Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giá trị dinh dưỡng của 5 loại gạo quen thuộc potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.46 KB, 3 trang )

Giá trị dinh dưỡng của 5 loại gạo quen thuộc

Gạo có nhiều loại, mỗi loại có giá trị dinh dưỡng riêng và tác dụng chữa bệnh mà
chúng ta không ngờ đến.


Mỗi loại có giá trị dinh dưỡng riêng và tác dụng chữa bệnh mà chúng ta không
ngờ đến. Ảnh minh họa
1. Gạo đen – Tốt cho thận nhất
Gạo đen rất giàu dinh dưỡng, bao gồm protein, chất béo, vitamin nhóm B, canxi,
phốt pho, sắt, kẽm… Gạo đen có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo tẻ thường. Nó có
thể nâng cao đáng kể hàm lượng hemoglonom và hồng cầu trong máu, giúp bảo vệ
hệ thống tim mạch, có lợi cho sự phát triển của xương và trí não trẻ nhỏ, đồng thời
có thể thúc đẩy phục hồi sức khỏe cho sản phụ, người mới ốm dậy, cho nên nó là
thực phẩm bổ dưỡng rất lý tưởng.
Gạo đen có tác dụng dưỡng âm bổ thận, ích khí cường thân, kiện tỳ khai vị, dưỡng
sức, là thực phẩm chống lão hóa da. Do gạo đen không dễ nấu, vì vậy, bạn nên
ngâm qua đêm rồi mới nấu. Trẻ nhỏ chức năng tiêu hóa kém và người già yếu
không nên ăn.
2. Gạo kê – Tốt cho dạ dày nhất
Gạo kê giàu các thành phần dinh dưỡng như protein, chất béo, carbonhydrate,
vitamin B2, niacin, canxi, phốt pho, sắt… Do gạo kê dễ bị hấ
p thu vào cơ thể, nên
được các chuyên gia dinh dưỡng gọi là “gạo chăm sóc sức khỏe”.
Gạo kê có tác dụng kiện tỳ hòa trung, ích thận khí, thanh nhiệt, lợi tiểu, là thực
phẩm giàu dinh dưỡng phục hồi sức khỏe điều trị các bệnh tỳ vị hư, thể chất yếu,
thiếu máu sau sinh, chán ăn. Những người thể chất yếu, thận yếu không nên ăn
nhiều gạo kê vì nó nó có thể khiến th
ận hoạt động vất vả hơn.
3. Gạo nếp – Thải độc tốt nhất
Trong gạo nếp có nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, carbonhydrate,


canxi, phốt pho, sắt, vitamin B2, một lượng lớn tinh bột… Đây là loại gạo dẻo và
có giá trị dinh dưỡng cao. Người ta thường dùng để nấu xôi, nấu chè, làm bánh…
Gạo nếp có vị ngọt, mùi thơm, nhiều nhựa và có tính âm. Có tác dụng làm khỏe tì,
mạnh phổi, ch
ữa chứng đi phân lỏng, tiểu tiện khó, chứng đổ mồ hôi trộm và giải
được một vài độc tính.
Gạo nếp còn giúp ấm bụng, có tác dụng tốt với những người bị viêm loét dạ dày.
Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều gạo nếp vì nó sẽ khiến nóng trong người, nhất
là những người đang bị mụn nhọt, vết thương sưng tấy.
4. Gạo tẻ - Bổ dưỡng nhất
Gạo tẻ có chứa các thành phần cần thiết cho cơ thể như tinh bột gạo, protein, chất
béo, vitamin B1, niacin, vitamin C, canxi, sắt… do đó nó có thể cung cấp dinh
dưỡng, calo cần thiết cho cơ thể.
Gạo tẻ phổ biến nhất khi được dùng để nấu cơm ăn hàng ngày. Gạo có vị ngọt, tính
mát, giúp điều hòa tì vị, lợi tiểu, trị được chứng đi phân lỏng hoặc tả lỵ. Đặc bi
ệt,
khi dùng gạo nấu cháo trắng sẽ giúp giải cảm và giải tỏa cơn khát, tránh mất nước.
5. Gạo lứt – Tốt cho tiêu hóa nhất
Gạo lứt rất bổ nhờ lớp vỏ cám bên ngoài. Trong lớp cám đó có chứa một chất dẫn
đặc biệt giúp điều hòa huyết áp, làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa các
bệnh về tim mạch.
Ăn cơm gạo lứt giúp điều hòa ngũ tạng, thông phế quản, bổ tì vị, cung cấp can xi
giúp xương cứng cáp, cầm được chứng tả lỵ, giúp trí thần minh mẫn. Ngoài nấu
cơm, gạo lứt còn dùng để làm cốm, nấu cháo với đậu đỏ…

×