Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu biến động sử dụng đất nuôi tôm nước lợ tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An bằng tư liệu ảnh viễn thám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.45 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NUÔI TÔM NƯỚC LỢ TẠI
HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN BẰNG TƯ LIỆU ẢNH VIỄN THÁM
Bùi Đắc Thuyết
Trường Đại học Tài nguyên và Mơi trường Hà Nội
Tóm tắt
Phát triển ni tơm nước lợ tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có thể dẫn đến những thay
đổi không mong muốn về sử dụng đất và lớp phủ, đặc biệt là việc phá rừng ngập mặn để nuôi
tôm. Do vậy, nghiên cứu này sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat để đánh giá nguồn gốc, biến
động sử dụng đất nuôi tôm nước lợ tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2000 - 2020.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khơng có trang trại nuôi tôm nước lợ tại vùng nghiên cứu năm
2000. Tuy nhiên, diện tích trang trại ni tơm nước lợ ở đây đã tăng lên 412,38 ha vào năm 2010
và 786,15 ha vào năm 2020. Mặc dù phần lớn đất chuyển đổi sang nuôi tôm là từ đất làm muối,
đất nông nghiệp, đất trống hoặc những ao, đầm cải tạo thành ao ni tơm, một phần diện tích
rừng ngập mặn cũng đã bị chặt phá, chuyển đổi sang nuôi tôm. Quy hoạch và quản lý chuyển
đổi sử dụng đất sang nuôi tôm nước lợ là cần thiết nhằm tiến tới phát triển bền vững vùng ven
biển tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Từ khóa: Ni tơm nước lợ; Biến động sử dụng đất; Rừng ngập mặn; Tư liệu ảnh Landsat.
Abstract
Investigate land use change related to coastal shrimp farming in Quynh Luu district,
Nghe An province using remotely sensed data
Rapid development of coastal shrimp farming in Quynh Luu district, Nghe An province
may lead to unrecognized and undesirable changes of land cover, land use patterns, especially
the conversion of mangrove forests to shrimp farms. This study therefore aims to investigate
land use change related to coastal shrimp farming in Quynh Luu district, Nghe An province
(2000 - 2020) using Landsat satellite data. The results showed that there was no shrimp farm
established in the study area in 2000; however, the total area of coastal shrimp farms increased
by 412,38 ha in 2010 and 786,15 ha in 2020. Although most of shrimp farms were established
on land for salt production, agriculture land, bare grounds and waterways, a part of mangrove
forests was converted to shrimp farms there. Planning and managing land use for coastal shrimp
farming are required in order to move towards sustainable coastal development in Quynh Luu
district, Nghe An province.


Keywords: Coastal shrimp farming; Land use change; Mangrove forest; Landsat imagery.
1. Đặt vấn đề
Ni tơm nước lợ ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, cả về diện tích và sản
lượng ni trong hai thập kỷ qua, đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của
đất nước, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho cộng đồng cư dân ven biển cũng như tăng
giá trị kim ngạch xuất khẩu. Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thủy sản, diện tích ni tơm nước
lợ ở nước ta năm 2020 là 742.483 ha với sản lượng thu hoạch đạt 900.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu
tôm đạt 3,7 tỷ USD. Việt Nam là một trong 05 quốc gia đứng đầu trên thế giới (Trung Quốc, Thái
Lan, Việt Nam, Indonesia, Ecuador) về sản lượng tôm nuôi [1].
Cũng như nhiều tỉnh ven biển trong cả nước, nghề nuôi tôm nước lợ tại Nghệ An đã và đang
phát triển mạnh mẽ, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân cũng như sự phát triển kinh
318

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


tế - xã hội của các địa phương ven biển. Các vùng ni tơm chính tập trung ở các huyện, thị như:
Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, Diễn Châu, Nghi Lộc và thành phố Vinh. Trong đó, huyện Quỳnh Lưu
là một trong những địa phương có diện tích ni tơm lớn của tỉnh. Theo số liệu báo cáo của Chi
cục Thủy sản Nghệ An, diện tích ni tơm nước lợ của tồn tỉnh năm 2020 là 2.234 ha, sản lượng
tôm nuôi thu được khoảng 7.896 tấn. Như vậy, so với quy hoạch về “Phát triển thủy sản của tỉnh
Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt năm
2015 [2], diện tích ni tơm của tỉnh đã vượt xa so với quy hoạch (1.450 ha vào năm 2020) nhưng
sản lượng tôm nuôi lại thấp hơn rất nhiều so với quy hoạch đề ra (10.000 tấn vào năm 2020). Điều
này cho thấy, việc phát triển và chuyển đổi diện tích sử dụng đất trong ni tôm nước lợ tại Nghệ
An đang không theo định hướng quy hoạch chung về phát triển thủy sản của tỉnh. Thực tế, một số
bài viết đã phản ánh tình trạng người dân phá rừng ngập mặn, chuyển đổi sử dụng đất sang nuôi
tôm nước lợ ở huyện Quỳnh Lưu trong thời gian vừa qua [3, 4, 5]. Do vậy, việc quản lý, đánh giá
chuyển đổi sử dụng đất sang nuôi tơm nước lợ ở huyện Quỳnh Lưu nói riêng và tỉnh Nghệ An nói

chung là hết sức cần thiết.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ viễn thám trong
đánh giá nguồn gốc, biến động sử dụng đất, lớp phủ, thành lập các bản đồ chuyên đề đã và đang
được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Dữ liệu viễn thám có
tính chất đa thời gian, đa phổ, phủ trùm trên diện tích rộng nên có khả năng cung cấp thơng tin một
cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, cơng sức trong nghiên cứu đánh giá
hiện trạng cũng như biến động sử dụng đất, lớp phủ trên mặt đất. Thực tế, dữ liệu ảnh viễn thám
đã và đang được ứng dụng trong đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất liên quan đến nuôi
tôm ven biển, đặc biệt, việc chuyển đổi từ rừng ngập mặn sang nuôi tôm nước lợ ở nước ta [6, 7].
Do vậy, nghiên cứu này sử dụng tư liệu ảnh Landsat đa thời gian nhằm đánh giá biến động
sử dụng đất nuôi tôm nước lợ tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, góp phần vào việc quản lý hiệu
quả tài nguyên thiên nhiên cũng như làm cơ sở cho việc quy hoạch tổng hợp vùng ven bờ tại huyện
Quỳnh Lưu theo định hướng phát triển bền vững.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm nghiên cứu

Hình 1: Bản đồ địa điểm nghiên cứu của huyện Quỳnh Lưu và các xã nuôi tôm ven biển
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

319


Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Hình 1), một trong những
huyện có diện tích ao, đầm nuôi tôm nước lợ lớn nhất tỉnh. Các trại nuôi tôm tập trung ở các xã
Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, An Hịa, Quỳnh Lương,… dọc theo các lạch, sơng, như: Sông Mai
Giang, Sông Hầu và Sông Thái.
2.2. Dữ liệu sử dụng nghiên cứu
Để đánh giá biến động sử dụng đất nuôi tôm ven biển tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An,
dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 5, Landsat 7 và Landsat 8 chụp tại vùng nghiên cứu được sử dụng

(Bảng 1). Nguồn dữ liệu ảnh được thu thập từ cơ sở dữ liệu của USGS tại trang Web https://
earthexplorer.usgs.gov/.
Bảng 1. Dữ liệu ảnh viễn thám Landsat được sử dụng trong nghiên cứu
TT
1
2
3

Mã số ảnh
LE71270472000149SGS00
LT51270472010056BKT00
LC81270472020068LGN00

Path/ Row
127/47
127/47
127/47

Ngày chụp
28/05/2000
25/02/2010
08/03/2020

Độ phân giải (m)
30 x 30
30 x 30
30 x 30

Bên cạnh nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat, các nguồn dữ liệu khác như Google Earth,
Google Maps, bản đồ số hay các thông tin sơ cấp liên quan đến hiện trạng nuôi tôm ven biển tại

huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cũng được thu thập, sử dụng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đã tiến hành thực địa khảo sát tại các vùng nuôi tôm ven biển ở huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An. Vị trí một số điểm khảo sát được xác định tọa độ bằng thiết bị hệ thống định
vị toàn cầu (Garmin GPS72). Đây là cơ sở cho việc phân loại, giải đoán ảnh.

Hình 2: Các bước xử lý và phân tích dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat.
320

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


Phương pháp xử lý ảnh vệ tinh gồm các bước chính như sau: (i) thu thập dữ liệu ảnh và các
bước tiền xử lý ảnh; (ii) phân tích giải đốn ảnh; (iii) xử lý sau phân loại và đánh giá độ chính xác
của phương pháp phân loại; (iv) thành lập các bản đồ chuyên đề về sử dụng đất nuôi tôm ven biển
tại khu vực nghiên cứu; (v) đánh giá biến động sử dụng đất nuôi tôm ven biển tại điểm nghiên cứu
(Hình 2). Các phần mềm chuyên dụng như ENVI 5.2 hoặc ArcGIS10.2 được sử dụng để xử lý,
phân tích ảnh và thành lập bản đồ sử dụng đất nuôi tôm ven biển tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Trong nghiên cứu này, các xã ven biển của huyện Quỳnh Lưu (Hình 1 và Hình 4) được tách
triết từ các ảnh vệ tinh Landsat, để thực hiện các bước nghiên cứu, xử lý ảnh. Các chỉ số thực vật
hay chỉ số chuẩn hóa khác biệt thực vật (NDVI) và chỉ số chuẩn hóa khác biệt về nước cải tiến
(MNDWI) cũng được sử dụng trong phân loại ảnh.
Bên cạnh phương pháp phân loại có kiểm định, phương pháp xử lý ảnh viễn thám bằng mắt
(với sự hỗ trợ từ các dữ liệu thực địa, dữ liệu Google Earth, Google Maps) cũng được sử dụng trong
giải đoán ảnh vùng nghiên cứu. Các lớp/đối tượng chính trong nghiên cứu này được mơ tả ở Bảng 2.
Bảng 2. Mơ tả các lớp chính trong giải đoán ảnh vệ tinh ở khu vực nghiên cứu
Lớp
Trang trại ni tơm


Mơ tả khi giải đốn
Dạng hình khối với các cấu trúc dạng hình vng hoặc hình chữ nhật của các ao
ni tơm, bờ ao có phổ phản xạ mạnh, nước trong ao có màu xanh nhạt, bao gồm
cả các ao, kênh chứa nước lớn và thường nằm gần các kênh, lạch cung cấp nước.
Thực vật đất ngập nước Bao gồm cả rừng ngập mặn và thực vật trong vùng đất ngập nước nội địa. Màu
xanh đậm, thường xuất hiện ở các bãi triều, ven các kênh, lạch, sông.
Thủy vực
Sông, kênh, lạch màu xanh nhạt, cấu trúc dạng dải, tông ảnh sẫm đến sáng.
Khác
Bao gồm: đất nông nghiệp (màu xanh lá do canh tác trồng cây, tông ảnh mịn);
đất làm muối (bãi đất ướt, màu đục sẫm, cấu trúc gồm nhiều hình dạng chữ nhật
dài hẹp, xen kẽ các kênh dẫn nước và các dải phản xạ mạnh của bờ); khu dân cư
(màu trắng đốm, tôn ảnh sáng, xen kẽ nhiều cây xanh) và đất trống (hình dạng
khơng cố định, màu trắng của đất khô, cát bồi hoặc nâu sẫm của đất ướt).
Đánh giá nguồn gốc, biến động sử dụng đất nuôi tôm ven biển giữa các năm 2000, 2010 và
2020 được thực hiện bằng việc thiết lập ma trận biến động giữa các lớp sau phân loại và so sánh
theo cặp điểm ảnh (pixel-by-pixel) để xác định vùng đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang
ni tơm nước lợ.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Phân loại sử dụng đất tại vùng nghiên cứu từ tư liệu ảnh vệ tinh Landsat
Kết quả phân tích ảnh vệ tinh Landsat theo các lớp đất sử dụng (nuôi tôm nước lợ, thực vật
đất ngập nước, thủy vực, các đối tượng khác) được trình bày ở Hình 3. Kết quả đánh giá độ chính
xác từ ảnh phân loại năm 2020 cho thấy, độ chính xác chung đạt 84,1 % và hệ số Kappa là 0,7976
cho thấy, phương pháp áp dụng và kết quả phân loại trong nghiên cứu này là đáng tin cậy.
Qua phân tích tư liệu ảnh vệ tinh Landsat năm 2000, 2010 và 2020 cho thấy, khơng có trang
trại nuôi tôm nước lợ nào tại khu vực nghiên cứu năm 2000 (Hình 3a). Tuy nhiên, diện tích ni
tơm nước lợ tại đây đã tăng lên đáng kể trong các năm 2010 và 2020 (Hình 3 b, c). Tổng diện
tích đất sử dụng của các trang trại ni tơm nước lợ tại huyện Quỳnh Lưu năm 2010 là 412,38
ha, tập trung ở các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Lương và An Hịa. Năm 2020, tổng
diện tích đất sử dụng của các trang trại nuôi tôm nước lợ trên tồn huyện đã tăng lên gần gấp đơi

(786,15 ha) và các trang trại nuôi tôm phát triển thêm ở nhiều xã ven biển khác (như Quỳnh Thọ,
Quỳnh Hưng, Quỳnh Diện, Quỳnh Thuận,…) so với năm 2010.
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

321


Hình 3: Bản đồ sử dụng đất ni tơm ven biển tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
theo dữ liệu ảnh Landsat: (a) năm 2000, (b) năm 2010 và (c) năm 2020
3.2. Đánh giá biến động sử dụng đất nuôi tơm ven biển tại huyện Quỳnh Lưu
Kết quả phân tích ảnh vệ tinh Landsat 2000 và 2010 cho thấy, trong tổng 412,38 ha trang
trại nuôi tôm tại Quỳnh Lưu năm 2010, phần lớn đất được chuyển đổi từ nguồn đất canh tác khác
(241,38 ha, chiếm 59 %), như: đất nông nghiệp, đất làm muối, đất trống,… Tiếp đến là các thủy
vực (như ao, đầm) có sẵn, được cải tạo chuyển sang ni tơm (153,36 ha, chiếm 37 %). Diện tích
đất chuyển đổi từ rừng ngập mặn (năm 2000) sang các trang trại nuôi tôm (năm 2010) chỉ chiếm
4 % (17,64 ha) tổng diện tích trang trại ni tơm (Hình 4a, 5a).
Trong giai đoạn 2010 - 2020, tổng diện tích trang trại nuôi tôm ven biển ở huyện Quỳnh Lưu
tăng thêm 373,77 ha. Kết quả phân tích cũng cho thấy phần lớn diện tích đất chuyển đổi sang ni
tơm cũng từ đất có nguồn gốc là các thủy vực (như đầm, ao) và đất canh tác khác (như đất làm
muối, đất trống). Tuy nhiên, có 53,82 ha rừng ngập mặn bị chuyển đổi sang trang trại nuôi tôm tại
huyện Quỳnh lưu từ năm 2010 đến năm 2020 (Hình 4b, 5b).
Qua Hình 5b cũng cho thấy việc chuyển đổi từ rừng ngập mặn sang các ao, hồ nuôi tôm
trong giai đoạn 2010 - 2020 xảy ra ở hầu hết các xã ven biển của huyện Quỳnh Lưu. Tuy nhiên,
322

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững



tập trung chính vẫn gần các khu ni tơm tập trung của huyện, như: Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh,
Quỳnh Lương, Quỳnh Đôi, Quỳnh Yên (dọc theo Sông Hầu hay Sông Mơ).
Như vậy, kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nội dung một số bài viết về tình trạng phá
rừng ngập mặn chuyển sang nuôi tôm tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An trong thời gian qua [3, 4, 5].

Hình 4: Bản đồ chuyển đổi sử dụng đất nuôi tôm ven biển tại huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An theo dữ liệu ảnh Landsat: (a) 2000 - 2010, (b) 2010 - 2020

Hình 5: Diện tích (ha) và tỷ phần (%) loại đất sử dụng bị chuyển đổi thành trang trại nuôi
tôm ven biển tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An theo các giai đoạn: (a) 2000 - 2010,
(b) 2010 - 2020
Như vậy, nghề nuôi tôm nước lợ tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An rất phát triển trong
thời gian 2000 - 2020, đặc biệt là giai đoạn 2010 - 2020. Phát triển nuôi tôm nước lợ đã và đang
mạng lại nhiều lợi ích như tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân địa
phương vì đầu tư cho nuôi tôm thường mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ, một nghiên cứu của
Nguyễn Văn Tồn và Lê Nữ Minh Phương (2018) tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
cho thấy, các trang trại nuôi tôm sau 3,5 - 04 năm có thể thu hồi chi phí đầu tư và thu nhập bình
qn hàng năm của các trang trại nuôi tôm bán thâm canh đạt 70,62 triệu đồng, cịn các trang trại
ni tơm thâm canh có thu nhập trung bình hàng năm cao hơn gấp 03 lần (212,81 triệu đồng) [8].
Do vậy, việc chuyển đổi các vùng đất trũng thấp, canh tác không hiệu quả hoặc cho hiệu quả kinh
tế thấp hơn (như đất làm muối) sang đất nuôi tôm nước lợ tại huyện Quỳnh Lưu sẽ làm tăng lợi
nhuận, hiệu quả kinh tế về sử dụng đất tại các xã ven biển.
Tuy nhiên, phát triển ni tơm nước lợ nhanh và thiếu quy hoạch có thể dẫn đến những tác
động tiêu cực tới môi trường sinh thái cũng như ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của
nghề nuôi tôm tại đây. Đặc biệt, việc chặt phá, chuyển đổi một số khu rừng ngập mặn sang nuôi
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

323



tôm sẽ gây tác động xấu tới môi trường sinh thái vì rừng ngập mặn có vai trị rất lớn, như là bãi
đẻ, bãi dinh dưỡng và là môi trường sống của nhiều lồi động vật thủy sinh (như tơm, cua, cá, thân
mềm,…) cũng như các loài trên cạn (như chim, cơn trùng,…). Ngồi ra, rừng ngập mặn cịn có vai
trò như một hệ lọc sinh học để xử lý các chất thải, kể cả chất thải từ các trang trại nuôi tôm. Hơn
nữa, rừng ngập mặn sẽ giúp cho việc bảo vệ, chống sạt lở ở vùng ven biển và là bể chứa cacbon,
giúp giảm lượng khí phát thải nhà kính, giảm tác nhân gây biến đổi khí hậu. Do vậy, việc chặt phá,
chuyển đổi rừng ngập mặn sang ni tơm cần được kiểm sốt nghiêm ngặt tại huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An.
4. Kết luận
Qua nghiên cứu biến động sử dụng đất liên quan đến nuôi tôm nước lợ tại huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2000 - 2020 bằng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat cho thấy, diện tích đất ni
tơm nước lợ tại điểm nghiên cứu đã tăng lên đáng kể, đạt 412,38 ha trong năm 2010 và 786,15 ha
trong năm 2020. Phần lớn nguồn gốc đất chuyển đổi sang trang trại nuôi tôm là từ đất làm muối,
đất nông nghiệp, đất trống, các thủy vực (ao, đầm). Tuy nhiên, tại khu vực nghiên cứu tồn tại tình
trạng, một phần diện tích rừng ngập mặn cũng đã bị phá, chuyển đổi sang nuôi tôm, đặc biệt là
trong giai đoạn 2010 - 2020. Do vậy, cần có định hướng, quy hoạch và quản lý việc chuyển đổi sử
dụng đất sang nuôi tôm nước lợ, nhằm tiến tới phát triển bền vững vùng ven biển ở huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. FAO (2021). Statistics: Global Aquaculture Production 1950-2014 (online query). />fishery/statistics/global-aquaculture-production/query/en.
[2]. UBND tỉnh Nghệ An (2015). Phê duyệt quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030. Quyết định số 6343/QĐ-UBND ngày 30/12/2015.
[3]. Việt Khánh (2015). Phá rừng phịng hộ để ni tơm. />[4]. Phan Sáng (2017). Tàn phá cả cánh rừng ngập mặn xanh ngút ngàn để ni tơm. />[5]. Văn Trường (2018). Nhiều diện tích rừng phịng hộ ven Sơng Mơ bị biến thành hồ ni tôm. https://
baonghean.vn/nhieu-dien-tich-rung-phong-ho-ven-song-mo-bi-bien-thanh-ho-nuoi-tom-195653.html
[6]. Beland, M., Goita, K., Bonn, F. & Pham, T. T. H. (2006). Assessment of land-cover changes related to
shrimp aquaculture using remote sensing data: A case study in the Giao Thuy district, Vietnam. International
Journal of Remote Sensing, 27, 1491 - 1510.
[7]. Bui T.D., Maier S.W. & Austin C.M. (2014). Land cover and land use change related to shrimp farming
in coastal areas of Quang Ninh, Vietnam using remotely sensed data. Environmental Earth Sciences, 72,

441 - 455.
[8]. Nguyễn Văn Toàn, Lê Nữ Minh Phương (2018). Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 127 (5A), 39 - 51.

Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021. Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Hải Yến

324

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững



×