Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIỂU LUẬN đề tài tác động của hiệp định CPTPP tới nông nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.47 KB, 23 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-----------

-----------

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Tác động của Hiệp định CPTPP tới nông nghiệp Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Lành
Bộ mơn: Thương mại quốc tế
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Lớp: Thương mại quốc tế (1-2223)_01

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Hà Nội, tháng 10/2022

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
Nhóm 1
Lớp: Thương mại quốc tế (1-2223)_01
Họ và tên
Bùi Thị Ngọc Anh

Ngô Thùy Dung

Nguyễn Quang Huy

Nguyễn Thu Phương



Bế Quốc Thụy
Đỗ Thu Uyên

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


MỤC LỤC
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN.................................................................................2
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................5
Chương 1. Cơ sở lý luận......................................................................................6
1.1. Khái niệm Thương mại quốc tế................................................................... 6
1.2. Đặc điểm của thương mại quốc tế............................................................... 6
1.3. Tác động của các liên kết khu vực đối với thương mại quốc tế của Việt Nam
7
Chương 2. Hiệp định CPTPP và ngành nông sản Việt Nam............................9
2.1. Giới thiệu chung về hiệp định CPTPP.........................................................9
2.1.1. Tổng quan Hiệp định CPTPP................................................................ 9
2.1.2. Những lợi ích mà hiệp định CPTPP mang lại cho nền kinh tế Việt Nam
9
2.2. Tổng quan ngành nông sản Việt Nam........................................................11
Chương 3. Tác động của hiệp định CPTPP tới ngành nông sản tại Việt Nam 13

3.1. Lợi thế........................................................................................................13
3.1.1. Mở rộng thị trường tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp......................... 13
3.1.2. Nâng cao quy mô sản xuất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các
sản phẩm quốc gia......................................................................................... 13
3.1.3. Thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp...................................................14
3.1.4. Giảm giá thành sản phẩm.................................................................... 14
3.2. Thách thức................................................................................................. 15


TIEU LUAN MOI download : moi nhat


3.2.1. Chất lượng sản phẩm........................................................................15
3.2.2. Áp lực cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài.............15
Chương 4. Một số giải pháp để phát huy lợi thế và khắc phục những hạn chế
mà CPTPP mang lại cho ngành nông nghiệp Việt Nam.................................17
4.1. Hồn thiện các chính sách, thể chế............................................................17
4.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản...................................................18
4.3. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng mạng lưới phân phối.............19
KẾT LUẬN.........................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................21

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, nhóm 1 lớp học phần Thương mại quốc tế (1-2223)_01 chúng em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Học viện Chính sách và Phát triển, đội ngũ giảng viên khoa
Kinh tế quốc tế và đặc biệt là TS. Bùi Thị Lành - người trực tiếp đứng lớp và dẫn dắt
chúng em hoàn thành bài tiểu luận. Từ những kiến thức mà cô đã truyền đạt, nhóm 1
chúng em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về vấn đề “Tác động của Hiệp
định CPTPP tới nông nghiệp Việt Nam” gửi đến cô.
Dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng vì hiểu biết cịn hạn hẹp cũng như kiến thức thực
tế không đủ sâu rộng, chúng em khơng tránh khỏi những sai sót trong khi làm bài,
kính mong cơ xem xét và đóng góp ý kiến để bài tập nhóm của chúng em hồn thiện
hơn. Trong quá trình làm bài tiểu luận, chúng em đã có cơ hội để rà sốt cũng như hệ
thống lại những kiến thức đã được học ở bộ môn Thương mại quốc tế, đây chắc chắn

sẽ là những hành trang quý báu để chúng em có thể vững bước sau này.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Chương 1. Cơ sở lý luận

1.1. Khái niệm Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là một trao đổi liên quan đến một hàng hóa hoặc dịch vụ
được thực hiện giữa ít nhất hai quốc gia khác nhau. Các giao dịch có thể là nhập
khẩu hoặc xuất khẩu. Nhập khẩu đề cập đến một hàng hóa hoặc dịch vụ được đưa
vào nước trong nước. Xuất khẩu đề cập đến một hàng hóa hoặc dịch vụ được bán
cho nước ngồi.
Thương mại quốc tế là một phương pháp tương tác kinh tế giữa các tổ chức
quốc tế và là một ví dụ về liên kết kinh tế. Sự tăng trưởng trong các hình thức liên
kết kinh tế được gọi là tồn cầu hóa.
1.2. Đặc điểm của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, thương mại quốc tế được thực hiện bởi người bán và người mua ở
các quốc gia khác nhau, có quốc tịch khác nhau, hàng hóa trao đổi phải vượt qua
phạm vi biên giới của một quốc gia.
Thứ hai, đối tượng của các hoạt động thương mại quốc tế là hàng hóa được di
chuyển ra khỏi biên giới của các quốc gia. Hàng hóa trong hoạt động thương mại
quốc tế có thể là vật cùng loại hoặc vặt đặc định.
Thứ ba, mọi hoạt động thương mại quốc tế đều phải dựa trên giá cả và tính
tốn mang tính quốc tế.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



Thứ tư, những bên tham gia trao đổi hàng hóa trong thương mại quốc tế có thể
thanh tốn bằng đồng tiền của một trong các nước tham gia vào xuất nhập khẩu
hoặc đồng tiền cả một nước khác.
Thứ năm, thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp liên
quan đến quốc tịch của các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế
như: ngôn ngữ, tơn giáo, văn hóa, pháp luật, chính trị,...
1.3. Tác động của các liên kết khu vực đối với thương mại quốc tế của Việt
Nam
Trong tiến trình tham gia các liên kết kinh tế trong khu vực, các doanh nghiệp
Việt Nam có cơ hội tham gia vào thị trường rộng lớn với môi trường kinh doanh
quốc tế tự do. Các liên kết kinh tế trong khu vực thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn,
đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, đồng thời
giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên
liệu truyền thống. Quá trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan trong hội
nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện hệ thống quản lý hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế
và cắt giảm hàng rào thuế quan cũng đã tạo ra rất nhiều tác động tích cực đến hoạt
động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cơ hội lớn nhất là mở rộng thị trường nhờ cắt
giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và
cung ứng toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế,
đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực,
phù hợp với chủ trương cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung
nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và
giá trị gia tăng cao hơn. Các liên kết kinh tế khu vực đã và đang mang lại nhiều cơ
hội cho thương mại quốc tế của Việt Nam.
Hội nhập quốc tế càng sâu rộng thì cơ hội càng phát triển càng nhiều, song khó
khăn thách thức cũng càng lớn. Với khoảng trên 90% số doanh nghiệp đang hoạt

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



động là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, áp lực đối với nền kinh tế Việt Nam là rất
lớn. Dù hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, việc có tận dụng được các ưu đãi về thuế
quan để mở rộng thị trường hay không lại phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu
về quy tắc xuất xứ cũng như các yêu cầu khác của thị trường nhập khẩu (an toàn
thực phẩm, vệ sinh dịch tễ...). Với năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên vật
liệu còn hạn chế, những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa đang đặt ra thách
thức và mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tự do hóa
thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các
nước, đặc biệt là từ các nước TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương), EU (Liên minh Châu Âu) vào Việt Nam sẽ tác động tới các lĩnh vực sản
xuất trong nước do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú
hơn. Đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam
đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, trong khi đó hàng hóa nông sản và nông dân là
những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Chương 2. Hiệp định CPTPP
và ngành nông sản Việt Nam

2.1. Giới thiệu chung về hiệp định CPTPP
2.1.1. Tổng quan Hiệp định CPTPP
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là
Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11
nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico,
Peru, New Zealand, Singapore,và Việt Nam.
Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago,
Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6
nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản,

Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có
hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
CPTPP nhận ra những thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối
mặt trong việc thiết lập thị trường xuất khẩu và bao gồm các kết quả để giúp thực
hiện nhiệm vụ này dễ dàng hơn trong khu vực CPTPP. CPTPP tham chiếu phần lớn
các điều khoản từ hiệp định ban đầu: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP). CPTPP duy trì mức độ tham vọng cao của TPP về các quy tắc thương mại
và tiếp cận thị trường, với các thủ tục cập nhật về rút lui, gia nhập và xem xét lại
hiệp định sau khi có hiệu lực.
2.1.2. Những lợi ích mà hiệp định CPTPP mang lại cho nền kinh tế Việt Nam
Sau khi được hoàn thành, CPTPP sẽ thiết lập một khu vực thương mại tự do
trải dài khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với 11 quốc gia thành viên chiếm

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


13,5% GDP toàn cầu và 500 triệu người tiêu dùng. Các lợi ích chính của CPTPP
bao gồm:


Lợi ích về xuất khẩu

Việc các nước miễn giảm thuế nhập khẩu hàng hóa của nước ta sẽ tạo ra những
tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp
Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên của Hiệp
định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi. Ngồi ra, việc
có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị
trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Theo một nghiên cứu của Ngân
hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuất
khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ đô-la Mỹ lên 80 tỷ đô-la

Mỹ, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.


Lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu

Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại
hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Australia
sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Tham gia CPTPP sẽ giúp
xu hướng này phát triển ngày càng mạnh, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ
phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp,
tham gia vào các cơng đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang gia
đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phầm nông nghiệp xanh... Đây
là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5-10 năm tới.


Lợi ích đối với các ngành

Các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá,
dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ. Trong đó, mức tăng trưởng lớn nhất
là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa và đồ
da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang thiết bị khác. Theo nghiên cứu của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng
xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6%.



Lợi ích về cải cách thể chế

Cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia CPTPP,
một FTA thế hệ mới, sẽ là cơ hội để nước ta tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật
kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một
trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới
mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ
hội để hồn thiện mơi trường kinh doanh theo hướng thơng thống, minh bạch và
dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư
trong nước lẫn đầu tư nước ngồi.


Lợi ích về việc làm, thu nhập

Tham gia CPTPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Vì vậy,
về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần
xố đói giảm nghèo. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có
thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động.
Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến
năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5
đơ-la Mỹ/ngày. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi.

2.2. Tổng quan ngành nông sản Việt Nam
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là trụ cột của nền kinh
tế. Nơng nghiệp là nguồn ngun liệu chính cho các ngành cơng nghiệp chế biến
và đóng góp chính cho xuất khẩu. Trong một năm, người nơng dân nước ta có thể
thu hoạch khoảng hai đến ba vụ. Một trong những vấn đề lớn nhất là phần lớn
ngành nông nghiệp của Việt Nam vẫn dựa trên các quy trình thủ cơng. Việt Nam
nổi tiếng với các mặt hàng nông sản xuất khẩu giá rẻ như hạt cà phê, gạo, bông,
đậu phộng, mía và chè. Trong những năm gần đây, nước ta đứng thứ hai về xuất


TIEU LUAN MOI download : moi nhat


khẩu gạo toàn cầu chỉ sau Brazil, với 19,6% đất nông nghiệp và 69% đất được tưới
tiêu dành cho nông nghiệp. Nước ta cũng chiếm hơn 40% thị phần sản xuất hồ tiêu

ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ít nhất 30% các sản phẩm xuất khẩu là các
loại cây được trồng quanh năm. Các mặt hàng xuất khẩu không quá phổ biến khác
được trồng ở các vùng của đất nước là sắn và khoai lang. Một số nơi thậm chí cịn
có những cây ăn quả mọc vào những mùa nhất định như chuối, mít, cam, xồi và
dừa.
Sau khi Việt Nam tự do hóa thương mại và cải cách nông nghiệp, cả khối
lượng sản xuất và giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp đều tăng lên đáng kể.
Kể từ những năm 1990, một số hệ thống độc canh thâm canh lớn đã xuất hiện trên
khắp đất nước, chẳng hạn như độc canh lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và sản
xuất thâm canh cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên. Đa phần các sản phẩm nông sản
nước ta ban đầu giải quyết tiêu dùng trong nước. Ví dụ, tiêu thụ gạo của Việt Nam
là một trong những mức tiêu thụ cao nhất trên toàn thế giới, Việt Nam cũng là một
trong những nước sản xuất gạo thóc lớn nhất thế giới. Trong khi đó, một số mặt
hàng nông sản khác đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, như cà phê, hồ tiêu,
hạt điều và cao su.
Mặc dù đất nước ta sản xuất được một số lượng lớn cây trồng nhưng chất lượng
vẫn còn thấp và khả năng cạnh tranh cũng vậy. Nông sản càng sản xuất nhiều, giá
thành càng thấp và Việt Nam dường như chưa thể phá vỡ vịng luẩn quẩn này. Ngành
nơng nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nhất định do khí hậu
thay đổi trong những năm gần đây. Sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, khu
vực phát triển quan trọng nhất cả nước, đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tác động của
biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã quen với những thị trường quen
thuộc và cách sản xuất truyền thống, điều này khiến việc cạnh tranh với các nước như

Campuchia, Pakistan và Myanmar càng trở nên khó khăn hơn.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Chương 3. Tác động của hiệp định CPTPP
tới ngành nông sản tại Việt Nam

3.1. Lợi thế
3.1.1. Mở rộng thị trường tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp
CPTPP tạo ra khả năng tiếp cận thị trường mới cho hàng hóa bằng cách loại bỏ
thuế quan và hàng rào phi thuế quan thường ngăn cản hàng nhập khẩu cạnh tranh
với hàng hóa sản xuất trong nước. Bằng việc tham gia vào Hiệp định CPTPP, Việt
Nam có cơ hội tham gia vào một thị trường quốc tế rộng lớn với khoảng 500 triệu
người tiêu dùng. Các nước tham gia hiệp định, trong đó có các thị trường lớn như
Canada, Austraylia và Nhật Bản đưa thuế nhập khẩu về 0% cho hàng nông sản của
Việt Nam sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất
khẩu. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu nông sản sang thị trường các
nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất
ưu đãi, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường tiếp cận các thị trường lớn
nhất thế giới với ưu thế đáng kể.
3.1.2. Nâng cao quy mô sản xuất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các
sản phẩm quốc gia
Các sản phẩm nông sản xuất khẩu sẽ phải đáp ứng được những điều kiện mà thị
trường nhập khẩu yêu cầu, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất phải tự nâng cao chất
lượng sản phẩm của mình để có thể hội nhập được vào thị trường quốc tế với những
tiêu chuẩn khắt khe. Khi chất lượng được nâng cao thì vị thế và khả năng cạnh tranh
của các mặt hàng nông sản Việt Nam cũng sẽ được củng cố hơn rất nhiều.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



Đối với các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là thịt lợn, áp lực được dự báo sẽ
tăng đáng kể khi CPTPP có hiệu lực, nhưng đây là cơ hội lý tưởng để các doanh
nghiệp tạo ra sản phẩm dựa trên chuỗi giá trị, bao gồm cả chế biến và xuất khẩu
thịt lợn. Rõ ràng, nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi
CPTPP có hiệu lực, tuy nhiên, việc tái cấu trúc và xây dựng chuỗi sản xuất quy mơ
lớn hơn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, như có thể thấy ở số lượng dự án và
số liệu doanh thu xuất khẩu.
3.1.3. Thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp
Hiệp định CPTPP cung cấp khả năng tiếp cận thị trường, bảo vệ và đảm bảo
tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xuyên biên giới. Đầu tư trong và ngoài nước đã
bắt đầu chảy mạnh vào nông nghiệp, lĩnh vực được cho là sẽ phải đối mặt với sự
cạnh tranh lớn từ hàng hóa nhập khẩu, khi CPTPP có hiệu lực. Giai đoạn này sẽ là
cơ hội đầu tư để cải thiện và tái cơ cấu nơng nghiệp để thích ứng với cạnh tranh
tồn cầu. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn cho biết, trong ba năm qua, số
lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đã tăng gấp ba lần, và số
lượng doanh nghiệp hiện có gấp ba lần so với hợp tác xã. Chỉ riêng trong năm
2018, hơn 10 nghìn tỷ đồng (429,2 triệu USD) đã được đổ vào nơng nghiệp. Khi
CPTPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút vốn từ các thị trường hiếm khi
hoặc chưa từng đầu tư vào Việt Nam. Trong hồn cảnh như vậy, nước ta sẽ ngày
càng có nhiều nhà sản xuất nông sản xuất khẩu, chẳng hạn như các nhà máy chế
biến thịt, rau, trái cây và các dự án chăn ni theo mơ hình chuỗi giá trị.
3.1.4. Giảm giá thành sản phẩm
Không giống như các hiệp định thương mại song phương, CPTPP cho phép các
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cho cả 11 thị trường mà khơng cần phải thay đổi quy
trình, bộ phận, nhà cung cấp hay máy móc. Khi một mặt hàng đủ điều kiện theo quy
tắc xuất xứ của CPTPP, nó có thể được vận chuyển từ một quốc gia trong CPTPP

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



tới tất cả 11 thị trường vì hiệp định có cùng quy tắc xuất xứ cho tất cả các thành
viên. Điều này sẽ tạo lợi thế cho các doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí sản
xuất, từ đó giảm đáng kể giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, việc các nước trong
hiệp định giảm thuế quan cho hàng hóa của Việt Nam cũng là một nhân tố giúp giá
sản phẩm trở nên cạnh tranh hơn.
3.2. Thách thức
3.2.1. Chất lượng sản phẩm đang là rào cản trong việc ổn định và mở rộng thị
trường xuất khẩu của nông sản Việt
Vấn đề áp dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất ln là khó khăn lớn đối với
các doanh nghiệp Việt Nam, mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta chỉ đạt
chuẩn quốc tế khoảng 5%, thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu vẫn chỉ loanh
quanh tập trung vào các nước trong khu vực và luôn phải cạnh tranh với những mặt
hàng tương tự của các nước Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia,...
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động tìm hiểu thơng tin, do đó
thơng tin về các thị trường tiềm năng còn mù mờ, đặc biệt là các thông tin về yêu
cầu kỹ thuật, các thông tin mang tính pháp lý của các lơ hàng xuất khẩu luôn là yếu
tố cản trở khi hội nhập.
Các mặt hàng nơng sản của Việt Nam có sức cạnh tranh chưa cao, khơng có độ
nhận diện thương hiệu trên thị trường quốc tế phần lớn là do các hoạt động sơ chế,
chế biến, tiêu thụ, tiêu dùng sản phẩm nông sản Việt Nam chủ yếu vẫn là các
phương thức truyền thống, chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, nhãn mác chưa bắt
mắt. Nước ta chủ yếu vẫn xuất khẩu các mặt hàng nông sản dưới dạng thô nên giá
trị gia tăng không nhiều và giá trị xuất khẩu thường không cao.
3.2.2. Áp lực cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngồi.
Các doanh nghiệp nước ngồi có những thế mạnh về tài chính, nhân lực, chuỗi
cung ứng sẽ có lợi thế hơn các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tận dụng các ưu

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



đãi thuế quan. Do tiềm lực yếu, sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn kém
nên việc cạnh tranh trên thị trường nước ngoài cũng là một thách thức lớn. Bên cạnh
đó, việc phải mở cửa cho hàng hóa, dịch vụ của các quốc gia khác gia nhập thị trường
Việt Nam đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh gay gắt
hơn ngay tại thị trường nước nhà, tạo sức ép không nhỏ tới các sản phẩm nội địa.

Việc xóa bỏ hàng rào thuế quan sẽ khiến áp lực cạnh tranh giữa các nước thành
viên gia tăng, buộc các nước thành viên nói chung và doanh nghiệp nói riêng phải
chuyển đổi, cơ cấu lại phù hợp với thông lệ quốc tế. Nếu không làm được những
điều này, nhiều doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nguy cơ thất bại. Hậu quả là
nhiều lao động có thể bị mất việc và sự chênh lệch giàu nghèo gia tăng. Hiện nay,
khả năng thích nghi và cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, nguy
cơ thất bại cũng vì thế tăng lên đáng kể.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Chương 4. Một số giải pháp để phát huy lợi thế và khắc
phục những hạn chế mà CPTPP mang lại cho ngành
nơng nghiệp Việt Nam

4.1. Hồn thiện các chính sách, thể chế



Bổ sung các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu




Hoàn thiện các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật

Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng xây dựng và hồn thiện bộ tiêu chuẩn
về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật để phổ biến rộng rãi cho người dân.
Ngoài ra tiếp tục tăng cường khả năng đàm phán, thương thảo với các thị trường
xuất khẩu để có những tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. Làm tốt vấn đề trên thì người
sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu có thể nắm rõ và triển khai thực hiện, tránh bị trả
hàng hay nhận những cảnh báo về chất lượng như thời gian qua.


nhà

Tăng cường liên kết giữa nông dân – nhà khoa học – doanh nghiệp –

nước
Việc tăng cường liên kết là để phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô
lớn, bảo đảm chất lượng nông sản ổn định. Việc sản xuất của nông dân dưới sự tư
vấn kỹ thuật của các nhà khoa học cùng với sự định hướng, quy hoạch của nhà
nước sẽ đảm bảo năng xuất, chất lượng nông sản đồng đều, năng xuất ổn định.



Quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất an toàn và theo chuỗi

Việc sản xuất không tập trung, nhỏ lẻ, manh múng dẫn đến sản xuất không
đồng bộ, chất lượng không đảm bảo. Nên quy hoạch sản xuất tập trung để dễ dàng
kiểm soát dịch bệnh, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật hiện đại vào sản xuất
góp phần gia tăng năng xuất và chất lượng nông sản.



TIEU LUAN MOI download : moi nhat


4.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản



Áp dụng công nghệ trong sản xuất

Khoa học công nghệ là giải pháp tối ưu để nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm nông sản. Theo kết quả khảo sát những năm gần đây, cơng nghệ đã đóng
góp hơn 30% tổng giá trị gia tăng trong nơng nghiệp. Bên cạnh đó, bằng việc ứng
dụng khoa học vào sản xuất, chất lượng nơng sản cũng sẽ được nâng cao, từ đó đáp
ứng được các tiêu chuẩn để xuất khẩu ra thị trường quốc tế.



Đầu tư công nghệ chế biến

Đầu tư công nghệ chế biến sẽ giúp nâng cao chất lượng và giá trị. Muốn làm
được điều này trước hết phải xác định được đâu là sản phẩm nên xuất tươi, đâu là
sản phẩm nên chế biến để có thể đáp ứng được yêu cầu thị trường. Việc đầu tư cho
chế biến cũng có thể giúp xử lý những vấn đề liên quan kiểm dịch thực vật.
Việc đầu tư công nghệ chế biến bằng việc xử lý và chế biến nông sản sẽ giúp
nơng sản giữ được chất lượng, khơng bị thất thốt, gia tăng thời gian sử dụng tăng
khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác.


Đảm bảo tất cả hàng nông sản được dán tem lên đảm bảo việc truy

xuất nguồn gốc
Người sản xuất muốn nâng cao chất lượng nơng sản, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
thì phải biết tạo thơng tin đầy đủ cho sản phẩm của mình. Dán tem lên sản phẩm
đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc để biến nơng sản Việt Nam trở thành hàng hóa
có giá trị. Cùng với kiểm định, truy xuất nguồn gốc là yếu tố then chốt giúp nông
sản của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường tiêu chuẩn
chất lượng cao.



Nâng cao nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của chất

lượng nông sản
Tất cả các biện pháp nêu trên sẽ khơng có hiệu quả nếu chúng ta khơng có sự
hợp tác cũng người nơng dân – những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


xuất. Cần tăng cường hướng dẫn và nâng cao nhận thức của nơng dân để họ hiểu
đươc rằng, mình cần làm gì, cần tìm ai, cần đầu tư bao nhiêu vốn và vật tư, trang
thiết bị để đổi mới công nghệ, đổi mới cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất
lượng cao hơn, thu nhập cao hơn.
4.3. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng mạng lưới phân phối



Phát triển dịch vụ logistics vận chuyển nơng sản

Dịch vụ logistics đóng vai trị rất quan trọng trong việc bảo quản nơng sản. Tư

duy của đa số doanh nghiệp nước ta vẫn hay cho rằng khâu đầu vào, quy trình sản
xuất quyết định sản phẩm nông nghiệp, nhưng thực tế bảo quản vơ cùng quan trọng
vì nó là khâu dễ nhiễm khuẩn nhất. Việc đầu tư hệ thống vận tải lạnh, kho lạnh để
bảo quản nông sản là hết sức quan trọng và cần thiết.



Đẩy mạnh truyền thông, quảng cáo các sản phẩm nông sản Việt Nam

Truyền thông hiện nay đang trở thành quyền lực cực lớn và ở góc độ nào đó có
thể nói là mang tính quyết định về thương mại, đặc biệt là thương mại nông sản. Thế
nhưng truyền thông của chúng ta hiện tại vẫn đang đi theo cách truyền thống và rất
khó tiếp cận với các thị trường quốc tế. Việc cần làm là đẩy mạnh quảng bá để người
tiêu dùng trên thế giới có thể thấy được điểm mạnh của các mặt hàng nông sản Việt
Nam. Sau quảng bá là chiến lược làm thế nào để có được khách hàng và giữ chân
khách hàng. Cần phải có một hệ sinh thái về hàng hóa đa dạng, nhiều sản phẩm và
tiện ích để khách hàng có nhiều lựa chọn với sản phẩm của chúng ta.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


KẾT LUẬN

Trở thành một phần của hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn như Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) khơng phải là điểm
khởi đầu hay điểm cuối trong quá trình hội nhập toàn cầu của Việt Nam. Tuy
nhiên, CPTPP được coi là một hiệp ước kiểu mẫu cho thế kỷ XXI vì phạm vi, quy
mơ và sức ảnh hưởng áp đảo của nó so với các hiệp định khác - cả trong khu vực
và toàn cầu. Bằng cách tham gia vào mạng lưới sản xuất giữa các thành viên
CPTPP, Việt Nam có thể hội nhập hơn nữa trong chuỗi giá trị sản xuất tồn cầu, từ

đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Với một thị trường mới nổi và vị
trí địa lý chiến lược thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, Việt Nam đang dần
khẳng định vị thế của mình cũng như trao cho các thành viên CPTPP khác cơ hội
để thúc đẩy xuất khẩu và kinh doanh, từ đó đồng thời mở rộng sự hiện diện của họ
trong khu vực. Tuy nhiên, để đáp ứng các cam kết của mình theo CPTPP, Việt Nam
sẽ cần phải thúc đẩy nhiều cải cách kinh tế cần thiết nói chung và nâng cấp cơ cấu
sản xuất nông nghiệp đặc thù. Ngoài ra, một nỗ lực phối hợp hơn nên được đưa
vào việc cải thiện trong nước các quy định và thể chế cũng như khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp nhà nước.
Nói tóm lại, Việt Nam đã và đang đóng vai trò chủ động và quan trọng trong
việc thúc đẩy các hiệp định thương mại lớn như CPTPP. Việt Nam đã tăng trưởng
thương mại hàng hóa nơng sản cũng như đầu tư trong nước, có thể là một tín hiệu
tích cực cho các quốc gia Đông Nam Á khác đang xem xét tư cách thành viên
CPTPP, chẳng hạn như Philippines và Indonesia.

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng của TS. Bùi Thị Lành
Tài liệu website:
2.

/>
ntern ational-trade/

3.

/>
trade/international-trade-classification-characteristics-and-otherdetails/42101

4.

/>
hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-doi-voi-kinh-te-thuong-mai-viet-nam64203.htm
5.

/>
doi-voi-kinh-te-va-thuong-mai-viet-nam-30e35d5c_1783/
6.

/>
%C3%A0%20g%C3%AC%3F-,Hi%E1%BB%87p%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20%C4%90%E1%BB %91i%20t%C3%A1c%20To

%C3%A0n%20di%E1%BB%87n%20v%C3% A0%20Ti%E1%BA%BFn%20b%E1%BB%99%20xuy%C3%AAn,ga%2Dp o%20v

%C3%A0%20Vi%E1%BB%87t%20Nam.

7.
/>8.

/>
etnam-cptpp-pressures-to-force-agricultural-reforms
9.

/>
nong-san-vietnam/#Ap_dung_cong_nghe_trong_san_xuat_la_giai_phap_dot_pha


TIEU LUAN MOI download : moi nhat




×