KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với tiếng Anh
tích hợp phát triển kỹ năng so sánh kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi”
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là
khâu quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và cho trẻ
bước vào học phổ thông. Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có
một vai trò to lớn.
Ở trường mầm non, hoạt động làm quen với toán là một môn học rất quan
trọng, là điều kiện không thể thiếu trong quá trình dạy học nhằm phát triển trí tuệ và
những mặt nhân cách toàn diện cho trẻ.
Hiện nay tiếng anh đang trở thành ngôn ngữ thứ hai và là ngôn ngữ giao tiếp
trên toàn thế giới, chính vì thế việc cho trẻ tiếp xúc và LQVTA khi còn nhỏ là điều cần
thiết mà mỗi gia đình, nhà trường và xã hội phải quan tâm đến. Các nhà khoa học đã
nghiên cứu và cho thấy rằng não bộ và thần kinh của trẻ phát triển ở lứa tuổi
mẫu giáo. Đây là giai đoạn các em học ngoại ngữ nhanh và dễ tiếp thu nhất.
Việc tổ chức cho trẻ so sánh kích thước kết hợp với hoạt động làm quen Tiếng
anh là một hoạt động vô cùng có ý nghĩa và là hoạt động lí tưởng cho việc học
ngôn ngữ thứ hai nhằm giúp trẻ hứng thú học tập, nâng cao khả năng tiếp thu
và đạt hiệu quả cao trong quá trình tiếp nhận ngôn ngữ mới. Trẻ có khả năng
tiếp nhận kiến thức nhanh chóng thông qua các hình ảnh, đồ dùng trực quan do
GV cung cấp, có khả năng so sánh các vật, thêm vào đó là tăng vốn từ vựng
Tiếng anh thông qua các trò chơi. Hơn thế nữa, kĩ năng so sánh kích thước của
trẻ cũng được nâng cao khi GV thiết kế một số hoạt động phù hợp. Tuy nhiên
thực trạng hiện nay tại các trường mầm non chưa có các biện pháp cụ thể để
giúp trẻ tiếp cận với hoạt động có hiệu quả nhất.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề
tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với tiếng Anh tích hợp phát triển
kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi”, để mong muốn tìm được một số biện
pháp góp phần phát triển kĩ năng so sánh kích thước trong quá trình tiếp cận ngôn ngữ
thứ hai.
2
1.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số BP giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi LQVTA tích hợp
phát triển kĩ năng so sánh kích thước
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
-Khách thể nghiên cứu: Hoạt động làm quen với tiếng Anh của trẻ 5-6 tuổi.
-Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp phát
triển kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi.
4. Giả thuyết khoa học
Thực trạng sử dụng BP tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp phát triển KN so
sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non còn hạn chế. Nếu ta áp
dụng một số BP như tạo môi trường lớp học, sử dụng phiếu bài tập để có thể kết hợp
dạy so sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo bằng tiếng anh thì kĩ năng so sánh kích thước
của trẻ 5-6 tuổi và vốn từ liên quan đến hoạt động sẽ được nâng cao. Hơn thế nữa việc
áp dụng một số BP sẽ không gây nhàm chán trong các hoạt động, tạo cho trẻ hứng thú
khi tham gia và giúp cho trẻ tiếp thu một cách có hiệu quả.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về BP tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp
phát triển kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi .
5.2 Điều tra thực trạng sử dụng BP tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp kĩ năng
so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non.
5.3 Đề xuất và TN một số BP nhằm tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp kĩ năng
so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số BP tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp KN so sánh kích
thước cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
7.2.2 Phương pháp đàm thoại
3
7.2.3 Phương pháp điều tra
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm
7.2.5 Phương pháp thống kê
7.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM
QUEN VỚI TIẾNG ANH TÍCH HỢP KỸ NĂNG SO SÁNH KÍCH THƯỚC
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về việc học ngôn ngữ của trẻ nói chung và cho trẻ làm quen với tiếng
Anh nói riêng.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về KN so sánh kích thước của trẻ
1.2 Một số khái niệm
1.2.1 Biện pháp
Biện pháp là cách làm cụ thể, cách giải quyết một vấn đề cụ thể hay hướng tới
giải quyết nhiệm vụ từng phần, cụ thể. Trong một số trường hợp, biện pháp cũng có
thê giải quyết được các nhiệm vụ khác nhau như một phương pháp.
1.2.2 Tích hợp
Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội
dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ
trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào
những nội dung vốn có của môn học.
1.2.3 Kỹ năng
Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một hành
động, công việc nào đó để đạt được mục đích đã xác định trên cơ sở nắm vững phương
thức thực hiện và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với những điều
kiện nhất định.
1.2.4 So sánh
So sánh là một trong những kĩ năng quan trọng của quá trình tư duy, nhằm thực
hiện chức năng đem sự vật này đối chiếu với sự vật kia để tìm sự giống nhau hay khác
nhau của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
1.2.5 Kích thước
Kích thước là khái niệm chỉ toàn thể nói chung những đại lượng như chiều dài,
chiều rộng, chiều cao, xác định độ lớn của một vật.
1.2.6
5
Kỹ năng so sánh kích thước
Kỹ năng so sánh kích thước là khả năng của con người thực hiện một cách có
hiệu quả hành động so sánh các đại lượng kích thước như chiều dài, chiều rộng, chiều
cao, xác định độ lớn của một vật trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận
dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với những điều kiện nhất định.
1.2.7
Hoạt động làm quen với tiếng Anh.
Hoạt động làm quen với tiếng Anh là hoạt động cho trẻ bước đầu tiếp xúc với
ngôn ngữ mới – tiếng Anh, thông qua đó cho trẻ tìm hiểu, khám phá những yếu tố cơ
bản của tiếng Anh như các từ vựng đơn giản, các cấu trúc câu ngắn và cách phát âm.
1.2.8
Biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với tiếng Anh tích hợp phát
triển kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi.
Biện pháp tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp phát triển KN so sánh kích thước
cho trẻ 5-6 tuổi là cách thức tổ chức hoạt động cho trẻ bước đầu tiếp xúc với ngôn ngữ
tiếng Anh trong đó đan cài, lồng ghép các mục tiêu phát triển KN so sánh kích thước
như là thực hiện một cách có hiệu quả hành động so sánh các đại lượng kích thước như
chiều dài, chiều rộng, chiều cao, xác định độ lớn của một vật trên cơ sở nắm vững
phương thức thực hiện và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với
những điều kiện nhất định.
1.3 Sự phát triển biểu tượng kích thước ở trẻ 5-6 tuổi
Tiểu kết chương 1
Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, chúng tôi rút ra được một số kết
luận cho việc xây dựng một số BP tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp phát triển KN
so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi như sau:
Quá trình phát triển KN so sánh kích thước cho trẻ đã được các nhà tâm lý –
giáo dục học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Họ chủ yếu tập trung nghiên
cứu những vấn đề khái quát về đặc điểm hình thành, nội dung, phương pháp phát triển
khả năng so sánh kích thước cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau mà chưa chú trọng đến
KN so sánh kích thước của trẻ. Theo các nhà nghiên cứu, đồ vật, đồ chơi có vai trò lớn
trong việc giúp trẻ phát triển KN so sánh kích thước, thông qua đó trẻ sử dụng toàn bộ
giác quan để có thể phân biệt sự khác nhau giữa 2 hay 3 đối tượng.
Trẻ mẫu giáo sử dụng các thao tác, các phép thử để so sánh kích thước của các
đối tượng, điều này giúp trẻ tích lũy được kinh nghiệm và có khả năng phân biệt nhanh
6
các chiều đo của vật. Đặc biệt trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có khả năng ước lượng kích
thước của vật bằng mắt, trẻ có thể phân biệt nhanh chóng kích thước của 2, 3 đối
tượng mà không cần thực hiện các hành động thực tiễn như xếp chồng, xếp cạnh,..
Bên cạnh các nghiên cứu về phát triển KN so sánh kích thước, các nhà giáo dục
cũng đưa ra quan điểm về sự phát triển ngôn ngữ nước ngoài của trẻ nói chung và việc
trẻ LQVTA ở độ tuổi mẫu giáo nói riêng nhưng lại chưa thực sự đi sâu vào nghiên cứu
các hoạt động tổ chức cho trẻ LQVTA tại các trường mầm non. Qua đó tôi cho rằng
bản chất của quá trình phát triển khả năng so sánh kích thước cho trẻ ở trường mầm
non trong hoạt động LQVTA là tổ chức các hoạt động cho trẻ bước đầu tiếp xúc với
ngôn ngữ tiếng Anh nhằm phát triển KN so sánh kích thước cho trẻ.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra rằng KN so sánh kích thước là khả
năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả hành động so sánh các đại lượng
kích thước như chiều dài, chiều rộng, chiều cao, xác định độ lớn của một vật trên cơ sở
nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có phù
hợp với những điều kiện nhất định.
Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở lý luận để đưa ra một số BP tổ chức
hoạt động LQVTA tích hợp KN so sánh kích thước cho trẻ 5 – 6 tuổi.
7
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH
TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH KÍCH THƯỚC CHO TRẺ 5 – 6
TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
I.1
Mục đích khảo sát thực trạng
2.2 Địa bàn và khách thể khảo sát
2.2.1 Địa bàn và thời gian khảo sát
- Mầm non Vinschool (quận Đống Đa), mầm non “Bống và Bin” (quận Bắc Từ
Liêm), thành phố Hà Nội.
- Thời gian khảo sát: Từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 3 năm 2019.
2.2.2 Khách thể điều tra
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên:
+ 15 GV tiếng Anh phụ trách lớp 5-6 tuổi.
+ 20 trẻ 5-6 tuổi đang học tại trường mầm non.
2.3 Nội dung và phương pháp khảo sát thực trạng.
2.3.1 Nội dung khảo sát
2.3.2 Phương pháp khảo sát thực trạng
* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Anket)
* Phương pháp quan sát
* Phương pháp đàm thoại
* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
* Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê:
2.4 Kết quả khảo sát
2.4.1 Chương trình giáo dục mầm non về hình thành biểu tượng kích thước
dành cho trẻ 5-6 tuổi
2.4.2 Thực trạng nhận thức của giáo về việc tổ chức hoạt động làm quen với
tiếng Anh tích hợp phát triển kỹ năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi.
* Đôi nét về đối tượng điều tra
Trong số 15 GV được điều tra, có 100% GV đã từng dạy tiếng Anh lớp mẫu
giáo lớn 5-6 tuổi và các GV đều có kinh nghiệm dạy Tiếng Anh lớp mẫu giáo lớn 5-6
tuổi ít nhất là 1 năm. Trong số 15 GV có 10 GV trình độ đại học, 4 GV trình độ cao
8
đẳng và 1 GV có trình độ trung cấp, không có GV nào có trình độ sơ cấp. Hầu hết các
GV đều đã có chứng chỉ tiếng Anh
* Thực trạng nhận thức của GV về khái niệm tích hợp phát triển kĩ năng so
sánh kích thước cho trẻ trong hoạt động LQVTA.
Chúng tôi thấy hầu hết các GV đã nắm được khái niệm tích hợp phát triển kĩ
năng so sánh kích thước cho trẻ trong hoạt động LQVTA, điều này có ảnh hưởng rất
lớn tới quá trình tổ chức cũng như đưa ra một số BP để tổ chức hoạt động LQVTA tích
hợp phát triển kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ mầm non 5-6 tuổi.
*Thực trạng nhận thức của GV về khái niệm BP tổ chức hoạt động LQVTA tích
hợp kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi
Chúng tôi thấy rằng phần lớn GV có quan niệm đúng đắn về khái niệm BP tổ
chức hoạt động LQVTA tích hợp kĩ năng so sánh kích thước.Tuy nhiên còn một vài
GV có nhầm lẫn về khái niệm này. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do GV chỉ
chú trọng vào phần tìm nội dung dạy học cho trẻ mà chưa thực sự chú trọng vào nội
dung phù hợp để giúp trẻ có thể phát triển kĩ năng so sánh kích thước.
2.4.3 Thực trạng việc tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp phát triển kĩ năng
so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi
* Thực trạng về hình thức tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp kĩ năng so sánh
kích thước cho trẻ 5-6 tuổi của GV:
Chúng tôi thấy các GV đã thực sự quan tâm đến việc lựa chọn hình thức để
tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi. Phần
lớn các GV lựa chọn hình thức tổ chức trong lớp và tập thể vì tin rằng sẽ đạt được hiệu
quả như mong đợi. Nguyên nhân cơ bản có thể do các GV thường lựa chọn các loại
hình thức phổ biến, quen thuộc với trẻ và đặc biệt là dễ dàng thực hiện mà không mất
quá nhiều thời gian chuẩn bị.
* Thực trạng về cách đánh giá kĩ năng so sánh kích thước của trẻ khi tham
gia vào hoạt động LQVTA
Mỗi GV đều có quan điểm riêng khi đánh giá KN so sánh kích thước của trẻ khi
chúng tham gia vào hoạt động LQVTA tích hợp kĩ năng so sánh kích thước. Phần lớn
các GV đánh giá kĩ năng so sánh kích thước của trẻ qua quan sát, qua sản phẩm hoạt
động, và cách giao tiếp của bé hàng.
9
Bên cạnh đó một vài GV thường đánh giá trẻ qua các bài test, đặt các câu hỏi
hoặc qua phiếu bài tập của trẻ nhưng chiếm tỉ lệ không cao.
* Thực trạng về thời gian tổ chức hoạt động LQVTA.
Từ kết quả điều tra thực trạng, chúng tôi thấy đa số GV có cách sắp xếp hợp lí
về thời gian tổ chức hoạt động. Đa số các GV đều cho rằng tổ chức 1 hoạt động trong
30 phút là hợp lí nhất để trẻ có thể tiếp thu hiệu quả.
Bên cạnh đó, có một số GV cho rằng tổ chức hoạt động phải tùy theo bài học,
có thể dài hơn (40 hoặc 45 phút để kết thúc), như vậy mới đạt được hiệu quả mong
muốn cho trẻ.
*
Thực trạng phương pháp GV đã và đang sử dụng để phát triển KN so sánh
kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với tiếng Anh.
Qua khảo sát, tôi có thể thấy phương pháp tổ chức trò chơi được 100% GV
sử dụng để phát triển KN so sánh kích thước cho trẻ trong hoạt động LQVTA. Phương
pháp này được các thầy cô rất tin tưởng mang lại hiệu quả tốt, nó giúp học sinh tiếp
thu kiến thức theo kiểu học mà chơi, chơi mà học, rất tự nhiên mà gây làm cho học
sinh bị căng thẳng. Ngoài ra, thực hiện hệ thống bài tập cũng chiếm tỉ lệ cao
*
Thực trạng phương tiện GV sử dụng trong hoạt động LQVTA tích hợp kĩ
năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi.
Thông qua kết quả điều tra thực trạng, chúng tôi thấy các GV thường lựa
chọn những phương tiện đơn giản, có sẵn, dễ tìm kiếm và gần gũi xung quanh trẻ. Vật
thật và phương tiện media ( đĩa, clip, máy chiếu,..) là hai phương tiện có lựa chọn cao
nhất. Tranh ảnh và đồ chơi cũng được GV lựa chọn nhiều, tuy nhiên hai phương tiện
này đôi khi gây khó khăn trong việc tổ chức hoạt động tập thể vì có tính trừu tượng
cao, gây khó khăn trong việc so sánh. Đối với các phần mềm học tiếng Anh cũng được
một số GV lựa chọn, điều này cho thấy thực trạng hiện nay tại các trường mầm non
đang đưa các phần mềm vào để dạy trẻ ngày càng phổ biến nhằm thu hút trẻ hơn, tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho GV trong việc tổ chức hoạt động.
*
Thực trạng nội dung chủ đề của hoạt động LQVTA tích hợp kĩ năng so sánh
kích thước cho trẻ 5-6 tuổi.
Tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi
thường được các GV lựa chọn nhiều chủ đề khác nhau để giúp trẻ có thể hiểu và tiếp
10
thu kiến thức một cách tốt nhất. chúng tôi thấy thế giới động vật và trường mầm non là
hai chủ đề được GV lựa chọn nhiều nhất, mỗi chủ đề.
*
Thực trạng mức độ thuận lợi và khó khăn GV gặp phải khi tổ chức hoạt
động LQVTA tích hợp phát triển kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi
Đa số GV cho rằng học liệu là thuận lợi nhất đối với họ. Với kinh nghiệm và
trình độ chuyên môn của các GV đều có thể đưa ra nội dung và hoạt động phù hợp
giúp trẻ có thể phát triển tốt nhất.
Vấn đề số lượng học sinh trong 1 lớp đôi khi vẫn còn chưa đảm bảo, đây là vấn
đề mà số lượng GV gặp khó khăn nhiều nhất. Nếu trong 1 lớp số học sinh quá đông
dẫn đến việc tổ chức hoạt động mất rất nhiều thời gian, kết quả đạt được không như
mong đợi vì GV không thể bao quát toàn bộ trẻ.
Phân bố thời gian hợp lí để tổ chức hoạt động và nội dung bài học phù hợp với
mức thời gian mà GV đã dự kiến thuận lợi cho trẻ có thể tiếp thu được tốt nhất. Tuy
nhiên vẫn còn khó khăn với một số GV trong việc phân bố thời gian cho phù hợp với
hoạt động.
Về vấn đề không gian lớp học, phần lớn các GV gặp thuận lợi trong việc tổ
chức tiết học trong một không gian lớp học tốt, thoáng mát, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi.
Bên cạnh đó thì vẫn có một số GV đôi khi gặp khó khăn trong vấn đề này bởi lẽ lớp
nhỏ so với số lượng học sinh hoặc.
Vấn đề đào tạo chuyên môn đang dần được cải thiện, thuận lợi hơn. Điều này
cho thấy trường mầm non đang chú trọng không chỉ vào nội dung dạy mà còn cả đào
tạo chuyên môn cho các GV, đào tạo bài bản và có khoa học.
Về vấn đề người hỗ trợ, hầu hết các GV đều thuận lợi. Người hỗ trợ ở đây tức
là người giúp đỡ GV chính chuẩn bị, tổ chức hoạt động, giúp bao quát lớp học, quản lí
học sinh, hỗ trợ GV chính khi cần. Ngoài ra người hỗ trợ ở đây còn có các phụ huynh,
trên lớp kết hợp với ở nhà sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn.
2.4.4 Thực trạng mức độ phát triển kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6
tuổi trong hoạt động làm quen với tiếng Anh.
2.4.4.1 Tiêu chí đánh giá
*Tiêu chí 1: Trẻ thực hiện thao tác so sánh kích thước một cách chính xác theo
yêu cầu bằng tiếng Anh
11
Mức độ
Điểm
1. Không đạt
Tối đa 1 điểm
2. Đạt
Tối đa 3
điểm
Nội dung
+ Trẻ chưa xác định được vật lớn hơn hay
nhỏ hơn, dài hơn hay ngắn hơn, cao hơn
hay thấp hơn
+ Trẻ chưa đọc được kết quả
+ Trẻ chưa khái quát được kết quả so sánh
bằng lời
2 điểm
+ Trẻ so sánh được độ lớn, chiều cao
hay độ dài của 2 hay nhiều vật với nhau
+ Trẻ gặp khó khăn trong việc đọc kết
quả so sánh
+ Trẻ chưa khái quát được kết quả so
sánh bằng lời.
3 điểm
3. Thành
thạo
Tối đa 5
điểm
4 điểm
5 điểm
•
•
•
+ Trẻ so sánh được độ lớn, chiều cao
hay độ dài của 2 hay nhiều vật với nhau
+ Trẻ đọc được kết quả so sánh
+ Trẻ chưa khái quát được kết quả so sánh
bằng lời.
+ Trẻ so sánh được hai hay nhiều vật
với nhau một cách chính xác.
+ Trẻ đọc được kết quả so sánh
+ Trẻ gặp khó khăn trong việc khái
quát kết quả so sánh bằng lời
+ Trẻ so sánh được hai hay nhiều vật
với nhau một cách chính xác.
+ Trẻ đọc được kết quả so sánh
+ Trẻ khái quát được kết quả so sánh bằng
lời một cách nhanh chóng.
Không đạt ( 1 điểm )
Đạt
( 2 – 3 điểm )
Thành thạo ( 4 – 5 điểm )
*Tiêu chí 2: Tốc độ hoàn thành nhiệm vụ so sánh kích thước
Mức độ 1: Chậm ( 1,5 điểm )
+ Trẻ so sánh hai hay nhiều vật với nhau một cách chậm chạp
+ Trẻ khái quát kết quả so sánh một cách chậm chạp
• Mức độ 2: Lúc chậm lúc nhanh ( 2 điểm )
+ Trẻ so sánh hai hay nhiều vật với tốc độ không ổn định, lúc nhanh lúc chậm.
+ Trẻ khái quát kết quả so sánh một cách chậm chạp
• Mức độ 3: Nhanh ( 2,5 điểm )
•
12
+ Trẻ so sánh hai hay nhiều vật với nhau với tốc độ nhanh
+ Trẻ khái quát kết quả so sánh với tốc độ nhanh
*Tiêu chí 3: Tính độc lập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ so sánh kích
thước.
Mức độ 1: Không đạt ( 1,5 điểm )
+ Trẻ thờ ơ, thực hiện nhiệm vụ một cách gượng ép.
+ Trẻ không tự thực hiện được nhiệm vụ.
• Mức độ 2: Đạt
( 2 điểm )
+ Trẻ hứng thú thực hiện nhiệm vụ khi tham gia hoạt động
+ Khi thực hiện nhiệm vụ, trẻ cần có bạn hoặc GV giúp đỡ thực hiện nhiệm vụ.
• Mức độ 3: Thành thạo ( 2,5 điểm )
+ Trẻ hào hứng thực hiện nhiệm vụ
+ Trẻ thực hiện nhiệm vụ mà không cần bất kì sự giúp đỡ nào.
•
2.4.4.2 Thang đánh giá
*Mức độ 1: Thành thạo: 7,5 < x < 10 điểm
*Mức độ 2: Đạt
: 5 x ≤ 7,5 điểm
*Mức độ 3: Không đạt : x < 5 điểm
2.4.4.3 Phân tích kết quả khảo sát.
Thông qua kết quả điều tra thực trạng mức độ phát triển kĩ năng so sánh kích
thước trong hoạt động LQVTA của trẻ 5-6 tuổi, tôi xin đưa ra bảng số liệu khái quát
như sau
Số
lượng
Mức độ
Thành thạo
Đạt
Không đạt
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
20
1
5
12
60
7
35
Bảng 2.10. Thực trạng mức độ phát triển kĩ năng so sánh kích thước trong hoạt
động LQVTA của trẻ 5-6 tuổi
Từ kết quả của bảng số liệu, chúng tôi thấy mức độ phát triển kĩ năng so sánh
kích thước trong hoạt động LQVTA của trẻ khá tốt, phần lớn trẻ đều ở mức độ đạt
chiếm 60%. Số lượng trẻ đạt ở mức thành thạo còn thấp (5%) trong khi mức độ không
đạt chiếm tỉ lệ cũng khá cao với 35% trong tổng số 20 trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do
trẻ gặp khó khăn trong việc biểu đạt kết quả so sánh bằng ngôn ngữ Tiếng Anh, trẻ
chưa được luyện tập nhiều ở trong lớp cũng như ở nhà và nhiều trẻ còn chưa thực sự
tập trung lắng nghe khi cô đưa ra yêu cầu. Bên cạnh đấy, trong quá trình dự giờ các tiết
học LQVTA tích hợp phát triển kĩ năng so sánh kích thước, chúng tôi thấy các GV
13
cũng chưa thực sự chú trọng vào việc hướng dẫn và động viên trẻ khái quát kết quả so
sánh bằng lời.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện thực trạng mức độ phát triển kĩ năng so sánh kích
thước trong hoạt động LQVTA của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo phần trăm:
Biểu đồ 2.1. Thực trạng mức độ phát triển kĩ năng so sánh kích thước trong hoạt
động LQVTA của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Từ biểu đồ trên, chúng tôi thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa ba mức độ thành
thạo, đạt và không đạt. Tuy nhiên, thông qua bảng 2.10 cũng như biểu đồ 2.1 chúng ta
mới chỉ thấy mức độ phát triển chung của trẻ mà chưa thấy được sự phát triển một
cách cụ thể. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khải sát và lập bảng mức độ phát triển kĩ năng
so sánh kích thước trong hoạt động LQVTA của trẻ qua các bài tập với kết quả như
sau:
Mức độ
Thành thạo
Đạt
Không đạt
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Bài tập 1
4
20
10
50
6
30
Bài tập 2
2
10
10
50
8
40
Bài tập 3
3
15
6
30
11
55
Bảng 2.11. Thực trạng mức độ phát triển KN so sánh kích thước trong hoạt động
LQVTA của trẻ qua các bài tập
Dựa vào kết quả của bảng số liệu, chúng tôi thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa
các bài tập. Đối với dạng bài tập thứ nhất mức độ thành thạo chỉ chiếm 20% trong khi
bài tập thứ nhất và bài tập thứ hai có tỉ lệ thấp hơn là 10% và 15%. Bên cạnh đấy, mức
độ không đạt yêu cầu ở bài tập 3 cũng rất cao chiếm hơn một nửa số học sinh là 55%
trong khi hai bài tập còn lại chỉ dao động từ 30%.
Bên cạnh đó, từ kết quả của cả ba bài tập trên chúng tôi cũng nhận thấy KN so
sánh kích thước của trẻ khi sử dụng tiếng Anh còn yếu, một số trẻ còn lúng túng khi
phân biệt được kích cỡ của 3 đối tượng và đặc biệt đa số trẻ đều gặp khó khăn trong
việc khái quát lại kết quả so sánh khi sử dụng tiếng Anh, điều này bởi lẽ GV chưa thực
sự chú trọng vào việc rèn luyện thường xuyên những KN này cho trẻ. Ngoài ra, trong
quá trình khảo sát, chúng tôi thấy nhiều trẻ vẫn chưa thực sự hào hứng, tham gia
nhiệm vụ một cách tích cực, tốc độ thực hiện còn chậm; do đó số lượng trẻ đạt điểm
tối đa trong tiêu chí 2 và tiêu chí 3 là rất ít. Đó cũng chính là cơ sở để chúng tôi đưa ra
14
một số BP tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp KN so sánh kích thước cho trẻ mẫu
giáo phù hợp với thực tế và khả năng hiện tại của trẻ đồng thời kiểm chứng tính khả
thi của đề tài.
Tiểu kết chương 2
Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp phát triển KN
so sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hiện nay cho thấy phần lớn GV đã nhận
thức đúng đắn về việc sử dụng tiếng Anh để tổ chức cho trẻ so sánh kích thước trong
hoạt động làm quen với toán. Tuy nhiên việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục này của GV
lại diễn ra không thường xuyên do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Kết quả khảo sát việc GV áp dụng các BP tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp
KN so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi cũng còn nhiều bất cập. Nhiều GV còn gặp khó
khăn trong việc tổ chức hoạt động, có thể do số lượng học sinh hoặc do chưa có những
hoạt động phù hợp tổ chức cho trẻ. Điều này dẫn tới hiệu quả của việc thực hiện nhiệm
vụ giáo dục này của GV còn thấp. Mặt khác các GV gặp rất nhiều thuận lợi từ phía nhà
trường về cơ sở vật chất cũng như sự hỗ trợ từ phía phụ huynh và nhà trường.
Kết quả khảo sát thực trạng mức độ phát triển KN so sánh kích thước cho trẻ 56 tuổi trong hoạt động LQVTA còn chưa cao, đa số trẻ còn gặp nhiều khó khăn trong
việc khái quát kết quả so sánh bằng lời. Nguyên nhân có thể do trẻ chưa biết cách nói
như thế nào khi sử dụng tiếng Anh để so sánh các đối tượng và có thể do các GV chưa
thực sự chú trọng đến phát triển KN cho trẻ, các GV còn hời hợt chưa quan tâm nhiều
đến vấn đề phát triển ngôn ngữ thứ 2 cho trẻ tại trường mầm non.
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TIẾNG ANH TÍCH HỢP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SO SÁNH
KÍCH THƯỚC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
3.1. Nguyên tắc đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với
tiếng Anh tích hợp phát triển kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi
3.1.1 Nguyên tắc 1: Tổ chức hoạt động làm quen với tiếng Anh tích hợp phát
triển kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
15
mầm non nói chung và nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo
nói riêng.
3.1.2 Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính khoa học
3.1.3 Nguyên tắc 3: Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tiếp nhận tiếng Anh của
trẻ
3.1.4 Nguyên tắc 4: Phát huy tính tích cực, độc lập của trẻ trong quá trình
tham gia các hoạt động làm quen với tiếng Anh.
3.2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với tiếng Anh tích hợp
phát triển kĩ năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi
3.2.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường tổ chức hoạt động làm quen với tiếng
Anh kích thích hứng thú so sánh kích thước của trẻ 5 – 6 tuổi.
a, Mục đích, ý nghĩa
Việc GV tạo môi trường tổ chức hoạt động LQVTA kích thích trẻ 5 – 6 tuổi so
sánh kích thước bằng cách trang trí các góc trong lớp với những hình ảnh kèm với từ
vựng tiếng Anh liên quan đến kích thước của hình ảnh đó sẽ giúp trẻ tích cực hơn
trong việc sử dụng tiếng Anh khi nói về các đối tượng và mối quan hệ kích thước giữa
chúng thay vì sử dụng tiếng Việt. Thêm vào đó trẻ có thể quan sát, tiếp xúc và nói về
các đối tượng thường xuyên và liên tục không chỉ trong giờ học mà còn trong giờ chơi,
giúp phản xạ của trẻ nhanh hơn khi so sánh kích thước bằng tiếng Anh.
Việc tạo môi trường tổ chức hoạt động LQVTA kích thích trẻ 5 – 6 tuổi so sánh
kích thước giúp trẻ luyện tập, củng cố KN so sánh có thể là với GV hoặc với bạn cùng
lớp. Trẻ được nói nhiều hơn, được quan sát nhiều đối tượng với kích cỡ khác nhau, từ
đó hình thành khả năng phân biệt kích thước tốt hơn.
Khi GV tạo môi trường tổ chức hoạt động cho trẻ, có thể luyện tập cho trẻ khả
năng xác định kích thước bằng xúc giác, thị giác, giúp trẻ phân biệt và so sánh kích
thước các đối tượng như đồ dùng đồ chơi ở nhiều vị trí khác nhau trong lớp học. Trẻ
được cầm, nắm, chạm vào các đối tượng có kích thước khác nhau, nói lên cảm nhận
của mình với GV hoặc với bạn từ đó phân biệt và nhận biết các đối tượng một cách
chính xác. Đến một giai đoạn nào đó, trẻ có thể tự ước lượng kích thước của đối tượng
một cách chính xác.
16
Ngoài ra tạo môi trường tổ chức HĐLQVTA còn bày trí phân bố các hình ảnh,
đối tượng, từ ngữ sao cho phù hợp với lớp học, với tầm nhìn của trẻ, tạo không gian
thoải mái giúp trẻ chủ động tích cực trong việc sử dụng tiếng Anh để so sánh kích
thước.
b, Cách tiến hành
Với BP này trước tiên GV phải tìm những hình ảnh có kích thước khác nhau mà
trước đó trẻ đã biết, được tìm hiểu và phù hợp với chủ đề.
Tiếp theo GV sử dụng những hình ảnh, đối tượng giống nhau có kích thước
khác nhau gắn với từ vựng tiếng Anh liên quan đến kích thước (bigger, smaller,..) để
trang trí các góc bằng tiếng Anh. Những từ vựng và hình ảnh phải được phân bố sao
cho dễ nhìn, rõ ràng để trẻ có thể quan sát thường xuyên mà không bị nhầm lẫn. Điều
này sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ có hứng thú sử dụng tiếng Anh để so sánh các
đối tượng hơn thay vì sử dụng tiếng Việt.
GV có thể tổ chức cho trẻ học theo nhóm ở góc được trang trí bằng tiếng Anh.
Trẻ sẽ quan sát đối tượng, GV đưa ra gợi ý và trẻ trả lời. GV phải là người luôn hướng
trẻ sử dụng tiếng Anh khi trẻ so sánh bất cứ đối tượng nào mà trẻ nhìn thấy. Ngoài ra,
GV có thể tận dụng giờ chơi của trẻ để giúp trẻ sử dụng tiếng Anh phát triển KN so
sánh kích thước bằng cách cho trẻ thi đua với nhau. Điều này sẽ giúp trẻ nhớ từ vựng
về so sánh kích thước và sử dụng nó một cách linh hoạt hơn.
Ví dụ: Ở góc gia đình, GV sử dụng hình ảnh bé – anh, chị - bố - mẹ để trang trí,
sắp xếp các hình ảnh lần lượt từ thấp đến cao và gắn với mỗi hình ảnh đó là từ vựng
tiếng Anh liên quan đến kích thước. (Tall – taller – tallest hoặc short – tall – taller).
c, Điều kiện thực hiện
GV phải lựa chọn hình ảnh phù hợp cho trẻ dễ nhìn dễ nhận biết, tránh những
hình ảnh quá khó và đơn giản, không gây được sự chú ý của trẻ, việc kết hợp với từ
vựng tiếng Anh liên quan đến so sánh kích thước phải cân đối với hình ảnh. GV cần sử
dụng tiếng Anh và luôn hướng trẻ nói tiếng Anh để so sánh kích thước giữa các đối
tượng, trong quá trình nói GV phải chú ý đến từ vựng và cấu trúc câu của trẻ để sửa
cho chính xác. Tiếp theo là không gian lớp học phải thoáng mát, tạo cho trẻ cảm giác
thoải mái, không bị gượng ép. GV cần linh hoạt trong việc sáng tạo ra các hình ảnh,
17
các hoạt động, đôi khi là tạo tình huống bất ngờ để dẫn dắt trẻ vào các hoạt động so
sánh kích thước nhằm giúp trẻ hứng thú hớn và phát triển KN so sánh kích thước.
3.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức các trò chơi so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động làm quen với tiếng Anh
a, Mục đích, ý nghĩa
Trò chơi rất quan trọng trong việc phát triển nhận thức của trẻ, khi tham gia vào
các trò chơi khác nhau trẻ có thể tự mình rèn luyện những KN vận động thô, vận động
tinh.
Mục đích đầu tiên của BP này là cho trẻ vui chơi, thoải mái, kích thích hứng thú
cho trẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Trẻ có thể hiểu được luật chơi,
cách chơi, tham gia nhiệt tình vào trò chơi, làm tăng khả năng chú ý của trẻ. Trò chơi
vừa là BP dạy học, vừa là hình thức dạy học cho trẻ mẫu giáo.
Với nhiều trò chơi khác nhau sử dụng trong hoạt động LQVTA như phân loại
kích thước đối tượng, tìm đối tượng có kích thước lớn nhất hoặc nhỏ nhất,…trẻ có cơ
hội được rèn luyện KN so sánh kích thước, củng số lại KN đã được học. Đặc biệt, khi
tham gia vào các trò chơi, trẻ sử dụng tiếng Anh để hoàn thành nhiệm vụ so sánh kích
thước của 2 đối tượng hoặc 3 đối tượng theo yêu cầu của trò chơi, trẻ phát triển khả
năng phát âm, tốc độ phản xạ và ghi nhớ được từ vựng tiếng Anh liên quan đến so
sánh kích thước.
b, Cách tiến hành
GV liệt kê, thiết kế các trò chơi giúp trẻ củng cố lại KN so sánh kích thước khi
sử dụng tiếng Anh mà trẻ đã được học, được tiếp xúc trước đó. Đó có thể là trò chơi
phân loại kích thước các đối tượng, tìm đối tượng có kích thước lớn nhất hay nhỏ nhất,
…GV tổ chức trò chơi trong hoạt động LQVTA, sau khi trẻ được giới thiệu lại từ vựng
liên quan đến so sánh kích thước của 2, 3 đối tượng, GV sử dụng trò chơi để củng cố
ôn luyện giúp trẻ có thể ghi nhớ. Mặt khác, GV có thể tổ chức ở hoạt động ngoài trời,
hoạt động chơi của trẻ. GV linh hoạt về việc tổ chức chơi và hình thức chơi sao cho
phù hợp với trẻ 5-6 tuổi.
*Bước 1: Chuẩn bị hoạt động
GV cần xác định mục đích cụ thể của hoạt động trước khi tổ chức, sau đó lồng
ghép các nội dung về dạy trẻ so sánh kích thước vào nội dung trò chơi tiếng Anh: So
18
sánh kích thước của 2 hoặc 3 đối tượng với nhau và phản ánh mối quan hệ kích thước
bằng tiếng Anh; Sắp xếp các đối tượng theo kích thước tăng dần hoặc giảm dần,..
GV cần lựa chọn trò chơi phù hợp, xác định hình thức tổ chức và dự kiến cách
thức tổ chức trò chơi để phát triển KN so sánh kích thước bằng tiếng Anh cho trẻ. GV
cũng phải chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi cần thiết để phục vụ cho việc tổ chức hoạt
động.
*Bước 2: Triển khai trò chơi
Đầu tiên GV sẽ giới thiệu tên trò chơi với cả lớp sau đó phổ biến luật chơi, cách
chơi. Tiếp theo GV sẽ chơi mẫu cho trẻ có thể quan sát và hiểu hơn về trò chơi. Cuối
cùng là GV cho trẻ tham gia vào trò chơi (có thể là theo nhóm hoặc tập thể). Trong quá
trình trẻ tham gia, GV cần quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ. Sau khi kết thúc, GV sẽ nhận
xét và đánh giá lần chơi thứ nhất. Ở những lần chơi tiếp theo GV nên thay đổi cách
chơi, đặt ra yêu cầu mới tăng mức độ khó của nhiệm vụ chơi, hành động chơi. Đặc
biệt, GV luôn phải hướng trẻ sử dụng tiếng Anh để tham gia vào các trò chơi
Chúng tôi đã tiến hành thiết kế 5 trò chơi để giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển khả
năng so sánh kích thước trong hoạt động LQVTA :
1. Who is faster
2. Sorting
3. Guessing
4. Musical flascards
5. Mine sweep
*Bước 3: Kết thúc hoạt động
Kết thúc trò chơi, GV nhận xét về kết quả, rút kinh nghiệm trong quá trình
chơi. GV cần tạo điều kiện cho trẻ tự nhận xét về sản phẩm đội mình và đội bạn, cho
trẻ nhận xét và so sánh kích thước.
c, Điều kiện thực hiện
Điều đầu tiên GV phải nắm vững đặc điểm nhận thức, khả năng so sánh kích
thước của trẻ để có thể tổ chức trò chơi phù hợp với độ tuổi, với trình độ của trẻ. Nếu
GV tổ chức trò chơi quá khó thì trẻ không thể hiểu yêu cầu mà GV đưa ra còn nếu quá
dễ thì trẻ sẽ cảm thấy nhàm chán và không tham gia tích cực. Tiếp theo là GV phải biết
vận dụng các trò chơi một cách linh hoạt, sáng tạo vào quá trình rèn luyện KN so sánh
kích thước cho trẻ. GV luôn phải sử dụng tiếng Anh và luôn phải hướng trẻ sử dụng
19
tiếng Anh trong quá trình tham gia vào trò chơi. GV phải biết cách để tạo được không
khí hào hứng, vui vẻ, thu hút, lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi một cách tích cực, như
thế mới đạt được hiệu quả cao như đã đặt ra. Và một điều quan trọng nữa là GV phải
thu thập hoặc thiết kế được nhiều trò chơi để áp dụng cho phù hợp với mục đích giáo
dục, để tổ chức cho trẻ, tránh lặp đi lặp lại một trò chơi quá nhiều lần.
3.2.3 Biện pháp 3: Sử dụng phiếu bài tập có nhiệm vụ so sánh kích thước
các đối tượng trong hoạt động làm quen với tiếng Anh cho trẻ 5 – 6 tuổi.
a, Mục đích, ý nghĩa
Sử dụng phiếu bài tập tiếng Anh yêu cầu trẻ so sánh kích thước giữa các đối
tượng giúp trẻ có cơ hội luyện tập, củng cố và vận dụng KN so sánh để hoàn thành bài
tập, giúp cá nhân trẻ rèn luyện và phát triển KN tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh,..)
trong quá trình thực hiện yêu cầu. BP này còn giúp trẻ phát triển khả năng nghe hiểu
yêu cầu của bài tập bằng tiếng Anh để hoàn thành nhiệm vụ so sánh kích thước, thêm
vào đó là giúp cho phản xạ của trẻ tốt hơn khi gặp các bài tập hay tình huống tương tự,
giúp trẻ nhớ được từ vựng.
Mặt khác, phiếu bài tập còn rèn luyện cho trẻ tính độc lập, chủ động, sáng tạo
trong khi thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Ngoài ra nó còn là công cụ hữu hiệu để giúp
GV có thể đánh giá mức độ phát triển của trẻ thông qua phiếu bài tập.
Sử dụng phiếu bài tập để giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện các bài tập do đó sẽ
hình thành được ở trẻ thói quen biết thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ học tập được
giao. Thêm vào đó là trẻ phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, trẻ phải biết
huy động và tổng hợp các kiến thức đã học vào giải quyết nhiệm vụ học tập cho nên sẽ
giúp cho trí tuệ đứa trẻ được rèn luyện và phát triển toàn diện hơn.
b, Cách tiến hành
*Nội dung của phiếu bài tập:
- GV cần xác định xem nội dung về kích thước của trẻ 5 – 6 tuổi bao gồm
những kiến thức gì. Và theo chương trình của Bộ giáo dục đưa ra thì trẻ 5 – 6 tuổi cần
phải đạt được những mục tiêu BTKT:
+ Trẻ biết mối quan hệ kích thước giữa 2 – 3 vật theo từng chiều đo kích thước,
như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn
20
+ Trẻ biết sử dụng đúng từ để diễn đạt bằng lời mối quan hệ kích thước giữa các
vật
+ Trẻ biết phân biệt, nhận biết và nắm được tên gọi các chiều đo.
*Yêu cầu của phiếu bài tập
- Sử dụng tiếng Anh
- Phù hợp đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm-sinh lí của trẻ và đặc điểm tiếp
nhận ngôn ngữ tiếng Anh của trẻ
- Các yêu cầu bằng tiếng Anh, hình ảnh trong phiếu bài tập phải rõ ràng, để trẻ
có thể dễ dàng quan sát và dễ thực hiện nhiệm vụ nhận thức
- Yêu cầu của các bài tập phải rõ ràng:
+ Với dạng bài tập tô màu: GV phải sử dụng hình ảnh đen, trắng, hình ảnh phải
rõ ràng kèm theo từ vựng tiếng Anh phù hợp với kích thước của hình ảnh. Khi cho trẻ
so sánh 2 đối tượng hay 3 đối tượng, GV cần căn chỉnh hình ảnh sao cho trẻ có thể
hiểu được.
+ Với dạng bài tập khoanh tròn các đối tượng: GV cần sử dụng hình ảnh vừa,
không quá to để trẻ có thể khoanh
+ Với dạng bài tập nối: GV phải biết sắp xếp sao cho từ vựng và hình ảnh khác
phía nhau. Tránh trường hợp từ vựng và hình ảnh lộn xộn, trẻ khó có thể tìm được từ
vựng theo yêu cầu. Từ vựng và hình ảnh phải to, rõ ràng, một hình ảnh bên này phải
tương ứng với một từ vựng bên kia.
* Gồm các bước sau:
-
Bước 1: Phát các bài tập cho trẻ
Bước 2: Đưa ra nhiệm vụ bằng tiếng Anh và giao nhiệm vụ cho trẻ
Bước 3: Trẻ tiến hành thực hiện yêu cầu trong các bài tập, ban đầu trẻ thực hiện dưới
-
sự hướng dẫn của GV sau đó trẻ thực hiện nhiệm vụ độc lập.
Bước 4: Cô và trẻ cùng đánh giá và kiểm tra kết quả.
c, Các dạng phiếu bài tập được chúng tôi sử dụng để tích hợp phát triển KN so
sánh kích thước trong hoạt động LQVTA cho trẻ 5-6 tuổi bao gồm:
-
Dạng bài tập tô màu các đối tượng theo yêu cầu
Dạng bài tập khoanh tròn các đối tượng theo yêu cầu
Dạng bài tập nối từ vựng tiếng Anh tương ứng với đối tượng
Dạng bài tập lắng nghe yêu cầu bằng tiếng Anh và hoàn thành nhiệm vụ
Dạng bài tập sắp xếp theo thứ tự
Dạng bài tập lựa chọn đối tượng và dán theo yêu cầu bài tập.
21
Từ đó chúng tôi đưa ra một số dạng bài tập cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi nhằm
phát triển KN so sánh kích thước trong hoạt động LQVTA (Phụ lục )
d, Điều kiện thực hiện
Đầu tiên GV phải biết thiết kế các bài tập phù hợp với mục đích giáo dục, với
đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm-sinh lí của trẻ và đặc điểm tiếp nhận ngôn ngữ tiếng
Anh của trẻ. Tiếp theo là các yêu cầu bằng tiếng Anh, hình ảnh trong phiếu bài tập phải
rõ ràng, để trẻ có thể dễ dàng quan sát và dễ thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Các hình
ảnh không được quá to, hay quá nhỏ, nên sử dụng những hình ảnh quen thuộc trẻ đã
từng học để có thể đồng thời củng cố kiến thức. Trẻ phải có vốn kinh nghiệm, hiểu biết
nhất định để vận dụng vào việc giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong bài tập
Một điều kiện quan trọng nữa để thực hiện BP này đó là GV cần chuẩn bị đầy
đủ đồ dùng cần thiết để trẻ thực hiện nhiệm vụ (phiếu bài tập, bút màu, bút chì,..),
tránh tình trạng có trẻ bị thiếu đồ dùng hay bài tập khi bắt đầu thực hiện. Không gian
lớp học phải sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện tốt để trẻ luyện tập với các phiếu bài tập
được giao.
3.3. Thử nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với tiếng
Anh tích hợp phát triển kỹ năng so sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi
3.3.1 Mục đích tổ chức thử nghiệm
3.3.2 Nội dung thử nghiệm
3.3.3 Đối tượng, phạm vi, thời gian thử nghiệm
3.3.4 Xây dựng tiêu chí và cách đánh giá thử nghiệm
3.3.5 Điều kiện thử nghiệm
3.3.6 Quy trình tổ chức thử nghiệm.
3.3.7 Kết quả thử nghiệm
3.3.7.1 Kết quả đo đầu vào trước thử nghiệm
Trước khi tiến hành TN một số BP tổ chức hoạt động LQVTA tích hợp KN so
sánh kích thước cho trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi đã khảo sát mức độ phát triển KN so sánh
kích thước của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động LQVTA ở nhóm ĐC và nhóm
TN. Kết quả chúng tôi thu được như sau:
Nhóm
trẻ
22
Số trẻ
Mức độ phát triển KN so sánh kích thước của trẻ trong hoạt động
LQVTA
Thành thạo
SL
%
TN
ĐC
10
10
1
0
10%
0%
Đạt
SL
5
7
Không đạt
SL
%
%
50%
70%
4
3
40%
30%
Bảng 3.1 Mức độ phát triển KN so sánh kích thước của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt
động LQVTA trước TN
Kết quả được thể hiện ở bảng trên cho ta thấy tỉ lệ trẻ đạt ở mức độ thành thạo ở
cả 2 nhóm ĐC và TN chiếm tỉ lệ nhỏ (0% và 10%); tỉ lệ ở mức độ đạt khá cao, chiếm
70% ở nhóm trẻ ĐC và 50% ở nhóm trẻ TN. Tuy nhiên, số lượng trẻ không đạt vẫn còn ở
mức cao (30% và 40%), tỉ lệ trẻ không đạt ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 10%.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức độ phát triển KN so sánh kích thước trong
hoạt động LQVTA ở nhóm ĐC và nhóm TN:
Dưới đây là bảng số liệu mức độ phát triển KN so sánh kích thước trong hoạt
động LQVTA của trẻ ở nhóm ĐC và TN trước TN theo ba tiêu chí:
Trung bình (điểm)
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Nhóm ĐC
2,0
1,7
1,7
Nhóm TN
2,1
1,7
1,6
Bảng 3.2 Mức độ phát triển KN so sánh kích thước trong hoạt động LQVTA của
trẻ ở nhóm ĐC và TN trước TN theo tiêu chí.
Qua bảng số liệu cho ta thấy, mức độ phát triển KN so sánh kích thước của trẻ 5
– 6 tuổi trong hoạt động LQVTA đều nằm ở mức độ đạt nghĩa là trẻ đã có KN so sánh
kích thước cũng như độc lập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ so sánh kích thước.
Tuy nhiên, tốc độ thực hiện nhiệm vụ của trẻ còn chậm và đôi khi trẻ chưa thực sự
hiểu rõ yêu cầu của GV dẫn đến việc lúng túng khi khái quát kết quả so sánh khi sử
dụng tiếng Anh, Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy được trẻ chưa tự mình hoàn thành
nhiệm vụ, cần có GV giúp đỡ hoặc bạn bè nhắc nhở, đôi khi không hứng thú và không
muốn tham gia vào hoạt động. Mức độ giữa các tiêu chí ở 2 nhóm ĐC và TN có sự
chênh lệch nhưng không nhiều; như vậy chúng ta có thể thấy được mức độ tương đối
đồng đều về KN so sánh kích thước trong hoạt động LQVTA giữa 2 nhóm ĐC và TN.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức độ phát triển KN so sánh kích thước của trẻ 5
– 6 tuổi trong hoạt động LQVTA ở nhóm ĐC và TN theo tiêu chí:
23
Như vậy, chúng tôi thấy mức độ phát triển KN so sánh kích thước cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 trong hoạt động LQVTA ở cả 2 nhóm ĐC và TN không có sự chênh lệch
nhiều, mức độ phát triển KN so sánh kích thước trong hoạt động LQVTA tương đối
đồng đều.
3.3.7.2 Kết quả sau TN
Chúng tôi tiến hành TN tác động lên trẻ nhóm TN bằng cách tổ chức các hoạt
động LQVTA tích hợp phát triển KN so sánh kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
mà chúng tôi đã xây dựng, nhóm ĐC chúng tôi vẫn tiến hành tổ chức các hoạt động
như thường ngày:
Dưới đây là bảng kết quả mức độ phát triển KN so sánh kích thước
trong hoạt động LQVTA của trẻ nhóm ĐC và TN sau TN theo thang đánh giá:
Nhóm
trẻ
Số trẻ
Mức độ phát triển KN so sánh kích thước của trẻ trong hoạt động
LQVTA
Thành thạo
SL
%
Đạt
SL
%
Không đạt
SL
%
TN
10
3
30%
7
70%
0
0%
ĐC
10
1
10%
5
50%
4
40%
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát mức độ phát triển KN so sánh kích thước của trẻ 5-6
tuổi trong hoạt động LQVTA ở trường mầm non sau TN
Thông qua kết quả ở bảng trên, chúng tôi thấy rằng:
Sau TN tác động, mức độ phát triển KN so sánh kích thước của trẻ trong nhóm
TN cao hơn so với nhóm ĐC và cao hơn so với kết quả khảo sát ban đầu. Cụ thể là số
trẻ thực hiện bài tập kiểm tra mức độ thành thạo của nhóm TN là 30%, mức đạt là 70%
và không còn trẻ nào ở mức không đạt. Trong khi đó, trẻ thực hiện bài tập kiểm tra
mức độ thành thạo của nhóm ĐC là 10%, đạt là 50% và không đạt là 40 %.
Sau đây là biểu đồ thể hiện mức độ phát triển KN so sánh kích thước cho trẻ 56 tuổi trong hoạt động LQVTA của 2 nhóm TN và ĐC sau khi tiến hành TN:
Biểu đồ 3.3 Mức độ phát triển KN so sánh kích thước của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong hoạt động LQVTA của 2 nhóm TN và ĐC sau TN (tính theo %)
24
Để có cái nhìn chi tiết hơn về mức độ phát triển KN so sánh kích thước
của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động LQVTA ở cả 2 nhóm, chúng tôi tiến hành lập bảng
số liệu mức độ phát triển của trẻ ở nhóm ĐC và TN theo từng tiêu chí sau khi TN:
Trung bình (điểm)
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Nhóm ĐC
2,1
1,7
1,7
Nhóm TN
2,5
2,1
2,0
Bảng 3.4 Mức độ phát triển KN so sánh kích thước của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt
động LQVTA ở cả 2 nhóm ĐC và TN theo tiêu chí sau khi tiến hành TN
Từ kết quả bảng 3.4, chúng tôi nhận thấy rằng mức độ phát triển KN so sánh
kích thước của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động LQVTA ở nhóm TN cao hơn hẳn so với
nhóm ĐC, cụ thể như sau:
+ Tiêu chí 1, nhóm TN có điểm trung bình cao hơn nhóm ĐC là 0,4
+ Tiêu chí 2, nhóm ĐC có điểm trung bình ít hơn nhóm TN là 0,4
+ Tiêu chí 3, nhóm TN có điểm trung bình cao hơn nhóm ĐC là 0,3
Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức độ phát triển KN so sánh kích thước cho trẻ
mâu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động LQVTA ở 2 nhóm ĐC và TN theo từng tiêu chí
sau khi tiến hành TN:
Ta thấy có sự chênh lệch giữa các tiêu chí ở cả 2 nhóm ĐC và TN sau khi tiến
hành TN, đặc biệt là tiêu chí 1 và tiêu chí 2. Điều này có nghĩa là trẻ đã thành
thạo hơn khi sử dụng tiếng Anh để so sánh kích thước. Trong quá trình TN,
chúng tôi cũng đã nhận thấy trẻ hứng thú và tích cực hơn khi tham gia vào hoạt
động.
3.3.7.3 Kết quả mức độ phát triển KN so sánh kích thước trong hoạt động
LQVTA của trẻ nhóm ĐC và TN trước và sau TN:
Đề thấy rõ mức độ phát triển KN so sánh kích thước trong hoạt động
LQVTA của trẻ nhóm ĐC và TN trước và sau TN, chúng tôi đã tiến hành lập bảng số
liệu so sánh dưới đây:
Nhóm
trẻ
Số
trẻ
Thời gian
Mức độ phát triển KN so sánh kích thước của trẻ trong
hoạt động LQVTA
Thành thạo
25
Đạt
Không đạt