Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề tài " Cân đối lúa gạo cho đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 trông điều kiện công nghiệp hóa và nước biển dâng " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.4 KB, 8 trang )

Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 150. Trang 3-8

1

Cân đối lúa gạo cho đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 trong điều kiện công nghiệp hóa và nước biển dâng
PGS.TS. Nguyễn Văn Song* , Đỗ Thị Diệp*, ThS. Đàm Thanh Thủy **

(* Đại Học Nông nghiệp Hà Nội, ** Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên)


Balance of rice for Red River Delta by the year 2030 in terms of industrialization and sea level rise

TÓM TẮT
Diện tích lúa của đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) giảm mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt
là sự chuyển dịch từ đất lúa sang đất cho các khu công nghiệp và diện tích đất lúa bị nhiễm mặn do mức
nước biển dâng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng dân số cũng đòi hỏi ngày
ngày một cao nhu cầu lúa gạo trong khu vực. Sử dụng mô hình động, kết quả nghiên cứu đã cho thấy
dân số của vùng ĐBSH sẽ ở mức 23.429.240 người, diện tích đất trồng lúa còn 511.000 ha, sản lương
lúa gạo đạt 6.049.788 tấn năm 2030. Các kịch bản về mực nước biển dâng do tác động của biến đổi khí
hậu cho thấy: khi mực nước biển dâng 0,17 m vào năm 2030, tương ứng với diện tích đất lúa bị giảm từ
51.000 ha đến 85.000 ha thì đất lúa chỉ còn từ 469.398 ha đến 438.339 ha, cân bằng lúa gạo sẽ không
đạt trạng thái cân bằng ở năm 2028 và 2026. Mặc dù năng suất và sản lượng lúa tăng lên do đầu tư
thâm canh và tăng hệ số sử dụng đất lúa, nhưng tốc độ giảm diện tích đất lúa do ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu và công nghiệp hóa cộng thêm sự gia tăng dân số nhanh dẫn đến năm 2030 cân bằng lúa gạo
chỉ còn 356.495 tấn. Đây là một sức ép rất lớn đến an ninh lương thực của vùng trong tương lai không
xa. Cũng theo kết quả của nghiên cứu, với kịch bản sản lượng lúa tăng do áp dụng đồng bộ các biện
pháp canh tác và tốc độ giảm diện tích đất lúa như hiện nay thì đến năm 2033 (theo mức giảm tổi thiểu),
2031 (theo mức giảm tối đa) lượng thóc sản xuất ra không đủ nhu cầu tiêu dùng cho người dân trong nội
vùng, đó là chưa kể đến các nhu cầu tiêu dùng khác như để giống hay chăn nuôi. Vì vậy chiến lược đặt
ra cho ĐBSH trong thời gian tới là phải ổn định diện tích đất lúa, giảm tốc độ gia tăng dân số và áp
dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và sản lượng lúa.


Từ khoá: Đất lúa, dân số, sản lượng lúa, công nghiệp hóa, nước biển dâng, biến đổi khí hậu.

1. Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Hồng là dải đất nằm ở hai bên tả, hữu ngạn sông Hồng. Cái tên ĐBSH không
chỉ là địa danh của một vùng kinh tế lâu đời, trù phú mà còn là tên riêng của một khu vực dân cư đông
đúc và quần tụ trong một môi trường xã hội làng xã rất đặc trưng, một nền văn hoá giàu bản sắc và độc
đáo trong nước Việt Nam thống nhất. Tổng diện tích tự nhiên 2097 nghìn ha (Niên giám Thống kê,
2008), trong đó 70% là đất phù sa phì nhiêu, nông thôn chiếm 56,12% diện tích toàn vùng, lực lượng lao
động dồi dào…là điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế của vùng nói chung và phát triển nông
nghiệp nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu đã dẫn đến sự thay đổi các nguồn lực trong nông nghiệp, đặc biệt là đất canh tác lúa. Giai
đoạn 2001-2005 diện tích đất lúa chuyển cho nuôi trồng thuỷ sản là 1.395 ha, chuyển cho công nghiệp
hoá và đô thị hoá 3950 ha. Bình quân thóc trên đầu người của vùng năm 2004 là 376,2 kg, năm 2005 là
343 kg, đến năm 2009 con số này giảm xuống còn 338 kg (Niên giám Thống kê, 2008).
Biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu đã, đang và sẽ làm cho thiên tai ở nước ta ngày càng gia
tăng về số lượng, cường độ và mức độ ảnh hưởng. Theo “kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tháng 06/2009 do ảnh hưởng của hiện tượng
Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 150. Trang 3-8

2

nước biển dâng, có thể 2 triệu ha đất nông nghiệp trong tổng số hơn 4 triệu ha đất nông nghiệp hiện nay
bị ngập trong nước, kéo theo hàng chục triệu dân có thể mất đất trồng trọt và như vậy, sản lượng lương
thực sẽ sụt giảm, ảnh hưởng tới mục tiêu an ninh lương thực đã đặt ra. Việc phân bổ nguồn lực trong
nông nghiệp hợp lý sao cho phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương
thực, dự báo xu hướng biến động các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp là một yêu cầu cần thiết và
quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách phát triển và sử dụng tiềm năng nông nghiệp trong
tương lai. Vì vậy, các câu hỏi về sự biến động cụ thể của nghiên cứu là: mục tiêu 3,8 triệu ha đất canh
tác 2 lúa liệu có thể được duy trì? Ảnh hưởng của 3 xu hướng biến động chính (tăng dân số, chuyển đất
canh tác lúa sang công nghiệp và xây dựng, đất lúa bị mất do nước biển dâng) tới cân bằng lương thực

cho khu vực như thế nào?
Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu là tìm ra xu hướng biến động của các nguồn lực cơ bản trong nông
nghiệp, sản lượng lúa và cân đối lương thực cho khu vực đồng bằng sông Hồng từ nay tới năm 2030.

2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hệ thống động (dynamic modelling) của Bruce Hanon
& Matthias để xem xét sự thay đổi của sự vật hiện tượng kinh tế-xã hội trong một khoảng thời gian
dài. Mô hình được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: vi mô, vĩ mô, sinh học, hoá học và quản
lí môi trường. William Grant & cs (1997) đã sử dụng mô hình này để quản lí và sử dụng một số tài
nguyên thiên nhiên như: đất, nước, rừng và thuỷ sản. Lar Hei (2005) đã sử dụng mô hình này để tính
toán lượng chất thải trong các nguồn nước của con sông. Căn cứ vào đó các chính sách quản lí ô nhiễm
được ban hành nhằm tối thiểu hoá các chi phí xã hội.
Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, chi cục Thống kê , sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Khoa học Công nghệ của các tỉnh trong
vùng. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 400 hộ nông dân trồng lúa trong khu vực nghiên
cứu. Nguồn số liệu này được sử dụng để chạy hàm Cobb-Douglas, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất và tình hình phân phối lúa gạo của khu vực cho các mục đích khác nhau. Các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất là các yếu tố đầu vào cơ bản ảnh hưởng gián tiếp đến tổng sản lượng lúa sản xuất
ra và biến cân bằng lúa gạo trong mô hình cân bằng động.
Mối quan hệ giữa 3 biến chính trong mô hình: dân số-lao động nông nghiệp, đất canh tác lúa,
cân bằng lúa gạo là mối quan hệ động theo thời gian. Dân số biến động phụ thuộc vào tỉ lệ sinh, tỉ lệ
tử, di cư, nhập cư…dân số tăng làm tăng lao động tham gia vào sản xuất lúa, đồng thời dân số tăng
làm tăng lượng lúa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và tăng diện tích đất lúa dành cho nhà ở. Diện tích
đất lúa và năng suất ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng lúa sản xuất ra. Diện tích đất lúa lại chịu ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu và tốc độ công nghiệp hóa.
Cân bằng lúa gạo của khu vực ngoài hai yếu tố ảnh hưởng nội sinh trực tiếp là năng suất và
diện tích gieo trồng lúa còn bị ảnh hưởng của các yếu tố khác như phân bón, lao động, tiêu dùng trong
khu vực, trao đổi ra ngoài khu vực.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1 Phân tích sự thay đổi của các yếu tố trong mô hình

Trong kịch bản gốc của mô hình, đã dụng giá trị thực tế của các yếu tố thu thập được từ các
nguồn tài liệu thứ cấp của các tỉnh và số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra hộ nông dân trong vùng.
Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 150. Trang 3-8

3

3.1.1 Xu hướng biến động của dân số-lao động
Kết quả bài toán cho thấy, dân số của ĐBSH trong những năm tiếp theo tiếp tục tăng lên. Năm
2010 dân số của vùng ĐBSH là 19.819.000 người, năm 2020 là 21.549.135 người và đạt mức
23.429.240 người vào năm 2030. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, lao động nông nghiệp và lao động
tham gia sản xuất lúa vẫn tiếp tục tăng lên về mặt tuyệt đối, nhưng về cơ cấu có xu hướng giảm xuống.
Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành mạnh mẽ như hiện nay.
3.1.2 Xu hướng biến động của đất canh tác lúa
Theo quy hoạch phát triển của vùng đến năm 2010 và 2020: các ngành kinh tế phi nông nghiệp sẽ
chiếm khoảng 90% trong tổng GDP, các sản phẩm chủ lực đóng góp 60-65% GDP, độ mở của nền kinh tế
đạt trên 90%, cơ cấu kinh tế của vùng là cơ cấu hiện đại với các ngành mũi nhọn có khả năng đột phá, có
sức cạnh tranh. Song song với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã,
đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất
lúa nói riêng. Hiện nay, khi mà ảnh hưởng này còn ở mức thấp thì tốc độ mất đất nông nghiệp do quá trình
đô thị hóa và biến đổi khí hậu đã là 1%(2).
Theo kết quả kịch bản gốc của bài toán, tức với tốc độ chuyển đất cho các khu công nghiệp
(KCN) hàng năm là 4000 ha, diện tích lúa bị giảm do biến đổi khí hậu là 240 ha như hiện nay, thì đến
năm 2030 diện tích đất canh tác lúa giảm xuống còn 511 nghìn ha, bình quân mỗi năm giảm hơn 6
nghìn ha.
Thực tế và những phân tích ở trên cho thấy, một trong những kế hoạch đề ra cho vấn đề sử dụng
đất canh tác của vùng là bảo vệ diện tích đất nông nghiệp hiện có, cần có những biện pháp ứng phó với
biến đổi khí hậu ngay từ bây giờ, xem xét vấn đề công nghiệp hóa và đô thị hóa một cách khoa học, kiểm
soát chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp gắn với quy hoạch tổng thể sử dụng đất ở các lĩnh vực khác để hướng
đến phát triển hài hòa nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cũng

theo giáo sư Logan (ĐH Logan – Australia) : “Vấn đề sử dụng quỹ đất nông nghiệp cho mục đích phát
triển đô thị và bảo vệ đất nông nghiệp là câu chuyện phổ biến, nhưng quan trọng nhất ở Việt Nam hiện nay
là quá trình ấy diễn ra với tốc độ nhanh nhất thế giới”.

3.1.3 Xu hướng biến động sản lượng lúa
Sản lượng lúa của đồng bằng sông Hồng có chiều hướng giảm qua các năm. Như đã phân tích
ở phần trước, sản lượng lúa chịu ảnh hưởng của năng suất, tổng diện tích và cơ cấu diện tích gieo
trồng. Mặc dù năng suất lúa trên toàn vùng theo ước tính có tăng từ 60,7 tạ/ha năm 2007 lên 65,2 tạ/ha
vào năm 2020, nhưng do tốc độ giảm của diện tích đất canh tác lúa nhanh hơn nên sản lượng lúa vẫn
có xu hướng giảm: Năm 2020 sản lượng lúa của đồng bằng sông Hồng sẽ là 6,4 triệu tấn, đến năm
2030 sẽ giảm xuống còn hơn 6 triệu tấn.
3.1.4 Phân tích mối quan hệ giữa dân số, đất canh tác lúa, cân đối lúa gạo
Dân số của vùng tiếp tục tăng lên trong khi đất canh tác lúa tiếp tục giảm cùng với quá trình
công nghiệp hóa (CNH) và biến đổi khí hậu. Diện tích đất canh tác lúa giảm từ 634.603 ha xuống còn
511.000 ha năm 2030. Đứng trên phương diện sản xuất và phân phối lúa với mục tiêu đạt cân bằng
lương thực cao nhất thì năm 2010 là thời điểm thích hợp cho vùng ổn định đất lúa, không để giảm
Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 150. Trang 3-8

4

thêm nữa. Tuy nhiên với mục tiêu hoàn thành công nghiệp hoá vào năm 2020, với tốc độ CNH nhanh,
cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch thì vùng đồng bằng sông Hồng cần mở mang, xây dựng nhiều hơn
nữa các cụm công nghiệp, khu đô thị, chuyển đất lúa kém hiệu quả cho nuôi trồng thuỷ sản. Điều này
cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho sản lượng lúa không cân bằng ở mức cao nhất mà sẽ
giảm một cách nhanh chóng.
3.2 Phân tích sự biến động của dân số, đất canh tác, sản lượng lúa khi có sự thay đổi của diện
tích đất canh tác lúa do ảnh hưởng của công nghiệp hóa và mực nước biển dâng
3.2.1 Biến động về đất canh tác và cân bằng lúa khi tốc độ công nghiệp hoá tăng lên
Theo phương hướng và quan điểm phát triển của cả nước (đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp) đặt trong mối quan hệ với phát triển bền vững đất lúa và đảm bảo an

ninh lương thực trong vùng, xin giả định diện tích đất lúa chuyển cho công nghiệp hóa của vùng đến
năm 2030 là 4500 ha/năm. Kết quả mô hình khi có giả định trên gọi là kịch bản 1

Bảng 1: So sánh kết quả của kịch bản gốc và kịch bản 1

2010 2020 2030
Chỉ tiêu ĐVT
KBG KB 1 SS (+,-) KBG KB 1 SS (+,-) KBG KB 1 SS (+,-)
- Sản lượng lúa Ng.tấn

6717,153
6706,546
-
10,61
6405,94
6282,32
-
123,62
6049,79
5798,50
-
251,29
- Đất lúa Ng.ha

634,603
633,188
-
1,415
573,35
557,79

-
15,57
510,9
2
481,200
-
29,715
-Dân số Ng.người

19819
19819
0
21549,14
21549,14
0
23429,24
23429,24
0
-SL lúa/người Kg

338,9
338,39
-
0,51
297,30
291,50
-
5,80
258,20
247,5

-
10,7
-Đất lúa/người Ha

0,032
0,0319
0,00
0,027
0,026
-
0,001
0,022
0,021
-
0,001
-Phân phối lúa Ng.tấn

6769,204
6885,46
116,25
6772,47
6683,65
-
88,82
6406,28
5798,50
-
607,78
-Cân bằng lúa Ng.tấn


6800,948
6653,896
-
147,05
4424,62
3547,14
-
877,48
356,49
0
-
356,50
Kịch bản gốc: Đất lúa chuyển cho CNH: 4000 ha/năm
Kịch bản 1: Đất lúa chuyển cho CNH: 4500 ha
/năm
Kết quả bảng 1 là minh chứng rõ ràng cho sự biến động sản lượng lúa, diện tích đất canh tác
lúa, dân số khi có những thay đổi kể trên. Cụ thể, các chỉ tiêu như diện tích canh tác lúa, sản lượng
lúa, cân bằng lúa ở kịch bản 1 đều thấp hơn so với kịch bản gốc. Khi đất lúa chuyển cho CNH tăng lên
(4500 ha) thì diện tích đất lúa giảm với tốc độ mạnh hơn. Năm 2010 chênh lệch giữa hai kịch bản là (-1415
ha), năm 2020 là (15.570 ha), đến năm 2030 chênh lệch này lên tới (29.715 ha). Trong điều kiện năng suất
lúa không đổi, hệ số sử dụng đất không tăng thêm được nữa thì sự giảm sút diện tích này dẫn tới sản lượng
và cân bằng lúa bị giảm đi đáng kể.
Bình quân thóc/ người năm 2010 giảm so với kịch bản gốc là 0,51 kg; năm 2020 giảm 5,8 kg,
năm 2030 giảm 10,7 kg. Sự giảm sút này tuy không nhiều nhưng cũng đe dọa trực tiếp đến an ninh
lương thực của vùng đến năm 2030. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau năm 2028 cân bằng lúa sẽ
không cân đối do lượng sản xuất ra cộng với dự trữ không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người,
cho chăn nuôi, để giống và các nhu cầu khác. Cụ thể năm 2025: sản lượng sản xuất ra là 6,048 triệu
tấn, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng cho người dân đã là 6,066 triệu tấn. Nếu không có lượng dự trữ
thóc từ những năm trước thì đến năm 2025 cung cầu lúa gạo của ĐBSH sẽ bị đe dọa, và việc phải nhập
khẩu gạo đối với ĐBSH sẽ xảy ra trong những năm sau đó.

3.2.2 Biến động về đất canh tác và cân bằng lúa khi mực nước biển dâng
Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm cho thiên tai ở nước ta ngày càng gia tăng về số lượng,
cường độ và mức độ ảnh hưởng. Theo “kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam” do
Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 150. Trang 3-8

5

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tháng 06/2009 trong trường hợp nước biển dâng thêm 1 m, ở
ĐBSH sẽ có 0,3 đến 0,5 triệu ha đất nông nghiệp bị ngập trong đó chủ yếu là đất lúa. Và cũng theo tài
liệu này, kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao đều cho thấy: đến năm
2030 mực nước biển sẽ dâng 0,17 m tương ứng với 51000 – 85000 ha đất lúa sẽ bị ngập. Với kịch bản
này, chúng tôi chia thành hai mức sau:
* Kịch bản 2. Đến năm 2030, mực nước biển dâng 0,17 m tương ứng với 51.000 ha đất lúa bị ngập.
* Kịch bản 3. Đến năm 2030, mực nước biển dâng 0,17 m tương ứng với 85.000 ha đất lúa bị ngập.
Bảng 2: So sánh kết quả của kịch bản gốc và kịch bản 2
2010 2020 2030
Chỉ tiêu ĐVT
KBG KB 2 SS (+,-) KBG KB 2 SS (+,-) KBG KB 2 SS (+,-)
- Sản lượng lúa Ng.tấn 6717,2

6702,33 -14,823 6405,9

6232,945 -173 6049,8

5697,449

-352,34
- Đất lúa Ng.ha
634,6 632,626 -1,977 573,35


551,603 -21,747 511 469,398 -41,602
-Dân số Ng.người
19819

19819 0 21549

21549.135 0 23429

23429.24

0
-SL lúa/người Kg
338,9 338,177 -0,723 297,3 289,243 -8,057 258,2 243,177 -15,023
-Đất lúa/người Ha
0,032 0,0319 0 0,0266

0,0256 -0,001 0,0218

0,020 -0,0018
-Phân phối lúa Ng.tấn
6769,2

6768,813

-0,391 6772,5

673,966 -6098,5 6406,3

5697,45 -708,83
-Cân bằng lúa Ng.tấn

6800,9

6800,948

0 4424,6

3928,857 -495,76 356,5 0 -356,5

Bảng 3: So sánh kết quả của kịch bản gốc và kịch bản 3
2010 2020 2030
Chỉ tiêu ĐVT
KBG KB 3 SS (+,-) KBG KB 3 SS (+,-) KBG KB 3 SS (+,-)
- Sản lượng lúa Ng.tấn 6717,
2
6691,
233
-25,
92
6405,
9
6102,
223
-303,
7
6049,
8
5427,
887
-621,
901

- Đất lúa Ng.ha
634,
6
631,
147
-3,
456
573,
35
535,
334
-38,
02
510,
92
438,
338
-72,
577
-Dân số Ng.người
19819
19819
0
21549
21549,
135
0
23429
23429,
24

0
-SL lúa/người Kg
338,
9
337,
617
-1,
2829
297,
3
283,
177
-14,
12
258,
2
231,
671
-26,
5285
-Đất lúa/người Ha
0,
032
0,
0318
-0,
0002
0,
0266
0,

0248
-0,
002
0,
0218
0,
0187
-0,
00309
-Phân phối lúa Ng.tấn
6769,
2
6768,
52
-0,
684
6772,
5
6599,
761
-172,
7
6406,
3
5427,
887
-978,
395
-Cân bằng lúa Ng.tấn
6800,

9
6800,
948
0
4424,
6
3555,
255
-869,
4
356,
5
0
-356,
495
Kết quả kịch bản 2 và kịch bản 3 cho thấy: đến năm 2030 cân bằng lúa gạo sẽ không cân đối, tức
lượng sản xuất ra và dự trữ không đủ cho các nhu cầu tiêu dùng khác nhau do diện tích đất lúa giảm mạnh
kéo theo các chỉ tiêu như sản lượng lúa, bình quân thóc/người, lượng phân phối cũng giảm theo. Với tốc độ
gia tăng dân số như hiện nay, sự giảm sút trên là đáng lo ngại đối với an ninh lương thực của ĐBSH.
Theo kết quả kịch bản 2 (diện tích đất lúa giảm 51.000 ha năm 2030) thì năm 2025 sản lượng sản
xuất ra sẽ không đủ nhu cầu tiêu dùng cho người và cân bằng lúa không cân đối từ năm 2028. Với diện
tích lúa giảm đi nhanh hơn trong kịch bản 3 (85000 ha năm 2030) thì hai chỉ tiêu này lần lượt ở năm thứ
2023 và 2027. Với mức báo động trên thì mục tiêu đặt ra không chỉ riêng cho ĐBSH mà đặt ra cho cả
nước là đảm bảo an ninh lương thực bằng việc duy trì diện tích trồng lúa nước khoảng 3,8 triệu ha, xây
dựng các công trình chống lũ cho hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, tăng cường các dự án trồng
rừng phòng hộ ven đê, ven biển, ưu tiên phát triển các loại giống lúa chịu úng, hạn
3.2.3 Biến động cân bằng lúa, diện tích đất canh tác lúa khi có sự thay đổi đồng thời của các yếu tố
Trong kịch bản này, sẽ xem xét sự thay đổi của cân bằng lúa khi có tác động đồng thời của các yếu
tố trong mối quan hệ diện tích đất lúa giảm do công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu; năng suất, sản lượng tăng
và tỉ lệ tăng dân số giảm. Vì mực nước biển dâng 0,17 m năm 2030 làm giảm diện tích đất lúa từ 51000 –

85000 ha nên kịch bản này được chia thành hai kịch bản sau:
Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 150. Trang 3-8

6

* Kịch bản 4: diện tích trồng lúa giảm do nước biển dâng là 51.000 ha đến năm 2030, giảm do công nghiệp
hóa là 4500 ha/năm, hệ số sử dụng đất lúa tăng từ 1,8 lên 1,9 lần, tăng lao động và đầu tư thâm canh lúa, tỉ
lệ gia tăng dân số giảm còn 0,9%, bình quân thóc/người giảm từ 270 kg xuống 240 kg.
* Kịch bản 5: diện tích trồng lúa giảm do nước biển dâng là 85.000 ha đến năm 2030, giảm do công nghiệp
hóa là 4.500 ha/năm, hệ số sử dụng đất lúa tăng từ 1,8 lên 1,9 lần, tăng lao động và đầu tư thâm canh lúa, tỉ
lệ gia tăng dân số giảm còn 0,9%, bình quân thóc/người giảm từ 270 kg xuống 240 kg.
Bảng 4 : So sánh kết quả kịch bản gốc và kịch bản 4

2010 2020 2030
Chỉ tiêu ĐVT
KBG KB 4 SS (+,-) KBG KB 4 SS (+,-) KBG KB 4 SS (+,-)
- Sản lượng lúa Ng.tấn 6717,
2
7038,
42
321,
27
6405,
9
6397,
442
-8,
498
6049,
8

5676,
079
-373,
709
- Đất lúa Ng.ha
634,
6
631,
211
-3,
392
573,
35
536,
15
-37,
2
510,
92
440,
131
-70,
784
-Dân số Ng.người
19819
19790,
42
-28,
58
21549

21199,
146
-
350
23429
22708,
151
-721,
089
-SL lúa/người Kg
338,
9
355,
648
16,
748
297,
3
301,
778
4,
4783
258,
2
249,
96
-8,
242
-Đất lúa/người Ha
0,

032
0,
032
-0,
0001
0,
0266
0,
0253
-0,
001
0,
0218
0,
0194
-0,
0024
-Phân phối lúa Ng.tấn
6769,
2
6487,
192
-282,
01
6772,
5
6765,
41
-7,
057

6406,
3
6177,
362
-228,
92
-Cân bằng lúa Ng.tấn
6800,
9
7588,
458
787,
51
4424,
6
7406,
54
2981,
9
356,
5
2985,
979
2629,
484

Bảng 5: So sánh kết quả kịch bản gốc và kịch bản 5

2010 2020 2030
Chỉ tiêu ĐVT

KBG KB 5 SS (+,-) KBG KB 5 SS (+,-) KBG KB 5 SS (+,-)
- Sản lượng lúa Ng.tấn 6717,
2
7026,
739
309,
59
6405,
9
6259,
384
-146,
6
6049,
8
5389,
478
-660,
31
- Đất lúa Ng.ha
634,
6
629,
732
-4,
871
573,
35
519,
88

-53,
47
510,
92
409,
072
-101,
843
-Dân số Ng.người
19819
19790,
418
-28,
582
21549
21199,
146
-
350
23429
22708,
151
-721,
089
-SL lúa/người Kg
338,
9
355,
058
16,

158
297,
3
295,
266
-2,
034
258,
2
237,
337
-20,
863
-Đất lúa/người Ha
0,
032
0,
0318
-0,
0002
0,
0266
0,
0245
-0,
002
0,
0218
0,
018

-0,
00379
-Phân phối lúa Ng.tấn
6769,
2
6486,
885
-282,
32
6772,
5
6682,
894
-89,
57
6406,
3
5960,
67
-445,
612
-Cân bằng lúa Ng.tấn
6800,
9
7558,
476
757,
53
4424,
6

7031,
269
2606,
7
356,
5
1987,
836
1631,
341

Diện tích đất canh tác lúa giảm so với kịch bản gốc là 70.784 ha theo mức thấp và 101.843 ha
theo mức cao (năm 2030). Mặc dù đất lúa giảm đi do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng do tăng hệ số sử dụng đất lúa từ 1,8 lên 1,9 lần; tăng đầu tư cho sản
xuất lúa tăng nên sản lượng lúa nhìn chung có xu hướng tăng lên so với các kịch bản 1,2,3. Ta thấy
rằng tốc độ tăng của sản lượng lúa có xu hướng giảm dần là do mức độ giảm đất lúa cho công nghiệp
hoá, đô thị hoá và biến đổi khí hậu nhanh hơn mức tăng năng suất lúa do áp dụng các biện pháp đầu tư
thâm canh. Với sự tăng ổn định về dân số, sản lượng lúa tăng lên làm cho bình quân thóc/đầu người
ban đầu có xu hướng tăng lên (năm 2010), sau đó giảm nhẹ vào các năm 2020, 2030. Đặc biệt khi xã
hội phát triển, đời sống con người được nâng lên, nhu cầu lương thực bình quân/đầu người giảm đi
theo quy luật kinh tế của Engel (từ 270 kg xuống còn 240 kg) thì phân phối cho chăn nuôi, xuất khẩu
và các mục đích khác tăng lên. Điều này hết sức có ý nghĩa trong quá trình CNH và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của vùng.
Như vậy, với kịch bản nâng cao năng suất, sản lượng lúa do áp dụng các biện pháp thâm canh
tăng vụ trong điều kiện diện tích đất lúa có xu hướng ngày càng giảm xuống, cùng với giả định lượng
tiêu thụ thóc bình quân/người giảm từ 270 kg/năm xuống còn 240 kg/năm theo quy luật phát triển kinh
tế, thì an ninh lúa gạo cho ĐBSH đến năm 2030 vẫn được đảm bảo, mặt khác còn dư để xuất khẩu.
Tuy nhiên, trạng thái cân bằng này chỉ được duy trì đến năm 2035 nếu như chúng ta không có các biện
Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 150. Trang 3-8


7

pháp kịp thời để ứng phó với biến đổi khí hậu, thích ứng ảnh hưởng của mực nước biển dâng, kiểm
soát và quy hoạch công nghiệp hóa, đô thị hóa một cách chặt chẽ nhất.
4. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích cân bằng lúa gạo của ĐBSH trong điều kiện diện tích
đất canh tác giảm do biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, kết quả cho phép kết
luận như sau:
Một là: Kết quả bài toán phân tích hệ thống được tính đến năm 2030, lấy mốc thời gian là
điểm cân bằng lúa gạo còn được duy trì với sự biến động đất lúa hiện tại. Tính đến thời điểm đó, dân
số của vùng ĐBSH sẽ ở mức 23.429.240 người, diện tích đất trồng lúa còn 481.200 ha.
Hai là: Kết quả của mô hình trong kịch bản 4 và 5 là thích hợp. So với các kịch bản khác, sản
lượng lúa ở kịch bản 4, 5 không đạt mức cao nhất, nhưng trong kịch bản này, với cân bằng lúa còn gần
3 triệu tấn thì không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn dư cho nhu cầu chăn nuôi và các mục
đích sử dụng khác. Bên cạnh đó, việc tăng đầu tư thâm canh cho sản xuất lúa là nguyên nhân dẫn đến
năng suất và sản lượng tăng, giảm gánh nặng cho an ninh lương thực của vùng nói riêng và cả nước
nói chung.
Ba là: Mức tiêu dùng hiện tại của người dân vùng ĐBSH trung bình là 270 kg thóc và 300 kg
lương thực quy thóc/người/năm. Với mức bình quân đó, năm 2009 toàn vùng dành ra khoảng 70% sản
lượng thóc sản xuất ra để ăn, 8% cho chăn nuôi, 8% dành cho xuất khẩu.
Trong kịch bản 4 và 5, với mức giả định nhu cầu thóc của người dân ở mức 240 kg/người/năm,
kết quả cho thấy nhu cầu tiêu dùng cho người có xu hướng giảm đi, lượng thóc dành cho chăn nuôi và
xuất khẩu tăng lên đáng kể. Do yêu cầu thực tế về lao động và việc làm của vùng hiện nay thì trong
những năm tới vùng cần có chiến lược đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn, gia
cầm để tận dụng sản lượng thóc dư thừa.
Bốn là: Giữa dân số - lao động có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Với tỉ lệ gia tăng
dân số dao động từ 0,95 – 1,1% giai đoạn 2001-2005, bình quân hàng năm vùng ĐBSH phải giải quyết
việc làm cho khoảng 200.000 lao động. Với khu vực diện tích nhỏ, đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc
như ĐBSH thì đây là một sức ép rất lớn. Vì thế chiến lược dân số của vùng trong thời gian tới là phải
ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo tính toán của nghiên cứu thì với

việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số từ 1,05 % xuống 0,9% quy mô dân số của vùng nên duy trì ở mức
22.708.151 người vào năm 2030 để góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện diện tích
trồng lúa ngày càng giảm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Khung chương trình hành động thích ứng với biến
đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2008 -2020.
2. Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.
3. Bruce Hannon & Matthias Ruth (1994) Dynamic Modeling Springer – Verlag New York, lnc.
4. Niên giám thống kê các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng
5. Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. 2009. Chiến lược an ninh
lương thực quốc gia và quy hoạch đất trồng lúa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Nguyễn Văn Song. 2010. Tạp chí khoa học & Công nghệ - Bộ Nông nghiệp & PTNT. Số 150. Trang 3-8

8

Balance of rice for Red River Delta by the year 2030 in terms of industrialization and sea level rise


SUMMARY
Paddy land of Red river delta has reduced in recent years, especially the shift from rice land to
industrial land, paddy land area was contaminated by salty water due to sea level rise and impact of
climate changes. Beside population growth rate is also high demand on a regional rice. Using system
analysis model, the results showed that the variation of current resources, the population of RRD will
be at 23,429,240 persons, area of paddy land: 511,000 ha, productivity of rice reached 6,049,788 tons
in 2030. Scenarios for rising sea levels due to the impact of climate change that: since 0.17 m sea level
rise by the year 2030, corresponding to area of paddy rice declined from 51,000 ha to 85,000 ha, rice
land is only also from 469,000 ha to 438,339 ha, balance rice will not reach equilibrium in 2028 and
2026. Although rice yield and productivity increased by investment and intensive farming, but speed
reduced of rice land by the impact of climate change and industrialization plus increasing population

quickly lead to balance of rice in 2030 reached only at 356,495 tons. This is a heavy pressure to
region’s food security in future. According to the results of the model, assuming increased rice yields
by application of uniform farming measures and speech of decline of rice land currently, up to 2033
the year (minimum reduction), 2031 (maximum reduction) paddy production is not enough consumer
demand for people in the region, not to mention that the consumer demand for seeding and livestock.
So, the strategy set for RRD in the coming period is to stabilize the rice area, reduced population
growth rate and applying scientific and technical measures to improve rice yield and productivity.
Keywords: Dynamic modeling, population, paddy land, rice productivity, industrialization,
climate change.

×