Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Khảo sát tình hình dịch bệnh lở mồm long móng và hàm lượng kháng thể chống virus lở mồm long móng sau khi tiêm thí điểm vacxin type o chủng myanmar 98 ở nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGÔ THÙY DUNG


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG
MÓNG VÀ HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ CHỐNG VIRUS
LỞ MỒM LONG MÓNG SAU KHI TIÊM THÍ ðIỂM
VACXIN TYPE O CHỦNG MYANMAR 98 Ở NAM ðỊNH



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




Chuyên ngành : THÚ Y
Mã số : 60 64 01 01


Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THỊ LAN


HÀ NỘI - 2012


Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc nụng nghip

i

LI CAM OAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và cha từng đợc ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đ
đợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tỏc gi




Ngụ Thu Dung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp ñỡ quý báu của Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội, Viện ðào tạo Sau ñại học, Khoa Thú y ñã tổ chức và tạo ñiều
kiện cho tôi tham dự khóa học Cao học Thú y K19, ñồng thời giúp ñỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, các cô và các giảng viên
của Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình giảng dạy, giúp ñỡ tôi
trong thời gian học tập tại trường, ñặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình

của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện ñề tài
và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh ñạo, tập thể
cán bộ, nhân viên của Chi cục Thú y Nam ðịnh ñã tạo ñiều kiện cho tôi tham
dự khóa học, triển khai và thực hiện nghiên cứu ñể hoàn thành tốt ñề tài.
Một lần nữa, tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những
giúp ñỡ quý báu và nhiệt tình của các thầy cô, gia ñình, bạn bè, ñồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2012
Tác giả



Ngô Thuỳ Dung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADN: Acid Deoxyribonucleic
ARN: Acid ribonucleic
BHK: Baby Hamster Kidney
CFT: Complement Fixation Test
ELISA: Enzyme Linked Immunosorbent Assay
FMD: Foot and Mouth Disease
IB-RS-2: Instituto Biologico Rim Suino – 2
IgG: Immuno Globulin
LMLM: Lở Mồm Long Móng
LPB: Liquid Phase Blocking
OD: Optical Density

OIE: Tổ chức Thú y Thế giới
OPD: Ortho Phenylenediamine
PBS: Phosphate Buffered Saline
PBST: Phosphate Buffered Saline + Tween
PCR: Polymerase Chain Reaction
PI: Percentage Inhibition
RT: Reverse Transciption
TCID50: Tissue Culture Infectious Dose 50.
VP: Viral Protein
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH x

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1


1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. CĂN BỆNH 3

2.1.1. Lịch sử bệnh 3

2.1.2. Phân bố serotype virus LMLM trên thế giới 4

2.1.3. Hình thái, cấu trúc của virus LMLM 5

2.1.4. Phân loại và biến type của virus 6

2.1.5. Đặc tính của virus LMLM 7

2.1.6. Đặc điểm nuôi cấy virus 9

2.1.7. Sức đề kháng 10

2.1.8. Độc lực của virus LMLM 10

2.1.9. Cơ chế sinh bệnh 10

2.1.10. Sự mang trùng của động vật mẫn cảm 11

2.2. TÌNH HÌNH BỆNH LMLM TRÊN THẾ GIỚI, ĐÔNG NAM Á 12

2.2.1. Tình hình bệnh LMLM trên thế giới 12


2.2.2. Tình hình dịch bệnh LMLM tại Đông Nam Á 16

2.2.3. Tình hình bệnh LMLM ở Việt Nam 17

2.3. DỊCH TỄ HỌC BỆNH LMLM 19

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

2.3.1. Loài vật mắc bệnh 19

2.3.2. Lứa tuổi 20

2.3.3. Mùa vụ 20

2.3.4. Khả năng lây lan 21

2.3.5. Tỷ lệ ốm và chết 21

2.3.6. Đường truyền bệnh 21

2.4. TRIỆU CHỨNG BỆNH TÍCH 22

2.5. TỶ LỆ CHẾT VÀ TỶ LỆ TỬ VONG 25

2.6. BỆNH LMLM Ở NGƯỜI 26

2.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH 26


2.7.1. Chẩn đoán lâm sàng 26

2.7.2. Chẩn đoán virus học 27

2.7.3. Chẩn đoán huyết thanh học 27

2.7.4. Phân lập và giám định virus LMLM 28

2.8. PHÒNG BỆNH 29

2.8.1. Khi chưa có dịch xảy ra 29

2.8.2. Khi dịch xảy ra 30

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31

3.2.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 31

3.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 31

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 31

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.5.1. Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh LMLM trên đàn
trâu bò và lợn 31


3.5.2. Khảo sát hàm lượng kháng thể chống virus LMLM sau khi
tiêm thí điểm vacxin LMLM type O chủng Myanmar 98 cho
trâu, bò và lợn 32

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

3.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU 38

PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39

4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM
ĐỊNH TỪ NĂM 2008-2011 39

4.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN TẠI NAM ĐỊNH TỪ NĂM 2008
ĐẾN NĂM 2011 42

4.3. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH LMLM TRÊN ĐÀN TRÂU BÒ TẠI
NAM ĐỊNH TỪ NĂM 2008 – 2011 46

4.4. TÌNH HÌNH TIÊM PHÒNG BỆNH LMLM CHO TRÂU BÒ TẠI
NAM ĐỊNH TỪ NĂM 2008 – 2011 49

4.5. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH LMLM Ở ĐÀN LỢN TỪ NĂM 2008
ĐẾN NĂM 2011 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 53

4.6. TÌNH HÌNH TIÊM PHÒNG VACXIN LMLM CHO LỢN TẠI NAM
ĐỊNH TỪ NĂM 2008 – 2011 55


4.7. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM SỰ CÓ MẶT CỦA VIRUS LMLM VÀ
HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG VIRUS LMLM TRÊN
ĐÀN TRÂU BÒ TRƯỚC KHI TIÊM VACXIN LMLM TYPE O
CHỦNG MYANMAR 98 58

4.7.1. Kết quả xét nghiệm hàm lượng kháng thể kháng virus LMLM
trên đàn trâu bò trước khi tiêm vacxin LMLM type O chủng
Myanmar 98 58

4.7.2. Kết quả xác định sự có mặt của virus LMLM trên đàn trâu
bò trước khi tiêm vacxin LMLM type O chủng Myanmar 98 60

4.8. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM SỰ CÓ MẶT CỦA VIRUS LMLM VÀ
HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG VIRUS LMLM TRÊN ĐÀN
LỢN TRƯỚC KHI TIÊM VACXIN LMLM TYPE O CHỦNG
MYANMAR 98 60

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

4.8.1. Kết quả xét nghiệm hàm lượng kháng thể kháng virus
LMLM trên đàn lợn trước khi tiêm vacxin LMLM type O
chủng Myanmar 98 60

4.8.2. Kết quả xác định sự có mặt của virus LMLM trên đàn trâu
bò trước khi tiêm vacxin LMLM type O chủng Myanmar 98 62

4.9. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM HUYẾT THANH XÁC ĐỊNH HÀM
LƯỢNG KHÁNG THỂ SAU KHI TIÊM THỬ NGHIỆM VACXIN

LMLM TYPE O CHỦNG MYANMAR 98 TRÊN TRÂU, BÒ. 63

4.10. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM HUYẾT THANH XÁC ĐỊNH HÀM
LƯỢNG KHÁNG THỂ SAU KHI TIÊM THỬ NGHIỆM VACXIN
LMLM TYPE O CHỦNG MYANMAR 98 TRÊN ĐÀN LỢN
(TIÊM VACXIN LMLM LẦN I) 65

4.11. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM HUYẾT THANH XÁC ĐỊNH HÀM
LƯỢNG KHÁNG THỂ SAU KHI TIÊM THỬ NGHIỆM VACXIN
LMLM TYPE O CHỦNG MYANMAR 98 TRÊN ĐÀN LỢN
(TIÊM VACXIN LMLM LẦN II) 67

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69

A. Kết luận 69

B. Đề nghị 70

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LẤY MẪU 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.2. Serotype virus LMLM trong khu vực Đông Nam Á từ

1996 - 2001 17

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi trâu bò trên địa bàn tỉnh Nam Định từ
năm 2008-2011 40

Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Nam Định (từ
năm 2008-2011) 44

Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh LMLM ở Trâu Bò từ năm 2008- 2011
trên địa bàn tỉnh Nam Định 47

Bảng 4.4. Tình hình tiêm phòng bệnh LMLM cho trâu bò tại Nam
Định ( từ năm 2008-2011) 50

Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh LMLM ở đàn lợn từ năm 2008-2011
trên địa bàn tỉnh Nam Định 54

Bảng 4.6. Tình hình tiêm phòng LMLM cho đàn lợn trên địa bàn tỉnh
Nam Định từ 2008- 2011 56

Bảng 4.7. Kết quả xét nghiệm hàm lượng kháng thể kháng virus
LMLM trên đàn trâu bò trước khi tiêm vacxin LMLM type
O chủng Myanmar 98 58

Bảng 4.8. Kết quả xác định sự có mặt của virus LMLM trên đàn trâu
bò trước khi tiêm vacxin LMLM type O chủng Myanmar
98 60

Bảng 4.9. Kết quả xét nghiệm hàm lượng kháng thể kháng virus
LMLM trên đàn lợn trước khi tiêm vacxin LMLM type O

chủng Myanmar 98 60

Bảng 4.10. Kết quả xác định sự có mặt của virus LMLM trên đàn lợn
trước khi tiêm vacxin LMLM type O chủng Myanmar 98 63

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix

Bảng 4.11. Kết quả xét nghiệm huyết thanh sau khi tiêm vacxin
LMLM type O chủng Myanmar 98 trên Trâu , Bò 63

Bảng 4.12. Kết quả xét nghiệm hàm lượng kháng thể sau khi tiêm thử
nghiệm vacxin LMLM type O chủng Myanmar 98 trên
Lợn (tiêm vacxin LMLM lần I) 65

Bảng 4.13. Kết quả xét nghiệm hàm lượng kháng thể sau khi tiêm thử
nghiệm vacxin LMLM type O chủng Myanmar 98 trên đàn
Lợn (tiêm vacxin LMLM lần II) 67

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Một số hình ảnh của virus LMLM 6

Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc gien của virus LMLM. 6


Hình 2.3. Triệu chứng và bệnh tích ở miệng bò bị bệnh LMLM 24

Hình 2.4. Bệnh tích ở miệng và lưỡi bò bị bệnh LMLM 24

Hình 2.5. Bệnh tích ở vú bò bị bệnh LMLM 25

Hình 2.6. Bệnh tích ở chân lợn bị bệnh LMLM 25

Hình 4.1. Tình hình chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tỉnh Nam Định
(2008-2011) 41

Hình 4.2. Tình hình tiêm phòng LMLM cho trâu bò trên địa bàn tỉnh
Nam Định (2008-2011) 52

Hình 4.3. Tình hình tiêm phòng LMLM ở đàn lợn trên địa bàn tỉnh
Nam Định (2008-2011) 57

Hình 4.4. Kết quả xét nghiệm hàm lượng kháng thể kháng virus
LMLM trên đàn trâu bò trước khi tiêm vacxin LMLM type
O chủng Myanmar 98 59

Hình 4.5. Kết quả xét nghiệm hàm lượng kháng thể kháng virus
LMLM trên đàn lợn trước khi tiêm vacxin LMLM type O
chủng Myanmar 98 61

Hình 4.6. Kết quả xét nghiệm huyết thanh sau khi tiêm vacxin
LMLM type O chủng Myanmar 98 trên trâu bò 64

Hình 4.7. Kết quả xét nghiệm hàm lượng kháng thể sau khi tiêm thử

nghiệm vacxin LMLM type O chủng Myanmar 98 trên đàn
lợn (lần I) 66

Hình 4.8. Kết quả xét nghiệm hàm lượng kháng thể sau khi tiêm thử
nghiệm vacxin LMLM type O chủng Myanmar 98 trên đàn
lợn (lần II) 68


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

PHẦN I
MỞ ðẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Bệnh Lở Mồm Long Móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính
nguy hiểm đối với nhiều loài vật thuộc bộ guốc chẵn. Virus gây bệnh thuộc
nhóm Picornaviridae, có khả năng đột biến rất mạnh và được chia thành 7
serotype là O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia 1, Do tính chất đa dạng và
khả năng lây lan cực mạnh của virus nên mỗi khi dịch Lở Mồm Long Móng
xảy ra đều gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho ngành chăn nuôi, chế biến, tiêu
thụ sản phẩm.
Ở Việt Nam, bệnh Lở Mồm Long Móng đã xuất hiện từ lâu, ổ dịch đầu
tiên ở nước ta xảy ra tại Nha Trang năm 1898, sau đó bệnh được phát hiện ở
nhiều tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, miền Nam và các tỉnh biên giới.
Năm 1984, bằng phản ứng kết hợp bổ thể Lombard đã phát hiện bệnh có ở
Nha Trang do virus type O gây nên.
Trong những năm gần đây, chúng ta đã thực hiện các biện pháp phòng
chống dịch như sau: Tăng cường hệ thống thú y từ Trung ương đến địa

phương; tiêm phòng các ổ dịch cũ và các vùng biên giới. Khi có dịch xảy
ra thực hiện việc tiêm phòng vành đai bao vây ổ dịch, xử lý gia súc chết,
tiêu độc và vệ sinh môi trường; tăng cường công tác chẩn đoán, định type
của Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương và Trung tâm Thú y vùng
Thành phố Hồ Chí Minh; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát sát
sinh, thành lập các trạm kiểm dịch biên giới; tập huấn thường xuyên cho
các cán bộ kỹ thuật về các biện pháp và những kinh nghiệm phòng chống
bệnh Lở Mồm Long Móng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

Từ cuối năm 2010 đến nay, dịch Lở Mồm Long Móng type O đã xảy ra
trên địa bàn 30 tỉnh, thành trong cả nước làm hàng chục nghìn gia súc mắc
bệnh và tiêu hủy. Để phòng bệnh và khống chế dịch Lở Mồm Long Móng, bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép nhập khẩn cấp 1.000.000
liều vacxin Lở Mồm Long Móng type O ( chủng O/ MYA98/ BY/ 2010) sản
xuất tại Viện Thú y Lan Châu – Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc tặng
Việt Nam để nhanh chóng khống chế dịch.
Năm 2012 dịch Lở Mồm Long Móng có nguy cơ bùng phát ở đàn trâu, bò
và lợn trên địa bàn tỉnh Nam Định. Căn cứ hướng dẫn số 684/TY-DT ngày
20/4/2011 của Cục Thú y về việc hướng dẫn sử dụng thí điểm tiêm vacxin type
O chủng Myanmar 98 để khống chế bệnh LMLM, tỉnh Nam Định được Cục
Thú y phân bổ 9.000 liều.
Từ tình hình thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Khảo sát
tình hình dịch bệnh Lở Mồm Long Móng và hàm lượng kháng thể chống
virus Lở Mồm Long Móng sau khi tiêm thí ñiểm vacxin type O chủng
Myanmar 98 ở Nam ðịnh.”
1.2. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI
- Đánh giá tình hình mắc bệnh LMLM trên đàn trâu bò và lợn, chúng ta

có các biện pháp phòng bệnh kịp thời để giảm mức độ mắc bệnh LMLM ở
Nam Định.
- Đánh giá hiệu quả vacxin Lë måm long mãng type O chủng
Myanmar 98 khi sử dụng tiêm thí điểm ở Nam Định.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CĂN BỆNH
2.1.1. Lịch sử bệnh
Năm 1544 ổ dịch đầu tiên đã được ghi nhận tại bắc Italia, Pháp, Anh
và sau đó lây lan sang các nước khác ở châu Âu. Tuy nhiên phải tới
những năm đầu thế kỷ 19, người ta mới công nhận tính truyền nhiễm
mạnh mẽ của nó [9].
Trong những năm từ 1890- 1900, Loeffer và Fosch đã xác định được
nguyên nhân gây bệnh LMLM là một virus qua lọc. Việc nghiên cứu bệnh có
những thuận lợi hơn khi Waldman và Pape chứng minh được tính cảm thụ của
chuột lang với virus LMLM. Những năm đầu thập niên 1920, có rất nhiều
khám phá mới về virus LMLM: năm 1922 Vale’e và Carre’ tìm thấy tính đa
dạng của huyết thanh miễn dịch chống virus (type O và A), năm 1926
Waldman và Trautwein tìm ra virus type C, cùng năm Lawrence phát hiện ra
type SAT
1,
SAT
2,
SAT
3
từ các bệnh phẩm từ Châu Phi gửi đến phòng thí

nghiệm Pirbright, type Asia1 từ các bệnh phẩm ở Ấn Độ, Miến Điện,
Hongkong.
Những năm từ 1926- 1936, nhiều quốc gia đã rất nỗ lực nghiên cứu
vacxin, thành lập các chương trình phòng chống bệnh LMLM. Trong giai
đoạn 1937- 1939 Waldman và Kobe thành công trong việc chế tạo vacxin vô
hoạt bằng formol hấp thụ keo phèn đã mở ra một thời kỳ mới trong công cuộc
phòng chống bệnh LMLM trên toàn thế giới. Năm 1947, một loại vacxin
được nuôi cấy trên tế bào thượng bì lưỡi bò đã nhanh chóng được sử dụng
rộng rãi tại các quốc gia công nghiệp như Hà Lan, Pháp, Đức. Kỹ thuật chế
vacxin cũng được nâng cao nhờ nhiều phương pháp nuôi cấy virus mới [11].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

Nhiều viện nghiên cứu LMLM đã thành lập trên toàn cầu: tại Pháp là
viện Alfort ( thành lập năm 1901), viện IFFA Merieux (1947) đặt tại Lyon,
Anh- Pirbright (1924), Mỹ- Laboratory de Plum, Brazin- Sao Paolo, Thái
Lan- Nong Sarai [21].
2.1.2. Phân bố serotype virus LMLM trên thế giới
Nhìn chung, sự phân bố của các type virus LMLM thường có tính đặc
trưng vùng lãnh thổ: Virus LMLM type O, A, C có mặt trên khắp thế giới;
type Asia 1 có nguồn gốc châu Á. Các type SAT 1, SAT 2, SAT 3 chỉ có ở
châu Phi, hiếm khi thoát ra ngoài (ngoại trừ trường hợp dịch do SAT1 ở
Trung Đông năm 1962).

Phân bố serotype virus LMLM trên thế giới
(Nguồn FAO:
/>sfba7w&q=FMD+stituation+map+2008&cof=FORID%3A9&x=12&y=7#1247)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5

Virus LMLM type O xuất hiện nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á:
Malaysia, Lào, Việt Nam, Philippin, Hồng Kông, Myanmar và Thái Lan. Ổ
dịch do virus LMLM type Asia1 cũng được báo cáo ở Iran, Afganistan,
Georgia, Azerbezan, Mông Cổ [3].
Chưa có những hiểu biết rõ ràng về dịch tễ học type C virus LMLM.
Virus LMLM type C xảy ra ít nhất so với các type khác trong khu vực trên thế
giới, virus LMLM type này là nguyên nhân gây 8% các vụ dịch xảy ra vào
năm 1977-1990 và 1,6% các vụ dịch trong năm 1991-1994 [26].
2.1.3. Hình thái, cấu trúc của virus LMLM
Virus LMLM là loại virus thuộc nhóm Picornavirus. Kích thước 20-30
nm, hình đa diện có 30 mặt đều. Hạt virus chứa 30% acid nucleic, khoảng
8.000 nucleotit, đó là một đoạn RNA chuỗi đơn có khối lượng phân tử là 8,6
KiloDalton. Vỏ capsid có 60 đơn vị gọi là capsome, mỗi capsome có 4 loại
protein (VP1, VP2, VP3 và VP4) trong đó VP1 có vai trò quan trọng nhất
trong việc gây bệnh, cũng như là loại kháng nguyên chính tạo ra kháng thể
chống lại bệnh LMLM. Vì thế, người ta đã tiến hành giải mã nucleotit của 1
phần hoặc toàn bộ gen mã hoá VP1 để phân chia chúng ra thành các serotype
và các subtype [15].
Hằng số lắng (S) của hạt virus như sau: Hạt virus hoàn chỉnh (virion) có
hằng số lắng 140S; phần vỏ capsid không có RNA là 75S; mảnh protein của
capsid bao quanh RNA (dài 8 kilobases) là 12S khi bị tác động bởi nhiệt độ,
môi trường acid hoặc nồng độ ion thấp.
Virus LMLM là loại không có vỏ bọc - vỏ bọc của virus thường được
cấu tạo bằng một lớp lipid [19].
Sự sai khác về bộ gen là nguyên nhân tạo ra các biến type, đặc biệt thông
qua sự đa dạng của phân tử VP1,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6




Hình ảnh virus LMLM
dưới kính hiển vi điện tử
Mô hình cấu trúc của
hạt virion LMLM
Cấu tạo kháng
nguyên




Hình ảnh cấu trúc không gian 3 chiều của virus LMLM
Hình 2.1. Một số hình ảnh của virus LMLM



Hình 2.2. Sơ ñồ cấu trúc gien của virus LMLM.
2.1.4. Phân loại và biến type của virus
Virus LMLM thuộc nhóm picornavirus có kích thước rất nhỏ. Virus
LMLM có 2 đặc tính đặc biệt liên quan đến dịch tễ học, đó là tính có đa type
và tính dễ biến đổi kháng nguyên, các type tuy gây ra những triệu chứng,
bệnh tích giống nhau, nhưng lại không gây miễn dịch chéo [7].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


Vào năm 1922, hai nhà khoa học Pháp là Vallée và Carré lần đầu tiên
phát hiện ra sự tồn tại của hai type virus gây bệnh LMLM ở bò. Năm 1926,
hai nhà khoa học Đức là Waldman và Traut - Wein nêu thêm một type virus
gây bệnh LMLM thứ 3. Hiện nay, các type virus LMLM do hai nhà khoa học
Pháp phát hiện được gọi là type A và O, còn virus mà hai nhà khoa học Đức
phát hiện được gọi là type C. Ba type O, A, C được gọi là các type châu Âu.
Vài năm sau, 3 type virus LMLM khác được phát hiện ở miền Nam châu Phi
và được đặt tên là SAT1, SAT2, SAT3. Tiếp theo, các phòng thí nghiệm virus
LMLM của Anh phân lập được type virus thứ 7 ở tại nhiều nước châu Á và
đặt tên là type Asia1. Ngoài 7 type cơ bản, người ta thừa nhận có hơn 70
subtype của virus LMLM. Hiện nay, các subtype của virus được ký hiệu
thống nhất ví dụ A
22
và O
1
. Tính đa loại của virus được thể hiện khi gia súc đã
khỏi bệnh, tính miễn dịch thu được không đều, có khi lại không còn nữa.
Virus LMLM biến dị mạnh, một số subtype về mặt miễn dịch học hoàn toàn
khác với type “bố mẹ”, thường xuất hiện cuối một ổ dịch [12].
* Khả năng ñột biến của virus LMLM
Virus LMLM có khả năng đột biến cao. Đây là một trong những yếu tố
chính dẫn đến tính đa type và nhiều biến chủng qua hàng nghìn năm tiến hoá.
Lịch sử đã ghi nhận trong các ổ dịch kéo dài ở châu Âu thường xuất hiện
những biến chủng mới vào thời kỳ cuối. Thực ra những biến chủng này có
nguồn gốc ngay trong ổ dịch chứ không phải đưa từ ổ dịch khác vào.
Nghiên cứu về đột biến và chọn lọc đột biến dẫn đến giả thuyết về sự xuất
hiện các biến chủng là hậu quả của việc sử dụng vacxin (do áp lực miễn dịch,
hiện tượng tái tổ hợp giữa các topotype tạo chủng mới cũng là một phương thức
dẫn đến sự đa dạng sinh học của virus LMLM) [9].
2.1.5. ðặc tính của virus LMLM

Sự tồn tại của virus ngoài môi trường:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

Môi trường xung quanh Số ngày tồn tại
Nơi rác rưởi khô 14 ngày
Nơi rác rưởi ẩm ướt 8 ngày
Nước tiểu 39 ngày
Đống phân có bề dày 30 cm 6 ngày
Mặt đất mùa thu
mùa hè
28 ngày
3ngày
Cỏ khô ở nhiệt độ 22
o
C

140 ngày
Nước thải chuồng trại ở nhiệt độ:
17- 21ºC
4-13ºC
37ºC
-30- -70ºC

21 ngày
103 ngày
vài ngày
12 ngày
Ánh nắng trực tiếp 1 giờ

(Nguồn: Dịch bệnh LMLM - Hiệp hội Hạt cốc Hoa Kỳ. 07/1997).
Trên bề mặt đất cát, virus tồn tại được 14 ngày. Trên da giày, dép là 80
ngày, trong bột gạo, bột mỳ là 49 ngày; trong rơm rạ, cỏ khô là 15 tuần; trên da
bò đưa chế biến (thuộc da) là 4 tuần; trên da bò muối ướt là 90 ngày.
Trong thịt, virus có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài trong tuỷ
xương đông lạnh. Trong thịt tươi sinh ra axit lactic có thể diệt được virus
nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ:
Nhiệt độ Thời gian tồn tại
4- 6ºC 48 h
6-10ºC 30 h
10-12ºC 12-24 h
Mối quan hệ giữa nhiệt độ và sự tồn tại của virus trong mô bào:
Nhiệt độ Thời gian tồn tại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Dưới -20ºC 3-4 năm
30- 60ºC 30-40 phút
60-70ºC 30 phút
76ºC 15 phút
80ºC 3 phút
86ºC 1 phút
Ảnh hưởng của độ pH: virus FMD là một virus nhạy cảm với độ pH,
virion bị vô hoạt khi tiếp xúc với pH dưới 6,5 và trên 11. Khi độ pH khoảng
từ 6,7 đến 9 độ ổn định của virus giảm khi nhiệt độ tăng. Thí nghiệm cho thấy
với pH=6,0 mỗi phút diệt được 90% virus, còn khi pH=5,0 mỗi giây diệt được
90% virus. Tuy nhiên ở sữa và các sản phẩm sữa, virion được bảo vệ và có
thể tồn tại ở nhiệt độ 70ºC trong 15 giây với điều kiện pH là 4,5 [31].
Virus trong môi trường nuôi cấy tế bào có thể sẽ vẫn duy trì khả năng gây

bệnh trong vòng một năm ở 4ºC. Trong huyết thanh và các môi trường sinh hoá
khác virus sẽ sống sót ở dạng khô và có thể khu trú ở các vật thể bất động.
Các loại thuốc tiêu độc diệt được virus:
Thuốc tiêu độc: Nồng độ:
Dung dịch Formalin 1- 2% (Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ)
Dung dịch NaOH 1- 2%
Soda 4%
Dung dịch Clorua vôi 0,5%
Axit lactic 2%
Nước vôi 5-10%
2.1.6. ðặc ñiểm nuôi cấy virus
Có thể nuôi cấy virus LMLM trên trứng, trên bản động vật, trên môi
trường nuôi cấy tế bào.
- Trên bản động vật: phết da lưỡi bò, da rìa móng chân lợn, da gan bàn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

chân chuột Cobaye. Hoặc tiêm phúc mạc chuột con dưới 4 ngày tuổi, hoặc
cũng có thể tiêm thỏ sơ sinh.
- Trên trứng: cho hiệu giá thấp nên hạn chế sử dụng.
- Trên môi trường tế bào:
+ Mô sống: thượng bì lưỡi bê.
+ Tế bào nguyên thuỷ: tuyến ức bê, thận bê, thận lợn, BHK 21,
Tính chất dễ hấp phụ trên keo phèn, kao lanh, than xương của virus đã
được ứng dụng để chế vacxin.
2.1.7. Sức ñề kháng
- Với Dung môi hữu cơ: Virus LMLM không có lipid nên chúng có sức
đề kháng cao đối với các dung môi hữu cơ như cồn, ete v.v…tuy nhiên, virus
LMLM mẫn cảm với ánh sáng mặt trời, axít, formol v.v…

- pH: Virus LMLM có thể tồn tại ở pH từ 6,7- 9,5 nhưng bền vững nhất
ở pH 7,2- 7,6, virus LMLM bị vô hoạt rất nhanh ở pH <5 và pH >11 [2], [5].
- Với sức nóng: Virus LMLM dễ bị tiêu diệt, ở 30- 37
0
C virus LMLM
sống được 4- 9 ngày, ở 50
0
C virus LMLM nhanh chóng bị bất hoạt, ở 70
0
C
virus LMLM chết sau 5-10 phút. Nhìn chung, virus LMLM mẫn cảm với
nhiệt độ nhưng không nhạy cảm với độ lạnh [14], [4].
2.1.8. ðộc lực của virus LMLM
Độc lực là khả năng gây bệnh lâm sàng hay mức độ gây bệnh của virus
LMLM. Mọi chủng virus LMLM đều được coi là cường độc, mà không có
chủng nhược độc. Về mặt lâm sàng, gia súc nhiễm virus LMLM có thể biểu
hiện dưới nhiều mức độ khác nhau, từ bệnh rất nghiêm trọng đến dạng lâm
sàng thể ẩn [6].
2.1.9. Cơ chế sinh bệnh
Thời kì nung bệnh thường từ 1- 3 ngày khi gây bệnh thực nghiệm: 2-7
ngày hoặc 11 ngày khi gây bệnh trong tự nhiên [12].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

Virus LMLM xâm nhập vào động vật chủ theo đường hô hấp hoặc
theo vết xước trên da, đầu tiên chúng nhân lên với số lượng nhỏ tại nơi
xâm nhập [30].
Vùng yết hầu của động vật nhai lại được coi như vùng sinh bệnh ban đầu
của virus LMLM, sau đó virus LMLM xâm nhập vào tổ chức lympho vùng

hầu hay các hạch liên quan rồi đi vào máu [2]. Thời kì đầu (virus LMLM ở
trong máu) có trước sự phát triển những mụn nước đặc trưng [30].
Sau khi vào máu, virus LMLM được đưa đến các vị trí thứ cấp gồm các
cơ quan tuyến, hạch lympho khác và biểu mô quanh mồm, chân, nơi phát sinh
các mụn nước [2]. Mụn nước dày đặc sẽ xuất hiện ở viền móng, vòm khẩu
cái, mõm, lưỡi, đầu vú [17].
Virus LMLM có thể qua đường sinh dục, qua các niêm mạc khác, qua da
của vành móng [14].
2.1.10. Sự mang trùng của ñộng vật mẫn cảm
Nét đặc trưng của bệnh LMLM là hiện tượng mang trùng virus LMLM.
Hiện nay, động vật mang trùng được định nghĩa là những động vật có thể
phân lập virus LMLM sau 28 ngày hoặc muộn hơn nữa sau khi chúng
nhiễm bệnh [16].
Số lượng động vật vật mang trùng cao như vậy có thể do sự tiếp xúc
giữa động vật cảm nhiễm cao, trong khi đó phạm vi động vật mẫn cảm với
bệnh lại khá lớn [16].
Số lượng động vật mang trùng trong một quần thể phụ thuộc vào loài
động vật đó, khả năng chống chịu với sự nhiễm bệnh (sự mẫm cảm), trạng
thái miễn dịch của đàn (tiêm hoặc chưa tiêm vacxin), trâu bò mang trùng có
thể kéo dài 3- 5 năm, điều này cũng thấy ở cừu và dê nhưng không thấy ở lợn,
trâu Châu Phi mang trùng tới 5 năm, bò Châu Phi có thể mang virus LMLM
hơn 3 năm [8]. Một điều đặc biệt ở bệnh LMLM là lợn không mang trùng [1],
[15].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

Cơ chế của sự hình thành và duy trì trạng thái mang trùng vẫn chưa được
biết rõ. Alexandersen và cộng sự đã giả thuyết hai cơ chế cho sự phát triển
của virus LMLM trong hầu họng. Một giả thuyết rằng virus LMLM có thể

nhiễm vào tế bào của hệ thống miễn dịch ví dụ như đại thực bào hoặc các tế
bào ở các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch làm cho chúng có thể tránh được
sự đáp ứng miễn dịch. Baxt và Mason đã xem xét sự nhân lên của virus
LMLM trong bạch cầu đơn nhân lớn ngoại vi trên bò và đã chỉ ra rằng virus
LMLM có thể nhiễm … [15]. Hơn nữa, có ý kiến cho rằng virus LMLM được
vận chuyển trong cơ thể nhờ hệ thống tế bào langerhans (tế bào trình diện
kháng nguyên có dấu ấn bề mặt MHC-II) khi những tế bào này tiếp xúc với
những tế bào bị nhiễm [17].
Cơ chế thứ hai cho rằng virus LMLM có thể xâm nhập vào tế bào vật chủ
để cung cấp điều kiện nội bào cho sự tồn tại lâu dài [15].
2.2. TÌNH HÌNH BỆNH LMLM TRÊN THẾ GIỚI, ðÔNG NAM Á
2.2.1. Tình hình bệnh LMLM trên thế giới
Theo các thông báo của Tổ chức Dịch tễ thế giới (OIE) và Tổ chức
Lương thực thế giới (FAO) thì giai đoạn 1981-1985, bệnh LMLM xuất hiện
tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 1989, dịch LMLM đã xảy ra tại
Châu Á, Phi, Mỹ với tổng số 51 quốc gia có bệnh [16]. Năm 2000, Châu Á có
trên 30 quốc gia có dịch LMLM.
Trong các năm gần đây tình hình dịch bệnh LMLM trên toàn thế giới
như sau:
Châu Âu: Trong khoảng thời gian từ năm 1962 đến cuối thập niên
1980, quần thể trâu bò đã được tiêm phòng hàng năm tại phần lớn các quốc
gia ở lục địa Châu Âu và số vụ dịch do type LMLM gây bệnh dịch địa
phương (endemic) đã giảm đều đặn hàng năm. Cũng trong khoảng thời
gian này Uỷ ban Châu Âu phòng trừ bệnh LMLM (EUFMD Commission)
đã tập trung lỗ lực phòng tránh sự xuất hiện của các chủng virus LMLM
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

vào Châu Âu bằng cách lập một vùng đệm tại Thrace thuộc lãnh thổ của

Thổ Nhĩ Kỳ. Đầu thập niên 1990 gần như bệnh LMLM đã hoàn toàn vắng
bóng tại Châu Âu, kể cả tại các quốc gia vùng biên giới của Châu Âu. Năm
1991, Liên minh Châu Âu EU đã quyết định bãi bỏ việc tiêm phòng vacxin.
Từ đó, trừ vụ dịch năm 1993 tại Italia, năm 1994, 1996, 2000 tại Hy lạp
còn phần lớn các quốc gia thuộc Tây Âu đã thanh toán được bệnh và ngừng
tiêm phòng vacxin [32]. Giữa các năm 1991 và 2000 cho dù có 21 lần bệnh
LMLM xuất hiện tại các quốc gia xung quanh châu Âu nhưng các ổ dịch
đều được kiểm soát nhanh chóng bằng biện pháp bao vây hoặc bao vây ổ
dịch kết hợp tiêm vacxin theo kiểu vòng nhẫn xung quanh [27]. Tuy nhiên,
vụ dịch lớn xảy ra tại Anh năm 2001 với 2030 ổ dịch đã đặt ra những câu
hỏi lớn về tương lai của các chính sách đã được thực hiện trong việc kiểm
soát bệnh LMLM tại Châu Âu.
Châu Mỹ Latin: trong năm 1987, các quốc gia Nam Mỹ đã có kế hoạch
thanh toán bệnh LMLM (Hemispheric Plan for the Eradication of Foot and
Mouth Disease) gọi tắt là PHEFA. Các quốc gia này đã tạo một bước tiến nổi
bật trong việc khống chế và thanh toán bệnh LMLM trong khu vực trong suốt
các năm của thập niên 1990, Tuy nhiên vào đầu năm 2001 tại hai nước
Agentina và Paraguay và bang Rio Grande do Sul của Brazil (được công nhận
là sạch bệnh LMLM vẫn phải tiêm phòng) đã xuất hiện trở lại một đợt dịch
LMLM mới và đánh mất thành quả đã đạt được.
Vùng Trung ðông và Bắc Phi: Trung Đông được xem là vùng chịu ảnh
hưởng của bệnh LMLM nặng nề nhất. Tình hình dịch tại Trung Đông và Bắc
Phi đe doạ lớn tới các vùng đất khác, đặc biệt là Châu Âu. Do tình hình dịch
tễ tại hai nơi này khác nhau dẫn đến các biện pháp giám sát nguy cơ gây bệnh
cũng khác nhau. Tại Trung Đông, việc tiêm phòng vacxin cho quần thể gia
súc là biện pháp chủ yếu. Trong khi đó tại Bắc Phi, nơi mà bệnh LMLM xuất
hiện theo chu kỳ thì biện pháp chủ yếu tập trung vào đối phó khẩn cấp và giới
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


hạn sự lây lan của bệnh trên cơ sở chẩn đoán kết hợp với các biện pháp kiểm
soát hiệu quả là cách ly và tiêm vacxin hàng loạt.
Vùng cận Sahara Châu Phi: Bệnh LMLM xuất hiện tại Châu Phi từ năm
1948, Sáu serotype của virus LMLM (trừ Asia 1) chiếm ưu thế tại Châu Phi
mặc dù sự phân bố về mặt địa lý của các serotype này khác nhau. Ba trong số
này gồm các serotype SAT
1,
SAT
2,
SAT
3
là các serotype gây bệnh chủ yếu tại
Châu Phi. Serotype C rất có thể đã được loại trừ tại Châu Phi vì không có một
báo cáo nào về serotype này trong vài năm gần đây. Mỗi serotype trong số sáu
serotype tại đây lại có các topotype riêng, do đó trong một vài trường hợp lại
đòi hỏi vacxin đặc trưng để đảm bảo việc kiểm soát hiệu quả. Sự đa dạng về
mặt kháng nguyên của các serotype chiếm ưu thế, của các topotype, cùng với
sự lưu thông gia súc không được kiểm soát tại hầu hết châu lục đã gây khó
khăn cho việc kiểm soát bệnh LMLM trong hoàn cảnh hiện nay. Ngoài ra,
buôn bán các động vật, sản phẩm động vật giữa các quốc gia trong lục địa
Châu Phi cũng rất kém phát triển. Trong khi đó, việc khống chế bệnh LMLM
không được ưu tiên tại phần lớn các quốc gia trong khu vực, ngoại trừ tại
phần Bắc và Nam của châu lục. Do đó, việc thanh toán bệnh LMLM ở lục địa
Châu Phi trong tương lai còn nhiều trở ngại.
ðông Á: Đến cuối thập niên 1990, các quốc gia Đông Á gồm Đài Loan,
Nhật Bản, và Bắc Triều Tiên đã sạch bệnh LMLM trong nhiều thập kỷ (Đài
Loan 68 năm, Bắc Triều Tiên 66 năm, Nhật Bản 92 năm). Nhưng từ năm
1997 đến năm 2000, bệnh LMLM đã xâm nhập các quốc gia này và các quốc
gia Đông Á khác. Các phân tích gene cho thấy tất cả các ổ bệnh trong đợt

dịch này đều do biến chủng của virus type O gây ra. Trong tháng 3 năm 2000,
một ổ dịch LMLM xuất hiện tại Nhật Bản và trong tháng 3, tháng 4 năm 2000
lần lượt xuất hiện các ổ dịch tại Bắc Triều Tiên, vùng Viễn Đông của Nga và
Mông Cổ. Các nghiên cứu dịch tễ học phân tử tiến hành trên thứ tự gene của
protein virus 1 (VP1) thuộc chủng gây bệnh cho thấy chúng thuộc một biến

×