TẠP CHÍ CONG THiifNG
QUYỀN RÚT KHỎI HƠP ĐồNG
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
• NGUYỀN NGỌC QUN
TĨM TẮT:
Thương mại điện tử đã phát triển bùng nổ trong vầi năm gần đây tại Việt Nam, số lượng
người tiêu dùng tham gia vào hình thức giao dịch thương mại thơng qua các phương tiện điện
tử, đặc biệt là thông qua internet ngày càng đơng đảo. Tuy nhiên, đây là hình thức giao dịch
đặc biệt khi người tiêu dùng không trực tiếp trao đổi vổi người bán và thẩm định hàng hóa,
dịch vụ mình muốn mua, mà chủ yếu dựa vào các thơng tin có ở trên mạng để quyết định lựa
chọn sản phẩm. Do đó, hình thức giao dịch này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thiệt hại cho người
tiêu dùng. Bài viết này khái quát quyền rút khỏi hợp đồng, một trong những quyền đặc trưng
nhất của người tiêu dùng khi tham gia thương mại điện tử theo quy định pháp luật Việt Nam.
nhằm góp phần bảo đảm quyền lợi và tăng niềm tin của người tiêu dùng khi thực hiện các
giao dịch điện tử.
Từ khóa: Người tiêu dùng, bảo vệ người tiêu dùng, quyền của người tiêu dùng, quyền rút
khỏi hợp đồng, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, thương mại điện tử, giao dịch điện tử.
1, Đặt vấn đề
Quyền của người tiêu dùng là một nội dung
quan trọng của pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng nói chung và bảo vệ người tiêu dùng
trong thương mại điện tử nói riêng. Khi người tiêu
dùng giao kết hợp đồng thông qua các phương tiện
điện tử như điện thoại, internet,... họ có thể phải
đơi mặt với rất nhiều rủi ro như mua hàng không
đảm bảo chất lượng, không được giao hàng, để lộ
thông tin cá nhân. Đê’ khắc phục những rủi ro này,
pháp luật các nước có đề ra quy định về quyền rút
khỏi hợp đồng nhằm giảm thiểu nguy cơ cho người
40
SỐ25-Tháng 10/2020
tiêu dùng, tăng cường niềm tin cho người tiêu dùng
tham gia vào thương mại điện tử. Có như vậy,
thương mại điện tử tại Việt Nam mới phát triển
đúng với tiềm lực của mình.
2. Khái niệm quyền rút khỏi hựp đồng của
người tiêu dùng trong thương mạỉ điện tử
Quyền rút khỏi hợp đồng hay quyền đơn
phương châm dứt hợp đồng là một khái niệm mới
được đề cập trong pháp luật hợp đồng, chủ yếu
nhằm để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
khi giao kết hợp đồng điện tử vơi thương nhân.
Quyền này được hiểu là biện pháp để bảo vệ
LUẬT
người tiêu dùng khỏi các quyết định vội vàng,
trong một thời gian tương đơi ngắn, người tiêu
dùng có quyền xem xét lại quyết định giao kết
hợp đồng của mình1.
Quyền hủy bỏ hợp đồng, cũng có thể được gọi
là quyền “rút tiền” hoặc thời gian xem xét
(cooling-off period) được pháp luật các nước mô
tả đơn giản là khả năng người tiêu dùng nghĩ lại
về việc mua hàng, chấm dứt hợp đồng mà không
phải chịu trách nhiệm pháp ỉý và nhận lại tiền của
họ trong khi khơng cần phải ra tịa hoặc thậm chí
đưa ra lý do. Hơn nữa, một trong những tính năng
quan trọng nhát của quyền hủy bỏ hợp đồng là cho
phép người tiêu dùng được rút lại tiền mà khơng
cần phải thực hiện các khiếu kiện tịa án tốn kém,
phức tạp hoặc kéo dài. Theo úy ban châu Âu:
Giai đoạn xem xét (cooling-off period) là một trụ
cột cơ bản của bảo vệ người tiêu dùng, cung cấp
thời gian để người tiêu dùng xem xét lợi việc mua
hàng trực tuyến hoặc mua hàng tại nhà, nơi họ có
thể khơng đánh giá đầy đủ những gì họ đã mua
hoặc cảm thấy áp lực khi mua hàng. Do đó, thời
gian xem xét cung cấp một cơ hội quan trọng cho
người tiêu dùng để cải thiện quyết định của họ nêu
họ thay đổi quyết định hoặc xác định được một ưu
đãi tô t hơn nữa2.
Tóm lại, quyền rút khỏi hợp đồng của người
tiêu dùng trong thương mại điện tử là khi người
tiêu dùng giao kết hợp đồng thơng qua phương
tiện điện tử có một thời hạn nhất định để xem xét
lại hợp đồng và quyết định châm dứt hợp đồng,
lấy lại tiền mà không phải chịu trách nhiệm pháp
lý hay đưa ra lý do nào cho quyết định của mình.
3» Quy định pháp luật về tjuycn rút khỏi hựp
đồng của người tiêu dùng trong thương mại
điện tử
Người tiêu dùng do yếu thế về thông tin, đặc
biệt trong giao dịch điện tử, người tiêu dùng
khơng có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm,
hồn tồn dựa trên sự tin tưởng về những thơng
tin mà tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp.
Chính vì lý do này mà đẩ có những trường hợp
người tiêu dùng nhận được sản phẩm khác xa so
với những thông tin quảng cáo từ phía tổ chức, cá
nhân kinh doanh. Để bâo vệ lợi ích hợp pháp của
người tiêu dùng trong trường hợp này. Nghị định
số 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, trong đó quy đinh về quyền đơn
phương châm dứt hợp đồng của người tiêu dùng
tại điều 17: “trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác, trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh
doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông
tin quy định tại khoản ỉ điều này thỉ trong thời hạn
mười (10) ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng người
tiều dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ
chức, cá nhân kinh doanh. Người tiêu dùng khơng
phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc
chấm dứt đó và chỉ phải trả chì phí đối với phần
hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng". Vậy, khi tổ chức,
cá nhân kinh doanh không cung câp hoặc cung
câp không đúng các thông tin được quy định tại
khoản 1 điều 17 như các thông tin về chất lượng,
tính năng, cơng dụng, giá cả của sản phẩm... thì
người tiêu dùng được quyền châm dứt hợp đồng
mà khơng chịu bất kỳ hậu quả pháp lý nào. Tuy
nhiên, thời hạn được phép đơn phương chấm dứt
hợp đồng là 10 ngày kể từ ngày giao kết hợp
đồng sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng, vì thời
điểm giao kết hợp đồng theo Điều 400 Bộ luật
Dân sự 2015 là thời điểm bên đề nghị nhận được
châp nhận giao kết. Và cụ thể nếu người tiêu
dùng đặt mua hàng trực tuyến trên website điện
tử thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm
người tiêu dùng nhận được trả lời của thương
nhân châp nhận đề nghị giao kết hợp đồng3, giả
sử người tiêu dùng được nhận hàng sau 15 ngày
kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Đồng thời khi
đó mới phát hiện ra hàng hóa khơng đúng như
thơng tin của thương nhân cung cấp. cũng không
thể vận dụng được quyền đơn phương châm dứt
hỢp đồng nữa.
Bên cạnh đó, để thực hiện quyền đơn phương
châm dứt hợp đồng theo quy định trên, người tiêu
dùng cũng sẽ phải chứng minh những thông tin
mà thương nhân cung câp là khổng đúng hoặc
không đủ như yêu cầu tại khoản 1 điều 17 (các
thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh; phương
thức giao hàng; chất lượng hàng hóa, dịch vụ;...).
Điều này gây khó khăn cho người tiêu dùng, vì
các thơng tin được cung câp thơng qua website,
ở nhiều mục khác nhau và có thể thường xuyên
thay đổi, nếu người tiêu dùng không lưu trữ lại
SỐ25-Tháng 10/2020
41
TẠP CHÍ CƠNG ĨHƯỊNG
những thơng tin này khi giao kết hợp đồng để có
thể làm bằng chứng chứng minh cho yêu cầu đơn
phương châm đứt hợp đồng của mình là hợp
pháp, do đó sẽ khó thực hiện được quyền này
trên thực tê.
Pháp luật EU quy định thời hạn để người tiêu
dùng đơn phương chấm dứt hợp đồng điện tử là
14 ngày kể từ khi nhận được hàng hóa mà khơng
cần đưa ra lý do cho việc đơn phương chấm dứt
hợp đồng4. Bộ luật Dân sự Đức quy định thời hạn
này là 2 tuần kể từ khi người tiêu dùng nhận được
hàng hóa5. Quy định thời hạn cho quyền đơn
phương châm dứt hợp đồng của người tiêu dùng
kể từ ngày nhận hàng hóa sẽ đảm bảo cho người
tiêu dùng đủ thời gian để thực sự nhận biết đúng
đắn về hàng hóa, dịch vụ mà mình đâ mua liệu có
giống với thơng tin thương nhân cung cấp. Theo
đó, người tiêu dùng có thể quyết định có thực
hiện quyền đơn phương châm dứt hợp đồng hay
khơng mà khơng cần phải có lý do. Việc quy định
như trên giúp người tiêu dùng trong giao dịch
điện tử được bảo vệ một cách cụ thể và triệt để
nhâì. Điểm khác biệt lổn nhát của quyền đơn
phương châm dứt hợp đồng của người tiêu dùng
theo pháp luật Việt Nam và pháp luật châu Âu
chính là địi hỏi cần phải có lí do cho sự hủy bỏ
hợp đong. Việc địi hỏi người tiêu dùng phải có lí
do cho sự trả lại hàng hóa, dịch vụ theo pháp luật
Việt Nam, gây khó khăn cho người tiêu dùng,
nhưng đồng thời cũng sẽ hạn chế tình trạng người
tiêu dùng lợi dụng quyền này để trả lại sản phẩm
vô căn cứ, gây thiệt hại cho thương nhân. Tuy
nhiên, trên quan điểm bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, tăng cường niềm tin của người tiêu
dùng vào thương mại điện tử và trên thực tế tình
trạng người tiêu dùng bị lừa dốì trên thương mại
điện tử, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng cần
xem xét lại quy định này để bảo đảm quyền
người tiêu dùng cũng như thúc đẩy sự phát triển
của thương mại điện tử.
4. Kết luận
Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng năm 2010 đã có những quy định sơ khai
về quyền rút khỏi hợp đồng nhưng hiệu quả thực
thi chưa được thể hiện rõ ràng. Quyền rút khỏi
hợp đồng là một trong những quyền đặc biệt chỉ
xuất hiện khi người tiêu dùng giao kết hợp đồng
thông qua các phương tiện điện tử hoặc giao kết
hợp đồng từ xa. Vậy nên, để thương mại điện tử
phát triển hơn nữa, cần phải có các quy định cụ
thể về quyền này. Điều đó thể hiện trước hết ỏ
các chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
của Nhà nước, ở các hoạt động chăm sóc khách
hàng của các doanh nghiệp và ở chính nhận thức
của người tiêu dùng về các quyền của mình. Đó
là những điều mà trong những năm tới chúng ta
cần phái phát huy để tăng cường niềm tin của
người tiêu dùng vào thương mại điện tử ■
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:
1 Marco Loos (2009), “Right of Withdrawal" in Geraint Howells, Reiner Schulze (eds), “Modernizing and
Harmonizing Consumer Contract Law" (1st edition). Sellier. Munich.
2 European Commission (2011), “Commission Staff Working Paper: Consumer Empowerment in the EU”, tr.469.
■’ Điều 21 Nghị định sơ'52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Thương mại điện tử
4 Điều 9 Chỉ thị 2011/83/EU của Liên minh Châu Âu về Quyền của người tiêu dùng.
5 Điều 312d Bộ luật Dân sự Đức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Quốc hội (2015). Bộ luật Dân sựsố9ỉ/2015/QHỈ3.
2. Quốc hội (2010). Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số59/2OỈ0/QHỈ2.
42
Số25-Tháng 10/2020
LUẬT
3. Quốc hội (2005). Luật Giao dịch điện tử số5Ỉ/2005/QHỈ1.
4. Quốc hội (2006). Luật Cóng nghệ thơng tin SỐ67/2006/QHỈ ỉ.
5. Liên Hợp Quốc (1985), Hướng dẫn cùa Liên Hợp Quốc về bảo vệ người tiêu dùng(UNGCP) năm 1985.
6. Liên Hợp Quốc (2015), Hướng dẫn sửa đổi của Liên Hợp Quốc về bào vệ người tiêu dùng (UNGCP) năm 20Ỉ5.
7. OECD (1999), “Bân hướng dẫn về Bảo vệ Người tiêu dùng trong Bối cánh thương mại điện tử".
8. Liên minh Châu Âu (2011), Chì thị 20ỉ Ỉ/83/EU về Quyền của người tiêu dùng.
9. European Commission. (2011). Commission Staff Working Paper: Consumer Empowerment in the EU. Brussels:
European Commission.
10. Geraint Howells. Reiner Schulze. (2009). Modernizing and Harmonizing Consumer Contract Law" (1st
edition). Munich: Sellier.
Ngày nhận bài: 9/9/2020
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 19/9/2020
Ngày chấp nhận đăng bài: 29/9/2020
Thông tin tác giả:
ThS. NGUYEN NGỌC QUYÊN
Gỉảng viên Khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội
THE RIGHT OF WITHDRAWAL OF CONSUMERS
WHEN TAKING PART IN ONLINE TRANSACTIONS
• Master. NGUYEN NGOC QU YEN
Lecturer, Faculty of Economic Law,
Hanoi Law University
ABSTRACT:
E-commerce sector in Vietnam has experienced a rapid growth in recent years with a
significant increa >e in the number of consumers participating in commercial transactions via
electronic metho is, especially on the Internet. Online transactions are a special form of
transaction when buyers do not directly meet sellers and the evaluation of buyers about goods or
services relies on information available on the Internet. As a result, consumers are exposed to
many risks wheti taking part in this form of transaction. This paper presents tthe right of
withdrawal when consumers participate in online ưansactions in accordance with Vietnam’s
current laws in orỉer to ensure the interests and increase the confidence of consumers in online
ttansactions.
Keywords: c msumer, consumer protection, consumer rights, right of withdrawal, right to
unilaterally termi late a contract, e-commerce, e-transaction.
SỐ 25-Tháng 10/2020
43