nghiên cứu - trao đổi
12 - Tạp chí luật học
Trần Thái Dơng *
ếu tiếp cận từ góc độ công cụ quản lí của
Nhà nớc thì việc nghiên cứu những nội
dung, phơng thức thực hiện chức năng kinh tế
của Nhà nớc Cộng hoà XHCN Việt Nam có thể
đợc triển khai trên các bình diện khái quát sau:
- Nhà nớc thực hiện chức năng quản lí đối
với kinh tế nhà nớc;
- Nhà nớc điều chỉnh hoạt động kinh tế
bằng pháp luật và các công cụ quản lí vĩ mô khác;
- Nhà nớc thực hiện chức năng kinh tế thông
qua tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đợc
trao đổi một số nhận thức lí luận và thực tiễn về
vấn đề quản lí đối với kinh tế nhà nớc nh là một
trong những nội dung, phơng thức thực hiện
chức năng kinh tế của Nhà nớc ta hiện nay.
1. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung, với sự độc tôn của kinh tế nhà nớc thì
đơng nhiên cũng không tồn tại sự phân công,
phối hợp vai trò giữa các thành phần kinh tế.
Ngày nay, vấn đề phạm vi và vai trò của kinh
tế nhà nớc cần đợc xác định phù hợp với quy
luật vận động khách quan của các thành phần
kinh tế trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.
Từ góc độ sở hữu, kinh tế nhà nớc hình
thành từ sở hữu nhà nớc, là bộ phận kinh tế
vô cùng quan trọng, có phạm vi và vai trò to
lớn. Ngoài các đối tợng đặc biệt nh đất đai,
rừng núi, sông hồ, tài nguyên khoáng sản, kết
cấu hạ tầng kinh tế - kĩ thuật phục vụ cho đời
sống kinh tế - x hội, doanh nghiệp nhà nớc
thì kinh tế nhà nớc còn bao hàm các tổ chức,
cơ quan do Nhà nớc đầu t và quản lí nh văn
hoá, giáo dục, y tế, thể thao Mặt khác, trong
các yếu tố hình thành khái niệm sức sản xuất x
hội và khái niệm kinh tế, những giá trị phi vật
chất nh khoa học, kĩ thuật, quản lí, văn hoá,
giáo dục ngày càng chiếm vị trí quan trọng
hơn. Do vậy, phạm vi của kinh tế nhà nớc cần
đợc nhìn nhận một cách toàn diện dới hình
thái giá trị gồm toàn bộ vốn đầu t của Nhà
nớc chứ không phải chỉ có các doanh nghiệp
nhà nớc và vai trò của kinh tế nhà nớc cũng
phải đợc đảm bảo một cách toàn diện trên cơ
sở năng lực tổng hợp của Nhà nớc.
Vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan ở
đây là khắc phục tình trạng gần nh vô chủ
của sở hữu nhà nớc trong cơ chế cũ. Bởi lẽ
trong cơ chế này, về mặt thực tế thì khó có thể
xác định đợc ai là chủ đích thực của sở hữu
nhà nớc. Nguyên tắc trong đổi mới kinh tế là
không thu hẹp sở hữu nhà nớc nhng để kinh
tế nhà nớc phù hợp với quy luật vận động của
nền kinh tế thị trờng thì vấn đề ai sử dụng
(kinh doanh, khai thác dịch vụ ) tài sản hay
các nguồn lực nói chung của Nhà nớc, về
quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ nh
thế nào cần đợc xác định rõ. Từ đó có thể
hình thành nên khái niệm chủ thể kinh tế nhà
nớc với tính cách là hình thức tổ chức của
kinh tế nhà nớc trong nền kinh tế thị trờng.
Trên cơ sở sở hữu nhà nớc, các chủ thể kinh
tế nhà nớc hoạt động độc lập với hệ thống các
cơ quan nhà nớc (chính quyền). Nh thế, xét
N
* Trờng đại học luật Hà Nội
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 13
về khía cạnh chủ thể thì có thể quan niệm rằng
phạm vi kinh tế nhà nớc chính là phạm vi các
chủ thể kinh tế nhà nớc. Qua đây cũng có thể
thấy đợc ý nghĩa quan trọng của xác định chủ
thể của quyền sử dụng (kinh doanh, khai thác
dịch vụ ) tài sản hay mọi nguồn lực nói chung
của Nhà nớc đối với sự thể hiện trên thực tế
vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nớc trong nền
kinh tế thị trờng định hớng XHCN. Tất yếu
kinh tế ở đây chính là tài sản nhà nớc phải
đợc sử dụng một cách có hiệu quả nhất theo
quy luật vận động của thị trờng với tính cách
là hàng hoá thông qua hoạt động của chủ thể
kinh tế nhà nớc.
Xét trên góc độ cơ cấu kinh tế ngành,
phạm vi kinh tế nhà nớc trong nền kinh tế thị
trờng tập trung vào những ngành then chốt,
các lĩnh vực chủ yếu nh kết cấu hạ tầng, hệ
thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, những
cơ sở sản xuất và thơng mại, dịch vụ quan
trọng, doanh nghiệp phục vụ an ninh, quốc
phòng. Với phạm vi đó, kinh tế nhà nớc
không cần chiếm số lợng lớn mà vấn đề là
đảm bảo chất lợng. Mặt khác, tính chủ đạo
của kinh tế nhà nớc không phải đợc xác lập
từ vị thế độc quyền hay bằng các biện pháp
hành chính mà phải bằng hiệu quả kinh tế - x
hội đợc xác định thông qua cơ chế cạnh tranh
giữa các chủ thể kinh tế. Tính chủ đạo của
kinh tế nhà nớc cũng không chỉ phụ thuộc
vào vai trò x hội của các chủ thể hoạt động
công ích mà trớc hết phụ thuộc vào hiệu quả
của các chủ thể hoạt động kinh doanh. Tuy
nhiên, hiệu quả của doanh nghiệp nhà nớc
không chỉ đợc thể hiện ở tỉ suất lợi nhuận mà
chủ yếu thể hiện ở hiệu quả hớng đạo, dẫn
dắt cho toàn bộ nền kinh tế; ở chỗ tạo ra sức
mạnh tổng hợp giúp cho các doanh nghiệp
trong nớc có thể tham gia cạnh tranh trên
thơng trờng quốc tế. Do vậy, chỉ khi có cơ
cấu hợp lí, nắm chắc các ngành, các lĩnh vực
then chốt của nền kinh tế quốc dân và thờng
xuyên nâng cao hiệu quả kinh tế- x hội thì
kinh tế nhà nớc mới thực hiện đợc vai trò
chủ đạo của mình. Đó cũng chính là nội dung
cốt lõi trong quan điểm của Đảng về vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nớc trong nền kinh tế
thị trờng định hớng XHCN ở nớc ta.
(1)
Thật ra, kinh tế nhà nớc đều có tính tất
yếu khách quan ở các mô hình kinh tế trên thế
giới. Nhng với bản chất của dân, do dân, vì
dân, Nhà nớc Cộng hoà XHCN Việt Nam
không phải là nhà t bản lớn và kinh tế nhà
nớc ở nớc ta không phải là hình thức biểu
hiện của CNTB độc quyền nhà nớc mà là
hình thức của nền kinh tế công hữu phục vụ
cho lợi ích của nhân dân trong đó Nhà nớc là
ngời đại diện. Vì thế, việc thực hiện vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nớc trong nền kinh tế
thị trờng định hớng XHCN là vấn đề thực
tiễn và lí luận còn rất mới mẻ ở nớc ta hiện
nay. Về mặt nhận thức, cần thấy vai trò chủ đạo
của kinh tế nhà nớc trong nền kinh tế thị trờng
ở nớc ta là sản phẩm của sự tồn tại nhiều
thành phần kinh tế phát triển theo định
hớng XHCN; nếu không có sự phân công,
phối hợp tốt vai trò của các thành phần kinh
tế thì cũng không có đợc vai trò chủ đạo
của kinh tế nhà nớc.
Vai trò của kinh tế nhà nớc trong nền
kinh tế thị trờng ở nớc ta hiện nay đợc thể
hiện ở những nội dung cơ bản sau:
- Kinh tế nhà nớc là cơ sở vật chất cho
việc thực hiện chức năng kinh tế của Nhà
nớc, là công cụ để hớng dẫn và điều tiết các
thành phần kinh tế phát triển theo định hớng
XHCN;
- Kinh tế nhà nớc là công cụ hỗ trợ và
phục vụ cho các thành phần kinh tế, tạo điều
nghiên cứu - trao đổi
14 - Tạp chí luật học
kiện và thúc đẩy các thành phần kinh tế đều
phát triển;
- Kinh tế nhà nớc cùng với kinh tế hợp tác
tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Với phạm vi, vai trò của kinh tế nhà nớc
nh trên thì việc đổi mới cơ cấu kinh tế nhà
nớc cũng nh quản lí nhà nớc đối với kinh tế
nhà nớc nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực
cạnh tranh ở thị trờng trong nớc cũng nh
trên thị trờng quốc tế của các chủ thể kinh tế
nhà nớc đ và đang là một trong những nội
dung hoạt động quan trọng nhất của Nhà nớc
ta hiện nay.
2. Trong nền kinh tế thị trờng, quan hệ
giữa Nhà nớc với chủ thể kinh tế nhà nớc
đợc thể hiện trên hai phơng diện cơ bản sau:
Thứ nhất, với t cách là ngời quản lí toàn
bộ nền kinh tế quốc dân gồm tất cả các chủ thể
kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, Nhà
nớc thực hiện sự quản lí các chủ thể kinh tế
nhà nớc bằng pháp luật còn chủ thể kinh tế
nhà nớc hoạt động độc lập với cơ quan nhà
nớc, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nh mọi
chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác.
Nhà nớc có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự chủ
về tài chính, quyền chủ động trong các hoạt
động của chủ thể kinh tế nhà nớc còn chủ thể
kinh tế nhà nớc có nghĩa vụ tuân thủ nghĩa
vụ thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định
của pháp luật. Nhìn chung, ở khía cạnh này,
quan hệ giữa Nhà nớc và chủ thể kinh tế
nhà nớc cũng giống nh quan hệ giữa Nhà
nớc với các loại chủ thể khác thuộc mọi
thành phần kinh tế.
Thứ hai, với t cách là ngời đại diện cho
sở hữu toàn dân, Nhà nớc đầu t vốn cho các
chủ thể kinh tế nhà nớc (thông qua hoạt động
của chủ thể đầu t vốn nhà nớc) nhng tài sản
của chủ thể kinh tế nhà nớc lại đợc tách
bạch với khối tài sản của Nhà nớc và thuộc
quyền sử dụng (kinh doanh, khai thác dịch vụ)
của các chủ thể đó. Nhà nớc thành lập chủ thể
kinh tế nhà nớc, đầu t vốn cho chủ thể kinh
tế nhà nớc hoạt động và khi đó chúng có t
cách chủ thể độc lập về tài sản, hoạt động trên
nguyên tắc bảo toàn vốn nhà nớc.
Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập
trung, quan hệ quản lí hành chính và quan hệ
sở hữu tài sản giữa Nhà nớc với xí nghiệp
quốc doanh không đợc tách bạch mà hoà lẫn
vào nhau, xí nghiệp không có quyền tài sản
độc lập và thật ra không có t cách chủ thể
kinh tế. Đó cũng là cơ sở kinh tế cho quyền
can thiệp trực tiếp của cơ quan nhà nớc (cơ
quan chủ quản) vào hoạt động của xí nghiệp
quốc doanh.
Ngày nay, chế độ chủ quản hành chính đối
với chủ thể kinh tế nhà nớc không còn phù
hợp trong cơ chế mới nên đ và đang bị loại bỏ
dần. Ngày 27/5/1995, Chính phủ đ ban hành
Nghị định số 34/CP về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục
quản lí vốn và tài sản của Nhà nớc tại doanh
nghiệp. Ngày 28/8/1999, Chính phủ ban hành
Nghị định số 84/1999/NĐ-CP về tổ chức lại
Tổng cục quản lí vốn và tài sản của Nhà nớc
tại doanh nghiệp theo hớng thành lập Cục tài
chính doanh nghiệp thuộc Bộ tài chính và chi
cục tài chính doanh nghiệp hay phòng tài
chính doanh nghiệp thuộc sở tài chính - vật
giá. Để quản lí và sử dụng có hiệu quả vốn nhà
nớc trong cơ chế mới, Chính phủ cũng đ ra
Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000
ban hành Quy chế quản lí phần vốn nhà nớc ở
doanh nghiệp khác. Đặc biệt, Nghị định của
Chính phủ số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001
về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nớc, doanh
nghiệp của tổ chức chính trị, chính trị - x hội
thành công ti trách nhiệm hữu hạn một thành
viên đ đánh dấu bớc tiến mới trong quá trình
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 15
thống nhất hoá cơ sở pháp lí cho các hình thức
hoạt động kinh doanh ở nớc ta, theo đó, các
loại hình doanh nghiệp nêu trên đợc hoạt
động trên cơ sở Luật doanh nghiệp. ở nớc ta
hiện nay đang tồn tại mô hình tổng công ti nhà
nớc (thờng gọi là tổng công ti 90 và 91) do
Chính phủ thành lập và trực tiếp quản lí còn
theo tinh thần Nghị định số 63/2001/NĐ-CP
nêu trên thì các doanh nghiệp nhà nớc độc lập
(không phải là thành viên của tổng công ti)
đợc chuyển đổi thành công ti trách nhiệm hữu
hạn một thành viên phải đặt dới quyền của cơ
quan nhà nớc đợc xác định là đại diện chủ
sở hữu công ti. Đối với doanh nghiệp nhà nớc
là thành viên của tổng công ti, nếu chuyển đổi
thành công ti trách nhiệm hữu hạn một thành
viên thì hội đồng quản trị tổng công ti lại đợc
xác định là đại diện chủ sở hữu công ti (Điều 2
và Điều 3 Nghị định số 63/2001/NĐ-CP).
Trong nền kinh tế thị trờng, vốn nhà nớc
sẽ không còn đợc "ban phát" nh trong cơ
chế cũ mà là đối tợng của quan hệ kinh tế
bình đẳng giữa chủ thể đầu t và chủ thể sử
dụng vốn. Nhà nớc không chịu trách nhiệm
tài sản thay cho các chủ thể kinh tế nhà nớc
dới bất cứ hình thức nào. Do vậy, quan hệ
giữa cơ quan nhà nớc với chủ thể kinh tế nhà
nớc cũng không còn theo kiểu hành chính; cơ
quan nhà nớc không thể lấy t cách là ngời
đại diện cho chủ sở hữu (Nhà nớc) để can
thiệp trực tiếp vào hoạt động nghiệp vụ của
chủ thể kinh tế nhà nớc và chủ thể kinh tế nhà
nớc cũng không còn phụ thuộc trực tiếp về tài
sản vào chính quyền. Đơng nhiên, vốn mà
Nhà nớc đầu t cho chủ thể kinh tế nhà
nớc (thông qua chủ thể đầu t vốn nhà
nớc) vẫn thuộc sở hữu nhà nớc nhng là
sở hữu dới hình thức giá trị vì thông qua
hoạt động đầu t, tài sản đó đ đợc luân
chuyển với tính cách là hàng hoá.
Nhà nớc thực hiện quyền sở hữu tài sản
thông qua hoạt động đầu t vốn nhng nh thế
cũng không có nghĩa cơ quan nhà nớc là
ngời đầu t trực tiếp, kinh doanh trực tiếp.
Kinh nghiệm chuyển đổi chức năng kinh tế của
nhà nớc ở các nớc cho thấy sự rõ ràng, rành
mạch về quyền tài sản giữa Nhà nớc và chủ
thể kinh tế nhà nớc cần phải bảo đảm bằng thể
chế quản lí tài sản nhà nớc. Nhà nớc có thể
lập ra các công ti đầu t tài sản nhà nớc đại
diện quyền sở hữu tài sản của Nhà nớc, tham
dự vào việc ràng buộc hoạt động kinh doanh
của chủ thể kinh tế nhà nớc, phụ trách việc thu
li từ tài sản nhà nớc, tái đầu t vốn nhà nớc
và đầu t mới, chuyển nhợng tài sản nhà
nớc.
(2)
Hiện nay ở nớc ta, vấn đề tách bạch hoạt
động quản lí nhà nớc về kinh tế với hoạt động
của các chủ thể kinh tế nhà nớc đợc đặt ra
không chỉ với hoạt động của các doanh nghiệp
mà cả với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
nữa. Mặt khác, việc xác định nội dung và
phơng thức quản lí của Nhà nớc với kinh tế
nhà nớc cũng cần phải có sự phân biệt với
mỗi loại chủ thể nh doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích
và các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực
văn hoá, khoa học, y tế, giáo dục, thông tin
Doanh nghiệp nhà nớc hoạt động công
ích là loại hình doanh nghiệp đặc trng cho sự
cần thiết về tham gia của Nhà nớc vào nền
kinh tế thị trờng nhằm khắc phục những
khiếm khuyết của cơ chế thị trờng, đảm bảo
sự phát triển toàn diện và bền vững của x hội.
Mục tiêu của doanh nghiệp nhà nớc hoạt
động công ích là phục vụ cho toàn x hội.
Chính sách của Đảng và Nhà nớc ta hiện nay
là tăng cờng năng lực tài chính của Nhà nớc
để tập trung đầu t cho loại hình tổ chức kinh
tế này vì đây là sứ mệnh đặc thù của Nhà nớc
nghiên cứu - trao đổi
16 - Tạp chí luật học
mà không thành phần kinh tế nào có thể gánh
vác thay đợc. Nhng ngày nay, Nhà nớc
phải x hội hoá từng bớc việc cung ứng các
sản phẩm dịch vụ công cộng, san sẻ gánh
nặng của mình bằng cách giao bớt cho t
nhân thực hiện các dịch vụ công cộng thông
qua hình thức pháp lí thích hợp
(3)
ngoại trừ các
lĩnh vực không thể giao đợc cho t nhân nh
quốc phòng, an ninh v.v ở đây, khái niệm
dịch vụ công cũng cần đợc làm rõ thêm.
Trong nền kinh tế thị trờng, với ý nghĩa phục
vụ cho sự phát triển kinh tế và hàm chứa
những giá trị kinh tế nhất định, sản phẩm dịch
vụ công (theo nghĩa rộng) đợc chia làm hai
loại do hai loại chủ thể khác nhau cung cấp:
Một là các sản phẩm của quá trình quản lí
nhà nớc nh chính sách, luật pháp, kế hoạch,
hành vi hành chính Việc cung ứng loại sản
phẩm này nhất thiết thuộc trách nhiệm của
Nhà nớc. Loại thứ hai là các sản phẩm dịch
vụ trực tiếp cho nền kinh tế và đời sống x hội
do các doanh nghiệp công ích, các tổ chức sự
nghiệp cung cấp. Đối với loại dịch vụ này thì
"nhiệm vụ của nhà nớc không phải là cung
ứng dịch vụ mà là trông nom để cho những
dịch vụ đó đợc thực hiện."
(4)
Nh vậy thì doanh nghiệp nhà nớc hoạt
động công ích và các tổ chức sự nghiệp cũng
cần phải đợc đặt trong thế cạnh tranh thích
hợp để có thể đem lại những sản phẩm dịch vụ
tốt nhất cho x hội. Mặt khác, đối với các chủ
thể kinh tế nhà nớc loại này, chế độ chủ quản
hành chính cũng phải đợc xoá bỏ dần theo sự
hoàn thiện của nền kinh tế thị trờng và bộ
máy nhà nớc, sao cho các chủ thể kinh tế -
x hội nói chung đều bình đẳng hoạt động
trên cơ sở luật pháp mà không cần tới sự
can thiệp trực tiếp của cơ quan nhà nớc.
Từ những điểm vừa nêu trên, có thể nhận
thấy rằng quan hệ tài sản giữa Nhà nớc với
chủ thể kinh tế nhà nớc hiện nay vẫn còn
đang trong quá trình chuyển đổi. Với các
doanh nghiệp đ cổ phần hoá, quan hệ ấy đợc
thể hiện thông qua hoạt động và t cách của
chủ thể đầu t vốn nhà nớc trong công ti,
nghĩa là Nhà nớc (thông qua chủ thể đầu t
vốn nhà nớc) trở thành ngời đầu t, ngời sở
hữu và tham gia quản lí doanh nghiệp nh là
cổ đông trong công ti cổ phần.
(5)
Hớng cải cách quan trọng về chế độ quản
lí tài sản nhà nớc trong nền kinh tế thị trờng
là chuyển từ quản lí trực tiếp dới hình thức
hiện vật là chủ yếu sang chế độ quản lí gián
tiếp dới hình thức giá trị là chủ yếu. Do đó,
vấn đề xác định rõ cơ chế quản lí doanh nghiệp
nhà nớc thông qua cơ quan quản lí tài sản nhà
nớc và các công ti tài chính, cơ chế quản lí tài
sản nhà nớc trong các loại hình chủ thể kinh
tế nhà nớc đợc coi là những vấn đề cấp bách
hiện nay. Các chủ thể kinh tế nhà nớc hiện
nay còn nhiều bất cập cả về chất lợng và hiệu
quả, cha thật sự là chủ thể của nền kinh tế thị
trờng và nh vậy có nghĩa cha tơng xứng
với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Thực trạng đó có nguyên nhân trực tiếp là
những thể chế và chính sách nhà nớc dù đ
đợc đổi mới nhiều nhng vẫn còn những trở
ngại cần phải khắc phục. Cụ thể là sự thiếu rõ
ràng, minh bạch của hệ thống chính sách và
pháp luật, sự bất cập của cơ cấu tổ chức cũng
nh thẩm quyền của các cơ quan, nhân viên
nhà nớc. Mặt khác, các chủ thể kinh tế nhà
nớc còn mang nặng t tởng thụ động, ỷ lại
của cơ chế cũ Tình hình đó cho thấy để phát
huy đợc vai trò, tác dụng của mình, Nhà nớc
phải thật sự kiên quyết trong đổi mới quản lí
kinh tế nhà nớc bởi lẽ nếu kinh tế nhà nớc
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 17
không vơn tới vai trò chủ đạo thì có nghĩa
nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN ở
nớc ta không thể thực hiện đợc. Từ đó có thể
khẳng định rằng đổi mới kinh tế nhà nớc và đổi
mới quản lí kinh tế nhà nớc là nội dung quan
trọng hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới kinh
tế và chính trị ở nớc ta hiện nay. Quá trình
này không chỉ đáp những những nhu cầu
của các quan hệ kinh tế trong nớc mà còn
phù hợp với các đòi hỏi của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay, những giải pháp để đổi mới kinh
tế nhà nớc nh lựa chọn hớng đầu t đúng
đắn, xác định cơ cấu hợp lí, cải cách hệ thống
thể chế, bộ máy nhà nớc, xác định lại nhiệm
vụ chức năng của các cơ quan nhà nớc cần
phải đợc tiến hành một cách đồng bộ. Một
trong những biện pháp đang đợc giới quản lí
và các nhà khoa học quan tâm là xác định chủ
thể kinh doanh vốn nhà nớc với tính cách là
loại hàng hoá đợc luân chuyển theo quy luật
vận động của nền kinh tế thị trờng. Tuy thế,
việc tổ chức các công ti kinh doanh vốn nhà
nớc cũng chỉ thực hiện đợc khi nào có các
giải pháp đồng bộ về thể chế và thiết chế, xoá
bỏ chế độ chủ quản hành chính với các chủ thể
kinh tế nhà nớc. Trong kì họp thứ 10 vừa qua,
Quốc hội cũng đ thảo luận sôi nổi về vấn đề t
cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nớc tại doanh
nghiệp thì nên giao cho hội đồng quản trị tổng
công ti, giao cho các bộ hay chỉ giao cho Bộ tài
chính. Rõ ràng đây là vấn đề không đơn giản cả
về lí luận và thực tiễn nên cần phải đợc nghiên
cứu và tổng kết một cách thân trọng.
Qua những điểm vừa nêu trên, có thể
khẳng định rằng quan hệ giữa Nhà nớc với
mỗi loại chủ thể kinh tế nhà nớc trong nền
kinh tế thị trờng mang những nội dung cụ thể
khác nhau và ở mức độ nhất định đều đợc xác
định thông qua tam giác Nhà nớc - thị
trờng - doanh nghiệp. Nhìn chung, dù với loại
hình chủ thể nào thì Nhà nớc cũng không can
thiệp trực tiếp nh kiểu cơ chế cũ vào hoạt
động của các chủ thể ấy. Trong nền kinh tế thị
trờng, quan hệ tài sản giữa Nhà nớc với chủ
thể kinh tế nhà nớc đợc thể hiện một cách
minh bạch và tính chất của quan hệ ấy từ chỗ
vốn là quan hệ hành chính đang chuyển sang
quan hệ dân sự - kinh tế trên cơ sở pháp luật.
Nhà nớc quản lí các chủ thể kinh tế nhà nớc
bằng pháp luật; các chủ thể kinh tế nhà nớc tự
chủ về tài chính, hoạt động kinh doanh theo
pháp luật, Nhà nớc không can thiệp trực tiếp
vào hoạt động kinh doanh của họ. Nhng từ
hiệu quả của hoạt động đầu t vốn nhà nớc và
hoạt động quản lí nhà nớc thì Nhà nớc có
thể thực hiện đợc chức năng kinh tế của mình
thông qua vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nớc
trong nền kinh tế quốc dân. Tính chất quan hệ
giữa Nhà nớc với chủ thể kinh tế nhà nớc
nh vậy không chỉ thể hiện những đặc trng cơ
bản của chế độ doanh nghiệp hiện đại
(6)
mà
còn thể hiện vai trò mới của Nhà nớc trong
nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN./.
(1).Xem: Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia,
H 2000, tr. 13.
(2), (5).Xem: Trơng Văn Bân (chủ biên), Bàn về cải
cách toàn diện doanh nghiệp nhà nớc, Nxb. Chính trị
quốc gia, H.1996, tr. 222, 240, 241.
(3).Xem: Ngô Ngọc Bửu và Đào Đăng Kiên, "Hợp đồng
của các pháp nhân công quyền trong quản lí nhà nớc",
Tạp chí quản lí nhà nớc, H.1997, tr. 47.
(4).Xem: Đêvit Âuxbot & Tétgheblo, Đổi mới hoạt động
của chính phủ, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1997, tr. 63.
(6).Xem: Viện kinh tế thế giới, Cải cách doanh nghiệp
nhà nớc ở Trung Quốc - so sánh với Việt Nam, Nxb.
Khoa học x hội, H. 1997, tr.138.