1
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Đề tài môn đánh giá hệ thống ngân hàng Việt Nam:
KINH NGHIỆM TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG
CỦA THẾ GIỚI
VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
GVHD: ThS Nguyễn Thị Diễm Hiền
ThS Nguyễn Thị Hải Hằng
Nhóm SVTH:
Phan Nữ Ngọc Linh K094040564
Phạm Chí Nhân K094040580
Trần Cẩm Vân K094040634
Tp Hồ Chí Minh, 2013
2
Mục lục
Lời mở đầu 4
Chương 1: Các lý luận về tái cấu trúc ngân hàng 5
1.1 Định nghĩa và đối tượng 5
1.2 Nguyên nhân cần tái cấu trúc 6
1.3 Các phương án tái cấu trúc 6
Chương 2: Kinh nghiệm tái cấu trúc một số quốc gia điển hình 9
2.1 Thái Lan 9
2.1.1 Tình hình nền kinh tế lúc cấu trúc 9
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tái cấu trúc 11
2.1.3 Biện pháp thực hiện 12
2.1.4 Kết quả đạt được 17
2.2 Các nước Đông Nam Á khác 17
2.2.1 Tình hình chung 17
2.2.3 Biện pháp thực hiện 18
2.3 Hàn Quốc 25
2.3.1 Tình hình nền kinh tế lúc cấu trúc 25
2.3.2 Nguyên nhân 25
2.3.3 Tái cấu trúc hệ thống tài chính 27
2.3.4 Hiệu quả của tái cấu trúc 29
2.3.5 Nhận xét 31
2.4 Một số kinh nghiệm từ châu Âu 33
2.4.1 Hoàn cảnh và nguyên nhân tái cấu trúc 33
2.4.2 Một số biện pháp cụ thể 34
2.4.3 Nhận xét 37
Chương 3: Hàm ý cho tái cấu trúc ngân hàng ở Việt Nam 39
3.1 Tình hình hệ thống ngân hàng nói riêng ở Việt Nam 39
3.2 Lộ trình thực hiện tái cấu trúc ngân hàng và so sánh với các nước 44
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống Bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam 44
3
3.2.2 Thành lập cơ quan chuyên trách về tái cấu trúc 47
3.2.3 Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) 47
3.2.4 Thay đổi chủ sỡ hữu các tổ chức tài chính 50
3.2.5 Tái cơ cấu nợ doanh nghiệp 51
3.2.6 Đổi mới quản trị, công nghệ, con người 52
3.3 Những khó khăn và rủi ro của việc thực hiện tái cấu trúc 53
3.4 Các nhân số đóng góp vào thành công rút ra từ kinh nghiệm quốc tế trong Tái cấu trúc khu
vực ngân hàng 54
3.5 Hàm ý cho việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Việt Nam 54
3.5.1 Tại sao Việt Nam cần thực hiện tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng 54
3.5.2 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Việt Nam cần được hiểu như thế nào 54
3.5.3 Những nguyên tắc cần được đảm bảo trong quá trình tái cấu trúc 55
Kết luận 56
4
Lời mở đầu
Trong 5 năm trở lại đây, hệ thống ngân hàng (NH) của Việt Nam không ngừng phát triển về số
lượng và các hình thức dịch vụ. Điều đó có vai trò, ý nghĩa rất to lớn trong sự phát triển của đất
nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hệ thống NH cũng bộc lộ những mặt tiêu cực,
hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo ngại.
Hệ thống NH của nước ta tuy không ít về số lượng nhưng phần nhiều còn nhỏ bé, sức cạnh tranh
rất thấp, nhất là đối với các NH nước ngoài. Đặc biệt là hệ số an toàn tối thiểu (CAR) chưa cao.
Cơ chế hoạt động của các NH còn có sự chồng chéo, thiếu rõ ràng. Sổ sách thiếu minh bạch, có
nhiều sơ hở cho việc tham nhũng, trục lợi, thậm chí có thể dẫn đến việc "làm giàu trên lưng
nhau". Do những nguyên nhân chủ quan trên và nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, nợ xấu
của ngành NH hiện đã lên tới 8,6% tổng dư nợ, trong đó nợ mất vốn theo ước tính có thể tới
50%. Đây là một tỷ lệ chưa đến mức mất kiểm soát nhưng đã tới giới hạn cần cảnh báo.
Trước những nguy cơ trên, việc tái cấu trúc hệ thống NH được triển khai từ giữa năm 2011 đến
nay là một chủ trương đúng đắn, được đa số chuyên gia kinh tế, tài chính, tín dụng và nhân dân
ủng hộ. Tái cấu trúc ngân hàng là công việc khó khăn, tốn không ít thời gian, bao gồm nhiều việc
trong đó phát hiện, loại bỏ những người làm trái các quy định của pháp luật, thoái hóa biến chất
chỉ là một việc. Mục đích cao nhất của tái cấu trúc là hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động
của hệ thống NH, xử lý nghiêm các sai phạm pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn
hệ thống, từng bước xây dựng hệ thống NH thành một công cụ tín dụng quan trọng bậc nhất của
quốc gia.
5
Chương 1: Các lý luận về tái cấu trúc
ngân hàng
1.1 Định nghĩa và đối tượng
Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng nào về khái niệm tái cấu trúc ngân hàng.
Nhưng để có tiếp cận dễ dàng, chúng ta có thể hiểu thế nào là tái cấu trúc, sau đó mở rộng và
phát triển như cách mà đa số giới chuyên ngành vẫn hiểu.
Tái cấu trúc
1
(reconstruction) là quá trình tổ chức (re-organize), sắp xếp lại doanh nghiệp
nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra. Mục tiêu
chung của tái cấu trúc là đạt được một “thể trạng tốt hơn” cho doanh nghiệp để doanh nghiệp
hoạt động hiệu quả hơn dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược
sẵn có của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, tái cấu trúc có thể chỉ nhằm mục tiêu
đạt được sự “cải thiện vận hành” ở một mảng nào đó trong tổ chức, doanh nghiệp. Một chương
trình tái cấu trúc toàn diện sẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực như cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực,
cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động và các quá trình; các nguồn lực khác của doanh nghiệp.
Tái cấu trúc cũng có thể được triển khai “cục bộ” tại một hay nhiều mảng của doanh nghiệp (tài
chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất…) nhằm đạt mục tiêu là nâng cao “thể trạng” của bộ phận đó.
Như vậy chỉ cần mở rộng đối tượng doanh nghiệp ở đây là ngân hàng, sẽ là tái câu trúc
ngân hàng. Được hiểu như quá trình tổ chức, sắp xếp lại ngân hàng nhằm tạo ra một trạng thái tốt
hơn để thực hiện những mục tiêu đề ra dựa trên nền tảng sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng chiến
lực, mục tiêu hoạt động của ngân hàng.
Theo nghĩa rộng hơn, các mà giới chuyên gia thì tái cấu trúc ngân hàng bao gồm cả việc tái
cấu trúc cả hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Bao hàm một ý nghĩa vĩ mô hơn,
đây cũng chính là hướng tiếp cận của đề tài này.
1
Định nghĩa từ
6
1.2 Nguyên nhân cần tái cấu trúc
Hệ thống ngân hàng có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, kéo theo nguy cơ khủng hoảng kinh tế
- xã hội hoặc một ngân hàng lớn bị rơi vào khủng hoảng, có nguy cơ lan rộng ra toàn hệ thống.
Tùy tình hình ở các quốc gia mà có nguyên nhân tái cấu trúc khác nhau: Giải quyết hậu cú
sốc khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan, Indonsia, Hàn Quốc…, nguyên nhân chính trị ở Pakistan, lệ
thuộc vào nước ngoài ở Bosnia và Herzegovia, hậu khủng hoảng kinh tế ở Hangary, Tây Ban
Nha, Thụy Điển Quy cho cùng, nguyên nhân trực tiếp là hoạt động thị trường tài chính yếu
kém, do : (1) cho vay vượt quá khả năng quản lý tài sản và nợ, (2) thiếu cơ sở pháp lý và khung
sườn hoạt động rõ ràng.
Những nguyên nhân này có biểu hiện chính gồm tổng sản lượng sụt giảm mạnh, lạm phát và
thất nghiệp tăng cao và những mất cân đối tài khóa và đối ngoại lớn, tình hình ngân hàng hoạt
động không hiệu quả, nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao, nguy hại nghiêm trọng đến lòng tin của
người dân đối với ngân hàng, tâm lý thị trường tài chính bi quan…
1.3 Các phương án tái cấu trúc
Một số phương án tái cấu trúc có thể triển khai bao gồm:
Tái cấu trúc nợ của khu vực doanh nghiệp
Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, bao giờ cũng phải giải quyết vấn đề nợ
xấu đối với khu vực doanh nghiệp. Thông thường, tỷ lệ vay nợ của khu vực doanh nghiệp bao
giờ cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cho vay của hệ thống ngân hàng. Để giải quyết vấn
đề này có nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Nếu DN lâm vào tình trạng khó khăn tạm thời, không trả nợ và lãi đúng hạn do lãi suất tăng cao
và do những bất lợi khách quan khác nhưng về lâu dài doanh nghiệp vẫn có triển vọng phát triển,
thì ngân hàng có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ cấu lại các khoản nợ để doanh nghiệp có
thể tiếp tục hoạt động được. Điều này không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp mà còn có thể giúp
chính ngân hàng bảo toàn được các khoản cho vay, hơn là cho các doanh nghiệp phá sản và ngân
hàng chỉ thu lại được khoản nợ của mình trong quá trình thanh lý tài sản
Hỗ trợ hệ thống ngân hàng
7
Khi ngân hàng gặp vấn đề khó khăn, các cơ quan chức năng thường tiến hành những biện pháp
khác nhau để tái cơ cấu như bơm vốn, quản trị tài sản, sáp nhập, thâu tóm
Sự đa dạng trong các biện pháp tái cơ cấu ngân hàng đã buộc chính phủ các nước phải thành lập
và/hoặc chỉ định một cơ quan đầu mối điều phối các chính sách, ví dụ chính phủ Thái Lan thành
lập Ủy ban tư vấn tái cấu trúc tài chính (bao gồm cán bộ của ngân hàng trung ương, Bộ Tài chính
và những cơ quan khác); tại Malaysia, ngân hàng trung ương điều phối các hoạt động liên quan
đến quản lý nợ xấu và bơm vốn cho ngân hàng.
Tuy nhiên, khi chính phủ tiến hành các chính sách hỗ trợ hệ thống ngân hàng luôn xảy ra nguy
cơ làm tăng rủi ro đạo đức. Chính sách hỗ trợ có thể khuyến khích những hành động chấp nhận
rủi ro quá mức của các ngân hàng vì nếu thất bại đã có chính phủ hỗ trợ. Do vậy, khi thiết kế
chính sách hỗ trợ, chính phủ các nước thường cố gắng đảm bảo các hành vi rủi ro đạo đức phải ở
mức thấp nhất.
Với trường hợp khi cả hệ thống ngân hàng gặp khó khăn chung, ngân hàng trung ương có thể áp
dụng nhiều chính sách khác nhau như cung cấp các khoản cho vay với các ngân hàng gặp căng
thẳng về thanh khoản, khi đó lượng vốn cho vay nên phù hợp với giá trị của tài sản thế chấp của
ngân hàng và nên chỉ tiến hành trong một khoảng thời gian cụ thể. Một biện pháp mà ngân hàng
trung ương có thể sử dụng là giảm dự trữ bắt buộc hoặc tăng lãi suất trả cho khoản dự trữ bắt
buộc, nhờ đó các ngân hàng thương mại có thể tăng thanh khoản, giúp hỗ trợ quá trình tái cơ cấu.
Ngoài ra, có thể sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng với mục tiêu giảm lãi suất. Thông qua giảm
lãi suất, cầu tín dụng tăng có thể giúp các ngân hàng củng cố hoạt động và lợi nhuận của mình.
Tuy nhiên, khi áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng có thể dẫn tới lạm phát, do vậy, cần phải cân
nhắc rất kỹ khi sử dụng chính sách này.
Bơm vốn
Một cách trực tiếp để giúp đỡ các ngân hàng gặp khó khăn là bơm vốn. Để thực hiện việc
bơm vốn cho ngân hàng, trước tiên phải có sự phân loại ngân hàng. Theo lý thuyết thì có ba loại
ngân hàng: ngân hàng hoạt động tốt và không cần hỗ trợ, ngân hàng cần hỗ trợ mới có thể hoạt
động được và ngân hàng không thể hoạt động tốt được dù được hỗ trợ. Như vậy, chỉ có nhóm
ngân hàng thứ hai mới được tiếp nhận hỗ trợ vốn của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc
phân loại trên không hề dễ dàng và dễ gây ra tranh cãi.
8
Quản lý nợ xấu
Nói chung, nợ xấu trong nền kinh tế phải được xử lý bởi nguyên tắc thị trường, đảm bảo
hiệu quả kinh tế. Khi vấn đề nợ xấu xảy ra ở mức độ lớn, bản thân hệ thống ngân hàng khó có
thể giải quyết, điều này có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, lúc đó sẽ
cần sự can thiệp của nhà nước. Giải pháp hỗ trợ của nhà nước chỉ nên thực hiện đối với số nợ
xấu còn lại sau khi tổ chức tín dụng đã tự xử lý và theo nguyên tắc đảm bảo hài hòa hiệu quả
kinh tế và xã hội. Khi nhà nước can thiệp vào vấn đề nợ xấu thường áp dụng hai mô hình chủ
yếu để xử lý nợ xấu: thành lập các công ty quản lý tài sản (AMC) hoặc xây dựng các cơ chế xử
lý nợ xấu
Chuyển đổi sở hữu
Sáp nhập những ngân hàng trong nước có lẽ là cách thức tốn ít chi phí nhất trong quá
trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Thậm chí, ngay cả khi không có khủng hoảng xảy ra nhưng
nếu có quá nhiều các ngân hàng nhỏ thì sáp nhập cũng là cách thức tốt để tăng tính hiệu quả. Tuy
nhiên, tình huống khi nhiều ngân hàng xảy ra vấn đề thì rất khó tìm ra ngân hàng mạnh để tiến
hành mua bán sáp nhập. Với những trường hợp như vậy, để khuyến khích sáp nhập, các cơ quan
hữu quan thường phải xử lý vấn đề nợ xấu trước (nhưng tốn khá nhiều chi phí cho ngân sách).
Trong những trường hợp khủng hoảng, nhiều khi không thể tìm được ngân hàng nội địa nào đủ
lớn mạnh để tiến hành sáp nhập, do đó phải cho phép ngân hàng nước ngoài tiến hành thâu tóm.
Tuy nhiên, việc cho phép này hoàn toàn phải phụ thuộc vào độ mở của chính sách đối với thị
trường tài chính. Cách thức cuối cùng là tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng trong một khoảng
thời gian nhất định. Cách thức này thường chỉ phổ biến ở các nước phát triển khi hệ thống ngân
hàng chủ yếu dựa vào vốn của tư nhân. Ở những quốc gia mà các ngân hàng quốc doanh đóng
vai trò quan trọng và khi tính sở hữu nhà nước là nguyên nhân gây ra những khó khăn thì việc tư
nhân hóa lại là vấn đề chính yếu trong quá trình tái cơ cấu. Ví dụ như trường hợp của Trung
Quốc, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống ngân hàng quốc doanh đã tiến hành nhiều
khoản cho vay không theo quy tắc thị trường mà theo chỉ định. Trong những trường hợp như
vậy, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng phải đi đôi với việc cổ phần hóa và tái cơ cấu hệ thống DN
nhà nước.
9
Chương 2: Kinh nghiệm tái cấu trúc một
số quốc gia điển hình
2.1 Thái Lan
2.1.1 Tình hình nền kinh tế lúc cấu trúc
Trước cú sốc phá giá tiền tệ tháng 7/1997, hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính của
Thái Lan đã có đạt trình độ phát triển cao, với nhiều tổ chức tài chính lớn với dịch vụ đa dạng và
tin tưởng của người dân
Bảng 2.1 Hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính Thái Lan 1996
Nguồn: Bank of Thailand
2
Các dịch vụ ngân hàng ra đời từ những năm cuối của thế kỷ XIX, cung cấp đầy đủ đa
dạng các dịch vụ từ các nhu cầu cơ bản như nhận tiền gửi, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đến dịch
vụ thanh toán, tài trợ xuất nhập-khẩu.
2
The Economic Crisis and Financial Sector Restructuring in Thailand [38]
10
Mạng lưới ngân hàng phát triển rộng khắp với hơn 3000 chi nhánh các ngân hàng, quy mô nhận
tiền gửi đến hơn 3 ngàn tỷ Bath.
Với khung sườn hệ thống tài chính phát triển mạnh và có cơ sở đồng bộ, kinh tế Thái Lan
trong thập niên cuối của thế kỷ XX phát triển tốc độ chóng mặt, tăng trưởng GDP trung bình
13%/năm trong giai đoạn 1990-1996. Cơ sở hạ tầng, vật chất, xã hội cũng có mức tăng trưởng
tương xứng khi bộ mặt Thái Lan có sự thay đổi rõ rệt. Thủ đô Bankok trở thành một trong những
trung tâm kinh tế lớn của khu vực.
Bên cạnh đó, Thái Lan cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ:
- Tăng trưởng tín dụng quá nóng trong giai đoạn 1990-1996, đến 21-30% mỗi năm trong
khi GDP chỉ tăng trung bình 13%/năm. Giá trị các loại tài sản tài chính bị thổi phồng quá mức,
dòng tiền đầu tư từ nước ngoài đổ về khá nhiều. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để
tạo cơ hội cho giới đầu cơ tấn công và gây nên khủng hoảng tài chính 1997.
Hình 2.1. Tương quan giá trị tài sản tài chính so với tăng trưởng GDP 1986-1998
Nguồn: IMF, International Financial Statistic
Tăng trưởng quá nóng của các tổ chức tài chính phi quốc doanh, chiếm từ 83% GDP năm
1990 lên đến 147% GDP năm 1996, với tổng giá trị tài sản hơn 8.7 nghìn tỷ Bath, trong đó ngân
hàng thương mại chiếm 64% giá trị này, thị phần huy động hơn 69% và tín dụng khoảng 67%.
Nguyên nhân chính là do tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này khá nhanh, từ đó thu hút được
nhiều vốn đần tư từ bên ngoài ồ ạt đổ về, biểu hiện rõ ràng nhất là mất cân đối cán cân BOP thời
điểm cuối năm 1996. Đây là nguyên nhân lớn thứ 2 trực tiếp dẫn đến cú sốc tiền tệ 1997.
11
Xóa bỏ nhiều rào cản tài chính như thả nổi tỷ giá, kiểm soát lỏng lẻo các chỉ tiêu an toàn
trong lĩnh vực tài chính, đồng thời cho phép sở hữu chéo các tổ chức tài chính cũng là một điều
kiện làm cú sốc thêm trầm trọng.
Cùng với nhiều biến động bên trong lẫn ngoài khác, tháng 4-5/1997 các nhà đầu tư lớn rút
vốn khỏi Thái Lan gây nên cú sốc tiền tệ nổi tiếng trong lịch sử kinh tế thế giới. Tình hình mất
cân đối cán cân thương mai lớn đến mức Thái Lan phải tuyên bố phá giá tiền tệ từ 2/7/1997. Từ
đây, kinh tế Thái Lan dính cú sốc trầm trọng, dẫn đến những khó khăn không thể tháo gỡ trở
thành những nguyên nhân trực tiếp mà nó cũng chính là cơ sở để quyết định cần phải tái cấu trúc
hệ thống ngân hàng của Thái Lan. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi
được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995
xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD
xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản.
Tháng 10/1997 IMF tuyên bố Thái Lan cần phải tái cấu trúc hệ thống tài chính hướng đến
một chuẩn mực được thành lập vào năm 2000, sau khi đã tài trợ nước này gần 20 tỷ USD để giải
quyết khó khăn vào tháng 8/1997.
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tái cấu trúc
Do hệ thống tài chính yếu kém, mà nguyên nhân có thể xếp vào 2 nhóm chính: (1) cho vay vượt
quá khả năng quản lý tài sản và nợ, (2) thiếu cơ sở pháp lý và khung sườn hoạt động rõ ràng.
Năng lực quản lý tài sản và nợ kém tiếp tục dẫn đến 3 nguyên nhân lớn khác: Thứ nhất, mặc dù
các ngân hàng thương mại và tài chính các công ty mở rộng một số tỷ trọng cho vay để sản xuất
dự án đầu tư, mà họ phân bổ một tỷ lệ khá lớn vào lĩnh vực phi sản xuất và thường mang tính
đầu cơ chẳng hạn như bất động sản, xây dựng, và người tiêu dùng cho vay (bao gồm cả các
khoản vay ô tô, mua cổ phiếu và thuê mua). Vì vậy, nền kinh tế đã tăng trưởng với tốc độ nhanh,
có rất ít vấn đề trong việc khôi phục các khoản vay như vậy, họ tiếp tục nâng đòn bẩy tài chính
lên quá cao. Thứ hai, dòng tiền đi vay lại trực tiếp đi vào các doanh nghiệp sử dụng nhiều đòn
bẩy tài chính. Thứ ba, giá trị tài sản bị thồi phồng lên gấp đôi, ba do năng lực đánh giá kém. Hơn
nữa, do sự cạnh tranh các ngân hàng cũng như thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài làm cho
tiêu chuẩn cho vay dễ dãi hơn. Hậu quả dễ thấy nhất là các khoản nợ quá hạn và nợ xấu tăng
nhanh. Dưới đây là liệt kê những biểu hiện cụ thể tại Thái Lan thời điểm 1997-1998.
12
Thứ nhất, chất lượng tín dụng rất thấp: nợ quá hạn chiếm 7,2% tổng dư nợ vào cuối năm
1995 và tăng lên 11,6% vào tháng 5/1997 tương đương hơn 700 tỷ Bath. Cùng với sự yếu kém
trong chuẩn mực kế toán, các nhà phân tích tin rằng, tỷ lệ này thực tế còn cao hơn 15%.
Thứ hai, tình trạng thiếu vốn tại các ngân hàng: theo số liệu cuối tháng 6/1997, tất cả các
ngân hàng tại Thái Lan đều có hệ số an toàn vốn (CAR) thấp hơn 8,5%. Lượng vốn thiếu hụt
được đánh giá lên tới 400 tỷ baht dựa trên các thông lệ quốc tế.
Thứ ba, các ngân hàng chưa trích dự phòng rủi ro đầy đủ cho danh mục tín dụng của
mình do chưa có quy định nào về trích lập dự phòng rủi ro theo phân loại tín dụng (tới tháng
3/1997, Thái Lan mới quy định chặt chẽ hơn về phân loại tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng).
Do vậy, chỉ số an toàn vốn do các ngân hàng báo cáo không phản ánh được thực tế mức độ an
toàn vốn tại các ngân hàng.
Bên cạnh đó, lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn tiếp tục được lũy kế, thổi phồng thu nhập của
ngành tài chính, khiến các ngân hàng và công ty tài chính vẫn tiếp tục trả được cổ tức, hoa hồng
và thuế dựa trên những khoản lợi nhuận không tồn tại, dẫn đến việc mất vốn ngày càng trầm
trọng hơn của các tổ chức này.
Thứ tư, chưa có các giới hạn cần thiết về mức độ tập trung tín dụng, do đó, tín dụng tập
trung rất nhiều vào một số lĩnh vực như bất động sản, trong đó, cho vay hầu như dựa vào tài sản
đảm bảo hơn là đánh giá năng lực tín dụng, dẫn đến việc khi bong bóng bất động sản vỡ, các
ngân hàng phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng của giá trị tài sản đảm bảo.
Thứ năm, khuôn khổ pháp lý về đảm bảo an toàn hoạt động ngành ngân hàng còn tương
đối yếu và rời rạc. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm giám sát ngân hàng và các công ty tài chính,
nhưng giao lại trách nhiệm giám sát hàng ngày cho Ngân hàng Trung ương. Bộ trưởng có quyền
cấp phép, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động và can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng và
công ty tài chính thông qua một ủy ban quản lý.
2.1.3 Biện pháp thực hiện
Tái cấu trúc toàn diện ngành tài chính - ngân hàng: (1)Thành lập Ủy ban Tư vấn tái cấu trúc tài
chính cấp cao tham mưu cho Thống đốc và Bộ trưởng Tài chính. (2) Sự cam kết của các quỹ
công chúng trong việc hỗ trợ tái cấp vốn cho các ngân hàng và công ty tài chính còn hoạt động
tốt. (3) Tái cơ cấu tín dụng doanh nghiệp. (4) Quản lý nợ xấu. (5) Đóng cửa, sáp nhập hoặc bán
các ngân hàng thương mại và công ty tài chính yếu kém. (6)Gia tăng giám sát bảo đảm an toàn
cho hoạt động ngân hàng, đồng thời tích cực áp dụng các thông lệ quốc tế trong quản trị ngân
13
hàng. (6)Tái cơ cấu hoạt động các ngân hàng quốc doanh và chuẩn bị cho cổ phần hóa các ngân
hàng này. (7) Sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương với các tổ chức thiếu lành mạnh còn lại.
Thành lập công ty mua bán nợ xấu AMC
Là AMC đầu tiên trong khu vực phải đương đầu với việc xử lí tài sản của các công ty tài
chính mất khả năng thanh toán. The Financial Sector Restructuring Agency (FRA) được thành
lập vào 10/1997. FRA có hồi đồng gồm phó thống đốc, cựu bộ trưởng thương mại, cựu CEO
công ty tài chính, 1 ủy viên công tố và 1 kế toán. Nó đã có thành công sớm trong đáu giá tài sản.
Tài sản hữu hình (văn phòng, xe…) đã được bán vào tháng 3/1998, các khoản cho vay mu axe
vào tháng 7 và khoản vay mua nhà của cá nhân vào tháng 8. Các khoản bán này thực hiện trung
bình là nữa giá trị sổ sách.
Tuy nhiên, khoản bán tài sản lớn nhất là các khoản vay của doanh nghiệp với giá trị hiện giá lên
đến 10 tỷ US$ đã không được như mong muốn. Nó thu hút chỉ có 12 người mua, hầu hết là các
ngân hàng đầu tư của Mỹ. giá bán cao nhất đều thấp hơn mong muốn của chính quyền ( xấp xỉ
25-30% giá trị sổ sách). Trong khi khoản 1/3 các tài sản này sau đó đã bán chỉ 21% hiện giá cộng
lợi nhuận chia sẻ của thương vụ (profit-sharing deal), mục tiêu kết thúc bán tài sản vào cuối 1998
đã không thành. Dưới điều luật bán đấu giá, nguwofi mua bị cấm bán các khoản cho vay này cho
các con nợ tỏng 6 tháng.
Hầu hết các tài sản còn lại đã được đấu giá trở lại vào tháng 3/1999, trong cuộc đấu giá này các
gói cho vay đã đạt được đề nghị ở mức lợi nhuận chia sẻ cơ bản (profit-sharing basis), theo đó
FRA nhận 20% của dòng tiền sau khi trừ chi phí. Các thương vụ này được chi trả bằng tiền hoặc
bằng trái phiếu. Chính sự linh động này đã đươc hi vọng thu hút nhiều người đấu giá hơn nhưng
làm rắc gối cho việc chọn giá mua tốt nhất. kết quả của cuộc đáu giá này cũng lại gây thất vọng
với rất ít người đáu giá và doanh thu đạt mức trung bình là 18% hiện giá. Một cuộc đấu giá nhỏ
các khoản vay xây dựng thực hiện vào tháng 5/1999 đã bị hủy khi nó chỉ thu hút số lượng quá ít
người đấu giá. Cuộc đấu giá sau cùng thực hiện vào tháng 8/1999.
Công ty quản lí tài sản (AMC) được thành lập vào tháng 10/1997 có vốn là 15 tỷ THB và dự
kieeens phát hành 180 tỷ THB 3-7 năm trái phiếu ( một phần sẽ được đảm bảo bởi chính phủ).
Nó hành động như là người mua sau cùng của các cuộc đấu giá FRA và quản lí tài sản đến 5
năm. Nó không mua tại cuộc đấu giá tháng 12 nhưng lại là người mua lớn nhất tại đấu giá tháng
3, mua gần như ¾ các tài sản mang ra đấu giá.
14
Radhansin bank được thành lập vào tháng 3/1998, với vốn ban đầu từ world bank và ADB, với
nhiệm vụ là mua tài sản chất lượng cao được bán bởi FRA. Trong thực tế có rất ít các tài sản như
thế nên nó không thành công trong sứ mệnh của mình. Thay vào đó, nó đã được dùng để mua lại
ngân hàng Laem Thong Bank. Ngân hàng này được mua vào tháng 8/1999 với sự hỗ trợ của
chính phủ lên đến 85% các khoản lỗ trong 5 năm đầu.
Một AMC đặt biệt, the Property Loan Management Organisation, đã được thành lập để mua lại
các khoản cho vay có đảm bảo collateralised against partly developed property projects from
financial institutions with the aim of enhancing their value by careful management. Nó được sử
hữu bởi chính phủ và chủ trì bởi thư kí bộ tài chính và có thể nâng lên đến 100 tỷ THB vốn lưu
động thông qua phát hành trái phiếu chính phủ có đảm bảo. Nó đã mua theo giá thị trường. Chi
phí hoạt động được thực hiện từ phí của các tổ chức tài chính và người vay.
Ngân hàng xấu (bad bank) đã được thành lập để quản lí NPLs của Bangkok Bank of Commerce.
Hầu hết nhân viên là nhân viên cũ của ngân hàng này và đặt ở một số chi nhánh cũ. Dự định là
kết thúc vào cuối 1999. Tài sản hoạt động đã được nắm giữ bởi ngân hàng sở hữu nhà nước
Krung Thai Bank. Chính phủ đã thiết lập khung pháp lí để khuyến khích các ngân hàng tư nhân
thành lập ngân hàng xấu của họ.
Nhưng cho đến nay chính quyền Thái đã quan tâm nhiều hơn với việc xóa bỏ tình trạng lỏng lẻo
trong giám sát. Một xem xét toàn thể lại về pháp lí và khung quy định đã được kì vọng là sẽ dẫn
đến một quy chế mới vào giữa năm 1999. Thắt chặt hơn các yêu cầu dự phòng đã được thực hiện
từng bước và hiệu lực hoàn toàn vào cuối 2000. Tuy nhiên các ngân hàng nào cần sử dụng khung
tier 1 đã được thảo luận bên dưới phải đáp ứng những đòi hỏi này ngay lập tức. BoT đã tuyên bố
các giải pháp để đảm bảo chất lượng của việc tăng vốn (đó là việc giới hạn phát hành vốn chủ sở
hữu với trái phiếu đi kèm)
Thành lập FIFD
Nhằm chống đỡ với sự yếu kém của ngành ngân hàng trong những, dưới sự hỗ trợ IMF, Chính
phủ Thái Lan đã áp dụng một số biện pháp cải cách để xây dựng một hệ thống khung mẫu chính
thức vào năm 2000, bao gồm việc thành lập FIFD, một thể nhân độc lập với Ngân hàng Trung
ương với nhiệm vụ tái cấu trúc, phát triển và cung cấp hỗ trợ tài chính (hỗ trợ thanh khoản) cho
các định chế tài chính.
15
Tất cả ba nền kinh tế có kế hoạch thực hiện hỗ trợ tái cấu trúc vốn của hệ thống ngân
hàng. Tái cấu trúc vốn ở Thái Lan đang diễn ra dưới sự bảo trợ của Quỹ phát triển các tổ chức
tài chính (FIDF). FIDF được thành lập vào năm 1985 để cung cấp hỗ trợ tài chính cho các ngân
hàng gặp khó khăn, chấp nhận một phạm vi rộng hơn của tài sản thế chấp hơn mức cho phép
theo cơ sở cho vay sau cùng của BoT. Nó được cung cấp nhân viên bởi BoT, cũng chính BoT
cung cấp vốn ban đầu cho nó, và được tài trợ một phần bằng tiền thuế thu về tổ chức tài chính là
0,4 % tiền gửi. (Trong thời gian nó sẽ được thay thế bằng một cơ quan bảo hiểm tiền gửi mới.)
Chính phủ ban hành 500 tỷ THB trái phiếu để trang trải nợ của FIDF. Lãi suất trên trái phiếu
được đáp ứng từ ngân sách với khấu hao từ lợi nhuận BoT trong tương lai. Các FIDF đã tiếp
quản một số ngân hàng undercapitalised bằng cách chuyển đổi các khoản vay của mình cho
chúng vào vốn cổ phần. Ban đầu nó được kì vọng sẽ bán các ngân hàng vào cuối năm 1998
bằng cách cung cấp bảo đảm thiệt hại trong tương lai. Nó hy vọng sẽ bán chúng vào cuối năm
1999. Người mua nước ngoài sẽ được cung cấp một thỏa thuận chia sẻ mất mát, có nghĩa là chi
phí của các khoản nợ xấu sẽ được chia sẻ một phần bởi các ngân hàng trung ương trong vài
năm. Hồ sơ dự thầu được dự kiến từ HSBC và Citibank số những người khác.
Củng cố khuôn khổ quy định quản lý
Vào tháng 10/1997, chính quyền Thái Lan đã công bố chiến lược đối phó với khủng
hoảng trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó, bao gồm các giải pháp:
Đầu tiên, tất cả các ngân hàng phải điều chỉnh vốn chủ sở hữu để ghi nhận đầy đủ các khoản lỗ
thực tế đã xảy ra nhằm đáp ứng những quy định chặt chẽ hơn về phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro do Ngân hàng Trung ương mới ban hành. Không ngân hàng nào được phép trả cổ
tức cho năm 1997 và 1998.
Tiếp theo, Ngân hàng Trung ương tổ chức họp với từng ngân hàng về biện pháp tái cơ cấu vốn,
theo đó, các ngân hàng phải đệ trình kế hoạch tái cơ cấu vốn cho Ngân hàng Trung ương. Sau
đó, các ngân hàng cần bổ sung vốn trong quý đầu năm 1998, nếu không, Ngân hàng Trung ương
sẽ có quyền yêu cầu một Biên bản ghi nhớ với ngân hàng, trong đó, gia hạn cho chủ sở hữu của
ngân hàng để bổ sung vốn với điều kiện ngân hàng này đệ trình lại được một bản kế hoạch khả
thi, hợp pháp để tái cơ cấu vốn.
Bên cạnh đó, các ngân hàng được khuyến khích tìm kiếm đối tác nước ngoài nếu không tìm được
đủ nguồn vốn trong nước. Thái Lan cũng đã nới rộng giới hạn sở hữu cho các nhà đầu tư nước
16
ngoài tại các ngân hàng lên mức rất cao 75% trong thời hạn 10 năm, với cam kết của cổ đông
nước ngoài trong thời gian đó phải giảm tỷ lệ sở hữu xuống thông qua việc bán lại cho cổ đông
trong nước hoặc chỉ phát hành thêm cho cổ đông trong nước.
Đặc biệt, với các ngân hàng không thể tăng vốn, Chính phủ Thái Lan yêu cầu các ngân hàng phải
hạch toán đầy đủ dự phòng cho các khoản nợ xấu vào chi phí, qua đó, giảm vốn chủ sở hữu.
Chính phủ sau đó có thể nắm quyền kiểm soát ngân hàng, tái cấp vốn và sau đó tư nhân hóa ngân
hàng thông qua bán lại cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Việc giảm vốn sở hữu của
các ngân hàng giúp Chính phủ Thái Lan giảm được chi phí cấp vốn để nắm quyền sở hữu tại các
ngân hàng này.
Và cuối cùng, chiến lược cũng chỉ rõ, không có ngân hàng sẽ bị đóng cửa và người gửi
tiền cũng như vay tiền sẽ được bảo đảm hoàn toàn bởi Chính phủ.
Ban đầu, Ngân hàng Trung ương Thái Lan không muốn can thiệp vào các ngân hàng vì lo sợ
rằng, điều này sẽ dẫn đến tình trạng tháo chạy trong cả hệ thống ngân hàng và làm trầm trọng
thêm cuộc khủng hoảng. Với bản sửa đổi năm 1997 của Luật Các ngân hàng thương mại, Ngân
hàng Trung ương được giao các quyền hạn cụ thể để giảm vốn và thay đổi bộ máy quản lý của
các ngân hàng thương mại yếu kém.
Dựa trên những quyền hạn tăng thêm đó, Ngân hàng Trung ương đã can thiệp vào các ngân hàng
và công ty tài chính đang gặp vấn đề, từ đó, Chính phủ đã trở thành chủ sở hữu của 6 ngân hàng
và 9 công ty tài chính, chiếm tới gần 1/3 nguồn vốn huy động của toàn hệ thống.
Chính phủ cũng thuê một chuyên gia tài chính để hỗ trợ quá trình xây dựng chiến lược, chuyên
gia này đã đề xuất nội dung để các ngân hàng trong nước và quốc tế có thể mua lại các ngân
hàng kể trên.
Tuy nhiên, trong năm 1998, nợ xấu của nhóm 3 ngân hàng hoạt động yếu kém trong
nhóm 6 ngân hàng mà Chính phủ sở hữu lên tới 70 - 85% ở mỗi ngân hàng với nhiều vấn đề nổi
cộm, đặt ra yêu cầu đối với Chính phủ đối với việc đưa ra một kế hoạch hoàn chỉnh để giải quyết
các vấn đề còn tồn tại của thị trường tài chính. Các biện pháp chính được Chính phủ đưa ra bao
gồm: cải thiện khuôn khổ pháp lý bảo đảm an toàn hoạt động ngành tài chính ngân hàng và tiến
hành các bước tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
17
2.1.4 Kết quả đạt được
Hệ thống ngân hàng của Thái Lan đã được tái cấu trúc mặc dù chỉ có hai ngân hàng
thương mại đóng cửa, sáp nhập. 56 công ty tài chính bị đóng cửa, 13 công ty khác và 5 ngân
hàng được sáp nhập.
Các ngân hàng còn lại đều đã tăng được đủ số vốn quy định sau 12 tháng, tuy nhiên, quá trình
tăng vốn vẫn tiếp tục sau đó để đạt được tiêu chuẩn về phân loại nợ và trích lập dự phòng theo
chuẩn quốc tế vào năm 2000.
Các ngân hàng quốc doanh sau đó được cổ phần hóa với sự hỗ trợ của các ngân hàng đầu tư của
nước ngoài. Chính phủ đã tập trung đảm bảo quá trình chuyển đổi này được diễn ra minh bạch.
Tại một số ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước
ngoài đã vượt quá 50%.
2.2 Các nước Đông Nam Á khác
2.2.1 Tình hình chung
Giống như Thái Lan, Indonesia và Malaysia thực hiện tái cấu trúc nhằm giải quyết khó
khăn hậu khủng hoảng kinh tế 1997-1998
Các hệ thống ngân hàng của 3 nền kinh tế đã đối diện khủng hoảng trầm trọng hơn bất kì các đợt
khủng hoảng trước đó. Tại Malaysia, ước tính là 8% nhưng một số tổ chức tư nhân đã ước tính
cao hơn nhiều số liệu báo cáo đó. Chi phí để chấn chỉnh các hệ thống ngân hàng sẽ rất cao; một
số ước tính của IMF được thể hiện trong dưới.
Các vấn đề này đã lan rộng; hầu hết các ngân hàng còn tồn tại đang trải qua nhiều tổn thất và thất
thoát vốn lớn.
18
Tỷ trọng nợ quá hạn (NPLs) tăng nhanh chóng. Điều này phản ánh cả về các đánh giá
thực tế và về sự tăng lên trong số lượng người vay không trả tiền vay. Lãi vay đã giảm xuống ở
cả 3 nền kinh tế, thấp hơn các mức trước khủng hoảng.
Cùng với một số sự thành công trong tài cấu trúc nợ doanh nghiệp (corporate debt), những điều
này mang đến các hi vọng cho NPLs có thể đã chạm đỉnh tại Thái và Malaysia. Điều này được hỗ
trợ bởi sự ổn định trở lại của NPLs.
2.2.3 Biện pháp thực hiện
Thành lập các tổ chức mới chịu trách nhiệm quản lý và tái cơ cấu nợ xấu
Malaysia: Bank Negara Malaysia (BNM) đòng vai trò cầu nối tại Malaysia. Nó cung cấp
nhân sự chủ chốt cho bộ phận đặc biệt đối phó với vấn đề cải tổ.
Indonesia: Tại Indonesia, chủ chốt là Indonesian Bank Restructuring Agency. IBRA tổ
chức các thảo luận với 5 chính Đảng trước cuộc bầu chọn gần đó và đảm bảo thỏa thuận chung
của họ với phương pháp giải quyết vấn đề.
Bảo vệ hoạt động ngân hàng và người gửi tiền
Cam kết chung đảm bảo hoạt động gửi tiền của các ngân hàng đều đã được tuyên bố ở cả
3 quốc gia; tháng 8/1997 tại Thái Lan, cuối 1997 tại Malaysia và tháng 1/1998 tại Indonesia. Bảo
hiểm tiền gửi đã được phát triển.
Nhu cầu cho điều này, mặc cho vấn đề về rủi ro đạo đức, đã được thể hiện thông qua phản ứng về
việc đóng cửa các ngân hàng ở Indonesia. Dưới điều khoản của chương trình của IMF, Indonesia
đã đóng của 16 ngân hàng thương mại vào tháng 11/1997. Sau tuyên bố chính thức rằng các
khoản tiền gửi hơn 20 triệu rupiad (tương đương 5000$US) không được bảo hiểm. Theo đó là sự
19
tuôn chảy dòng vốn tại các ngân hàng tư nhân. Một số chảy sáng nước ngoài hoặc vào ngân hàng
thuộc sở hữu nhà nước nhưng một số quỹ được giữ ngoài hệ thống ngân hàng dưới các dạng như
tiền mặt hoặc gửi sang nước ngoài.
Không chỉ người gửi tiền trong nước mất niềm tin. Các ngân hàng nước ngoài cắt giảm
cho vay và e ngại cung cấp tín dụng hoặc chấp nhận L/C được thực hiện bởi các ngân hàng trong
khu vực. Điều này dẫn đến thiếu tài trợ thương mại ngăn cản nhà xuất khẩu hưởng ưu thế của
việc mất giá tiền tệ trong nước.
Với lí do này sự đảm bảo của chính quyền Indonesia áp dụng không chỉ với người gửi tiền trong
nước mà còn cả người cho vay bằng đồng rupiah và cả ngoại tệ và bao gồm luôn cả các hoạt
động ngoại bảng. Trong tháng 1/1999, NHTW Indonesia (Bank Indonesia) tuyên bố họ hoàn trả
hầu hết các khoản nợ thương mại của ngân hàng địa phương đối với ngân hàng nước ngoài. Mặc
dù các khuyến cáo trên được ngầm hiểu với các ngân hàng nước ngoài, nhưng không thể chắc
chắn là các ngân hàng nước ngoài sẽ sẵng sàng hơn trong việc cấp cấp các khoản cho vay mới
đối với các tổ chức tại Indonesia.
Thay đổi về mặt chính sách
Các thay đổi đối với các quy định và hoạt động giám sát có 2 dạng. Một dạng là nhượng
bộ tạm thời nhằm mục đích giúp các ngân hàng thoát khỏi vấn đề hiện tại. Dạng còn lại là thắt
chặc các yêu cầu để tránh các ngân hàng dính vào các vấn đề trầm trọng hơn trong tương lai.
Malaysia đã thực hiện nhiều hơn ở dạng đầu trong khi Thái Lan và Indonesia tập trung vào dạng
sau.
Malaysia: Chính quyền tuyên bố các ngân hàng được kì vọng mở rộng danh mục cho vay
8% trong năm 1998. Thực tế là trong năm 1998 tổng các khoản vay hiện tại hầu như không thay
đổi. Mặc dù thiếu pháp lí nhưng tuyên bố cho vay mục tiêu đã gây ra các lo lắng về việc trầm
trọng hơn của chất lượng các khoản vay. Chính quyền đã thiết lập mục tiêu tương tự cho tăng
trưởng cho vay trong năm 1999.
Phần trăm nợ phải trả đủ tư cách (các ngân hàng phải duy trì khoản này như là tiền gửi
không trả lãi với BNM) đã giảm từ 13.5 xuống 4%. Mặc dù định nghĩa NPLs đã nởi lỏng hơn (đó
quá hạng 6 tháng), Malaysia đã thắt chặt một số hướng dẫn thận trọng. Dự phòng chung của ngân
hàng được yêu cầu tăng từ 1% lên 1.5%. Vốn yêu cầu phải đáp ứng hàng quý thay vì hàng năm.
Vào tháng 4/1999 các thay đổi đã được báo hiệu trước về việc đáp ứng nhu cầu vốn tối thiểu, liên
quan đến vốn để kiểm soát nội bộ và kết cấu công nghiệp của các khoản vay. Tổn thất tối đa đối
20
với 1 khách hàng đơn lẻ đã giảm từ 30 xuống 25% vốn và các khoản vay đối với chủ sở hữu đã bị
cấm. Các ngân hàng được yêu cầu phải tiết lộ chấm điểm, tổn thất theo ngành, yêu cầu vốn tối
thiểu và NPLs 6 tuần sau kết thúc mỗi quý. Muốn mở chi nhánh mới phải có sự chấp thuận của
BNM.
Indonesia: Sự bổ sung trong điều luật ngân hàng của Indonesia mang đến cho ngân hàng
trung ương trách nhiệm cấp phép, qui định và giám sát các ngân hàng. NHTW Indonesia (Bank
Indonesia) đã ban hành các quy định mới và phân loại khoản vay và dự phòng, giảm trạng thái
ngoại tệ tối đa và giảm mức cho vay tối đa đối với các công ty có liên quan. Luật NHTW mới
được thông qua vào tháng 4/1999 mang đén cho BI tính độc lập cao hơn nhưng giới hạn khả năng
của NHTW trong việc cho vay các ngân hàng. Từ năm 2000, giám sát ngân hàng sẽ được thực
hiện bởi một quy chế mới.
Thành lập các công ty quản lý nợ xấu (AMCs)
Malaysia thiết lập công ty công thuộc sở hữu của bộ tài chính, có tên là Danaharta (tên
đầy đủ là Pengurusan Danaharta Nasional Burhad) vào tháng 6/1998 với mục tiêu là mua, quản
lí, tài trợ và bán tài sản và nợ (liabilities) của các tổ chức tín dụng nhằm cho phép các tổ chức này
tập trung vào hoạt động kinh doanh chủ đạo cho vay. Nó mua khoản vay đầu tiên từ một ngân
hàng vào tháng 8/1998 và được kì vọng hoạt động đến 10 năm. Nó thuê ngoài một số quản lí nó
đã mua.
Danaharta có hội đồng gồm 9 người được chỉ định bởi bộ tài chính. Hầu hết đến từ dến từ
các thành phần tư nhân (gồm 2 đến đến cộng đồng quốc tế) nhưng 2 đại diện chính phủ. Giám
đốc quản lí, là cựu nhà ngân hàng đầu tư, là thành viên không biểu quyết của hội đồng. Hiến
pháp thành lập Danaharta cho nó 2 quyền lực đặc biệt. Thứ nhất, nó có thẻ mua tài sản thông qua
quyền được hưởng hoàn toàn các giá trị do luật định. Nếu Danaharta muốn mua NPL từ một ngân
hàng nào đó, nó trước tiên phải đồng ý điều khoản và điều kiện (bao gồm giá) với ngân hàng đó.
Sau đó nó phát hành chính chỉ quyền được hưởng mà cái chứng chỉ này sẽ được đăng ký giao
dịch bảo đảm chấp nhận mang đến trách nhiệm đối với tài sản như được nắm giữ bởi ngân hàng
bán. Danaharta có thể sau đó bán khoản cho vay này, đồng thời cũng được hưởng tất cả các
quyền lợi sinh ra mà không cần có sự chấp thuận của người vay.
Thứ hai, nó có khả năng chỉ định quản lí đặc biệt để quản lí công ty bị khủng hoảng, không thể
đáp ứng nghĩa vụ trả nợ, tùy thuộc vào sự chấp thuận của Hội đồng giám sát. Hội đồng này kết
hợp các đại diện đến từ bộ tài chính, NHTW và ủy ban chứng khoán. Trong khi quản lí đặc biệt
21
kiểm soát tài sản công ty thì lệnh hoãn trả nợ trong 12 tháng có hiệu lực. Nếu Danaharta và đa số
chủ nợ có đảm bảo đồng ý thì cái đề án này sẽ được tiến hành.
Có 5 tổ chức quản lí tài sản, cơ sở hạ tầng, công nghiệp, xây dựng và đầu tư chung. Một
vài trong số đó sẽ hoàn thành các dự án trước khi bán. Phương pháp chủ động này đối với quản lí
tài sản đã được so sánh với AMC của Thụy Điển (Securum), tổ chức này có thể tái cấu trúc và
bán tài sản trong 5 năm.
Danaharta ban đầu ước tính nó cần thiết để tăng 25 tỷ MYR cho các hoạt động của mình nhưng
điều này đã được điều chỉnh xuống 15 tỷ MYR. Chính phủ đóng góp 1,5 tỷ MYR trong vốn và
đóng góp hơn nữa là có thể. Gần 5 tỷ MYR đã được tạo ra từ phát hành trái phiếu không trả lãi.
Tham gia cổ phần tư nhân cũng được dự tính.
Tại thời điểm 30/6/1999 Danaharta đã mua 2.000 NPLs có thể chiết khấu tại BNM, trị giá 30 tỷ
MYR từ các ngân hàng, trao đổi chúng cho trái phiếu Chính phủ bảo lãnh không trả lãi kì hạn 5
năm với một tùy chọn để tái đầu tư cho năm năm nữa. Khoảng 1/3 các khoản vay đã mua là các
khoản vay bất động sản. Nói chung, Danaharta ưu tiên hỗ trợ cho vay đối với các lĩnh vực chiến
lược quan trọng như xuất khẩu. Danaharta cũng đang quản lý 13,7 tỷ MYR NPLs cho hai ngân
hàng. Trong một số trường hợp, các ngân hàng đã từ chối đề nghị từ Danaharta để mua nợ xấu ra
khỏi họ.
Giá của Danaharta đề nghị mua các NPLs của các ngân hàng được tính toán bằng cách sử dụng
hoặc giá trị thị trường cho các tài sản thế chấp hoặc phương pháp chiết khấu về hiện giá trên cơ
sở phương pháp đã áp dụng trước đó bởi RTC tại Hoa Kỳ và Securum ở Thụy Điển. Điều này
cho đến nay đã có nghĩa là phải trả trung bình 61% giá trị sổ sách (trừ một trường hợp đặc biệt).
Danaharta chỉ phục vụ cho 2.000-3.000 NPLs của các ngân hàng hơn 5 triệu MYR. Thiếu sự
tham gia của cho vay tiêu dùng hoặc nhà ở làm cho hoạt động của nó ít nhạy cảm về mặt chính
trị: nó không được trục xuất người mất nhà cửa. Năm 1998, nó tập trung vào các khoản vay có
bảo đảm; năm 1999 có thể mua các khoản vay không có bảo đảm và ngoại tệ.
Có hai ưu đãi cụ thể cho các ngân hàng bán NPLs cho Danaharta. Thứ nhất, nếu khoản
vay hoặc tài sản thế chấp cơ bản sau đó được bán cao hơn Danaharta đã trả, 80% của thặng dư
được trả lại cho ngân hàng. Thứ hai, các ngân hàng sẽ có thể khấu hao khoản lỗ trên bất kỳ khoản
vay đã bán cho Danaharta hơn đến năm năm. Danaharta đã bắt đầu để xử lý một số tài sản. Một
đấu thầu đã được tổ chức cho khoản vay bằng ngoại tệ, với hồ sơ dự thầu trong tháng Tám.
Tại Indonesia, các đơn vị quản lý tài sản (Assets Management Unit) là một thành phần
22
của Cơ quan tái cơ cấu Ngân hàng Indonesia (IBRA - đôi khi được gọi là BPPN theo kí tự tắt của
Indonesia). IBRA tiếp quản việc quản lý của các ngân hàng không lành mạnh. Nó được thành lập
vào tháng 1/1998. Ban đầu nhân viên của nó đã được chủ yếu là phái từ NHTW, Bộ Tài chính và
các tổ chức công cộng và tài chính khác, cùng với chuyên gia tư vấn bên ngoài. Bây giờ hầu hết
các nhân viên đều có là xuất thân từ khu vực tư nhân. Phần riêng biệt của IBRA xử lý tài sản tài
chính và tài sản không cốt lõi.
Nó vừa bắt đầu quá trình bán IDR 158 ngàn tỷ IDR tài sản tài chính mà nó đã mua lại cho đến
nay (nó cuối cùng có thể có hơn 250 tỷ IDR dưới dạng tài sản để bán). Một gói các khoản phải
thu thẻ tín dụng đã được bán trong tháng 6 năm 1999, sau khi bán một số xe ô tô và máy tính.
Lên đến 1 nghìn tỷ IDR cho vay bán lẻ sẽ được bán trong tháng 7. Nó dự định kế hoạch ký hợp
đồng thu hồi các khoản cho vay dưới 25 tỷ IDR đồng.
Sáp nhập và thâu tóm
Sáp nhập ngân hàng tư nhân trong nước đã không thể đóng một vai trò lớn trong việc giải
quyết vấn đề ngân hàng vì hầu hết các ngân hàng đều phải chịu tổn thất trong cuộc khủng hoảng.
Vào tháng 9/1998, chính quyền Indonesia thông báo rằng bốn ngân hàng quốc doanh sẽ được
sáp nhập vào Ngân hàng Mandiri mới. Tài sản xấu của họ sẽ được chuyển giao cho IBRA. Ngân
hàng mới này, tên của nó có nghĩa là "ngân hàng tự lực cánh sinh", sẽ có gần một phần ba tổng
tài sản ngân hàng và sau đó có thể được bán. Hoạt động kho bạc đã được tập trung và một đơn vị
tín dụng tập trung đã được hình thành. Cắt giảm đáng kể nhân viên để giảm chi phí, một kế hoạch
tự nguyện đã gây ra hơn 9.000 nhân viên bị nghỉ việc. Hầu hết các nợ xấu sẽ ở lại với Mandiri.
Các ngân hàng đang được tư vấn bởi một loạt các công ty quốc tế. Theo The Economist (1999),
Deutsche Bank đang giám sát việc tái cơ cấu và cải tổ quy trình tín dụng, McKinsey đang phát
triển một chiến lược ngân hàng bán lẻ, Andersen Consulting tăng cường hệ thống thông tin, Hay
Management chăm lo biên chế và Ogilvy & Mather thiết kế một hình ảnh nhận diện mới. Các
cuộc đàm phán sáp nhập sơ bộ đã được tổ chức giữa năm ngân hàng Indonesia khác.
Các nhà chức trách Malaysia đã công bố kế hoạch cho các ngân hàng của đất nước và
các công ty tài chính được sáp nhập thành sáu nhóm lớn trước tháng 9/1999.
Tiếp quản bởi các ngân hàng nước ngoài trở nên được ưu đãi ở Indonesia và Thái Lan kể từ
khi cuộc khủng hoảng nổ ra. Sửa đổi luật pháp ở Indonesia hiện cho phép sở hữu nước ngoài
chiếm đa số. Một ngân hàng Anh đã nắm quyền kiểm soát của một ngân hàng lớn của
Indonesia. Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng nước ngoài hiện nay được phép lấy một phần lớn
23
cổ phần trong các ngân hàng trong nước ở Thái Lan, nó chỉ có thể được nắm giữ trong vòng
mười năm. Điều này dường như đã ngăn cản các ngân hàng nước ngoài mua. Tuy nhiên, ngược
lại, Malaysia vẫn giữ lại 30 % giới hạn về quyền sở hữu nước ngoài của các ngân hàng.
Kế hoạch tái cấu trúc vốn
Tại Malaysia, Danamodal, (đầy đủ, Danamodal Nasional Berhad) được thành lập vào
tháng Tám năm 1998 như là một công ty trách nhiệm hữu hạn, và một công ty con của BNM.
Danamodal đã huy động thêm vốn thông qua phát hành trái phiếu MYR. Khi nó đạt được mục
tiêu của mình, Danamodal sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng. Khi chúng được bán hết, giá trị còn lại
sẽ được phân phối cho các cổ đông. Kế hoạch hiện nay là Danamodal hoạt động trong 5 năm;
cải cách ngân hàng trong hai năm đầu tiên và sau đó cuộn xuống cổ phần trên sau ba.
Danamodal được thiết kế để hoạt động riêng rẽ với các chính phủ và đưa ra quyết định riêng
của mình mà các ngân hàng, trong đó để đầu tư. Ngân hàng trung ương có sự tham gia mạnh mẽ
trong việc xây dựng và giám sát các hoạt động của Danamodal. Giám đốc điều hành Danamodal
là một cựu trợ lý thống đốc BNM. Cùng anh trên hội đồng là hai thành viên bổ sung từ BNM,
một thư ký phó của Bộ Tài chính, người đứng đầu Danaharta và một kế toán và luật sư từ khu
vực tư nhân.
Danamodal có thể bơm vốn vào các ngân hàng trong nước dưới hình thức các công cụ vốn
hoặc phái sinh. Đó là đề cử hai giám đốc, một trong số đó sẽ là chủ tịch hoặc Phó chủ tịch, với
những ngân hàng mà nó đã đóng góp vốn cho đến nay và cho biết nếu vốn tiếp tục được đóng
góp nó có thể tìm kiếm thêm đại diện. Là một cổ đông chiến lược, nó có thể tìm kiếm sáp nhập
nếu nó thấy thẩm thích hợp và hành động để cải tạo quản lý. Trước khi nhận vốn góp của
Danamodal, các cổ đông ngân hàng hiện tại phải chịu mọi tổn thất. Các ngân hàng phải bán tất
cả các nợ xấu đủ điều kiện choDanaharta và tuân theo một bộ các mục tiêu hoạt động.
Các BNM góp 1,5 tỷ MYR vốn ban đầu và thêm 1,5 MYR tỷ trong tháng 11 năm 1998. 57 tổ
chức ngân hàng cũng đăng ký 11 tỷ MYR giá trị danh nghĩa (MYR ròng 7,7 tỷ) trái phiếu không
trả lãi có kỳ hạn 5-10 năm, thanh toán với quỹ giải phóng từ năm 1998 giảm tháng trong dự trữ
bắt buộc với BNM.
Tháng Giêng năm 1999 BNM nắm quyền kiểm soát công ty tài chính lớn nhất Malaysia và đảm
bảo tiền gửi của nó. Trong tháng 3 năm 1999 Danamodal mua 70 % của nó cho một mã thông
báo 1 ringgit và sau đó tiêm 1,6 tỷ MYR vốn chủ sở hữu mới. Danamodal sẽ cung cấp chủ tịch và
5 giám đốc. Bởi tháng 6 năm 1999 Danamodal đã bơm 6,2 tỷ MYR vào mười ngân hàng khôi
24
phục lại chúng, nâng cao tỷ lệ vốn rủi ro trọng trung bình (average risk-weighted capital ratio)
cho hệ thống ngân hàng đến 12 %.
Ở Indonesia đã khoảng một năm sau khi cuộc khủng hoảng trước khi chương trình tái
cấp vốn lớn đã được đưa ra và mãi đến tháng Ba năm 1999, các chi tiết của chương trình đã được
công bố. Chương trình này ban đầu được dự trù kinh phí tại 300 ngàn tỷ IDR, trước tháng 6 năm
1999 ước tính này đã được tăng gấp đôi. Khoảng IDR 230 ngàn tỷ sẽ được yêu cầu cho các ngân
hàng nhà nước, 22nghìn tỷ IDR đã được cung cấp bởi NHTW Indonesia cho các ngân hàng tư
nhân, thêm IDR 130 nghìn tỷ sẽ là cần thiết cho tái cấu trúc vốn họ và 20 nghìn tỷ IDR sẽ là cần
thiết để trả người gửi tiền của các ngân hàng đóng cửa. Các chi phí ước tính đang tiếp tục tăng
tuy nhiên như hầu hết các ngân hàng đang tiếp tục phải trả thêm tiền gửi hơn họ đang kiếm được
các khoản cho vay. Sau kiểm toán của các ngân hàng địa phương (đối với các ngân hàng lớn của
kiểm toán viên quốc tế và cho các ngân hàng nhỏ bởi ngân hàng trung ương), các ngân hàng đã
được phân loại ban đầu thành ba loại:
• sound; 74 ngân hàng có tỷ lệ vốn trên 4 % (khoảng một phần ba trong số các ngân hàng
này có quản lý được coi là "không phù hợp" và được yêu cầu sáp nhập với ngân hàng sound
khác);
• viable, 9 ngân hàng có tỷ lệ vốn giữa -25 và 4 %, sẽ được hưởng hỗ trợ tái cấu trúc vốn;
• unsound, 24 ngân hàng có tỷ lệ vốn dưới -25 %, và 21 ngân hàng trước đây xếp vào loại
B, là loại không được thu hồi và đang được đóng cửa và người gửi tiền đã được chi ra bởi BI.
Theo kế hoạch tám trong số chín ngân hàng phân loại là viable sẽ nhận được vốn từ
chính phủ, một được bầu chọn ở giai đoạn cuối không tham gia chương trình này. Các ngân
hàng đã được yêu cầu trình bày kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy để đưa tỷ lệ vốn lên đến 8%
trong vòng ba năm để xem xét các ủy ban bao gồm đại diện của các ngân hàng trung ương, Bộ
Tài chính, IBRA và các quan sát viên độc lập của các cơ quan quốc tế. Cổ đông của họ cũng
được yêu cầu phải bơm ít nhất 20% yêu cầu về vốn của các ngân hàng, trước đầu tháng 6 năm
1999 có 4 ngân hàng đã làm như vậy. Tỷ lệ nợ xấu sẽ được chuyển giao cho đơn vị quản lý tài
sản của IBRA. Chính phủ sẽ nhận được cổ phiếu ưu đãi có quyền biểu quyết hạn chế, mà các
chủ sở hữu ngân hàng ban đầu sẽ có các tùy chọn mua tại một ngày sau đó. Ngoài ra, bảy trong
số các ngân hàng unsound đã được tiếp quản bởi IBRA như mạng lưới chi nhánh rộng lớn của
họ có nghĩa là họ có nguy cơ gián đoạn đáng kể cho hệ thống thanh toán. (Điều này là để bổ
sung tiếp quản thứ tư vào năm 1998.) Một ngân hàng đang được tiếp quản bởi một ngân hàng
25
quốc tế lớn. Mục tiêu cuối cùng là một hệ thống ngân hàng bao gồm 8 -10 ngân hàng vững chắc
với một kết hợp của các ngân hàng tư nhân trong nước, các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng
nhà nước.
Chính phủ là để trao đổi trái phiếu rupiah dài hạn, có thể giao dịch sau sáu tháng đổi lấy
vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng. Sẽ có ba loại trái phiếu phát hành trong tháng 6 năm 1999:
IDR 164 ngàn tỷ với lãi suất thực tế của 3% với kì hạn 20 năm; 95 nghìn tỷ IDR với lãi suất gắn
liền với lãi suất tín phiếu ba tháng ngân hàng trung ương và kì hạn 3-10 năm và 9 ngàn tỷ IDR
với lãi suất cố định từ 12-14% có kỳ hạn 5-10 năm. Các khoản thanh toán lãi hàng năm trên trái
phiếu chiếm khoảng 3% GDP trong năm đầu tiên. Nó sẽ được tài trợ từ việc bán tài sản của các
ngân hàng thanh lý và từ ngân sách tài chính.
Cùng lúc đó, Indonesia đang cố gắng để buộc cựu đa số cổ đông trong một số ngân hàng để trả
nợ 110 nghìn tỷ IDR trong khoản vay khẩn cấp mà họ nhận được từ các ngân hàng trung ương.
Đã thống nhất trong tháng 11 năm 1998 để mở rộng thời hạn một năm từ một đến bốn năm, với
chỉ 27 % tổng số nợ đến hạn trong năm đầu tiên. Một Ủy ban đánh giá quốc tế đang theo dõi quá
trình này.
2.3 Hàn Quốc
2.3.1 Tình hình nền kinh tế lúc cấu trúc
Năm 1997 hệ thống tài chính Hàn Quốc đứng bên bờ vực đổ vỡ do các tập đoàn đầu tư
dàn trải gây thua lỗ, nợ xấu các ngân hàng tăng cao. Vậy nhưng bằng những chính sách tái cấu
trúc đúng hướng, chỉ sau 5 năm kinh tế Hàn Quốc đã “lột xác”.
Cuối năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á lan rộng, Hàn Quốc đã phải vay tổng
cộng 57 tỷ USD từ Quỹ tiền tệ thế giới IMF để cứu nguy hệ thống ngân hàng và giúp nền kinh tế
khỏi đổ vỡ. Đây là hậu quả của một thời gian dài chính phủ dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho
các tập đoàn lớn khiến hoạt động đầu tư trở nên dàn trải, nợ xấu các ngân hàng tăng cao.
2.3.2 Nguyên nhân
Có thể thấy 3 nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng tài chính tại Hàn Quốc đó là:
Một là, sự quản lý của các cổ đông với các chaebol rất yếu kém do không có sự tách bạch rõ ràng
giữa quan hệ sở hữu và quản lý (các chaebol thực chất là công ty gia đình và cổ phần do các
công ty liên kết nắm giữ).