Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dịch bệnh ở Việt Nam - dịch bệnh “tay chân miệng” và dịch bệnh “lở mồm long móng” pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.1 KB, 5 trang )







Dịch bệnh ở Việt Nam - dịch bệnh “tay
chân miệng” và dịch bệnh “lở mồm long
móng”
TS Nguyễn Trọng Bình , Kiều bào Mỹ










Dịch bệnh ở Việt Nam - dịch bệnh
“tay chân miệng” và dịch bệnh “lở
mồm long móng”
TS Nguyễn Trọng Bình , Kiều bào Mỹ


Gần đây thông tin về dịch bệnh “tay chân miệng” (Hand Foot and Mouth
Disease; HFMD) ở trẻ em và dịch bệnh “lở mồm long móng” ở gia súc
được báo chí đưa tin làm ảnh hưởng không ít đến đời sống người dân. Từ
Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Bình – chuyên gia nghiên cứu về vi sinh – hóa
sinh đã có bài viết gởi cho NVX về những nghiên cứu và trăn trở của ông


khi căn bệnh này “hoành hành” tại VN.
Theo báo cáo khoa học, hai loại bệnh trên không có liên quan với nhau tuy
là có triệu chứng giống nhau. Chúng ta hãy tìm hiểu về dịch bệnh HFMD.
Bệnh tay, chân và miệng là gì ?
Bệnh tay, chân và miệng (Hand, foot and mouth disease, HFMD) là bệnh
thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh được quan sát qua biểu hiện
sốt nóng, sưng, lở miệng và những nốt mẩn (bóng nước) ở tay và chân bệnh
nhân. Bệnh HFMD bắt đầu ở trẻ nhỏ biểu hiện ban đầu là ấm đầu, biếng ăn,
lừ đừ và viêm, đau họng. Khoảng một hoặc hai ngày sau khi ấm đầu, trẻ sẽ
bị sưng và đau họng. Bắt đầu là những mụn mẩn đỏ có thể thành những
bóng nước và loét trong miệng hoặc cổ họng, lưỡi, lợi (nướu răng) và bên
trong má. Những mẩn đỏ trên da xuất hiện sau một hoặc hai ngày, có khi
biến thành những mụn có nước (bóng nước). Những mẩn đỏ này không
ngứa và xuất hiện nơi lòng bàn tay và lòng bàn chân của bệnh nhân. Tuy
nhiên cũng có những bệnh nhân chỉ nổi mụn hoặc vết loét trong miệng.
Bệnh tay, chân, miệng nơi người khác với bệnh chân và miệng (của heo,
bò, dê, cừu, gia súc có móng), tuy biểu hiện bệnh khá giống nhau nhưng hai
bệnh này không có liên quan gì với nhau vì nguyên nhân gây bệnh là hai
loại vi-rút khác nhau.
Bệnh HFMD là bệnh do nhóm vi-rút enterovirus sinh ra. Thông thường,
bệnh do nhóm vi-rút coxsackievirus A16 gây ra, những trường hợp khác do
nhóm enterovirus 71 hoặc vi-rút của nhóm enteroviruses gây ra.
Theo báo chí Việt Nam thống kê, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, chưa kể số
khám và điều trị ngoại trú, mỗi tuần có trên 25 trẻ mắc bệnh tay-chân-
miệng có biến chứng thần kinh phải nhập viện. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2,
số trẻ đến khám và nhập viện do bệnh tay-chân-miệng cũng gia tăng.
Liên tiếp trong 2 tuần qua có 2 trẻ (đều dưới 2 tuổi) tử vong chỉ trong 48
giờ nhập viện do bệnh diễn tiến nặng. Trong 5 tháng đầu năm 2006, trên
địa bàn TP.HCM đã ghi nhận được trên 600 bệnh nhân tay-chân-miệng, 3
trẻ tử vong. Đó là con số thật đáng lo ngại.

Bệnh HFMD có nguy hiểm không ?
Bệnh nhân bị nhiễm vi-rút coxsackievirus A16 thường bị bệnh nhẹ và sẽ
khỏi sau 7-10 ngày bị nhiễm bệnh. Trong vài trường hợp hiếm thấy, bệnh
nhân bị biến chứng, sốt nóng, đau vai, nhức đầu, đau lưng và cần phải nhập
viện vài ngày. Trong vài trường hợp bệnh nhân bị nhiễm vi-rút EV 71 gây
biến chứng và có thể gây bại liệt, thậm chí tử vong. Đã có một số trường
hợp tử vong xảy ra tại Malaysia năm 1997 và Đài Loan năm 1998.
Bệnh này truyền nhiễm nhẹ, có thể truyền từ người bệnh sang người khác
do tiếp xúc với nước mũi hoặc nước dãi, nước từ mụn lở hoặc phân của
bệnh nhân. Bệnh nhân dễ truyền bệnh cho người khác nhất trong tuần lễ
đầu bị bệnh, tuy nhiên bệnh không lây truyền sang thú vật.
Thời gian để phát bệnh sau khi bị nhiễm khoảng 3 đến 7 ngày. Triệu chứng
đầu tiên phát bệnh là sốt nóng.
Bệnh HFMD thường xảy ra với trẻ em dưới 10 tuổi, đôi khi người lớn cũng
có thể mắc bệnh này. Phần lớn bệnh xảy ra nơi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người
già có hệ miễn dịch yếu.
Phụ nữ mang thai bị nhiễm do tiếp xúc với người bệnh có thể gây hậu quả
xảy thai, ảnh hưởng xấu đến thai nhi hoặc truyền bệnh cho trẻ mới sinh nếu
bị nhiễm bệnh trước khi sinh nở. Tỷ lệ tử vong rất cao nếu trẻ sơ sinh bị
nhiễm bệnh ở 2 tuần lễ đầu sau khi sinh. Vì vậy việc giữ gìn vệ sinh và
tránh tiếp xúc với người bệnh trong thời gian mang thai và nuôi trẻ nhỏ là
điều rất quan trọng. Bệnh xảy ra theo từng cá nhân trên quy mô toàn cầu và
thường xảy ra vào mùa Hè và Thu.
Làm thế nào để chẩn đoán được bệnh HFMD? Các bác sĩ chẩn đoán qua
triệu chứng lâm sàng của bệnh và phân biệt với các bệnh khác gây vết lở
loét trong miệng, hoặc bằng chẩn đoán tìm kháng thể (antibody); tuy nhiên
chẩn đoán này mất thời gian (khoảng hơn 1 tuần); do đó không thực dụng
trên thực tế .
Hiện nay bệnh HFMD chưa có thuốc đặc trị, thông thường chỉ dùng các
thuốc chống đau nhức và giảm cơn sốt.

Phương pháp phòng bệnh duy nhất hiện nay là giữ gìn vệ sinh, giữ 2 bàn
tay sạch, thường xuyên rửa tay với xà phòng sau khi ở ngoài về nhà và sử
dụng thuốc sát trùng lau chùi cho những nơi bị nghi ngờ. Tránh những tiếp
xúc gần gũi với bệnh nhân, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân phải rửa tay cho
kỹ và thay quần áo mới, tắm gội với xà phòng trước khi tiếp xúc với người
khác.
Vào mùa Hè và Thu thường xảy ra dịch bệnh HFMD tại các nhà giữ trẻ,
trường học, vì vậy khi có trẻ em bị bệnh cha mẹ không nên cho con em đến
những nơi tụ tập nhiều trẻ em khác trong vòng một tuần để tránh bệnh lan
rộng. Khi dịch bệnh xảy ra, nhà giữ trẻ và trường học nên: Huấn luyện cho
người lớn và trẻ em biết giữ vệ sinh, rửa tay, sát trùng và cách ngăn ngừa
truyền bệnh trong khi tiếp xúc với người bệnh. Người lớn phải biết cách
rửa tay và sát trùng sau khi thay tã lót cho trẻ đang có bệnh. Thường xuyên
rửa tay và lau chùi các mặt bàn ghế, nơi trẻ có bệnh đã sử dụng bằng dung
dịch sát trùng (ví dụ dung dịch có chứa chlorine, cơ-lo: Cl).
Tóm lại, bệnh HFMD thường xảy ra nơi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi,
bệnh có thể gây tử vong nhưng rất hiếm và sau thời gian khoảng 10 ngày
bệnh nhân sẽ hồi phục. Tuy nhiên, gần đây có một số báo cáo của những
quốc gia Đông Nam Á về bệnh HFMD biến chứng và nhiễm vào hệ trung
khu thần kinh, gây tử vong vì làm rối loạn hô hấp và hệ tuần hoàn. Bệnh
gây ra bởi chủng Enterovirus 71. Năm 2005 có báo cáo nghiên cứu của Đại
học quốc gia Cheug Kung, Đài loan, đã sử dụng Type 1 Interferon để chống
lại sự nhiễm trùng của enterovirus 71, thí nghiệm trên chuột. Tuy nhiên,
chưa có báo cáo về phác đồ chữa trị cho người bệnh.
Bệnh HFMD ở người và bệnh lở mồm long móng ở gia súc (bò, lợn, dê,
cừu ) tuy biểu hiện khá giống nhau nhưng là hai bệnh do hai loại vi-rút
khác nhau gây ra. Bệnh HFMD hiện nay chưa có vaccine cũng như thuốc
chữa. Việc phòng truyền nhiễm bằng phương pháp giữ vệ sinh, sát trùng và
tránh tiếp xúc với nước mũi, dãi và phân của trẻ bị bệnh là phương cách
hữu hiệu nhất trong tình hình hiện nay.





×