`
Tải tài liệu tham khảo tại:
Mật khẩu: bn123456
Các ý kiến băn khoăn, thắc mắc cần trao đổi
gửi qua hệ thống chat trực tuyến hoặc theo địa
chỉ email:
Duy trì hòm thư của ngành:
c1+têntrường+tên huyệ
VD:
Quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục và đào tạo tại Nghị quyết
29-NQ-TW đã chỉ rõ:
“Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi
với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo
dục
xã
hội.”
Mục tiêu giáo dục tiểu học
Chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự hình thành và phát triển hài hoà về thể
chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực được
nêu trong mục tiêu chương trình giáo dục phổ
thông; định hướng chính vào giá trị gia đình,
dòng tộc, quê hương, những thói quen cần
thiết trong học tập và sinh hoạt; có được
những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để
tiếp tục học trung học cơ sở.
Hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm
học 2015-2016 xác định: Tiếp tục chỉ đạo việc
quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức,
kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học
sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc
điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường
giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ
đạo triển khai hiệu quả mô hình trường tiểu
học mới, mở rộng áp dụng tại các trường có
điều kiện; đổi mới phương pháp dạy, phương
pháp học và thực hiện tốt Thông tư 30/2014/TTBGDĐT ngày 28/8/2014 về quy định đánh giá
học sinh tiểu học;
Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Bộ,
các sở/phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường chủ
động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát
triển năng lực học sinh thông qua việc tăng cường các
hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức/giá trị sống, rèn luyện kĩ
năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; điều chỉnh nội
dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục
một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với
đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy
học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng
và định hướng phát triển năng lực học sinh; tăng cường
đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo
dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học,
phát triển năng lực học sinh
Tiếp tục tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên
môn (SHCM) tại các tổ, khối chuyên môn trong
trường và giữa các trường tiểu học; chú trọng
đổi mới nội dung và hình thức SHCM thông
qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.
Động viên giáo viên tham gia SHCM qua trang
mạng thông tin “Trường học kết nối”.
NỘI DUNG
1. Đổi mới phương pháp dạy học tiếp
cận phát triển năng lực học sinh
2. Đánh giá học sinh tiểu học theo Thông
tư số 2014/TT-BGDĐT
3. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học
4. Hướng dẫn ghi chép một số hồ sơ
chuyên môn
PHẦN I
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
HỌC SINH TIỂU HỌC
Năng lực là khả năng thực hiện thành công
hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ
sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng
và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú,
niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân được
đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt
động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề
của cuộc sống.
Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành
và phát triển cho học sinh những năng lực chung chủ
yếu sau:
- Năng lực tự học;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Năng lực thẩm mỹ;
- Năng lực thể chất;
- Năng lực giao tiếp;
- Năng lực hợp tác;
- Năng lực tính toán;
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, đánh giá
sự hình thành và phát triển một số năng lực
của học sinh:
a) Tự phục vụ, tự quản;
b) Giao tiếp, hợp tác;
c) Tự học và giải quyết vấn đề.
(Điều 8)
DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG
DẠY HỌC THEO
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS
Dạy và học là quá trình Dạy và học tập liên quan
cung cấp và tích lũy thông đến các hoạt động có ý
tin tri thức, kỹ năng.
nghĩa và vun đắp sự hiểu
biết.
HS chưa biết gì, là
HS đã có sự hiểu biết
người tiếp nhận những trước về những cái liên
thông tin được dạy.
quan đến điều mà chúng
học trong quá trình trải
nghiệm và kiến tạo.
Dạy học chỉ liên quan
GV là người hướng dẫn,
đến tương tác giữa GV và hỗ trợ, dạy và học chủ yếu
HS.
liên quan đến việc trải
nghiệm, xây dựng, kiến tạo
có ý nghĩa của HS.
DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG
DẠY HỌC THEO
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS
HS là người học mang
tính cá nhân, động lực dựa
trên sự cạnh tranh về
thành tích thi cử.
Học tập trong tương tác
với người khác là điểm
quan trọng trong động lực
của HS.
GV chủ yếu cung cấp sự GV cần phải sắp xếp hỗ
chỉ dẫn, chỉ bảo để HS có trợ để HS làm công việc
học tập của mình.
được sự thành công.
Kỹ năng tư duy và học tập Kỹ năng tư duy và học tập
được thông qua các lĩnh thông qua nội dung cụ thể
vực nội dung chung.
trong từng bối cảnh và tình
huống riêng.
DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG
DẠY HỌC THEO
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS
Nhà trường có tổ chức Nhà trường có tổ chức đa
thống nhất, suy nghĩ như dạng, tự chủ, dân chủ,
nhau và hoạt động như canh tân và sáng tạo trong
nhau.
dạy và học.
Lấy GV làm trung tâm.
Việc đánh giá được thực
hiện đảm bảo rằng người
học đã hoàn tất các yêu
cầu học tập và là cơ sở để
học lên lớp trên.
Lấy HS làm trung tâm.
Việc đánh giá được sử
dụng để chỉ ra cách học
thích hợp cho học sinh và
định hướng cho học sinh
con đường tiếp tục học tập.
Để thực hiện dạy học phát triển năng lực học
sinh, giáo viên và nhà trường cần lưu ý:
- Định hướng việc học tập của HS bằng việc
xác định mục tiêu dạy học rõ ràng, có tính thực
tiễn, có khả năng thực hiện được và định
hướng vào các năng lực cần phát triển ở học
sinh trong mỗi bài dạy, chú trọng đến khả năng
tự học của HS.
- Trang bị cho HS những kiến thức nền tảng
làm cơ sở cho các hoạt động trải nghiệm nhằm
hình thành và phát triển kỹ năng tương ứng và
thái độ tích cực cho HS.
- Phải hỗ trợ HS trong quá trình học tập,
khuyến khích sự sáng tạo, cam kết không bỏ sót
HS nào và biết phát triển tiềm năng và sở trường
của HS.
- Tạo dựng một môi trường học tập tích cực,
duy trì sự tương tác cao giữa GV với HS và giữa
HS với HS, giữa HS với cộng đồng và môi
trường.
- Mở rộng phát triển chuyên môn của GV
thông qua tự học, trải nghiệm, quan hệ chia sẻ
với đồng nghiệp, với cộng đồng, xây dựng nhà
trường thành tổ chức biết học hỏi. Hiệu trưởng
gia quyền chủ động nhiều hơn nữa cho giáo
viên.
- Xây dựng mối quan hệ với cha mẹ HS và
cộng đồng một cách thực chất, không hình thức
vì thành tích mà phải vì sự tiến bộ của mỗi HS.(1)
Về phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học
Theo truyền thống:
- PPDH: Nêu vấn đề, giảng giải, vấn đáp, kể
chuyện,...
-HTDH: Cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp, trong
lớp học, vườn trường, thực tế,...
DẠY HỌC TRUYỀN
THỐNG
- Dạy đồng loạt
(35HS/lớp)
- Chỉ tập trung vào
một số đối tượng HS.
- Sử dụng các PP và
HTDH không triệt để.
DẠY HỌC THEO
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS
- Quan tâm đến từng học sinh
(Lớp có 35HS). Chú trọng đến
năng lực tự học, tự giải quyết
vấn đề, hợp tác, phối hợp của
HS.
- Tôn trọng sự khác biệt và tiến
độ của từng học sinh.
- Tăng cường quan sát, nhận
xét trực tiếp, khích lệ HS; phát
huy năng lực sở trường, thế
mạnh của từng HS.
- GV chú ý đến các kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết của HS
(Nghe, nhìn viết trong dạy học
chính tả; đọc trong đọc hiểu)
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Mỗi bài học thường
có 3 hoạt động
A. Hoạt động cơ bản
B. Hoạt động thực hành
C. Hoạt động ứng dụng
(Mỗi bài dạy trong 2 tiết, có thể dạy 2 tiết liền
trong 1 tuần)
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
-
Quan sát tranh, ảnh,video clip, đọc
truyện, nghiên cứu tình huống, đóng vai để
có thể tiếp nhận kiến thức, hành vi, thái độ
thể hiện các giá trị, chuẩn mực phù hợp. HS
cùng nhau khám phá, phân tích, chia sẻ, trải
nghiệm về những hành vi, thái độ phù hợp
hoặc chưa phù hợp chuẩn mực, lựa chọn
các hành vi trong tình huống cụ thể. GV đưa
ra các câu hỏi gợi ý giúp HS xác định các
biểu hiện bản chất của hành vị, thái độ phù
hợp chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống
hàng ngày.
- Hoạt động xây dựng kiến thức cơ bản thực hiện
thông qua các hình thức thảo luận, đàm thoại, chia
sẻ các trải nghiệm của HS với bạn, đóng vai, đọc
truyện, phân tích tình huống. Kết quả của hoạt động
này là HS có những kiến thức cơ bản về các hành
vi, thái độ phù hợp chuẩn mực đạo đức, các quyền
trẻ em, các giá trị sống, kĩ năng sống. HS biết cách
phân tích tình huống, lựa chọn và thực hiện các kĩ
năng phù hợp với giá trị sống.
- Hoạt động tăng cường, củng cố được thực hiện
thông qua đóng vai hoặc qua các bài tập lựa chọn
các hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và giải
thích lí do hay việc nhận xét, đánh giá hành vi đối
chiếu với chuẩn mực đạo đức. Kết quả của hoạt
động này là các kiến thức và kĩ năng của HS được
củng cố một cách vững chắc.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động này giúp HS biết suy nghĩ, lựa chọn hành
vi, thái độ phù hợp với các chuẩn mực đạo đức trong
những hoàn cảnh cụ thể đối với từng cá nhân. Hoạt
động thực hành chiếm phần lớn thời gian và giữ vị trí
quan trọng trong hoạt động giáo dục đạo đức. Hoạt
động này có thể tổ chức theo cá nhân, nhóm hoặc cả
lớp. Trong đó HĐ theo nhóm được GV ưu tiên tổ chức
vì hoạt động nhóm là môi trường giáo dục thuận lợi để
phát triển kĩ năng xã hội, là cơ hội để học sinh tương
tác, chia sẻ, kiểm tra, hướng dẫn lẫn nhau.
Kết quả của hoạt động này là HS được rèn luyện
các kĩ năng, sử dụng những hiểu biết về chuẩn mực, giá
trị đạo đức, xã hội ngay tại lớp, tự đánh giá kết quả và
nhận được sự phản hồi, đánh giá, hướng dẫn, hỗ trợ
của GV và bạn bè trong lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động này tạo cơ hội cho HS vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào
tình huống cụ thể ở lớp, ở trường, gia
đình và trong cộng đồng, có sự hướng
dẫn, hỗ trợ, giám sát của cha mẹ học
sinh, bạn bè và các tổ chức xã hội. Trên
cơ sở thực hiện các hoạt động ứng dụng,
HS không chỉ hiểu được giá trị của việc
làm, trải nghiệm những xúc cảm tích cực
khi tương tác với những người khác, mà
điều quan trọng nhất là được rèn luyện kĩ
năng, biết cách thực hiện phù hợp từng
hoàn cảnh.