Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện văn bàn, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––

PHẠM TIẾN NAM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thái Nguyên, tháng 10/2019


PHẠM TIẾN NAM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã ngành: 8 62 01 18

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn: PGS.TS. Dương Văn Sơn

Thái Nguyên, tháng 10/2019



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là hoàn tồn trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn, trước Nhà
trường và phòng Đào tạo về các thông tin, số liệu trong đề tài luận văn này.
Tác giả luận văn
Phạm Tiến Nam


LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Văn bàn, tỉnh Lào Cai,
tơi đã hồn thành xong đề tài luận văn cao học của mình. Để có được kết quả
này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận
tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cơ, gia đình và bạn bè. Tơi xin bày tỏ lịng
biết ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun, Phịng Đào tạo
cùng tồn thể các Thầy, Cơ đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng
biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS Dương Văn Sơn đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND huyện Văn Bàn; Phịng
Tài Ngun và Mơi trường huyện Văn Bàn; Chi cục Thống kê huyện Văn Bàn;
các hộ gia đình trên địa bàn,… đã tạo mọi điều kiện thuận lợi có thể để tơi hồn
thành đề tài luận văn này.
Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản luận văn của tơi khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô để bản đề tài của tôi được hồn thiện hơn.

Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Ngun, tháng 10 năm 2019
Học viên

Phạm Tiến Nam


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..............................................................................vii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài.............................................................5
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................6
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài..............................................................................6
1.1.1. Khái niệm và thuật ngữ........................................................................... 6
1.1.2. Quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường............................8
1.1.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường nơng thơn................................................. 11
1.1.4. Nơng thơn mới...................................................................................... 14
1.1.5. Tiêu chí và nội dung bảo vệ mơi trường trong Chương trình Mục
tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới..................................................... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.........................................................................18
1.2.1. Kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn trên thế giới 18
1.2.2. Cơ sở pháp lý và kinh nghiệm bảo vệ môi trường của Việt Nam

trong xây dựng nông thôn mới........................................................................21
1.3. Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan và bài học kinh nghiệm
rút ra đối với huyện Văn Bàn..........................................................................28
1.3.1. Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan.......................................... 28
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Văn Bàn về thực hiện tiêu
chí mơi trường trong xây dựng Nơng thôn mới.............................................. 31


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...
33
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Văn Bàn......................................... 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................33
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................36
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................38
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................39
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...................................................39
2.3.2. Phương pháp thu số liệu sơ cấp.............................................................39
2.3.3. Phương pháp phân tích..........................................................................42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................44
3.1. Thực trạng môi trường và vệ sinh nông thôn trong xây dựng nông
thôn mới tại huyện Văn Bàn........................................................................... 44
3.1.1. Kết quả thực hiện tiêu chí mơi trường và an tồn thực phẩm huyện
Văn Bàn...........................................................................................................44
3.1.2. Thực trạng các cơng trình cơ sở hạ tầng môi trường và vệ sinh của
hộ nông dân huyện Văn Bàn........................................................................... 49
3.1.3. Thực trạng cơng trình cơ sở hạ tầng vệ sinh và môi trường do xã,
thôn và cộng đồng quản lý.............................................................................. 55
3.1.4. Một số đánh giá và hành vi của người dân nơng thơn về mơi trường...59
3.2. Khó khăn, thách thức liên quan đến môi trường và an toàn thực phẩm
ở huyện Văn Bàn.............................................................................................63

3.3. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu bảo vệ và nâng cao chất lượng
môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn............69
3.3.1. Quan điểm, định hướng.........................................................................69
3.3.2. Một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng
môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn............70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 84


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ
BVTV
CNH-HĐH
CSXH
GNBV
HĐND
HTX
IMF
KCN
KT-XH
MTTQ
NĐ-CP
NQ/TW
NQ-CP
NTM
Nxb
OCOP
PTNT
QĐ/HU
QĐ-TTg

SX-KD
THCS
UBND
VAC
VACR
WB
XĐGN

Ban Chỉ đạo
Bảo vệ thực vật
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chính sách xã hội
Giảm nghèo bền vững
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Quỹ tiền tệ Thế giới
Khu công nghiệp
Kinh tế-xã hội
Mặt trận Tổ quốc
Nghị định của Chính phủ
Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng
Nghị quyết của Chính phủ
Nơng thơn mới
Nhà xuất bản
Chương trình mỗi xã một sản phẩm
Phát triển nông thôn
Quyết định Huyện ủy
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Sản xuất kinh doanh
Trung học cơ sở

Ủy ban nhân dân
Mơ hình Vườn-Ao-Chuồng
Mơ hình Vườn-Ao-Chuồng-Rừng
Ngân hàng Thế giới
Xóa đói giảm nghèo


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chí mơi trường và an tồn thực phẩm trong xây dựng nơng
thơn mới.........................................................................................16
Bảng 2.1. Lựa chọn xã điều tra....................................................................... 39
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện tiêu chí mơi trường và an tồn thực phẩm
huyện Văn Bàn năm 2018............................................................. 46
Bảng 3.2. Tình trạng nhà ở của hộ nông thôn huyện Văn Bàn....................... 50
Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ sử dụng các nguồn nước sinh hoạt................................... 50
Bảng 3.4. Tỷ lệ hộ có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở các khu vực........51
Bảng 3.5. Tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh và tình trạng hố xí........................... 52
Bảng 3.6. Tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh ở các khu vực trong cả nước.......52
Bảng 3.7. Tỷ lệ hộ có nhà tắm và tình trạng nhà tắm......................................53
Bảng 3.8. Tỷ lệ hộ có bể chứa nước sinh hoạt và tình trạng sử dụng nước....54
Bảng 3.9. Tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn ni và tình trạng chuồng trại..........54
Bảng 3.10. Nhà văn hóa xã và tình trạng nhà văn hóa ở các xã......................56
Bảng 3.11. Nhà vệ sinh và tình trạng nhà vệ sinh ở các xã.............................56
Bảng 3.12. Nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt tại nhà văn hóa........................ 57
Bảng 3.13. Bãi chăn thả gia súc và tình trạng thả rơng gia súc.......................58
Bảng 3.14. Khoảng cách từ vị trí xây dựng các cơng trình bảo vệ mơi
trường đến đầu nguồn nước sinh hoạt tập chung và khu dân cư...59
Bảng 3.15. Tác động của cơng trình cơ sở hạ tầng vệ sinh môi trường..........60
Bảng 3.16. Lý do các hộ gia đình tham gia ngày cơng sửa sang, vệ sinh
đường giao thơng thơn xóm.......................................................... 60

Bảng 3.17. Tỷ lệ hộ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt....................................61
Bảng 3.18. Hành vi sử dụng thuốc BVTV và thuốc diệt cỏ trong sản xuất....62
Bảng 3.19. Loại năng lượng chính để đun, nấu của các hộ gia đình...............63
Bảng 3.20. Lượng chất thải rắn phát sinh năm 2010-2017 huyện Văn Bàn...64
Bảng 3.21. Một số chỉ tiêu môi trường chủ yếu huyện Văn Bàn năm 2018...66


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng môi trường
nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”.
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: thông qua đánh giá thực trạng
môi trường và vệ sinh nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện Văn
Bàn; Đánh giá những khó khăn, thách thức liên quan đến việc nâng cao chất
lượng môi trường và vệ sinh nông thơn tại địa bàn nghiên cứu để từ đó đề
xuất giải pháp bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ơ
nhiễm mơi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
trong xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Đề tài tập trung nghiên 3 nội dung chủ yếu sau đây: (1) Thực trạng môi
trường và vệ sinh nông thôn trong trong xây dựng nông thôn mới huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai, (2) Khó khăn, thách thức trong việc nâng cao chất lượng
môi trường nông thôn tại địa bàn nghiên cứu, và (3) Định hướng và giải pháp
nâng cao chất lượng môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Để thực hiện 3 nội dung trên đây, đề tài đã sử dụng phương pháp điều
tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị trước để thu thập thông tin từ
90 nông hộ thuộc ở 3 xã Hòa Mạc, Làng Giàng và Sơn Thủy, đại diện cho 3
nhóm xã khác nhau về điều kiện kinh tế, về đích nơng thơn mới và về tiêu chí
mơi trường và an toàn thực phẩm ở huyện Văn Bàn. Ngoài ra đề tài còn tiến
hành phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm với cán bộ làm cơng tác quản

lý tài nguyên môi trường, lãnh đạo xã, thôn.
Số liệu điều tra được tổng hợp, phân tích theo các phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp đối chiếu so sánh.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Bảo vệ môi trường và vệ sinh nông
thôn trong xây dựng nông thôn mới là một vấn đề mới, phức tạp liên quan đến


nhiều lĩnh vực nhiều thành phần tham gia, rất khó thực hiện, chủ thể và nguồn
lực để thực hiện chính là người dân. Kết quả thực hiện các nội dung của tiêu
chí số 17 về mơi trường của các xã trên địa bàn huyện Văn Bàn cho thấy sự
cải thiện rõ nét qua các năm, từng bước thực hiện theo kế hoạch đề ra. Tính
đến thời điểm ngày 31/12/2018, trong số 22 xã triển khai xây dựng NTM, đã
có 6 xã đạt tiêu chí số 17, chiếm 27,3%. Mục 17.1, đến hết năm 2018 trên địa
bàn huyện Văn Bàn có 17/22 xã đã hoàn thành chỉ tiêu này, đạt 77,27% so với
Bộ tiêu chí quốc gia trong xây dựng NTM; Mục 17.2 có 11/22 xã đã hồn
thành chỉ tiêu này, đạt 50,0%; Mục 17.3 có 16/22 xã đạt chỉ tiêu, chiếm
72,72%; Mục
17.4 có 10/22 xã (chiếm tỷ lệ 45,45%) đã đầu tư xây dựng nghĩa trang nhân
dân và đưa vào sử dụng, có quy chế quản lý nghĩa trang, nhưng do địa hình
đồi núi chia cắt khoảng cách từ khu dân cư đến nghĩa trang xa, tập quán, thói
quen mai táng của một số đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu. Đây là rào
cản rất lớn trong chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu này; Mục 17.5 có 6/22 xã đạt chỉ
tiêu này chiếm tỷ lệ 27,72%, chủ yếu tập chung ở 06 xã đã hoàn thành NTM;
Mục 17.6 có 11/22 xã đạt chỉ tiêu này, chiếm 50,00%; Mục 17.7 có 13/22 xã
đạt chỉ tiêu này, chiếm tỷ lệ 59,09%, và mục 17.8 có 22/22 xã đạt chỉ tiêu
này, chiếm tỷ lệ 100%.
Các cơng trình cơ sở hạ tầng mơi trường và vệ sinh của hộ gia đình
nơng thơn được là những cơng trình cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng, liên
quan đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày của người dân nơng thơn. Các cơng
trình này được xác định bao gồm: nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, hố xí, nhà

tắm, bể chứa nước sinh hoạt, chuồng trại chăn nuôi, đun nấu,… Điều đáng
chú ý là có sự khác biệt rất đáng kể về tình trạng nhà ở, nguồn nước sinh hoạt,
hố xí, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt, chuồng trại chăn nuôi, nguyên liệu
dùng để đun nấu cũng như hành vi của người dân về bảo vệ mơi trường giữa
các nhóm xã khác nhau. Nếu như nhóm xã 1 (là nhóm xã có điều kiện kinh tế
xã hội thuận lợi, đã hồn thành đích nơng thơn mới) có tỷ lệ hộ có nhà xây


kiên cố, có sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, hố xí hợp vệ sinh, nhà
tắm hợp vệ sinh, bể chứa nước xây kiên cố, chuồng trại chăn ni kiên cố và
ở vị trí xa nhà ở được đánh giá ở mức tốt nhất, thì các nội dung mơi trường
này ở nhóm xã 3, là nhóm xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn và ơ nhiễm
mơi trường ở mức cao nhất huyện được đánh giá ở mức thấp nhất. Riêng
nhóm xã 2 là nhóm xã mới chỉ đạt từ 11-18 tiêu chí xây dựng NTM, chưa
hồn thành tiêu chí mơi trường và an tồn thực phẩm thì tất cả các nội dung
mơi trường này được đánh giá ở mức trung bình.
Các cơng trình cơ sở hạ tầng vệ sinh và môi trường của xã, thôn và
cộng đồng được xác định bao gồm nhà văn hóa thơn, nhà vệ sinh (hay còn gọi
là toalét), nhà tắm, bể chứa nước, khu chăn thả gia súc, tình trạng thả rơng gia
súc và khoảng cách từ vị trí xây dựng các cơng trình bảo vệ mơi trường đến
đầu nguồn nước sinh hoạt tập chung và khu dân cư cũng có sự khác biệt đáng
kể giữa các nhóm xã khác nhau. Theo đó nếu như nhóm xã 1 có nhà văn hóa
thơn xây kiên cố, nhà vệ sinh tự hoại, bể chứa nước xây kiên cố, có bãi chăn
thả gia súc tập trung, ít có tình trạng thả rơng gia súc và khoảng cách từ vị trí
xây dựng các cơng trình bảo vệ môi trường đến đầu nguồn nước sinh hoạt tập
chung, đến khu dân cư được đánh giá là rất xa, thì ở nhóm xã 3 lại có chiều
hướng ngược lại, thể hiện bất bình đẳng khơng đáng có ở một huyện miền núi
vùng cao, nơi được đánh giá có không gian sinh tồn rộng lớn và nhiều tài
nguyên thiên nhiên như huyện Văn Bàn.
Ý kiến đánh giá của nông dân về cơng trình cơ sở hạ tầng bảo vệ môi

trường về cơ bản đều tốt, thể hiện nhận thức của bà con ngày một nâng cao.
Riêng hành vi của người dân về bảo vệ mơi trường có sự khác biệt đáng kể
giữa giữa các nhóm xã khác nhau. Theo đó nếu như nhóm xã 1 có tỷ lệ hộ thu
gom, xử lý rác thải cao nhất, tỷ lệ hộ có lị đốt rác cao nhất, tỷ lệ hộ dùng củi
đun nấu hàng ngày thấp nhất, thì ở nhóm xã 3 lại có tỷ lệ hộ thu gom và xử lý
rác thải thấp nhất, tỷ lệ hộ có lị đốt rác thấp nhất, tỷ lệ hộ dùng củi đun nấu


hàng ngày cao nhất, tỷ lệ hộ sử dụng thuốc BVTV và thuốc diệt cỏ không
theo hướng dẫn cao nhất, tỷ lệ hộ thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV và thuốc
diệt cỏ không theo quy định đạt cao nhất. Đây cũng được coi là hành vi xấu,
rất đáng lên án, cần được loại bỏ thông quan các biện pháp tuyên truyền, giáo
dục, huấn luyện đào tạo cho nông dân, nhất là nông dân vùng sây vùng xa.
Thông qua việc nhận diện những khó khăn, thách thức trong việc nâng
cao chất lượng môi trường nông thôn, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ
yếu bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường nông thôn trong xây dựng
nông thôn mới huyện Văn Bàn nhằm khôi phục và tái tạo khơng gian sinh tồn
của đồng bào. Các nhóm giải pháp nay bao gồm: Nhóm giải pháp về cơ chế
chính sách; Nhóm giải pháp về sản xuất nơng nghiệp theo hướng nơng nghiệp
hữu cơ, nơng nghiệp sinh thái, an tồn sinh học, hạn chế sử dụng thuốc
BVTV, thuốc diệt cỏ, gia tăng tỷ lệ thu hồi các bao bì, chai lọ hóa chất bảo vệ
thực vật, áp dụng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP,..., và nhóm giải pháp
cụ thể với từng nội dung môi trường như: tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ
sinh và nước sạch theo quy định, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng
thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh
quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn, mai táng phù hợp với quy định và
theo quy hoạch, chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung,
tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ
chăn ni có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, tỷ lệ hộ gia
đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về

đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tác giả
Phạm Tiến Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta đã đạt
được những thành tựu khá toàn diện và to lớn. Tuy nhiên, những thành tựu
đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các
vùng. Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông
nghiệp, nông dân và nông thôn, tại Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM
được triển khai trên địa bàn cấp xã trong phạm vi cả nước giai đoạn 20162020 nhằm phát triển nơng thơn tồn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan
đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường, hệ thống chính
trị cơ sở, có những yêu cầu riêng đối với từng vùng sinh thái, vùng kinh tế xã hội khác nhau. Do vậy việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong
xây dựng nông thôn mới phải được nghiên cứu để phát huy hiệu quả.
Mơi trường là tiêu chí thứ 17 trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, với mục
tiêu bảo vệ môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn, giúp người dân nâng
cao chất lượng cuộc sống. Theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày
17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, để thực hiện tiêu chí mơi trường, các
xã xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 phải bảo đảm các yêu cầu: Tối thiểu
90% hộ gia đình được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định; 100% cơ
sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về
bảo vệ môi trường; đạt chỉ tiêu xây dựng cảnh quan, mơi trường xanh - sạch đẹp, an tồn; đạt chỉ tiêu về mai táng phù hợp với quy định và theo quy
hoạch; đạt chỉ tiêu chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập
trung, cơ sở sản xuất, kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định; tối thiểu
70% hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh, đảm bảo “3

sạch”; 60% trở lên hộ chăn ni có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh


mơi trường; 100% hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân
thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm,...
Hiện nay, tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện
chương trình xây dựng NTM và tiêu chí về mơi trường vẫn đang còn là vấn
đề mới rất cần được nghiên cứu thêm cả về lý luận cũng như thực tiễn. Những
năm gần đây tốc độ đơ thị hóa tại thị trấn trung tâm huyện và khu vực trung
tâm các xã được đánh giá là rất nhanh, dân số phát triển tập trung trong khu
vực này với mật độ tương đối đông. Kinh tế hộ gia đình phát triển, đời sống
vật chất được cải thiện do đó lượng chất thải sinh hoạt phát sinh theo chiều
hướng tăng cao. Văn Bàn được đánh giá là huyện có tiềm năng, thế mạnh lớn
về tài nguyên đất, tài nguyên rừng, khoáng sản, tài nguyên nước. Trong
những năm qua, địa bàn huyện Văn Bàn đã thu hút được rất nhiều các
doanh nghiệp đến đầu tư, kinh doanh trên địa bàn, bao gồm 47 dự án.
Trong đó, có 19 điểm mỏ khai thác và chế biến khống sản (như vàng,
sắt, apatit, cao lanh - fenpasl và vật liệu xây dựng thông thường); 01
xưởng sửa chữa ô tô máy cơng trình kết hợp tận thu khống sản; 21 dự án
thủy điện trong đó có 12 dự án đã đi vào hoạt động và phát điện, 08 dự án
đang thi công xây dựng, 01 dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt
bằng; 06 nhà máy, xưởng sản xuất gạch tuynel, giấy đế, chế biến nông sản,
chế biến gỗ ép, sản xuất hạt nhựa xuất khẩu,... Ngồi ra cịn rất nhiều các dự
án, cơng trình hạ tầng cơ sở được đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau trên
địa bàn huyện Văn Bàn. Chỉ tính riêng trong năm 2017 UBND huyện đã
thẩm định, đăng ký/xác nhận 139 hồ sơ kế hoạch bảo vệ mơi trường của
139 cơng trình, dự án trên địa bàn. Đây cũng là nguồn tạo phát sinh chất
thải rất lớn tác động đến môi trường. Công tác bảo vệ môi trường trong
hoạt động công nghiệp ngày càng được các cấp, các ngành chú trọng
giám sát chặt chẽ nhất là các hoạt động thăm dò, khai thác chế biến

khống sản; hoạt động thủy điện; sản xuất nơng - lâm sản, tiểu thủ công
nghiệp và chất thải trong sinh hoạt của các hộ gia đình, cá nhân.


Tuy nhiên, ý thức của một bộ phận nhân dân vẫn còn hạn chế; các tổ
chức, doanh nghiệp được chấp thuận đầu tư dự án trên địa bàn huyện vẫn còn
chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung cam kết trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt
nên gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, trở thành vấn đề mơi trường chính
được các cấp, các ngành của huyện kiểm tra, giám sát chặt chẽt. Trước tình
trạng ơ nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường
nông thôn trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Là người trực tiếp làm
công tác quản lý nhà nước về môi trường ở huyện Văn Bàn, bản thân tác giả
rất suy nghĩ và đặt ra một số câu hỏi: (1) Thực trạng môi trường và vệ sinh
nông thôn trên địa bàn huyện Văn Bàn hiện nay như thế nào? Liệu có sự khác
biệt về mơi trường và vệ sinh mơi trường nơng thơn giữa các nhóm xã khác
nhau trong q trình về đích nơng thơn mới? Các xã miền núi, vùng cao được
đánh giá là có tài nguyên thiên nhiên và không gian sinh tồn rộng lớn có đặc
trưng nổi bật gì về mơi trường và vệ sinh nơng thơn hiện nay? Người dân
nơng thơn có đánh giá như thế nào và có hành vi gì liên quan đến bảo vệ môi
trường nông thôn? (2) Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi
trường nơng thơn như hiện nay? Các khó khăn, thách thức trong việc nâng
cao chất lượng môi trường và vệ sinh nông thôn? (3) Có những giải pháp nào
nhằm hạn chế đến mức thấp nhấp tình trạng ơ nhiễm mơi trường, từng bước
cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai?
Xuất phát từ suy nghĩ đó, bản thân tác giả đã thực hiện đề tài: “Thực
trạng và giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nông thôn trong
xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” nhằm góp phần
phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường trên mảnh đất quê

hương Văn Bàn.


2. Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết và thực tiễn liên quan đến môi
trường nông thôn, chất lượng môi trường nông thôn và vệ sinh nông thôn
trong xây dựng nông thôn mới;
- Đánh giá thực trạng môi trường và vệ sinh nông thôn trong xây dựng
nông thôn mới huyện Văn Bàn;
- Đánh giá những khó khăn, thách thức liên quan đến việc nâng cao
chất lượng môi trường và vệ sinh nông thôn tại địa bàn nghiên cứu;
- Đề xuất giải pháp bảo vệ mơi trường, hạn chế đến mức thấp nhất tình
trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông
thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những liên quan đến chất lượng môi
trường và vệ sinh nông thôn ở các xã thuộc huyện miền núi vùng cao Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai. Đối tượng điều tra khảo sát là các hộ gia đình có các cơng
trình cơ sở hạ tầng về mơi trường và vệ sinh nơng thơn. Ngồi ra, đề tài cịn
tiến hành tham vấn, phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm với cán bộ
lãnh đạo xã, thơn; với cán bộ làm công tác môi trường và vệ sinh nông thôn
cấp huyện và xã ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn các
xã của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Các nghiên cứu tổng thể, ở phạm vi vĩ
mơ được thực hiện trên tồn bộ 22 xã nông thôn thuộc huyện Văn Bàn. Mẫu
điều tra khảo sát hộ gia đình nơng thơn được tập trung tại 3 xã đại diện cho 3
nhóm xã khác nhau trong q trình về đích nơng thơn mới, về tiêu chí mơi
trường và an tồn thực phẩm (tiêu chí 17 trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM)



cũng như điều kiện kinh tế xã hội, xuất phát điểm,...
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ một số năm trước đây
để thấy lịch sử diễn biến dãy số liệu. Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2019.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Thực trạng môi trường và vệ sinh
nông thôn trong đề tài này được tập trung nghiên cứu về: (1) Kết quả thực
hiện tiêu chí mơi trường và an tồn thực phẩm trong xây dựng NTM; (2) Về
các cơng trình cơ sở hạ tầng liên quan đến môi trường, vệ sinh nơng thơn ở
cấp hộ gia đình, cấp cộng đồng cũng như cấp xã, thôn; (3) Về ý kiến đánh giá
về các cơng trình cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn cũng như hành
vi của người dân nông thôn về môi trường và vệ sinh nông thôn. Khó khăn,
thách thức trong việc nâng cao chất lượng mơi trường nơng thơn được nghiên
cứu chủ yếu bằng định tính. Định hướng và giải pháp hạn chế ở mức thấp
nhất vấn đề ơ nhiễm mơi trường, góp phần nâng cao chất lượng môi trường
nông thôn trong xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn chủ yếu được trên
kết quả đánh giá hiện trạng môi trường và vệ sinh nông thôn, dựa trên kết quả
thảo luận nhóm, tham vấn của những người làm công tác môi trường cũng
như lãnh đạo địa phương.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết và thực tiễn liên quan
đến môi trường nông thôn, chất lượng môi trường nông thôn trong xây dựng
nông thôn mới tại một huyện miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường và vệ sinh nông thôn
trong xây dựng nông thôn mới huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Tác giả hy vọng
rằng những giải pháp mà luận văn đã đề xuất sẽ được chính quyền địa phương
huyện Văn Bàn và những địa phương khác có điều kiện tương tự có thể tham
khảo, áp dụng và vận dụng vào thực tiễn để góp phần nâng cao chất lượng

môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm và thuật ngữ
- Môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất
tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật”.
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt năm 2014: “Quy
chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”.
- Tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014:
“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải,
các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức
công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ mơi trường”.
- Ơ nhiễm mơi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Ơ
nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
Đất là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên bởi vì sự

sống của con người và động thực vật phụ thuộc vào đất. Trên quan điểm


sinh thái học thì đất là một tài nguyên tái tạo, là vật mang của nhiều hệ sinh
thái khác trên trái đất. “Ô nhiễm đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất
của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất
nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ khơng
hợp lí các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất, ngồi ra ơ nhiễm đất cịn do sự
lắng đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất (theo nước
mưa), ”
Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự sống, tồn tại và phát
triển. Nước đã được xác định là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài
nguyên con người. Thế nhưng, tài nguyên quý giá này đang bị đe dọa nghiêm
trọng cả về số lượng và chất lượng. “Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều
xấu đi các tính chất vật lý - hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các
chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và
sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền
và quy mô ảnh hưởng thì ơ nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ơ nhiễm
đất”.
Khơng khí trong khí quyển mà chúng ta đang hít thở là khơng khí ẩm,
bao gồm hỗn hợp các chất ở dạng khí có thể tích gần như khơng đổi và có
chứa một lượng hơi nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí
quyển. Ở điều kiện bình thường, khơng khí (chưa bị ơ nhiễm) gồm các thành
phần cơ bản là 78% Nitơ, 21% Ôxy, 1% Argon, và một số khí khác như CO 2,
Neon, Helium, Xenon, Hydro, Ozơn, hơi nước,...
Ơ nhiễm khơng khí khơng phải vấn đề mới phát hiện ra, nó đã được nói
đến cách đây hàng thế kỷ. Hơn 300 năm trước đây, nhà khoa học Jonh
Evalyn, chuyên bút ký và ghi chép khoa học đã minh hoạ với độ chính xác
cao về tác động của ô nhiễm môi trường không khí do sự đốt cháy của nhiên
liệu gây ra như làm đục bầu trời, giảm bớt bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái

đất, làm con người bị đau yếu và tử vong, phiền muộn và lo âu vì hít thở phải
bụi, khói, khí độc và nó cịn gây ra han gỉ vật liệu (trích theo Đinh Xuân
Tùng, 2017).


Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, ô nhiễm không khí chỉ là hiện
tượng địa phương, diễn ra chủ yếu ở nơi có nguồn ơ nhiễm như các thành phố
và khu công nghiệp. Cho đến năm 70 và 80, người ta nhận thấy, ơ nhiễm
khơng khí có thể tác động rất xa, từ khu vực này đến khu vực khác, từ nhà
máy đến khu dân cư, từ thành thị đến nông thôn, từ quốc gia này sang
quốc gia khác, thậm chí từ châu lục này tới khu vực khác. Công ước
Giơnevơ (1979) đã khẳng định điều này.
Hiện nay, ơ nhiễm mơi trường khơng khí là vấn đề thời sự nóng bỏng
của cả thế giới chứ khơng phải riêng của một quốc gia nào. Mơi trường khí
quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và
các sinh vật. Hàng năm, con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá,
dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời, cũng thải vào mơi trường một khối lượng lớn các
chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh
chóng. “Ơ nhiễm mơi trường khơng khí là hiện tượng làm cho khơng khí sạch
thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ nguyên nhân nào, có nguy cơ
gây tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và mơi
trường xung quanh. Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân
bằng giữa các quá trình. Những hoạt động của con người vượt quá khả năng
tự làm sạch, có sự thay đổi bất lợi trong mơi trường khơng khí thì được xem
là ơ nhiễm mơi trường khơng khí”.
1.1.2. Quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hồn chỉnh về mặt
cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất

nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng
tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Giữa môi trường tự nhiên và phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức
chặt chẽ: môi trường tự nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế


phát triển là cơ sở tạo nên các biến đổi của môi trường tự nhiên theo hướng
ngày càng tốt hơn. Ở những thời kỳ đầu của sự phát triển nền văn minh loài
người, các lực lượng tự nhiên gần như thống trị hoàn toàn cuộc sống của con
người, quyết định tính chất và nội dung mối quan hệ qua lại giữa con người
với giới tự nhiên. Dần dần, do sự phát triển của lao động và hoạt động nhận
thức, con người học được cách chế ngự tự nhiên, thiết lập sự thống trị của
mình với giới tự nhiên nhằm phục vụ cho mục đích mà yêu cầu cuộc sống của
con người đòi hỏi. Tự nhiên, ở bất kỳ giai đoạn nào trong sự phát triển của xã
hội loài người cũng đều cung cấp cho con người những sản phẩm vật chất để
con người sinh sống: cho con người nguồn nước tinh khiết để sinh hoạt, cho
con người khơng khí trong lành để hít thở. Đặc biệt trong q trình thúc đẩy
kinh tế tăng trưởng con người đã phải lấy đi của tự nhiên rất nhiều những bộ
phận thân thể của nó như động, thực vật, đất đai, khống chất,... chính trong
q trình đó con người đã làm thay đổi giới tự nhiên. Có thể nói rằng, những
biến đổi to lớn trong mơi trường tự nhiên đều do q trình tăng trưởng kinh tế
đem lại. Chúng ta hồn tồn có thể khẳng định chắc chắn rằng, cho đến nay,
khơng có một ngõ ngách nào của tự nhiên mà con người lại khơng động chạm
vào vì mục đích phát triển kinh tế, và khơng có một nơi nào trong tự nhiên sau
khi con người đụng chạm vào vì mục đích kinh tế mà lại trả lại cho nó dáng
vẻ nguyên thủy ban đầu vốn có của nó. Vì mục đích phát triển kinh tế, con
người đã tác động đến môi trường tự nhiên theo hai hướng có lợi hoặc có hại.
Khi con người hành động đúng quy luật, sẽ tạo ra hướng có lợi cho
mơi trường tự nhiên: trong q trình thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, con người
đã tác động vào tự nhiên, ít nhiều cũng đã cải tạo mơi trường tự nhiên, nâng

cao sự hiểu biết sâu hơn về giới tự nhiên và đặc biệt là có thể tạo ra điều kiện
vật chất để cải tạo, tái tạo môi trường tự nhiên. Sự tăng trưởng kinh tế trên cơ
sở áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản
xuất đã phần nào đó loại trừ được những hậu quả không mong muốn do sự tác


động khơng kiểm sốt được của con người gây ra cho tự nhiên, chẳng hạn,
việc dùng lưới chuyên biệt để khai thác thủy hải sản đã loại trừ ra được những
loại nhỏ để bảo đảm cân bằng môi trường biển và tạo vốn cho lần đánh bắt
sau. Hơn nữa, chính sự tăng trưởng kinh tế sẽ tạo tiền đề vật chất để xử lý các
sự cố môi trường, đảm bảo cho môi trường trong sạch. Và trên thực tế, chúng
ta học hỏi để ngày càng hiểu được một cách chính xác hơn những quy luật đó,
và biết được những hậu quả gần gũi cũng như xa xôi của những sự can thiệp
tích cực của chúng ta vào trong tiến trình bình thường của các sự vật trong
giới tự nhiên. Nhất là từ khi khoa học tự nhiên đã thu được những tiến bộ vĩ
đại trong thế kỷ hiện thời, thì chúng ta lại ngày càng đi đến chỗ hiểu biết được
cả những hậu quả tự nhiên xa xơi, ít nhất là của những hành động thông
thường nhất của chúng ta trong lĩnh vực sản xuất, và do đó, có thể chi phối
được những hậu quả đó. Nhưng điều đó càng trở thành sự thật thì con người
khơng những càng cảm thấy mà lại càng thêm hiểu biết rằng mình với giới tự
nhiên chỉ là một.
Ngược lại, khi con người và xã hội tác động vào tự nhiên không theo
quy luật, sẽ tạo ra hướng có hại là gây nên ơ nhiễm môi trường tự nhiên, làm
cho môi trường tự nhiên ngày càng nghèo nàn, kiệt quệ, sự cân bằng sinh thái
sẽ bị phá vỡ và tự nhiên sẽ “trả thù” con người.
Như vậy, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường tự nhiên vừa
có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫn. Sự thống nhất và mâu thuẫn đó đều
thể hiện ở nền sản xuất xã hội. Con người không ngừng sản xuất ra của cải vật
chất. Mọi của cải vật chất mà con người sản xuất ra xét đến cùng bằng cách
này hay cách khác đều lấy vật liệu từ tự nhiên. Con người khác với con vật ở

chỗ khơng chỉ sử dụng các vật phẩm có sẵn trong tự nhiên mà còn cải tạo tự
nhiên, bắt chúng phục vụ nhu cầu của mình. Như thế, sự thống nhất và mâu
thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường tự nhiên là vĩnh viễn, nó
cịn tồn tại chừng nào con người còn tồn tại.


Nghiên cứu về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
tự nhiên cho ta thấy việc đánh giá tác động của phát triển kinh tế đến vấn đề
bảo vệ môi trường tự nhiên và ngược lại. Từ đó giúp cho các nhà quản lý ra
quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế
cũng như kỹ thuật trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình. Đồng
thời sẽ giúp chúng ta kết hợp một cách thông minh giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường tự nhiên để có sự phát triển thực sự bền vững.
1.1.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn
Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm
chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nơng lâm nghiệp là chính. Nơng thơn
có cơ cấu hạ tầng, trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp
hơn so với thành thị. Ơ nhiễm mơi trường là tình trạng mơi trường bị ô nhiễm
bởi các chất hữu cơ, hóa học, sinh học,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, các cơ thể sống khác. Ơ nhiễm mơi trường đất là hậu quả các hoạt
động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới
hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Ô nhiễm nước là sự thay đổi
theo chiều xấu về tính vật lý, hố học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các
chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và
sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền
và quy mơ ảnh hưởng thì ơ nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm
đất. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến
đổi quan trọng trong thành phần khơng khí, làm cho khơng khí khơng sạch
hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu hoặc giảm tầm nhìn xa do bụi.
1.1.3.1. Ơ nhiễm mơi trường nơng thơn đang ở mức báo động

Tình trạng ơ nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn đang ở mức báo
động, đã và đang gây ra những tác động mạnh mẽ và lâu dài đến sức khoẻ
cộng đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ở nhiều nơi, do các
làng nghề gây ra, ở nhiều nơi thì do nước thải, chất thải từ sản xuất nông


nghiệp như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rác thải sinh hoạt. Mỗi năm, khu
vực nông thôn phát sinh trên 1.300 triệu m3 nước thải; 6,6 triệu tấn rác thải
sinh hoạt, hơn 14.000 tấn bao bì hố chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại,
76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 74 triệu tấn chất thải chăn nuôi,... Ước tính tổng
lượng phân bón vơ cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng 2,5 3,0 triệu tấn, trong đó có đến 50-70% khơng được cây trồng hấp thụ, thải ra
gây ơ nhiễm mơi trường và suy thối mơi trường (trích theo Đinh Xn Tùng,
2017).
Theo một báo cáo môi trường, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại
khu vực nơng thơn khoảng 40-55%, trong đó khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ
chức thu dọn định kỳ; trên 40% thơn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải
tự quản. Nhiều xã khơng có quy hoạch các bãi rác tập trung, khơng có bãi rác
cơng cộng, khơng quy định chỗ tập trung rác thải, khơng có người và khơng
có phương tiện chun chở rác. Do đó, các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất
nhiều nơi, làm cho tình trạng chất thải rắn sinh hoạt nơng thơn trở thành vấn
đề nan giải khó xử lý (trích theo Bùi Cách Tuyến, 2012).
1.1.3.2. Ơ nhiễm trong sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và làng
nghề có xu hướng gia tăng mạnh
Cả nước có trên 1.300 làng nghề đã được cơng nhận và 3.200 làng có
nghề, tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm khoảng 60%. Kết quả khảo sát
52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy 46% làng nghề có mơi trường
bị ơ nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa. Những đánh giá trong thời gian gần đây
cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề khơng giảm mà cịn có xu hướng
gia tăng. Hàm lượng kim loại nặng trong đất ở một số làng nghề đã xấp xỉ
hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết chất thải phát sinh từ các làng nghề

như chế biến lương thực, thực phẩm, tái chế kim loại, giấy, nhựa,... chưa được
thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới
cảnh quan môi trường; gây ô nhiễm môi trường khơng khí, nước và đất; làm
gia tăng người mắc bệnh có liên quan đến ơ nhiễm; thậm chí làm giảm tuổi


thọ trung bình của người dân sống trong và bên cạnh làng nghề (trích theo
Bùi Cách Tuyến, 2012).
Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tích cực nghiên cứu, xây dựng, chuyển
giao và có biện pháp nhân rộng một số mơ hình quản lý, xử lý chất thải làng
nghề, góp phần cải thiện môi trường tại một số địa phương như công nghệ
hầm biogas đối với chất thải ở các làng nghề chăn ni, giết mổ gia súc; mơ
hình quản lý chất thải nguy hại làng nghề. Một số địa phương đã triển khai
quy hoạch tập trung các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để di dời các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư đối với làng nghề dệt nhuộm,
giấy tái chế, hoặc quy hoạch quản lý theo hình thức phân tán đối với từng hộ
gia đình tại các làng nghề truyền thống ít ơ nhiễm; cơng tác xã hội hố bảo vệ
mơi trường làng nghề (chủ yếu là thu gom chất thải rắn) đã được hình thành
và hoạt động có hiệu quả tại một số địa phương. Thủ tướng Chính phủ cũng
vừa ban hành Quy định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 phê duyệt Đề án tổng
thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,
trong đó xác định các trọng tâm ưu tiên bảo vệ môi trường làng nghề giai
đoạn 2013-2015 và 2016-2020 nhằm từng bước xử lý các làng nghề hiện đang
bị ơ nhiễm mơi trường và ngăn chặn tình trạng phát sinh các làng nghề gây ô
nhiễm môi trường mới.
Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các làng nghề
vẫn đang gia tăng và trở thành một vấn đề môi trường cấp bách hiện nay, các
làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chậm được xử lý do thiếu
nguồn lực cũng như thiếu quy định về trách nhiệm cụ thể.
1.1.3.3. Cần đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường

Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề và khu vực nông thôn như
trên đã và đang tạo ra những rào cản lớn trong việc thực hiện chủ trương xây
dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành
cần gắn chặt phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác bảo


×