thông qua các công ty con Amazon Prime Video,

Amazon Music và Audible. Amazon cũng có một chi nhánh xuất bản, Amazon
Publishing, một hãng phim và truyền hình, Amazon Studios và một cơng ty con về điện
tốn đám mây, Amazon Web Services. Công ty cũng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng
bao gồm thiết bị đọc ebook Kindle, máy tính bảng Fire, Fire TV, và các thiết bị Echo.
Ngoài ra, các công ty con của Amazon cũng bao gồm Ring, Twitch.tv, Whole Foods
Market và IMDb.
1.2. Lịch sử hình thành
Amazon được thành lập bởi Jeff Bezos tại Bellevue, Washington vào ngày 5 tháng 7
năm 1994 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7 năm 1995. Công ty này ra đời
trong giai đoạn cực kỳ lý tưởng – khi mà nhu cầu mua sắm trên thế giới, đặc biệt là tại
các nước phát triển đang ngày một tăng cao. Mặt khác, đây cũng là thời điểm mà
internet đang trên đà nở rộ. Cơng ty này ban đầu có tên là Cadabra nhưng nó mau chóng
được thay đổi do người ta phát hiện ra đôi khi người ta lại nghe Cadabra thành Cadaver
nghĩa là tử thi. Tên gọi Amazon được chọn vì sơng Amazon là con sơng lớn nhất trên
thế giới và tên gọi này sẽ gợi lên cho người nghe một công ty thật vỹ đại và quy mô.
1.3. Quá trình phát triển
Với khởi đầu là một nhà bán sách trực tuyến thì ngồi sách là mặt hàng chủ yếu,
Amazon hiện bán hàng triệu mặt hàng mới như: phụ kiện may mặc, thiết bị điện tử, máy
tính, DVD và cả dịch vụ du lịch,... Có thể nói Amazon chẳng khác gì một trung tâm


4
thương mại vì chúng ta gần như có thể mua tất cả mọi thứ trên Amazon. Và công ty này
đã phải trải qua một chặng đường dài để có thể xây dựng thương hiệu và có được vị thế
như hiện tại.
Kể từ khi xuất hiện trên dot-com vào năm 1995, Amazon.com đã phát triển từ một
nhà bán sách trực tuyến nhỏ thành một trong những công ty bán lẻ lớn nhất thế giới nói
chung và là nhà bán lẻ thương mại điện tử lớn nhất nói riêng. Trong những tháng đầu
tiên, Amazon đã bán sách cho khách hàng tại tất cả 50 bang của Mỹ và 45 nước khác
nhau. Năm 1997 Amazon niêm yết trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu của Amazon từ khi

lên sàn đã tăng 15.000 lần. Vào tháng 5 năm 1997, Amazon đã trở thành công ty đại
chúng. Công ty bắt đầu bán nhạc và video vào năm 1998, lúc đó nó bắt đầu hoạt động
trên phạm vi quốc tế bằng cách mua lại những công ty bán sách trực tuyến ở Vương
quốc Anh và Đức. Năm sau, cơng ty cũng bắt đầu bán các trị chơi video, đồ điện tử tiêu
dùng, đồ gia dụng, phần mềm, trị chơi và đồ chơi.
Amazon là một trong số ít các cơng ty mới thành lập khơng bị xóa sổ khi làn sóng
các cơng ty “.com” bị phá sản. Năm 2001, hàng loạt các công ty như Pets.com hay
eToys.com đều lần lượt phá sản. Amazon đã tồn tại được nhờ áp dụng các biện pháp cắt
giảm chi phí, cắt giảm nhân sự, tập trung vào trọng tâm phục vụ khách hàng. Năm 2002,
tập đoàn này thành lập Amazon Web Services (AWS), nơi cung cấp dữ liệu về mức độ
phổ biến của trang web, mơ hình lưu lượng truy cập Internet và các số liệu thống kê
khác cho các nhà tiếp thị và nhà phát triển. Vào năm 2006, tổ chức này đã phát triển
danh mục AWS của mình khi Elastic Compute Cloud (EC2), cho thuê sức mạnh xử lý
máy tính cũng như Dịch vụ lưu trữ đơn giản (S3), cho thuê lưu trữ dữ liệu qua Internet,
được cung cấp. Cùng năm đó, cơng ty thành lập Fulfillment by Amazon, nơi quản lý tài
sản của các cá nhân và công ty nhỏ, và bán đồ đạc của họ thông qua trang web của công
ty. Amazon.com bắt đầu như là một hiệu sách trực tuyến, nhưng nhanh chóng đã đa
dạng hố lĩnh vực bán lẻ của mình, bán cả DVD, CD, tải nhạc MP3, phần mềm máy
tính, trị chơi video, hàng điện tử, hàng may mặc, đồ gỗ, thực phẩm, và đồ chơi.
Amazon đã thành lập trang web riêng biệt tại Canada, Vương quốc Anh, Đức, Pháp,
Nhật Bản và Trung Quốc. Nó cũng cung cấp vận chuyển quốc tế với các nước nhất định


5
cho một số sản phẩm của mình. Một điều tra năm 2009 cho thấy rằng Amazon là trang
mạng âm nhạc, nhà bán lẻ video của Anh quốc, và nhà bán lẻ tổng thể thứ ba tại Anh
quốc.trụ sở chính của công ty đặt tại thành phố seatte bang washinton.
Năm 2010 chính là năm đầu tiên mà doanh số bán hàng điện tử và hàng hóa nói
chung chiếm phần lớn doanh số bán hàng của Amazon.Năm 2012, Amazon đã mua
Kiva Systems để tự động hóa hoạt động kinh doanh quản lý hàng tồn kho, mua chuỗi

siêu thị Whole Food Market 5 năm sau vào năm 2017. Cũng trong năm này Amazon đã
mua lại Whole Foods Market với giá 13,4 tỷ đô la, điều này đã làm tăng đáng kể sự hiện
diện của Amazon với tư cách là một nhà bán lẻ truyền thống. Năm 2018, Bezos tuyên
bố rằng dịch vụ giao hàng trong hai ngày của họ, Amazon Prime, đã có trên 100 triệu
người đăng ký trên toàn thế giới.
1.4. Thành tựu
Số lượng hàng bán online của Amazon cao hơn 12 đối thủ cạnh tranh của họ cộng lại.
Đặc biệt từ khi cho ra mắt dịch vụ Amazon Prime, cho phép khách hàng với 79 USD
tiền phí hàng năm được quyền truy cập vào thư viện với hàng ngàn bộ phim, ảnh,
chương trình truyền hình; cơng ty đã kiếm được 2,5 tỷ USD mỗi năm. Có hơn 25 triệu
người sử dụng Amazon Prime. Và sau khi gia nhập dịch vụ này, tính trung bình, những
người dùng thường chi tiêu gấp đơi vào website. Một phần doanh số bán hàng của
Amazon đến từ hơn 2 triệu người bán lẻ kinh doanh trên website. Các nhà bán lẻ độc
lập này chiếm 40% những mặt hàng bán trên Amazon. Amazon sẽ thu của họ 15% phí.
Nếu chi trả thêm phí, Amazon thậm chí sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ và vận chuyển hàng
hóa cho họ. Amazon cũng khiến các nhà phát hành sách thất vọng. Bởi Amazon chiếm
hơn 1/3 nền công nghiệp này. Và Amazon sử dụng việc này như một lợi thế của họ. Nếu
các nhà phát hánh sách từ chối không đưa ra mức chiết khấu lớn cho Amazon thì
Amazon sẽ để các tựa sách ấy vào những vị trí “hiểm trở” trên website để đảm bảo là
doanh số bán ra của đầu sách ấy sẽ giảm sút.
Với doanh số bán hàng 7 tỉ USD trong năm 2004, Amazon đứng đầu trong bảng xếp
hạng 400 doanh nghiệp TMĐT lớn nhất thế giới của tạp chí Internet Retailer, bỏ xa vị
trí số 2 là Dell với 3,25 tỉ USD. Amazon thì đã bỏ ra cả thập kỷ để xây dựng lòng tin về


6
chất lượng, sự giao hàng đúng hẹn và đủ rẻ để khách hàng quay lại. Thêm vào đó, hiện
nay đã có hơn 900.000 đại lý bán hàng thơng qua Amazon, chiếm hơn 25% tổng doanh
thu năm 2004. Đây là một biểu hiện cho thấy Amazon quyết tâm cạnh tranh mạnh mẽ
với eBay trên chính lãnh địa của eBay. Danh mục hàng hố của Amazon đã mở rộng

nhanh chóng từ sách tới DVD, đồ điện tử, đồ chơi, game, đồ gia dụng, phần mềm...
Công ty cũng mở cả dịch vụ cho thuê DVD ở Anh và Đức. Hoạt động quốc tế ở 6 quốc
gia ngoài Mỹ đã mang lại gần 50% doanh thu của Amazon.


7
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY
2.1. Môi trường vĩ mô
2.1.1. Môi trường kinh tế
● Mức tăng trưởng kinh tế
Báo cáo GDP do Bộ Thương mại Mỹ công bố mới đây cho thấy sự tăng trưởng
mạnh mẽ, nhưng nền kinh tế van chưa hồi phục hoàn tồn về mức trước đại dịch. Theo
đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ đạt mức tăng trưởng 6,4% trong quý
I/2021. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn so với mức dự báo 6,5% mà giới phân tích
đưa ra. Trước đó, trong quý IV/2020, kinh tế Mỹ tăng 4,3%. Chuyên gia kinh tế trưởng
Mark Zandi của Moody’s Analytics nhận định, đây là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế
Mỹ đang cất cánh và năm nay có thể là một năm bùng nổ. Rõ ràng, người tiêu dùng Mỹ
đang giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế và các doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư.
Tiêu dùng, khu vực chiếm 68,2% nền kinh tế Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng 10,7%
trong quý I/2021, so với mức tăng 3,2% đạt được trong quý IV/2020. Tốc độ tăng
trưởng tiêu dùng mạnh mẽ này xuất phát từ tấm séc kích cầu 1.400 USD trong khn
khổ gói kích cầu 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden. Các chi tiêu chủ yếu gồm
mua xe có động cơ, đồ nội thất, hàng hóa giải trí và đồ điện tử… Doanh thu các nhà
hàng, sòng bạc và dịch vụ lưu trú cũng tăng trong quý I/2021. Dự kiến, khi dịch bệnh
được kiểm soát, nhiều nhà hàng và địa điểm giải trí mở cửa trở lại thì người dân sẽ chi
tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ giải trí. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho hoạt
động tiêu dùng tại Mỹ tiếp tục tăng tốc trong quý II/2021. Bên cạnh đó, đầu tư và chi
tiêu công cũng tăng 6,3%. Các chuyên gia kinh tế nhận định, những con số trên phản
ánh một nền kinh tế đã có những bước tiến dài kể từ đợt phong toả năm 2020 khiến hơn
22 triệu người Mỹ rơi vào cảnh thất nghiệp và GDP nước này có cú sụt chưa từng có

tiền lệ 31,4% trong quý 2/2020. Tuy nhiên, Cục Nghiên cứu kinh tế Mỹ (BER) van
chưa cơng bố kinh tế Mỹ thốt suy thối, vì tổng GDP tính bằng USD chưa quay trở lại
mức đỉnh thiết lập trước đại dịch. Nếu so với trước đại dịch, GDP cả năm của Mỹ hiện
mới đạt khoảng 96%.


8
Trong số người Mỹ mất việc vì Covid, đến nay đã có 14 triệu người tìm được việc.
Dù vậy, theo ước tính của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), số người có việc làm ở nước
này hiện van đang ít hơn khoảng 8,4 triệu so với trước đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp đã
giảm mạnh về 6% từ mức đỉnh 14,7%, nhưng van cao hơn nhiều so với mức 3,5% vào
thời điểm tháng 2/2020. Cơng ty Xếp hạng tín nhiệm Moody's Analytics ước tính, kế
hoạch kích cầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ tạo ra 7,5 triệu việc làm trong
năm nay.
● Lạm phát
Hãng tin Bloomberg dan báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/12/2021
cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 11-2021 tăng lên tới 6,8% so
với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 1982.
Lạm phát tăng mạnh trên 5% liên tục trong nửa năm qua. CPI trong tháng 11 cao
hơn 0,8% so với tháng 10 vốn đã tăng 0,9% so với tháng trước đó. Mức lạm phát phản
ánh giá cả một loạt mặt hàng tăng mạnh khi kinh tế Mỹ đang dần phục hồi sau thời gian
dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Trong tháng trước, giá thực phẩm tại Mỹ đã
tăng 4,9%, giá xăng tăng 6,1% trong khi giá xe hơi tăng hơn 11%. Giá hàng hóa tăng
một phần do các nhà bán lẻ, các kho hàng, nhà cung cấp và các công ty vận chuyển
chạy đua nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao trong mùa cao điểm mua sắm cuối năm.
Trong lĩnh vực nhà hàng, chi phí lao động cao hơn cũng làm tăng giá hóa đơn của thực
khách, theo các nhà kinh tế. "Lạm phát sẽ tiếp tục tăng nóng và kéo dài trong quý đầu
tiên (của năm 2022)", nhà kinh tế Mỹ Kathy Bostjancic nhận định.
Lạm phát tăng không chỉ gây áp lực lên người tiêu dùng Mỹ, nhất là trong đợt mua
sắm cuối năm, mà còn buộc Cục Dự trữ liên bang (FED) phải tăng tốc hành động nhằm

ngăn hàng hóa leo thang sẽ khiến tiền lương tăng mạnh và đẩy lạm phát tiếp tục tăng lên.
Điều này cũng đe dọa nỗ lực của chính quyền ơng Biden trong việc đẩy nhanh phục hồi
kinh tế sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, phát biểu sau khi CPI được công bố, tổng
thống Mỹ cho rằng mức lạm phát không phản ánh thực tế của nền kinh tế Mỹ. "Nó
khơng phản ánh mức giá dự kiến sẽ giảm sau vài tuần, vài tháng tới", báo Guardian dan
lời ơng Biden nói. Tổng thống Mỹ cho biết kinh tế nước này đang tăng trưởng mạnh


9
hơn bất kỳ quốc gia nào khác và người dân Mỹ van có nhiều tiền trong túi hơn so với
một năm trước đây ngay cả khi đã tính đến việc giá tăng. Phía Nhà Trắng đến nay van
cho rằng lạm phát chỉ mang tính chất "chuyển tiếp" khi giá cả tăng tạm thời trong giai
đoạn hậu COVID-19.
2.1.2. Môi trường văn hóa – xã hội
Ngày nay, Internet tạo ra một mạng làm việc đa phương tiện, giàu thông tin được
phân tán. Vào tháng 1/2021, số người sử dụng internet trên toàn thế giới đạt 4,66 tỉ
người, tăng 316 triệu người (7,3%) so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, tỷ lệ sử dụng
internet toàn cầu là 59,5%. Với sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 trong giai đoạn
gần đây có thể khiến cho số lượng người dùng internet cao hơn con số thống kê vào đầu
năm 2021. Không những thế, theo nghiên cứu của công ty Forrester Research, những
người sử dụng Internet tại Mỹ đều có học thức và có thu nhập trên mức trung bình,
đồng thời theo họ thì những thông tin liên quan đến mua bán qua Internet thông dụng và
hiệu quả hơn tiếp thị trực tiếp bằng thư và mua bán qua Internet đặc biệt hấp dan với
những người coi trọng sự thuận lợi hơn giá cả. Chính điều này là cơ hội cho ngành
thương mại điện tử phát triển nhanh về quy mô
Đặc biệt, Mỹ là nước khởi xướng đầu tiên trên thế giới về thực hành thương mại
điện tử. Theo kết quả của một cuộc khảo sát của Burts Media ở Mỹ, đối với khoảng
6000 lướt web trên 18 tuổi thì có 1/3 trong số này đã mua hàng trên mạng.
Theo khảo sát của Burst tại Mỹ cứ 3 trên 5 người mua hàng trên mạng (63,8%)nói
rằng Internet là sự lựa chọn đầu tiên của họ khi cần tìm kiếm thơng tin về sản phẩm

hoặc so sánh về giá cả. Hiện nay ngày càng nhiều người quyết định mua sắm khi đang
lướt web. Vậy thói quen mua hàng online của cư dân Mỹ cho thấy đây là một thị trường
trọng yếu để ngành này phát triển mạnh hơn.
Song, van còn một số khách hàng chưa có thói quen mua hàng trực tuyến, điều này
có thể là do tâm lý e ngại về các thủ tục và tính an tồn trong thanh tốn trực tuyến
khiến người tiêu dùng van giữ thói quen mua hàng truyền thống. Đây được coi là một
thách thức đối với các công ty trong ngành, họ cần phải làm tốt công tác bảo mật cho
hoạt động giao dịch để giữ khách hàng lâu dài.


10
2.1.3. Môi trường dân số
● Cơ cấu dân số Mĩ từ năm 2010 đến năm 2020

● Cấu trúc tuổi

Giống như nhiều quốc gia phát triển khác, Mĩ có cấu trúc dân số ngày càng già đi
với nhiều người về hưu hơn và ít người trong độ tuổi lao động hơn. Tỷ suất tăng tự
nhiên của Mĩ giảm, xu hướng giảm của nhóm dưới 15 tuổi giảm rõ rệt. Tuổi thọ trung
bình cao và tỉ lệ người dân trên 65 tuổi tăng rõ rệt.
Độ tuổi của dân số sẽ đem lại ý nghĩa to lớn cho Amazon. Sự kết hợp độ tuổi dân số
sẽ xác định loại sách đó sẽ có nhiều khả năng được tiêu thụ của cơng chúng. Ví dụ, nếu
mà khu vực cụ thể hoặc quốc gia có số lượng trẻ em cao, Amazon.com sẽ có lợi thế của
bán sách trẻ em trong các khu vực tương ứng. Tương tự như trên, người lớn sẽ thích các
tài liệu đọc dành cho người lớn trong khi thanh thiếu niên thích đọc các tạp chí tuổi teen.
Amazon đưa ra những sản phẩm phù hợp với lứa tuổi, sắp xếp theo từng nhóm để tạo sự
thuận tiện, tiết kiệm thời gian tìm kiếm sản phẩm tại Amazon.


11

2.1.4. Môi trường công nghệ
● Công nghệ thông tin
Hiện nay, với sự áp dụng rộng rãi của các ngành công nghệ tin học và viễn thông đã
tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ và công nghệ mới, thu nhỏ quả đất lại và thay đổi dần
nếp sống, nếp nghĩ cũng như cách làm việc giải trí của xã hội. Nó tăng tính cạnh tranh
và minh bạch của nền kinh tế, giúp q trình khám phá được nhanh chóng và hữu hiệu
hơn, giảm giá thực hiện dịch vụ. Chẳng hạn ngày nay, Internet tạo ra một mạng làm
việc đa phương tiện, giàu thơng tin được phân tán trên tồn thế giới.
Ở Mỹ, Thương mại điện tử đang nổi lên và thay thế dần những hình thức mua bán
truyền thống, thay thế dần những cửa hàng bằng gạch và vữa. Ngày càng có nhiều loại
hàng hóa dịch vụ được phân phối qua hình thức thương mại điện tử và ngày càng nhiều
người tiêu dùng lựa chọn hình thức mua hàng qua internet.
Thơng dụng và hiệu quả hơn là những người sử dụng Internet đều có liên quan đến
thơng tin mua bán qua Internet, các doanh nghiệp cũng tiếp thị trực tiếp bằng thư và
mua bán qua Internet đặc biệt hấp dan với những người coi trọng sự thuận lợi hơn giá cả.
Có lẽ chính điều này cơng nghệ và đặt biệt là Internet nhanh chóng trở thành cơ sở hạ
tầng đa phương tiện, có tác động lớn nhất cho những hoạt động của truyền thơng, chiếm
vị trí khơng thể thiếu trong đời sống và hoạt động của các doanh nghiệp thương mại
điện tử.
Đây chính yếu tố này đã tạo cơ hội cho công ty hoạt động thương mại điện tử gần
gũi với khách hàng và thu hút được nhiều khách hàng mới.
● Internet
Sự có mặt của Internet đã làm cho website ngày càng trở nên phổ biến, và bắt đầu
bùng phát cuộc cách mạng mua bán qua mạng, nhiều mặt hàng đã được chuyển qua
hình thức thư điện tử (e-mail). Mọi mua bán, trao đổi đều diễn ra trên internet.
Internet đã giúp các doanh nghiệp không ngừng mở rộng địa bàn kinh doanh và trở
thành một container lý tưởng để chứa các sản phẩm, thông tin và thực hiện các giao dịch.
Đồng thời cũng là thị trường lý tưởng nơi vô số nhà cung cấp và khách hàng gặp nhau
một cách tự do, thơng thống và mọi thứ đều minh bạch, rõ ràng. Việc tìm kiếm những



12
khách hàng mới với rất nhiều chủng loại hàng hóa, sản phẩm bán chạy qua mạng
Internet đã tiết kiệm tối thiểu chi phí và đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với phương
pháp gửi quảng cáo bằng thư truyền thống: khơng tem, khơng phong bì, khơng tốn giấy
và các chi phí khác.
● Sự ra đời của một số cơng nghệ tiên tiến
Các cơng nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và tự động hóa… đang
được tích hợp vào mạng cung cấp kỹ thuật số, tích hợp dữ liệu và thông tin từ các
nguồn khác nhau để thúc đẩy phân phối hàng hóa sản xuất dọc theo chuỗi cung ứng của
các cơng ty.
Cơng nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng một vai trị quan trọng trong việc tối ưu hóa
chuỗi cung ứng hiện đại. Chẳng hạn, đối với hàng hóa lưu kho, trí thơng minh nhân tạo
và vị trí có thể giúp các nhà bán lẻ duy trì lợi thế cạnh tranh cho hoạt động phân phối
sản phẩm và chuỗi cung ứng của họ. Dữ liệu lớn nhiều mặt từ các vị trí địa lý cụ thể kết
hợp với các tương tác trực tuyến có thể hiển thị các mơ hình mua hàng dựa trên các thời
điểm, sự kiện và điều kiện nhất định trong các phân khúc khách hàng chi tiết.
Do đó, một nhà bán lẻ có thể sử dụng AI để dự đốn sản phẩm nào tiết kiệm chi phí
hơn để nhập kho trong một nhà kho nhất định ở vị trí gần các khu vực cụ thể. Hay công
nghệ blockchain là một cách phân phối quá trình xác minh cho bất kỳ thứ gì từ giao
dịch tài chính đến ghi nhật ký thơng tin vận chuyển.
Doanh nghiệp sẽ có thơng tin về hành trình của sản phẩm dọc theo chuỗi cung ứng,
cung cấp mọi thứ từ địa điểm đến thời điểm hàng đến, và thậm chí tất cả các điều kiện
mơi trường trong suốt hành trình. Ví dụ, đây có thể là một cơng cụ mới mang tính cách
mạng, nếu một cơng ty đang vận chuyển những thứ dễ hỏng như cá và phải duy trì ở
một nhiệt độ nhất định trong suốt chặng đường. Cơng ty vận chuyển cá có thể xem liệu
nhiệt độ thực tại hay nhiệt độ tại bất kỳ thời điểm nào trong hành trình có vượt q
ngưỡng cho phép khơng. Nếu điều này ảnh hưởng đến hàng hóa thì khả năng này cho
phép họ giảm thiểu các vấn đề về chất lượng thực phẩm.
Theo thời gian, thông tin sổ cái blockchain tổng hợp có thể tiết lộ những điểm yếu

trong chuỗi cung ứng và giúp các tổ chức liên tục tối ưu hóa hoạt động. Như vậy, thay


13
đổi mơ hình kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại chính là giải pháp duy trì và
phát triển hữu hiệu nhất trong tình hình mới trên tồn cầu.
2.1.5. Mơi trường chính trị - pháp luật
Mỹ được coi là một trong những quốc gia có mơi trường kinh doanh, mơi trường
cạnh tranh thơng thống, trật tự, ổn định và khá bình đẳng như: Bảo vệ và duy trì cạnh
tranh là mục tiêu trọng tâm bằng cách không cho phép độc quyền, cấm cạnh tranh
không lành mạnh và loại bỏ hành động phân biệt và câu kết về giá, bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng, bằng cách cấm những hình thức kinh doanh, cạnh tranh thiếu cơng
bằng, mang tính lừa dối.
Hệ thống Luật pháp Mỹ được thiết lập bởi các Đạo luật của Quốc hội (đặc biệt là
Luật Hoa Kỳ và Luật Pháp chế Quân đội; những quy định hành chánh, và những tiền lệ
tư pháp giải thích các bộ luật và các quy định.Hệ thống Luật thương mại của Mỹ bị điều
tiết bởi rất nhiều nguồn luật khác nhau bao gồm:
1. Hiến pháp
2. Hiệp ước quốc tế
3. Pháp lệnh và pháp luật
4. Nghị định và các văn bản dưới luật của ngành hành pháp
5. Quy chế của các cơ quan cấp Liên bang ban hành
6. Hiến pháp của Bang
7. Luật của Bang
8. Quy chế của Bang
9. Quy chế của thành phố, quận và của các cấp địa phương khác
Mỹ là nước đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, đã ấn định các nguyên tắc cơ
bản cho thương mại điện tử của riêng mình, đồng thời kiến nghị cho nền thương mại
điện tử toàn cầu. Tháng 7/1999, Hiệp hội các thanh tra viên về pháp luật các tiểubang
Hoa Kỳ đã thông qua Luật mau về các giao dịch điện tử và gửi cho các cơ quan lập

pháp ở từng bang để thông qua và ban hành. Tại Phiên họp thứ 29 của Đại hội đồng
Liên hiệp quốc (12/1996) Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc
tế(UNCITRAL) đã thông qua Luật mau về Thương mại điện tử. Việc UNCITRAL


14
thông qua Luật mau về Thương mại điện tử đã tạo điều kiện giúp đỡ tất cả các quốc gia
trên thế giới hồn thiện hệ thống pháp luật của mình về sử dụng các phương tiện truyền
và lưu giữ thông tin mới thay thế cho các tài liệu bằng giấy và ban hành các đạo luật
còn thiếu trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Với những diễn biến mới của thị trường như NAFTA (Hiệp định tự do thương mại
Bắc Mỹ); các hiệp định tự do thương mại song phương, các công ty lớn đã xu hướng
vươn quy mô hoạt động của mình ra khỏi nước Mỹ. Nhờ mơi trường kinh doanh - cạnh
tranh này, một số doanh nghiệp của Mỹ đã đạt tới tầm cỡ thống trị, thao túng, khống chế,
kiểm soát một số ngành sản xuất - kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới, giúp
cho các công ty của Mỹ mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh giữ vững vị thế của mình
trên thị trường.
Tất cả điều đó cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon,
để mở rộng thêm số lượng nhà cung cấp, phát triển đa dạng hơn các loại hình kinh
doanh trong ngành thương mại điện tử của mình.
2.1.6. Mơi trường tồn cầu
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay q trình tồn cầu hóa kinh doanh diễn ra mạnh mẽ.
Tồn cầu hóa là một trong những chủ đề được bàn thảo sôi nổi nhất về kinh tế quốc tế
trong những năm qua. Tuy nhiên, tồn cầu hóa cũng là nguyên nhân dan đến sự phản
đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế vì lo ngại rằng tồn cầu hóa đã làm gia tăng tình
trạng bất bình đẳng và suy thối mơi trường.
Những thay đổi sâu sắc của thế giới trong các thập kỷ gần đây, đặc biệt là xu thế
tồn cầu hố và sự gia tăng ảnh hưởng của các quyền lực đa quốc gia địi hỏi cơng ty
phải có tư duy đối ngoại mới chính sách đối ngoại khôn khéo trong quan hệ với các
công ty đa quốc gia, một chính phủ có thể biến họ thành đồng minh của mình khơng

chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, phục vụ tất cả cho nhu cầu phát triển đất nước, đồng
thời hạn chế sự thao túng của các doanh nghiệp.
Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 trong những năm gần đây cũng ảnh hưởng rất
lớn đến nền kinh tế thế giới. Trong báo cáo tóm tắt đánh giá về triển vọng kinh tế thế
giới công bố ngày 16/12/2021, Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc


15
Tập đoàn The Economist (Anh) nhận định, sau khi lao đao trong năm 2020 do đại dịch
COVID-19, các nền kinh tế phát triển đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ.
Mỹ dan đầu về tốc độ phục hồi, vượt qua được cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại
suy thoái, với tốc độ tăng trưởng khả quan trong nửa đầu năm 2021, chủ yếu nhờ các
biện pháp kích thích kinh tế và việc nhanh chóng triển khai chiến dịch tiêm vaccine
ngừa COVID-19. Trung Quốc và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng
ghi nhận đà tăng trưởng mạnh trở lại trong năm nay, có thể đạt mức trước đại dịch vào
cuối năm.
Với sự phát triển vượt bậc của cơng nghệ cùng với tình hình dịch bệnh ngày càng
diễn biến phức tạp thì xu hướng mua hàng online ngày càng trở nên phổ biến hơn bao
giờ hết. Theo một khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ - Forrester,
năm 2020, 58% người tiêu dùng chọn chi tiêu trực tuyến, tăng 12% so với mức trước
đại dịch. Vì thế có ý kiến cho rằng đại dịch vừa là cơ hội vừa là thách thức mà các công
ty kinh doanh trong ngành thương mại điện tử nên nắm bắt nếu muốn tiến xa hơn trên
con đường của mình.
Khơng chỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số người tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng
còn do thế hệ Z – thế hệ được sinh ra sau khi internet trở nên phổ biến rộng rãi, được
tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ - đang dần trở thành lực lượng dân số chính hiện
nay. Vì vậy, ứng dụng cơng nghệ số trong chi tiêu, mua sắm là xu hướng tất yếu của
những người tiêu dùng trẻ hiện đại.
Trong giai đoạn 5 -10 năm tới, thế hệ Z sẽ thay thế tồn bộ lực lượng lao động tồn
cầu. Theo đó, kinh doanh thương mại điện tử không chỉ đáp ứng thay đổi nhu cầu hiện

tại mà cịn đón đầu xu thế tiêu dùng tương lai.
2.2. Môi trường vi mô
2.2.1. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
● eBay
Trước đây, hai hãng eBay và Amazon có hai hướng đi khác nhau nên thường tuyên
bố họ bổ sung cho nhau mà không cạnh tranh trực tiếp. EBay thiên về bán đấu giá với
hàng ngàn cửa hàng của người tiêu dùng lập ra, còn Amazon bán lẻ trực tiếp.


16
Nhưng ngày nay, eBay chuyển trọng tâm sang bán hàng có giá cố định, cịn
Amazon lại khuyến khích người tiêu dùng mở cửa hàng bán lẻ trên Amazon nên rốt
cuộc hai bên tiến lại gần nhau trong chiến lược phát triển. Doanh thu từ bộ phận kinh
doanh chính của eBay chủ yếu do lượng giao dịch tổng thể trên dịch vụ mua bán và đấu
giá trực tuyến. Mặt hàng của Ebay là các dụng cụ, thiết bị, máy tính, đồ gỗ, ..
Chiến lược thương mại của eBay là mở rộng giao dịch quốc tế trong hệ thống của
mình. Hiện nay eBay đã mở rộng đến hầu hết các nước Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc và một số
nước châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ. eBay cũng đang cố gắng mở hướng phát triển
mới như mua lại Skype, hãng điện thoại trực tuyến nổi tiếng; StubHub,trang web
chuyên mua bán đủ loại vé, và một loạt trang web quảng cáo dạng rao vặt.eBay cũng
xây dựng một trang web mới, gọi là eBay Express chuyên bán lẻ, để chuyển hoạt động
bán lẻ giá cố định từ eBay sang, chỉ dùng phương thức thanh toán qua PayPal cũng của
eBay mua lại. Đây là một trong số những đối thủ cạnh tranh rất mạnh cho các công ty
trong ngành.
● Alibaba
Được thành lập vào năm 1999 bởi Jack Ma và một vài người bạn, Alibaba là một
người khổng lồ toàn cầu tập trung vào bán buôn trực tuyến. Kể từ tháng 6 năm 2020, họ
đã cán mốc 758 triệu người dùng.
Tuy Alibaba cũng tập trung vào bán hàng trực tuyến nhưng mơ hình kinh doanh của
nó có một vài điểm khác biệt so với Amazon. Alibaba tập trung vào việc thúc đẩy doanh

số B2B, Taobao chuyên thị trường B2C và Tmall tập trung vào các thương hiệu nhiều
quốc gia. Alibaba cũng vận hành như người trung gian đến ngành công nghiệp thương
mại điện tử mới nổi ở Trung Quốc. Họ tổ chức người bán hàng và người mua, nhưng
khơng thực sự xử lý hàng hóa. Thay vào đó, các thương nhân trả phí người bán và hoa
hồng cho Alibaba và trao đổi, họ có thể liệt kê các sản phẩm của họ trên Alibaba.
Mặc dù Alibaba có mặt trên nhiều quốc gia trên thế giới nhưng phạm vi hoạt động
chính và lớn mạnh nhất của tập đoàn này van nằm ở thị trường Trung Quốc. Năm 2020,
Alibaba chiếm hơn một nửa số doanh số bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc.


17
● Walmart
Walmart được biết đến là một tập đoàn bán lẻ hàng đầu trên thế giới, ra đời vào
năm 1962 và xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhau. Đây được xem là một thương hiệu
quen thuộc đối với các khách hàng và cửa hàng phân phối trong nhiều năm qua.
Walmart thực hiện chiến lược phát triển bán hàng trực tuyến của mình theo hai hướng:
thu hút người bán trực tuyến của Amazon và mở rộng thị trường của mình đối với người
bán quốc tế.
Theo Marketplace Pulse, Walmart hiện có khoảng 80.000 người bán trên thị trường
thương mại điện tử. Đây là một con số nhỏ so với 1,9 triệu người bán đang hoạt động
trên trang web của Amazon. Tuy nhiên, 39% người bán hàng trực tuyến trên Amazon
đang xem xét chuyển sang Walmart là một một con số đáng để Amazon dè chừng.
Walmart đã và đang tiếp cận riêng với một số công ty lớn tham gia bán hàng trực tuyến
trên Amazon nhằm mục đích bổ sung lực lượng của mình.
Đồng thời, để thu hút người bán mới, Walmart cũng đang đơn giản hóa quy trình
đăng ký của người bán trên trang thương mại điện tử, tránh những chỉ trích về thủ tục
rườm rà trước đây. Walmart cũng đang quảng cáo một ưu đãi có thời hạn được gọi là
“Ưu đãi cho người bán mới”, miễn thu hoa hồng bán hàng đối với tất cả những người
bán tham gia nền tảng thương mại điện tử Walmart trước ngày 31/3/2021 và bắt đầu
hoạt động trước ngày 1/5/2021.

Walmart khơng tính phí hàng tháng của người bán trực tuyến, trong khi tài khoản
bán hàng của Amazon có giá 39,99 đơ la mỗi tháng. Walmart tính phí người bán một
khoản phí giới thiệu cố định cho mỗi lần tham gia (thường là 15 % giá bán của sản
phẩm) cộng với các khoản phí bổ sung nếu họ sử dụng Dịch vụ riêng của Walmart.
Walmart cũng thông báo sẽ mở rộng cửa hàng online, cho phép các nhà bán lẻ từ
quốc tế gia nhập. Số lượng các nhà cung cấp mới dự kiến sẽ tăng lên đáng kể. Gần đây,
Walmart đã bổ sung hơn 130 người bán mới từ Trung Quốc.
Để bắt kịp ông vua bán lẻ thế giới Amazon thì Walmart cịn cả một chặng đường
dài. Những trang thương mại điện tử Walmart cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kể.
Với ngày càng nhiều hàng hóa và dịch vụ trực tuyến, Walmart có thể thách thức sự


18
thống trị của Amazon. Ngồi ra Amazon cịn phải cạnh tranh với một số đối thủ khác
trên sàn thương mại điện tử như: Apple, Rakuten, Otto…
2.2.2. Đối thủ tiềm ẩn
Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền thống là
tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối tác
kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại hay phí tổn trình bày
giới thiệu cũng được giảm xuống.
Và ngày nay công nghệ để thực hiện một thị trường điện tử đã rẻ đi rất nhiều.Thêm
vào đó là xu hướng kết nối nhiều thông tin chào hàng khác nhau thơng qua các giao
diện lập trình ứng dụng để thành lập một thị trường chung có mật độ chào hàng cao.
Ngoài ra các thị trường độc lập trước đây cịn được tích hợp ngày càng nhiều bằng các
giải pháp phần mềm cho một cổng Web tồn diện.
Vì thế có thể nói rằng các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các công ty thương mại
điện tử là những cơng ty có xu hướng hoạt động trên lĩnh vực thương mại điện tử.Với
những lợi ích từ Internet mang lại, sự nhận thức ngày càng cao trong mua bán trực
tuyến, trong tương lai những công ty thương mại điện tử sẽ ra đời nhiều hơn và sự cạnh
tranh sẽ gay gắt hơn.

Đồng hành với những công ty chuyên sâu về thương mại điện tử thì các trang Web
bán hàng trên mạng của những công ty trực tiếp sản xuất sản phẩm cũng tiềm ẩn những
thách thức không thể xem thường.Như vậy rào cản nhập cuộc của ngành là thấp nhưng
tiềm ẩn những rủi ro nhất định và không phải ai cũng dễ dàng vượt qua.
2.2.3. Nhà cung cấp
Amazon đã tạo ra một lợi thế cạnh tranh độc nhất và khiến cho bất kỳ đối thủ cạnh
tranh nào khó có thể sánh được với khả năng vận chuyển và hậu cần của họ. Mơ hình
kinh doanh của Amazon có một số thành tựu kinh tế bao gồm bằng sáng chế, công nghệ
và quan hệ đối tác.
Với số lượng chủng loại đáng kinh ngạc như vậy, chưa nói đến các mặt hàng riêng
lẻ, câu hỏi đặt ra là tất cả những sản phẩm này đến từ đâu? Nó khơng chỉ là lưu trữ và


19
hậu cần mà cịn là chi phí tồn kho, đặc biệt là đối với các mặt hàng tần suất mua thấp.
Dưới đây là các mơ hình tìm nguồn cung ứng phổ biến nhất:
Amazon sử dụng ba cách tiếp cận để xử lý các đơn hàng của mình


Hàng tồn kho tiêu chuẩn: chỉ giữ hàng tồn kho phổ biến nhất tại các trung tâm hoàn
thành đơn hàng của riêng họ.



Kiểm kê đúng lúc: thỏa thuận với nhà sản xuất (thay vì nhà bán buôn) để vận
chuyển hàng đến Amazon hoặc (tùy thuộc vào một số yếu tố) trực tiếp cho khách
hàng khi có đơn đặt hàng.




Người bán bên thứ ba: đây là một trường hợp hàng tồn kho khác không thuộc sở
hữu của Amazon và được bán thông qua sàn thương mại điện tử của Amazon. Đây
có thể là những người bán chuyên nghiệp khác hoặc những người dùng khác muốn
bán các mặt hàng đã qua sử dụng của họ. Trong hầu hết các trường hợp, bên thứ 3
sẽ tự ship hàng đến cho khách trừ khi họ sử dụng dịch vụ Hoàn thành đơn hàng của
Amazon và / hoặc Vận chuyển bằng dịch vụ của Amazon.

2.2.4. Khách hàng
Khách hàng của Amazon được chia thành 3 nhóm chính:


Khách hàng tiêu dùng



Khách hàng người bán



Khách hàng Developer (Lập trình viên/Nhà phát triển)

Amazon hiện có hơn 76 triệu tài khoản khách hàng, nhưng chỉ có 1,3 triệu khách
hàng là người bán đang hoạt động trên thị trường và Amazon đang tìm cách tăng con số
này lên. Mơ hình kinh doanh của Amazon khác so với một nhà bán lẻ ở chỗ họ xác định
những người sử dụng dịch vụ Amazon Web Services “là nhà phát triển”. Những khách
hàng này được cung cấp quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng công nghệ như lưu trữ mà các
nhà phát triển có thể sử dụng để phát triển các dịch vụ web của riêng họ.
Các thành viên cũng được khuyến khích tham gia chương trình khách hàng thân
thiết, Amazon Prime, một chương trình thành viên tính phí, trong đó các thành viên
được miễn phí hoặc giảm giá vận chuyển nhanh tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức và

Nhật Bản.


20
CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP
3.1. Phong cách quản trị của Amazon
⚫ Kiên định và linh hoạt
Jeff Bezos là một doanh nhân thơng minh và có tầm nhìn xa trơng rộng. Theo ơng,
để là một doanh nhân giỏi cần có được hai yếu tố là kiên định và linh hoạt, áp dụng vào
Amazon. Jeff Bezos từng nói rằng: “Chúng tơi kiên định về tầm nhìn song linh hoạt về
tiểu tiết”. Đối với một doanh nhân, nhiều thách thức sẽ xảy ra mà bạn không thể nào
biết trước được vì vậy cần kiên định nếu khơng rất dễ nản lòng và sớm từ bỏ. Tuy nhiên
cần linh hoạt trong những tình huống bất ngờ để giải quyết tốt vấn đề, tìm hướng đi mới,
nếu khơng mềm dẻo, linh hoạt sẽ rất dễ đi vào ngõ cụt hay những vết xe đổ từ trước.
Qua đó, điều đầu tiên mà chúng ta học được về cách quản trị của Amazon là vừa kiên
định vừa linh hoạt để giải quyết, xử lý vấn đề tốt nhất.
Theo các nhà nghiên cứu, Amazon vượt qua nhiều công ty khác về đơn xin cấp
bằng sáng chế, đăng ký nhãn hiệu thương mại và chi cho nghiên cứu và phát triển. Họ
cũng bỏ đơn đăng ký bằng sáng chế với tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp
khác. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty sẵn sàng bỏ qua các công nghệ cũ. Bản thân
Bezos cũng là người đứng tên nhiều bằng sáng chế của Amazon. Trong một bài phỏng
vấn, nhà sáng lập này từng phát biểu rằng: “Chỉ vài năm sau khi một phát minh gây bất
ngờ được công bố, mọi chuyện sẽ trở thành bình thường. Khách hàng bắt đầu chán. Và
sự chán ngán đó chính là động lực lớn nhất cho nhà sáng chế”. Qua đó ơng muốn nhấn
mạnh vào việc ln phải khơng ngừng tìm tịi học hỏi và phát triển nhiều sản phẩm mới
để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
⚫ Lấy khách hàng làm trung tâm
Bezos luôn chú trọng đến khách hàng và xem đây là kim chỉ nam cho các hoạt động
của Amazon để hướng đến sự hài lịng của họ. Bezos lý giải Amazon thành cơng nhờ
ln quan tâm đến việc mang lại cho khách hàng những gì họ muốn. Từ những ngày

đầu tiên Amazon hoạt động, ông thường đặt một chiếc ghế trống trong các cuộc họp để
các lãnh đạo luôn phải nghĩ đến việc quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến khách hàng
như thế nào. Bên cạnh đó, Amazon sẵn sàng thừa nhận những sai lầm của mình đối với


21
khách hàng, mang lại sự trải nghiệm và hài lòng nhất khi mua sắm tại Amazon. Một
tình huống xảy ra ở Amazon năm 2009 là đã khiến khách hàng nổi giận khi xóa các bản
sao của hai cuốn sách “Animal Farm” và “1984” của nhà văn George Orwell. Tuy nhiên,
sau sự cố này thì Amazon đã gửi một bức thư xin lỗi khách hàng và thừa nhận sai lầm
của mình khiến họ phật ý. Thay vì chỉ đăng tải một thơng cáo báo chí thừa nhận lỗi lầm
của mình hay phủ nhận lỗi sai của chính cơng ty thì hành động xin lỗi này của Amazon
đã lấy lại niềm tin từ khách hàng của họ.
Khi Bezos cân nhắc mở rộng hoạt động ra ngồi mảng sách và âm nhạc, ơng gửi thư
ngau nhiên đến khoảng 1.000 khách hàng và hỏi họ về món hàng họ muốn mua trên
website của Amazon. Dựa trên phản hồi của họ, ơng kết luận mình có thể bán mọi thứ
Internet, và thực sự ơng đã làm như vậy. Chính triết lý lấy khách hàng làm trung tâm đã
khiến Amazon trở nên thành công như ngày hôm nay và trở thành ông lớn trong ngành
bán lẻ.
⚫ Khiến nhân viên nghĩ rằng mình đang làm chủ
Sự phát triển ngoạn mục của Amazon nhờ việc cho phép nhân viên được quyền tự
chủ trong cơng việc. Điều này có nghĩa là nhân viên sẽ quán xuyến toàn bộ dự án của
mình đảm nhận để có thể phát huy được năng lực và hiệu sửa làm việc cao nhất. Với
chủ trương này, công ty đã quy tụ được rất nhiều nhân tài trong các lĩnh vực nghề
nghiệp khác nhau.
Vị tỷ phú này sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác, thậm chí ngay cả khi ơng
nghĩ điều đó khơng đúng. Nếu ý kiến đó đủ thuyết phục ơng sẽ tiến hành ngay. Trong
trường hợp thất bại, thì đó cũng là sự thất bại trong tầm kiểm soát. Đây là điều khác biệt
trong việc lãnh đạo của ông so với nhiều người khác.
Bezos đã sử dụng quyền mua cổ phiếu dành cho nhân viên trong quá trình tuyển

dụng. Hành động này của Amazon đã giúp giữ chân lại được những nhân viên tài năng,
có động cơ làm việc. Để nhân viên nghĩ rằng mình đang làm chủ là chiến lược thông
minh của Amazon nhằm đầu tư vào thành phần quan trọng nhất của sự thành công là
nguồn nhân lực.


×