Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch lặn biển Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
KHOA
----------------*******----------------

TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.

GVHD

: TRẦN VĂN ANH

SVTH

: 1. NGUYỄN TIẾN DUY - 52033

MỤC LỤC

2. TRẦN THỊ THÚY - 51862
MỤC LỤC......................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................
3. NGUYỄN TRẦN ĐỊNH - 51921
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................

LỚP

: AH20A1B

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1


Đà Nẵng, tháng 04 năm 2022


1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài.....................................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................1
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................1
5. Các quan điểm phương pháp nghiên cứu...................................................................1
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...........................................................................2
7. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................2
8. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................2
9. Đóng góp của đề tài...................................................................................................2
10. Bố cục của đề tài......................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về du lịch............................................................................................3
1.1.2. Tiềm năng và thực trạng là gì...............................................................................3
1.1.3. Khái niệm về du lịch biển....................................................................................3
1.1.3.1. Khái niệm..........................................................................................................3
1.1.3.2. Khái niệm về du lịch lặn biển...........................................................................3
1.1.3.3. Vai trò của du lịch thể thao lặn biển cho du lịch biển........................................3
1.1.3.4. Ý nghĩa kinh tế của phát triển du lịch...............................................................4
1.1.3.5. Ý nghĩa xã hội của phát triển du lịch.................................................................4
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch biển..............................................................4
1.1.4.1. Vị trí địa lý, chức năng lãnh thổ........................................................................4
1.1.4.2. Tài nguyên du lịch............................................................................................5
1.1.5. Các nhân tố khác..................................................................................................5
1.1.6. Kinh nghiệm phát triển du lịch biển.....................................................................7



....................................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THẾ
THAO LẶN BIỂN Ở ĐÀ NẴNG.............................................................................10
I. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở ĐÀ NẴNG. 10
1. Vị trí địa lý............................................................................................................... 10
2. Tài nguyên tự nhiên.................................................................................................10
2.1. Địa hình................................................................................................................10
2.2. Khí hậu.................................................................................................................10
2.3. Tài ngun nước...................................................................................................10
2.3.1. Biển, bờ biển......................................................................................................10
2.3.2. Sơng ngịi, ao hồ................................................................................................10
3. Nguồn nhân lực của thành phố.................................................................................11
4. Vốn đầu tư................................................................................................................ 11
5. Cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng...................................................................11
5.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật..........................................................................................11
5.1.1. Cơ sở lưu trú......................................................................................................11
5.1.2. Hoạt động kinh doanh lữ hành...........................................................................11
5.1.3. Các cơ sở vui chơi giải trí..................................................................................11
5.2. Cơ sở hạ tầng........................................................................................................12
5.2.1. Giao thông vận tải..............................................................................................12
5.2.1.1. Giao thông đường bộ......................................................................................12
5.2.1.2. Giao thông đường sắt......................................................................................12
5.2.1.3. Giao thông đường hàng không........................................................................12
5.2.1.4. Giao thông đường biển và hệ thống cảng biển................................................12
5.2.2. Thông tin liên lạc...............................................................................................12


5.2.3. Điện...................................................................................................................12
5.2.4. Nước..................................................................................................................12
II. Thực trạng các bãi tắm biển....................................................................................13

1. Các bãi biển đang hoạt động....................................................................................13
1.1. Bãi biển Non Nước...............................................................................................13
1.2. Bãi biển Bắc Mỹ An..............................................................................................13
1.3. Bãi biển Mỹ Khê...................................................................................................13
1.4. Bãi biển Phạm Văn Đồng......................................................................................13
1.5. Bãi biển Xuân Thiều.............................................................................................14
1.6. Bãi biển Thanh Bình.............................................................................................14
1.7. Các bãi tắm thuộc bán đảo Sơn Trà.......................................................................14
2. Đánh giá tình hình hoạt động của du lịch biển thành phố Đà Nẵng.........................15
2.1. Thị trường du khách..............................................................................................15
2.2. Lực lượng lao động du lịch...................................................................................15
2.2.1. Lực lượng lao động du lịch của thành phố Đà Nẵng..........................................15
2.3. Tình hình đầu tư phát triển du lịch biển................................................................17
III. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỂ THAO LẶN
BIỂN Ở ĐÀ NẴNG.....................................................................................................18
1. Tiềm năng................................................................................................................18
1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................18
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.......................................................................................19
1.3. Cơ sở hạ tầng du lịch thành phố............................................................................20
1.4. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác thể thao lặn biển..................................20
1.5. Một số sự kiện thể thao tiêu biểu..........................................................................20
2. Thực trạng của du lịch thể thao lặn biển ở Đà Nẵng................................................20


CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỂ
THAO LẶN BIỂN Ở ĐÀ NẴNG..............................................................................22
I. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU.....................................................22
1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch biển..........................................................22
2. Định hướng về đầu tư..............................................................................................22
3. Định hướng về đào tạo nguồn nhân lực...................................................................22

4. Định hướng về quảng cáo, tiếp thị...........................................................................22
5. Định hướng về tổ chức không gian biển..................................................................22
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ..............................................................................22
1. Giải pháp về chính sách...........................................................................................22
2. Giải pháp về quy hoạch............................................................................................23
3. Các giải pháp khác...................................................................................................23
4. Đề xuất..................................................................................................................... 23
5. Kết luận...................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................24
I. TÀI LIỆU TRÊN WEB............................................................................................24
PHẦN PHỤ LỤC.......................................................................................................25


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Ảnh 1: Bãi biển Mỹ Khê - Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Ảnh 2: Một góc khu giải trí, thể thao biển Hịn Tằm, Nha Trang.
Ảnh 3: Bản đồ du lịch thành phố Đà Nẵng.
Ảnh 4: Lặn ngắm san hô ở bãi biển Sơn Trà – Đà Nẵng.
Ảnh 5: Lặn ngắm san hô ở Cù Lao Chàm – Đà Nẵng.
Ảnh 6: Ghềnh Bàng – Đà Nẵng.
Ảnh 7: Hai du khách thích thú khi tham gia lặn biển.
Ảnh 8: Nhóm khảo sát của chúng tơi.
Ảnh 9: Khảo sát một vị khách nữ đến từ Thái Nguyên.
Ảnh 10: Khảo sát một vị khách nữ đến từ England.
Ảnh 11: Khảo sát một chú cứu hộ, cứu nạn ở biển.


LỜI CẢM ƠN
Xin chào các độc giả đã dành thời gian quý báu của mình để ghé thăm tác phẩm
của chúng tôi. Xin cảm ơn giảng viên hướng dẫn bộ môn “Phương pháp nghiên cứu

khoa học” đã chắp cánh cho chúng tôi trên con đường nghiên cứu khoa học. Cảm ơn
những người đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt chặng đường vừa qua. Cảm ơn
chính quyền Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong suốt cuộc khảo sát. Do giới
hạn về thời gian cũng như về kiến thức nên bài tiểu luận của chúng tôi chắc chắn vẫn
cịn tồn tại nhiều sai sót. Kính mong các vị độc giả trong quá trình nghiên cứu tiểu
luận này hãy đưa ra những lời bình, đóng góp thêm về mặt kiến thức cũng như kinh
nghiệm thực tế về “Nghiên cứu khoa học” để chúng tơi ngày một hồn thiện hơn. Xin
cảm ơn! Chúc các độc giả có một buổi nghiên cứu thật hiệu quả!


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan bài tiểu luận này là đứa con tinh thần, là tài sản của
riêng chúng tơi. Do chính chúng tơi cất cơng tìm tịi nghiên cứu và thực hiện. Những
nhận định đưa ra trong bài luận là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc, độc
lập của chúng tôi. Các tài liệu được sử dụng trong bài luận chúng tôi cam đoan sẽ có
trích dẫn đầy đủ và chính xác. Nếu có sai phạm chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm
trước nhà trường!
Đà Nẵng, ngày 04/04/2022
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tiến Duy


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Bãi biển Mỹ Khê, thuộc thành phố Đà Nẵng. Là một bãi biển đẹp, tiềm năng để
phát triển các loại hình thể thao đặc sắc. Mặc dù tiềm năng to lớn như vậy, song vẫn
đang tồn tại rất nhiều khó khăn và gặp rất nhiều bất trắc trong quá trình phát triển loại
hình này. Vì vậy, chúng tơi muốn tìm ra tiềm năng và thực trạng từ đó đưa ra các biện
pháp để phát triển loại hình tiềm năng và màu mỡ này.

2. Mục tiêu của đề tài.
Chỉ rõ thực trạng và tiềm năng để phát triển du lịch thể thao lặn biển ở Đà
Nẵng. Tìm ra các giải pháp để cải thiện và phát huy loại hình này trong tương lai.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
ST
T
1
2
3

Họ và tên

Nhiệm vụ

Nguyễn Tiến Duy
Nguyễn Trần Định
Trần Thị Thúy

Là người trực tiếp khảo sát.
Quay phim, ghi âm.
Ghi chép

4. Phạm vi nghiên cứu.
Biển Đà Nẵng.
5. Các quan điểm phương pháp nghiên cứu.
Chúng tôi sử dụng các phương pháp như:
-

Phương pháp phân tích và tổng hợp.


Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp nhận thức khác nhau song lại thống nhất
biện chứng với nhau. Sự thống nhất của phân tích và tổng hợp là một yếu tố khách
quan của phương pháp biện chứng. Do đó, ta khơng nên tách rời phân tích và tổng hợp
hoặc cường điệu phương pháp này, coi nhẹ phương pháp kia và ngược lại.
-

Phương pháp điều tra.

Điều tra: là phương pháp sử dụng bảng hỏi gồm nhiều câu hỏi thường dùng để khảo
sát thực địa. Người ta thường áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp trong điều tra.
-

Phương pháp thu thập số liệu.

Thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học (NCKH). Mục
đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và
thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả
thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra:
1


Có 3 phương pháp thu thập số liệu:
-

Thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo.

-

Thu thập số liệu từ những thực nghiệm (Các kết quả lâm sàng, cận lâm sàng…)


-

Thu thập số liệu phi thực nghiệm (Lập bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn, thảo

luận nhóm…)


Yếu tố quyết định phương pháp thu thập số liệu:

-

Mục tiêu nghiên cứu, các biến số: Quyết định các chỉ số cần thu thập.

-

Đối tượng nghiên cứu.

-

Loại nghiên cứu (Định tính, định lượng, phối hợp, mơ tả, phân tích…)

-

Nguồn thơng tin thu thập: Sẵn có hay phải điều tra.

6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
Khách du lịch đến biển Đà Nẵng tham gia loại hình du lịch thể thao lặn biển.
7. Giả thuyết nghiên cứu.
-


Biển Đà Nẵng có tiềm năng phát triển du lịch thể thao lặn biển to lớn.

-

Có nhiều bãi biển đẹp và tiềm năng.

-

Khách du lịch đang dần tiếp cận với loại hình này.

8. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu trong vòng 1 tháng. Đã chỉ ra một phần nhỏ thực trạng tiềm
năng của biển Đà Nẵng cũng như loại hình du lịch thể thao lặn biển.
9. Đóng góp của đề tài.
-

Sau khi hồn thành đề tài này, nhóm chúng tơi mong muốn đóng góp một phần

sức lực vào việc thúc đẩy phát triển thể thao lặn biển ở biển Đà Nẵng thông qua những
giải pháp đã được nghiên cứu trong tiểu luận này. Khai thác được sâu xa tiềm năng và
thực trạng bộ môn du lịch thể thao lặn biển này.
-

Nếu đề tài của chúng tơi được thành cơng. Nó sẽ góp phần vào cơng cuộc từng

bước đi lên của du lịch biển Đà Nẵng.
10. Bố cục của đề tài.


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.




Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

THỂ THAO LẶN BIỂN Ở ĐÀ NẴNG.


Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỂ

THAO LẶN BIỂN Ở ĐÀ NẴNG.

2


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Khái niệm về du lịch.
- Theo định nghĩa của Luật du lịch Việt Nam thì du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người (cá nhân hoặc tập thể) đến những nơi khơng thuộc khu
vực mình cư trú thường xuyên nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (khơng bao gồm mục đích cơng việc).
Trong thời đại ngày nay du lịch là một nghành kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ
để phục vụ nhu cầu to lớn của toàn nhân loại. Du lịch là một ngành tổng thể rất phức
tạp, là sự kết hợp của nhiều nghành khác nhau. Có thể nói, chúng có mối quan hệ cùng
tiến, cùng lùi với nhau.
1.1.2. Tiềm năng và thực trạng là gì.
-


Tiềm năng được hiểu là những thế mạnh mà còn chưa khai thác hay chưa được

biết đến.
-

Thực trạng bao gồm những gì phản ánh dựa trên thực tế, về trạng thái đã và

đang xảy ra của sự vật, sự việc hay con người tại một khoảng thời gian và không gian
nhất định.
1.1.3. Khái niệm về du lịch biển.
1.1.3.1. Khái niệm.
Du lịch biển là loại hình được phát triển ở các khu vực ven biển, nhằm đáp ứng nhu
cầu của du khách về nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, khám phá, phiêu lưu mạo hiểm… Dựa
trên nền tảng khai thác nguồn tài nguyên du lịch biển bao gồm tài nguyên tự nhiên và
tài nguyên nhân vân.
1.1.3.2. Khái niệm về du lịch lặn biển.
Đây được xem là một bộ môn thể thao biển mạo hiểm, là hoạt động mà chủ thể người
tham gia trực tiếp lặn xuống lòng biển để khám phá, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp ở
dưới lòng đại dương. Là hoạt động du lịch không thể bỏ qua khi đi du lịch biển. Đặc
biệt loại hình này hướng đến những bạn trẻ u thích khám phá và tìm hiểu đại dương.
1.1.3.3. Vai trò của du lịch thể thao lặn biển cho du lịch biển.
-

Về mặt kinh tế.

-

Về mặt văn hóa.
3



-

Về mặt xã hội.

-

Về mặt môi trường.

1.1.3.4. Ý nghĩa kinh tế của phát triển du lịch.
* Ý nghĩa kinh tế của phát triển du lịch nội địa:
Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân, làm tăng thêm tổng sản
phẩm quốc nội; tham gia quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Du
lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động, góp phần làm
tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở
vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn.
* Ý nghĩa kinh tế của phát triển du lịch quốc tế chủ động:
Tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thơng qua thu ngoại tệ, đóng
góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Du lịch là hoạt động
xuất khẩu có hiệu quả cao nhất, khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngồi, góp
phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
* Ý nghĩa kinh tế của phát triển du lịch quốc tế thụ động:
Du lịch quốc tế thụ động là hình thức nhập khẩu đối với đất nước gửi khách hàng ra
nước ngồi. Bù đắp vào đó là hiệu quả của chuyến đi du lịch đối với người dân.
* Ngoài ra du lịch cịn có những đóng góp khác cho phát triển kinh tế:
Làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế
khác phát triển theo.
1.1.3.5. Ý nghĩa xã hội của phát triển du lịch.
Du lịch làm tăng thêm tình địan kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân
giữa các vùng với nhau và của nhân dân giữa các quốc gia với nhau. ngoài một lần,

trong mỗi chuyến đi chỉ được mang ra khỏi biên giới một lượng tiền và ngoại tệ mạnh
nhất định.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch biển.
1.1.4.1. Vị trí địa lý, chức năng lãnh thổ.
-

Vị trí địa lí là vị trí của đối tượng địa lí đối với bề mặt Trái Đất cũng như đối với

các đối tượng khác mà chúng có quan hệ tương tác với nhau. Vị trí địa lí là đặc trưng
quan trọng của đối tượng, vì ở một mức độ đáng kể, nó cung cấp biểu tượng về các
điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội cũng như các đặc điểm địa phương của
sự định vị đối tượng. Vị trí địa lí được xác định nhờ tọa độ địa lí. Có thể đánh giá vị trí
4


địa lí về các phương diện khác nhau: vị trí địa lí tự nhiên, vị trí địa lí kinh tế, vị trí địa
lí vận tải, vị trí địa lí quân sự, vị trí địa chiến lược (địa chính trị),…
-

Lãnh thổ là một phần bề mặt của Trái Đất có giới hạn gồm cả đất liền, nước và

không gian. Thông thường nó được xem là thuộc sở hữu của một cá nhân, tổ chức,
đồn thể, quốc gia và có khi kể cả của lồi vật. Về địa lý, chính trị và hành chính, lãnh
thổ là một phần đất nằm dưới sự quản lý của cơ quan chính quyền của một quốc gia.
Lãnh thổ cũng được dùng theo nghĩa "không gian hoạt động của một cộng đồng
người". Đối với lồi vật thì là vùng địa lý sinh sống và tự vệ của một con hay một đàn
vật chống lại những con vật khác cùng loài hay khác loài.
1.1.4.2. Tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa,
cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử

dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch,
điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du
lịch tụ nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
-

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất,

địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử
dụng cho mục đích du lịch.
-

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn

nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ kiến trúc, các cơng trình lao động
sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể sử dụng
phục vụ mục đích du lịch.
1.1.5. Các nhân tố khác.


Cơ sở vật chất.

Ngày càng hoàn thiện cải tiến các trang thiết bị hiện đại để mang tới khách hàng trải
nghiệm dịch vụ tốt nhất. Đây là một trong các yếu tố quan trọng để cải tiến nghành
dịch vụ. Nó cũng là một vũ khí tiềm năng để thu hút khách du lịch.


Lao động trong du lịch.

Cải thiện nguồn lực du lịch có chun mơn và năng lực cao. Đây là một yếu tố hết sức
quan trọng trong khối nghành dịch vụ thúc đẩy nghành dịch vụ phát triển. Có một

nguồn nhân lực tốt sẽ thỏa mãn được hầu hết khách du lịch. Mang lại ấn tượng tốt cho
khách hàng.
5




Chính sách quản lí của nhà nước.

Chính sách quản lí của nhà nước ảnh hưởng rất lớn cho nghành du lịch. Quản lí nhà
nước mang túnh quyền lực do chính nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi
của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt đời sống xã hội của người dân. Do các cơ quan
trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội, đất nước.
Quản lí nhà nước về du lịch là sự tác động bằng quyền lực của nhà nước đối với các
hoạt động du lịch nhằm tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động du lịch, để
đảm bảo phát triển du lịch mà văn bảo tồn được tài ngun, duy trì và phát triển văn
hóa, bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp phát của khách du lịch, tổ chức, các cá nhân kinh
doanh du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch.


Cư dân địa phương.

Mang các phản ánh trong lối sống và tính cách của người dân địa phương. Cũng phản
ánh cho nét đẹp văn hóa và nét đẹp lao động ở khu vực đó. Họ vừa trực tiếp vừa gián
tiếp tác động đến phát triển du lịch. Trực tiếp khi đóng vai trị chính trong việc bảo tồn
đa dạng sinh học. Bảo đảm tính bền vững về sử dụng nguồn lực phục vụ cho hoạt động
du lịch. Hướng đến phản ánh cho các giá trị lịch sử và văn hóa, bên cạnh nét đẹp gìn
giữ và cải tạo thiên nhiên. Tác động gián tiếp phản ánh giữa người dân địa phương với
du khách. Khi đó, du khách có những đánh giá với những người mà họ gặp, mang

nhận định cho tính cách của người dân khi vực đó. Cần phải thiết lập, duy trì mối quan
hệ cộng đồng dân cư trong quá trình triển khai hoạt động du lịch. Mang đến sự hài
lòng đối với du khách.


Khách du lịch.

Là người tiêu dùng và chi trả cho việc tiêu dùng sản phẩm du lịch, tạo thu nhập cho du
lịch. Thúc đẩy kinh doanh, sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Khi các nhu cầu
này càng tăng, xu hướng thúc đẩy sản xuất cũng được phản ánh.


Các cơ sở kinh doanh du lịch.

Khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch. Tác động đến tài nguyên du lịch, đến môi
trường tự nhiên – xã hội. Cần sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên và các nguồn lực du
lịch. Đóng góp các lợi ích cho cộng đồng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở
địa phương. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

6




Tình hình chính trị và các điều kiện an tồn đối với du khách.

Các nhân tố chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế. Không mấy du khách muốn đặt
chân đến đất nước luôn luôn xảy ra xung đột quanh năm suốt tháng.



Gia tăng kết quả và đóng góp của du lịch biển.

Sự phát triển của du lịch biển cuối cùng được thể hiện bằng sự gia tăng các kết quả tạo
ra trong ngành du lịch và gia tăng sự đóng góp của du lịch biển vào ngành du lịch nói
chung và gia tăng đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và đóng góp của du lịch biển: Gia tăng lượng khách
du lịch biển và số ngày lưu trú; gia tăng mức chi tiêu của du khách; mức gia tăng
doanh thu của du lịch biển; gia tăng tỷ lệ đóng góp của du lịch biển vào doanh thu
ngành du lịch; gia tăng tỷ lệ đóng góp của du lịch biển vào giá trị sản xuất/GDP của
địa phương; gia tăng việc làm, thu nhập cho người dân địa phương; gia tăng đóng góp
vào ngân sách của nhà nước.
1.1.6. Kinh nghiệm phát triển du lịch biển.
Đà Nẵng là thành phố có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trong những năm qua,
ngành du lịch của thành phố đã đạt nhiều bước tiến trong đầu tư phát triển cơ sở vật
chất, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng điểm đến và các tuyến du lịch để thu hút du
khách trong và ngồi nước. Đến nay, tồn thành phố có 572 cơ sở lưu trú với 21.197
phòng; 43 cơ sở dịch vụ đạt chuẩn và 270 đơn vị kinh doanh lữ hành. Đến nay, Đà
Nẵng có 83 dự án du lịch dịch vụ đang triển khai đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 7,3 tỷ
USD (153,3 nghìn tỷ đồng), trong đó có 20 dự án đầu tư nước ngồi với tổng vốn 1,28
tỷ USD (tương đương 26,8 nghìn tỷ đồng) và 63 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn
6,02 tỷ USD (tương đương 126,4 nghìn tỷ đồng). Đến năm 2016, có 20 đường bay trực
tiếp đến Đà Nẵng đang hoạt động, đưa tổng lượt khách đến Đà Nẵng đạt 5,51 triệu
lượt, tăng 17,7% so với năm 2015, trong đó khách quốc tế đạt 1,66 triệu lượt, tăng
31,6 % và khách nội địa đạt 3,89 triệu lượt, tăng 17,7%. Tổng thu du lịch đạt 16 nghìn
tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2015, tăng gần gấp 4 lần so với năm 2011 (năm 2011
là 4,6 nghìn tỷ đồng)(2). Giai đoạn 2011 - 2016, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình
qn hằng năm đạt 22,0%. Trong kết quả chung đó, sự đóng góp của nguồn nhân lực
trong lĩnh vực du lịch có tính chất quyết định đến chất lượng dịch vụ du lịch.


7


Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 92 km, có vịnh nước sâu với cảng biển Tiên Sa, có
vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200 m, tạo thành vành đai nước nơng rộng lớn
thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngồi. Bờ biển có
nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô, Làng Vân...
Đây là nội dung được nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước chia sẻ tại
Hội thảo quốc tế về du lịch và du lịch biển do Trường Đại học Tôn Đức Thắng phối
hợp với Trường Đại học quốc gia Khoa học và Công nghệ Penghu, Đài Loan (Trung
Quốc) tổ chức ngày 1/8.

Ảnh 1: Bãi biển Mỹ Khê - Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Hội thảo thu hút sự tham dự hơn 40 nhà nghiên cứu khoa học, giảng viên và đông đảo
sinh viên chuyên ngành du lịch các trường đại học đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh
thổ như Anh, Áo, Australia, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Đài Loan…
Các nhà nghiên cứu tập trung đề cập đến bài học về phát triển mơ hình du lịch biển và
trải nghiệm của du khách; chia sẻ hoạt động giáo dục và bảo vệ mơi trường. Bên cạnh
đó, một số nhà nghiên cứu cũng phân tích về tác động của việc phát triển du lịch đến
kinh tế-xã hội và cuộc sống của cư dân địa phương cùng với sự chung tay góp sức của
cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững.

8


Ảnh 2: Một góc khu giải trí, thể thao biển Hòn Tằm, Nha Trang. Ảnh: Tiên
Minh/TTXVN
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Trọng Đạo - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tơn
Đức Thắng chia sẻ: Việt Nam có thế mạnh về phát triển du lịch biển nhưng chúng ta
chưa khai thác thật sự hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Một trong những

nguyên nhân là sự thiếu sự đầu tư chuyên nghiệp về nguồn nhân lực, khiến việc phát
triển cịn manh mún, tự phát. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch biển tại Việt Nam chưa đa
dạng để tạo được sức cạnh tranh cao. Trình bày về kinh nghiệm phát triển và bảo tồn
du lịch biển, đảo tại địa phương, ông Chun - Chieh Hu, Trưởng khoa Du lịch giải trí
trên biển của Trường Đại học quốc gia Khoa học và Công nghệ Penghu cho biết: Việc
khai thác thắng cảnh thiên nhiên trên biển, đảo đều dựa trên các nghiên cứu khoa học
chặt chẽ và nghiêm túc về tác động của kỹ thuật công nghệ đến môi trường thiên nhiên
và các vấn đề liên quan đến dân sinh. Từ những nghiên cứu này, các chuyên gia, nhà
quản lý sẽ đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp với thực tiễn, vừa thúc đẩy phát
triển du lịch tại địa phương, đồng thời bảo tồn cảnh quan thiên nhiên một cách bền
vững. Một số đại biểu cũng nêu ý kiến về việc tập trung nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực quản lý cấp cao du lịch biển, đảo để phát triển dịch vụ giải trí trên biển. Đây
được xem là một trong những yếu tố cần thiết để phát triển du lịch biển, đảo phù hợp
với xu hướng trên thế giới.

9


CHƯƠNG 2:
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH THẾ THAO LẶN BIỂN
Ở ĐÀ NẴNG
I. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở ĐÀ
NẴNG.
1. Vị trí địa lý.
Đà Nẵng là một trong những thành phố cảng biển lớn nhất miền Trung. Phía Bắc thành
phố giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và phía Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía
Đơng giáp biển Đơng.
Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước Việt Nam, cách Hà Nội 765km về phía Bắc và
cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam.

Ngồi ra, Đà Nẵng cịn ở gần các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới như:
Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn…
2. Tài nguyên tự nhiên.
2.1. Địa hình.
Đà Nẵng có đồng bằng, núi, vùng cao và dốc tập trung ở phía Tây, Tây Bắc, nhiều dãy
núi chạy dài ra biển, một số đồi núi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp.
2.2. Khí hậu.
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình; nhiệt độ cao và ít biến
động. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90 độ C. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa và mùa khô.
2.3. Tài nguyên nước.
2.3.1. Biển, bờ biển.
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải
Vân và Sơn Trà.
Đà Nẵng có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh
Khê, Nam Ô và khu vực quanh bán đảo Sơn Trà.
2.3.2. Sơng ngịi, ao hồ.
Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố, tỉnh
Quảng Nam và đều ngắn và dốc. Có 2 con sơng chính là Sông Hàn (Dài 204 km) và
sông Cu Đê (Dài 38 km).
10


3. Nguồn nhân lực của thành phố.
Đà Nẵng có nguồn nhân lực trẻ dồi dào và tiềm năng. Số lao động có chun mơn kỹ
thuật được đào tạo chiếm gần ¼ lực lượng lao động của thành phố.
Đà Nẵng là một trong những tỉnh thành trong cả nước có chỉ số phát triển giáo dục cao
với hệ thống giáo dục ngày càng hoàn chỉnh.
4. Vốn đầu tư.
Hầu hết lĩnh vực đầu tư mạnh nhất ở thành phố đó chính là các khách sạn, khu vui

chơi giải trí… Địa điểm được chọn xây dựng chủ yếu tại các khu ven biển nhằm khai
thác tiềm năng du lịch đầy to lớn ở biển.
Các khu vui chơi giải trí dành riêng cho khách quốc tế còn hạn chế về số lượng lẫn
chất lượng. Đà Nẵng chưa có nhiều khu vui chơi hiện đại như Tuần Châu của Quảng
Ninh hay Vinpearl của Nha Trang, Phú Quốc.
5. Cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng.
5.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
5.1.1. Cơ sở lưu trú.
Tốc độ tăng trưởng số lượng khách sạn chiếm tỉ lệ tương đối cao từ năm 2005 – 2009
(11,01 %).
Số lượng khách sạn được xếp sao chiếm khoảng 54% tổng số khách sạn trên địa bàn
thành phố. Nhưng chất lượng phục vụ chưa cao, chưa thu hút được khách quốc tế.
5.1.2. Hoạt động kinh doanh lữ hành.
Hoạt động kinh doanh lữ hành tại Đà Nẵng khá ổn định và phát triển nhanh. Tính đến
năm 2009, tồn bộ thành phố có 76 đơn vị lữ hành tăng 23 đơn vị so với năm 2001.
Các doanh nghiệp lữ hành đã chủ động xây dựng các tour tuyến với nhiều loại hình
hấp dẫn. Hàng năm, các doanh nghiệp lữ hành tại thành phố Đà Nẵng đón nhiều tàu
lớn cập cảng với số lượng du khách quốc tế đơng.
Ngồi ra, vấn đề đáng quan tâm là nhiều cơng ty lữ hành có rất ít những chương trình
cho du khách nghỉ ngơi và tham quan tại thành phố. Đặc biệt có rất ít hình ảnh thành
phố Đà Nẵng trên brochure của họ.
5.1.3. Các cơ sở vui chơi giải trí.
Các cơ sở vui chơi giải trí của thành phố Đà Nẵng cịn hạn chế về số lượng và cả chất
lượng.

11


Địa điểm tập trung nhiều hoạt động vui chơi nhất chính là các bãi biển, nhưng những
hoạt động đó chủ yếu diễn ra vào buổi chiều và tối do hoạt động tự phát của người dân

địa phương là chủ yếu không thu hút được nhiều du khách du lịch tham dự.
5.2. Cơ sở hạ tầng.
5.2.1. Giao thông vận tải
5.2.1.1. Giao thông đường bộ.
Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Đà Nẵng tương đối phát triển như Quốc
lộ 1A, Quốc lộ 14B, tuyến đường ven biển Liên Chiểu – Thuận Phước, đường Bạch
Đằng Đông, Đường ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc.
5.2.1.2. Giao thơng đường sắt.
Thành phố có nhiều hệ thống đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua, với Ga Đà Nẵng
được xem là một trong những nhà ga đẹp nhất của cả nước.
5.2.1.3. Giao thông đường hàng không.
Sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay lớn nhất và hiện đại nhất của nước
Việt Nam, cách trung tâm thành phố chưa đến 10 phút đi bằng ôtô.
5.2.1.4. Giao thông đường biển và hệ thống cảng biển.
Cảng Đà Nẵng bao gồm 2 khu vực là cảng biển Tiên Sa và cảng sông Hàn. Nằm ở
trung độ cả nước, vấn đề về giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi.
5.2.2. Thông tin liên lạc.
Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu chính viễn thơng lớn nhất của đất nước, có
trạm cáp quang biển quốc tế, đường truyền quốc tế với chất lượng tốt hàng đầu ở các
nước Đông Nam Á.
5.2.3. Điện.
Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố Đà Nẵng được đảm bảo
cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV Bắc – Nam.
5.2.4. Nước.
Nhà máy cấp nước Đà Nẵng hiện có cơng suất hơn 80.000 m3/ngày đêm. Thành phố
đang đầu tư xây dựng một nhà máy mới với công suất 120 m3/ngày đêm nhằm nâng
tổng công suất cấp nước lên 210m3/ngày đêm.

12



II. Thực trạng các bãi tắm biển.
1. Các bãi biển đang hoạt động.
1.1. Bãi biển Non Nước.
Bãi tắm Non Nước trải dài 5 km thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Bãi tắm Non Nước, với các tố chất có được từ độ sóng, khí hậu, thời tiết, độ mặn…
phù hợp với các loại hình thể thao trên biển, nhất là các mơn trượt sóng biển.
Đến với bãi biển Non Nước, ngồi việc nghỉ ngơi, tắm biển, du khách cịn có thể kết
hợp viếng thăm thắng tính Ngũ Hành Sơn, nơi có những ngơi chùa cổ, đang hoạt động
thâm nghiêm, dạo quanh làng đá mỹ nghệ ngay dưới chân núi.
1.2. Bãi biển Bắc Mỹ An.
Bãi biển Bắc Mỹ An nằm trong địa phận phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn,
thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Đơng Nam.
Khu vực Bắc Mỹ An có năm điểm được xem là bãi tắm đẹp, gồm bãi tắm T18, Mỹ Đa
Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu vực khách sạn Furama.
Trước 1975, đây chỉ là bãi tắm tự nhiên. Sau ngày thành phố giải phóng, nhà nước xây
dựng ở đây một nhà nghỉ và một viện điều dưỡng để phục vụ nhu cầu an dưỡng của
cán bộ công nhân viên chức tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (Cũ).
Gần đây với sự xuất hiện của khu du lịch Furama, Bắc Mỹ An trở nên nổi tiếng, được
du khách trong và ngoài nước biết đến như một nơi nghỉ dưỡng mang tầm quốc tế.
1.3. Bãi biển Mỹ Khê.
Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài chừng 900m, thuộc vào loại bãi biển nhộn nhịp nhất
trong số các bãi tắm ở Đà Nẵng, rất quen thuộc với người dân thành phố.
Trước năm 1975, một phần của bãi tắm do quân đội Mỹ chiếm đóng để phục vụ nhu
cầu giải trí, vui chơi của binh lính Mỹ.
Bãi tắm Mỹ Khê gần thành phố, có khơng gian rộng, phong cảnh đẹp và có đầy đủ
dịch vụ có chất lượng. Bãi tắm có hệ thống chịi canh, phao cứu sinh, cờ báo hiệu vùng
nước xoáy và lực lượng cứu hộ túc trực ngày đêm, sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có
người gặp nạn.
1.4. Bãi biển Phạm Văn Đồng.

Nằm cuối nút Cảnh quan đường Phạm Văn Đồng, trên địa bàn phường Phước Mỹ Quận Sơn Trà – thành phố Đà Nẵng. Bãi biển trải dài 2km với bờ cát dài thoai thoải,

13


độ bước sóng êm. Đây cịn được chọn làm khu vực bãi tắm đêm với hàng loạt các dịch
vụ vui chơi giải trí cơng cộng và các dịch vụ phụ trợ trên công viên biển.
1.5. Bãi biển Xuân Thiều.
Cách bãi biển Nam Ơ chừng 3 km về phía Nam là bãi tắm Xuân Thiều – một địa danh
gắn liền với sự kiện lịch sử.
Bãi tắm này trước năm 1975 chỉ dành riêng cho binh lính. Binh lính Mỹ gọi bãi tắm
Xuân Thiều là “ Red Beach”. Hiện nay, bãi tắm Xuân Thiều được đầu tư khu du lịch
biển cao cấp với hàng loạt các dịch vụ vui chơi thể thao giải trí trên biển như lướt
sóng, dù bay, mơ tơ nước.
1.6. Bãi biển Thanh Bình.
Bãi biển Thanh Bình dài khoảng 1 km, nằm ngay trong nội thị, phía cuối đường Ơng
Ích Khiêm, thuộc phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Nằm trong vịnh Đà Nẵng, với tuyến đường Nguyễn Tât Thành chạy ngay bên cạnh,
bãi biển Thanh Bình là một trong những bãi biển đẹp và thuận lợi của thành phố Đà
Nẵng. Các dịch vụ biển như lướt ván, du thuyền, cano… Đáng được đầu tư phát triển,
đây cịn là một vị trí lý tưởng để xây dựng các khách sạn ven biển, xây dựng các cầu
tàu du lịch loại nhỏ.
1.7. Các bãi tắm thuộc bán đảo Sơn Trà.
Sơn Trà là một đặc ân mà thiên nhiên đã hào phóng trao tặng cho thành phố Đà Nẵng
xinh đẹp. Sơn Trà là một bức bình phong khổng lồ che chắn cho thành phố.
Nằm cách trung tâm thành phố 10 Km về phía Đơng Bắc, bán đảo Sơn Trà với độ cao
693m so với mực nước biển. Đây còn là một khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong
phú, được bảo vệ theo chế độ rừng cấm quốc gia.
Bao quanh bán đảo Sơn Trà là vòng cung bờ biển tuyệt đẹp với các bãi biển Bãi Tiên
Sa, bãi Đá Đen, bãi Rạng, bãi Bụt, bãi Xếp, bãi Đa, bãi Nam, bãi Bắc, bãi Con, bãi

Trẹn. Chân núi ăn sâu ra biển đã hình thành nên các vùng biển có rạng san hô quý
hiêm, đa dạng về chủng loại (Đây cũng là nơi phát triển mạnh loại hình du lịch thể
thao lặn biển).
Chính quyền thành phố đã tiến hành quy hoạch lại khu vực này với nhiều khu du lịch
mới đã và đang được xây dựng.

14


2. Đánh giá tình hình hoạt động của du lịch biển thành phố Đà Nẵng.
2.1. Thị trường du khách.
Lượng du khách đến với thành phố Đà Nẵng tăng mạnh về số lượng bao gồm cả khách
quốc tế và khách nội địa. Du khách đến đây tham gia rất nhiều hoạt động khác nhau.
Số lượng du khách được thể hiện qua bảng sau:
6 tháng
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

đầu năm
2010


Tổng lượt
khách
Khách
quốc tế
Khách
nội địa

656,5

774

1022,9

1269,1

1350

880,1

227,8

258

315,65

353,7

300,8

212,3


428,7

516

707,25

915,4

1049,2

667,8

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao, du lịch Đà Nẵng)
Theo bảng số liệu trên, lượng khách du lịch đến với thành phố Đà Nẵng tăng nhanh
với mức độ tăng bình quân khoảng 9,63. Số lượng khách tăng đột biến trong năm 2006
– 2007 với tổng lượt khách du lịch tăng khoảng 250.000 khách.
Số lượng du khách đến với Đà Nẵng từ nhiều quốc gia ngày càng tăng nhanh. Tuy
nhiên tập trung chủ yếu từ các quốc gia tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Đặc biệt, sau sự kiện
các bãi biển tại Đà Nẵng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển hấp
dẫn nhất hành tinh, cùng với mối quan hệ Việt – Mỹ đang trên đà phát triển tốt đẹp thì
thị trường Mỹ được đánh giá là một trong những thị trường khách du lịch tiềm năng
của thành phố.
2.2. Lực lượng lao động du lịch.
2.2.1. Lực lượng lao động du lịch của thành phố Đà Nẵng.
Về số lượng, nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn
2011-2016 tăng rất nhanh theo từng năm. Năm 2011 có 14.141 người, đến năm 2016 là
25.083 người, tăng 77,38%, chiếm khoảng 3,2% lực lượng lao động tồn thành phố.
Về khả năng đáp ứng u cầu cơng việc, qua khảo sát, có 60% - 80% nhân lực đáp ứng
yêu cầu công việc, tùy vào từng lĩnh vực cụ thể, tuy nhiên có khoảng 15 - 20% số nhân

viên trong lĩnh vực lưu trú, gần 30% số nhân viên trong lĩnh vực lữ hành chưa đáp ứng
được các yêu cầu công việc(3).
15


Cơ cấu nhân lực các lĩnh vực được điều tiết ngày càng hợp lý, bảo đảm tính hiệu quả
kinh tế - xã hội. Cơ cấu nhân lực tăng theo tỷ lệ tăng của ngành.
Cơ cấu về độ tuổi, giới tính cũng được cải thiện và phù hợp với tính chất công việc.
Về độ tuổi, lực lượng lao động du lịch phần lớn là trẻ tuổi: độ tuổi dưới 45 chiếm
88,5%, dưới 25 tuổi chiếm 30,9%; độ tuổi 45 - 60 chỉ chiếm 11,5%, chủ yếu thuộc
nhóm cán bộ quản lý, điều hành.
Về giới tính, lao động nữ chiếm 51,71%, nam giới 48,29%. Mức độ chênh lệch giới
dao động tùy theo ngành nghề cụ thể, những ngành đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỷ, cẩn
thận, như các nghề thuộc nhóm ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, chăm sóc
sức khỏe,... thì tỷ trọng lao động nữ cao hơn nam. Những nhóm ngành địi hỏi người
lao động phải có sức khỏe, sức chịu đựng cao như lữ hành hay khu điểm du lịch
(hướng dẫn du lịch, lái xe, bảo vệ...), lao động nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn. Cụ thể
từng lĩnh vực (năm 2014) được thể hiện ở Hình 1.
Về trình độ, khảo sát lao động du lịch năm 2015 cho thấy, tỷ lệ lao động có trình độ
đại học khá cao (21,57%), cao đẳng 12,66%, trung cấp 14,78%, trình độ sau đại học
chỉ chiếm 0,74%. Thực tế ngành du lịch là ngành dịch vụ với một số vị trí lao động
giản đơn, có tính đặc thù như bộ phận buồng, tạp vụ, cây cảnh, bảo vệ... vì thế tỷ lệ lao
động có trình độ văn hóa trung học phổ thông và chưa tốt nghiệp trung học phổ thông
khá cao, chiếm trên 50% tổng số lao động của ngành.
Tuy vậy, tỷ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên mơn thấp, chỉ 40,6%, số lao động có
chun mơn khác chiếm 59,4%, riêng lĩnh vực nhà hàng số người làm khác chuyên
môn được đào tạo chiếm 83,5%(4).
Trong những năm qua, Sở Du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản
lý, kiểm tra, cấp mới chứng chỉ tiêu chuẩn nghề (VTOS), nhất là đối với hướng dẫn
viên du lịch, yêu cầu chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong quá trình

hướng dẫn khách tham quan. Năm 2016, Sở Du lịch đã thực hiện cấp mới và cấp đổi
1.186 thẻ hướng dẫn viên (trong đó cấp mới 723 thẻ), đưa tổng số hướng dẫn viên của
thành phố lên 2.598 người (trong đó có 1.551 hướng dẫn viên quốc tế), tăng hơn 4 lần
so với năm 2011(5). Đối với lao động thuộc nhóm dịch vụ nhà hàng, khách sạn, lữ
hành, Sở Du lịch đã rà soát, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để cấp chứng chỉ nghề du lịch
theo tiêu chuẩn VTOS(6).

16


Về trình độ ngoại ngữ, số lao động đã qua đào tạo ngoại ngữ chiếm 54,2% tổng số
nhân lực du lịch. Tuy nhiên, số lao động có trình độ đại học về ngoại ngữ cịn ít, hầu
hết chỉ có trình độ tiếng Anh chứng chỉ tiếng Anh A, B, C. Các ngoại ngữ khác, như
tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Ý..., chỉ có 2,3%
tổng số lao động tồn ngành có khả năng sử dụng.
Về hiệu quả sử dụng lao động: Theo khảo sát từ các doanh nghiệp, tỷ lệ lao động có
thể làm việc ngay sau khi tuyển dụng còn chưa cao, số lao động phải đào tạo lại chiếm
tỷ lệ tương đối lớn: lĩnh vực khách sạn là 37,4%, lữ hành là 58,5%, cao nhất là nhà
hàng 71,2% và khu điểm du lịch là 62,5%(7).
Tùy thuộc vào hiệu quả, vị trí cơng việc mà thu nhập có sự khác nhau. Theo khảo sát
của Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng, mức lương trung bình/tháng của nhân viên
khách sạn 4 - 5 sao tại Đà Nẵng khá cao: Trưởng bộ phận là 34 triệu đồng, trợ lý
trưởng bộ phận: 16,7 triệu đồng, trợ lý bộ phận: 11 triệu đồng, giám sát: 7 triệu đồng,
nhân viên có kinh nghiệm (từ 1 năm trở lên): 4,3 triệu đồng và nhân viên mới vào làm:
3,4 triệu đồng.
2.3. Tình hình đầu tư phát triển du lịch biển.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã xây dựng chương trình phát triển du lịch biển
với mục tiêu: “Định hướng chính về phát triển du lịch thành phố ưu tiên phát triển du
lịch biển theo hướng xây dựng các sản phẩm đặc thù có tính cạnh tranh cao trong cả
nước”.

Thành phố đã tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển du lịch biển theo đó chia ra
thành 3 cụm phát triển: Non Nước – Ngũ Hành Sơn – Bắc Mỹ An; Mỹ Khê – Sơn Trà;
Xuân Thiều – Nam Ô – Hải Vân. Tùy theo đặc điểm của mỗi khu vực, có thể phát triển
các loại hình du lịch khác nhau.
Tuy nhiên, việc khai thác du lịch biển còn rất nhiều hạn chế chưa đúng với tiềm năng
và vị thế mà biển Đà Nẵng mang lại, các dịch vụ biển nghèo nàn, thiếu sức hấp dẫn du
khách.
Hiện tại Đà Nẵng với tổng cộng 45 dự án đầu tư được phát triển và triển khai trong
giai đoạn từ năm 2007 – 2020 của thành phố trong tổng số vốn đầu tư lên đến 1.675 tỷ
USD tương đương với gần 26.793 tỷ VND.
III. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỂ THAO
LẶN BIỂN Ở ĐÀ NẴNG.
17


×