Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN SẲN PHẨM DU LỊCH DÀNH CHO KHÁCH QUỐC TẾ TẠI TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 110 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC – XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM DU LỊCH DÀNH CHO KHÁCH
QUỐC TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD
SVTH
Lớp
Khố

:
:
:
:

Th.S NGUYỄN MINH MẪN
TRẦN THỊ HUỆ
06VN1D
10

TP. Hồ Chí Minh, 7/ 2010


LỜ I C Ả M Ơ N


Để hoàn thành đề tài này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý
thầy cô khoa Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học Tôn Đức
Thắng đã giúp đỡ, động viên, hỗ trợ tơi trong q trình học tập và thực
hiện đề tài khoá luận tốt nhgiệp.
Xin cảm ơn quý anh chị lãnh đạo, phòng ban nghiệp vụ Sở Du Lịch
thành phố Hồ Chí Minh, cơng ty du lịch Lotus, khách sạn Palace đã
giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi tiếp xúc với khách du lịch quốc tế, cũng
như cung cấp cho tơi nhiều nguồn tài liệu có giá trị, góp phần vào việc
hồn tất đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Mẫn đã tận tình
hướng dẫn trong suốt thời gian làm đề tài khóa luận.
Sau cùng, tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, bạn bè thân thiết
đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt bốn năm học tập vừa qua.
Trân trọng cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Huệ


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tóm tắt sự ảnh hưởng của tài nguyên du lịch trong các sản phẩm du
lịch của thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 42
Bảng 2.2: Lượng khách du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 –
2009 ............................................................................................................ 46
Bảng 2.3: Doanh thu từ du lịch của thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007-2009 ........ 47
Bảng 2.4: Thị trường khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004 2006 ............................................................................................................ 48
Biểu đồ 2.1: So sánh lượng khách quốc tế của Thành phố với cả nước từ năm 20062009 ......................................................................................................................45

Biểu đồ 2.2: Lượng khách quốc tế theo thị trường....................................................... 47
Biểu đồ 2.3: Lượng khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh theo phương tiện ..... 50
Biểu đồ 2.4: Lượng khách quốc tế vào Thành phố Hồ Chí Minh qua sân bay Tân
Sơn Nhất ..................................................................................................... 50
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu khách theo mục đích đi lại........................................................... 51


TĨM TẮT
Trong q trình phát triển du lịch quốc tế, ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh
ln ln tiên phong, năng động và đi đầu trong sự nghiệp đổi mới phát triển của
Ngành Du lịch Việt Nam. Số khách du lịch quốc tế vào thành phố Hồ Chí Minh
ln chiếm 2/3 số khách quốc tế của cả nước. Để làm được điều đó ngành du lịch
thành phố đã nổ lực rất nhiều. Tuy nhiên để thu hút lượng khách quốc tế đến với

thành phố nhiều hơn nữa thì cần phải có nhiều biện pháp phát triển tích cực, hiệu
quả, và một trong những giải pháp hiệu quả nhất đó chính là phát triển các sản
phẩm du lịch dành cho khách quốc tế.
Là một sinh viên ngành Việt Nam Học chuyên ngành hướng dẫn du lịch, nhận thức
được tầm quan trọng tiềm năng và vị trí của việc phát triển các sản phẩm du lịch
dành cho khách quốc tế trong thời đại đất nước đã gia nhập tổ chức thương mại
quốc tế WTO, tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển các sản phẩm
du lịch dành cho khách quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn
đóng góp một số ý kiến quan điểm đã nghiên cứu được nhằm giúp du lịch quốc tế
của thành phố được phát triển mạnh hơn nữa trong hiện tại và tương lai theo hướng
phát triển bền vững chung của xu thế du lịch thế giới. Luận văn gồm những nội
dung nghiên cứu chính sau:
- Thơng qua các tài ngun du lịch, tiềm năng và các cơ sở vật chất phục vụ du lịch,
tìm hiểu thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch dành cho khách quốc tế của
thành phố.
- Tìm hiểu, đưa ra những giải pháp, định hướng phát triển các sản phẩm du lịch
dành cho khách quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai.
Ý nghĩa khoa học của luận văn: luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận
khoa học về Du lịch, sản phẩm du lịch, khách du lịch, kết hợp với các điều kiện tự
nhiên, xã hội, cùng với các phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu liên quan, điều
tra thực tế tại các ban ngành, sở trong thành phố, các điểm du lịch tại Hồ chí Minh,
so sánh đối chiếu với các đề tài nghiên cứu có liên quan. Từ đó luận văn đi vào giải
quyết việc đánh giá thực trạng và phát triển các sản phẩm du lịch quốc tế của thành
phố Hồ Chí Minh
Trong q trình nghiên cứu luận văn khơng khỏi tranh những thiếu sót và hạn chế
do yếu tố khách quan và chủ quan, cũng như thời gian, kiến thức cịn nhiều hạn hẹp.
Tơi rất mong nhận được sự thơng cảm và đóng góp ý kiến của q thầy cơ, để đề tài
này được hoàn thiện hơn



PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 1


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu
thế chung. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra cơ hội cho các nền kinh tế,
vừa tăng sức ép cạnh tranh. Trong điều kiện đó, nỗ lực của một nền kinh tế về cải
cách, phát triển, tăng trưởng phải được so sánh với các nền kinh tế cạnh tranh chứ
không chỉ so với nền kinh tế của chính mình trong q khứ. Những tiến bộ đạt được
trước đây rất đáng trân trọng, song mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề
phải tiến nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh của mình để khơng bị tụt hậu và thua
thiệt trong kinh doanh.
Nước ta đang đứng trước những bước phát triển mới về hội nhập đòi hỏi phải
nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngành du lịch là một ngành quan trọng
trong cơ cấu nền kinh tế. Du lịch ngày càng được thừa nhận là ngành kinh tế dịch vụ
có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Trên thế giới cứ 9 người lao động có 1 người làm
trong lĩnh vực du lịch. Sự phát triển của du lịch thu hút được một lực lượng lao động
lớn, qua đó góp phần giải quyết được nạn thất nghiệp cũng như hạn chế sự gia tăng
tệ nạn xã hội. Vì vậy việc phát triển du lịch nói chung và phát triển các sản phẩm du
lịch sẽ đem lại sự phát triển cho nền kinh tế quốc dân và nguồn ngoại tệ không nhỏ
cho thu nhập quốc dân. Mục tiêu phát triển cụ thể của du lịch Việt Nam đến năm
2020 đạt lượng khách từ 10 đến 11 triệu lượt khách quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch của cả nước, hằng năm đón
lượng khách du lịch quốc tế chiếm 2/3 trên tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Với vị trí tâm điểm của khu vực Đơng Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu
mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các
tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế, là vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả
về đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Đây là tiền

đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế. Ngay cái nhìn đầu
tiên, Sài Gịn - thành phố Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng sâu sắc của một đô thị lớn
nhất, náo nhiệt nhất và năng động nhất trong cả nước. Những phố xá đèn sáng
choang, sinh hoạt và vui chơi giải trí kéo dài đến tận khuya. Những dòng xe cộ hối
hả trên khắp các ngả đường như không bao giờ dứt. Dãy dãy cửa hiệu với hàng hóa
phong phú đủ màu, đủ loại góp phần làm nên danh tiếng "Sài Gòn - thiên đường
mua sắm". Nhan nhãn những quán ăn, cửa tiệm, nhà hàng với thực đơn rất đa dạng
khiến ẩm thực trở thành một cái thú không thể thiếu đối với du khách quốc tế đến
nơi đây. Nhưng đằng sau sự sôi nổi ấy là một cuộc sống phóng khống mà hài hịa,
với những phong tục tập quán lâu đời của một nền văn hóa truyền thống đã thích
nghi với cuộc sống khai hoang mở đất ở một vùng đồng bằng sông nước, và sớm

Trang 2


giao thoa với các nền văn hóa trong khu vực và phương Tây. Hàng trăm chùa chiền,
hàng trăm ngơi đình thờ phụng các anh hùng đất nước và các tiền hiền có cơng mở
cõi vẫn quanh năm nhang khói. Các chứng tích của sự nghiệp giải phóng thành phố
và đất nước được trân trọng bảo tồn. Ngoài các lễ tết chính thức, người dân thành
phố tổ chức rất trọng thể nhiều lễ hội theo truyền thống "uống nước nhớ nguồn" như
Lễ hội Nghinh Ông, ngày giỗ tổ nghề, ngày Thầy thuốc, ngày Nhà giáo, ngày Báo
hiếu, ngày Phụ nữ…Các kiến trúc của Sài Gịn - Hịn ngọc Viễn Đơng xưa được giữ
gìn và tơn tạo, trở thành những điểm tham quan lý thú. Bên cạnh đó là những cơng
trình hiện đại phát huy từ cảm hứng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Đến với
thành phố Hồ Chí Minh du khách sẽ bất ngờ với những đại lộ rợp bóng cổ thụ trăm
năm, những cơng viên thống mát, những khu biệt thự thanh bình. Bên cạnh những
tịa cao ốc mới ở trung tâm thành phố, khách sẽ có dịp ghé thăm Chợ Lớn của người
Hoa với những khu phố cổ nhộn nhịp, hoạt động thương mại và sản xuất luôn nhộn
nhịp ngày đêm. Là trung tâm du lịch và cửa ngõ du lịch lớn nhất trong cả nước,
thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch khá phát triển,

từ những điểm vui chơi giải trí cho đến khách sạn, nhà hàng. Khí hậu thành phố dễ
chịu, nắng khơng q nóng và mưa khơng kéo dài nên mùa nào cũng có thể là mùa
du lịch. Người dân thành phố, thân thiện và phóng khống, ln mong được tiếp đón
du khách từ mọi đất nước. Tất cả đã làm nên một thành phố Hồ Chí Minh ấn tượng
khó phai mờ đối với khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam.
Tuy nhiên, để phát triển du lịch quốc tế thì việc cần thiết phải làm đó là có
một hệ thống các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch. Nhận thức được
tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết phải nghiên cứu về các sản phẩm du lịch
quốc tế để đưa du lịch thành phố đến với khách du lịch quốc tế, là một sinh viên
chuyên ngành du lịch nên tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp
phát triển sản phẩm du lịch dành cho khách quốc tế tại thành phố Hồ Chí
Minh” với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào chiến lược phát triển du
lịch của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các sản phẩm du lịch nói riêng, và
đặc biệt là đưa du lịch của thành phố Hồ Chí Minh trở thành một điểm đến hấp dẫn
với khách du lịch nước ngoài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức bản thân cịn nhiều hạn chế nên khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong q thầy cơ và các bạn thơng cảm và bổ sung
để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Trang 3


2. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Dựa vào bối cảnh hoạt động của các sản phẩm du lịch quốc tế ở thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay, hạn chế của khai thác các sản phẩm du lịch quốc tế của thành
phố, những khó khăn trong việc thu hút khách du lịch nước ngồi. Do đó, đề tài đưa
ra nhằm mục tiêu:
¾ Đề tài hướng vào việc phân tích tiềm năng cũng như thực trạng du lịch, sản
phẩm du lịch dành cho khách quốc tế của thành phố Hồ chí Minh, qua đó có cơ sở
đánh giá các mặt đạt được và hạn chế của sản phẩm du lịch dành cho khách quốc tế

của thành phố Hồ Chí Minh.
¾ Đề xuất định hướng phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du
lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
¾ Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để nhằm khai thác tối đa tiềm năng du
lịch trong các sản phẩm du lịch của thành phố Hồ Chí Minh.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Hiện nay có nhiều cơng trình nghiên cứu về sản phẩm du lịch quốc tế như đề
tài "Quảng bá và xây dựng thương hiệu huyện Củ Chi với khách du lịch quốc tế
qua các sản phẩm du lịch" của tác giả Lê Thị Duyên, đại học khoa học- xã hội và
nhân văn, luận văn tốt nghiệp. Đề tài này nghiên cứu về các sản phẩm du lịch dành
cho khách quốc tế và việc phát triển, kết hợp các sản phẩm du lịch vào quảng bá và
xây dựng thương hiệu cho huyện Củ Chi với khách du lịch nước ngoài. Đưa ra
những mục đích và định hướng cho du lịch Củ Chi góp phần phát triển ngành du lịch
cũng như lưu giữ những giá trị truyền thống ở các sản phẩm du lịch.
Đề tài "Du lịch quốc tế Việt Nam" của tác giả Dương Phú Nam, đại học ngoại
thương Hà Nội, luận văn tốt nghiệp. Tác giả đã đánh giá tổng quát tình hình và xu
thế phát triển du lịch của các nước trên thế giới và khu vực trong những năm gần
đây. Phân tích thực trạng hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam, đưa ra những vấn
đề còn tồn tại và nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu
quả của hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam trong thời gian tới.
Đề tài “ Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch theo con đường
huyền thoại ở khu vực Bình - Trị - Thiên” của tác giả Nguyễn Quốc Hưng, luận
văn thạc sĩ. Tác giả đã đánh giá chung tình hình phát triển du lịch của con đường di
sản miền trung, và nêu lên những giải pháp cụ thể để phát triển các sản phẩm du lịch
nhằm thu hút khách du lịch nội địa cũng như quôc tế ở khu vực Bình Trị Thiên.
Đề tài “ Giải pháp phát triển du lịch Hà Nội” đã nêu lên được những vấn đề
cơ bản của du lịch, nêu lên thực trạng của hoạt động du lịch Hà Nội từ năm 1990 –

Trang 4



2004 qua đó đưa ra những giải pháp phát triển cũng như phương hướng phát triển
ngành du lịch Hà Nội trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển sản
phẩm du lịch dành cho khách quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh”, tôi đã thu
thập được một số thông tin từ các cơng trình nghiên cứu, sách báo, website có dữ
liệu liên quan trực tiếp thực trạng của hoạt động khai thác các sản phẩm du lịch của
thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các số liệu, bảng biểu thống kê trong các năm
2007, 2008 và 2009 của Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cũng đã góp phần nâng
cao giá trị thực tiễn của đề tài.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng
Từ góc nhìn các sản phẩm du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề tài
đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về các sản phẩm du lịch dành cho khách du lịch quốc tế
mà đối tượng chính được phục vụ là khách du lịch quốc tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu hoạt động khai thác các sản phẩm du lịch trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh nói chung, nhưng tập trung vào các sản phẩm du lịch được khách du lịch
quốc tế quan tâm.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Các giáo trình về du lịch, sản phẩm du lịch và các giáo trình liên quan đến
du lịch dành cho khách quốc tế.
+ Dựa vào các bài báo, tạp chí, internet.
+ Các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn tốt nghiệp có liên quan đến du lịch,
sản phẩm du lịch.
+ Khảo sát các ý kiến về các sản phẩm du lịch dành cho khách du lịch quốc tế
tại thành phố Hồ Chí Minh qua thầy cơ, bạn bè và khách du lịch quốc tế.
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Dựa trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp, sơ cấp, các biểu đồ, các nguồn tài liệu thu

thập được, vận dụng những hiểu biết, tri thức đã học để tổng hợp, phân tích thực
trạng khai thác các sản phẩm du lịch dành cho khách du lịch quốc tế trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu các giải pháp nhằm xây dựng được những sản
phẩm du lịch độc đáo thu hút khách quốc tế đến với thành phố.

Trang 5


5.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Phỏng vấn sâu một số giảng viên, cán bộ công tác tại các công ty du lịch, sở du
lịch về mối quan tâm của họ đối với các sản phẩm du lịch dành cho khách du lịch
quốc tế tại thành phố.
5.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Trong phạm vi cho phép, đề tài áp dụng phương pháp khảo sát thực địa một số
nơi mà các sản phẩm du lịch quốc tế đang được quan tâm như tham quan Sài gòn về
đêm ở khu vực quận 1, Nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất, Khách sạn Sheraton Sài
Gịn, đường Nguyễn Huệ... để tìm ra biện pháp xây dựng sản phẩm du lịch khả thi,
phù hợp giữa yêu cầu nội dung lý thuyết và minh họa xác đáng của thực tế.
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn được chia làm 3 chương không kể phần mở đầu và kết luận. Phần
nội dung của luận văn được nghiên cứu theo 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch dành cho khách quốc tế.
Chương 2: Thực trạng khai thác các sản phẩm du lịch dành cho khách quốc tế
của thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du
lịch quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 6



PHẦN NỘI DUNG

Trang 7


CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
DÀNH CHO KHÁCH QUỐC TẾ
1.1. Du lịch
1.1.1. Lịch sử của du lịch
Từ xa xưa, con người đã đi lại, hầu hết là để tránh đói hoặc rét. Những dấu tích
của họ được phân bố khá rộng rãi. Chẳng hạn như, những di tích hóa thạch của lồi
người đầu tiên, lồi người đứng thẳng (Homo erectus) đã được tìm thấy ở Tây Âu,
Châu Phi, Trung Quốc. Sự kiện đáng chú ý này cho thấy khả năng đáng nể của con
người cổ xưa đã đi một khoảng cách đáng kinh ngạc dưới những điều kiện còn rất
nguyên thủy.
Việc phát minh ra tiền của người Xumo (Babylonia) và sự phát triển thương
mại, khoảng đầu năm 4000 trước cơng ngun, có lẽ đã đánh dấu thời kỳ đầu của
một kỷ nguyên du lịch hiện đại. Người Xumo không những là người đầu tiên có
được ý tưởng của tiền và sử dụng nó trong việc trao đổi kinh doanh, họ còn phát
minh ra chữ viết và bánh xe, như vậy họ phải được coi là những người sáng lập ra
ngành du lịch. Giờ đây con người có thể chi trả cho việc đi lại và ăn nghỉ hoặc là
bằng tiền hoặc là trao đổi.
Năm ngàn năm về trước, những chuyến thám hiểm đã xuất hiện và được tổ
chức từ đất nước Ai Cập. Có lẽ chuyến đi đầu tiên được tiến hành vì mục đích của
hịa bình và chuyến đi này đã được thực hiện bởi Nữ Hoàng Hatshepsut tới những
mảnh đất của người Punt (nay là Somalia) vào năm 1490 trước Công Nguyên.
Những miêu tả về chuyến đi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này đã được khắc ghi
trên tường của đền Deit El Bahari Ở Luxor những bản chữ viết và các bức phù điêu

là một trong những cơng trình nghệ thuật quí nhất mà mọi người đều khâm phục về
những vẻ đẹp kỳ lạ và những đặc trưng nghệ thuật. Ở Thebes có nhiều bức tượng
của Memnon được đặt trên kệ khắc tên những người du lịch người hy Lạp vào thế
kỷ năm trước Công Nguyên.
Người Phi Ni Xi (Phoenicians) có lẽ là những người đi du lịch thương mại đầu
tiên với suy nghĩ rất tiến bộ. Họ đã đi từ nơi này sang nơi khác với vai trò là những
thương nhân. Du lịch cũng sớm xuất hiện ở các nước Phương Đông, đặc biệt là
Trung Quốc Và Ấn Độ, vì bn bán trao đổi ở những nước này phát triển từ rất sớm.
Có thể nói, kể từ thời du mục của người thượng cổ, con người đã đi du lịch
khắp mọi nơi trên địa cầu. Từ thời kỳ của những nhà thám hiểm Marco Polo và
Chistopher Columbus đến nay, du lịch đã phát triển không ngừng, thế kỷ XX, sự

Trang 8


phát minh ra ô tô, máy bay, và thiết lập các chuyến bay quốc tế đã làm du lịch tăng
trưởng nhanh chóng. Du thuyền, xe bus, tàu hỏa hiện đại, các khu nghỉ ngơi đã tạo
những bước phát triển nhanh cho du lịch . Ngày nay, du lịch là một trong những
ngành cơng nghiệp khơng khói đứng đầu các ngành kinh tế quốc dân của hầu hết các
nước phát triển và đang phát triển.
1.1.2. Khái niệm du lịch.
Du lịch xuất hiện từ rất sớm nhưng khoa học du lịch chỉ mới ra đời gần đây khi
du lịch dần hình thành, phát triển trong xã hội. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều quan
điểm, luồng tranh cãi về khái niệm du lịch. Trên những góc nhìn, lập trường khác
nhau, các tác giả đã đưa ra các khái niệm du lịch của riêng họ.
Theo các giáo sư Thuỵ Sỹ là Hunziker và Krapf đã khái quát: “Du lịch là tổng
hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những
người ngoài địa phương – những người khơng có mục đích định cư và khơng liên
quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào”.
Theo Mill và Morrison du lịch là hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biên

giới một nước, hay ranh giới một vùng, một khu vực để nhằm mục đích giải trí hoặc
cơng vụ và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng khơng q một năm. Như vậy, có thể
xem xét du lịch thông qua hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các
chuyến đi. Du lịch có thể được hiểu “là hoạt động của con người ngồi nơi cư trú
thường xun của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một thời gian nhất định”.
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam 11/1998/PL – UBTVQH10 ban hành ngày
08/02/1999: “Du lịch là hoạt động của con người ngồi nơi cư trú thường xun của
mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định”.
Theo I.I Pirôgionic (năm 1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư
trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng
cao trình độ nhận thức – văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị
về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”. [PTS. Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý du lịch, 1999, Nxb
TP.Hồ Chí Minh].
Trong trường hợp của đề tài sẽ dùng khái niệm du lịch của I.I Pirôgionic để
làm cơ sở lý luận.

Trang 9


1.1.3. Các loại hình du lịch
Có nhiều tiêu chí để phân loại du lịch. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi
ta có du lịch quốc tế nhận khách (Inbound), du lịch quốc tế gửi khách (Outbound),
du lịch trong nước. Căn cứ vào thời gian chuyến đi: Du lịch ngắn ngày, du lịch dài
ngày. Căn cứ vào loại hình lưu trú: Du lịch ở Motel, du lịch ở nhà trọ, du lịch cắm
trại. Căn cứ vào hình thức tổ chức: Du lịch theo đoàn, du lịch cá nhân. Căn cứ vào
độ tuổi của du khách: Du lịch người cao tuổi, du lịch trung niên, du lịch thanh niên,
du lịch thiếu niên và trẻ em. Căn cứ vào phương thức hợp đồng: Du lịch trọn gói, du

lịch từng phần. Căn cứ vào các phương tiện vận chuyển có du lịch bằng ôtô, du lịch
bằng tàu hoả, du lịch bằng tàu thuỷ, du lịch bằng máy bay căn cứ vào việc sử dụng
các phương tiện giao thông: Du lịch bằng môtô – xe đạp, du lịch.
Đề tài này quan tâm đến tiêu chí phân loại du lịch căn cứ vào thị trường khách
du lịch và nhu cầu của khách du lịch. Theo tiêu chí đó, du lịch được chia làm các
loại hình:
Du lịch chữa bệnh: Là hình thức đi du lịch để điều trị một căn bệnh nào đó về
thể xác hay tinh thần. Mục đích di du lịch là vì sức khỏe. Loại du lịch này gắn liền
với việc chữa bệnh và nghỉ ngơi tại các trung tâm chữa bệnh.
Du lịch nghỉ ngơi (giải trí): Nảy sinh do nhu cầu cần nghỉ ngơi để phục hồi sức
lực và tinh thần của con người. Đây là loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cho
cuộc sống thêm phong phú và giải thốt con người ra khỏi cơng việc hằng ngày.
Du lịch thể thao: xuất hiện do lòng say mê thể thao. Đây là hình thức du lịch
gắn liền với sở thích của khách về một loại hình thể thao nào đó, có thể được chia
làm hai loại: du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị động. Du lịch thể thao
chủ động bao gồm các chuyến đi du lịch và lưu trú để khách tham gia trực tiếp vào
hoạt động thể thao. Du lịch thể thao bị động bao gồm những cuộc hành trình du lịch
để xem các cuộc thi đấu thể thao, các cuộc diễu hành, các thế vận hội.
Du lịch văn hóa: mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân, loại hình
du lịch này thỏa mãn lịng ham hiểu biết và ham thích nâng cao văn hóa thơng qua
các chuyến đi du lịch đến những nơi lạ để tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc,
kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của đất nước du lịch. Loại
hình du lịch này rất được khách nước ngồi chú trọng và quan tâm vì thế việc phát
triển sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở này là rất cần thiết.
Du lịch cơng vụ: Với mục đích chính là nhằm thực hiện nhiệm vụ cơng tác nào
đó. Tham gia loại hình này là khách dự các hội nghị, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các
cuộc gặp gỡ.
Du lịch hành hương: Loại hình này thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của

Trang 10



những người theo các tôn giáo khác nhau. Đây là một loại hình du lịch lâu đời và
phổ biến ở các nước tư bản. Ở Việt Nam ngày càng được chú trọng phát triển và
đem lại nguồn lợi lớn cho ngành du lịch nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng.
Du lịch thăm hỏi: Nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội, nhằm thăm hỏi bà con,
họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang. Hình thức này có ý nghĩa quan
trọng đối với những khách du lịch có người thân sống ở nước ngồi.
1.1.4. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế
Ngày càng có nhiều quốc gia đưa ra những chính sách hấp dẫn cũng như các
khoản đầu tư lớn nhằm thu hút và phát triển du lịch theo hướng đầu tư lâu dài bởi họ
nhận thấy những lợi thế mà nó đem lại. Vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân
càng được khẳng định. Xét về ý nghĩa kinh tế, đầu tư cho du lịch thu lại lợi nhuận
nhiều và thu hồi vốn nhanh. Du lịch được gọi là “ngành cơng nghiệp khơng khói”
hay “ngịi nổ để phát triển kinh tế” trong vấn đề thu hút ngoại tệ, có nguồn doanh thu
cao cũng như tạo nhiều công ăn việc làm….Theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch
Thế giới (WTO) thì cứ 1 USD đầu tư vào cơng nghiệp đem lại 1,1 USD, nhưng 1
USD đầu tư vào du lịch sẽ mang lại 1,4 USD. Khi lợi nhuận tăng, tất nhiên sẽ đóng
góp được nhiều hơn vào ngân sách nhà nước cùng với nguồn ngoại tệ lớn, góp phần
cải thiện cán cân thanh toán và phát triển nguồn kinh tế quốc dân.
Ở nhiều nước phát triển cũng như đang phát triển, du lịch là nguồn thu rất
quan trọng từ thu nhập ngoại tệ và giải quyết một phần nạn thất nghiệp. Doanh thu
toàn cầu đã lên tới 462 tỷ USD vào năm 2001, có nghĩa là thế giới thu khoảng 1,3 tỷ
USD trong một ngày.
Đổi mới và đẩy mạnh phát triển du lịch sẽ tạo ra động lực thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, kéo theo sự phát triển nhiều ngành kinh tế như
giao thông vận tải, xây dựng, bưu điện, ngân hàng…Vì khi du lịch phát triển hoặc
chúng ta có chính sách phát triển du lịch thì tất yếu phải địi hỏi về xây dựng cơ sở
hạ tầng như đường sá, cầu cống, các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng. Một quốc

gia có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp hay có bề dày văn hóa với những di tích lịch
sử nổi tiếng, những kỳ quan nổi tiếng chắc chắn sẽ hấp dẫn khách du lịch nhưng
quốc gia đó sẽ thu hút được lượng khách nhiều hơn nếu biết đầu tư nâng cấp cơ sở
hạ tầng, biết tôn tạo và phát triển đúng hướng.
Xét sâu xa hơn, du lịch và các ngành khác có mối quan hệ tương hỗ, tác động
qua lại lẫn nhau. Ví như ở một số quốc gia có hệ thống giao thông vận tải thuận tiện,
ngành viễn thông và ngân hàng phát triển sẽ thúc đẩy khách du lịch đến với mình.

Trang 11


Khi đến với Việt Nam, nhiều khách du lịch cảm thấy e ngại khi vẫn phải mang theo
nhiều tiền mặt. Ở các nước phát triển, hầu hết việc thanh toán thơng qua thẻ tín dụng
và ngân hàng, hay qua internet giúp khách du lịch thuận tiện trong việc đi lại, mua
sắm, tiết kiệm được thời gian cho việc đi du lịch. Ngược lại, khi du lịch phát triển,
nó sẽ buộc ngành ngân hàng tự cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ để cạnh tranh
và thu hút khách hàng.
Hơn nữa, du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành công nông
nghiệp và chế biến thực phẩm. Khi khách du lịch lưu trú ở một nước khoảng năm
ngày, họ phải tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm. Không phải xây dựng nhà máy,
không phải đầu tư nhiều vào đóng gói, bảo quản và vận chuyển, nước này có thể tiêu
thụ tại chỗ một khối lượng lớn thực phẩm, tạo ra nhiều việc làm và thu hút được số
lượng lớn ngoại tệ.
Theo tính tốn của Tổ chức Du lịch Thế giới, thì trong cơ cấu chỉ tiêu của du
khách, có tới 40% số tiền khách đi du lịch dùng chi vào việc mua sắm. Đây là nhu
cầu cần thiết của khách mà du lịch phải tìm cách đáp ứng, và việc đáp ứng nhu cầu
này có thể tạo ra nhiều lao động cũng như thu được nhiều hơn nguồn ngoại tệ cho
đất nước.
Du lịch quốc tế cũng đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các
quan hệ kinh tế của các thương gia, các nhà đầu tư trong và ngồi nước thơng qua

việc khách du lịch kết hợp tham quan du lịch với tìm hiểu thị trường, môi trường đầu
tư kinh doanh. Du lịch làm thay đổi sắc thái, cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa
phương và mỗi quốc gia. Thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất của ngành du lịch
và các dịch vụ khác, du lịch tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế huy động
nguồn lực vật chất, lao động để phát triển kinh tế địa phương. Du lịch tạo điều kiện
phát triển tới cả các vùng sâu, vùng xa, từ đó nâng cao trí thức, tạo việc làm và thu
nhập cho người bản địa, góp phần nâng cao cuộc sống của họ.
Du lịch quốc tế là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự hiểu biết giao lưu
giữa các dân tộc, tạo nên một thế giới hòa bình, thịnh vượng và tơn trọng lẫn nhau.
Với vị trí kinh tế của du lịch như đã đề cập ở trên, nhiều nhà kinh tế còn gọi du
lịch là “ngành xuất khẩu vơ hình”. Xét trên phương diện kinh tế, doanh thu du lịch
quốc tế được xếp ngang hàng với doanh thu xuất khẩu và tiêu dùng. Đối với nhiều
nước, du lịch quốc tế là nguồn thu không thể thiếu được trong khoản lợi nhuận thu
được từ ngoại tệ.
Năm 1999, du lịch quốc tế và doanh thu từ vận chuyển hành khách đạt gần 8%
tổng doanh thu xuất khẩu thực phẩm và dịch vụ toàn cầu. Tổng doanh thu du lịch
quốc tế, gồm cả lợi nhuận thu được từ vận chuyển du lịch quốc tế, ước tính đã tăng

Trang 12


lên tới 555 tỷ USD, vượt qua tất cả các loại hình kinh doanh quốc tế khác.
Với vị trí kinh tế, chính trị, xã hội như vậy, du lịch quốc tế đã và đang ngày
càng khẳng định vị trí của mình trong tổng thể nền kinh tế xã hội của mỗi nước, là
mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia. Như vậy, rõ ràng phát triển du lịch là một
hướng đi đúng đắng.
1.1.5. Xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới tác động tới du lịch
Thành Phố
Những xu hướng vận động của nền kinh thế giới và các quan hệ kinh tế quốc
tế đang làm cho nền kinh tế của Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh phát triển

trong điều kiện mới, đặc biệt gia tăng lĩnh vực kinh tế dịch vụ, trong đó có dịch vụ
du lịch.
Cùng với sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ, ngày nay, mọi lĩnh
vực của đời sống kinh tế xã hội đều được hiện đại hóa và tự động hóa thiết kế, năng
suất lao động khơng ngừng tăng, thu nhập quốc dân trên đầu người cao, thời gian
nhàn rỗi nhiều, nhờ đó thu nhập du lịch tăng. Đặc biệt cuộc khoa học công nghệ
thông tin đã tạo điều kiện cho con người có thể tổ chức cho mình chuyến du lịch
thơng qua mạng thơng tin tồn cầu.
Q trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới với qui mô ngày càng cao làm
cho nền kinh tế thế giới hình thành một chỉnh thể thống nhất mà trong đó mỗi quốc
gia là một bộ phận phụ thuộc lẫn nhau. Điều đó tất yếu đưa đến việc phải mở cửa
nền kinh tế và tham gia vào phân công lao động quốc tế, phải coi thị trường thế giới
“vừa là đầu ra, vừa là đầu vào”, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Chính đây là cơ sở khách
quan cho việc hình thành chính sách cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, phát triển
dịch vụ, trong đó có du lịch quốc tế của nhiều quốc gia, nhiều vùng miền.
Kinh tế dịch vụ phát triển gắn liền với xu thế vận động của nền kinh tế thế giới
và quan hệ kinh tế quốc tế. Hiện nay đang diễn ra những xu hướng phát triển dịch vụ
du lịch như sau:
- Xu hướng thứ nhất: Là sự chuyển hướng đi của nguồn khách du lịch. Trước
đây, khách du lịch Châu Âu thường đi nghỉ ở các nước láng giềng hoặc ở những
vùng du lịch nổi tiếng như Địa Trung Hải, Biển Đen, Hawai, vùng Caribe hoặc trượt
tuyết trên dãy Alpơ, khách Châu Á cũng chỉ đi du lịch các nước trong khu vực thì
nay nguồn khách được phân đến những vùng, những nước mới phát triển du lịch để
tìm hiểu và phát hiện những điều mới mẻ, bất ngờ và lý thú.
- Xu hướng thứ hai: Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch thay đổi. Những năm
trước đây, tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ cơ bản (ăn ở, vận chuyển) lớn

Trang 13



thì hiện nay tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hóa,
thăm quan, giải trí) tăng lên. Các nhà kinh tế đã tổng kết: Nếu trước đây tỷ trọng này
là 7/3 thì nay là 3/7, có nghĩa là trước đây khách hàng dành 7 phần cho ăn ở, đi lại
và 3 phần cho mua sắm hàng hóa, tham quan, giải trí, nhưng ngày nay thì ngược lại.
- Xu hướng thứ ba: Khách du lịch chỉ sử dụng 1 phần dịch vụ của các tổ chức
kinh doanh du lịch chứ khơng mua chương trình du lịch trọn gói vì theo hướng này,
khách hồn tồn được tự do trong chuyến đi du lịch của mình mà không phụ thuộc
vào người khác.
- Xu hướng thứ tư: Hiện nay các nước đang tiến hành giảm thiểu các thủ tục về
thị thực hải quan nhằm cạnh tranh, lôi cuốn khách. Như vậy khách du lịch sẽ không
phải mất nhiều thời gian chờ đợi thủ tục, giảm được chi phí khơng đáng có.
1.2. Sản phẩm du lịch
1.2.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch
Có thể nói để tìm được định nghĩa cho sản phẩm du lịch rất khó vì những đặc
tính riêng biệt của nó. Theo điều 4 chương I Luật du lịch giải thích: Sản phẩm du
lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong
chuyến du lịch “Sản phẩm đặc trưng của du lịch là các chương trình du lịch, nội
dung của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hóa và cảnh quan thiên
nhiên nổi tiếng cùng với các cơ sở vật chất - kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận
chuyển. Sản phẩm du lịch chính là một tổng thể bao gồm các thành phần khơng
đồng nhất hữu hình và vơ hình, là tổng thể và được tạo hình nhờ những kinh nghiệm
du lịch.
Sản phẩm du lịch có nhiều đặc tính riêng biệt. Những đặc tính này cũng là
những đặc trưng của dịch vụ du lịch. Chúng ta có thể tìm hiểu một số đặc tính của
sản phẩm du lịch:
- Khi lựa chọn sử dụng sản phẩm du lịch có nghĩa là người mua phải chấp
nhận mua sản phẩm trước khi sử dụng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khi bán
sản phẩm du lịch người làm du lịch phải làm sao tạo sự tin tưởng, hài lòng và sẵn
sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm mà mình khơng được thấy.
- Sản phẩm du lịch là một kinh nghiệm nên rất dễ bắt chước. Khi một sản

phẩm du lịch thu hút du khách thì chắc chắn rằng chỉ trong một thời gian ngắn, nó sẽ
tràn ngập khắp thị trường và hầu như các cơng ty sẽ có một sản phẩm đặc biệt tương
tự như vậy.
- Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng. Phần lớn những người đi du lịch thường
chọn những nơi mà mình chưa biết tới, vì vậy cần đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu

Trang 14


của khách hàng.
- Trong một thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định, nhưng
lượng cầu của khách có thể gia tăng hoặc giảm. Tính thời vụ của du lịch đang là một
vấn đề làm nhiều nhà nghiên cứu du lịch phải tìm ra giải pháp khi mà trong mùa cao
điểm du lịch thì lượng cầu của khách du lịch cao hơn lượng cung của các doanh
nghiệp du lịch và ngược lại.
Sản phẩm du lịch được tổng hợp từ các ngành kinh doanh khác nhau. Khi
khách mua một tour du lịch thì các ngành kinh doanh về vận chuyển (xe), lưu trú
(khách sạn), ăn - uống (nhà hàng)…cùng hợp tác với công ty du lịch để tạo nên một
tour du lịch hồn chỉnh. Đặc tính này khiến cho các ngành du lịch khơng cịn hoạt
động riêng lẻ mà liên kết với nhau tạo nên một hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh nhằm
phục vụ du khách một cách tốt nhất.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
Thành phần sản phẩm du lịch
Có nhiều yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch. Dưới đây là cách sắp xếp của tổ
chức du lịch thế giới và của một số nhà nghiên cứu du lịch:
Cách sắp xếp sản phẩm du lịch theo tổ chức du lịch thế giới
- Di sản tự nhiên;
- Di sản năng lượng;
- Di sản về con người;
- Những hình thái xã hội;

- Những hình thái về thể chế chính trị, pháp chế, hành chính;
- Những điều tốt đẹp và mọi dịch vụ, phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở.
Cách sắp xếp của Jeffiries và Krippendorf
- Các di sản thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên;
- Các di sản do con người tạo ra;
- Các yếu tố thuộc về con người: Tôn giáo, phong tục, tập quán;
- Hệ thống các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc;
- Những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch: Khách sạn, nhà hàng;
- Các chính sách kinh tế, chính sách xã hội.
Cách sắp xếp của Michael M. Coltman
M.Cotman chia sản phẩm du lịch theo hai hướng tài nguyên:
Tài nguyên theo hướng Marketing
- Tài nguyên thiên nhiên: Phong cảnh, công viên, hồ suối, núi non, dốc đá,
đèo, hệ động vật và thực vật, bãi biển, hải cảng;

Trang 15


- Nơi tiêu biểu văn hóa và lịch sử: vùng khảo cổ, kiến trúc truyền thống, nghề
thủ công bản địa, thực phẩm đặc sản, lễ, nghi thức, phong tục, múa hát;
- Nơi giải trí: Cơng viên, sân golf, nơi cắm trại, nơi picnic, nơi bơi lội…
- Các tiện nghi du lịch: Chiêu đãi, phục vụ nghỉ ngơi, nhà hàng, mua sắm,
trung tâm thông tin, hệ thống đăng ký giữ chổ;
- Khí hậu;
- Các tài nguyên thiên nhiên khác;
- Hấp dẫn tâm lý: Mỹ quan, thái độ hài lòng.
Cách sắp xếp theo hướng chức năng điều hành
- Khả năng mua đất đai;
- Kế hoạch phân vùng;
- Vận chuyển: Đường bộ, đường hàng khơng, xe lửa, xe đị, tàu bè…

- Phục vụ công cộng: Nước dùng, điện, nước thải;
- Kỹ nghệ trợ giúp: Công an, cứu hỏa, y tế, nhà thờ, chùa, ngân hàng, cung ứng
lương thực, giặt ủi, các dịch vụ trợ giúp khác;
- Lực lượng lao động: Thuê mướn lao động được, khéo léo tay nghề, dạy ngoại
ngữ, dạy kỹ thuật;
- Vốn;
- Thái độ của chính quyền địa phương.
Các mơ hình của sản phẩm du lịch
Để tạo nên các sản phẩm du lịch thật độc đáo, riêng biệt cần phải lập nên
những mơ hình sản phẩm du lịch. Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du
lịch, các nhà du lịch rút ra những yếu tố căn bản để lập nên những mơ hình khác
nhau. Tùy theo yếu tố thiên nhiên của mỗi nước và quan niệm của mỗi nhà nghiên
cứu du lịch, từ đó tạo nên những mơ hình sản phẩm du lịch áp dụng cho đất nước
cũng như các vùng miền. Dưới đây là những mơ hình sản phẩm du lịch đang được
thịnh hành ở những đất nước có nền cơng nghiệp khơng khói phát triển có thể áp
dụng để phát triển cho các sản phẩm du lịch của thành phố, đó là mơ hình sản phẩm
4S, 3H và 6S.
Mơ hình 4S
- SEA: Biển;
- SUN: Mặt trời, tắm nắng;
- SHOP: Cửa hàng lưu niệm, mua sắm;
- SEX (or SAND): Hấp dẫn, khiêu gợi giới tính (hay bãi cát tắm nắng).
Biển (sea)
Biển là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Những nơi nào có bãi biển

Trang 16


đẹp, sạch sẽ là nơi du khách đổ xô về tắm biển, luớt ván, phơi nắng, nghỉ dưỡng.
Việt Nam có một vị trí thuận lợi để phát triển du lịch biển, từ Bắc chí Nam, Việt

Nam có hơn 2500 km bờ biển, với nhiều bãi biển nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha
Trang, Đà Nẵng, Cửa Tùng và có nơi là kỳ quan của thế giới như Vịnh Hạ Long.
Riêng ở Thành Phố Hồ Chí Minh, thì biển khơng là thế mạnh khi mà chỉ có bãi biển
30/4 ở Cần Giờ là có thể tắm được, nhưng những vùng phụ cận như Vũng Tàu, chỉ
mất khoảng ba tiếng đồng hồ là đến nơi, giúp các nhà thiết kế có thể tạo ra những
sản phẩm du lịch biển đa dạng cho du khách chọn lựa. Ngoài những bãi biển nổi
tiếng trên, Việt Nam cịn có rất nhiều bãi biển đẹp nhưng chưa được khai thác. Đây
là thế mạnh, là tiềm năng dồi dào để phát triển ngành du lịch trong tương lai.
Mặt trời (sun)
Đối với khách du lịch quốc tế, yếu tố mặt trời, ánh nắng rất quan trọng. Nhất
là những khách ở xứ lạnh, ít khi thấy ánh nắng mặt trời, vào những mùa mưa, nhiệt
độ rất thấp và lạnh, ít người đi du lịch vào mùa này. Vì vậy họ thường tìm đến
những vùng nắng ấm để tắm và sưởi nắng. Ở Việt Nam, miền Bắc và miềm Trung,
mỗi năm chia ra làm 4 mùa rõ rệt. Riêng ở miền Nam chỉ có 2 mùa: mùa mưa và
mùa nắng. Tuy nhiên, dù ở mùa nào, hằng ngày miền nam vẫn có nắng, vì ở đây
khơng có mưa dầm như ở miền Trung và miền Bắc. Về thời tiết, đây cũng là một
yếu tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch ở thành Phố.
Cửa hàng đồ lưu niệm (shop)
Mua sắm rất quan trọng đối với khách du lịch, khách đi du lịch hầu hết là để
thỏa mãn sự hiểu biết, kinh nghiệm. Họ muốn biết những nơi xa lạ, phong tục tập
quán, lối sống của cư dân địa phương, những nét văn hóa, sinh hoạt của những sắc
tộc, bộ lạc hoang sơ….Và khi ra về ngoài những ấn tượng, những kinh nghiệm mà
họ có được một cách vơ hình, họ cần có một vật hữu hình làm kỷ niệm cho chuyến
đi của chính bản thân, cho người thân và bạn bè. Đó là sản phẩm hữu hình, những
món q lưu niệm mang đầy dấu ấn cho suốt cả cuộc đời của họ về một nơi, một
vùng, một nước xa xôi nào đó. Điều này gợi lại cho họ một kỷ niệm khó phai mờ về
một chuyến đi.
Cửa hàng bán hàng lưu niệm và sự mua sắm giữ một vai trò vô cùng quan
trọng trong việc thu hút khách du lịch. Điều này đã chứng minh cho ta thấy ở những
nơi nghèo nàn, các cửa hàng bán đồ lưu niệm hoặc thuế hải quan quá cao đánh trên

sản phẩm khách du lịch mua làm quà lưu niệm, là những nơi ít khách du lịch và có
thể là nơi mà khách “một đi và không bao giờ trở lại”. Trái lại, những nơi nào có
chính sách thuế khóa về hải quan thống, khuyến khích khách du lịch mua sắm
nhiều là những nơi khách du lịch thường lui tới và giới thiệu cho bạn bè đi du lịch và

Trang 17


chính những nơi này đã thu về một nguồn ngoại tệ đáng kể cho ngành du lịch.
Yếu tố hấp dẫn giới tính (sex) hay bãi cát (sand)
Yếu tố hấp dẫn giới tính bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhưng dù hiểu
theo nghĩa thế nào đi nữa thì chữ sex trong du lịch thể hiện tinh khiêu gợi, hấp dẫn
và để đáp ứng sự thỏa mãn về nhu cầu sinh lý. Vì vậy, trong du lịch có kèm theo chữ
sex, đó là sex - tour.
Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, từ khi Châu Âu, Châu mỹ, Châu Phi bị
dịch bệnh AIDS hoành hành, khách du lịch đổ xô về Châu Á, Đông Nam Á, những
nước không những kém phát triển về mặt kinh tế mà còn chậm về sự lan tràn cơn
bệnh AIDS để thỏa mãn một phần “nhu cầu khơng nói ra” và hy vọng vào một tỷ lệ
về sự an toàn cao hơn các nước khác. Nhìn lại những nước gần Việt Nam, trong
những năm gần đây đã thu về một nguồn lợi kinh tế đáng kể khi thả nổi vấn đề sex
trong du lịch, nhưng đằng sau những nguồn lợi và sự phát triển đó, du lịch đã để lại
một dấu ấn sâu sắc về sự phá vỡ đối với xã hội và con người. Điển hình trong những
năm gần đây là Thái Lan, tuy đã mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể nhưng theo ước
tính của các chuyên gia trên thế giới, thì những lợi ích đó khơng bù dắp được về sự
mất mát, thiệt hại về xã hội, con người.
Đường lối chính sách của Việt Nam khơng chủ trương và cấm nghiêm ngặt
việc kinh doanh sex dưới mọi hình thức. Đây là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên
trong thực tế cũng khơng sao tránh khỏi tình trạng sex và cũng chỉ làm chậm đi chứ
khơng sao ngăn chặn được hồn tồn bệnh AIDS và tệ nạn xã hội như ma túy, mại
dâm.

Nếu loại trừ yếu tố hấp dẫn giới tính (sex) thì yếu tố bãi cát cũng rất hấp dẫn
khách du lịch. Với những bãi cát mịn, trắng chạy dài dọc theo bờ biển sẽ thu hút
khách du lịch. Biết được tính hấp dẫn của những bãi cát đối với khách du lịch,
nhưng du lịch Việt Nam còn chưa quan tâm thực sự và đầu tư đúng mức dù thiên
nhiên ban tặng cho những bãi biển đẹp, những miền cát trắng mênh mơng. Vì vậy
cát sẽ là một tiềm năng lớn cho du lịch nếu biết khai thác hợp lý, hiệu quả cho du
lịch Việt Nam.
Mơ hình 3H
Thành Phần của mơ hình 3H gồm:
- Heritage: Di sản nhà thờ;
- Hospitality: Lịng hiếu khách, khách sạn, nhà hàng;
- Honesty: Lương thiện, uy tín trong kinh doanh.
Di sản truyền thống dân tộc, di sản văn hóa, nhà thờ (herigate)
Những lĩnh vực thuộc về di sản như văn hóa, nghệ thuật, lịch sử cơng nghệ,

Trang 18


những cơng trình kiến trúc cổ của một vùng, một đất nước, tùy theo mức độ quan
trọng, q giá có thể trở thành những di sản văn hóa của một quốc gia, của thế
giới.Việt Nam có nhiều di sản truyền thống dân tộc, di sản văn hóa được thế giới
cơng nhận. Những loại di sản như là di sản văn hóa, phong tục, tập quán ở Việt Nam
được đánh giá rất cao.
Song song với việc phát triển du lịch, việc phát triển, bảo tồn, vun đắp các giá
trị truyền thống dân tộc được coi trọng, vì văn hố là một nhân tố, một động lực vô
cùng quan trọng cho quá trình phát triển du lịch. Giá trị truyền thống dân tộc Việt
Nam được thể hiện, phát huy rõ nét nhất qua truyền thống mấy ngàn năm dựng nước
và giữ nước, sắc thái dân tộc, văn hóa dân tộc.
Hiểu theo nghĩa nhà thờ của thuật ngữ Heritage thì đây cũng là một yếu tố
quan trọng đối với khách du lịch quốc tế. Hiện nay trên thế giới, khách du lịch nhiều

nhất là khách thuộc các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Ở đây đa số người dân theo đạo
Thiên Chúa, nên dù ở đâu đi đâu họ cũng cần có nhà thờ để tham dự thánh lễ vào
mỗi ngày chủ nhật. Đây là nhu cầu tinh thần khơng thể thiếu với họ.
Lịng hiếu khách, nhà hàng, khách sạn (hospitality)
Từ Hospitality có nghĩa là lịng hiếu khách. Trong du lịch, từ hospitality cịn
có nghĩa là những dịch vụ trong khách sạn nhà hàng. Dù hiểu theo nghĩa nào đi nữa
thì trong du lịch những yếu tố về lòng hiếu khách, những dịch vụ trong khách sạn
nhà hàng là những yếu tố vô cùng quan trọng
Lòng hiếu khách thể hiện qua sự tiếp xúc giữa khách với nhân viên cung ứng
dịch vụ và sự tiếp xúc giữa khách với cư dân địa phương nơi khách đến tham quan
du lịch. Sự niềm nở tận tình giúp đỡ khách một cách vui vẻ khi họ tìm hiểu về phong
tục, tập quán, về đất nước họ đến thăm sẽ làm tăng thêm chất lượng sản phẩm. Làm
tốt những công việc này sẽ gây một ấn tượng đẹp đối với mỗi người khách và sau
chuyến đi, họ muốn có dịp trở lại hoặc sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân đến du
lịch. Trái lại, chỉ cần một điều nhỏ xúc phạm đến danh dự của khách qua sự lạnh
lùng, gắt gỏng, hách dịch thì những điều tốt đẹp trong chuyến đi biến thành mây
khói và khách “một đi không trở lại”.
Hai yếu tố quan trọng nhất để tạo thành tour du lịch trọn gói là khách sạn, nhà
hàng và vận chuyển. Ngoại trừ khách tham quan, hầu hết khách đều nghỉ qua đêm
nên cần có khách sạn nhà hàng để giải quyết vấn đề lưu trú ăn uống.Vì vậy cần phải
ln quan tâm đến chất lượng phục vụ của nhà hàng khách sạn trong sản phẩm du
lịch.
Tính lương thiện (honesty)
Tính lương thiện là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Kinh doanh phải

Trang 19


×