nghiªn cøu - trao ®æi
30
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
Ths. NguyÔn Th¸i Mai *
1. Vai trò của trung tâm hỗ trợ kết
hôn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của phụ nữ Việt Nam khi kết
hôn với người nước ngoài
Từ những năm 1990 trở lại đây, số
lượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người
nước ngoài ngày càng tăng. Đặc biệt, hiện
tượng này đã trở nên khá phổ biến tại một
số tỉnh miền Tây Nam bộ như: Long An,
Đồng Tháp, Bến Tre Kết hôn với người
nước ngoài là quyền của mỗi người luôn
được pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo
vệ. Tuy nhiên, kết hôn với người nước
ngoài là lĩnh vực tương đối phức tạp vì
tính chất và phạm vi của các quan hệ này
liên quan tới nhiều hệ thống pháp luật, tới
các phong tục, tập quán khác nhau của
nhiều quốc gia trên thế giới. Thực tế kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài trong thời gian qua cho thấy
xuất phát từ việc không hiểu và không hiểu
đúng các quy định của pháp luật, phong
tục, tập quán của nước ngoài, không ít chị
em đã gặp phải rất nhiều khó khăn và rủi
ro khi kết hôn và chung sống với người
nước ngoài. Hơn nữa, lợi dụng việc cho
phép kết hôn với người nước ngoài của
Nhà nước ta, nhiều chị em đã trở thành đối
tượng của các hành vi vi phạm pháp luật như
buôn bán phụ nữ, xâm phạm tình dục
Góp phần bảo vệ danh dự, nhân phẩm
và các quyền lợi hợp pháp của người phụ
nữ, ngăn chặn các hành vi kết hôn không
lành mạnh, đảm bảo trật tự an ninh xã hội,
kết hợp với việc phát huy vai trò, năng lực
của các tổ chức đoàn thể tại địa phương,
trung tâm hỗ trợ kết hôn đã được thành lập
tại các địa phương theo quy định của Nghị
định số 68/CP ngày 10/07/2002 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
(sau đây gọi là Nghị định 68/CP).
Những vấn đề pháp lý về thành lập,
giải thể trung tâm hỗ trợ kết hôn cũng như
các quy định khác liên quan đến hoạt động
của trung tâm hỗ trợ kết hôn (sau đây gọi
là trung tâm) được quy định cụ thể từ Điều
21 đến Điều 27 của Nghị định. Nghiên cứu
các quy định của Nghị định cho thấy sự ra
đời và hoạt động của các trung tâm hỗ trợ
kết hôn thực sự có vai trò và ý nghĩa quan
* Giảng viên Khoa luật quốc tế
Tr
ư
ờng
Đ
ại học Luật H
à N
ội
nghiªn cøu - trao ®æi
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
31
trọng trong việc giúp đỡ chị em thực hiện
quyền kết hôn của mình cũng như trong
việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chị em
khi kết hôn với người nước ngoài. Vai trò
đó được thể hiện ở một số điểm sau đây:
a) Trung tâm hỗ trợ kết hôn là tổ chức
có quan hệ chặt chẽ với chị em tại tất cả
các địa phương trong cả nước
Được hình thành tại các hội liên hiệp
phụ nữ tỉnh, thành phố và tại Hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam theo Nghị định 68/CP,
trung tâm hỗ trợ kết hôn là tổ chức mang
tính chất đoàn thể có sự liên hệ chặt chẽ
với chị em tại địa phương - nơi các chị em
sinh sống và làm việc. Điều này không
những góp phần nâng cao vai trò của các
cơ quan đoàn thể trong các hoạt động xã
hội mà còn tạo điều kiện thuận lợi để chị
em dễ dàng liên hệ, chia sẻ tâm tư nguyện
vọng của mình với trung tâm, qua đó để
trung tâm có được giúp đỡ phù hợp với
hoàn cảnh và nguyện vọng của từng chị
em. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho chị
em, trung tâm phải có trách nhiệm và nghĩa
vụ giữ bí mật tuyệt đối các thông tin, tư
liệu về đời tư và những bí mật khác liên
quan đến cuộc sống của chị em. Đây chính
là một trong các quyền dân sự quan trọng
của chị em luôn được trung tâm bảo đảm.
b) Bảo vệ quyền lợi cho chị em và giúp
đỡ chị em thực hiện quyền kết hôn của
mình là mục đích hoạt động duy nhất của
trung tâm hỗ trợ kết hôn
Mang tính chất thương mại, chạy theo
lợi nhuận là mục đích hoạt động của hầu
hết các loại hình tư vấn về hôn nhân và gia
đình trước đây (trừ trường hợp tư vấn qua
các phương tiện thông tin đại chúng như
báo, đài ) từ mục đích này đã dẫn đến hậu
quả trong nhiều trường hợp kết hôn giữa
chị em với người nước ngoài, uy tín, danh
dự của chị em không được tôn trọng, các
phong tục tập quán tốt đẹp bị xâm phạm,
các quy định của Luật hôn nhân và gia
đình không được tuân thủ ví dụ như việc
“chọn vợ” của các công dân Đài Loan tại
thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian
vừa qua.
Khác với các loại hình trên, trung tâm
hỗ trợ kết hôn được hình thành và hoạt
động theo một mục đích duy nhất là “nhân
đạo, phi lợi nhuận.” Điều này có nghĩa là sự
tồn tại và hoạt động của các trung tâm hỗ
trợ kết hôn là nhằm giúp đỡ các chị em thực
hiện quyền kết hôn của họ, giữ gìn danh dự,
uy tín, nhân phẩm cho chị em và đảm bảo
đảm thực hiện đúng các quy định của pháp
luật khi kết hôn với người nước ngoài.
Với mục đích này, pháp luật nghiêm
cấm trung tâm tham gia vào các hoạt động
kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn hoặc
lợi dụng việc hỗ trợ kết hôn để mua bán
phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ
hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Để thực hiện tốt mục đích trên, theo
quy định của Nghị định 68/CP, người đứng
đầu các trung tâm phải là những người có
đầy đủ các tiêu chuẩn về đạo đức, có tâm
huyết hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện,
không có tiền án. Quy định này rất cần
thiết để tạo điều kiện cho trung tâm luôn
hoạt động đúng mục đích của mình.
nghiªn cøu - trao ®æi
32
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
c) Trung tâm hỗ trợ kết hôn thông qua
các hoạt động của mình giúp cho chị em
luôn chủ động khi kết hôn với nước ngoài
Nguyện vọng kết hôn với người nước
ngoài là nguyện vọng chính đáng của chị
em được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên,
khi thực hiện nguyện vọng này, chị em gặp
phải không ít những khó khăn do sự khác
biệt về quốc tịch, về nơi cư trú, về ngôn
ngữ, về phong tục tập quán Tất cả những
khó khăn này dẫn dến sự thiếu chủ động
của chị em khi kết hôn với người nước
ngoài. Trên thực tế, trong rất nhiều trường
hợp chị em kết hôn với người nước ngoài
là hoàn toàn trông chờ vào sự may rủi của
số phận. Khắc phục tình trạng này, các
trung tâm hỗ trợ kết hôn thông qua các
hoạt động của mình, như: Giới thiệu người
nước ngoài với chị em, giúp đỡ chị em và
người nước ngoài tìm hiểu các vấn đề về
hoàn cảnh cá nhân, gia đình, xã hội của các
bên, phong tục tập quán, sở thích, lối
sống từ đó tạo ra sự chủ động cho chị em
khi lựa chọn, khi quyết định kết hôn đây
là một yếu tố rất quan trọng góp phần
mang lại cuộc sống hạnh phúc thực sự cho
chị em.
d) Trung tâm hỗ trợ kết hôn giúp đỡ chị
em giảm bớt các khó khăn vướng mắc về mặt
thủ tục khi kết hôn với người nước ngoài
Để cho cuộc kết hôn có giá trị pháp lý
khi kết hôn với người nước ngoài, chị em
phải tiến hành rất nhiều các thủ tục pháp lý
bắt buộc theo pháp luật nước ngoài và theo
pháp luật Việt Nam. Do sự hạn chế về kiến
thức pháp luật, các thủ tục này đã chở
thành gánh nặng đối với một số chị em.
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp chị
em phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để
nhờ các “cò” làm giúp các thủ tục cho
mình. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi
hợp pháp của họ. Để giảm bớt các khó
khăn về thủ tục cho chị em, một trong các
chức năng chính của trung tâm được pháp
luật quy định là: “Giúp đỡ các bên hoàn tất
hồ sơ đăng ký kết hôn”. Đây là vấn đề mà
cả chị em và người nước ngoài thực sự cần
sự giúp đỡ của trung tâm để cho cuộc kết
hôn của họ được tiến hành một cách nhanh
chóng và hợp pháp.
e) Hoạt động của trung tâm hộ trợ kết
hôn luôn chịu sự giám sát của các cơ quan
chức năng nhằm ngăn chặn mọi sự lạm
dụng trong quá trình hoạt động
Theo quy định của Nghị định 68/CP,
trung tâm hỗ trợ kết hôn là tổ chức có tư
cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản
riêng, trung tâm được nhân danh mình
trước pháp luật đối các hoạt động của trung
tâm. Để bảo đảm sự tuân thủ tuyệt đối các
quy định của pháp luật các trung tâm phải
thường xuyên báo cáo định kỳ 6 tháng và
hàng năm các hoạt động của mình với sở
tư pháp nơi đăng ký hoạt động và với tổ
chức chủ quản. Bên cạnh đó hoạt động của
trung tâm còn thường xuyên chịu sự giám
sát của Bộ tư pháp, sở tư pháp và các cơ
quan có thẩm quyền khác. Điều này giúp
cho các cơ quan chức năng kịp thời phát
hiện và ngăn chặn các hành vi tiêu cực làm
ảnh hưởng đến quyền lợi của chị em, đến
trật tự an ninh xã hội. Trong trường hợp có
nghiªn cøu - trao ®æi
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
33
những hành vi phạm pháp luật, các cán bộ
làm việc tại trung tâm sẽ bị xử lý theo các
quy định của pháp luật tương ứng với mức
độ của hành vi vi phạm, bản thân trung tâm
sẽ bị các cơ quan có thẩm quyền tước
quyền sử dụng không thời hạn giấy đăng
ký hoạt động.
Trong trường hợp bị chấm dứt hoạt
động, trước ngày chấm dứt hoạt động, trung
tâm phải có trách nhiệm thanh toán xong mọi
khoản nợ (nếu có) với tổ chức và cá nhân và
giải quyết xong mọi vấn đề có liên quan đến
việc chấm dứt hoạt động. Như vậy, trong mọi
trường hợp trung tâm đều phải đảm bảo
quyền và lợi ích cho chị em.
Ngoài các nghĩa vụ trên, trung tâm được
quyền chủ động hoàn toàn trong quá trình
hoạt động của mình. Ví dụ: Trung tâm được
nhận thù lao để trang trải chi phí hoạt động
theo mức do tổ chức chủ quản quy định; bảo
đảm nguyên tắc phi lợi nhuận; được tính toán
tiền tàu xe đi lại, tiền lưu trú và các chi phí
thực tế hợp lý khác theo thuận với đương sự;
được đề nghị gia hạn hoạt động, thay đổi nội
dung giấy đăng ký hoạt động Những quy
định này giúp cho trung tâm luôn hoạt động
đúng trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép,
vừa có điều kiện thực hiện tốt các các chức
năng và quyền hạn của mình.
2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của
trung tâm hỗ trợ kết hôn
Với tất cả các quyền hạn và chức năng
được pháp luật quy định, trung tâm hỗ trợ kết
hôn thực sự là tổ chức có vai trò quan trọng
đối với chị em khi chị em có nguyện vọng kết
hôn với người nước ngoài. Tuy nhiên, để thực
sự trở thành một tổ chức tin cậy trong việc
giúp đỡ chị em cũng như bảo vệ tối đa các
quyền và lợi ích hợp pháp cho chị em, trung
tâm hỗ trợ kết hôn cần phải nâng cao hiệu quả
hoạt động thông qua việc thực hiện một số
yêu cầu sau:
a) Trang bị kiến thức pháp luật cho cán
bộ trung tâm
Vấn đề kết hôn với người nước ngoài là
vấn đề tương đối phức tạp bởi việc xác lập và
thực hiện quan hệ này liên quan đến nhiều hệ
thống pháp luật, đến truyền thống và phong
tục tập quán khác nhau của nhiều quốc gia
trên thế giới. Do vậy, cán bộ phụ trách và cán
bộ làm việc tại các trung tâm hỗ trợ kết hôn
không chỉ là người có tâm huyết, có đạo
đức mà còn phải là người có kiến thức pháp
luật, đặc biệt là kiến thức về luật hôn nhân gia
đình và tư pháp quốc tế. Sự hiểu biết về pháp
luật không chỉ giúp cho các cán bộ trung tâm
có thể ngăn chặn tố giác các hành vi vi phạm
phạm pháp luật một cách chính xác, kịp thời
mà còn giúp đỡ chị em biết được các quyền
và nghĩa vụ của mình khi kết hôn và sau khi
kết hôn với người nước ngoài. Đây là một
trong những vấn đề liên quan trực tiếp đến
quyền lợi của chị em và luôn đựơc chị em
quan tâm khi kết hôn với người nước ngoài.
b) Mở rộng phạm vi hoạt động của các
trung tâm hộ trợ kết hôn
Theo quy định của Nghị định 68/CP,
các trung tâm hỗ trợ kết hôn được thành
nghiªn cøu - trao ®æi
34
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
lập tại các hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành
phố và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế số lượng chị em kết
hôn với người nước ngoài lại không phải là
chị em sinh sống tại tại các thành phố, các
thị xã mà chủ yếu là số chị em sống ở các
vùng nông thôn hoặc ở các xã, huyện gần
biên giới. Đây là những nơi cách rất xa
thành phố, thị xã nơi đặt các trung tâm hỗ
trợ kết hôn. Vì vậy, để cho các hoạt động
hỗ trợ kết hôn thực sự khả thi và hiệu quả
thiết nghĩ các trung tâm hỗ trợ kết hôn cần
được thành lập tại các hội liên hiệp phụ
nữ của xã, huyện hoặc phải có các chi
nhánh đặt tại các đơn vị hành chính này.
Có như vậy các trung tâm hỗ trợ kết hôn
mới thực sự là “người bạn” thân cận, gần
gũi của chị em.
c) Quy định rõ về trách nhiệm của
trung tâm hỗ trợ kết hôn trong quá trình
hoạt động
Theo quy định tại Điều 27 của Nghị
định 68/CP, một trong những các trường
hợp chấm dứt hoạt động của các trung tâm
hỗ trợ kết hôn là trung tâm “bị tước quyền
sử dụng không thời hạn giấy đăng ký hoạt
động theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền”. Tuy nhiên, trong
những trường hợp nào thì các trung tâm sẽ
bị “tước quyền sử dụng không thời hạn
giấy đăng ký hoạt động” lại không được
quy định cụ thể trong Nghị định. Đây là
yêu cầu rất cần thiết không chỉ liên quan
đến việc xác định địa vị pháp lý của trung
tâm mà còn liên quan trực tiếp đến quyền
lợi của chị em. Vì vậy, thiết nghĩ cần phải
có sự hướng dẫn cụ thể của các cơ quan
có thẩm quyền về vấn đề này để thuận lợi
cho việc áp dụng. Ngoài ra, pháp luật
cũng cần phải quy định rõ về trách nhiệm
vật chất của các trung tâm hỗ trợ kết hôn
trong trường hợp do lỗi của trung tâm mà
gây ra những thiệt hại về vật chất và tinh
thần cho chị em, ví dụ: Đưa thông tin
thiếu, thông tin không chính xác; chậm trễ
trong việc giúp đỡ chị em hoàn tất thủ tục
đăng ký kết hôn Chính sự minh bạch
của các quy định trên sẽ nâng cao hơn nữa
trách nhiệm của trung tâm trong quá trình
hoạt động.
Quyền kết hôn là một trong những
quyền thiêng liêng của con người và có ý
nghĩa quan trọng tới sự tồn tại và phát
triển của mỗi xã hội. Việc hình thành các
trung tâm hỗ trợ kết hôn tại Việt Nam để
giúp đỡ chị em thực hiện quyền kết hôn
của mình là việc làm có ý nghĩa nhân đạo
và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tuy nhiên, đây
là mô hình với tính chất hoạt động rất mới
ở Việt Nam. Trên thực tế mô hình này
mới chỉ được hình thành ở một số địa
phương nhất định như Phú Yên, Hà Tây
Xuất phát từ vai trò của trung tâm hỗ trợ
kết hôn, trong tương lai các trung tâm này
cần được nhân rộng trên khắp các địa
phương trong cả nước thông qua việc
tuyên truyền phổ biến về chức năng nhiệm
vụ của trung tâm cũng như thông qua việc
tạo dựng lòng tin của chị em nói riêng và
của xã hội nói chung đối với hoạt động
của trung tâm./.