Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

THẢO LUẬN môn PHÁP LUẬT CHỦ THỂ KINH DOANH NHỮNG vấn đề CHUNG về KINH DOANH và CHỦ THỂ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.65 KB, 21 trang )

[TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

LỚP QTL46B2

THẢO LUẬN MÔN
PHÁP LUẬT CHỦ THỂ KINH DOANH
Giảng viên: Ths. Lê Nhật Bảo
THÀNH VIÊN:
1. Võ Lê Thị Tuyết Trinh_2153401020283
2. Đinh Thị Đoan Trang_21530401020275
3. Nguyễn Minh Tuyên_2153401020291
4. Nguyễn Lê Quang Trưởng_2153401020288

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 10 năm 2022

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ THỂ
KINH DOANH..................................................................................................1
NHẬN ĐỊNH.....................................................................................................1
Câu 1: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải cư trú tại Việt
Nam.............................................................................................................1
Câu 2: Mọi chủ thể kinh doanh đều có thể có nhiều người đại diện theo
pháp luật......................................................................................................1
Câu 3: Mọi tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập doanh
nghiệp..........................................................................................................1
Câu 4. Người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển quyền
sở hữu tài sản góp vốn cho doanh nghiệp....................................................1


Câu 5. Mọi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đều phải được định giá........1
Câu 6. Chủ sở hữu doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm
hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp...2
Câu7. Các giấy tờ giao dịch của doanh nghiệp đều phải được đóng dấu......2
Câu 8. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm
góp vốn vào doanh nghiệp...........................................................................2
Câu 9. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được
đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký................................................2
Câu 10. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên
tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngồi tương ứng.....................2
Câu 11. Chi nhánh và văn phịng đại diện đều có chức năng thực hiện hoạt
động kinh doanh sinh lợi trực tiếp................................................................3
Câu 12: Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành, nghề đã đăng
ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.............................................................3
Câu 13: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp..................................................................................3
Câu 14. Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được cấp lại
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới...............................................3
Câu 15: Doanh nghiệp khơng có quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh...........................4
Câu 16: Mọi điều kiện kinh doanh đều phải được đáp ứng trước khi đăng
ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện....................................4
Câu 17: Công ty con là đơn vị phụ thuộc của cơng ty mẹ............................4
Câu 18: Doanh nghiệp xã hội có quyền có nhiều người đại diện theo pháp
luật...............................................................................................................4
Câu 19: Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đều phải thực hiện
thủ tục để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.................4
Câu 20: Doanh nghiệp nhà nước chỉ có thể tồn tại dưới loại hình cơng ty cổ
phần.............................................................................................................4
TÌNH HUỐNG:..................................................................................................4

Bài tập 1: DNTN An Bình do ơng An làm chủ có trụ sở tại TP. HCM
chuyên kinh doanh lắp đặt hệ thống điện. Ông An đang muốn kinh doanh

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


thêm ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại nên ơng có những
dự định sau:..................................................................................................5
Bài tập 2: Dương, Thành, Trung và Hải thành lập Công ty trách nhiệm hữu
hạn Thái Bình Dương kinh doanh xúc tiến xuất nhập khẩu. Công ty được
cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trong thỏa
thuận góp vốn do các bên ký:.......................................................................5
CHƯƠNG II: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH.............7
NHẬN ĐỊNH.....................................................................................................7
Câu 1: Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập hộ kinh doanh..........7
Câu 2: Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm......................7
Câu 3: Hộ kinh doanh chỉ có một người đại diện theo pháp luật..................8
Câu 4: Chủ hộ kinh doanh không được làm chủ DNTN..............................8
Câu 5: Chủ hộ kinh doanh khơng chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho
hộ kinh doanh..............................................................................................8
Câu 6: Tên của hộ kinh doanh được bảo hộ trong phạm vi tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương...................................................................................8
Câu 7: Cán bộ, công chức, viên chức không thể làm chủ hộ kinh doanh.....8
Câu 8: Thành viên hộ gia đình là người nước ngồi có thể làm chủ hộ kinh
doanh...........................................................................................................9
Câu 9: Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh kể từ khi được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh..............................................................9
Câu 10: DNTN không được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần.........9
Câu 11: Chủ DNTN không được quyền làm chủ sở hữu loại hình doanh
nghiệp một chủ sở hữu khác........................................................................9

Câu 12: Chủ DNTN có thể đồng thời là thành viên sáng lập của công ty cổ
phần.............................................................................................................9
Câu 13: Chủ sở hữu của hộ kinh doanh phải là cá nhân...............................9
Câu 14: Chủ DNTN luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp........................................................................................................10
Câu 15. Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt các hợp đồng mà chủ sở hữu
DNTN đang thực hiện................................................................................10
Câu 16: Trong thời gian cho thuê DNTN, chủ doanh nghiệp vẫn là người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp..................................................10
Câu 17: Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của DNTN đó..........10
Câu 18: Chủ DNTN bị mất năng lực hành vi dân sự thì đương nhiên bị mất
tư cách chủ DNTN.....................................................................................10
Câu 19: Chủ DNTN không được làm thành viên công ty hợp danh...........10
Câu 20: DNTN giảm vốn đầu tư không phải thực hiện thủ tục thông báo
thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp....................................................11
CHƯƠNG III: CÔNG TY HỢP DANH...........................................................11
NHẬN ĐỊNH:..................................................................................................11
Câu 1:  Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh
nghiệp đều không thể trở thành thành viên công ty hợp danh....................11
Câu 2: Mọi thành viên trong công ty hợp danh đều là người quản lý công
ty................................................................................................................12

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Câu 3: Mọi thành viên hợp danh trong công ty hợp danh đều là người đại
diện theo pháp luật của công ty trong mọi trường hợp...............................12
Câu 4: Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền rút
vốn khỏi công ty nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp
danh còn lại................................................................................................12

Câu 5: Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng
thành viên...................................................................................................12
Câu 6: Công ty hợp danh không được thuê Giám đốc (hoặc Tổng giám
đốc)............................................................................................................13
Câu 7: Thành viên hợp danh phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã
nhận khi nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt đợng kinh doanh..............13
Câu 8: Thành viên góp vốn khơng được tham gia điều hành, quản lý công
ty hợp danh................................................................................................13
Câu 9: Thành viên muốn chuyển phần vốn góp cho người khác phải được
Hội đồng thành viên chấp thuận.................................................................13
Câu 10: Người nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên hợp danh
muốn trở thành viên hợp danh phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.
................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................14

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ
THỂ KINH DOANH
NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải cư trú tại
Việt Nam.
=> Nhận định sai.
Vì trong trường hợp có nhiều người đại diện theo pháp luật thì chỉ cần đảm
bảo ít nhất có một người cư trú tại Việt Nam, chứ không bắt buộc tất cả người
đại diện phải cư trú tại Việt Nam hay đối với doanh nghiệp tư nhân thì người
đại diện là chủ sở hữu có thể ủy quyền.
CSPL: Khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020.
Câu 2: Mọi chủ thể kinh doanh đều có thể có nhiều người đại diện theo

pháp luật.
=> Nhận định sai.
Vì theo Khoản 2 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 quy định, một doanh
nghiệp có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên quy
định này chỉ được áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp là cơng ty TNHH
một thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần mà
không áp dụng đối với Công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân. Trong
trường hợp này, cơng ty có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ cơng
ty phải quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của
người đại diện theo pháp luật.
Câu 3: Mọi tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập doanh
nghiệp.
=> Nhận định sai.
Vì khơng phải mọi tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập
doanh nghiệp mà vẫn có tổ chức bị cấm thành lập doanh nghiệp. VD: Cơ quan
nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để
thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
CSPL: Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
Câu 4. Người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển quyền
sở hữu tài sản góp vốn cho doanh nghiệp.
=> Nhận định sai.
Vì: Theo khoản 4 Điều 35 Luật doanh nghiệp 2020: “ Tài sản được sử dụng
vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ
tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.” Như vậy không phải lúc nào
người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài
sản góp vốn cho doanh nghiệp.
Câu 5. Mọi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đều phải được định giá.
=> Nhận định sai.
Vì: Theo khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về định giá tài
sản góp vốn như sau “1. Tài sản góp vốn khơng phải là Đồng Việt Nam, ngoại

1

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ
chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.” Do đó
khơng phải mọi tài sản nào cũng được định giá khi góp vốn vào doanh nghiệp.
Ví dụ: Tiền Việt Nam thì khơng cần phải định giá.
Câu 6. Chủ sở hữu doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách
nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp.
=> Đây là nhận định sai.
Vì: theo điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 177 LDN thì cơng ty hợp danh
là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm vô hạn trong công
ty hợp danh theo quy định của pháp luật chỉ áp dụng đối với thành viên hợp
danh của công ty (điểm a khoản 2 điều 187 LDN và điểm đ khoản 2 điều 181
LDN). Theo đó, thành viên hợp danh của cơng ty phải chịu trách nhiệm bằng
tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ty. Cơng ty hợp danh có tài
sản riêng do đó trách nhiệm vô hạn chỉ phát sinh khi sau khi công ty hợp danh
phá sản hoặc giải thể mà tài sản công ty khơng đủ thanh tốn hết các nghĩa vụ
của doanh nghiệp.
Câu7. Các giấy tờ giao dịch của doanh nghiệp đều phải được đóng dấu.
=> Đây là nhận định sai.
Vì: theo Khoản 3 Điều 43 LDN thì doanh nghiệp chỉ cần sử dụng dấu trong
các giao dịch theo quy định của pháp luật.
VD:

Câu 8. Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì đương nhiên bị cấm
góp vốn vào doanh nghiệp.

=> Đây là nhận định sai.
Vì: Theo Điểm b Khoản 3 Điều 17 LDN và đối chiếu với quy định
của pháp luật phòng chống tham nhũng (cụ thể là Khoản 4 Điều 20) thì chỉ có
cán bộ, cơng chức, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
cơ quan mới khơng có quyền góp vốn mua cổ phần. Cịn các cán bộ, cơng
chức, viên chức khơng giữ chức vụ khơng bị cấm góp vốn, mua cổ phần. Hay
Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức quy định về quyền của viên chức như sau:
“ Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công
2

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp
tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa
học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định
khác.”
Câu 9. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký
được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.
=> Đây là nhận định sai.
Vì: theo Khoản 1 Điều 41 LDN thì tên trùng là tên tiếng Việt của doanh
nghiệp đề nghị đăng kí được viết hồn tồn giống với tên tiếng Việt của doanh
nghiệp đã đăng kí.
Câu 10. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên
tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài tương ứng.
=> Đây là nhận định sai.
Vì: Theo Khoản 1 Điều 39 LDN thì tên doanh nghiêp bằng tiếng nước
ngồi là tên được dịch từ tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài
hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có
thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngồi.

Câu 11. Chi nhánh và văn phịng đại diện đều có chức năng thực hiện hoạt
động kinh doanh sinh lợi trực tiếp.
=> Nhận định sai.
Vì: Theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 : “Văn phòng đại diện
là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho
lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phịng đại diện khơng
thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.” Như vậy, văn phịng đại
diện khơng có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp.
Câu 12: Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong các ngành, nghề đã
đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
=> Nhận định sai.
Vì: Theo khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền của doanh
nghiệp: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.” và Khoản 6 Điều
16 LDN thì doanh nghiệp vẫn có thể kinh doanh những ngành nghề mà luật
không cấm và là kinh doanh khơng có điều kiện. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải
đăng ký, thông báo về Cơ quan đăng ký kinh doanh khi có thay đổi nội dung,
thơng tin đăng ký doanh nghiệp (thay đổi ngành, nghề kinh doanh...) theo K2
Đ8, Điều 31 của Bộ luật này.
Câu 13: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
=> Nhận định sai.
Vì: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp là 2 loại giấy khác nhau. Theo khoản 11 Điều 3 Luật đầu tư 2020: “Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký
của nhà đầu tư về dự án đầu tư.” Theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp
2020: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc

3

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng
ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.” Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gắn
liền với với những dự án đầu tư, được cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều
kiện (Phần lớn là các tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngồi). Cịn Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp là loại giấy tờ khai sinh ra doanh nghiệp, nhằm
giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng trong việc quản lý doanh nghiệp.
Câu 14. Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải được cấp lại
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
=> Nhận định sai.
Vì: Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 về việc
thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh
doanh chỉ có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và thực hiện thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp chứ không cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp mới. Chỉ khi thay đổi những nội dung tại Điều 28 Luật này thì mới phải
đăng ký để cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (khoản 1 Điều
30 Luật Doanh nghiệp 2020).
Câu 15: Doanh nghiệp khơng có quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh.
=> Đây là nhận định đúng. Vì: Theo khoản 6 Điều 16+ k1 đ8 Luật Doanh
nghiệp 2020 nghiêm cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Câu 16: Mọi điều kiện kinh doanh đều phải được đáp ứng trước khi đăng
ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
=> Đây là nhận định SAI. Vì: Các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp lên Sở Kế
hoạch và Đầu tư không yêu cầu các giấy tờ cho điều kiện kinh doanh => Khi
đăng ký kinh doanh chưa cần phải đáp ứng đủ điều kiện, chỉ cần đáp ứng đủ
khi bạn kinh doanh và duy trì điều kiện này suốt trong quá trình kinh doanh.
(CSPL: Điều 8, 19-22 LDN).

*Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh k đương nhiên được kinh doanh đối
với các ngành nghề có điều kiện theo điều 4 luật đầu tư, mà phải xin thêm giấy
đăng ký con.
Câu 17: Công ty con là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ.
=> Đây là nhận định sai. Vì: Cơng ty con là một chủ thể doanh nghiệp có giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh riêng, là đơn vị kinh doanh độc lập không phụ
thuộc vào doanh nghiệp mẹ trong báo cáo tài chính kế tốn, có mã số thuế
riêng, nộp thuế TNDN riêng. CSPL: Khoản 2 Điều 194 LDN.
Câu 18: Doanh nghiệp xã hội có quyền có nhiều người đại diện theo pháp
luật.
4

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


=> Đây là nhận định sai. Vì: đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân chỉ có một
người đại diện theo pháp luật.
CSPL: k1 Đ188 và K3 Đ190 LDN.
(Câu 19: Mọi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đều phải thực hiện
thủ tục để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
=> Đây là nhận định đúng. Vì: Theo khoản 1 Điều 30 doanh nghiệp phải đăng
ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
Câu 20: Doanh nghiệp nhà nước chỉ có thể tồn tại dưới loại hình cơng ty cổ
phần.
=> Đây là nhận định sai. Vì: Theo khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020
thì doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.) -> chưa sửa.
TÌNH HUỐNG:
Bài tập 1: DNTN An Bình do ông An làm chủ có trụ sở tại TP. HCM chuyên

kinh doanh lắp đặt hệ thống điện. Ông An đang muốn kinh doanh thêm ngành
tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại nên ơng có những dự định sau:
-  Ông An mở thêm chi nhánh của DNTN An Bình tại Hà Nội để kinh
doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
- Ông An thành lập thêm một DNTN khác kinh doanh ngành tổ chức, giới
thiệu và xúc tiến thương mại. 
- DNTN An Bình đầu tư vốn để thành lập thêm một công ty TNHH 1
thành viên kinh doanh ngành tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
- Ơng An góp vốn cùng ơng Jerry (quốc tịch Hoa Kỳ) và bà Anna Nguyễn
(quốc tịch Việt Nam và Canada) để thành lập Hộ kinh doanh kinh doanh ngành
tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại.
Anh (chị) hãy cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành, những ý
định trên của ơng An có hợp pháp khơng, vì sao?
=> Theo pháp luật hiện hành, những ý định trên của ơng An chỉ có ý định
mở thêm chi nhánh DNTN An Bình tại Hà Nội để kinh doanh ngành tổ chức,
giới thiệu và xúc tiến thương mại là hợp pháp (CSPL:
), cịn lại đều khơng
được.
Vì: + Khi ông An muốn thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân thì ơng
đã vi phạm khoản 3 điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 đó là một cá nhân chỉ có
thể thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

5

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


+ Theo khoản 4 điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 thì DNTN khơng được
quyền góp vốn để thành lập cơng ty TNHH nên ý định này đã trái với pháp luật
quy định.

+ Chủ doanh nghiệp không thể đồng thời là chủ hộ kinh doanh nên ơng
An khơng thể góp vốn với ông Jerry để thành lập Hộ kinh doanh. Theo quy
định tại khoản 3 điều 188 Luật doanh nghiệp 2020.
Bài tập 2: Dương, Thành, Trung và Hải thành lập Công ty trách nhiệm hữu
hạn Thái Bình Dương kinh doanh xúc tiến xuất nhập khẩu. Công ty được cấp
chứng nhận đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trong thỏa thuận
góp vốn do các bên ký:
- Dương cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt (16% vốn điều lệ).
- Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của Công ty Thành Mỹ (dự định sẽ là
bạn hàng chủ yếu của Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình Dương), tổng số
tiền trong giấy ghi nhận nợ là 1,3 tỷ đồng, giấy nhận nợ này được các thành
viên nhất trí định giá là 1,2 tỷ đồng (chiếm 24% vốn điều lệ).
- Trung góp vốn bằng ngơi nhà của mình, giá trị thực tế vào thời điểm góp
vốn chỉ khoảng 700 triệu đồng, song do có quy hoạch mở rộng mặt đường, nhà
của Trung dự kiến sẽ ra mặt đường, do vậy các bên nhất trí định giá ngơi nhà
này là 1,5 tỷ đồng (30% vốn điều lệ).
- Hải cam kết góp 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt (30% vốn điều lệ). Hải cam
kết góp 500 triệu đồng, các bên thỏa thuận khi nào cơng ty cần thì Hải sẽ góp
tiếp 1 tỷ cịn lại.
Anh (chị) hãy bình luận hành vi góp vốn nêu trên của Dương, Thành,
Trung, Hải.
=> - Đối với Dương: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 47 LDN quy định về góp vốn
thành lập cơng ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp ta có thể chia thành 2
trường hợp:
+TH1: Dương góp đủ và đúng 800 triệu bằng tiền mặt (16% vốn điều lệ)
trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp thì hành vi góp vốn của Dương hồn tồn hợp lý.
+TH2: Dương khơng góp đủ và đúng 800 triệu bằng tiền mặt (16% vốn
điều lệ) trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký


6

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


doanh nghiệp thì hành vi góp vốn của Dương là sai và phải thực hiện theo
Khoản 4 Điều 47 LDN.
-Đối với Thành: Theo Điều 34 và Khoản 1, 2 Điều 36 LDN lần lượt quy
định về tài sản góp vốn và định giá tài sản góp vốn thì hành vi góp vốn bằng
giấy nợ của cơng ty TNHH Thành Mỹ của Thành là hoàn toàn hợp lý nhưng
khá rủi ro. Đầu tiên, giấy nhận nợ của Thành được xem là tài sản có thể được
định giá bằng đồng Việt Nam và Thành là chủ sở hữu hợp pháp cho nên Thành
có thể đem giấy nhận nợ đi góp vốn. Hơn nữa, giấy nhận nợ của Thành đã được
các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận và giá trị
định giá không cao hơn giá trị thực của tài sản được định giá (1,2 tỷ giá trị định
giá so với 1,3 tỷ giá trị thực). Tuy nhiên, trong quyền đòi nợ bao hàm rủi ro
trường hợp con nợ khơng trả được nợ. Do đó, mặc dù giá trị của khoản nợ là
1,3 tỷ nhưng trên thực tế khó mà chấp nhận phần vốn góp 1,3 tỷ đồng của
Thành. Với hành vi góp vốn, Thành đã chuyển quyền địi nợ sang cho Cơng ty
trách nhiệm hữu hạn Thái Bình Dương. Khi đã chấp nhận cho Thành góp bằng
giấy nhận nợ thì trường hợp con nợ khơng trả được nợ, cơng ty phải tự chịu mà
khơng có quyền yêu cầu Thành phải góp thêm vào.
-Đối với Trung: Tài sản góp vốn của Trung là hợp pháp. Tuy nhiên, cũng
theo Điều 34 và Khoản 2 Điều 36 LDN thì việc định giá tài sản góp vốn của
Trung là việc làm trái quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Vì: tại thời
điểm góp vốn giá trị căn nhà của Trung chỉ là 700 triệu đồng nhưng tài sản góp
vốn đã được định giá lên tới 1,5 tỷ đồng (cao hơn so với giá trị thực tế là 800
triệu đồng), mặc dù có tình tiết có quy hoạch mở rộng mặt đường, nhà của
Trung dự kiến sẽ ra mặt đường nhưng khơng phải căn cứ để các thành viên có
thể định giá căn nhà cao hơn thực tế. Bởi vì, đây chỉ là sự suy đốn mà khơng

phải là một cái gì đó chắc chắn. Khả năng có thể giá căn nhà cao hơn trong
tương lai nhưng cũng có thể quy hoạch bị “treo”, giá của căn nhà không tăng
lên như dự đoán của các thành viên sáng lập. Việc định giá tài sản góp vốn cao
hơn so với giá thị trường thì các thành viên sáng lập này phải đối diện với hậu
quả bất lợi là họ phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị
thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
-Đối với Hải: Theo Khoản 2 và Khoản 4 Điều 47 LDN thì hành vi góp
vốn của Hải là không hợp lý bởi trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Hải phải góp vốn cho cơng ty đủ và
7

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


đúng 1,5 tỷ tiền mặt (30% vốn điều lệ) chứ không thể làm theo thỏa thuận “khi
nào công ty cần thì góp tiếp”.
CHƯƠNG II: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH
NHẬN ĐỊNH : KHÔNG CHÉP Y ĐIỀU LUẬT
Câu 1: Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập hộ kinh doanh.
=> Nhận định sai. Vì: Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì để
một cá nhân có quyền thành lập Hộ kinh doanh thì ngồi việc cá nhân phải đủ
18 tuổi thì cá nhân đó phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (Năng lực pháp
luật và Năng lực hành vi).
* khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “Hộ kinh doanh do
một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là cơng dân Việt Nam đủ
18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ
được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và
chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
*) Nhận định Sai. CSPL: Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Độ tuổi

có thể thành lập hộ kinh doanh được quy định một cách cụ thể tại Khoản 1
Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau: "Cá nhân, thành viên hộ gia đình
là cơng dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ
luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này;
trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị
mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành
hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện
bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan."
Như vậy, theo quy định, cá nhân cần phải đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự mới được quyền thành lập hộ
kinh doanh.
Câu 2: Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm.
=> Nhận định sai. Vì: Theo khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy
định: “2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm
nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông
báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt
động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh cịn lại." Trước đây, chỉ hộ
kinh doanh bn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa
điểm đã đăng ký (Điều 72 Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Như vậy, từ ngày
04/01/2021, tất cả hộ kinh doanh được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa
điểm.
Câu 3: Hộ kinh doanh chỉ có một người đại diện theo pháp luật.

8


TIEU LUAN MOI download : moi nhat


=> Nhận định sai/ đúng ??????. Vì: Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định
01/2021/NĐ-CP quy định:“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên
hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia
đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ
kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia
đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Câu 4: Chủ hộ kinh doanh không được làm chủ DNTN.
=> Nhận định đúng. Vì: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Doanh
nghiệp 2020:” Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư
nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh,
thành viên hợp danh của công ty hợp danh.” Như vậy, chủ hộ kinh doanh
không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân nhưng vẫn có thể thành
lập hoặc tham gia thành lập những loại hình doanh nghiệp khác như công ty
TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh nếu được sự nhất trí của các thành
viên hợp danh còn lại.
*Đây là nhận định đúng. Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 188 LDN 2020 (sđ, bs
2022) Chủ hộ kinh doanh không được làm chủ DNTN do chủ hộ kinh doanh và
DNTN đều phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ công ty hoặc hộ kinh
doanh. Vì vậy nếu vừa đảm nhận vai trị chủ hộ kinh doanh và cả DNTN sẽ gặp
khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ.
Câu 5: Chủ hộ kinh doanh khơng chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
cho hộ kinh doanh.
=> Đây là nhận định đúng.
Vì: Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chủ hộ kinh
doanh sẽ chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động
kinh doanh của hộ, đồng thời hộ kinh doanh là chủ thể kinh doanh khơng có tư

cách pháp nhân nên khơng có sự tách bạch với tài sản của chủ hộ kinh doanh,
không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình nên chủ hộ kinh doanh khơng
chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho hộ kinh doanh.
Câu 6: Tên của hộ kinh doanh được bảo hộ trong phạm vi tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
=> Đây là nhận định sai. Vì: Theo Khoản 4 Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐCP: “4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh
doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.” nên tên của hộ kinh doanh chỉ
được bảo hộ trong phạm vi cấp huyện.
Câu 7: Cán bộ, công chức, viên chức không thể làm chủ hộ kinh doanh.
=> Đây là nhận định sai. Vì: Theo quy định tại Luật Cán bộ, cơng chức
2008 và Luật Phịng chống tham nhũng 2018 không cấm cán bộ, công chức
thành lập hộ kinh doanh trừ trường hợp gây ảnh hưởng đến uy tín, bí mật của
nhà nước. Do đó, cán bộ, cơng chức, viên chức vẫn có thể đăng ký thành lập hộ
kinh doanh.
CSPL: khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định những
việc cán bộ, công chức và viên chức không được làm; Điều 18, Điều 19

9

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


và Điều 20 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định những việc cán bộ, công
chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ.
*Nhận định sai. CSPL khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;điểm b
khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020,khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp
2020căn cứ theo quy định trên thì cán bộ, cơng chức, viên chức theo quy định
của pháp luật sẽ không được tham gia quản lý và thành lập doanh nghiệp. Tuy
nhiên hộ kinh doanh không được xem là một doanh nghiệp, bởi hộ kinh doanh
là một mơ hình kinh doanh với quy mơ nhỏ và pháp luật khơng có quy định cấm

cán bộ, cơng chức, viên chức thành lập hộ kinh doanh.
Câu 8: Thành viên hộ gia đình là người nước ngồi có thể làm chủ hộ kinh
doanh.
=> Đây là nhận định sai. Vì: Theo khoản 1 điều 80 Nghị định 01/2021/ NĐ-CP
quy định cá nhân, thành viên hộ gia đình phải là cơng dân Việt Nam mới có thể
làm chủ hộ kinh doanh.
Câu 9: Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh kể từ khi được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
=> Đây là nhận định sai. Vì: Theo khoản 3 Điều 68 Nghị định 79/2015/NĐ-CP
các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có
quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ
kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề phải có điều kiện.
*Nhận định SAI Căn cứ vào Khoản 3 Điều 82 Nghị định 01/2021 thì khơng
phải trong mọi trường hợp hộ kinh doanh đều được quyền kinh doanh kể từ khi
cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp mà đối với còn hộ kinh doanh kinh doanh
các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì cần đáp ứng các diều kiện
của nghành nghề đó kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh
doanh.
Câu 10: DNTN không được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần.
=> Đây là nhận định đúng. Vì: Theo khoản 4 Điều 188 Luật Doanh nghiệp
2020 doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ
phần, phần vốn góp trong cơng ty hợp danh, cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc
công ty cổ phần.
Câu 11: Chủ DNTN không được quyền làm chủ sở hữu loại hình doanh
nghiệp một chủ sở hữu khác.
=> Nhận định sai. Vì: chủ DNTN có thể là chủ sở hữu của cơng ty TNHH một
thành viên. Đây là điều luật không đề cập và không cấm.
*Nhận định sai DNTN và chủ DNTN là phạm trù độc lập. DNTN khơng có
năng lực sở hữu tài sản. Theo Khoản 4 Điều 188 LDN 2020 sđ, bs 2022 chỉ


10

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


cấm DNTN góp vốn thành lập cơng ty trách nhiệm hữu hạn (trong đó có cơng
ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp một chủ sở hữu ). Khơng
cấm chủ DNTN có quyền góp vốn thành lập cơng ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo khoản 3 Điều 188 LDN 2020 sđ, bs 2022 chủ DNTN chỉ được quyền
thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được.
Nhận định sai DNTN và chủ DNTN là phạm trù độc lập. DNTN khơng có
năng lực sở hữu tài sản. Theo Khoản 4 Điều 188 LDN 2020 sđ, bs 2022 chỉ
cấm DNTN góp vốn thành lập cơng ty trách nhiệm hữu hạn (trong đó có cơng
ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp một chủ sở hữu ). Khơng
cấm chủ DNTN có quyền góp vốn thành lập cơng ty trách nhiệm hữu hạn.
Câu 12: Chủ DNTN có thể đồng thời là thành viên sáng lập của công ty cổ
phần.
=> Nhận định đúng.
Vì: theo Khoản 3 điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ cấm chủ DNTN chỉ
không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh còn đây chủ DNTN
chỉ là thành viên sáng lập và quản lý cơng ty thì vẫn hợp lệ.
* Nhận định Đúng Theo khoản 4 Điều 188 LDN 2020 (sđ, bs 2022) thì
DNTN khơng được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp
trong cơng ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần cho
nên Chủ DNTN tức cá nhân có quyền được thành lập cơng ty cổ phần và có thể
đồng thời là thành viên sáng lập của công ty cổ phần.
Câu 13: Chủ sở hữu của hộ kinh doanh phải là cá nhân.
=> Nhận định sai.
Vì: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm là các cá nhân là cơng dân

Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc một hộ gia đình
làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao
động và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh. Vì vậy chủ sở hữu hộ kinh doanh khơng nhất thiết phải là cá nhân.
*Nhận định sai. Vì: Căn cứ vào Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP,
chủ sở hữu của hộ kinh doanh là cá nhân, một hộ gia đình, cịn chủ sở hữu của
hộ kinh doanh cá thể chỉ là cá nhân.
Câu 14: Chủ DNTN luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp. (Đúng/Sai đều đc)
=> Nhận định đúng.
Vì: khi thành lập DNTN chủ sở hữu phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tất
cả tài sản của mình nên chủ DNTN ln là người đại diện theo pháp luật của
DNTN.
CSPL: Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020.
Khoản 3 Điều 190 LDN 2020

11

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Câu 15. Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt các hợp đồng mà chủ sở hữu
DNTN đang thực hiện.
=> Đây là nhận định sai. Vì: Theo Khoản 2 Điều 192 LDN thì khi bán DNTN
chủ DN tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ mà
DNTN chưa thực hiện được. Trừ trường hợp người mua, người bán và
chủ nợ của DN có thỏa thuận khác.
*Nhận định sai CSPL: Khoản 2 Điều 192 LDN 2020 (sđ, bs 2022). Sau khi bán
DNTN, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, tức

là việc bán DNTN không làm chấm dứt các hợp đồng mà chủ doanh nghiệp tư
nhân đang thực hiện.
Câu 16: Trong thời gian cho thuê DNTN, chủ doanh nghiệp vẫn là người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
=> Đây là nhận định đúng. Vì: Theo Điều 191 LDN thì chủ Doanh nghiệp tư
nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu của
doanh nghiệp tư nhân. Họ là người đại diện theo pháp luật đương nhiên của
DNTN theo Khoản 3 Điều 190 LDN, việc cho th DNTN khơng làm chấm
dứt về tính chất pháp lý của DNTN.
Câu 17: Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của DNTN đó.
=> Đây là nhận định sai. Vì: Các doanh nghiệp có thể chấm dứt tồn tại (hoặc bị
buộc chấm dứt trong một số trường hợp) theo các phương thức: chuyển đổi
hình thức doanh nghiệp; chia, hợp nhất, sáp nhập; giải thể, phá sản. Việc bán
DNTN không làm chấm dứt sự tồn tại về pháp lý của DNTN mà nó chỉ chuyển
quyền sở hữu doanh nghiệp tư nhân từ người này sang người khác song vẫn
chịu những tính chất pháp lý theo LDN.
Câu 18: Chủ DNTN bị mất năng lực hành vi dân sự thì đương nhiên bị
mất tư cách chủ DNTN.
=> Đây là nhận định sai. Vì: theo Khoản 4 Điều 193 LDN thì khi chủ DNTN bị
mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của chủ DNTN được thực
hiện thông qua người đại diện. Như vậy người đại diện sẽ thay thế chủ doanh
nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ chứ khơng có nghĩa là Chủ DNTN
bị mất tư cách của bản thân.
Câu 19: Chủ DNTN không được làm thành viên công ty hợp danh.

12

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



=> Đây là nhận định đúng. Vì: theo khoản 3 Điều 188 LDN thì: “Mỗi cá nhân
chỉ được thành lập một danh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không
được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh” và khoản 4
Điều 188 LDN: “Doanh nghiệp tư nhân khơng được quyền góp vốn thành lập
hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong cơng ty hợp danh, công ty trách nhiệm
hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”. Bởi cả chủ doanh nghiệp tư nhân và thành
viên công ty hợp danh đều phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của
công ty. Nếu đồng thời là thành viên công ty hợp danh và chủ doanh nghiệp tư
nhân thì sẽ dẫn đến việc khó khăn khi người này phải đồng thời thực hiện nghĩa
vụ ở công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. 
*Đây là câu nhận định đúng vì theo Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 quy
định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh thì: Thành viên hợp danh
khơng được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp
danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành
viên hợp danh cịn lại. (or khoản 3 Điều 188 LDN)
Câu 20: DNTN giảm vốn đầu tư không phải thực hiện thủ tục thông báo
thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
=> Đây là nhận định sai. Vì: theo Khoản 3 Điều 189 LDN thì trường hợp
DNTN giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chỉ được
giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
*Nhận định sai. Theo khoản 3 Điều 189 LDN chủ đầu tư muốn giảm vốn đầu
tư chỉ được giảm khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh và phải được
ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.

CHƯƠNG III: CÔNG TY HỢP DANH
NHẬN ĐỊNH:
Câu 1:  Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh
nghiệp đều không thể trở thành thành viên công ty hợp danh.
=> Đây là nhận định sai. Vì: Dựa vào Khoản 30 Điều 4 LDN thì thành viên
cơng ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, đồng

thời theo Khoản 2 Điều 17 LDN quy định về các cá nhân, tổ chức khơng có
quyền tổ chức và quản lý doanh nghiệp và điểm b khoản 2 Điều 182 LDN quy
định thành viên góp vốn khơng có quyền quản lý cơng ty thì một số cá nhân
(trừ các đối tượng thuộc khoản 3 điều 17 luật này) thuộc đối tượng bị cấm
thành lập doanh nghiệp vẫn có thể trở thành thành viên công ty hợp danh bằng
cách góp thêm vốn vào cơng ty hợp danh đã thành lập.
13

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Câu 2: Mọi thành viên trong công ty hợp danh đều là người quản lý công
ty.
=> Đây là nhận định sai. Vì: Theo điểm b khoản 2 Điều 182 LDN thành viên
góp vốn khơng có quyền quản lý cơng ty.
Khoản 24 Điều 4 LDN
Câu 3: Mọi thành viên hợp danh trong công ty hợp danh đều là người đại
diện theo pháp luật của công ty trong mọi trường hợp.
=> Nhận định sai. Căn cứ điểm đ Khoản 4 Điều 184 LDN 2020, trong trường
hợp phải giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trước Trọng tài, Tịa án; đại diện cho cơng ty thực hiện quyền,
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật thì chỉ có Chủ tịch Hội đồng thành
viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc mới có thể là người đại diện theo pháp
luật của công ty. Vậy không phải trong mọi trường hợp thì các thành viện hợp
danh của cơng ty hợp danh đều có thể là người đại diện theo pháp luật của công
ty.

Câu 4: Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền
rút vốn khỏi công ty nếu không được sự chấp thuận của các thành viên
hợp danh còn lại.

=> Nhận định sai. Theo khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: ”
Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành
viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải
thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút
vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính
của năm tài chính đó đã được thông qua.” Như vậy, phải được Hội đồng thành
viên chấp thuận thì mới có thể rút vốn khỏi cơng ty hợp danh.
Câu 5: Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng
thành viên.
=> Đây là nhận định sai. Vì: theo điểm a Khoản 1 Điều 177 LDN thì cơng ty
hợp danh ngồi thành viên hợp danh cịn có thể có thành viên góp vốn và theo
điểm a Khoản 1 Điều 187 LDN thì thành viên góp vốn cũng có quyền biểu
quyết tại Hội đồng thành viên.
*Nhận định SAI. Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 187 Luật doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022) ngồi thành viên
hợp danh ra thì thành viên góp vốn vẫn có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại HĐTV về việc sửa đổi, bổ sung
các quyền và nghãi vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ cơng ty có liên
quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.

14

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Câu 6: Công ty hợp danh không được thuê Giám đốc (hoặc Tổng giám
đốc).
=> Đây là nhận định sai. Vì: Theo Khoản 1 Điều 182 LDN có quy định về việc
Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng
thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ
công ty khơng có quy định khác. Vì vậy, nếu Điều lệ cơng ty có quy định khác
và được sự đồng ý, chấp thuận của các thành viên hợp danh thì cơng ty hợp

danh vẫn có thể được th giám đốc (hoặc Tổng giám đốc).
Câu 7: Thành viên hợp danh phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã
nhận khi nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh.
=> Đây là nhận định sai. Vì: theo điểm d Khoản 2 Điều 181 LDN ta có thể hiểu
là thành viên hợp danh phải hồn trả cho cơng ty số tiền, tài sản đã nhận khi
nhân danh cá nhân để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của
công ty mà không đem nộp cho công ty.

Câu 8: Thành viên góp vốn khơng được tham gia điều hành, quản lý công
ty hợp danh.
=> Nhận định đúng. Vì: Theo điểm b khoản 2 Điều 187 Luật doanh nghiệp
2020 quy định về nghĩa vụ của thành viên góp vốn của công ty hợp danh:
”Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh
doanh nhân danh cơng ty”. Như vậy, thành viên góp vốn không được tham gia
điều hành, quản lý công ty hợp danh.
*Nhận định đúng. Căn cứ vào điểm a Khoản 1 và điểm b Khoản 2 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 (Sửa đổi, bổ sung

2022), thành viên góp vốn khơng được tham gia điều hành công việc kinh doanh của công ty và không được tham gia quản
lý công ty hợp danh. Việc góp vốn của thành viên góp vốn chỉ để hưởng lợi nhuận và giới hạn trách nhiệm của mình trong
phạm vi số vốn cam kết góp.

Câu 9: Thành viên muốn chuyển phần vốn góp cho người khác phải được
Hội đồng thành viên chấp thuận.
=> Nhận định sai. Vì: thành viên góp vốn có thể tự do chuyển nhượng phần vốn
góp cho người khác mà khơng cần Hội đồng thành viên chấp nhận. (Căn cứ
theo điểm d Khoản 1 Điều 187 LDN 2020)
*khoản 3 Điều 180 LDN.
Câu 10: Người nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên hợp danh
muốn trở thành viên hợp danh phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.
=> Nhận định đúng. Vì: theo Khoản 1 Điều 186 LDN 2020 thì người muốn trở

thành thành viên hợp danh thì phải thơng qua việc chấp thuận của Hội đồng
thành viên.

15

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022)

16

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nghị định 79/2015/NĐ-CP
Nghị định 01/2021/ NĐ-CP
Luật Cán bộ, cơng chức 2008
 Luật Phịng chống tham nhũng 2018
Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung 2019)
Luật đầu tư 2020

17

TIEU LUAN MOI download : moi nhat




×