Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại phường văn quán, hà đông, hà nội năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.85 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN ANH THÀNH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ
DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI CỦA CÁC CẶP
VỢ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ TẠI PHƯỜNG
VĂN QUÁN, HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2020


NGUYỄN ANH THÀNH
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ
DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI CỦA CÁC CẶP
VỢ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ TẠI PHƯỜNG
VĂN QUÁN, HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI NĂM 2019
Chuyên ngành Y tế công cộng
Mã số: 872 07 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Hoa Mai

HÀ NỘI - 2020


Thang Long University Library




LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, với tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi
xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Thăng Long,
Phòng đào tạo Sau Đại học, các Bộ mơn, Khoa phịng là nơi trực tiếp đào tạo và
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Hoa Mai,
người thầy hướng dẫn trực tiếp luôn theo sát, thường xuyên giúp đỡ, cho tôi
nhiều ý kiến quý báu, sát thực trong quá trình học tập, nghiên cứu để hồn thành
luận văn này.
Tơi vơ cùng cảm ơn các thầy, các cơ trong Hội đồng chấm luận văn đã
đóng góp cho tơi nhiều ý kiến q báu trong q trình hồn thiện luận văn.
Tơi vơ cùng biết ơn gia đình, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp và tập thể
học viên lớp cao học Y tế cơng cộng khóa 2017 – 2019 đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Anh Thành


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Anh Thành, Học viên Cao học chun ngành Y tế cơng
cộng khóa 2017-2019 Trường Đại học Thăng Long, tơi xin cam đoan đề tài
khóa luận này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi do chính tơi thực hiện.
Tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Nếu có điều gì sai tơi xin chịu trách
nhiệm hồn tồn.
Xác nhận


Người viết cam đoan

của giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Anh Thành


LỜI CAM ĐOAN

Thang Long University Library


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCS

: Bao cao su

BPTT

: Biện pháp tránh thai

BPTT HĐ

: Biện pháp tránh thai hiện đại

CSSKSS

: Chăm sóc sức khỏe sinh sản


DS-KHHGĐ

: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

DCTC

: Dụng cụ tránh thai trong tử cung

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

PTTT

: Phương tiện tránh thai

SKSS

: Sức khỏe sinh sản

BPTTKC

: Biện pháp tránh thai khẩn cấp

SKSS/KHHGĐ : Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình
TTYT

: Trung tâm y tế

TT CSSKSS


: Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản

VTTT

: Viên thuốc tránh thai

TTTT

: Thuốc tiêm tránh thai

TCTT

: Thuốc cấy tránh thai

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health rganization)

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN................................................................................ 3
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan............................................... 3
1.1.1. Kế hoạch hóa gia đình..................................................................... 3
1.1.2. Biện pháp tránh thai.........................................................................3

1.2. Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai................................................8
1.2.1. Trên Thế giới....................................................................................8
1.2.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai tại Việt Nam..............9
1.2.3. Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai tại Quận Hà Đông.........13
1.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.
..................................................................................................................... 13
1.4. Đặc điểm, tình hình phường Văn Qn-Hà Đơng-Hà Nội...................15
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............17
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 17
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................17
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu..........................................17
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ đôi tượng nghiên cứu......................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 17
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 17
2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu..................................................................... 17
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu......................................................... 19
2.4. Phương pháp thu thập thơng tin............................................................22
2.4.1. Quy trình thu thập thơng tin...........................................................22

Thang Long University Library


2.5. Phân tích và xử lý số liệu......................................................................22
2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số....................................................23
2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu..................................................................23
2.8. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................23
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 25
3.1. Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của các cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi)................................................................25
3.2. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại............34

Chương 4 BÀN LUẬN.................................................................................. 40
4.1. Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại của phụ nữ 15 - 49
tuổi có chồng, tại phường Văn Qn, Hà Đơng, Hà Nội.............................40
4.2. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến sử dụng các biện pháp tránh thai
của đối tượng nghiên cứu............................................................................ 50
KẾT LUẬN....................................................................................................55
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai, giai đoạn 2002-2016................9
Bảng 1.2. Tỷ trọng phụ nữ 15-49 tuổi có chồng đang sử dụng biện pháp tránh
thai chia theo biện pháp đang sử dụng, giai đoạn 2005-2016......................... 11
Bảng 1.3. Tình hình cung cấp biện pháp tránh thai.........................................12
Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu.......................................................... 19
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................... 25
Bảng 3.2. Tình trạng kinh tế hộ gia đình.........................................................26
Bảng 3.3. Số con hiện có của đối tượng nghiên cứu.......................................26
Bảng 3.4. Giới tính của con trong một hộ gia đình.........................................26
Bảng 3.5. Quy mơ gia đình mong muốn......................................................... 27
Bảng 3.6. Các vấn đề gặp phải khi sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại.....31
Bảng 3.7. Nguồn cung cấp các biện pháp tránh thai.......................................31
Bảng 3.8. Nội dung được đề cập trong buổi truyền thông về Dân số/ Kế hoạch
hóa gia đình.....................................................................................................32
Bảng 3.9. Được hướng dẫn sử dụng ít nhất 1 biện pháp tránh thai hiện đại...33
Bảng 3.10. Đánh giá về nội dung trong các buổi truyền thông.......................33
Bảng 3.11. Thái độ về việc người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại
phải chi trả kinh phí theo quy định của Nhà nước.......................................... 33

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa dân tộc, tôn giáo với thực trạng sử dụng biện
pháp tránh thai hiện đại...................................................................................34
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa nghề nghiệp, trình độ học vấn với việc sử dụng
biện pháp tránh thai hiện đại........................................................................... 34
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kinh tế hộ gia đình với thực trạng sử dụng biện
pháp tránh thai hiện đại...................................................................................35
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa số con hiện có, mong muốn giới tính của con,
giới tính của con và sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại.............................36

Thang Long University Library


Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tiền sử thai sản và việc sử dụng biện pháp
tránh thai hiện đại............................................................................................37
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa việc được hướng dẫn sử dụng ít nhất............38
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thái độ đánh giá về nội dung các buổi truyền
thông với việc sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại......................................38
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa các yếu tố tiếp cận biện pháp tránh thái của đối
tượng và sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại.............................................. 39


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tiền sử sảy thai, phá thai, thai chết lưu...................................... 27
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai.......................................28
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại................................28
Biểu đồ 3.4. Các biện pháp tránh thai hiện đại được sử dụng.........................29
Biểu đồ 3.5. Lý do quyết định sử dụng biện pháp tránh thai đang sử dụng....29
Biểu đồ 3.6. Gặp phải vấn đề khi sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại........30

Thang Long University Library



13

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơng tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam được bắt đầu từ
năm 1961, chương trình được bắt đầu bằng các chính sách liên quan đến quy
mô dân số trên cơ sở thực hiện kế hoạch hóa gia đình và chú trọng cung cấp
phương tiện tránh thai. Qua 58 năm thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình, mặc dù hiện nay cơng tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã được
triển khai ở tất cả các lĩnh vực dân số, song việc thực hiện kế hoạch hóa gia
đình vẫn rất được chú trọng bởi Việt Nam là một trong những nước có dân số
đơng, xếp thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 13 của Châu Á. Theo báo cáo
của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam là 94,67 triệu người, tăng thêm 1
triệu người so với năm 2017 [16]. Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc,
Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,27% dân số thế giới [37].
Ơ Việt Nam, trong những năm qua, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh
thai ngày càng tăng lên góp phần quan trọng làm giảm mức sinh. Nếu như
những giai đoạn đầu của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, các
biện pháp tránh thai được cấp miễn phí, tới năm 1993 bắt đầu có thêm kênh
tiếp thị xã hội cung ứng phương tiện tránh thai và đến nay việc phân khúc thị
trường phương tiện tránh thai đã được Bộ Y tế ban hành có chú trọng tới cả
kênh thị trường, xã hội hóa. Điều tra biến động Dân số - Kế hoạch hố gia
đình thời điểm 01/4/2016 cho thấy tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của
Việt Nam hiện đang ở mức cao 77,6%. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh
thai hiện đại tại thời điểm này đạt mức 66,5% tăng 1,5 điểm phần trăm so
với kết quả điều tra biến động Dân số - Kế hoạch hố gia đình thời điểm
01/4/2014 [15].
Thực hiện tốt việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là yếu tố
quan trọng, có tác động tới giảm tỷ lệ phát triển dân số nhằm thực hiện mục

tiêu Chiến lược Dân số - Sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011- 2020,
thực hiện chính sách dân số trong tình hình mới và lồng ghép các vấn đề Dân


số vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đó cũng chính là một
trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống [33].
Những năm gần đây trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc đẩy mạnh cơng
tác chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, trong đó chú trọng bảo
đảm cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại đã được đánh giá là có nhiều
cố gắng; cơng tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông chuyển đổi hành vi
của người dân về việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, nâng cao
chất lượng dịch vụ kế hoạch hố gia đình đã được xúc tiến mạnh mẽ đến các
cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
Tuy vậy, quá trình tổ chức thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hố
gia đình ở phường Văn Qn - Hà Đông - Hà Nội không phải bao giờ cũng
thuận lợi. Cho đến nay, tư tưởng nho giáo, phong kiến, e ngại sử dụng các
biện pháp tránh thai làm ảnh hưởng đến sức khỏe; đồng thời sự chuyển đổi
hành vi sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại vẫn chưa bền vững, tư
tưởng ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước về phương tiện tránh thai vẫn là
những yếu tố cản trở đến việc chấp thuận và sử dụng các biện pháp tránh thai
hiện đại tại một số địa bàn của địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Để tìm hiểu rõ về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng
các biện pháp tránh thai hiện đại tại phường Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội
năm 2019, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số yếu
tố liên quan đến sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội năm
2019” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
năm 2019.

2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sử dụng các biện pháp tránh thai hiện
đại của đối tượng nghiên cứu.

Thang Long University Library


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.1.1. Kế hoạch hóa gia đình
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Kế hoạch hố gia đình (KHHGĐ)
bao gồm những hoạt động giúp các cá nhân hay các cặp vợ chồng để đạt được
những mục tiêu:
- Tránh những trường hợp sinh không mong muốn;
- Đạt được những trường hợp sinh theo ý muốn;
- Điều hòa khoảng cách giữa các lần sinh;
- Chủ động thời điểm sinh con cho phù hợp với lứa tuổi.
Như vậy, KHHGĐ là sự lựa chọn có ý thức của các cặp vợ chồng nhằm
điều chỉnh số con, thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh con.
KHHGĐ không chỉ là các BPTT mà cịn giúp đỡ các cặp vợ chồng để có thai
và sinh con [29]: “KHHGĐ là sự nỗ lực của nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân,
cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và
khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, ni dạy con có trách
nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình” [19].
Chính sách KHHGĐ giúp các cặp vợ chồng và mỗi cá nhân nhận ra
những quyền cơ bản của mình trong việc được tự do quyết định và có trách
nhiệm với việc sinh con. Thực hiện KHHGĐ không chỉ trực tiếp nâng cao sức
khỏe phụ nữ mà còn giúp giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em, nâng cao cơ hội
được tiếp cận và thụ hưởng về giáo dục, lao động, có thu nhập, gia tăng vai
trị, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình và ngồi xã hội.

1.1.2. Biện pháp tránh thai
Biện pháp tránh thai là một thuật ngữ rộng được dùng để mơ tả các
cách thức giúp phịng ngừa việc có thai.


Có những cách tiếp cận khác nhau để phân loại BPTT: tiếp cận theo
thời gian tránh thai, BPTT được chia thành hai nhóm bao gồm các BPTT tạm
thời (chỉ có tác dụng ngừa thai trong một khoảng thời gian nhất định) và các
BPTT vĩnh viễn (làm chấm dứt hẳn khả năng mang thai); tiếp cận theo một
cách khác nữa đó là chia BPTT thành 02 loại - hiện đại và truyền thống.
BPTT truyền thống (tự nhiên) là những BPTT không cần dùng dụng cụ,
thuốc hay thủ thuật nào để ngăn cản thụ tinh. Đây là những BPTT tạm thời và
ít hiệu quả bao gồm: Biện pháp tính theo vịng kinh, biện pháp xuất tinh ngoài
âm đạo [18].
BPTT hiện đại là những biện pháp mang lại hiệu quả tránh thai cao, có
sử dụng dụng cụ, thuốc hoặc thủ thuật để ngăn cản thụ tinh [18].
Các BPTT hiện đại phổ biến tại Việt Nam như: bao cao su nam, viên
thuốc tránh thai, dụng cụ tránh thai trong tử cung (DCTC), thuốc tiêm tránh
thai, thuốc cấy tránh thai, triệt sản nam bằng phương pháp thắt và cắt ống dẫn
tinh (triệt sản nam), triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi trứng (triệt
sản nữ).
1.1.2.1. Biện pháp tránh thai hiện đại [34], [35]
- Viên thuốc tránh thai
VTTT có 2 loại: VTTT kết hợp (với 02 loại hormone: Progestin và
estrogen) và VTTT chỉ có chứa progestin (thích hợp cho phụ nữ đang cho con
bú; phụ nữ có chống chỉ định uống viên tránh thai kết hợp). Ưu điểm của
VTTT là: hiệu quả tránh thai cao nếu sử dụng đúng (97-98%); giúp giảm đau
và giảm lượng máu khi đến kỳ kinh nguyệt; hình thành chu kỳ kinh đều đặn;
giảm mụn trứng cá, giảm đau bụng, đau lưng trước và trong kỳ kinh nguyệt.
VTTT có tác dụng tránh thai bằng cách: ức chế phóng nỗn, làm đặc chất

nhầy cổ tử cung và làm nội mạc tử cung kém phát triển. Sử dụng VTTT đòi
hỏi khách hàng phải uống đều đặn hàng ngày, phải được cung cấp thuốc

Thang Long University Library


thường xuyên. Lưu ý là người sử dụng dễ quên uống thuốc và có thể có tác
dụng khơng mong muốn ở những tháng đầu tiên sử dụng. VTTT khơng có tác
dụng phịng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
- Bao cao su: là BPTT dùng cho nam giới, hiện nay đã có BCS cho nữ giới.
BCS là BPTT phổ biến nhất để không phải mang thai ngoài ý muốn, đồng
thời ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhất là
HIV/AIDS. Cơ chế tránh thai là không cho tinh trùng tiếp xúc với âm đạo, cổ
tử cung của người nữ.
- Thuốc cấy tránh thai: là BPTT có hiệu quả tránh thai cao (98%), dễ sử dụng,
tác dụng thời gian dài (3 – 5 năm), không phụ thuộc lúc giao hợp; dễ hồi
phục khả năng có thai sau khi lấy thuốc cấy ra. Biện pháp này khơng có tác
dụng phịng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Cơ
chế tránh thai: Ức chế phóng nỗn do nồng độ cao liên tục của Progestin trong
máu; làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng xâm nhập
buồng tử cung; làm nội mạc tử cung kém phát triển, khơng thích hợp cho
trứng làm tổ; làm chậm sự di chuyển của tinh trùng lên vòi tử cung.
- Triệt sản nam: Thực chất là thắt và cắt ống dẫn tinh, chỉ cần thực hiện một lần
và mang lại hiệu quả về lâu dài. Cơ chế tránh thai: thắt và cắt ống dẫn tinh
làm gián đoạn ống dẫn tinh dẫn đến khơng có tinh trùng trong mỗi lần xuất
tinh. Triệt sản nam khơng có tác dụng phịng chống các bệnh lây truyền qua
đường tình dục và HIV/AIDS.
- Triệt sản nữ: triệt sản nữ thực chất là thắt và cắt vòi trứng, là cách tránh thai
an tồn và tránh thai vĩnh viễn, khơng có khản năng có thai . Cơ chế tránh
thai: thắt và cắt vịi tử cung làm gián đoạn vịi tử cung, khơng cho tinh trùng

gặp noãn để thụ tinh. Triệt sản cho phép người phụ nữ không cần lo lắng
về việc mang thai. Triệt sản sẽ không gây ra triệu chứng của mãn kinh hoặc
khiến mãn kinh xảy ra sớm hơn và hầu hết những phụ nữ đã triệt sản vẫn


có kinh bình thường. Triệt sản nữ khơng có tác dụng phịng chống các bệnh
lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
- Dụng cụ tránh thai trong tử cung (DCTC): DCTC có thể đạt hiệu quả tránh
thai tới 99%. Cơ chế tránh thai của DCTC là: ngăn khơng cho nỗn thụ tinh
với tinh trùng, hoặc làm cho noãn đã thụ tinh không làm tổ được trong buồng
tử cung. Là BPTT có tác dụng ngay lập tức và lâu dài (khoảng 5 đến 10
năm). Khơng ảnh hưởng tới q trình giao hợp cũng như khơng làm giảm
khối cảm tình dục; ít tốn kém, thoải mái, dễ sử dụng và khơng có cảm giác
mình đang mang vật thể lạ trong người; khơng ảnh hưởng tới khả năng sinh
sản sau này. DCTC không có tác dụng phịng chống các bệnh lây truyền qua
đường tình dục và HIV/AIDS.
- Thuốc tiêm tránh thai: TTTT dạng tiêm là một dạng khác của viên thuốc tránh
thai hormone. Là BPTT có hiệu quả cao (99%). Cơ chế tránh thai: ức chế
phóng nỗn, làm đặc chất nhầy cổ tử cung và làm nội mạc tử cung kém
phát triển. TTTT có tác dụng kéo dài trong nhiều tuần hơn so với VTTT. Thời
gian tác dụng từ 1 – 3 tháng tùy theo từng loại thuốc. TTTT khơng có tác
dụng phịng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
- Biện pháp tránh thai khẩn cấp (BPTTKC) được sử dụng sau khi giao hợp
khơng được bảo vệ, gồm có: uống thuốc viên tránh thai và đặt DCTC. Thuốc
tránh thai khẩn cấp có hiệu quả càng cao nếu sử dụng càng sớm. Cơ chế:
+ Ngăn cản quá trình rụng trứng: Trong thuốc tránh thai khẩn cấp chứa
hormone sinh dục. Khi thuốc được đưa vào cơ thể sẻ sản sinh ra ovestrin, từ
đó ức chế sự điều tiết ra FSH và metakentrin. Đồng thời dẫn tới việc ức chế
buồng trứng rụng trứng.


Thang Long University Library


+ Tiết chất nhầy cổ tử cung: Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa chất
progestin khiến tuyến thể trong cổ tử cung kết dính lại. Từ đó, tinh trùng sẽ bị
cản trở không đi qua được cổ tử cung.
+ Biến đổi niêm mạc tử cung, ngăn sự làm tổ: Thuốc tránh thai chứa
progestin và estrogen từ bên ngoài đưa vào và khơng có tính quy luật giống
progestin và estrogen như cơ thể sản xuất ra trong thời kì kinh nguyệt bình
thường, điều này sẽ làm cho màng trong tử cung phát dục không tốt khiến
trứng không thể làm tổ trong tử cung được, từ đó có tác dụng tránh thai.
BPTTKC khơng có tác dụng phịng chống các bệnh lây truyền qua
đường tình dục và HIV/AIDS.
1.1.2.2. Biện pháp tránh thai truyền thống (tự nhiên) [34]
BPTT truyền thống, hay còn gọi là tránh thai tự nhiên, là biện pháp
không cần dụng cụ, không dùng thuốc men hay thủ thuật nào để ngăn cản sự
thụ tinh. BPTT truyền thống được áp dụng cho tất cả các đối tượng là các cặp
vợ chồng chưa muốn sinh con. Các phương pháp tránh thai truyền thống bao
gồm:
- Phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo: Phương pháp này còn gọi là giao hợp
gián đoạn, đòi hỏi sự chủ động của nam giới trong lúc giao hợp. Dương vật
được rút nhanh chóng ra khỏi âm đạo trước khi phóng tinh và phóng tinh ra
ngồi âm đạo. Khơng để tinh dịch rỉ ra khi dương vật còn trong âm đạo và
khơng để tinh dịch đã phóng ra ngồi rơi trở lại âm đạo.
- Phương pháp xác định trứng rụng (phương pháp tránh ngày phóng nỗn, tính
vịng kinh): là BPTT trên cơ sở xác định ngày rụng trứng trong chu kỳ kinh
nguyệt để tránh giao hợp hoặc sử dụng các BPTT khác hỗ trợ như sử dụng
BCS hoặc xuất tinh ngoài âm đạo... để tránh thai. Cơ chế tác dụng tránh thai
của biện pháp tính ngày rụng trứng là tránh khơng cho tinh trùng gặp trứng để
thụ tinh, hiệu quả tránh thai thấp 70%. BPTT này khơng có tác dụng phịng

chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.


1.2. Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai
1.2.1. Trên Thế giới
Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, hành tinh của chúng ta hiện có 7,6 tỷ
người (2018), trong đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18 – 49 tuổi) là 1,9 tỷ
người, chiếm gần 25% tổng dân số thế giới [26]. Theo báo cáo KHHGĐ thế
giới của Liên Hợp Quốc cho thấy, tỷ lệ sử dụng BPTT trên thế giới năm 2017
là 63%. Tỷ lệ này đạt trên 70% ở châu Âu, Mỹ La tinh, Bắc Mỹ trong khi đó
ở Trung và Tây Phi lại rất thấp, chỉ có 25%. Ngơi nhà đơng đúc châu Á có tỷ
lệ là 66,4%. Tỷ lệ sử dụng các BPTT ở hai cường quốc dân số thế giới cũng
hoàn toàn khác biệt. Trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 83% thì Ấn Độ chỉ
có 56%. Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ sử dụng các BPTT ở một số quốc gia ở
châu Phi là rất thấp như: Nam Sudan (6,5%), Chad (6,9%), Guinea (7,9%),
Gambia (11,7%)… Nếu chỉ tính tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại thì cịn thấp
hơn nữa [35].
Cũng theo tài liệu KHHGĐ của Liên Hợp Quốc, trong số 63% tỷ lệ sử
dụng các BPTT thì tỷ lệ các biện pháp tránh thai hiện đại được sử dụng là
58%, tỷ lệ các biện pháp truyền thống dược sử dụng là 5%. Triệt sản nữ và
DCTC là những biện pháp dài hạn được sử dụng nhiều nhất [35].
Số liệu báo cáo năm 2015 của Liên Hợp Quốc cho thấy, tỷ lệ này lần
lượt là 19% và 14%. Những biện pháp ngắn hạn như VTTT 9%, BCS nam
8% và TTTT là 5%. Theo dõi số liệu từ năm 1994 đến nay cho thấy, xu
hướng người sử dụng ưa thích thuốc tiêm, thuốc cấy và BCS nam [32].
Mặc dù tỷ lệ sử dụng các BPTT trên thế giới đã tăng lên và có những
giai đoạn tăng ngoạn mục nhưng khoảng cách giữa các châu lục, khu vực trên
thế giới là rất lớn, đặc biệt tại một số quốc gia đói nghèo, chiến tranh và biến
đổi khí hậu. Một vịng luẩn quẩn của đói nghèo, trình độ giáo dục thấp, tỷ lệ


Thang Long University Library


sử dụng các biện pháp tránh thai thấp, mức sinh cao, mức chết cao, tuổi thọ
thấp rồi lại trở lại đói nghèo, lại chiến tranh…
1.2.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai tại Việt Nam
Chương trình KHHGĐ bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1961
với mục tiêu đặt ra là sinh đẻ có hướng dẫn, sau đó là KHHGĐ. Các BPTT ở
những giai đoạn đầu của chương trình KHHGĐ chỉ là DCTC và BCS, do các
nước viện trợ. Qua q trình phát triển cơng tác KHHGĐ, cơ cấu các BPTT
ngày càng được mở rộng, tỷ lệ chấp nhận BPTT ngày càng cao [20].
1.2.2.1. Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai
Tỷ lệ sử dụng BPTT tăng lên nhanh chóng từ 53,2% năm 1988 lên
72,7% năm 2000 và 78,0% năm 2010. Trong đó, tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại
tăng từ 37,7% (năm 1988), lên 67,5% (năm 2010) và tỷ lệ sử dụng BPTT
truyền thống có xu hướng giảm từ 15,5% (năm 1988) xuống 10,5% (năm
2010) [2].
Kết quả Điều tra biến động dân số 2016 cho thấy, tỷ lệ sử dụng các
BPTT đạt 77,6%, tăng 1,9 điểm phần trăm so với kết quả Điều tra biến động
dân số 2015. Số liệu của các cuộc Điều tra biến động dân số hàng năm cho
thấy tỷ lệ sử dụng BPTT của Việt Nam hiện đang ở mức cao [15].
Bảng 1.1. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai, giai đoạn 2002-2016


Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra biến động dân số và kế hoạch hố gia đình 1/4/2016 [15]

Kết quả Điều tra biến động DS – KHHGĐ 1/4/2017 của Tổng cục
Thống kê cho thấy, tỷ lệ sử dụng các BPTT đạt 76,5%, trong đó, tỷ lệ sử dụng
các BPTT hiện đại đạt 65,4% và BPTT truyền thống là 11,1%.
Theo số liệu của Tổng cục DS-KHHGĐ năm 2018, số người mới sử

dụng các BPTT hiện đại ước tính là 5.191.046 người, tỷ lệ các cặp vợ chồng
chấp nhận sử dụng các BPTT hiện đại đạt 66,5% và tỷ lệ các cặp vợ chồng
trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận các BPTT hiện đại vẫn tiếp tục tăng.
Về cơ cấu BPTT thể hiện rõ xu hướng dịch chuyển - từng bước giảm
dần các BPTT lâm sàng (triệt sản nam, triệt sản nữ, DCTC) và từng bước tăng
các BPTT phi lâm sàng (BCS, VTTT).

Thang Long University Library


Bảng 1.2. Tỷ trọng phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng đang sử dụng biện pháp
tránh thai chia theo biện pháp đang sử dụng, giai đoạn 2005 – 2016

Về các kênh cung ứng PTTT, nếu như những năm đầu của chương trình
KHHGĐ chỉ có kênh của Nhà nước cấp miễn phí thì bắt đầu từ năm 1993 có
thêm kênh tiếp thị xã hội các PTTT có sự trợ giá của Nhà nước và hiện nay
kênh xã hội hóa - thị trường cũng phát triển mạnh.
Bộ Y tế đã ban hành Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh
thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị
và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 – 2020” (Đề án 818). Do vậy chương
trình xã hội hóa các PTTT đang được mở rộng cả về địa bàn và từng bước đa
dạng hóa các PTTT và các chủng loại của từng PTTT như BCS và VTTT để
phân phối.
Theo báo cáo của Tổng cục DS-KHHGĐ năm 2018, tiếp thị xã hội các
PTTT đã được triển khai tại 63/63 tỉnh/TP, phân phối thành công: 1.685.049
chiếc bao cao su, 606.152 vỉ VTTT và 27.947 chiếc vòng tránh thai Ideal;
Ban quản lý Đề án 818 đã triển khai xã hội hóa PTTT tại 46/63 tỉnh/TP với


1.871.666 BCS, 170.817 vỉ VTTT Anna và 110.184 đơn vị hàng hóa SKSS

được phân phối (bán) tới người sử dụng.
Bảng 1.3. Tình hình cung cấp biện pháp tránh thai
Thị phần các kênh cung cấp PTTT năm 2010
(%)
Miễn phí

TTXH

Thị trường thương mại

54,0

40,0

6,0

- Bao cao su

25,5

64,5

10,0

- Thuốc viên uống tránh thai

36,1

56,1


7,8

- Thuốc tiêm tránh thai

92,5

7,0

0,5

- Thuốc cấy tránh thai

99,9

-

0,1

- Dụng cụ tử cung

97,5

2,4

0,1

- Triệt sản

100


-

-

Tổng

Nguồn: Quyết định số 2169/QĐ-BYT ngày 27/6/2011của Bộ trưởng Bộ Y tế [2]

Nếu như năm 2010, thị phần PTTT miễn phí và tiếp thị xã hội chiếm đa
số (94%) và thị trường thương mại chỉ chiếm 6% thì đến nay, theo số liệu của
Tổng cục DS – KHHGĐ, thị phần của PTTT miễn phí và tiếp thị xã hội là
thấp (<30%).
Theo Tổng cục Thống kê, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49
tuổi) năm 2016 là trên 24,2 triệu người. Trong những năm tới, số phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ vẫn tiếp tục gia tăng và dự báo sẽ đạt cực đại vào năm
2027 - 2028.
Hiện nhu cầu sử dụng các PTTT tiếp tục tăng. Đặc biệt vị thành niên/
thanh niên cần được quan tâm hơn; họ là những đối tượng phải đương đầu với
nhiều nguy cơ và thách thức liên quan đến SKSS, sức khỏe tình dục như:
thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết để chăm sóc bản thân.

Thang Long University Library


1.2.3. Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai tại Quận Hà Đông
Trong những năm qua công tác DS-KHHGĐ của Quận đã đạt được
những kết quả rất phấn khởi. Các chỉ tiêu về tỷ lệ sinh và mức sinh liên tục
giảm. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận và sử dụng các
BPTT hiện đại tăng nhanh. Năm 2017, Quận đã hoàn thành 100% chỉ tiêu về
thực hiện các biện pháp tránh thai, trung tâm DS – KHHGĐ Quận đã triển

khai chiến dịch cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại 17 phường đã mang lại kết quả,
249 trường hợp sử dụng DCTC; 54 trường hợp sử dụng TTTT; 570 trường
hợp sử dụng VTTT; 1.060 trường hợp sử dụng BCS. Cơ cấu sử dụng các
BPTT đang có sự thay đổi theo hướng đa dạng hoá các BPTT, đặc biệt là các
BPTT hiện đại.
Căn cứ kế hoạch Triển khai công tác DS – KHHGĐ năm 2019, quận
Hà Đông chú trọng bảo đảm cung ứng đủ các PTTT cho các đối tượng theo
đúng hướng dẫn và chỉ tiêu kế hoạch phân bổ năm 2019; chú trọng đẩy mạnh
xã hội hóa các PTTT trên địa bàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ
chăm sóc SKSS/KHHGĐ, tăng cường truyền thơng lồng ghép cung cấp dịch
vụ KHHGĐ.
1.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.
Nghiên cứu xác định các yếu tố liên quan tới việc sử dụng BPTT hiện
đại của phụ nữ đã kết hôn trong độ tuổi 15 – 49 tại Ethiopia năm 2011 với
trên 10.204 đối tượng đã cho thấy: Tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại là 27,3%.
Nghiên cứu cũng cho thấy nhóm giàu nhất, học vấn cao hơn, nhóm đang sử
dụng BPTT, số lượng trẻ sinh sống, đang trong mối quan hệ 1 vợ 1 chồng,
tham dự các cuộc đối thoại cộng đồng, được viếng thăm tại các cơ sở y tế tại
nhà thì sử dụng các BPTT hiện đại cao hơn. Trong khi đó phụ nữ sống ở vùng
nơng thơn, nhóm tuổi lớn hơn, trong mối quan hệ đa thê và chứng kiến một
cái chết của đứa trẻ của mình (p<0,001) đã được tìm thấy là ảnh hưởng tiêu
cực đến việc sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại [36].


×