Phong cách, quan điểm sáng tác của
Nguyễn Trung Thành
I. Thông tin
* Đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành:
- Đề tài và nguồn cảm hứng chủ đạo ni dưỡng các trang văn là tình u đối với những con người của
một đất nước, quê hương anh hùng và đẹp đẽ. Hình tượng trung tâm trong các tác phẩm của ông là những
cá nhân kết tinh số phận, vẻ đẹp cộng đồng với giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng.
=> Chính vì vậy mà “Rừng xà nu” được xem là tiếng nói của lịch sử và thời đại, gắn liền với những sự
kiện có ý nghĩa đối với tồn dân tộc, với mỗi nhân vật trong đó đều kết tinh những phẩm chất và lí tưởng
cao quý của cộng đồng.
=> Tác phẩm của ông mang ý nghĩa khái quát lớn: Từ việc kể chuyện về một đời, một người, một miền
quê, tác giả muốn nói đến chuyện của một thời, một nước.
- Đặc biệt, ơng có nhiều tác phẩm đậm đặc chất Tây Nguyên từ cảnh vật, chi tiết sinh hoạt, truyền thống
văn hóa, lời ăn tiếng nói cho đến cái tên của từng nhân vật.
+ Ơng được xem là nhà văn của Tây Nguyên, được hiểu trên cả hai nghĩa: là người đầu tiên đưa
vùng đất Tây Nguyên vào văn xuôi và là cây bút văn xuôi viết về Tây Nguyên hay nhất cho tới hôm nay.
+ Văn Nguyên Ngọc mang đậm âm hưởng sử thi của núi rừng Tây Ngun. Ở đó chất thơ hịa
quyện với nét hoành tráng, hùng vĩ của núi rừng, của con người bất khuất, kiên trung với quê hương, đất
nước. Sức sống bất diệt, khả năng trổi dậy vô tận của con người, sự sống luôn được đề cao trong tác phẩm
của ông. => Sáng tác của ông mang đậm nét khuynh hướng sử thi và vẻ đẹp trữ tình lãng mạn.
+ Trong cả hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, ơng đều gắn bó mật thiết
với chiến trường Tây Nguyên => Đây là nguyên nhân quan trọng đem đến sự thành công của ông ở hai
tác phẩm nổi tiếng: “Đất nước đứng lên” (1955), “Rừng xà nu” (1965)
- Các tác phẩm của ông thường sử dụng bút pháp tương phản, cấu trúc trùng điệp, mang giọng văn trang
trọng, nghệ thuật trần thuật tài tình, đặc biệt đối với các tác phẩm về đề tài Tây Ngun cịn có cách sử
dụng ngơn ngữ & tư duy gần gũi với văn hóa nơi đây.
=> Tất cả đã tạo nên cốt cách và vẻ đẹp văn chương của Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung Thành
II. Hình ảnh
III. Nhận định
- “Lần giở những trang sách của Nguyên Ngọc, không hiểu sao, tôi cứ nghĩ đến Tố Hữu và Phạm Tuyên.
Cũng như thơ Tố Hữu, ca khúc Phạm Tuyên, Nguyên Ngọc viết văn bằng hồn mình và cái hồn ấy thuộc
về cách mạng. Ông bám sát các vấn đề lớn của chính trị, phục vụ trực tiếp các nhiêm vụ chính trị mà tác
phẩm vẫn vượt qua được sự minh hoạ, vẫn thành tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh” – Trần Đăng Khoa
- “Trong một bài chân dung viết về Nguyên Ngọc, tôi gọi anh là con người lãng mạn.” – Nguyễn Đăng
Mạnh
- “Nguyên Ngọc là người của cái tuyệt đối. Anh không chấp nhận sự nửa vời, trạng thái lừng chừng. Phải
tuyệt đối anh hùng, phải tuyệt đối trong sáng.” – Nguyễn Đăng Mạnh
- “Những ai theo dõi bước đường sáng tác của Nguyên Ngọc đều nhận thấy một đặc điểm là nhà văn mà
mỗi sáng tác đều được viết với một ý định chính trị rất cụ thể, mỗi tác phẩm đều muốn làm một vũ khí
chiến đấu này lại là nhà văn rất chú trọng đến hình thức. Anh quan niệm: Sáng tạo ra hình thức là thuộc
bản chất của nhà văn.” – Theo báo “Văn nghệ quân đội số 5, 1984”
- “Chưa có một tác phẩm nào của anh được viết ra với ý định làm văn học. Hầu như lúc nào anh cũng
phải viết vội để phục vụ một nhiệm vụ cụ thể nào đó.” - Theo báo “Văn nghệ quân đội số 5, 1984”
=> Các tác phẩm của Nguyên Ngọc được sáng tác nhằm phục vụ cách mạng, phục vụ sự nghiệp chiến
đấu. Thế nên, khi đến với từng trang viết của ông, ta luôn thấy dấu ấn của thời đại. Tác phẩm “Rừng xà
nu” là một trong số đó, tác phẩm khơng chỉ tái hiện một thời kì lịch sử của phong trào cách mạng ở Tây
Nguyên và của cả miền Nam từ những năm đen tối cho đến lúc đứng lên “đồng khởi”, mà còn nêu ra chân
lí chung của phong trào cách mạng, khái quát cho phẩm chất, số phận và con đường đi lên của các dân tộc
Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
IV. Sưu tầm sách về Tây Nguyên & rừng Xà Nu
* Tựa sách: “Đất nước đứng lên” – Nguyên Ngọc
- Nội dung chính: Là cuốn tiểu thuyết về đề tài chiến tranh nổi tiếng của nhà văn Nguyên Ngọc. Là câu
chuyện kể về cuộc đấu tranh giữ đất giữ làng của dân làng Kông Hoa, một buôn làng người Ba Na, ở Tây
Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Pháp củaViệt Nam. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là Núp, là
một nhân vật có thật và là câu chuyện thật của Đinh Núp.
* Tựa sách: “Các bạn tôi ở trên ấy” – Nguyên Ngọc
- Nội dung chính: là tập hợp 24 bút ký về Tây Nguyên của nhà văn Nguyên Ngọc. Thiên nhiên và con
người Tây Nguyên với nền văn hóa phong phú, độc đáo được khắc họa rõ nét. Với vốn sống dày và thời
gian dài gắn bó với Tây Nguyên, Nguyên Ngọc chạm đến tầng sâu của tính cách con người Tây Ngun
và văn hóa Tây Ngun: phóng khống, tự do, nồng hậu, giàu tình yêu thương.