Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(SKKN HAY NHẤT) chuyên đề đổi mới SHCM dựa trên nghiên cứu bài học (theo CV 1315)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.07 KB, 16 trang )

PHÒNG GD & ĐT LỆ THỦY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH XUÂN THỦY

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Xuân Thủy, ngày 09 tháng 9 năm 2020

KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THÁNG 9/2020

Chuyên đề: Đổi mới SHCM dựa trên nghiên cứu bài học (theo CV 1315)

Căn cứ vào công văn số 720/GDĐT-TH ngày 24/9/2020 về việc Hướng dẫn sinh
hoạt chuyên môn thực hiện CTGDPT cấp Tiểu học năm học 2020 – 2021;
Căn cứ vào kế hoạch xây dựng SHCM của trường TH Xuân Thủy và kế hoạch
tổ chức dạy học chuyên đề tháng 9/2020;
Căn cứ vào nhu cầu trao đổi, bồi dưỡng chuyên môn tập trung của giáo viên
trong trường;
Trường Tiểu học Xuân Thủy xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên tháng 9/2020
như sau:
I. MỤC ĐÍCH.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Giúp các cấp quản lí thống nhất nội dung chỉ đạo về SHCM; xây dựng kế
hoạch tổ chức SHCM về các nội dung tìm hiểu CTGDPT 2018, nghiên cứu bài học,
xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục tiểu học.


+ Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên cho GV
tiểu học để thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm
chất, năng lực HS; xây dựng mơi trường thân thiện, tích cực, tự học; nâng cao chất
lượng SHCM ở các cơ sở giáo dục tiểu học.
+ Xây dựng cộng đồng học tập để đổi mới nhà trường: Từ chỗ phân tích tiết học
tập trung vào việc học của học sinh để mỗi giáo viên tự rút ra bài học cho bản thân
mình, giáo viên dạy minh họa khơng bị chỉ trích, các giáo viên cởi mở, thoải mái trong
chia sẻ, buổi sinh hoạt chuyên môn trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Giáo viên trở nên
thân thiện hơn góp phần tạo nên động lực để giáo viên học hỏi, phát triển chuyên môn,
nghiệp vụ của mình, thực hiện hiệu quả đổi mới Chương trình GDPT cấp Tiểu học.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Thời gian, thành phần, địa điểm:
1.1. Thời gian:
Thứ tư, ngày 9 tháng 9 năm 2020

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.2.Thành phần: Toàn thể giáo viên.
1.3.Địa điểm triển khai: Tại Trường TH Xuân Thủy
2. Chủ trì trao đổi chuyên đề:
Ban giám hiệu nhà trường + TTCM
3. Phương pháp triển khai:
3.1.CM phổ biến, trao đổi các nội dung:
Phần I. Các bước tiến trình tổ chức sinh hoạt chun mơn theo nghiên cứu
bài học.
Phần II. Một số kĩ thuật trong SHCM theo nghiên cứu bài học.
3.2. Tổ chuyên môn: Chỉ đạo xây dựng tiết dạy mẫu, phân công người dạy.
- Phân công Tổ 1,2,3: Xây dựng 3 tiết: Tiếng Việt 1, Toán 1, Tiếng Việt 3
- Phân công Tổ 4,5: Xây dựng 1 tiết: Tiếng Việt 5.

3.3.Tiến hành thiết kế bài học và dự giờ
3.4. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu.
3.5. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày.
Trên đây là kế hoạch sinh hoạt chuyên môn tháng 9/2020 của trường
TH Xuân Thủy. Đề nghị toàn thể giáo viên thực hiện nghiêm túc./.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


HIỆU TRƯỞNG

PHỤ TRÁCH CHUN MƠN

Nguyễn Thị Lệ Hương

Đồn Thị Châu Loan
 
 

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
(Theo CV 1315/ BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020 về hướng dẫn SHCM)
------

PHẦN I:


CÁC BƯỚC TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUN MƠN THEO
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

1. Sinh hoat chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là gì?
Thực chất Sinh hoạt chun mơn dựa trên nghiên cứu bài học là quan sát hoạt động,
những biểu hiện của học sinh để biết về việc học của các em từ đó có cách điều chỉnh,
cải tiến cho phù hợp. Là nơi mọi giáo viên đều có cơ hội học tập, phát triển chun
mơn.
2. Mục đích sinh hoat chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học:
Mục đích sinh hoạt chun mơn dựa trên nghiên cứu bài học hướng tới là:
+ Đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên: Thôngqua sinh hoạt
chuyên môn, từng tình huống học tập cụ thể của học sinh trênlớp được chia sẻ, suy

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ngẫm, phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp tốtnhất giúp cải tiến giờ học. Từ đó
mỗi giáo viên đều học được nhiều bài họctừ đồng nghiệp, áp dụng hiểu biết mới vào
thực tế dạy học của bản thân.
+ Đảm bảo cơ hội học tập cho từng em học sinh: Mỗi học sinh đến trường đều phải
được học và học được. Giáo viên phải chấp nhận mọi em học sinh với đặc điểm riêng
của từng em và có điều chỉnh dạy học phù hợp với từng em một. Để thực hiện được
điều này thực sự không dễ dàng, cần phải có sự nỗ lực thường xuyên và lâu dài của
mỗi một giáo viên. Thông qua Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, giáo
viên học hỏi,tích lũy các kinh nghiệm, rèn luyện các kĩ năng dạy học theo đối tượng
học sinh, đảm bảo cho mỗi học sinh đều có cơ hội học tập.
+ Xây dựng cộng đồng học tập để đổi mới nhà trường: Từ chỗ phân tích tiết học tập
trung vào việc học của học sinh để mỗi giáo viên tự rút ra bài học cho bản thân mình,
giáo viên dạy minh họa khơng bị chỉ trích, các giáo viên cởi mở, thoải mái trong chia
sẻ, buổi sinh hoạt chuyên môn trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Giáo viên trở nên thân

thiện hơn góp phần tạo nên động lực để giáo viên học hỏi, phát triển chun mơn,
nghiệp vụ của mình.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3. Những khác biệt giữa sinh hoat chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học với
sinh hoat chuyên môn truyền thống:

4. Các bước triển khai Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học:
Sinh hoạt chuyên môn trải qua chu trình 4 bước như sau:
Bước 1. Thiết kế bài dạy minh họa
- Bài dạy minh họa do mộ nhóm gồmCBQL, giáo viên trong trường cùng hợp tác
nghiên cứu và thiết kế hoặc do một giáo viên thiết kế (sau đây gọi là giáo viên thiết kế
bài dạy). Giáo viên thiết kế bài dạy được khuyến khích linh hoạt, sáng tạo, chủ động vận
dụng kết quả của SHCM tìm hiểu Chương trình giáo dục 2018 và Xây dựng kế hoạch
dạy học môn học/hoạt động trải nghiệm. Giáo viên thiết kế bài dạy có thể thực hiện điều
chỉnh nội dung, ngữ liệu trong sách giáo khoa, điều chỉnh thời lượng, chọn nội dung tích
hợp, lựa chọn các phương pháp kỹ thuật dạy học, đồ dùng dạy học cho phù hợp với đối

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tượng HS để tổ chức dạy học đạt được mục tiêu bài học, và yêu cầu cần đạt theo chương
trình quy định.
- Các hoạt động học tập của HS trong thiết kế bài học cần đảm bảo đạt mục tiêu
của bài học theo định hướng tiếp cận năng lực HS, hướng tới tạo cơ hội cho tất cả HS
được tham gia vào quá trình học tập và cải thiện được kết quả học tập của HS.
Bước 2. Dạy minh họa và dự giờ
a) Giáo viên dạy minh họa

- Giáo viên dạy minh họa là người được nhà trường lựa chọn hoặc do giáo viên tự
nguyện đăng kí, nhưng phải đảm bảo sự luân phiên liên tục giữa cácgiáo viên tham gia
dạy minh họa trong năm học.
- Giáo viên dạy minh họa thiết kế bài dạy đảm bảo thể hiện các nội dung, ý tưởng
đã được nhóm thảo luận, thống nhất trong đó giáo viên dạy minh họa được quyền sáng
tạo theo ý tưởng cá nhân để hoàn thiện bài dạy minh họa. Trong khi dạy minh họa, nếu
xuất hiện tình huống học tập của HS xảy ra không đúng với dự kiến đã thiết kế thì giáo
viên dạy minh họa có thể linh hoạt thay đổi ngữ liệu, hình thức, phương pháp dạy
học... cho phù hợp, đáp ứng được việc học của HS nhưng phải đảm bảo về mục tiêu
của bài học.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Giáo viên dạy minh họa cần quan sát kỹ việc học của HS, quan tâm đến những
khó khăn của từng em để hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời từ đó có giải pháp tốt nhất giúp
cho mọi HS được học một cách chủ động và đạt kết quả thực chất.
- Giáo viên dạy minh họa tuyệt đối không dạy trước, tập luyện trước cho HS vì
mục đích của SHCM theo NCBH không phải để đánh giá, xếp loại tiết dạy mà thông
qua tiết dạy minh họa để cùng nhau trải nghiệm và học tập từ thực tế.
b) Người dự giờ
- Giáo viên cùng nhau dự giờ một bài học (không phân biệt môn học) để cùng trao
đổi, chia sẻ kinh nghiệm dạy học dựa trên thực tế học tập của HS.
- Mỗi buổi dự giờ nên bố trí số lượng người dự giờ vừa phải, nếu số lượng người
dự quá đông sẽ làm ảnh hưởng đến việc quan sát của giáo viên, việc học của HS.
Người dự giờ đứng ở vị trí thuận lợi để có thể quan sát quá trình học tập của HS một
cách thuận lợi nhất (có thể đứng hai bên, phía trước, phía sau lớp học).
- Giáo viêndự giờ đặt trọng tâm quan sát nét mặt, cử chỉ, thái độ, các biểu hiện
tâm lý, hành vi thể hiện các năng lực và phẩm chất trong mỗi tình huống, hoạt động
học tập cụ thể của HS, kết hợp với quan sát việc dạy của giáo viên. Ghi lại những thời

điểm và tình huống HS học tập đáng quan tâm, suy ngẫm và suy đoán nguyên nhân
đồng thời dự kiến biện pháp giải quyết.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Dự giờ kết hợp sử dụng các kỹ thuật như nghe, nhìn, suy nghĩ, ghi chép, quay
phim, chụp ảnh để có dữ liệu phân tích nhằm trả lời các câu hỏi: HS học như thế nào?
(chú ý vào quan sát các biểu hiện về năng lực, phẩm chất).Nguyên nhân dẫn đến thực
tế đó? (về các thành tố ảnh hưởng đến việc học của HS thường là kỹ thuật dạy học của
giáo viên, môi trường học tập, nhiệm vụ học tập, điều kiện về đồ dùng dạy học,…).
Suy ngẫm những giải pháp làm thế nào để giúp HS học tập tốt hơn?
Bước 3. Phân tích bài học minh họa
Người chủ trì điều hành thực hiện thảo luận phân tíc bài học minh họa cần tập
trung các nội dung sau:
- Giáo viên phân tích thực tế việc học của HS,tìm ngun nhân ảnh hưởng tích
cực, tiêu cực đến việc học của HS, rút ra những điều học hỏi được hoặc các giải pháp
để giải quyết vấn đề phát sinh theo dự kiến hoặc chưa tốt (nếu có). Những ý kiến đó
dựa trên thực tế việc học của HS đã diễn ra và những ý định, cách thức mà giáo viên
dạy minh họa đã thực hiện. Khuyến khích giáo viên dùng minh chứng bằng hình ảnh
để phân tích làm rõ vấn đề.
- Khi phân tích thực tế việc học của HS, chú ý đến các yêu cầu cần đạt về phẩm
chất, năng lực được quy định trong Chương trình GDPT 2018.Các ý kiến phân tích tập
trung vào các vấn đề cốt lõi liên quan đến việc học của HS như:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1) Thái độ và sự tham gia của HS trong học tập thể hiện qua nét mặt, ánh mắt,
ngôn ngữ cơ thể, lời nói, tâm trạng; năng lực tự học và giải quyết vấn đề.

2) Mối quan hệ giao tiếp, hợp tác giữa giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh.
3) Khả năng nhận thức của từng HS (mức đạt được về yêu cầu cần đạt).
4) Chất lượng việc học của HS (các năng lực, phẩm chất đã được hình thành và
phát triển).
5) Kết cấu của bài học (số lượng và thứ tự các hoạt động, nhiệm vụ học tập, lô-gic
nội dung bài học, tốc độ việc học,...). Việc giáo viênđiều chỉnh các hoạt động học tập
để bài họccó chất lượng và ý nghĩa với HS. Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị trong quá
trình tổ chức dạy học.
- Nếu giờ học chưa đạt được kết quả như mong muốn (theo dự kiến của giáo
viên/nhóm thiết kế) thì cũng khơng đánh giá cá nhân người dạy mà coi đó là bài học
chung để mỗi giáo viên tự rút kinh nghiệm, có được điều học hỏi cho bản thân.
Bước 4. Vận dụng kết quả SHCM vào bài học hằng ngày
- Cuối buổi SHCM, CBQL nhà trường đưa ra định hướng/yêu cầu mọi giáo viên
phải áp dụng những sáng kiến, bài học kinh nghiệm từ bài học minh họa vào các bài

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


học thực tế trên lớp; thống nhất với giáo viên về việc áp dụng trong thực tế; thực hiện
giám sát, dự giờ khuyến khích/động viên giáo viên áp dụng.
- Trong các bài học hằng ngày, giáo viên chủ động, tự giác áp dụng các sáng kiến,
bài học kinh nghiệm từ bài học minh họa khi thiết kế và thực hiện bài học trên lớp
hàng ngày; chia sẻ với đồng nghiệp những điều đã làm được, những gì chưa làm được;
cùng nhau thảo luận cách cải tiến bài học. Giáo viên chủ động đề nghị người chủ trì,
CBQL, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán tư vấn, giúp đỡ trong quá trình áp
dụng vào bài học hàng ngày.

PHẦN II
MỘT SỐ KỸ THUẬT TRONG
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

1. Quan sát trong dự giờ
- Người dự giờ chọn vị trí có thể quan sát HS một cách thuận lợi (nên chọn vị trí ở
hai bên hoặc phía trước lớp học), hạn chế đi lại làm ảnh hưởng đến lớp học.
- Quan sát cách tổ chức các hoạt động, tiến hành bài học; sự tương tác và giao
tiếp của giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Quan sát có chọn lọc tình huống học tập của từng HS hay nhóm HS và trả lời
các câu hỏi: Khi nào HS học thực sự? Khi nào HS chưa học thực sự? Thái độ và sự
tham gia của HS vào các tình huống học tập? Nhận thức của HS trong các hoạt động?
Các mối quan hệ trong dạy và học? Suy nghĩ các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học
của HS, giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng việc học của học sinh là gì?
- Quan sát để đánh giá mức độ HS đạt được về các năng lực, phẩm chất so với mục
tiêu của bài học.
- Kết hợp quan sát hoạt động của HS với hoạt động của giáo viên như kỹ năng
sư phạm, cách thức tổ chức dạy học theo thiết kế, xử lý các tình huống học tập của HS.
2. Ghi chép và chọn hình ảnh khi dự giờ
- Ghi lại hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh, ưu tiên ghi lại việc học của
học sinh trong quá trình quan sát, tránh ghi chép quá nhiều về tiến trình dạy học của
giáo viên.
- Người dự giờ kết hợp giữa ghi chép và quay video, chụp hình ảnh tiêu biểu,
đặc sắc trong những hoạt động cụ thể của học sinh, giáo viên để làm dữ liệu, minh
chứng cho phân tích bài học.
- Người dự giờ có thể sử dụng mẫu phiếu quan sát sau để sử dụng trong quá trình dự giờ.

Nội dung hoạt động

Biểu hiện của HS


Nguyên nhân, biện pháp

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1) Hoạt động 1

- Cảm xúc, thái độ, hành Vì ...

- Tên hoạt động:

vi, trả lời câu hỏi.

Nên ...

- Nội dung của hoạt động,

- Bài tập, sản phẩm...

Có thể là ...

nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập...
2) Hoạt động 2
3. Người chủ trì
- Người chủ trì tạo kiều kiện cho từng giáo viên nêu ý kiến một cách bình đẳng,
thẳng thắn và cụ thể về bài dạy; khơng nên tóm tắt hay chốt lại ý kiến phát biểu mà
khuyến khích giáo viên tự tổng hợp, chắt lọc các ý kiến phát biểu của đồng nghiệp cho
riêng mình.
- Người chủ trì dẫn dắt buổi thảo luận tập trung vào nội dung trọng tâm, tạo

khơng khí thân thiện, cởi mở và ln linh hoạt xử lý các tình huống xảy ra trong quá
trình thảo luận. Tôn trọng và lắng nghe tất cả ý kiến của giáo viên, khơng áp đặt ý kiến
của mình hoặc một nhóm người.
- Khuyến khích giáo viên sử dụng hình ảnh, video đã được chụp hoặc ghi hình
trong tiết học để phân tích. Khi phân tích tình huống khơng chỉ mô tả mà cần nêu rõ
nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất biện pháp khắc phục.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Người chủ trì cần lắng nghe tích cực, ghi chép và đặt câu hỏi gợi ý cho giáo
viên phân tích bài học tập trung vào vấn đề trọng tâm, nổi bật; tạo cơ hội cho tất cả
giáo viên đều được phát biểu.
- Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, người chủ trì cần phải trực tiếp tham gia
đầy đủ các bước trong quá trình thực hiện để hiểu và nắm chắc các nội dung để chủ trì
thảo luận.
4. Cách phân tích một tình huống học tập
- Người chủ trì chủ động hoặc gợi ý để giáo viên chọn một tình huống học tập cụ
thể của cá nhân HS hoặc nhóm HS.
- Mơ tả tình huống đó xảy ra như thế nào: Tình huống gì xảy ra? Với em HS hay
nhóm HS nào? Khi nào? HS, nhóm HS đó học như thế nào?...
- Đưa ra các giả thiết lý giải cho các ngun nhân tại sao tình huống đó lại xảy
ra như vậy. Khi phân tích các giả thiết cần chú ý các yếu tố ảnh hưởng như: Thiết kế
bài học, thái độ và kỹ năng của giáo viên; sử dụng đồ dùng học tập; tâm sinh lý, hoàn
cảnh gia đình, mức độ hiểu biết và kinh nghiệm đối với nội dung học tập của HS.
- Đưa ra các gợi ý giải quyết các nguyên nhân trên gắn với điều kiện thực tế theo
mục tiêu bài học và yêu cầu cần đạt của chương trình. Tránh đưa ra các ý kiến nhận
định, đánh giá, chỉ trích giáo viên.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×