Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

BIẾN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIẾU ẢNH HƯỚNG CỦA HÓA CHẮT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.08 KB, 66 trang )

MỤC LỤC
Trang
Chương 1
2
MỞ ĐẦU
3
Chương 2
5
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5
2.1. Mục tiêu:......................................................................................................................... 5
2.2. Nội dung ......................................................................................................................... 5
2.3. Phương pháp đánh giá .................................................................................................... 6
Chương 3
7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
7
3.1. Khái niệm cơ bản: .......................................................................................................... 7
3.2.Mục đích ý nghĩa của cơng tác bảo hộ lao động: ............................................................ 7
3.3. Tính chất của công tác bảo hộ lao động: ........................................................................ 8
3.4. Nội dung của công tác bảo hộ lao động: ........................................................................ 8
Chương 4
8
GIỚI THIỆU TỔNG QT VỀ CƠNG TY
8
4.1. Lịch sử hình thành và phát triển: .................................................................................... 8
4.2. Quá trình phát triển : ...................................................................................................... 9
4.3. Các sản phẩm và năng lực thị trường : ........................................................................... 9
4.4. Điều kiện tự nhiên và xã hội: ....................................................................................... 10
4.5. Các nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất....................................................................... 13
4.6. Cơng nghệ sản xuất ...................................................................................................... 13


Chương 5
16
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
16
5.1. Tình hình thực hiện chế độ chính sách bảo hộ lao động : ............................................ 16
5.2. Quy trình đánh giá an tồn vệ sinh lao động - bảo vệ môi trường. .............................. 19
Chương 6
46
CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC
46
6.1. Các biện pháp mà công ty đã và đang áp dụng ........................................................... 46
6.2. Các biện pháp kiến nghị thêm ...................................................................................... 46
Chương 7
47
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT ĐỐI
VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
47
7.1. Ảnh hưởng của hóa chất đối với người tiếp xúc .......................................................... 47
7.2. Đánh giá điều kiện môi trường có sử dụng hóa chất.................................................... 53
7.3. Vận chuyển, dự trữ và sử dụng an tồn hố chất ......................................................... 56
7.4. Biện pháp phịng ngừa và kiểm sốt mối nguy hiểm của hoá chất .............................. 58
Chương 8
64
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
64
8.1. Kết luận ........................................................................................................................ 64
8.2. Kiến nghị ...................................................................................................................... 65

1



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
....................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Giảng viên

2


Chương 1
MỞ ĐẦU
Bảo hộ lao động là một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội, pháp luật, tổ
chức và các biện pháp phòng ngừa nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động của người lao động trong quá

trình sản xuất. Công tác bảo hộ lao động gắn liền với hoạt động sản xuất của con người;
sự phát triển của nó phụ thuộc vào trình độ nền kinh tế, khoa học kỹ thuật và nhu cầu phát
triển của mỗi quốc gia. Trong thời đại ngày nay, bảo hộ lao động là sự cần thiết để bảo vệ
con người.
Ở Việt Nam ngay từ khi thành lập nước, Đảng và Nhà Nước ta đã quan tâm đến công tác
bảo hộ lao động và ln coi đó là một chính sách lớn để phát triển kinh tế xã hội. Nhiều văn
bản pháp luật, chỉ thị, nghị quyết đã qui định các bộ, ngành, địa phương về công tác bảo hộ
lao động.
Thực hiện chủ trương trên, đồng thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế xã
hội đất nước; tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa IX ngày 23/6/1994, Bộ luật lao động của
nước ta đã được ra đời, nhằm điều chỉnh quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với
người lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Trong đó, Bộ
luật đã dành cả chương IX gồm 14 điều để qui định về an toàn và vệ sinh lao động. Ngoài ra,
quan điểm của Đảng về bảo hộ lao động còn được quán triệt trong một số văn bản pháp qui
nhằm tạo dựng một hành lang pháp lý hoàn chỉnh về an toàn - vệ sinh lao động và phịng
chống cháy nổ, góp phần đưa cơng tác bảo hộ lao động của nước ta phát triển mạnh mẽ đồng
bộ và có kết quả hơn trong cả nước.
Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, cơng nghệ mà các quy trình
sản xuất đã được cải tiến đáng kể. Người lao động hạn chế được công việc nặng nhọc, hạn
chế tiếp xúc với các yếu tố bất lợi dễ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, qui
trình cơng nghệ hiện đại cũng đồng thời làm nảy sinh các yếu tố bất lợi khác cho người lao
động. Người lao động khi tiếp xúc với các máy móc thiết bị, cơng cụ lao động…, thì môi
trường lao động vẫn luôn tiềm ẩn các nguy cơ thiếu an toàn vệ sinh, làm phát sinh các mối
nguy hiểm và có hại dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ và gây ô nhiễm
môi trường. Vì thế, mục tiêu cơng tác bảo hộ lao động hiện nay là thông qua các giải pháp
khoa học kỹ thuật, tổ chức hành chính, kinh tế, xã hội nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm và
có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên tiện nghi và điều kiện thuận lợi để ngăn
ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau, giảm sút sức khỏe, bảo vệ tính
mạng người lao động; trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng
suất lao động đồng thời cũng góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất

nước.
Cùng với các nhu cầu thiết yếu khác trong đời sống xã hội của con người, ngành công
nghiệp da giày dần dần trở nên quan trọng, ngày càng phát triển và là một ngành thu hút
nhiều lao động. Hiện nay, ở nước ta có hơn 500.000 lao động đang làm việc trong ngành
này. Do đặc thù của ngành nên công nhân làm việc tại các nhà máy da giày phải tiếp xúc với
nhiều yếu tố có hại và nguy hiểm cho sức khỏe của họ như: các hơi hóa chất, máy móc, tiếng
3


ồn, nóng bức … và tư thế làm việc khơng được thoải mái. Chính vì thế, mong muốn của
cơng nhân cũng như ban lãnh đạo và cán bộ nhà máy là tìm ra các biện pháp để giảm thiểu,
khắc phục các yếu tố trên.
Khác với các ngành công nghiệp nhẹ khác như dệt, may… các cơng nhân ngành giày
ngồi việc phải chịu tác động của các yếu tố nóng, ồn, độ ẩm… họ còn phải chịu tác động
khá lớn của hóa chất. Mỗi xí nghiệp sản xuất giày hàng ngày đều sử dụng một lượng hóa
chất lớn; nhiều hóa chất trong số đó có ảnh hưởng nguy hiểm đến cơng nhân tiếp xúc với nó.
Các hố chất đó khơng chỉ gây ngộ độc cấp tính, gây bỏng hoặc thương vong mà sự tiếp xúc
và làm việc thường xuyên, lâu dài với chúng cịn có thể dẫn đến các bệnh nghề nghiệp, ảnh
hưởng đến sức khỏe của người lao động cũng như năng suất lao động chung của cả cơ sở sản
xuất.
Vì những lí do trên nên trong các cơ sở sản xuất có sử dụng hóa chất phải đặc biệt chú
trọng công tác bảo hộ lao động . Chúng ta cần phải phòng ngừa và giảm thiểu các ảnh hưởng
của hóa chất bằng các biện pháp kỹ thuật, an tồn vệ sinh lao động một cách có hiệu quả.
Thực tế cho thấy: thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, giữ gìn mơi trường lao động là điều
kiện tiên quyết để bảo đảm cho sự phát triển của các cơ sở sản xuất. Đó là lý do tơi chọn đề
tài: “Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty TNHH giày Taekwang
Vina. Xây dựng biện pháp phịng ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của hóa chất đến
người lao động”. Được trình bày qua các chương mục sau:
Chương 2: Mục tiêu, nội dung, phương pháp đánh giá
Chương 3: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác bảo hộ lao động

Chương 4: Giới thiệu tổng quát về công ty
Chương 5: Thực trạng công tác bảo hộ lao động
Chương 6: Các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc
Chương 7: Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của hóa chất đối với người
lao động
Chương 8: Kết luận kiến nghị

4


Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
2.1. Mục tiêu:
 Nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của các vấn đề về sức khỏe và an toàn nghề
nghiệp
 Xây dựng được qui trình đánh giá thực trạng cơng tác bảo hộ lao động tại một cơ sở
sản xuất kinh doanh
 Đánh giá được thực trạng công tác bảo hộ lao động, tình hình tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, tình hình sức khỏe của người lao động
 Nghiên cứu xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về bảo hộ lao động, phù hợp với
phương hướng phát triển và các kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
 Xây được được mơ hình tổ chức và các chỉ tiêu quản lý về bảo hộ lao động.
 Quản lý có hiệu quả việc lựa chọn, lưu trữ, sử dụng và xử lý chất thải của các hóa chất
và các vật chứa hóa chất trong q trình sản xuất.
 Giảm tiếng ồn, sức nóng…tại nơi làm việc.

2.2. Nội dung
 Hệ thống lại toàn bộ các văn bản pháp luật và các tiêu chuẩn về bảo hộ lao động, các
văn bản, qui định của từng ngành cụ thể
 Nghiên cứu sự phân công trách nhiệm từ cán bộ quản lý đến người lao động trong

công tác bảo hộ lao động
 Tìm hiểu và đánh giá vai trị, hoạt động của tổ chức cơng đồn.
 Thu thập số liệu, điều tra khảo sát tình hình điều kiện lao động, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp và sức khỏe người lao động, tình hình cơng tác bảo hộ lao động của doanh
nghiệp
 Tiến hành xử lý số liệu thu được và dự thảo báo cáo thực trạng công tác bảo hộ lao
động, điều kiện lao động, tai nạn lao động.
 Phân tích số liệu mơi trường lao đồng tìm hiểu yếu tố nào nguy hiểm nhất ảnh hưởng
nhiều nhất đến an tồn sức khoẻ người lao động từ đó đưa ra giải pháp để cải thiện điều kiện
lao động nâng cao sức khoẻ cho người lao động. Các giải pháp tập trung vào các mặt sau
đây:
+ Những giải pháp về tổ chức quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong bảo
hộ lao động
+ Những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, huấn luyện
bảo hộ lao động
+ Những giải pháp liên quan đến lĩnh vực khoa học kỹ thuật

5


2.3. Phương pháp đánh giá
 Nghiên cứu qua tài liệu, các cơng trình nghiên cứu đã có của các cơ quan chun mơn,
của các chun gia bên ngồi và của công ty.
 Ghi chép đo đạc, khảo sát trực tiếp về các yếu tố của điều kiện môi trường và mơi
trường lao động
 Phân tích, tổng hợp số liệu thu thập được.
 Phương pháp chuyên gia: trực tiếp hoặc gián tiếp tham khảo, hướng dẫn, nhận xét
đánh giá của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan.

6



Chương 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG
TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
3.1. Khái niệm cơ bản:
3.1.1 Khái niệm bảo hộ lao động:
Bảo hộ lao động là hệ thống các biện pháp về pháp luật, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, tổ chức
và các biện pháp phòng ngừa khác để bảo vệ sức khoẻ và khả năng lao động của người lao
động trong quá trình lao động.

3.1.2 Điều kiện lao động:
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, tổ chức, kỹ thuật được
biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, q trình cơng
nghệ, mơi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác
động qua lại giữa chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc.

3.1.3 Các yếu tố nguy hiểm và có hại:
Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện có yếu tố vật chất có ảnh
hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động,
gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại, cụ thể là:
 Các yếu tố vật lí như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi.
 Các yếu tố hoá học như các chất độc, các loại hơi khí, bụi độc, các chất phóng xạ.
 Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, cơn trùng,
rắn…
 Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian, nhà xưởng chật
hẹp, mất vệ sinh. Các yếu tố tâm lí khơng thuận lợi…

3.1.4. Tai nạn lao động:
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, do tác động đột ngột từ bên

ngoài, làm chết người hay làm tổn thương, hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường
của một bộ phận nào đó của cơ thể.
Khi bị nhiễm độc đột ngột, cấp tính thì cũng được gọi là tai nạn lao động.

3.1.5. Bệnh nghề nghiệp:
Bệnh nghề nghiệp là sự suy yếu dần sức khoẻ của người lao động gây nên bệnh tật do
tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong q trình lao động trên cơ thể người lao động.

3.1.6. Vi khí hậu:
Là tổ hợp các yếu tố vật lý của khơng khí trong khơng gian nơi làm việc bao gồm: nhiệt
độ (0C), độ ẩm khơng khí (%), tốc độ gió (m/s), bức xạ nhiệt (cal/cm2/ph).

3.2.Mục đích ý nghĩa của cơng tác bảo hộ lao động:
Mục đích của cơng tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học, kỹ thuật,
tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất;
tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn; ngăn ngừa tai
7


nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; hạn chế ốm đau và giảm sức khoẻ cũng như những thiệt
hại khác đối với người lao động; nhằm bảo đảm an toàn, sức khoẻ và tính mạng người lao
động; trực tiếp góp phần vào bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao
động.
Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trừu sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất
của lực lượng sản xuất là người lao động. mặt khác việc chăm lo sức khoẻ cho người lao
động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ cịn có ý nghĩa nhân đạo.

3.3. Tính chất của công tác bảo hộ lao động:
Bảo hộ lao động có 3 tính chất cơ bản
3.3.1. Tính chất khoa học kỹ thuật:

Cơng tác bảo hộ lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật vì mọi hoạt động của nó đều
xuất phát từ những cơ sở khoa học và các biện pháp khoa học kỹ thuật.
3.3.2. Tính chất pháp lý:
Tính chất pháp lí thể hiện trong luật lao động, quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi
của người lao động.
3.3.3. Tính chất quần chúng:
Người lao động là một số đơng trong xã hội. Vì vậy, ngồi những biện pháp khoa học
kỹ thuật, biện pháp hành chính thì việc giác ngộ nhận thức cho người lao động hiểu rõ và
thực hịên tốt công tác bảo hộ lao động là cần thiết.

3.4. Nội dung của công tác bảo hộ lao động:
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của khoa học bảo hộ lao động rất rộng nhưng cũng rất
cụ thể, nó gắn liền với điều kiện lao động của con người ở những không gian và thời gian
nhất định.
Những nội dung chính của cơng tác bảo hộ lao động bao gồm các vấn đề:
 Pháp luật bảo hộ lao động
 Vệ sinh lao động
 Kỹ thuật an toàn

Chương 4
GIỚI THIỆU TỔNG QT VỀ CƠNG TY
4.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
* Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn TaeKwangVina.
* Tên tiếng Anh: TaeKwangVina Industrial Co.Ldt.
* Địa chỉ: số 8 đường 9A khu cơng nghiệp Biên Hồ 2 - Thành phố Biên Hòa -Tỉnh Đồng
Nai .
8


* Điện thoại : 061.836421.


* Fax : 061.836435.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn TaeKwangVina là công ty 100% vốn Hàn Quốc, thuộc tập
đồn TaeKwang Hàn Quốc, có trụ sở chính tại 258 An Đơng - Kim Hae - Hàn Quốc. Tập
đồn TeaKwang là cơng ty chun sản xuất giày thể thao hiệu Nike. Ngoài TaeKwangVina
đặt tại Việt Nam, tập đồn TaeKwang Hàn Quốc cịn một cơng ty con đặt tại Trung Quốc là:
QingDao TaeKwang, cũng đang sản xuất giày Nike .
- Trong những năm gần đây, Nike đã trở thành một trong những công ty hàng đầu thế
giới về kinh doanh giày và các dụng cụ thể thao. Để phát triển và chiếm lĩnh, mở rộng thị
trường, Nike đã liên kết đặt hàng cho các công ty tại các nước mới phát triển ở Châu Á. Đặc
biệt là ngành cơng nghệ sản xuất Giày cần nhiều nhân lực.Vì thế Nike đã chọn Hàn Quốc,
một nước có nền cơng nghiệp đang phát triển mạnh mà giá nhân công lại rẻ để đặt hàng cho
các cơ sở sản xuất. Cùng với thời gian và sự lớn mạnh của mình, Nike đã đặt hàng cho các
hãng lớn như: TaeKwang, Sewon, Daeshin, Samyang Tongsang… Trong đó TaeKwang là
một trong những đối tác lớn nhất của Nike,Về sau này, do kinh tế phát triển vượt trội, máy
móc được hiện đại hố…dẫn đến tiền lương nhân công ở Hàn Quốc cũng tăng lên gấp nhiều
lần nên các công ty giày ở Hàn Quốc chuyển sang đầu tư sản xuất ở các nước đang phát triển
và có nguồn nhân lực dồi dào như Trung Quốc, InĐơnêxia và Việt Nam… Đặc biệt là Việt
Nam với thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào mà giá nhân công lại cực rẻ.
- Công ty TaeKwangVina được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số: 910/GP
- 13/7/94 do uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là bộ kế hoạch và đầu tư) cấp

4.2. Quá trình phát triển :
* Ngày 30/4/1995, cơng ty đã hồn thành hệ thống lắp đặt .
* Ngày 15/7/1995, sản xuất đôi giày thể thao Nike đầu tiên tại Việt Nam .
* Ngày 26/8/1995, lô hàng đầu tiên được đóng gói xuất khẩu.
* Ngày 31/10/1996, 10 dây chuyền sản xuất được đưa vào hoạt động.
* Ngày 30/10/1996, thành lập tổ chức cơng đồn.
* Năm 1996, cơng ty đạt được chứng nhận về môi trường: ISO:14001 và năm 2000 đạt

chứng nhận về chất lượng ISO:9001 7/12/2000 Công ty đạt được giải thưởng từ chính phủ
Việt Nam, liên quan tới những thành tựu đạt được trong hoạt động về xuất khẩu.
* Ngày 15/3/2002 hoàn thành lắp đặt dãy nhà xưởng NOS.
* Tháng 2/2004 đạt giải Rồng Vàng của thời báo kinh tế Việt Nam.
* Ngày 18/10/2004 thành lập Hội Đồng An Toàn.
- Với những thành tựu đạt được, công ty TaeKwangVina đang ngày càng khẳng định
được vị thế mình trên thị trường sản xuất giày thể thao và thực sự là một công ty lớn cả về số
lượng và chất lượng.

4.3. Các sản phẩm và năng lực thị trường :
Sản phẩm chính của cơng ty là giày thể thao các loại: đa dạng về kiểu dáng và kích cỡ.
Mẫu mã cũng được thay đổi theo đơn đặt hàng, theo mùa...
9


Năng lực thị trường: do Công ty rất chú trọng về chất lượng sản phẩm nên đạt năng lực
thị trường rất lớn. Khối lượng đơn đặt hàng tính từ năm 2004 trở về trước được thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 1: Số lượng giày đặt hàng hàng năm trong 10 năm đầu
Năm

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Số lượng 781
(ngàn đôi)

4542 5187 5773 6689 5393 6374 7492 8184 10214

- Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy số lượng các đơn đặt hàng hầu như tăng hàng
năm. Sau 10 năm đi vào hoạt động, lượng đơn đặt hàng đã phát triển gấp 13 lần.

Một sự lớn mạnh mà không phải công ty nào cũng làm được trong xu thế thị
trường như hiện nay với công suất đạt 900.000 đôi/tháng .

4.4. Điều kiện tự nhiên và xã hội:
4.4.1. Vị trí địa lý:
Tổng diện tích mặt là 148.846 m2, trong đó:
* Diện tích nhà xưởng : 63.680 m2 .
* Diện tích cơng trình phụ và kho : 8.450m2
* Diện tích cây xanh, bãi đậu xe, đường nội bộ : 76.716m2
4.4.2. Các hướng tiếp giáp:
* Đông giáp: Đường 6A
* Tây giáp : Đường 9A
* Nam giáp: Công ty điện tử Việt Tường và Technopia
* Bắc giáp: Đường 16A và một phần giáp cơng ty SANYO
- Giao thơng có thể đi lại dễ dàng từ bên ngồi khu cơng nghiệp đến cơng ty
trong mọi trường hợp (đường nhựa rộng 8m). Bên trong và bên ngồi cơng ty
trồng những cây xanh lớn tạo khơng gian thống mát cho Cơng ty và mơi trường
khơng khí xung quanh.
4.4.3 Về xã hội:
Đa phần công nhân-nhân viên của Cơng ty đều ở thành phố Biên Hồ hoặc các
vùng lân cận khác – cách công khoảng 10 km đổ lại.
Cơng nhân viên có độ tuổi trung bình là 26 tuổi
Tổng số lao động trong Công ty là: 14.724 người. Trong đó lao động nước
ngồi là 54 người, chiếm 0.37%, hầu hết là chuyên gia và quản lý.
- Công ty tự đề ra 3 chính sách để thúc đẩy sự phát triển ngày một lớn mạnh
hơn, luôn cố gắng thực hiện tốt các chính sách này, đó là:
10





Quan tâm đến phúc lơi và ổn định đời sống nhân viên.



Đóng góp phúc lợi và lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương.

 Đóng góp mức tăng trưởng khơng ngừng cho tập đồn TaeKwang bằng
việc tạo giá trị cao nhất cho khách hàng.
- Ngồi ra, Cơng ty cũng ln hướng mình thực hiện sản xuất theo phương
thức chống lãng phí các loại nguyên vật liệu, sức lao động, thời gian… của LEAN.
Sơ đồ tổ chức: hệ thống tổ chức quản lý sản xuất của công ty TaeKwangVina
được mô tả như sơ đồ dưới đây:

11


Bảng 2: Sơ đồ tổ chức

BAN GIÁM ĐỐC

GĐ.NOS
GĐ.SX
GĐ.KH
GĐ.PT
GĐ.KD
GĐ.TV

X.NVL
C.NOS mới

X.NOS

X.Khn
ISM
K.CBSX

HR
K.CNTT
K.X-NK
K.Giá
K.Kế tốn

K.Tổng vụ

K.Cơ khí
K.QLCT
X.Lắp ráp
X.May
X.Ép
K.KHSX

Hố chất
K.ĐBCL
K.KTCL
K.KD
K.CR

12



* Chú thích sơ đồ:
K : khoa
X : xưởng

KSKH: kiểm soát kế hoạch

KH: kế hoạch

IMS: sản xuất thử nghiệm

C : chuyền

X-NK: xuất -nhập khẩu

GĐ: giám đốc

KTCL: kiểm tra chất lượng

TV : tổng vụ

ĐBCL: đảm bảo chất lượng

PT : phát triển

KHSX: kế hoạch sản xuất

KD: kinh doanh

SX: sản xuất


HR: nhân sự

QLCT: quản lý cải tiến

CNTT: công nghệ thông tin

NVL:nguyên vật liệu

CBSX: chuẩn bị sản xuất
CR : phịng quan hệ mơi trường và lao động

4.5. Các nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất
Nguyên vật liệu sản xuất giày ở đây đa dạng và phức tạp,chủ yếu là được nhập
từ nước ngoài, nhất là các hố chất pha trộn, chỉ có một số ít là từ trong nước như
cao su tự nhiên. Quá trình sản xuất giày được chia làm 2 phần riêng biệt là sản
xuất mũ giày và đế giày. Nguyên liệu ở đây gồm một số loại nguyên liệu sau:
4.5.1. Nguyên liệu làm đế giày: cao su tự nhiên, polyme, chất lưu hoá cao su,
chất tạo độ xốp, sơn các loại, mực các loại, dung dịch pha sơn để vệ sinh túi khí,
chất làm đơng rắn keo, chất chống dính, nước chống dính, hố chất dạng hạt các
loại…
4.5.2. Ngun liệu làm mũ giày: da thuộc, giả da, vải nhân tạo, chỉ các loại,
dây buộc giày, keo xịt, mút, chất phụ gia… Ngồi ra cịn các nhiên liệu dùng cho
máy phát điện, nồi hơi như: dầu FO và DO được bảo quản dự trữ trong các bồn
thép, bố trí cách ly với các phân xưởng, văn phòng và các kho chứa khác.

4.6. Cơng nghệ sản xuất
4.6.1. Sơ đồ qui trình sản xuất

13



Bảng 3 :Sơ đồ quy trình cơng nghệ
Ngun liệu làm đế

Ngun liệu vải
Cắt - Dán
Hố chất

Ép lơgơ

Thêu

May mũ giày

Dán

Lắp ghép

Thành phẩm

Nguyên liệu cao su

Trộn-Cán

Cao su tấm

Tấm EVA

Cắt tạo phôi đế


Ép Phylon

Đế ngoài

Đế giữa Phylon

Phun
nhựa PU
tạo đế
PU

Đế giữa
PU

Ráp đế giày thành phẩm PU
hoặc Phylon

Đóng gói
Cho vào kho
Giao hàng hồn tất

14


4.6.2. Mơ tả quy trình cơng nghệ : về cơ bản, quy trình cơng nghệ sản xuất giày thể
thao của công ty TaeKwangVina bao gồm các công đoạn sản xuất đế giày và sản xuất
mũ giày:

Sản xuất đế giày: đế giày thể thao do công ty sản xuất bao gồm 3 loại đế
ngoài, đế giữa Phylon và đế giữa PU.

 Đế ngoài: nguyên liệu để sản xuất đế ngoài là cao su nguyên chất. Cao su được
trộn với các loại hoá chất dạng hạt ở xưởng Cán-trộn tạo thành các tấm cao su có bề dày
khơng q 10 mm. Sau đó, các tấm này được cho lưu hố và chuyển sang xưởng ép đế
ngồi để cắt thành các phơi đế rồi cho vào khuôn ép, ép lại thành miếng đế ngoài hoàn
chỉnh.
 Đế Phylon: tương tự như đế ngoài, đế Phylon cũng được tạo ra từ xưởng cántrộn nhưng nguyên liệu của nó lại là tấm nhựa EVA( Ethyl Vinyl Acetate). Các tấm này
được trộn đều với hoá chất và cán ra thành từng tấm mỏng. Các tấm này được cắt thành
nhiều phơi đế. Sau đó, chúng được ép và mài gọn lại ở xưởng CMP. Tiếp theo các phôi
đế hoàn chỉnh này được đưa sang xưởng Phylon, ép lại một lần nữa tạo thành đế giữa
Phylon .
 Đế PU: loại đế còn lại là đế giữa PU, đây cũng là loại đế giữa nhưng khác với
đế giữa Phylon ở chỗ: ngun liệu của nó là hố chất nhựa tổng hợp PU( Poly Urethane)
được nhập từ nước ngoài về và lưu trữ trong kho hoá chất. Nguyên liệu tổng hợp này
không qua cán trộn ở xưởng Cán-trộn như 2 loại đế trên mà được khuấy trộn và đổ vào
khuôn đế tự động (máy Rotary) ở xưởng PU. Giữa đế PU người ta sẽ đặt một miếng túi
khí để tạo độ đàn hồi cho giày. Sau khoảng 5 phút người công nhân sẽ tháo khuôn. Sản
phẩm tạo thành là đế giữa PU. Các đế này sau đó được cắt tỉa những phần dư quanh đế
và được rửa các phần nhựa dính trên túi khí bằng các hố chất tẩy rửa.
Ba loại đế trên sau đó sẽ được xếp vào các khay để chờ mang đi lắp ráp, dán lại ở
xưởng lắp ráp tạo thành 2 loại đế hoàn chỉnh. Tuỳ từng loại đế giữa mà ta có các loại đế
khác nhau. Đế giày được dán từ đế ngoài với đế Phylon tạo ra đế giày Phylon, đế giày
được dán từ đế ngoài với đế PU tạo ra đế giày PU.
 Sản xuất mũ giày: bộ phận sản xuất mũ giày cũng được chia thành nhiều cơng
đoạn nhỏ. Ngun liệu chính của mũ giày là các tấm da, vải được nhập từ nước ngoài
vào. Các tấm này sẽ được dán keo ở xưởng dán rồi chuyển qua các xưởng: cắt đế trong,
xưởng cắt, xưởng thêu để may lôgô, xưởng ép cao tần để ép lơgơ của Nike. Sau đó
chuyển qua xưởng may để may chúng lại, xỏ dây giày thành mũ giày hoàn chỉnh.
 Ráp giày: đế giày và mũ giày sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh sẽ được mang
qua xưởng lắp ráp để lắp ráp lại thanh chiếc giày. Sau đó giày sẽ đi qua bộ phận kiểm
định chất lượng sản phẩm để loại bỏ những chiếc không đạt chất lượng.Những giày đạt

chất lượng được chọn lựa để đóng hộp theo từng đôi và chuyển sang kho thành phẩm để
chuẩn bị giao hàng.
Riêng ở xưởng NOS, sản xuất độc lập, tất cả các công đoạn sản xuất giày từ nguyên
liệu đầu vào cho tới khi thành chiếc giày hoàn chỉnh đóng hộp đều được thực hiện tại
đây.
15


Chương 5
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC BẢO HỘ LAO
ĐỘNG
5.1 Tình hình thực hiện chế độ chính sách bảo hộ lao động :
5.1.1Tình hình thực hiện văn bản pháp luật : tại phịng tổ chức hành chính, văn
phịng cơng đồn và phịng kỹ thuật của cơng ty có lưu trữ các loại văn bản sau:
bảng4: nội dung các văn bản pháp luật mà công ty áp dụng

LUẬT

STT

Tên văn bản pháp
luật

Nội dung áp dụng

Bộ luật lao động

Xử lý quan hệ lao động
trong lĩnh vực bảo hộ lao
động


CR, tổng vụ

Thực hiện
tương đối tốt

Chống ô nhiễm mơi
Luật bảo vệ mơi
trường trong và ngồi
trường
khu vực sản xuất

CR, tổng vụ

thực hiện tốt

CR, tổng vụ

Có phổ biến
kỹ cho lực
lượng chữa
cháy.

CR, tổng vụ

Thực hiện
chưa ăn khớp
với nhau.

Luật phòng cháy chữa Phịng chống cháy nổ

cháy
trong sản xuất.

Luật cơng đồn

NGHỊ ĐỊNH

Nghị định
20/10/1995

Cơng đồn với cơng tác
bảo hộ lao động

Nơi áp dụng

06/CP-

Hướng dẫn chi tiết về An CR, tổng vụ và
toànVệ sinh lao động các khoa sản
Nghị định 110/CP sửa
đổi bổ sung nghị định trong luật lao động.
xuất
06/CP- 27/12/2002.
Nghị định 195/CP31/12/1994
Về thời gian làm việc,
Nghị định 93/CP sửa thời gian nghỉ ngơi của
đổi bổ sung nghị định người lao động
195/CP- 27/12/2002.
Nghị định
4/3/2003


Mức độ thực
hiện

35/CP-

CR, tổng vụ

Hướng dẫn chi tiết cơng
tác phịng cháy chữa CR, tổng vụ và
cháy tại cơ sở
khoa sản xuất

Thực hiện
chưa tốt.

Thực hiện
tương đối tốt.

Thực hiện tốt

16


39/2003/NĐ/CP

Nghị định của Chính phủ
qui định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một
số điều của luật lao động


121/2004/NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ
quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ mơi
trường

Quyết định
155/1999/QĐ-TTCP
của Thủ tướng Chính
phủ, 16/7/1999

Quyết định của chính
phủ về việc ban hành
quy chế quản lý chất thải
nguy hại

THÔNG TƯ

QUYẾT ĐỊNH

Quyết định của Bộ Y Tế
Quyết định
về việc ban hành 21 tiêu
3733/2002/QĐ-BYT, chuẩn vệ sinh lao động,
10/10/2002
5 nguyên tắc và 7 thông
số vệ sinh lao động

Quyết định
1996/1998 QĐ-CT
VBT

Quyết định của Chủ
Tịch uỷ ban nhân dân
Tỉnh Đồng Nai về việc
ban hành quy định bảo
vệ môi trừơng tỉnh Đồng
Nai

Quyết định
4128/2001/QĐ-BYT

Quyết định về việc ban
hành Quy Định về điểu
kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm tại các nhà
ăn, bếp ăn tập thể và cơ
sở kinh doanh chế biến
suất ăn sẵn

CR, tổng vụ

thực hiện
tương đối tốt.

CR, tổng vụ

Triển khai

tương đối tốt.

Tất cả các
khoa

Thực hiện tốt

CR, tổng vụ
và các xưởng
sản xuất

Thực hiện
chưa đầy đủ.

CR, tổng vụ

Thực hiện
tương đối tốt.

CR, tổng vụ
Thực hiện tốt.

Hướng dẫn thực hiện các
Quyết định 955/QĐchế độ trang bị các
BLĐTBXH,
phương tiện bảo vệ cá
22/9/1998
nhân cho người lao động

CR, tổng vụ


Thực hiện đầy
đủ

Thông tư 08/TTLĐTBXH ngày
11/4/95.

Hướng dẫn tổ chức huấn
luyện bảo hộ lao động
tại cơ sở

CR, tổng vụ

Thực hiện
chưa tốt

Hướng dẫn chế độ thống
Thông tư 23/TTkê báo cáo định kỳ về tai
LĐTBXH 18/1/96.
nạn lao động

CR, tổng vụ

Thực hiện tốt.

17


Thông tư 03/TTHướng dẫn khai báo và
LĐTBXHBYTđiều tra tai nạn lao động

TLĐL
ĐVN
.
ngày26/3/1998.

CR, tổng vụ

Thực hiện tốt

Thông tư 08/TTLT- Hướng dẫn thực hiện các
YT-LĐTBXH,
quy định về bệnh nghề
20/4/1998.
nghiệp.

CR, tổng vụ

Thực hiện
chưa tốt

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM ( TCVN )

TCVN 5507-2002

Hóa chất nguy hiểm –
Qui phạm an toàn trong
sản xuất, kinh doanh, sử
dụng, bảo quản, và vận
chuyển


TCVN 5039-90

Phương tiện bảo vệ mắt
– Cái lọc tia cực tímYêu cầu sử dụng và
truyền quang

Thực hiện tốt.
CR, NVL, lab
và các khoa
sản xuất

CR, Phylon

Chưa tốt

TCVN 2609-78

Phương tiện bảo vệ
tay.Quần áo bảo hộ lao CR, cơ khí và
động. Giày bảo hộ lao các khoa sản
động bằng da và vải.
xuất
Kính bảo hộ lao động

Chưa đầy đủ

TCVN 6707:2000

CR, Nguyên
Chất thải nguy hại- dấu

vật liệu, lab và
hiệu cảnh báo, phòng
các khoa sản
ngừa
xuất

Tốt

TCVN 2606-78

Tất cả các loại văn bản trên, Công ty đã triển khai tổ chức cho toàn thể các bộ - cơng
nhân nghiên cứu và học tập.
5.1.2. Tình hình thực hiện thông tư liên tịch
Công ty đã xây dựng hội đồng bảo hộ lao động tại cơ sở theo đúng Thông Tư Liên
Tịch. Hiện nay, công tác bảo hộ lao động tập trung chủ yếu ở phịng quan hệ mơi trường
- lao động ( phòng CR ) và phòng nhân sự của cơng ty. Nội dung hoạt động chính gồm:
Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện cơng tác bảo hộ lao động, cấp phát phương tiện
bảo vệ cá nhân, thống kê và xác định đối tượng được bồi dưỡng độc hại, kiểm sốt mơi
trường làm việc, phịng chống cháy nổ, tai nạn lao động…hàng tuần, hàng tháng, hàng
quý. Nếu có các nguy cơ mất an tồn vệ sinh lao động thì đề ra các biện pháp để khắc
phục. Theo dõi và xác định đối tượng được hưởng nghỉ dưỡng sức theo qui định của
pháp luật.

18


5.2.quy trình đánh giá an tồn vệ sinh lao động - bảo vệ môi trường.
5.2.1. Hệ thống phân công quản lý trách nhiệm
a. Cơ cấu tổ chức công tác bảo hộ lao động
Hội đồng bảo hộ của Công ty được thành lập theo quy định số: 2004/001/BGĐ-CR

trên cơ sở căn cứ thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN,
luật lao động, định hướng phát triển của công ty và yêu cầu của khách hàng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy an toàn lao động của Công ty như sau:
TỔNG GIÁM ĐỐC

GĐ kinh doanh

Đại diện cơng đồn

Trưởng phịng CR
Mạng lưới ATVSV
Thành viên trong hội đồng Bảo hộ gồm có:
 Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm hội đồng và là người quyết định thành lập hội
đồng.
 Giám đốc kinh doanh :chủ tịch hội đồng an tồn
 Trưởng phịng CR: tổ chức hệ thống quản lý chất lượng, mơi trường, an tồn và
sức khoẻ
 An tồn vệ sinh viên: phối hợp với cán bộ bảo hộ lao động và quản lý của phân
xưởng để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh trong lao
động
Nhiệm vụ cụ thể của hội đồng bảo hộ lao động: Tham gia, tư vấn với Tổng giám đốc
và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành
động, kế hoạch bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy và các biện pháp an toàn- vệ
sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp.
b. Công tác lập kế hoạch bảo hộ lao động:
Kế hoạch bảo hộ lao động được lập song song với sản xuất. Cơng tác này do phịng
quan hệ lao động và môi trường thực hiện. Kế hoạch bảo hộ lao động được lập dựa vào
các yếu tố sau:
 Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện an tồn vệ sinh lao động trong năm

 Lấy ý kiến đóng góp của các thành viên.
 Kinh nghiệm của các năm trước
19


 Nhận xét của các tổ chức thanh tra.
c. Nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động:
 Biện pháp an tồn về phịng chống cháy nổ, an tồn điện
 Biện pháp kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động, môi trường độc hại…
 Công tác cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân
 Công tác tuyên truyền huấn luyện cho công nhân mới và định kỳ cho công nhân
cũ.
 Công tác kiểm tra khám sức khoẻ hàng năm cho nhân viên.
d.
Mạng lưới an toàn vệ sinh viên : mạng lưới an toàn vệ sinh viên bao gồm
chủ tịch, phó chủ tịch an tồn vệ sinh viên là các bộ chuyên trách bảo hộ lao động và 83
an toàn vệ sinh viên của các tổ sản xuất tại các phân xưởng. Các an toàn vệ sinh viên
phối hợp với cán bộ bảo hộ lao động và quản lý của phân xưởng để kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh viên trong lao động. Hàng tháng vào
ngày 15, hội đồng an toàn sẽ họp và tổng kết lại các mặt đã làm và chưa là về cơng tác
an tồn trong tháng của các xưởng.
e. Huấn luyện về an tồn vệ sinh lao động:
Cơng ty tổ chức các lớp huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho một số nhân
viên của các xưởng sản xuất hàng năm. Công tác huấn luyện này do các cán bộ chuyên
trách về bảo hộ lao động đảm nhiệm. Công nhân được huấn luyện về kỹ thuật an tồn
lao động. Khố huấn luyện thường được tổ chức và kết thúc trong ngày. Các học viên
tham dự được ngồi học trong phòng họp và học bằng máy chiếu. Kết thúc buổi học, học
viên sẽ được làm bài trắc nghiệm để kiểm tra khả năng hiểu bài của mình về chương
trình đã học.Tuy nhiên, cơng tác huấn luyện này lại khơng đạt được kết quả tích cực
nhất là đối với người lao động.

5.2.2. Tổ chức cơng đồn
a. Vai trị cơng đồn của cơng ty: thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập
thể với xí nghiệp, tuyên truyền nhắc nhở công nhân thực hiện đúng nội quy lao động,
vận hành máy an toàn, cung cấp bồi dưỡng độc hại và trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân. Ở nhiệm vụ này, các nhân viên phòng CR thường xuyên xuống các phân xưởng
sản xuất giám sát tình hình lao động, đôn đốc, nhắc nhở công nhân về lao động, vệ sinh
môi trường và trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát. Ngồi ra cơng
đồn cơng ty cịn quan tâm đến đời sống tinh thần của cơng nhân xí nghiệp như tổ chức
các hoạt động hỏi thăm bồi dưỡng sức khỏe cho ngưỡi bị ốm, chúc mừng, tặng quà sinh
nhật, cưới hỏi cho công nhân. Tổ chức các hoạt động thể thao giải trí lành mạnh, tổ chức
đội tuyển tham dự hội thao Công nhân viên chức với nhiều nội dung như bóng đá, điền
kinh…. Hàng năm còn tổ chức đi nghỉ dưỡng sức và đi tham quan du lịch cho một số
công nhân viên của công ty.

20


b. Sơ đồ tổ chức của cơng đồn
Chủ tịch cơng đồn

Ban thường vụ

Ban chấp hành

Chủ tịch cơng đồn bộ phận khoa
Khoảng 2 năm một lần, công ty sẽ lại tổ chức bầu chọn phiếu kín cho các vị trí lãnh
đạo của cơng đồn. Trong đó chủ tịch cơng đồn sẽ là trưởng một khoa sản xuất nào đó
( hiện là trưởng khoa cơ khí giữ nhiệm vụ này). Chủ tịch cơng đồn sẽ chịu trách nhiệm
trước các quyết định của cơng đồn trong nhiệm kỳ của mình .
5.2.3. Về tổ chức y tế: Hiện cơng ty có một trạm y tế gồm 1 bác sĩ đa khoa, một bác


sĩ nội khoa, hai y sĩ nha khoa, một y sĩ nội khoa, một điều dưỡng viên và một nữ hộ sinh
a. Sơ đồ tổ chức của phòng y tế
Trưởng bộ phận y tế

Phụ trách khám-điều trị
Đa Khoa

Y sĩ-khám và điều trị

Điều dưỡng viên

Phụ trách khám-điều trị
Răng-Hàm-Mặt

Y sĩ-khám và điều trị

Y sĩ-khám và điều trị

Thư ký

Phịng y tế gồm có 2 phịng bệnh ( 7 giường nữ và 3 giường nam), bốn phòng khám,
một trang bị dụng cụ thuốc men.
b. Nhiệm vụ: sơ cứu, cấp phát thuốc cho bệnh thông thường, cung cấp các thông tin
về y tế cho công nhân; xây dựng các báo cáo về quản lý sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp
theo quy định; tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong Công ty; theo dõi
và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho những
21



Việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động được thực hiện thông qua thẻ bảo hiểm
y tế. Tại mỗi tổ sản xuất đều được trang bị tủ thuốc y tế với bơng gịn, băng gạc, Oxy
già, cồn sát trùng, thuốc đỏ, dầu mù u…
Hàng năm công ty tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân 1lần/năm. Từ đó,
cơng đồn sẽ tổ chức cho các cơng nhân bị mất sức lao động được đi nghỉ dưỡng sức
5.2.4. Đánh giá từng yếu tố :
a. Dây chuyền công nghệ: tuy công ty TaeKwang hoạt động đã hơn 10 năm nhưng
công ty luôn thực hiện theo phương châm: “cải tiến không có điểm dừng” . Do đó, dây
chuyền cơng nghệ ln được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Các bộ
phận truyền động đều được che chắn. Các xưởng sản xuất đều được khuyến khích để
thực hiện tiêu chuẩn 5S. 5S theo tiếng Anh cũng được dịch sang từ chữ đầu của từ
"Sort", "Set in order", "Shine", "Standardize" và "Sustain".Đó là:
Sàng lọc: Bước đầu tiên này yêu cầu cơng nhân viên phải lọc ra những gì khơng cần
thiết tại nơi làm việc. Khơng gian làm việc có thể được giải phóng bằng cách dọn sạch
những đống lộn xộn bao gồm: các linh kiện, công việc đang làm dở, sản phẩm hỏng, các
loại tài liệu, giấy gói hàng, máy móc, thiết bị và các những vật dụng khác để giải phóng
khơng gian làm việc
Sắp xếp: Việc tổ chức lại những vật dụng thiết yếu cho công việc một cách hợp lý
cũng giảm thiểu thời gian di chuyển để đi tìm hoặc lấy đồ phục vụ cho cơng việc
Cần sắp xếp các vật dụng theo vị trí hợp lý thuận tiện cho công việc và giảm thiểu
việc di chuyển
Vị trí này cần được sắp xếp rõ ràng để cho mọi người ai cũng có thể tìm thấy vào
bất kỳ lúc nào và dễ dàng cho việc phát hiện những gì nằm ngồi tiêu chuẩn
Sạch sẽ: bước vệ sinh làm sạch này bao gồm cả việc kiểm tra thiết bị, máy móc. Các
tổ đội sẽ tập trung vào các khu vực cụ thể để vệ sinh, quyết định xem làm thế nào để giữ
gìn sạch sẽ và ai sẽ thực hiện. Họ cũng sẽ quyết định về tiêu chuẩn vệ sinh. Các mục
tiêu vệ sinh này bao gồm khu vực kho tàng, thiết bị và máy móc, khu vực xung quanh.
Khi các công nhân viên thực hiện việc lau dọn, cũng nên kiểm tra điều kiện máy móc
để có những cảnh báo sớm về những dấu hiệu hỏng hóc.
Săn sóc (hay tiêu chuẩn hoá): Trong bước này, cần lập yêu cầu tập trung hố đối với

các bước của 5S. Nó bao gồm những việc cung cấp các dụng cụ cần thiết như chổi, hút
bụi, nhãn và giấy màu… để khi cần thiết có thể sử dụng và xây dựng hệ thống thuận tiện
cho việc quan sát.
Sẵn sàng (hay duy trì): Bước cuối cùng là các đội thực hiện các bước trên để đảm
bảo chương trình 5S được thực hiện từ cấp cơ sở, biến 5S trở thành một hoạt động
thường ngày của doanh nghiệp. Sự tham gia của mọi người ở mọi cấp độ là yếu tố chủ
đạo của bước này.
Để 5S được mọi người thực hiện hàng ngày, ban quản lý cần tham gia vào việc đánh
giá kết quả của 5S, xác định sự phù hợp, cung cấp thông tin phản hồi về việc đạt mục
tiêu 5S và chủ động tham gia vào việc cải tiến
Trong hoạt động thực tế, việc thiếu tính tổ chức trong các nhà xưởng hay công sở
thường gây mất thời gian và đôi khi cịn ảnh hưởng đến tâm lý làm việc và mơi trường
22


sản xuất kinh doanh. Lấy ví dụ, trong cơng xưởng sản xuất, cơng nhân tốn thời gian để
tìm kiếm các vật dụng nằm lẫn lộn trên sàn nhà…Vấn đề về môi trường làm việc ngày
càng trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như: Kéo dài thời
gian thực hiện công việc, giảm năng suất, tăng chi phí điều hành, giao hàng chậm, hạn
chế về khơng gian làm việc, thường xuyên hỏng hóc thiết bị, cũng như tiềm ẩn những
mối nguy về an toàn.
Khi 5S được thực hiện đúng cách, nó sẽ tạo ra một nhà máy thơng thống cho phép
lãnh đạo có thể ra quyết định một cách nhanh chóng về nơi làm việc. Chỉ nhìn qua là các
giám đốc phân xưởng hay các quản đốc có thể nhìn thấy cái gì khơng đúng trật tự, quá
trình sản xuất nào bị đình trệ hay tắc nghẽn hoặc quy trình cơng việc nào khơng nằm
đúng vị trí.
Việc thực hiện tiêu chuẩn 5S trong sản xuất được bộ phận kiểm tra chất lượng sản
phẩm đảm nhận và kiểm tra tình hình thực hiện thường xun. Các cơng nhân tuân thủ
chặt chẽ, các nguyên vật liệu thải bỏ trong quá trình sản xuất được thu gom vào thùng
đựng rác riêng. Các thùng rác này được đặt bên ngoài cửa ra vào của mỗi xưởng, và mỗi

máy đều có. Và có các cơng nhân được phân cơng thu gom thùng rác đổ bỏ tại khu phế
liệu của xí nghiệp. Sau ca làm việc thì cơng nhân thu dọn sạch sẽ nơi làm việc thu gom
rác thải, lau chùi máy móc thiết bị và bàn giao cho ca sau. Các nguyên vật liệu dùng
trong sử dụng được chứa trên các pallet riêng, được sắp xếp gọn gàng. Thành phẩm
cũng được để gọn một chổ và các công nhân khác vận chuyển vào kho thành phẩm
b. Nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu được nhập về và bảo quản trong kho nguyên vật liệu.
Nhà kho ngun vật liệu cao, thơng thống, có cửa sổ thơng gió và vệ sinh sạch sẽ,
có dụng cụ chữa cháy tự động.
Nguyên vật liệu được xếp thành từng khu vực riêng biệt. Các dung mơi hố chất
được xếp riêng trong kho hố chất thơng thống và có gắn hệ thống báo cháy tự động.
Các nguyên vật liệu được vận chuyển bằng xe nâng đảm bảo an toàn.
Mặc dù vậy, bên trong kho nguyên vật liệu vẫn còn một số vị trí hàng hóa được xếp
chồng lên nhau, khơng đảm bảo an tồn, dễ đổ và có thể dẫn đến cháy nỗ dễ dàng.

Hình 1: Nguyên vật liệu được xếp trong kho
23


c. Năng lượng
Chủ yếu là năng lượng dùng để đốt lị hơi, đó là dầu FO và DO. Dầu được chứa
trong các bồn thép, đặt riêng biệt với các xưởng sản xuất. Nơi miệng vịi của bồn có đặt
các khay kim loại để chống rị rỉ dầu dây ơ nhiễm đất và nước. Tuy nhiên khay hứng dầu
nơi miệng vòi này thường không được chú ý và sử dụng .
d. Nhà xưởng
Nhà xưởng được phân thành nhiều dãy, mỗi dãy có nhiều xưởng sản xuất riêng biệt.
Sơ đồ nhà xưởng của công ty TaeKwangVina:
Các phân xưởng tương đối cao, mái nhà 2 tầng, có cửa sổ thơng gió. Mỗi phân
xưởng đều có ít nhất 2 cửa thốt hiểm. Trên mỗi cửa đều gắn biển báo và đèn báo lối
thoát hiểm.

Mỗi xưởng đều có hệ thống chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo. Tuy nhiên có một số
xưởng việc chiếu sáng vẫn chưa hợp lý nên không cung cấp đủ ánh sáng cho công nhân.
Các phân xưởng sản xuất thường được chia ra làm nhiều vùng làm việc. Mỗi vùng
đều được sắp xếp gọn gàng để giao thông nội bộ trong phân xưởng được dễ dàng khi
vận chuyển, bốc xếp hàng hố hoặc khi có sự cố.
Kho pha hố chất của phân xưởng được đặt trong một phòng riêng biệt với nơi sản
xuất và đặt ở cuối hướng gió của xưởng.
e. Các nguy cơ dẫn đến tai nạn lao động
Các yếu tố nguy hiểm và vùng nguy hiểm tồn tại trên các máy móc thiết bị sản xuất.
Vì vậy cần phải biết các nguy cơ của nó để bao che các vùng nguy hiểm hoặc giảm thiểu
các yếu tố nguy hiểm để hạn chế tai nạn lao động cho người lao động
Bảng5 : các yếu tố nguy hiểm và vùng nguy hiểm của một số máy móc trong các
phân xưởng sản xuất

Cán trộn


ởng

S tên máy móc Yếu tố nguy hiểm
TT thiết bị

Vùng nguy hiểm

1 Máy cán trộn

Cuốn, kẹp tay

2 Máy cán thử


Xì hơi nóng vào Các van,mối nối,ống tải lị
người
hơi

3 Máy cán láng

Ép-Phylon

4 Máy ép đế

Giữa 2 thanh trục cán

Phỏng nhiệt

Thanh trục cán

Dập tay

Khn đế và bàn nâng

Dập chân

Rơi khn đế

Xì hơi nóng vào Các van, mối nối ống tải lị
người
hơi
5 Máy gọt đế

Phỏng nhiệt


Khn đế nóng

Cắt đứt tay

Lưỡi cắt

6 Máy cắt dập Đứt tay,dập tay
phôi đế

Dao gọt
24


May 1,2

PU

7 Máy Rotary

Dập tay

Khn đế nóng

Phỏng nhiệt

Khn đế

Va chạm, máy


Dĩa quay khuôn tự động

8 Băng chuyền Cuốn, kẹp
rửa đế

Lưới và các con lăn trong
băng chuyền

9 Máy cắt

Cắt đứt tay,dập tay

Dao cắt

Trượt ngã

Bục cho công nhân thấp

1 Máy lạng da

Cắt đứt tay

Dao lạng

1 Máy đục lỗ

Dập tay

Khng đục


0
1

Lắp ráp

1 Máy
2
tính

vi Kim đâm tay

Kim may

1 Ép gót

Kẹp tay

Thanh ép

1 Máy cà

Đứt tay

Lưỡi cà

3
4
5

Lò hơi


thêu

1 Băng chuyền Cuốn,kẹp tay
ráp giày

Lưới và các con lăn trong
băng chuyền

1 Lò hơi

Nổ áp lực

Lò hơi và các thiết bị

Phỏng nhiệt

Bồn hơi nóng

Cháy

Bồn chứa dấu FO

Nổ áp lực

Bình khí nén

6

1 Bình khí nén

7

25


×