Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CHỨNG MINH CỐT LÕI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.67 KB, 15 trang )

BÀI TẬP LỚN
MƠN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
“CHỨNG MINH CỐT LÕI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH LÀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI”


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 3
PHẦN 1............................................................................................................................... 4
CÁCH TIẾP CẬN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI...................................................................................................................................... 4
1.........................Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo phương diện đạo đức xã
hội:....................................................................................................................................... 4
2.....................................Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ chủ nghĩa yêu nước:
5
3.........................Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo phương diện lịch sử, văn
hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam và văn hố phương Đơng:...............................5
PHẦN 2............................................................................................................................... 6
TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI
TÍNH XÃ HỘI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.....................................................6
1....................................Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với tiến lên chủ nghĩa xã hội:
6
2..........................Những điều kiện đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội trong quá trình cách mạng Việt Nam:...................................................................7
3.................................Điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH ở Việt Nam là phải xác lập, củng cố, giữ vững và phát huy vai
trò lãnh đạo của Đảng:.......................................................................................................8
4.............................................................................................................Quan điểm cá nhân:
10


PHẦN 3............................................................................................................................. 11
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................11


MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lênin và trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam. Độc lập
dân tộc thống nhất với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi, xuyên suốt tư
tưởng và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Nội dung đó được thể
hiện không chỉ ở tư tưởng của Người về dân tộc, về quan hệ dân tộc – giai
cấp và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường
xây dựng chủ nghĩa xã hội; về đại đoàn kết dân tộc; về sự kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại; về Đảng Cộng sản và xây dựng Nhà nước
của dân, do dân, vì dân mà còn ở tư tưởng đạo đức và văn hố Hồ Chí
Minh. Từ chủ nghĩa u nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái
Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Người khẳng
định cách mạng giải phóng dân tộc muốn thành cơng phải đi theo con
đường cách mạng vô sản – con đường của V.I Lênin và Cách mạng tháng
Mười Nga. Dân tộc Việt Nam phải được độc lập, nhân dân Việt Nam phải
được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúcm, muốn vậy phải đi lên chủ nghĩa
xã hội. Người viết trong Truyền đơn cổ động mua báo Le Paria: “Chỉ có
chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân
biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đồn kết, ấm no,
việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hồ bình, hạnh phúc,
nói tóm lại là nền cộng hồ thế giới chân chính…”. Có độc lập dân tộc thì
mới có một chế độ do nhân dân làm chủ, nhà nước phải phát huy quyền làm
chủ của nhân dân để huy động tối đa trí dân, sức dân, làm những việc lợi
ích cho dân. Đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân, dựa trên nền tảng của
khối đại đồn kết tồn dân mà nịng cốt là liên minh cơng, nơng và tri thức
do Đảng cộng sản lãnh đạo. Chính vì vậy, độc lập dân tộc phải gắn với chủ



nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội, đó cũng là lý do mà em xin phép được chọn
đề tài “Chứng minh cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội” cho bài tiểu luận của mình.


PHẦN 1
CÁCH TIẾP CẬN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo phương diện đạo đức xã hội:
Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với nhiều dân tộc đã bị áp bức, bóc lột trên thế
giới. Người nhận thấy rằng giai cấp vơ sản trên tồn thế giới đều có hồn
cảnh tương tự giống như nhân dân Việt Nam, đều sống trong nghèo nàn, lạc
hậu và bị bóc lột, đè nén nặng nề bởi xiềng xích cùa thực dân cũng như sự
thối nát của hệ thống nhà nước phong kiến đương thời. Chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam theo Hồ Chí Minh là một xã hội mới cơng bằng, tốt đẹp nhằm
mục tiêu cụ thể: “Làm sao cho nhân dân được đủ ăn, đủ mặc, ngày càng
sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già khơng lao động thì
được nghỉ… Có thể nhận xét rằng, khi xã hội ngày càng tiến thì vật chất
ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt”. Để đạt được mục tiêu đó, Hồ Chí
Minh đã đề ra một loạt các biện pháp thực hiện. Chính sự phong phú đó cho
ta thấy sự tìm tịi, tận dụng mọi cơ hội để hướng tới mục tiêu, để hiện thực
hoá mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ bảo đảm cho mỗi cá nhân phát triển lành
mạnh nhân cách của mình trong sự hài hoà giữa cá nhân và xã hội, đây
được cho là trình độ phát triển cao của xã hội chủ nghĩa, bản chất đó cũng
thuộc về chủ nghĩa xã hội. Nhìn nhận bản chất quan trọng này, Hồ Chí
Minh đã đưa ra quan niệm, chủ nghĩa xã hội là xã hội trong đó mình vì mọi
người và mọi người vì mình. Người coi cơng bằng xã hội là một trong

những đặc trưng mang tính nhân văn của chế độ xã hội mới, chỉ dưới chế
độ xã hội tốt đẹp ấy, nhân dân lao động mới được hưởng ngày càng nhiều
hơn, đầy đủ hơn sự cơng bằng và bình đẳng, vừa có nghĩa vụ, đồng thời vẫn
có quyền lợi. Trong sự nghiệp cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn đấu tranh để bảo vệ các quyền tự nhiên và chính đáng của con người,


Người coi nội dung công bằng xã hội là chất lượng và mục tiêu của một cơ
cấu đạo đức mới, của trật tự xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản. Như vậy, chủ
nghĩa xã hội là một xã hội nhân văn cao cả nhất, con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự phát triển. Đó cịn là một xã hội văn hố và khơng
ngừng trở thành một xã hội văn hố cao, nó kết hợp được truyền thống
nhân ái, nhân nghĩa, khoan dung văn hoá của cha ơng với tầm cao tư tưởng,
văn hố của xã hội hiện đại, đảm bảo cho người lao động có cuộc sống
xứng đáng nhất trong độc lập - tự do - hạnh phúc.
2. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ chủ nghĩa yêu nước:
Xuyên suốt lịch sử Việt Nam từ thuở các vua Hùng, chúng ta có thể thấy
rằng lịch sử Việt Nam gắn liền với công cuộc xây dựng cùng bảo vệ Tổ
quốc, phong trào yêu nước truyền thống Việt Nam là tư tưởng tiên quyết và
chủ đạo dẫn Hồ Chí Minh đến với quyết định ra nước ngồi tìm đường cứu
nước. Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ đã nhận ra được các hạn ché cũng như
sai lầm của các bậc cha anh khi làm cách mạng, bởi vậy, Người đã quyết
định sang các quốc gia khác để có thể trở về giúp đỡ đồng bào Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã tìm ra ở chủ nghĩa xã hội sự thống nhất biện chứng chặt
chẽ giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người,
Người cho rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và toàn nhân loại. Trước khi đến với chủ nghĩa xã hội, Hồ
Chí Minh đã đi qua nhiều quốc gia, trong đó có các nước tư bản rất phát
triển lúc bấy giờ, Người nhận ra rằng những người lao động ở các quốc gia
tư bản đó cũng khổ cực, bị áp bức và bóc lột trong hồn cảnh tương tự như

đồng bào của mình. Chính vì vậy, đối với các quan điểm, các trường phái lý
luận của giai cấp tư sản khi phát động cách mạng thì Hồ Chí Minh đều
không đồng thuận và cho rằng không phù hợp với hồn cảnh Việt Nam
đương thời.
3. Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo phương diện lịch sử, văn hoá
truyền thống của dân tộc Việt Nam và văn hoá phương Đông:
Xuất phát từ quan điểm cho rằng sự phát triển của văn hoá gắn liền với sự
phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ


tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy ngồi tính chất tồn nhân loại cịn có đặc thù
của mỗi giai đoạn phát triển lịch sử là phải phản ánh ý thức hệ tư tưởng của
giai cấp cầm quyền trong xã hội ở giai đoạn ấy. Mang trong mình truyền
thống văn hố phương Đông, lại được tiếp thu những tinh hoa của các nền
văn minh trên thế giới, Hồ Chí Minh đã đúc kết quan điểm của mình về chủ
nghĩa xã hội với quan điểm cho rằng chủ nghĩa xã hội phải được xây dựng
dựa trên nền tảng những giá trị đạo đức, tư tưởng truyền thống của dân tộc
Việt Nam. Theo Người, năm điểm lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc bao
gồm: Xây dựng tâm lý tính cách, xây dựng luân lý, xây dựng xã hội, xây
dựng chính trị và xây dựng kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, trước những
tác động tích cực và tiêu cực của q trình hội nhập quốc tế, kinh tế thị
trường cũng như từ chính q trình xây dựng, sự phát triển văn hố Việt
Nam đang đứng trước những yêu cầu mới.

PHẦN 2
TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN
LIỀN VỚI TÍNH XÃ HỘI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
1. Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với tiến lên chủ nghĩa xã hội:
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là hai giai đoạn kế tiếp nhau của một

cuộc cách mạng, nói cách khác, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục
tiêu cụ thể của hai cuộc cách mạng trong đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, độc lập dân tộc là mục tiêu của giải phóng
dân tộc, hiện thực hố dân cày có một và đạt được dân chủ nhân dân. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ mối liên hệ biện chứng giữa đấu tranh giải
phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tư tưởng này chính là cơ sở
quá độ từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Chính cách mạng xã hội chủ nghĩa đã kế thừa, khẳng định và bảo
đảm vững chắc thành quả của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.


Sự phát triển này là quy luật tất yếu của lịch sử, các giai đoạn của tiến trình
cách mạng là những bước đi không thể tách rời nhau dù mỗi giai đoạn có
những mục tiêu cụ thể riêng. Quy trình phát triển nhận thức của Đảng và
thực tiễn cách mạng nước ta đã trải qua 3 giai đoạn bao gồm 1930 – 1945,
1945 – 1954 và 1954 - 1975, được coi là minh chứng lịch sử cho mối liên
hệ biện chứng trên.
Đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc, Người cho rằng
độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân
tộc, phải gắn liền tự do và hạnh phúc của nhân dân. Độc lập dân tộc phải là
nền độc lập thật sự, hoàn toàn triệt để, Người nhấn mạnh: “độc lập mà
người dân khơng có quyền tự quyết về ngoại giao, khơng có qn đội riêng,
khơng có nền tài chính riêng…., thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì”. Vào
tháng 2 năm 1958, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam là
một, dân tộc Việt Nam là một”, trong Di chúc, Người cũng đã thể hiện niềm
tin tuyệt đối vào sự thẳng lợi của cách mạng, vào sự thống nhất nước nhà:
“Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng
lợi, Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ra. Tổ quốc ta nhất định sẽ
thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Bởi vậy, có
thể khả định rằng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc,

toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của Hồ Chí Minh.
Theo Hồ Chí Minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình tất yếu, tuân
theo những quy luật khách quan, trước hết là những quy luật trong sản xuất
vật chất; song, tuỳ theo bối cảnh cụ thể mà thời gian, phương thức tiến lên
chủ nghĩa xã hội ở mỗi quốc gia sẽ diễn ra một cách khác nhau; trong đó,
những nước đã qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa sẽ “đi thẳng” lên
chủ nghĩa xã hội. Những nước chưa qua giai đoạn phát triển này có thể đi
lên chủ nghĩa xã hội sau khi đã “đánh đổ đế quốc và phong kiến” dưới sự
lãnh đạo của Đảng vô sản và được tư tưởng Mác – Lênin dẫn đường. Với
nhận định trên, Hồ Chí Minh đã cho thấy tính chất chung của các quy luật


phát triển xã hội và tính đặc thù trong sự thể hiện các quy luật đó ở những
quốc gia cụ thể, trong những điều kiện cụ thể.
Đối với Việt Nam, hàng nghìn năm dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ
phong kiến, thực dân, nhiều khuynh hướng cứu dân, cứu nước đã được thử
nghiệm nhưng đều không đem lại kết quả cuối cùng mà dân tộc khát khao
đạt được. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là nguồn gốc của tự do, bình đẳng,
bác ái, xố bỏ những bức tường dài ngăn cản con người yêu đoàn kết, yêu
thương nhau. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân loại nói chung,
của Việt Nam nói riêng vừa là một tất yếu của lịch sử, vừa đáp ứng được
khát vọng của những lực lượng tiến bộ xã hội trong q trình đấu tranh tự
giải phóng mình.
2. Những điều kiện đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội trong quá trình cách mạng Việt Nam:
Một là, phải bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản trong
suốt tiến trình cách mạng. Khơng có sự lãnh đạo của Đảng thì cách mạng
Việt Nam không thể nào đi theo con đường cách mạng vô sản và tất nhiên
độc lập dân tộc sẽ không giành được. Và ngay trong cách mạng xã hội chủ

nghĩa, theo Hồ Chí Minh, càng phải củng cố, tăng cường vai trị lãnh đạo
của Đảng, nếu khơng Đảng sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo và chủ nghĩa xã
hội sẽ sụp đổ, tan rã. Hai là, phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết
dân tộc mà nền tảng là khối liên minh cơng - nơng, vì theo Người, đại đồn
kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của
cách mạng. Ba là, phải đồn kết, gắn bó chặt chẽ với cách mạng thế giới.
Đồn kết quốc tế, theo Hồ Chí Minh, là để tạo ra một sức mạnh to lớn cho
cách mạng và cũng để góp phần chung cho nền hồ bình, độc lập, dân chủ
và chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Ba điều kiện trên phải được bảo đảm, gắn
bó chặt chẽ với nhau sẽ góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội


3. Điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở
Việt Nam là phải xác lập, củng cố, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo
của Đảng:
Thực tiễn lịch sử Việt Nam cũng cho thấy, các phong trào đấu tranh chống
thực dân, phong kiến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo ngọn cờ phong
kiến hay theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản đều lần lượt thất bại vì khơng có
lý luận khoa học soi đường với một đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.
Do đó, Hồ Chí Minh quan niệm: để đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền
với CNXH ở Việt Nam, điều kiện tiên quyết là phải xác lập, củng cố, giữ
vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Về việc xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự sáng tạo độc đáo của Hồ Chí
Minh trong việc vận dụng học thuyết Mác-Lênin về đảng cộng sản, Người
chỉ rõ: chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước
là ba yếu tố cơ bản dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây
chính là đảng cầm quyền cao nhất và duy nhất ở nước ta, đại biểu trung
thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc.

Người quan niệm: "Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân
tộc, không thiên tư, thiên vị" .
Sự ra đời của Đảng ta là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị,
tư tưởng và tổ chức bởi những chiến sĩ cách mạng kiên trung, quả cảm,
đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là
một dấu mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng
Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước và
cũng đồng thời chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ
điều kiện nắm giữ sứ mệnh lãnh đạo cách mạng. Năm 1930, tại Việt Nam,
một chính đảng kiểu mới đã chính thức bước lên vũ đài chính trị, gánh vác
sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, Đảng ta đã lãnh đạo
tồn dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong các cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng CNXH với


nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực. Vị thế, danh dự, uy tín của đất nước và
con người Việt Nam không ngừng gia tăng trên trường quốc tế.
Thứ hai: Về vấn đề củng cố, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam: Đây là việc làm thường xuyên của Đảng để giúp
cho độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Theo Hồ Chí Minh, để lãnh đạo
thắng lợi các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, giữ vững toàn vẹn chủ
quyền lãnh thổ quốc gia, bảo vệ hịa bình và xây dựng, phát triển các lĩnh
vực của đời sống xã hội, bản thân Đảng phải vững mạnh thực sự. Bởi lẽ,
một Đảng tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại
thì Đảng đó phải vững mạnh mới có sức sống trường tồn, mới đủ sức đưa
con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua những khó khăn, thử thách.
Người cho rằng: "Đảng có vững cách mệnh mới thành cơng, cũng như
người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Đảng muốn vững thì phải lấy chủ
nghĩa Mác-Lênin làm cốt, vì đó là bàn chỉ nam cho hành động của Đảng.
Để giữ vững và phát huy cao độ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự

nghiệp cách mạng của dân tộc, Hồ Chí Minh ln lưu ý và địi hỏi Đảng
phải đưa ra được đường lối đúng, đồng thời phải thường xun hồn chỉnh
đường lối của mình. Đảng phải lãnh đạo toàn dân tổ chức thực hiện thắng
lợi mục tiêu xây dựng đi đôi với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ
nghĩa.
Hơn nữa, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, bên cạnh những ưu điểm,
tiến bộ, trong Đảng cũng sẽ xuất hiện những hạn chế, tiêu cực do sự thối
hóa biến chất của một số cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng. Vì vậy, Đảng
phải thường xuyên chỉnh đốn, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự
gương mẫu, trong sạch, vững mạnh. Bác yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên cần
nâng cao bản lĩnh, trình độ, trí tuệ và năng lực lãnh đạo; rèn luyện đạo đức
cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Củng cố Đảng về tổ chức, đồn kết
thống nhất có sức chiến đấu cao. Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với
nhân dân. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ toàn diện vững mạnh. Trước
lúc đi xa, Người đã căn dặn trong "Di chúc": "Việc cần phải làm trước tiên
là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ


đều ra sức làm trịn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, tồn tâm tồn ý
phục vụ nhân dân.
4. Quan điểm cá nhân:
Đối với cá nhân em, chủ nghĩa xã hội có khả năng làm cho đất nước phát
triển mạnh mẽ, sẽ tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nần độc lập dân tộc và
hơn thế nữa, sẽ là một tấm gương cho các các quốc gia trên thế giới, nhất là
các quốc gia mới giành được độc lập dân tộc đang định hướng xã hội chủ
nghĩa. Chủ nghĩa xã hội hiện thực sẽ góp phần hạn chế những cuộc chiến
tranh phi nghĩa, bảo vệ nền hịa bình trên thế giới, độc lập dân tộc sẽ được
giữ vững. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, mục tiêu độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển
đã thực sự phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Điều đó đã được

lịch sử thế giới hiện đại đã ghi nhận rằng, Việt Nam là nước đầu tiên tiến
hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản; đồng thời, cũng là nước đầu tiên đi lên chủ nghĩa xã hội
trong điều kiện có chiến tranh. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân
Việt Nam tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở cả hai miền Nam
- Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào miền Nam đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả
nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, Việt Nam phải chú trọng đến
độc lập dân tộc và phát triển xã hội chủ nghĩa thơng qua cơng cuộc đổi mới,
nhà nước nói riêng và toàn bộ dân tộc cũng cần chú trọng tạo dựng các mối
quan hệ quốc tế tốt đẹp, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận chủ động và kiên trì trong việc thực
hiện các bài học này. Chúng ta có nhiều cơ hội và đạt được nhiều thành tựu
về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhưng cũng
nhiều thách thức, trở ngại và hạn chế do thời cơ, vận hội và khó khăn đan
xen. Công tác xây dựng Đảng của Đảng ta yếu kém, sự phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến bị cản trở. Khơng
ít cán bộ, đảng viên của ta mắc bệnh chủ nghĩa cá nhân, tham ô, tham ô,
quan liêu, cửa quyền trong Đảng và hệ thống chính trị, tình trạng tham


nhũng này vẫn chưa được xóa bỏ hoặc đảo ngược. Thế nhưng trước những
thời cơ và thách thức đầy khó khăn như vậy, Đảng và nhân dân ta vẫn nhất
quán thực hiện nguyên tắc đặt lợi quốc gia, dân tộc lên đầu, giữ vững độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chế độ chính trị xã
hội chủ nghĩa và tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi nhất cho công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

PHẦN 3
KẾT LUẬN

Mặc dù thế giới có nhiều biến động, nhưng Đảng và nhân dân ta luôn kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt, không chỉ tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho con đường phát triển của
cách mạng Việt Nam, mà còn là tiền đề để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, sử dụng nguồn sức mạnh tinh thần,
thống nhất tư tưởng, ý chí và hành động của nhân dân ta, đấu tranh chống
lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội, về những thành tựu của công cuộc đổi mới đã trở thành
hiện thực ở Việt Nam. Với tất cả những gì mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã,
đang và sẽ đem lại cho dân tộc trong suốt 90 năm lãnh đạo cách mạng,
chúng ta tin tưởng vào Đảng ta - Đảng sinh ra từ chân lý, cơng lý và của
lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu. Đại diện cho ý chí, quyền và lợi ích của giai
cấp cơng nhân, người lao động và tồn thể dân tộc. Mọi lời nói, việc làm
xúc phạm Đảng tức là xúc phạm đến lợi ích chân chính của nhân dân, của
dân tộc. Tin tưởng rằng với những thành tựu, kinh nghiệm của hơn 30 năm
đổi mới và những kết quả tích cực đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, Đảng ta
sẽ tiếp tục lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong thời gian tới, nhằm tiếp tục “thực hiện ngọn cờ độc lập dân tộc


và chủ nghĩa xã hội " - ngọn cờ vẻ vang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
truyền lại cho các thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau".

TÀI LIỆU THAM KHẢO
2022. Để bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở Việt Nam,
điều kiện tiên quyết là phải xác lập, củng cố, giữ vững và phát huy vai trò
lãnh đạo của Đảng. 10 26. />Mai, TS Văn Thị Thanh. 2019. Kiên định độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. 10 10. />2021. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quan điểm nhất
quán, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. 04 13. />Tường, Nguyễn Mạnh. 2021. Về những cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. 07 09. />


Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 10, tr.
64.
[2] Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 10,
tr. 97.
[3] Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 12,
tr. 267.



×