Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.11 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TIỂU LUẬN MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Đề tài
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Nhóm thực hiện: Nhóm 14 của lớp 12DTH2LT4
Lớp: 12DTC3LT4
Danh sách nhóm: Phan Ngọc Đài Trang (NT)
Nguyễn Thanh Trúc
Lê Thanh Thảo
Biện Văn Long
Đỗ Xuân Đạt
Đồng Nai, tháng 5 năm 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai cũng
như trong quá trình học môn Thương mại điện tử, chúng em đã nhận được sự
quan tâm và học hỏi được nhiều kiến thức vô cùng quý báu qua sự giúp đỡ
của thầy Sắc đã tạo cho chúng em một nền tảng kiến thức vững chắc về môn
học.
Vì thời gian học tập còn ngắn cho nên hiểu biết của chúng em còn hạn
chế, vì thế không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài.
Chúng em rất mong nhận được nhiều ý kiền đóng góp, chỉ dẫn của thầy để
kiến thức của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin kính chúc thầy cùng toàn thể thầy cô trường Đại Học Công
Nghệ Đồng Nai luôn luôn mạnh khỏe và gặt hái được nhiều thành công.
Đồng Nai, tháng 05 năm 2013.
Nhóm thực hiện
.


Nhóm 14
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH SÁCH NHÓM 14
Nhóm 14
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng sự phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam , các hoạt
động thương mại điện tử nói riêng và các giao dịch điện tử nói chung đang
mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.
Người tiêu dùng trong thương mại điện tử có thể tiếp cận hàng hóa trên
toàn cầu với nhiều lựa chọn và hưởng giá ưu đãi nhờ giảm thiểu khâu trung
gian. Tuy nhiên, khi tham gia các giao dịch điện tử, người tiêu dùng vẫn chưa
yên tâm với lo lắng bị lợi dụng bởi các hành vi thương mại không công bằng,
các biện pháp thanh toán không đảm bảo, mất hoặc tiết lộ thông tin cá nhân và
nhiều quan ngại khác khiến đời sống riêng bị xâm phạm. Một loạt vụ doanh
nghiệp lợi dụng thương mại điện tử để huy động lượng tiền mặt lớn từ mạng
lưới người tham gia với phương thức hoạt động có nhiều điểm không minh
bạch như kiểu kinh doanh của Cty CP đào tạo trực tuyến MB24, hay các dạng
bán hàng đa cấp "nhập nhằng" vừa bị phát hiện gần đây là minh chứng rõ.
Không khó để tìm thấy tại thời điểm này trên mạng vẫn đầy rẫy những
mẩu quảng cáo trái luật, thậm chí là quảng cáo bán hàng cấm, rồi mua gian bán
dối, lừa đảo người tiêu dùng.
Trước mắt, khi các công cụ pháp lý về giao dịch điện tử còn chưa hoàn
thiện, các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử ngoài việc thực hiện
nghiêm các quy định của pháp luật còn phải xây dựng lòng tin dối với người
tiêu dùng đặc biệt trong việc bảo mật thông tin, tôn trọng sự riêng tư của người
tiêu dùng cũng như giao hàng đúng hạn, trả lời và giải quyết tốt khiếu nại của
người tiêu dùng. Doanh nghiệp phải hiểu rằng, bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng cũng là cách tốt nhất để doanh nghiệp phát triển bền vững.
Hiện nay, có thể nói, nhận thức về quyền người tiêu dùng trong xã hội

chưa đầy đủ nên rất nhiều trường hợp chưa có ý thức tự bảo vệ hay nhờ tới sự
can thiệp bảo vệ của các cơ quan chức năng.
Nhóm 14
Do đó, nhóm chúng em chọn đề tài bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong TMĐT, vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những sai sót mong thầy góp ý thêm cho bài làm chúng em hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Nhóm 14
Chương 1
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Tìm hiểu chung về thương mại điện tử
1.1.1 Khái niệm
Một số khái niệm thương mại điện tử được định nghĩa bởi các tổ chức uy
tín thế giới như sau:
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao
gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán
và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả
các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng
Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các
giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân)
mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên
Internet." Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và
Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại điện tử.
1.1.2 Lợi ích của thương mại điện tử
 TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị
trường và đối tác
 TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất
 TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.

 TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm
đáng kể thời gian và chí phí giao dịch.
 TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các
thành phần tham gia vào quá trình thương mại.
 Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.
1.2 Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
1.2.1 Quyền cơ bản của người tiêu dùng
Căn cứ theo Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về quyền
của người tiêu dùng quy định người tiêu dùng có 8 quyền cơ bản sau đây:
Nhóm 14
6
Chương 1
1.Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
2.Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc,
xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao
dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã
mua, sử dụng.
3.Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc
không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với
tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
4.Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả,
chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và
nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
5.Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng.

6.Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả
hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công
bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
7.Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để
bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
8.Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch
vụ.
Nhóm 14
7
Chương 1
1.2.2 Các nội dung cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại
điện tử
1.2.2.1 Cơ chế bảo vệ minh bạch và hiệu quả
Các biện pháp, hành vi áp dụng vào môi trường thương mại điện tử nhằm
mục đích bảo vệ người tiêu dùng phải đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả
giống như các biện pháp áp dụng đối với các loại hình giao dịch khác. Để thực
hiện nguyên tắc này, chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải cùng
nhau hợp tác để xác định các tính chất riêng biệt của môi trường thương mại
điện tử từ đó xây dựng nên các cơ chế hiệu quả và rõ ràng.
1.2.2.2 Thực hiện các hành vi quảng cáo và kinh doanh lành mạnh
Các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường thương mại điện tử cần
chú trọng tới lợi ích của người tiêu dùng và đảm bảo tuân thủ các quy định của
pháp luật về kinh doanh, quảng cáo và marketing. Theo đó, doanh nghiệp nên
ghi nhớ và cố gắng thực hiện các hành vi sau:
Không nên thực hiện các hành vi lừa dối, lừa đảo, giả mạo hoặc cố ý cung
cấp các thông tin có nội dung gây nhầm lẫn, hiểu nhầm hoặc đánh lừa người
tiêu dùng.
Không nên thực hiện các hành vi có khả năng gây ra tổn hại cho người

tiêu dùng.
Khi cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải thực
hiện truyền thông theo cách thức rõ ràng, chính xác và dễ nhận biết cho người
tiêu dùng.
Nên đảm bảo tuân thủ và thực hiện đúng các chính sách đã cam kết hoặc
tuyên bố với người tiêu dùng.
Nên lưu ý tới các đặc điểm chung của môi trường thương mại điện tử, tuy
nhiên, cũng luôn nhắc nhở phải chú ý tới những đặc điểm riêng của môi trường
này gắn với các vùng miền kinh doanh khác nhau. Cần nhấn mạnh rằng, việc
tìm hiểu các đặc điểm riêng của môi trường thương mại điện tử tại những vùng
miền, quốc gia khác nhau là nhằm để bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn chứ
Nhóm 14
8
Chương 1
không phải tìm ra các kẽ hở để giảm bớt trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng
của doanh nghiệp.
Nên có chi nhánh, văn phòng hoặc ít nhất là người đại diện tại thị trường
hướng tới mặc dù luôn ghi nhớ thương mại điện tử là hoạt động diễn ra toàn
cầu.
Nên xây dựng cơ chế đăng ký nhận hoặc từ chối email dễ dàng và thuận
tiện cho người tiêu dùng.
Nên có các chính sách quảng cáo, tiếp cận riêng đối với các nhóm khách
hàng đặc biêt: trẻ em, thai phụ, người bệnh….
1.2.2.3 Các thông tin cần tìm hiểu/cung cấp trong giao dịch thương mại
điện tử
Các thông tin dưới đây là cần thiết và nên đăng tải để các bên có thể dễ
dàng tìm hiểu nhau.
Thông tin về doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử nên cung cấp thông
tin chính xác, rõ ràng và dễ dàng truy cập về bản thân doanh nghiệp. Các thông

tin này có thể bao gồm: hồ sơ đăng ký kinh doanh, thông tin liên lạc của doanh
nghiệp (hiện nay nên có: địa chỉ hoạt động thực tế, số điện thoại, fax, email và
website); đường dây nóng liên hệ cho người tiêu dùng (nếu có); cơ chế giải
quyết khiếu nại, quy trình thủ tục; …Các tài liệu khác chứng minh sự tồn tại
của doanh nghiệp.
Thông tin về hàng hóa, dịch vụ
Doanh nghiệp nên cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, chính xác và dễ
dàng tiếp cận để người tiêu dùng có đầy đủ thông tin cần thiết để quyết định có
nên thực hiện giao dịch hay không. Các thông tin này phải được cung cấp theo
các cách thức mà người tiêu dùng có thể dễ dàng ghi lại/tải về.
Thông tin về giao dịch
Doanh nghiệp nên cung cấp các thông tin đầy đủ hướng dẫn người tiêu
dùng thực hiện các giao dịch. Các thông tin quan trọng để người tiêu dùng cân
Nhóm 14
9
Chương 1
nhắc trước khi thực hiện giao dịch là các điều khoản, điều kiện mua bán; hướng
dẫn sử dụng; giá cả, vận chuyển giao hàng, chính sách trả hàng; bảo hành và
thanh toán của sản phẩm.
Cần lưu ý hướng dẫn đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch.
Xác nhận giao dịch
Để tránh những quyết định nhất thời và có thời gian cân nhắc kỹ trước khi
chính thức giao dịch, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình mua hàng, kiểm tra,
chỉnh sửa lại đơn hàng và các bước xác nhận giao dịch từ phía người tiêu dùng.
Người tiêu dùng phải được cung cấp tính năng hủy giao dịch trước khi xác
nhận chấp nhận giao dịch.
Thanh toán
Thanh toán nhanh, chính xác và dễ dàng là một trong những điều kiện
quyết định thành công của thương mại điện tử. Do vậy, bên cạnh việc cung cấp
phương thức thanh toán thuận tiện, chính xác, nhanh chóng và an toàn, bảo mật

thì doanh nghiệp phải đảm bảo xây dựng được sự tin tưởng cho người tiêu
dùng khi thực hiện thanh toán online.
1.2.2.4 Giải quyết tranh chấp và luật áp dụng
Tính chất giao dịch không biên giới của thương mại điện tử đang đặt ra
yêu cầu điều chỉnh, sửa đổi các văn bản luật của các quốc gia. Khi tiến hành
hoạt động rà soát, bổ sung lại các văn bản này, các chính phủ cần lưu ý, bên
cạnh việc đưa ra các quy định rõ ràng, có tính khả thi và minh bạch thì cần đảm
bảo rằng các quy định này không hạn chế sự phát triển của thương mại điện tử
và vẫn phải đảm bảo mức độ bảo vệ người tiêu dùng không khác so với với
trong môi trường giao dịch truyền thống. Bên cạnh đó, cần tạo ra các cách thức
giải quyết tranh chấp mà người tiêu dùng có thể dễ dàng sử dụng với chi phí
hợp lý và thời gian, quy trình đơn giản, gọn nhẹ.
1.2.2.5. Chính sách thông tin
Nhóm 14
10
Chương 1
Doanh nghiệp phải xây dựng và đảm bảo tuân thủ các quy định tại từng
thị trường đăng ký kinh doanh về chính sách bảo vệ, sử dụng và lưu chuyển
thông tin cá nhân của người tiêu dùng.
Chính sách thông tin còn cần tới sự phối hợp, tham gia của nhiều chủ thể,
từ chính phủ, doanh nghiệp tới các phương tiện thông tin đại chúng và ngay cả
bản thân người tiêu dùng trong việc định hướng các kiến thức tiêu dùng, cách
thức tiến hành giao dịch thương mại điện tử an toàn và thông minh. Sự tham
gia của các phương tiện thông tin đại chúng góp phần đưa thông tin tới người
tiêu dùng nhanh, kịp thời, mạng lưới bao phủ rộng và đảm bảo hiệu quả.
1.2 Tại sao phải bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Một trong những rào cản lớn đối với sự phát triển của các giao dịch điện
tử tại Việt Nam là người tiêu dùng không an tâm khi giao dịch qua mạng.
Thương mại điện tử giúp NTD và người bán hàng giao dịch được với
nhau bất kể vị trí địa lý (xuyên quốc gia), nhưng sẽ rất khó khăn khi có tranh

chấp xảy ra, đặc biệt đối với các tranh chấp xẩy ra đối với việc mua hàng ngoài
biên giới quốc gia, vì còn phụ thuộc vào luật lệ của quốc gia đó… Để Thương
mại điện tử phát huy tốt ưu điểm của mình, các doanh nghiệp tham gia thương
mại điện tử, ngoài việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, còn phải
xây dựng lòng tin đối với NTD, đặc biệt trong việc bảo mật thông tin, tôn trọng
sự riêng tư của NTD cũng như giao hàng đúng hạn, trả lời và giải quyết tốt
khiếu nại của NTD.
Hiện nay, một số website TMĐT lớn như vatgia.com, enbac.com,
chodientu.vn, muare.vn… đã thu hút đông đảo thành viên tham gia giao dịch.
Theo số liệu của Cục TMĐT và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), trị giá
hàng hóa, dịch vụ tham gia giao dịch TMĐT đạt hơn 4 nghìn tỉ đồng (năm
2011) và gần 10 nghìn tỉ đồng (năm 2012). Tổng doanh thu các sàn giao dịch
TMĐT đạt 111 tỉ đồng (năm 2011)
Tiềm năng lớn, nhưng chính các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
này lại tự làm khó mình khi hoạt động thiếu minh bạch, thậm chí có các hành
Nhóm 14
11
Chương 1
vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực TMĐT có
chiều hướng gia tăng, đã xuất hiện những vụ việc như lừa đảo, giao hàng hóa
không đảm bảo chất lượng, đánh cắp và sử dụng thông tin cá nhân trái phép…
Hàng loạt sai phạm đã khiến thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng mất
niềm tin của người tiêu dùng.
Để TMĐT ở Việt Nam phát triển bền vững, tạo điều kiện vượt qua khủng
hoảng kinh tế, chắc chắn cả doanh nghiệp và người tiêu dung cần quan tâm
nhiều hơn nữa tới hai chữ “an toàn”.
Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng – Cục Quản lý cạnh tranh cũng khẳng
định: “với những ưu điểm vượt trội, thương mại điện tử cũng mang lại nhiều
rủi ro cho người tiêu dùng nếu chúng ta không hiểu rõ các quy định cũng như
cách thức thực hiện thương mại điện tử… Các vấn đề về bảo mật, an toàn

thông tin cá nhân các địa chỉ giao dịch ảo, các hợp đồng mập mờ về giá cả,
quảng cáo, chất lượng hàng hóa…đã và đang là những hành vi phổ biến vi
phạm nghiêm trọng đến quyền lợi NTD”. Chính vì vậy, để thương mại điện tử
phát huy tốt ưu điểm của mình, các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử
ngoài việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật còn phải xây dựng
lòng tin dối với NTD.
Theo ông Nguyễn Ngọc Điệp, Giám đốc vatgia.com: "Không ai mạnh
bằng người tiêu dùng trên internet. Chỉ cần họ bị lừa 1 lần thôi, họ sẽ lên diễn
đàn, lên mạng xã hội, gửi email cho tất cả bạn bè của họ công ty ấy có thể lụi
bại chỉ trong 1 đêm". Đặc biệt trong hoạt động mua bán trực tuyến, niềm tin
của người tiêu dùng càng là vấn đề sống còn.
Nhóm 14
12
Chương 2
Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra đời từ tháng 7/2011, tuy nhiên
trên thực tế quyền lợi của người tiêu dùng vẫn đang bị xâm phạm.
2.1 Bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết hợp đồng điện tử qua internet
Hầu như rất nhiều website chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về
thương nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại, email, giấy phép đăng ký kinh
doanh.
46% các website không công bố bất cứ thông tin gì về các điều khoản
giao dịch, chỉ có 8% công bố đầy đủ các điều khoản giao dịch.
Đa phần website vẫn chưa chú ý thích đáng tới việc xây dựng cơ chế giải
quyết tranh chấp. Chỉ có 4% trong số những website được khảo sát công bố
thông tin về quy trình giải quyết khi xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện
hợp đồng.
Có ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật dường như chỉ quy định đối với các
giao dịch truyền thống mà chưa tính đến các phương thức kinh doanh mới đang

phát triển như giao dịch trên Internet hiện nay.
Nhu cầu điều chỉnh pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết
hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử đặc trưng cho các giao dịch được thiết lập từ xa. Trong
mối quan hệ này, người tiêu dùng luôn ở thế yếu so với nhà cung cấp dịch vụ,
hàng hóa. Thế yếu này bắt nguồn từ chính phương thức giao kết hợp đồng: phải
sử dụng biện pháp liên lạc từ xa (qua website, e-mail hay chat room…). Người
tiêu dùng có thể thiếu thông tin về tình hình thực tế hay pháp luật điều chỉnh
quan hệ hợp đồng. Đặc điểm này là nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giữa các
bên. Dễ nhận thấy rằng, khi mua một mặt hàng bất kỳ (ví dụ như quần áo)
thông qua một website, người tiêu dùng không có dịp kiểm tra màu sắc, kích cỡ
Chương 2
hay chất liệu quần áo như khi mua ở một cửa hàng thời trang. Vì vậy, có thể sẽ
có rủi ro khi giao kết hợp đồng, sự đồng ý của người tiêu dùng sẽ không rõ
ràng như khi ký kết hợp đồng với sự hiện diện của các bên. Ở cấp độ thấp hơn,
việc mua hàng thiếu cân nhắc cũng rất đáng ngại, khi đó người tiêu dùng sẽ
không suy nghĩ chín chắn trước khi ký kết hợp đồng như trong giao dịch truyền
thống. Khi các hợp đồng điện tử đa phần dưới dạng là hợp đồng mẫu, thì vị thế
của người tiêu dùng từ xa lại càng yếu thế vì họ không có quyền thỏa thuận,
thương lượng. Do đó, cần thiết phải có sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng – bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng điện tử.
Sự thành công của hợp đồng điện tử phụ thuộc vào việc xây dựng một
môi trường giao dịch thu hút cũng như an toàn đối với các bên tham gia. Điều
này đặc biệt đúng khi nói tới khía cạnh bảo vệ người tiêu dùng. Một yếu tố
quan trọng để tạo môi trường cho lòng tin và sự tín nhiệm trong giao kết hợp
đồng điện tử là phải bảo vệ được người tiêu dùng. Các bên tham gia giao kết
hợp đồng điện tử qua mạng Internet không nhất thiết hay không thể gặp mặt
nhau. Thông thường, người tiêu dùng không biết rõ các thông tin về hàng hóa,
dịch vụ được cung cấp như người bán hàng, khả năng chịu rủi ro sẽ cao hơn, do
đó cần có những quy định pháp luật bảo vệ họ.

Về vấn đề này, đầu tiên phải kể đến Luật Công nghệ thông tin năm 2006.
Khoản 2 Điều 30 Luật này quy định khi thực hiện việc kinh doanh trên mạng,
một website bán hàng phải bảo đảm các yêu cầu:
a) cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về hàng hóa, dịch vụ, điều kiện
giao dịch, thủ tục giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại;
b) cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về phương thức thanh toán an
toàn và tiện lợi trên môi trường mạng;
c) công bố các trường hợp người tiêu dùng có quyền hủy bỏ, sửa đổi thỏa
thuận trên môi trường mạng.
Trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác, tổ chức, cá nhân
bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải cung cấp các thông tin sau đây cho việc
giao kết hợp đồng:
Chương 2
a) trình tự thực hiện để tiến tới giao kết hợp đồng trên môi trường mạng;
b) biện pháp kỹ thuật xác định và sửa đổi thông tin nhập sai;
c) việc lưu trữ hồ sơ hợp đồng và cho phép truy nhập hồ sơ đó. Khi đưa ra
các thông tin về điều kiện hợp đồng cho người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân phải
bảo đảm cho người tiêu dùng khả năng lưu trữ và tái tạo được các thông tin đó
(Điều 31 Luật Công nghệ thông tin năm 2006).
Một thực tế trong giao dịch điện tử là mọi người thường vội vã nhấp nút
“Gửi” khi thực ra họ chưa định làm thế. Nhiều người giao kết hợp đồng qua
mạng chắc chắn đã từng gặp trường hợp nhập thông tin vào mẫu trên website
mà sai về mọi thứ, từ lỗi chính tả đến số lượng và món đồ định mua. Những lỗi
này thường mang tính khách quan, thể hiện sự không thống nhất giữa thao tác
bên ngoài với ý chí bên trong của người mua. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu
dùng trong những trường hợp như thế này, Luật Công nghệ thông tin năm 2006
đưa ra biện pháp tại Điều 32: “Trường hợp người mua nhập sai thông tin gửi
vào trang thông tin điện tử bán hàng mà hệ thống nhập tin không cung cấp khả
năng sửa đổi thông tin, người mua có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
nếu đã thực hiện các biện pháp sau đây:

1. Thông báo kịp thời cho người bán biết về thông tin nhập sai của mình
và người bán cũng đã xác nhận việc nhận được thông báo đó;
2. Trả lại hàng hoá đã nhận nhưng chưa sử dụng hoặc hưởng bất kỳ lợi ích
nào từ hàng hóa đó”.
Giải pháp tương tự cũng được quy định tại Điều 15 Nghị định số
57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử khi cho phép cá nhân mắc phải lỗi nhập
thông tin khi giao tiếp với một hệ thống thông tin tự động có thể rút bỏ phần
chứng từ điện tử có lỗi.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy các quy định nêu trên mới chỉ là quy định
khái quát, mang tính nguyên tắc, để đi vào cuộc sống thì cần phải có những quy
định cụ thể, chi tiết hơn.
Dựa trên những yếu tố đặc thù của môi trường mạng, Thông tư số
09/2008/TT-BCT quy định về một quy trình giao kết hợp đồng tiêu biểu qua
Chương 2
website thương mại điện tử, qua đó giúp phân định phạm vi trách nhiệm của
mỗi bên trong các giao dịch này, đồng thời giảm bớt sự bất bình đẳng giữa
khách hàng và thương nhân trong giao kết hợp đồng. Bên cạnh những điều
khoản về quy trình giao kết hợp đồng, Thông tư số 09/2008/TT-BCT còn quy
định cụ thể việc cung cấp thông tin trên các website thương mại điện tử nhằm
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình giao dịch với yêu cầu những
thông tin này phải:
a) rõ ràng, chính xác, dễ tìm và dễ hiểu;
b) được sắp xếp tại các mục tương ứng trên website và có thể truy cập
bằng phương pháp trực tuyến;
c) có khả năng lưu trữ, in ấn và hiển thị được về sau
d) được hiển thị rõ đối với khách hàng trước thời điểm khách hàng gửi đề
nghị giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cho phép người tiêu
dùng có quyền rút lui khỏi hợp đồng, trả lại hàng hóa đã mua và không phải bồi
thường, khi giao kết hợp đồng qua Internet trong một thời hạn nhất định như

pháp luật của một số nước tiên tiến trên thế giới. Quyền rút lui khỏi hợp đồng
giúp người tiêu dùng không bị rơi vào thế yếu, nếu nhận thấy mặt hàng mua từ
xa không phù hợp với yêu cầu (chẳng hạn như quần áo không vừa), người tiêu
dùng có thể thay đổi ý định mà không phải chịu phạt. Bên cạnh đó, các quy
định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng điện tử còn
nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, khó cho việc tra cứu và quan trọng hơn,
phần lớn các quy định này mới chỉ được quy định trong một văn bản có hiệu
lực pháp lý thấp.
2.2 Bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán điện tử
Một thành phần quan trọng nữa góp phần vào sự phát triển TMĐT Việt
Nam, đó chính là sự phát triển vượt bậc về phương thức thanh toán trực tuyến.
Khi mua hàng qua mạng, người tiêu dùng phải cung cấp những thông tin
cá nhân như tài khoản ngân hàng, bệnh án, sở thích, số tài khoản, địa chỉ IP
máy tính Đây là những thông tin rất nhạy cảm. Vì thế, Luật Giao dịch điện
Chương 2
tử, điều 46 ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các biện pháp
bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật khi tiến hành giao dịch điện tử.
Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng cũng như cung cấp
hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hay thông tin của cơ quan, tổ chức, cá
nhân mà mình tiếp cận nếu không được sự đồng ý của khách hàng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thời
gian gần đây, cùng với sự bùng nổ về thương mại điện tử, ở Việt Nam đã xuất
hiện nhiều hiện tượng vi phạm về dữ liệu cá nhân. Lướt qua rất nhiều website
thương mại điện tử và website của các doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh
những trang có uy tín thì phần lớn các website khác không có một cam kết hay
tuyên bố gì về việc đảm bảo giữ bí mật các thông tin cá nhân mà họ thu thập
được khi khách hàng điền những thông tin về mình khi mua hàng. Khách hàng
cũng không được biết những thông tin điền vào sẽ được sử dụng cho mục đích
gì ngoài việc phục vụ cho giao dịch thương mại đang tiến hành.
Việc lơi lỏng trong những chính sách về bảo vệ thông tin cá nhân cũng là

mối nguy hại rất lớn đối với người tiêu dùng. Những vụ lấy trộm thông tin về
tài khoản ngân hàng, làm giả thẻ thanh toán để mua hàng trên mạng hay rút tiền
mà báo chí đã đăng tải trong thời gian qua là một biểu hiện cụ thể về tác hại
của thông tin cá nhân bị xâm phạm, tiết lộ, gây thiệt hại không nhỏ đến tài sản,
lợi ích của người thực hiện giao dịch.
Những vấn đề hạn chế trong thanh toán điện tử làm cho NTD không an
tâm khi thanh toán điện tử mà vẫn dùng hình thức thanh toán trực tiếp.
• Cơ sở hạ tầng, điểm chấp nhận thanh toán là yếu tố quyết định đến sự
thành công của thanh toán điện tử. Điểm chấp nhận thanh toán còn ít do
vậy tại một số nơi người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác ngoài
việc sử dụng tiền mặt.
• Lo ngại về sự an toàn trong giao dịch cũng là một trở ngại, từ chỗ lo
ngại dẫn đến việc không tiếp cận do vậy không thấy được lợi ích của
thanh toán điện tử.
Chương 2
• Mặc dù luật giao dịch điện tử đã có hiệu lực từ ngày 1/3/2006 tuy nhiên
còn nhiều vấn đề liên quan đến yếu tố công nghệ vẫn chưa được đề cập
chi tiết như tội phạm công nghệ, tranh chấp qua giao dịch điện tử.
• Tuy nhiên sử dụng các hình thức thanh toán điện tử người dùng cũng
cần nâng cao nhận thức về việc bảo quản các mật mã, thiết bị bảo mật,
thẻ… Ngoài ra, vẫn tồn tại các hình thức lừa đảo xuất hiện trên Internet
thông qua các website nhằm thu thập thông tin bí mật của khách hàng
hoặc lừa đảo khách hàng chuyển tiền tới tài khoản của họ.
2.3 Bảo vệ người tiêu dùng trong việc chống lừa đảo, quản lý chất lượng
hành hóa trong giao dịch thương mại điện tử
Thực tế tại Việt Nam, số các sàn giao dịch thương mại điện tử có uy tín và
hoạt động hiệu quả cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi tại các website
rao vặt, thông tin về sản phẩm không được kiểm chứng, giao dịch giữa người
bán - người mua chủ yếu được thực hiện qua điện thoại, thì các sàn giao dịch
chuyên nghiệp đều có tính năng đánh giá gian hàng. Theo đó người mua có thể

dễ dàng tự mình kiểm chứng được về uy tín của cửa hàng thông qua ý kiến từ
những người mua hàng trước đó.
2.3.1 Nâng giá bán lên rồi tung chiêu khuyến mãi
Nâng giá bán lên để rồi tung chiêu khuyến mại khủng cũng là một cách
thu hút người tiêu dùng khá phổ biến của một số trang web mua sắm trực
tuyến.
Ngoài ưu điểm với nhiều mặt hàng đa dạng, các dạng web mua sắm theo
nhóm còn tung ra khá nhiều chương trình khuyến mãi với mức giá “siêu shock”
giảm đến 50% - 80% so với giá ngoài thị trường. Tuy nhiên, nhiều web mua
bán theo nhóm cũng dùng đủ “chiêu” để hút khách vào các chương trình
khuyến mãi. Không ít trang web mua sắm theo nhóm đang có nhiều “kĩ xảo”
bán hàng giảm giá cực “shock”. Thực chất, “siêu giảm giá” cũng chưa phải là
giá rẻ nhất.
Anh Duy ở 193/24B Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP Hồ Chí Minh vẫn
chưa hết khó chịu khi nhớ lại câu chuyện mua hàng trên mạng chỉ cách đây vài
Chương 2
ngày. Trong một lần lên mạng, anh vào website cungmua.com đang gây “sốt”
trong giới công nhân viên chức, văn phòng hiện nay về giảm giá “khủng”. Để
đăng ký mua 2 bình nước giữ nhiệt độ nóng, lạnh có giá hơn 100.000
đồng/bình. “Tuy nhiên tại khu vực chuyên bán đồ gia dụng ở đường Nguyễn
Phúc Nguyên, giá cái bình đó chỉ có giá 65.000 đồng/bình.
2.3.2 Hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng
Điện thoại làm nhái, kém chất lượng là một trong những mặt hàng được
bày bán nhiều nhất ở các website giao dịch mua bán.
Nhiều sản phẩm thời trang của các thương hiệu nổi tiếng được rao bán
trên mạng với giá chỉ bằng 1/3, thậm chí 1/5 so với giá hàng bán tại các đại lý.
Một lọ nước hoa của một hãng hàng hiệu nổi tiếng được rao bán trên
mạng chỉ với giá trung bình từ 300.000 - 500.000 đồng/chai, trong khi giá ở thị
trường đắt gấp 3 - 4 lần.
Nhiều nhà kinh doanh trên mạng lý giải, kinh doanh trên mạng đỡ tốn

kém chi phí hơn, nhất là chi phí mặt bằng kinh doanh nên giá bán rẻ hơn nhiều
so với ở các siêu thị, điểm bán lẻ. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Một
đại diện của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho biết, không loại trừ khả
năng hàng giá rẻ cũng đồng nghĩa với mua hàng giả, hàng nhái, hàng sửa đát.
Mới đây hãng mỹ phẩm danh tiếng đến từ Pháp, L’Oreál đã phát hiện nhiều
website quảng cáo và chào bán các sản phẩm mang nhãn hiệu của L’Oreál với
giá rẻ bất ngờ. Nhà phân phối đã tiến hành kiểm tra và kết quả đúng như dự
đoán khi hầu hết sản phẩm đều là hàng nhái, hàng giả.
2.3.3 Quảng cáo sai chất lượng hàng hóa, hàng hóa khi giao hàng không
như hình trên website
Chị Lý ở quận Phú Nhuận thấy bạn cùng hội mặc chiếc áo mua trên mạng
giá khá rẻ, lại đẹp, chị liền lướt nhanh qua các website giảm giá như mách bảo.
Rất nhanh chóng, chị chọn ngay cái áo sơ mi và áo khoác ưng ý.
Tuy nhiên, khi cầm sản phẩm trong tay, chị mới tá hỏa vì nó khác xa với
hình ảnh quảng bá trên website trực tuyến. Sau nhiều lần trao đổi, người bán
giải thích: "Vì không có máy ảnh và người mẫu mặc đồ nên chủ cửa hàng chọn
Chương 2
đại một ảnh trên Internet để làm hình mình họa". Chị cũng không đồng ý với lý
giải "kiểu dáng hoàn toàn giống nhau, chỉ có điều người mẫu mặc nên nó đẹp
thế" của người bán và cũng không chịu hoàn tiền lại cho chị.
2.3.4 Hàng sắp hết hạn sử dụng
Lan, ở quận Tân Phú ấm ức vì mua chai nước hoa nhãn ngoại trên một
trang điện tử nước ngoài, có giá hơn 2 triệu (đã giảm giá 35%). Chưa kịp mừng
vì sở hữu sản phẩm mong đợi từ lâu, Lan bực bội khi chỉ còn một tháng nữa là
hết hạn sử dụng.
"Tôi chỉ dùng nước hoa khi đi dự tiệc, mà cả tháng mới đi một lần. Với
chai 75ml làm sao tôi có thể sử dụng hết trong một tháng" chị Lan nói. Nếu gửi
trả hàng ra nước ngoài sẽ tốn nhiều thời gian và tiền bạc nên chị đành cho qua
mọi chuyện và coi như “của đi thay người”
2.3.5 Công ty lừa đảo

Hình thức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua mạng lưới kinh
doanh đa cấp. Cụ thể, một trong các hành vi trong hoạt động thương mại điện
tử ở Việt Nam là cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua mạng lưới
kinh doanh, tiếp thị, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban
đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh
tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới. Điển hình là vụ việc
của công ty Muaban24 lừa đảo hàng chục nghìn người với số tiền chiếm đoạt
khoảng 500 tỷ đồng. Mới đây nhất là công ty cổ phần Tâm Mặt Trời lừa đảo
khoảng 400 tỷ đồng và công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Cộng Đồng
Việt lừa đảo lên đến cả nghìn tỷ đồng…
Vụ lừa đảo của Công ty CP Đào tạo Mua bán trực tuyến tại trang web
Muaban24. Cơ quan điều tra đã tạm giam các lãnh đạo Công ty CP Đào tạo
Mua bán trực tuyến về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet hoặc thiết bị số để chiếm đoạt tài sản. Lực lượng chức năng đã sơ bộ
tính được hệ thống Muaban24 đã thu được hơn 600 tỉ đồng do hơn 50 nghìn
người “đầu tư” vào mua hơn 118 nghìn gian hàng.
Chương 2
Vụ việc khác là của Công ty CP tư vấn và đầu tư công nghệ Thăng Long
liên quan đến vụ lừa đảo trên trang web Vico24.com của Công ty CP tư vấn và
đầu tư công nghệ Thăng Long. Từ khi thành lập, Công ty CP tư vấn và đầu tư
công nghệ Thăng Long (ở phố Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội) đã bán được 4
nghìn gian hàng ảo, thu về số tiền hơn 6 tỉ đồng và bán 300 thẻ thành viên
chương trình du lịch thu số tiền 2 tỉ đồng. Ngày 4-1-2013, cơ quan cảnh sát
điều tra công an quận Đống Đa đã khởi tố bị can về hành vi sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số để chiếm đoạt tài
sản.Những hành vi này đang trực tiếp ảnh hưởng và tiềm ẩn nguy cơ giảm sút
niềm tin của người tiêu dùng khi tham gia hoạt động TMĐT.
2.3.6 “Lỗ hỏng” trong kiểm tra giám sát, luật không theo kịp thực tế
2.3.6.1 “Lỗ hỏng” trong kiểm tra giám sát
Vụ các voucher của trang nhommua.com tháng 11 vừa qua là một ví dụ

điển hình. Ngay khi các lãnh đạo của nhommua được cơ quan chức năng mời
phối hợp để điều tra thì hàng loạt đơn vị kinh doanh dịch vụ, đối tác của
nhommua đã từ chối và không chấp nhận thanh toán voucher do nhommua phát
hành. Còn NTD thì “lao đao”, đứng trước nguy cơ “mất trắng” số tiền đã bỏ ra
mua voucher. Vậy giữa nhommua và các đối tác đó không có ràng buộc gì sao?
Khi nhommua “ăn nên làm ra” thì các đối tác cùng hưởng lợi nhưng khi có
“vấn đề”, NTD lại “chịu thiệt.
Đứng trên góc độ pháp lý, việc giảm giá “khủng” của các trang mạng
cũng để lộ một số “lỗ hổng” trong kiểm tra, giám sát. Nếu như các hoạt động
khuyến mại, giảm giá của các DN đều phải thông báo với Sở Công Thương thì
liệu các trang mạng kinh doanh theo nhóm có phải làm việc đó không? Và Sở
Công Thương có kiểm soát được? Hơn nữa, tại Điều 12.4, mục 2, chương II,
Nghị định 37/2006/NĐ-CP có quy định về thời gian khuyến mại, giảm giá đối
với mỗi sản phẩm không được vượt quá 90 ngày trong một năm. Cũng tại Điều
5.1, mục 1, chương II của Nghị định này, hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa,
dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa,
dịch vụ trước thời gian khuyến mại. Vậy các trang mạng này có vi phạm Nghị
Chương 2
định 37/2006/NĐ-CP không, khi mà phần lớn các trang web kinh doanh theo
nhóm đều có mức khuyến mại giảm giá một số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
trên 50%, thậm chí có những sản phẩm, dịch vụ mức giảm lên đến 90%. Một
mức giảm giá khó mà tin nổi.Có thể thấy, thương mại điện tử tại nước ta vẫn
còn nhiều vấn đề “bất cập”, cần phải xử lý, như việc nguồn gốc, chất lượng
hàng hóa, mức giá mà các DN đưa ra, sự chặt chẽ trong hợp đồng liên kết của
website với các đối tác Nếu những điều trên không được giải quyết kịp thời,
nhanh chóng và triệt để thì mô hình kinh doanh kiểu này sẽ vấp phải nhiều khó
khăn và khó có thể phát triển tiếp tại nước ta.
2.3.6.2 Luật không theo kịp thực tế
Những năm gần đây, tình trạng lừa đảo người tiêu dùng thông qua thương
mại điện tử (TMĐT) liên tục bị phát hiện. Trong khi đó, các ngành chức năng

vẫn đang loay hoay trong việc đưa ra phương thức quản lý, sự chậm chễ này
khiến nhiều người tiêu dùng bị thiệt hại nặng.
Số liệu của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho thấy, mức độ tin
tưởng và tỷ lệ mua sắm qua mạng của người tiêu dùng đã giảm khoảng 16% so
với 2011. Nguyên nhân chính là do nhiều vụ lợi dụng TMĐT để lừa đảo liên
tục bị phát hiện trong năm 2012 (đã có ít nhất 3 sàn điện tử mua bán trực tuyến
của Công ty CP Đào tạo Mua bán trực tuyến MB24, Công ty CP Đầu tư
Thương mại dịch vụ Cộng đồng Việt và Công ty CP Đầu tư Tâm Mặt trời bị
khởi tố). Mới đây nhất là vụ trang web nhommua.com đang khiến nhiều người
lo lắng khi đã mua voucher (phiếu sử dụng dịch vụ) từ web này.
Thực tế cho thấy, mặc dù lực lượng chức năng đã xử lý một số DN vi
phạm nhưng việc phát hiện thường chậm. Với trường hợp MB 24, khi bị cơ
quan chức năng phát hiện, công ty này đã có 52 chi nhánh ở 33 tỉnh, thành phố
và đã huy động được hơn 650 tỷ đồng…
Ông Lê Minh Loan, Trưởng phòng Phòng chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao (Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - C50)
cho biết: Hầu hết các trang TMĐT đều số hóa giao dịch, vì vậy cơ quan chức
năng rất khó xác định người bán là ai, bán ở đâu, có đủ chức năng bán hàng
Chương 2
hay không. Ngay cả tìm ra thông tin cũng chưa dễ xử phạt vì những người quản
lý các trang web rất dễ xóa dấu vết vi phạm. Mặt khác, nếu phát hiện vi phạm
cũng vẫn không phạt được vì… thiếu chế tài xử lý.
Theo ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục TMĐT và Công nghệ thông tin
(VECITA - Bộ Công Thương), hiện đăng ký tên miền thuộc Bộ TT&TT, nhưng
quản lý lại thuộc Bộ VHTT&DL, còn cấp phép kinh doanh lại do Bộ Công
Thương. Chính vì thế. nhiều đơn vị mập mờ giữa hai loại giấy phép trên, bởi
DN có giấy phép đăng ký tên miền nhưng chưa hẳn đã được cấp phép hoạt
động TMĐT. Ngoài ra, trong Nghị định 57/NĐ- CP về TMĐT cũng không có
quy định về việc bán hàng đa cấp do ngành chức năng nào quản lý
Nhằm ngăn chặn việc lợi dụng TMĐT để lừa đảo người tiêu dùng, trong

năm 2013, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới về quản
lý lĩnh vực này, trong đó đề xuất cấm mô hình kinh doanh đa cấp. Cục TMĐT
và Công nghệ thông tin cũng sẽ xây dựng chế tài xử phạt những trường hợp vi
phạm trong lĩnh vực TMĐT.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng: Theo quy định
hiện nay, việc cấp đăng ký cho các sàn giao dịch online chỉ căn cứ vào hồ sơ
đăng ký kinh doanh của DN, có đối chiếu với thông tin thể hiện trên website tại
thời điểm đăng ký. Tuy nhiên, đây không phải là một sự bảo đảm về uy tín của
đơn vị hay chất lượng của hàng hóa, dịch vụ quảng bá trên website.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị
3.1 Giải pháp của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp
3.1.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng
Có thể nói, thành công của TMĐT tùy thuộc vào sáng kiến cần thiết để phát
triển một cơ sở hạ tầng thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử
dụng Internet và thực hiện sự bảo vệ cần thiết đối với NTD. Cơ sở hạ tầng bao
gồm: truy cập Internet, kết nối mạng Internet (kể cả các yêu cầu tiêu chuẩn đối
với cáp nối quang, băng thông rộng, kết nối quốc tế, các dịch vụ bảo vệ, cung
cấp dịch vụ bảo vệ giữa các công ty với nhau; báo cáo sự cố an ninh mạng,
Chương 2
dịch vụ thanh toán, giao dịch điện tử an toàn, quản lý quyền lợi bằng kỹ thuật
số, phát triển các nhà cung ứng dịch vụ ứng dụng, phát triển thương mại dịch
vụ ứng dụng, dịch vụ nhắn tin). Tất cả các yếu tố cơ sở hạ tầng phải do nhà
nước đề ra mục tiêu và các giải pháp thực hiện.
3.1.2 Hành lang pháp lý cho TMĐT
Phải mang tính toàn diện, phải đề cập đến các vấn đề sau: Định nghĩa về
thương mại điện tử phải rộng bao gồm email, điện thoại, fax, Internet, hệ thống
nhắn tin ngắn, điện thoại di động. Hợp đồng điện tử, việc cấp giấy phép phải
đảm bảo thực hành kinh doanh ngay thẳng: để xử lý tình huống mà thông tin
được cung cấp gây hoặc có khả năng gây hiểu lầm mang tính lừa đảo. Pháp luật
bảo vệ NTD hiện hành nên được áp dụng trong các giao dịch thương mại điện

tử nhằm đảm bảo tính riêng tư, bảo vệ dữ liệu, nhận diện được thông tin, trách
nhiệm của nhà cung cấp mạng, các biện pháp dân sự và hình sự, thẩm quyền
xét xử trong các tranh chấp vượt biên giới, luật áp dụng sẽ là luật các nơi bên
mua đang sinh sống.
3.1.2.1 Siết chặt quản lý kinh doanh qua mạng
Mô hình kinh doanh đa cấp thông qua các gian hàng trực tuyến trên mạng
internet có thể bị cấm trong thời gian tới; Sẽ có thêm các quy định mới đối với
các công ty kinh doanh theo mô hình nhóm mua trên mạng…
Đây là khẳng định của ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện
tử và thông tin Bộ Công Thương về một số điểm đáng lưu ý trong dự thảo Nghị
định thương mại điện tử sắp ban hành.
Hiện Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Nghị định về
Thương mại điện tử, trong đó đề xuất cấm hình thức cung cấp dịch vụ thương
mại điện tử thông qua mạng lưới kinh doanh đa cấp. Hiện pháp luật Việt Nam
vẫn chưa có quy định quản lý các mặt hàng kinh doanh trên gian hàng đa cấp
này.
Do đó, trong Dự thảo Nghị định thương mại điện tử sắp ban hành sẽ có những
quy định mới đối với mô hình kinh doanh này: Cục Thương mại điện tử đang
xem xét để đưa vào Nghị định yêu cầu các công ty nhóm mua phải có khoản
Chương 2
thế chấp cũng như bảo hiểm khi đăng ký mở mô hình này. Để khi có vấn đề
phát sinh thì có bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nếu không có gì
thay đổi, Nghị định sẽ trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12/2012. Cục
Thương mại điện tử cũng cho biết, năm 2013 sẽ xây dựng riêng một nghị định
về xử phạt trong thương mại điện tử, nhằm siết chặt hoạt động sàn giao dịch
điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3.1.2.2 Sẽ "bêu" tên website thương mại điện tử lừa đảo, sai phạm
Những website thương mại điện tử bị phản ánh về hành vi xâm phạm
quyền lợi người tiêu dùng hoặc kinh doanh không lành mạnh sẽ bị công bố
công khai danh tính trên Cổng thông tin về Quản lý hoạt động thương mại điện

tử của Bộ Công Thương.
3.1.3 Đảm bảo an toàn và tính riêng tư
Phát triển Internet và thương mại điện tử tạo nên nhiều mối đe dọa với
tính riêng tư của NTD. Vì vậy chính các công ty cần thiết chế một luật định để
bảo vệ tính riêng tư cho NTD. Sự thành công của TMĐT phụ thuộc vào việc
truyền dữ liệu một cách an toàn như số của thẻ tín dụng, thông tin tài chính và
các thông tin nhạy cảm khác cần có sự phối hợp giữa chính phủ và các công ty
để thực hiện các biện pháp an ninh và cưỡng chế thi hành những người vi phạm
pháp luật.
3.1.4 Lòng tin
Cần làm rõ quy tắc hành nghề, nhãn hiệu uy tín. Ngoài ra làm tăng sự tin
tưởng của NTD còn bao gồm tính an toàn, khả năng bảo mật tôn trọng tính
riêng tư, giao hàng đúng hạn, trả lời khiếu nại của khách hàng.
3.1.5 Bồi thường và cưỡng chế thi hành
Trong các tranh chấp trên mạng, đặc biệt các tranh chấp xuyên biên giới
vấn đề bồi thường gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy trong bối cảnh thương mại
điện tử, kế hoạch giải quyết tranh chấp trên mạng (ODR) là một dịch vụ giải
quyết tranh chấp thông qua phương tiện điện tử, bao gồm hòa giải, trọng tài,
hội đồng xét xử giả, trợ giúp khiếu nại, thương thảo tự động và thương thảo có
giúp đỡ. Dù rằng thương mại điện tử giúp cho NTD với người bán hàng bất kể

×