Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Vai trò của nữ trí thức trong công tác xã hội và hoạt động phục vụ cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 14 trang )

Vai trị của nữ trí thức trong cơng tác xã hội
và hoạt động phục vụ cộng đồng
Đỗ Thị Thanh Thủy
*

Tóm tắt: Sử dụng dữ liệu của nghiên cứu “Khảo sát về năng lực chuyên môn
và quản lý của phụ nữ 56-60 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh” do Trung tâm
nghiên cứu Giới và Xã hội trường Đại học Hoa Sen thực hiện, bài viết phân
tích vai trị của nữ trí thức trong cơng tác xã hội và hoạt động phục vụ cộng
đồng. Ket quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc các nữ trí thức đến với nghề cơng
tác xã hội và hoạt động phục vụ cộng đồng là sự tình cờ và do khả năng ngoại
ngữ, nhưng việc gắn kết lâu dài với nghề là do sự dam mê, sự mong muốn
giúp đỡ người khác, và mong muốn sự thay đổi tích cực của xă hội. Đồng thời,
tố chất nữ và tính chất đặc thù hướng tới phụ nữ của các dự án phát triển tạo
nên lợi thế của các nữ trí thức trong cơng việc này. Nghiên cứu cũng cho thấy
mặc dù gặp phải các rào cản nhưng các nữ trí thức lớn tuổi tích lũy được nhiều
kinh nghiệm và mối quan hệ và đây là lợi thế giúp các nữ trí thức làm phát
triến cộng đồng hiệu quả hơn khi cịn trẻ.

Từ khóa: Phụ nữ; Nữ trí thức; Công tác xã hội; Phát triển cộng đồng; Thành phố
Hồ Chí Minh.

Ngày nhận bài: 2/1/2022; ngày chình sửa: 20/5/2022; ngày duyệt đãng:
10/6/2022.

1. Giri thiệu
Trong xã hội, phụ nữ nói chung và nữ trí thức (NTT) nói riêng là một thành
phần nhân lực đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của một xã hội. Tại
Việt Nam hiện nay, số lượng phụ nữ có trình độ từ đại học trở lên đã tăng lên
đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2019, tổng dân số
nừ 55- 59 tuổi tồn Thành phố Hồ Chí Minh là 232.264 người chiếm 53,72%,


trong dỏ có 15,8% có trình độ đại học trở lên, tương đương 36.694 người (Tổng
* Giảng viên Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hoa Sen, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghiên
cứu sinh, Trường Simon Fraser University, British Columbia, Canada.


80

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 79-92

cục Thống kê, 2019). Lực lượng lao động này đã góp phần đáng kể vào sự phát
triển xã hội. Sự đóng góp của NTT được thể hiện trên rất nhiều lĩnh vực khác

nhau như y tế, giáo dục, kinh tế... Trong đó sự đóng góp của các NTT trong lĩnh
vực công tác xã hội và hoạt động phục vụ cộng đồng (CTXH&HĐPVCĐ) là
không nhỏ, thể hiện qua CTXH&HĐPVCĐ chuyên nghiệp, toàn thời gian hoặc
các hoạt động thiện nguyện. Kể từ đầu những năm 1990s, CTXH&HĐPVCĐ ở
Việt Nam bắt đầu phát triển với sự có mặt của các tổ chức phi lợi nhuận (NPO),

phi chính phủ (NGO) quốc tế như Care có mặt tại Việt Nam năm 1989, Save The
Children năm 1990s, Enda năm 1993... Điều này đã thúc đẩy CTXH&HĐPVCĐ
phát triển mạnh mẽ trong thời gian này. Sự cống hiến và đóng góp của các NTT
thơng qua các dự án phát triển (DAPT) và phát triển cộng đồng (PTCĐ) của các
tổ chức nơi các NTT làm việc đã được ghi nhận và đã góp phần tạo nên sự thay
đổi ở nhiều cộng đồng yếu thế khắp nơi trên cả nước. Đến nay, sau hơn 30 năm
hoạt động trong lĩnh vực CTXH&HĐPVCĐ, nhiều NTT đã nghỉ hưu hoàn toàn
hoặc đã nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục làm chuyên gia tư vấn cho các dự án của
các tổ chức NGO hoặc đi dạy thỉnh giảng cho các trường đại học.

Các nghiên cứu quốc tế cho thấy vai trò lãnh đạo của các NTT trong
CTXH&HĐPVCĐ thể hiện qua sự mong muốn mạnh mẽ phục vụ cộng đồng;

có động lực mạnh mẽ làm cái gì đó cho cộng đồng; quan tâm, và có khả năng
trở thành nhà lãnh đạo cộng đồng; mong muốn tham gia vào các hoạt động thiện
nguyện; có các liên kết hồ trợ trong hoạt động cộng đồng (Bridger, 1987; Kasi,

2013; Mickelwait và cộng sự, 1976; OECD, 2008; Quadrio-Curzio và cộng sự,
2020; Taplin, 1989). Như vậy vai trò lãnh đạo trong CTXH&HĐPVCĐ không
chỉ đơn thuần là sự lãnh đạo mà bao gồm rất nhiều các yếu tố liên quan đến sự
tâm huyết, quan tâm, và động lực phục vụ các đối tượng yếu thế (Kasi, 2013).
Hầu hết các nhà nữ lãnh đạo CTXH&HĐPVCĐ thường tự nhận mình là có
thái độ mở, hồ trợ, và không lạm dụng quyền lực trong quản lý đồng thời họ
cũng luôn nhạy cảm và hiểu rõ nhu cầu của nhân viên (Kasi, 2013; Gittel và

cộng sự, 2000).
Tuy nhiên, sự đóng góp của phụ nữ nói chung hay phụ nữ đóng vai trị lãnh
đạo nói riêng trong hoạt động cộng đồng thường bị cản trở do họ thiếu nguồn
lực như kinh tế, văn hóa và bị chi phối bởi ý thức hệ, định kiến giới đối với phụ

nữ nông thôn (Al-Ghanim & Badahdah, 2016; Garcia-Retamero & López-Zafra,
2006). Những vấn đề này đã cản trở sự tham gia của phụ nữ nơi công cộng, mặc
dù phụ nữ nông thôn luôn được đánh giá là đa năng, nhiều nguồn lực và sở hữu
những kỳ năng và thái độ đặc biệt có thế phát triển và sử dụng trong nền kinh tế
chính thống (Sikic-Micanovic, 2009).


Đỗ Thị Thanh Thủy

81

2. Phương pháp nghiên cứu
Mầu nghiên cứu


Bài viết này nhằm làm rõ hơn nữa vai trò của NTT cũng như năng lực

chuyên môn và quản lý của họ trong một lĩnh vực cụ thể đó là
CTXH&HĐPVCĐ và tập trung chủ yếu vào khai thác những động lực, lợi
thể, và thách thức của NTT 56-60 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM)
tron ị CTXH&HĐPVCĐ.
Nghiên cứu này là một phần kết quả của “Khảo sát về năng lực chuyên
môn và quản lý của NTT 56-60 tuổi tại TPHCM” do Trung tâm nghiên cứu Giới

và Xã hội trường Đại học Hoa Sen thực hiện thông qua khảo sát 400 NTT trong
độ ti ổi 56-60 có trình độ đại học trở lên đã và đang làm việc trong các lĩnh vực

như choa học tự nhiên, kỳ thuật, công nghệ; khoa học xã hội và nhân văn, nghệ
thuật, kinh tế, hành chính - chính trị, y tế, CTXH&HĐPVCĐ tại TPHCM. Cách
chọn mẫu theo phương pháp tiện lợi. Nội dung khảo sát chủ yếu thu thập thông
tin vẻ thực trạng công việc trước khi nghỉ hưu và tại thời điểm phỏng vấn, năng
lực, í ức khoẻ, tâm lý, và vai trị của các NTT trong xã hội.

Nghiên cứu phỏng vấn sâu 45 khách thể với các nhóm như sau: (i) 20 NTT
56-60 tuổi thuộc các ngành nghề khác nhau trong đó có 5 khách thể đã và đang
làm xiệc trong lĩnh vực CTXH&HĐPVCĐ; (ii) 5 NTT có độ tuổi gần nghỉ hưu
(53-55 tuổi); (iii) 14 nam và nữ quản lý /lập chính sách/ chuyên gia nhằm tìm
hiểu về nhận định và quan điểm của họ về việc sử dụng và năng lực chuyên môn
và quỉn lý của NTT 56-60 tuổi; (iv) 6 nam và nữ 25-45 tuổi nhằm tìm hiểu quan
điểm và nhận định của họ về năng lực chuyên môn của NTT 56-60 tuổi và các
mối quan hệ làm việc giữa các thế hệ trẻ và lớn tuổi. Lựa chọn phỏng vấn ở các
cơ qu in đang sử dụng NTT 56-60 tuổi.

Các khái niệm nghiên cứu


rheo lý thuyết về động lực phục vụ cộng đồng (ĐLPVCĐ) thì ĐLPVCĐ
được hiếu là nghĩa vụ, niềm dam mê, và sự sằn lòng giúp đỡ của những người

làm c TXH&HĐPVCĐ (Perry và Wise, 1990) và động cơ phục vụ xã hội của họ
(Perry và cộng sự 2010). Bên cạnh đó, ĐLPVCĐ bao gồm động lực bên ngoài
và động lực nội tại để đạt được mục tiêu phục vụ cộng đồng (Gagné và Deci,
2005; Grant, 2008). Tuy nhiên, ĐLPVCĐ không phải là động lực làm việc
(Bozeman và Su, 2014). Theo Perry và Wise (1990), ĐLPVCĐ của nhân viên
CTXH&HĐPVCĐ phụ thuộc vào thái độ của nhân viên đó đối với động cơ và
hoạt đong cộng đồng của các cơ quan nơi họ làm việc.


82

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 79-92

Hành vi làm việc của nhân viên CTXH&HĐPVCĐ phụ thuộc vào mức độ
động lực bên ngoài tác động lên họ. Neu động lực bên ngoài tác động lên nhân
viên CTXH&HĐPVCĐ ở mức thấp nhất, thì hành vi làm việc của họ sẽ là chỉ
để tránh cảm giác tội lồi và xấu hổ hoặc để nâng cao giá trị bản thân (Gagné và
Deci, 2005). Nếu họ có động lực bên ngoài hoặc động lực tự chủ ở mức cao nhất,
họ sẽ đan xen các giá trị và chuẩn mực phục vụ cộng đồng vào hành vi làm việc
của mình. [Neu] hành vi làm việc của nhân viên CTXH&HĐPVCĐ chỉ nhằm
tránh bị trừng phạt hoặc vì lợi ích của chính họ thì có nghĩa là họ thiếu hoặc

khơng có ĐLPVCĐ (Breagh và cộng sự, 2018).
ĐLPVCĐ là sự kết hợp giữa sự thu hút của hoạt động cộng đồng, cam
kết của các giá trị của hoạt động phục vụ cộng đồng, lòng nhân ái, và sự hy
sinh của bản thân (Perry, 1997, 2000; Kim và cộng sự, 2013; Ritz, 2011;

Wright, 2008). Theo Perry và Wise (1990), ĐLPVCĐ đòi hỏi sự đồng cảm của
người làm CTXH&HĐPVCĐ đối với người khác. Ngoài ra, ĐLPVCĐ nội tại
chỉ xuất hiện khi người làm CTXH&HĐPVCĐ tham gia và thích làm nhiệm

vụ của họ (Breagh, Ritz và Alfes, 2018). Tuy nhiên, ĐLPVCĐ cũng bị ảnh
hưởng bởi bối cảnh lịch sử - xã hội, sở thích và đạo đức của nhân viên (Perry
2000; Perry và Vandenabeele 2008; Vandenabeele, 2011) và các giá trị, văn
hóa và chuẩn mực của thể chế (Anderfuhren-Biget và cộng sự, 2013; Perry và

Vandenabeele, 2008).
Bài viết không nhằm chứng minh lý thuyết về ĐLPVCĐ thông qua
nghiên cứu trường họp mà chỉ sử dụng lý thuyết về ĐLPVCĐ để tìm hiểu

ĐLPVCĐ của các NTT 56-60 tuổi đã hoặc đang làm CTXH&HĐPVCĐ tại
TPHCM. Việc sử dụng lý thuyết về ĐLPVCĐ giúp nhận diện được những
thách thức và lợi thế mà các NTT đã trài qua trong quá trình tham gia
CTXH&HĐPVCĐ, những yếu tố tác động đến ĐLPVCĐ của họ như các giá
trị văn hoá và chuẩn mực thể chế, bối cảnh lịch sử, và các tác động bên trong
và bên ngồi khác. Việc phân tích trên sẽ làm rõ vai trò của các NTT 56-60
tuổi trong CTXH&HĐPVCĐ tại TPHCM.

3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Quá trình và động lực của NTT trên 55 tuổi đến với CTXH&HĐPVCĐ
tại TPHCM
Trong những năm 1990s, khi Việt Nam trong giai đoạn đầu mở cửa, nhiều
DAPT của các tổ chức đa phương và song phương quốc tế vào Việt Nam. Sự gia
nhập này của các tổ chức phát triển quốc tế cũng đồng nghĩa với sự gia tăng nhu


Đỗ Thị Thanh Thủy


83

Cầu về nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Anh. Theo các
NTr' được phỏng vấn, thời gian này, số lượng nhân lực có trình độ ngoại ngữ
đáp ứng u cầu của các tổ chức quốc tế rất hạn chế. Mặc dù khơng có số liệu
thốn g kê cho vấn đề này nhưng có thể nhận thấy rõ điều này khi chúng ta nhìn
vào thực tế bối cảnh của Việt Nam trong giai đoạn này. Thực tế này đã tạo điều
kiện cho các NTT trên 55 tuổi tham gia vào CTXH&HĐPVCĐ chuyên nghiệp
cho :ác tổ chức quốc tế. Đồng thời, điều này cũng cho thấy quá trình đến với
CT> H&HĐPVCĐ của NTT trong giai đoạn này đa phần bắt đầu từ việc biết
ngoại ngữ. Lúc đầu, các NTT có thể chỉ tình cờ tham gia với vai trò phiên dịch
cho các dự án. Một NTT chia sẻ:
“Thì đâu tiên là chị có ngoại ngữ tức là hồi đó ngoại ngữ là từ thời trước 1975,
sau đó rồi đến thời gian mở cửa, năm 1988, 1989 là nhà nước đổi mới mở cửa,

thì các cơng ty nước ngồi qua Việt Nam rất là nhiều thế là vì đã biết sẵn ngoại
ngữ cho nên chị đi làm phiên dịch, thì là cứ ai cần kêu một ngày chị cũng đi. Thì
đa số họ làm về kinh doanh xuất nhập khấu, xong rồi tình cờ một hôm chị dịch
cho một cái bà làm ngành công tác xã hội, tức là không hề hay biết đâu, thế là
khi làm xong rồi thì bả lại hướng dân cho mình làm ln, nhận vào làm việc ln
tại cơ quan đẩy... ” ( PVS, Nữ giảng viên thỉnh giảng đại học và dịch giả tự do).

Bên cạnh ngoại ngừ là cơ hội giúp các NTT dấn thân vào CTXH&HĐPVCĐ

của các tơ chức NGO những năm 1990s, thì việc tham gia vào ngành
CTXH&HĐPVCĐ của các NTT phần nhiều là sự tình cờ có cơ hội tham gia vào
một vài hoạt động cộng đồng với các tổ chức và sự dam mê giúp đờ người khác
trong các NTT có điều kiện được phát huy. Có thể nói rằng cơ hội tiếp xúc với


CTXH&HĐPVCĐ là cơ hội quan trọng thứ hai hướng các NTT trong giai đoạn
1990s tham gia vào CTXH&HĐPVCĐ chuyên nghiệp và lâu dài sau này. Nhiều
NTT dược phỏng vấn cho biết, việc tham gia vào CTXH&HĐPVCĐ của các NTT
rất tin 1 cờ. Ban đầu chỉ là sự tham gia vào một số hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ
giúp đ ỡ những người nghèo hoặc những đối tượng thụ hường trong các dự án:
“Chị đền với hoạt động cộng đông rất tình cờ, trước kia chị học nơng nghiệp, chị
lọc chăn nuôi thúy, chị làm trong ngành được 3 năm, xong đến năm 1991, 1992
hì trong lúc cơ quan đang sát nhập chị đang nằm chờ việc thì bạn chị mới rủ chị
ìham gia vào cái hoạt động cộng đồng đi vào các khu ố chuột, lúc đó cộng đồng
dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, thì lượm rác nè... Tham gia mấy cái nhóm phụ
ĩ 'ữ, mấy cái nhóm hoạt động cộng đồng chị đi theo quan sát, học hỏi này kia đó.
I 'au đó chị được giao làm community organizer (tổ chức cộng đồng), chị làm việc
1 ới chính quyên địa phương đê thực hiện các hoạt động như cùng với cộng đồng,
l ip các nhóm như nhóm tín dụng tiết kiệm, nhóm xây dựng cộng đồng. Sau đó chị
c ứ liên tục, làm hết cộng đồng này đến cộng đồng khác, Quận 1 rồi Quận 2, rồi


84

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 79-92

tham gia cộng đằng lẻ của Hội phụ nữ thành phố, sau này chị tham gia làm cộng
tác viên, trực tiếp làm công tác điều phối" (PVS, Nữ giảng viên thỉnh giảng đại
học và quản lý dự án PTCĐ).

Tuy nhiên, sự gắn kết lâu dài của các NTT với CTXH&HĐPVCĐ là do
niềm dam mê, và sự sẵn lòng giúp đỡ (Perry và Wise, 1990). Bên cạnh đó, theo
nghiên cứu này, sự gắn kết của các NTT với ngành CTXH&HĐPVCĐ còn là do
sự giao thoa của lý tưởng sống của người làm CTXH&HĐPVCĐ, sự thay đổi
của cộng đồng xã hội do những hoạt động cộng đồng của họ mang lại, và sự

mong muốn tạo nên sự thay đổi xã hội ở họ. Một NTT có gần 30 năm làm cơng

tác xã hội chia sẻ:
“Cơng việc của mình nó giống như gắn với cuộc song của mình, nó là cái lý
tưởng, là hướng đi của cuộc sống của mình... cái nghề nó chọn mình, rồi mình
lại gắn với nó trong suốt đoạn đời cịn lại của mình, cho tới giờ này mình đã tới

ti hưu mà mình vân chưa muốn rời, đối với mình, cái nghê này nó có những
cái hấp dẫn, ma lực mình cũng khơng lý giải được, nhưng mà nó phù hợp với lý
tưởng sống của chị, đó là gì, khi mình sống, mình có những cái đóng góp thiết

thực nhất cho cộng đồng, cho xã hội, cho những người chung quanh mình thì
điều đó mình thấy rất là có ỷ nghĩa... nhiều người cũng nói với chị, đi chùa làm
chỉ, làm như cô là thấy rất là ok, đó là cái miệng của những người dân dã nói với
mình, thì mình cũng thấy là cái cơng việc của mình nó mang lại thứ nhất là những
thay đối tích cực cho xã hội cho cộng đồng, đó là cái điều rất là tốt, rồi bản thăn
mình cũng thấy rằng mình cũng mong muốn điều đó, thì hai cái giống như là nó
gặp nhau thì nó giúp cho mình mới trụ lại được cho tới giờ này” (PVS, Nữ nhân
viên công tác xã hội).

3.2.

Lợi thế của NTT khi tham gia CTXH&HĐPVCĐ

Vai trò và năng lực của NTT đã được khẳng định trên nhiều lĩnh vực
khác nhau và cũng khác nhau giữa các lĩnh vực. Ở nhiều lĩnh vực NTT trong
độ tuổi 56-60 được chứng minh là có năng lực tham mưu, tổ chức và thực
hiện (Võ Thị Mai, 2006), đồng thời trong vai trò lãnh đạo, NTT cũng chứng
tỏ được về khả năng lắng nghe, chính trực, và chu đáo trong lãnh đạo (Kasi,
2013). Do đó, trong CTXH&HĐPVCĐ, NTT trong độ tuổi 56-60 đóng vai

trị quan trọng một phần cũng từ những ưu thế này. Đây là những năng lực
cần thiết của những người làm CTXH&HĐPVCĐ. Một NTT chia sẻ: “Ở

trong góc độ cơng việc của tơi làm, lợi thế về việc vận động ủng hộ trong
cộng đổng theo tơi nghĩ chị em phụ nữ thường có kỹ năng tốt hơn nam về mặt
đa số... Các chị có điều kiện gần gũi, tiếp xúc mọi người hơn, cách vận động
của các chị tốt hơn các anh em. Cách thuyết phục cộng đồng đế người ta thấy


Đỗ Thị Thanh Thủy

85

và lĩỗ trợ tốt hơn các anh nam nhiều” (PVS, Nữ quản lý dự án PTCĐ). Một

NTT khác cũng chia sẻ tương tự “vào cộng đồng cần cái sự mềm dẻo, cần

thờ gian, phải ngồi tâm tình tâm sự lê ỉa nói chuyên, nên là nữ có những cái
lợi hể hơn là nam ” (PVS, Nữ tư vấn quản lý dự án PTCĐ).
Bên cạnh những lợi thế bên trong, bản thân công việc của ngành
CTXH&HĐPVCĐ tại Việt Nam cũng thiên lệch tạo nên những lợi thế nhất định
đối với những người phụ trách công việc là nữ giới. Phần nhiều các DAPT do
các :ổ chức NGO quản lý đều hướng tới các đối tượng thụ hưởng là phụ nữ hoặc

chọn làm việc với phụ nữ thay vì nam giới do đó, một NTT chia sẻ:
‘‘Nữ dê dàng hơn là do, đại đa số các hoạt động cộng đồng là nữ tham gia, ngay
cả những nhóm tín dụng tiết kiệm, rồi những nhóm chăm sóc trẻ em, rồi những
nhóm kê hoạch hóa gia đình, với lại mình phối hợp với phụ nữ nhiều hơn, những
hoạt động đó thì nó lại đa dạng hơn các hoạt động của nam, do đó mình thấy đó
cũng là cái thuận lợi khi mình đi vào cộng đồng” (PVS, Nữ giảng viên thỉnh

giảng đại học và quản lý dự án PTCĐ).

Có thể nói, những tố chất nữ và tính chất đặc thù hướng tới phụ nữ của các
dự á ì PTCĐ do các tổ chức quốc tế tài trợ như dự án tín dụng tiết kiệm, chăm
sóc t -ẻ em, kế hoạch hố gia đình... là sự kết hợp tạo lên lợi thế của NTT trong
CTXH&HĐPVCĐ. Điều này cũng chính là những yếu tố tạo nên vai trị kết nối
và Xí y dựng của các NTT trong cộng đồng.
Việc tham gia CTXH&HĐPVCĐ của các NTT 56-60 tuổi tại TPHCM cịn
có nl ững ưu thế do sự tích lũy kinh nghiệm và mối quan hệ sau nhiều năm làm
việc trong lĩnh vực này. So sánh với khi còn trẻ, đa số các NTT tham gia phỏng
vấn đều cho rằng, kinh nghiệm, mối quan hệ là những ưu thế của các NTT hiện
tại khi làm cộng đồng. Kỳ năng đàm phán thương lượng với đối tác hiệu quả hơn

so với khi họ còn trẻ:
‘‘Khi trẻ mình cịn đang nóng nảy, mình khơng đứng về phía người ta. Khi xuống
đàm phán hợp đồng đơi khi mình chỉ nghĩ về cái được hơn, về hướng được cho
tố chức thơi. Khi mình lớn tuổi rồi mình đàm phán theo cách dễ thuyết phục hơn
nhiều. Mình đứng về phía người ta, hiểu người ta, cách nói mình cũng nói thì có
dự án, dự án này đầu tiên mang lại lợi ích cho chị, cho tổ chức. Tổ chức của tơi
được cái gì. Bao giờ mình cũng đặt cái lợi của người ta lên trước" (PVS, Nữ tư
vấn quản lý dự án PTCĐ).

Đồng thời khi lớn tuổi kỳ năng giao tiếp với đối tác là lãnh đạo cộng
đồng cũng chuyên nghiệp, tự tin hơn, một NTT chia sẻ:
"Thực ra là nó có thay đổi, ngày xưa hồi trẻ thì là mình ít có kinh nghiệm hơn,
I :ịn bây giờ nó có lợi thế hơn. Hồi xưa khi mình làm việc thì củng ngại, hơi ngại


86


Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 79-92

một chút khi mình tiếp xủc với lại các cấp chính qun hoặc là những câp cao,
mình ngại ngùng cái chuyện đó lắm, giờ mình thấy, mình cũng có ti, mình nói
chun với họ một cách là tự nhiên hom, thoải mải hom, có kinh nghiệm hơn, có
trải nghiệm hơn, thì mình nghĩ là ở một vị trí nào đó thì mình có thế nói chun

ngang hàng với họ, họ tơn trọng mình hơn là những người trẻ” (PVS, Nữ giảng
viên thỉnh giảng đại học và quản lý dự án PTCĐ).

Đồng thời, năng lực quản lý và điều phối dự án khi các NTT lớn tuổi hiệu

quả hơn khi họ cịn trẻ, một NTT khác chia sẻ:
“ơ tiphụ nữ chín chắn như bây giờ thì khả năng mình cao hơn. về kinh nghiệm
và trải nghiệm nhiều hơn các bạn trẻ bây giờ... về kinh nghiêm, điều phối trong
các hoạt động thì phải tính tốn về khoa học, tố chức liên kết các hoạt động, xây
dựng... thì họ khơng so sánh nôi với các chị em từng trải nghiêm, từng tích lũy
kỹ năng của mình trong q trình trước đây. Ở tuổi như bây giờ, các chị có thể
tiếp tục quản lý dự án lớn, thể hiện vai trò lãnh đạo của mình ” (PVS, Nữ tư vấn

quản lý dự án PTCĐ).

Nói chung, lợi thế của NTT khi tham gia CTXH&HĐPVCĐ khơng có
nhiều sự khác biệt so với nam giới do đặc thù công việc mà sự khác biệt chỉ tồn
tại bên trong khi họ còn trẻ so với khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và
mối quan hệ hơn khi họ ở tuổi 56-60. Điều này cho thấy các NTT 56-60 tuổi
đóng vai trị quan trọng trong việc tổ chức và lãnh đạo cộng đồng.

3.3.


Những thách thức và rào cản đoi vớiphụ nữ khi làm CTXH&HĐPVCĐ

Định kiến giới là một trong những rào cản rõ rệt đối với sự phát triển
sự nghiệp của nữ giới. Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy định kiến về năng
lực lãnh đạo của nữ giới (Hội LHPNVN, 2020; Nguyễn Thị Thu Hà 2008;
Oxfarm Vietnam, 2016) và định kiến giới nơi làm việc (Trần Thị Vân Anh,
2010; Tổ chức lao động quốc tế, 2020) là những rào cản hạn chế phụ nữ trong
phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, trong CTXH&HĐPVCĐ, ngoài những thách
thức chung trên, rào cản đối với NTT 56-60 tuổi làm cộng đồng cịn thể hiện

do tính đặc thù của cơng việc. CTXH&HĐPVCĐ là cơng việc địi hỏi người
tham gia nhiều thời gian nơi cộng đồng và điều này đồng nghĩa với việc họ
phải xa gia đình hoặc phải chạy xe máy đường dài từ cơ quan đến cộng đồng.
Việc sống và làm việc tại những cộng đồng hẻo lánh và chạy xe máy đường
dài là một thách thức đối với NTT lớn tuổi. Nhiều NTT đã chọn không tham
gia CTXH&HĐPVCĐ mà chuyển qua lĩnh vực khác như giảng dạy, dịch
thuật, hoặc chỉ làm việc với những địa bàn gần cũng vì những yếu tố này.
Một NTT đã nhiều năm làm PTCĐ nhưng nay chuyển sang giảng dạy và dịch
thuật chia sẻ:


Đỗ Thị Thanh Thủy

87

“Hạn chế thì chỉ có đi những chỗ mà q xa xơi hẻo lánh, rồi có những chỗ

đường sả lầy lội, leo cầu khỉ này kia... thì có lẽ là ngại lắm, chứ cịn nếu mà
khơng... tại vì cộng đồng thì cũng nhiều, tại vì trước kia chị kể là lúc đó chị
cũng trên 50 rơi cũng vân làm cộng đồng là vì đi những vùng trong thành phố

nói chung vân cịn những chơ nghèo lắm chứ không cần phải đi lặn lội xa xôi.
Nhưng mà những vùng rừng núi này kia, những chỗ khó đến... thì đương nhiên
bạn trẻ đi thì nó sẽ nhanh nhẹn hơn" (PVS, Nữ giảng viên thỉnh giảng đại học
và dịch giả tự do).

Những thách thức và hạn chế này cũng lý giải việc rất ít các NTT 56-60
tuổi tại TPHCM trong nghiên cứu này tham gia CTXH&HĐPVCĐ chuyên
nghi ỉp, toàn thời gian mà chuyển sang vai trò giảng dạy, dịch thuật, và tư vấn
ngắn hạn cho các dự án PTCĐ.

CTXH&HĐPVCĐ đóng vai trị quan trọng trong PTCĐ. Cơng việc địi hỏi
rất miều kỹ năng làm việc với con người mà cụ thể là người dân nghèo, nhóm
yếu t lế ở những vùng dự án. Đồng thời đây cũng là công việc yêu cầu rất nhiều
sự d< n thân của người đảm nhận về mặt thời gian và công sức cũng như tâm
huyết với cộng đồng như lý thuyết về ĐLPVCĐ đã trình bày ở trên.
CTX T&HĐPVCĐ cũng khơng đon thuần chỉ là những chun mơn đối với nghề
CTXH&HĐPVCĐ mà cịn mong đợi ở người làm nghề về sự dấn thân đối với
cơng việc. Một NTT chia sẻ:
“Tình nhăn ải, một tấm lịng, kiến thức nhất định và phải có dam mê và có một
cái dấn thân làm cộng đồng nhiều lúc nó cũng khó khăn, tức là mình phải có sự
đam mê, phải có sự dấn thân và phải có sự yêu thương thật sự tất cả mọi người
trong cộng đồng, tích lũy kinh nghiệm, phải biết chia sẻ với những người khác ”
PVS, Nữ giảng viên thỉnh giảng đại học và tư vấn quản lý dự án PTCĐ).

Do đó, phụ nữ và NTT nói chung khi tham gia CTXH&HĐPVCĐ sẽ gặp
rất nhiều những thách thức về sự đa dạng và phức tạp của công việc, đồng thời
với sụ hy sinh về mặt thời gian của gia đình và bản thân cho công việc. Việc
thườn) ’ xuyên phải sống và làm việc tại những cộng đồng xa gia đình là những
khó kí ăn khơng nhỏ đối với những NTT làm CTXH&HĐPVCĐ. Điều này là áp
lực ha chiều, gia đình và cơng việc lên NTT. Một NTT đã nhiều năm làm cộng

đồng có gia đình và hai con chia sẻ: “Con lớn lên khơng có thời gian chăm con,
đi nhiéu quả cũng là hạn chế... Khi ở độ tuổi sinh đẻ và ni con thì thiên chức
của mì th cũng hạn chế mình ” (PVS, Nữ tư vấn quản lý dự án PTCĐ). Hoặc một
NTT k lác cũng có suy nghĩ tương tự “khi phụ nữ làm cơng việc này thì họ phải
đảm nl iệm vai trị trong gia đình rồi thì họ có thời gian tham gia các hoạt động
xã hội. Nếu như người phụ nữ đi làm công tác xã hội mà không sắp xếp thời gian


88

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 79-92

hợp lý giữa việc kiếm tiền, gia đình, cơng tác xã hội thì dê dẫn đến mãu thuân
các vai trò" (PVS, Nừ quản lý dự án). Tuy nhiên, những thách thức ln tồn tại
trong q trình CTXH&HĐPVCĐ của các NTT nhưng không phải là rào cản
cản trở sự dấn thân của các NTT đối với CTXH&HĐPVCĐ. Đồng thời, sự dấn
thân vào cơng việc địi hỏi nhiều thời gian xa gia đình làm hạn chế cơ hội tiếp
xúc của các NTT độc thân và đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc

nhiều NTT tham gia CTXH&HĐPVCĐ trên 55 tuổi vẫn độc thân. Một NTT chia

sẻ “khi các em cịn trẻ, nếu đi hoạt động cộng đồng nhiều thì làm gì cịn thời
gian mà lấy chồng. Chị nói thiệt, nhiều cơ... ế vì đỉ làm nhiều, đi làm cuối tn,
cơng tác nhiều thì làm gì cịn thời gian mà hẹn hò ” (PVS, Nữ tư vấn quản lý dự
án PTCĐ).
Một NTT khác thi cho rằng các vấn đề giới trong cộng đồng cũng phần

nào tác động đến các NTT:
“Thì mình nghĩ là khi làm cộng đồng nó có những tác động nhất định, mình thấy
cuộc sống gia đình nó khốn khổ đến như vậy, hoàn cảnh của những người phụ

nữ đơi khi mình cũng hoi bị ảnh hưởng nha, thì ảnh hưởng thê thơi thì thơi mình
nên tránh đừng có bước vào cuộc sống hơn nhản đừng đế cho nó bị khố như
những người phụ nữ trong cộng đồng như vậy. Hoặc là mình cứ đi lo mình giải
quyết mọi việc ở bên ngoài xã hội như vậy, về nhà cũng cứ suy nghĩ đê mà giải
quyết những chuyện trong cộng đồng cho nên rồi lần lừa thời gian nó cứ trơi qua,
và cũng có thể là có những chọn lựa cho mình, ừ là mình nên song độc thân ”

(PVS, Nữ giảng viên thỉnh giảng đại học và dịch giả tự do).

Đối với các NTT đã có gia đình, việc dấn thân với CTXH&HĐPVCĐ cũng
là một trong những nguyên nhân ly hôn của các NTT trên 55 tuổi tham gia làm
việc trong lĩnh vực này. Những lý do lý giải cho vấn đề này có thể là do sự tác
động của những câu chuyện hôn nhân không vui trong cộng đồng nơi họ công
tác hoặc do sự hy sinh thời gian của gia đình q nhiều cho cơng việc. Một NTT
nhiều năm làm CTXH&HĐPVCĐ và còn độc thân cho biết “Ngồi 50 có gia
đình làm cộng đồng chị thấy ít à, tại vì chị thấy trong nhóm NTT cứ là dãn cộng
đồng hoặc là độc thân hoặc là ly hơn rồi, tại vì chị nghĩ là mấy bà đó đi nhiều
quả khơng đê ỷ gia đình cho nên là ở nhà ơng chồng sóng đi mất’’ (PVS, Nữ

giảng viên thỉnh giảng đại học và dịch giả tự do).
Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là CTXH&HĐPVCĐ và vấn đề hôn
nhân của NTT làm việc trong lĩnh vực này ln có mối quan hệ tiêu cực. Theo
như quan sát thực tế cũng có rất nhiều NTT mặc dù ln lăn xả với

CTXH&HĐPVCĐ nhưng ln được gia đình mà đặc biệt là “ông xã” ủng hộ.
Các NTT này chia sẻ là do họ đã học được nhiều kinh nghiệm sống và trở nên


Đỗ Thị Thanh Thủy


89

yêu quý gia đình mình hơn từ q trình CTXH&HĐPVCĐ. Đồng thời, để có
được sự ủng hộ và thơng cảm của gia đình, đặc biệt là người chồng về công
việc Các NTT đã tạo điều kiện một vài lần để chồng tham gia hoạt động cộng
đồng cùng với mình. Một gia đình hạnh phúc với người chồng ủng hộ công
việc của vợ và luôn hỗ trợ vợ cơng việc gia đình, cộng với năng lực chun
mơn đã giúp các NTT hồn thành tốt hơn cơng việc liên quan đến hoạt động
cộng đồng.

4. KẾt luận
Phụ nữ càng lớn tuổi sẽ càng làm tốt CTXH&HĐPVCĐ và đóng vai trị
nịng cốt trong xây dựng và PTCĐ. Kinh nghiệm sống, những trải nghiệm và các
mối quan hệ được xây dựng sau nhiều năm làm CTXH&HĐPVCĐ chuyên
nghiệp là yếu tố quan trọng giúp các NTT lớn tuổi hoạt động cộng đồng hiệu quả
hơn và đóng vai trị nịng cốt trong xây dựng và PTCĐ. Việc tích lũy nhiều kinh
nghiệm và mối quan hệ là một lợi thế trong hoạt động PTCĐ của các NTT 5660 tuồi. Sau nhiều năm công tác, giai đoạn trên 55 tuổi là lúc các NTT sử dụng
kinh :ighiệm và các mối quan hệ trong công việc và điều này giúp các NTT giải
quyết các công việc trong CTXH&HĐPVCĐ hiệu quả hơn. Do đó các NTT đều
cho rỉ ng tuổi nghỉ hưu đối với phụ nữ nói chung và NTT làm CTXH&HĐPVCĐ
là không phù hợp.
Điều này cho thấy việc nghỉ hưu ở tuổi 55 đối với NTT làm việc chuyên
nghiệ ) trong lĩnh vực CTXH&HĐPVCĐ thể hiện sự lãng phí nguồn nhân lực.
Có một số ý kiến trong nghiên cứu khi được phỏng vấn cho rằng các NTT này
khi nị hỉ hưu có thế tham gia các hoạt động thiện nguyện, tuy nhiên đây lại là
vấn đe khác trong CTXH&HĐPVCĐ vì tầm ảnh hưởng và tác động của các dự
án PT 2Đ do các NTT đóng vai trị lãnh đạo có tác động mạnh mẽ hơn nhiều đến
quá trinh phát triển cộng đồng.

Tài lieu trích dẫn

Al-Ghanim, A., and Badahdah, M. 2016. “Gender roles in the Arab world:
Development and psychometric properties of the Arab adolescent’s gender roles
attitude scale”. Sex Roles, Vol. 77, pp. 169-177.
Anderf jhren-Biget, s., Varone, F., and Giauque, D. 2014. “Policy environment and
public service motivation”. Public Administration (London), Vol. 92, pp.807-25.

Bozemm, B., and Su, X. 2015. “Public service motivation concepts and theory: A
critique”. Public Administration Review, Vol. 75, pp.700-710.


90

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 79-92

Breaugh, J., Ritz, A., and Alfes, K. 2018. “Work motivation and public service
motivation: Disentangling varieties of motivation and job satisfaction”. Public
Management Review 20, Vol. 10, pp.1423-1443.
Bridger, s. 1987. Women in the Soviet countryside: women's roles in rural
development in the Soviet Union. Cambridge University Press.

Gagné, M., and Deci, E.L. 2005. “Self-Determination theory and work motivation”.
Journal of Organizational Behavior, Vol. 26, pp.331-62.

Garcia-Retamero, R., and Lopez-Zafra, E. 2006. “Prejudice against women in malecongenial environments: Perceptions of gender role congruity in leadership”. Sex
Roles, Vol. 55, pp. 51-61.

Gittell, M., Ortega-Bustamante, I., and Steffy, T. 2000. “Social capital and social change
women’s community activism”. Urban Affairs Review, Vol. 36, pp. 123-147.
Grant, A. M. 2008. “Does intrinsic motivation fuel the prosocial fire? Motivational
synergy in predicting persistence, performance, and productivity”. Journal of

Applied Psychology, Vol. 93, pp.48-58.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (HLHPNVN). 2020. “Định kiến giới, rào cản giới:
rào cản cần phải phá bỏ”. Hội LHPNVN. Truy cập 18/5/2022, .
vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/%C4%91 inh-kien-gioi-bat-binh-%C4%91 ang-gioi-raocan-can-xoa-bo-35394-4504.htl.

Kasi, E. 2013. “Role of women in sericulture and community development: A study
from a South Indian village”. Sage Open, Vol. 50, pp.367-373.
Kim, s., Vandenabeele, w., Wright, B.E., et al. 2013. “Investigating the Structure and
Meaning of Public Service Motivation across Populations: Developing an
International Instrument and Addressing Issues of Measurement
Invariance”. Journal of public administration research and theory, Vol. 23,
pp.79-102.

Mickelwait, D. R., Riegelman, M.A., and Sweet, C.F.1976. Women in rural
development: a survey ofthe roles ofwomen in Ghana, Lesotho, Kenya, Nigeria,
Bolivia, Paraguay, and Peru. Westview Press.
Nguyền Thị Thu Hà. 2008. “Định kiến giới đối với nữ trong lãnh đạo và quản lý”.
Tạp chi Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2, tr.68-79.

OECD. 2008. “Gender and sustainable development: Maximising the economic,
social and environmental role of women”. Gender and Sustainable Development,
Vol. 9789264049901. OECD Publishing.
Oxfarm Vietnam. 2016. “Báo chí và định kiến giới đối với lãnh đạo nữ”. Oxfarm
Vietnam. Truy cập ngày 18/5/2022 từ />oxfam.org/s3fs public/file_attachments/Brochure%20VN.pdf.


Đỗ Thị Thanh Thủy

91


Perry J. L. 1997. “Antecedents of public service motivation”. Journal of Public
Administration Research and Theory, Vol. 7, pp. 181-97.
Perr r, J. L. 2000. “Bringing society in: Toward a theory of public-service motivation”.
Journal ofPublic Administration Research and Theory, Vol. 10, pp.471-488.
Perry, J. L., and Vandenabeele, w. 2008. “Behavioral dynamics: Institutions,
identities and self-regulation”. In motivation in public management: The call of
•yublic service. Edited by Perry, James and Annie Hondeghem. Oxford: Oxford
University Press.

Perry, J. L., and Wise, L.R. 1990. “The motivational bases of public
icrvice”. Washington: American Society for Public Administration, Vol. 50,
>p.367-373.
Perry, J.L., Hondeghem, A., and Wise, L.R. 2010. “Revisiting the motivational bases
of public service: Twenty years of research and an agenda for the future”. Public
Administration Review, Vol. 70, pp.681-90.

Quadrio-Curzio, A., Blowers, T., and Thomson, J. 2020. “Women, science and
development: The leading role of OWSD”. Economia Politica (Bologna, Italy),
Vol. 37, pp.1-12.
Ritz, A. 2011. “Attraction to public policymaking: A qualitative inquiry into
improvement in PSM measurement”. Public Administration (London), Vol. 89,
pp.l 128-1147.

Sikic-Micanovic. L. 2009. “Women’s contribution to rural development in Croatia:
Poles participation and obstacles”. Eastern European Countryside, Vol. 15,
pp.75-90.
Tapliĩ, R. 1989. Routledge revivals: Economic development and the role of women.
Routledge.
Tổ chi re lao động quốc tế. 2020. “Phụ nữ Việt Nam ngày càng được chuẩn bị tốt hơn
đố đảm nhận những vị trí ra quyết định trong doanh nghiệp”. Truy cập ngày

13/5/2022 từ Publicinformation/
p essreleases/WCMS_7 61181/lang--vi/index.htm.

Tống cục Thống kê. 2019. “Ket quả điều tra dân số đến thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng
4 lăm 2019”. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022 từ :u-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/ket-qua-tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-thoidi em-O-gio-ngay-01 -thang-4-nam-2019/

Trần T lị Vân Anh. 2010. “Những trở ngại đối với sự phấn đấu của nữ lãnh đạo”. Tạp
chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2, ư. 12-25.


92

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 79-92

Vandenabeele, w. 2011. “Who wants to deliver public service? Do institutional
antecedents of public service motivation provide an answer?”. Review ofPublic
Personnel Administration, Vol. 31, pp.87-107.

Võ Thị Mai. 2000. “Mấy nhận xét về đội ngũ nữ quản lý giáo dục ở tỉnh Quảng Ngãi”.
Tạp chi Xã hội học, số 2, tr.64-66.
Wright, B. 2008. “Methodological challenges associated with public service
motivation research”. In Motivation in public management: The call of public
service. Edited by Perry, James L, and Annie Hondeghem, Oxford University
Press.



×