Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 1 có PPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.75 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT
TRƯỜNG: TH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

, ngày 11 tháng 2 năm 2022
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY NĂM HỌC 2021-2022
1. Thông tin sơ lược
- Họ và tên giáo viên:
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường tiểu học
- Nhiệm vụ được giao: Dạy Mĩ thuật
- Tên biện pháp: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một mang đủ, đúng đồ
dùng học tập môn Mĩ thuật ”
2. Nội dung biện pháp
a. Tóm tắt biện pháp
+ Lớp Một là lớp đầu cấp còn nhiều bỡ ngỡ, hiện trường đang dạy môn Mĩ
thuật theo bộ sách Chân Trời Sáng Tạo với mỗi bài là 1 tiết/1 sản phẩm hoàn
thành tại lớp học, nên số lượng bài rất nhiều mà thời gian thực hành không
nhiều và đồ dùng Mĩ thuật khối Một theo chương trình giáo dục phổ thơng
2018 rất phong phú, nhiều so với trí nhớ của học sinh lớp Một. Nếu đồ dùng để
tại lớp sẽ chiếm không gian lớp học của giáo viên chủ nhiệm hoặc xảy ra tình
trạng phá, ăn cắp đồ dùng của bạn.
+ Trước khi áp dụng giải pháp này, trong 4 tuần đầu nhiều học sinh thường
xuyên quên đồ dùng, vì khơng có đồ dùng để làm bài nên dễ gây mất trật tự làm
ảnh hưởng các bạn khác, ảnh hưởng tiến độ và chất lượng sản phẩm của bản
thân dẫn đến kết quả không cao.
+ Ưu điểm: Hạn chế mức quên đồ dùng thấp nhất có thể xảy ra và nếu có qn
thì vẫn có thể nhắc nhở học sinh làm bài nộp lại vào những tiết học gần nhất.
Ngồi ra cịn hạn chế lớp mất trật tự và tăng cường sự quan tâm của cán bộ


quản lí, giáo viên chủ nhiệm, gia đình học sinh.
+ Nhược điểm: Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự phối hợp với giáo
viên mĩ thuật nói riêng, giáo viên chuyên nói chung. Gia đình một số học sinh
thì chủ yếu sống với ơng bà lớn tuổi ít quan tâm việc học, không sử dụng zalo,
hơn hết là ý thức của các em học sinh đầu cấp còn mau quên, lơ là chưa ý thức
được tầm quan trọng của việc mang đủ đồ dùng học tập.
b. Tính mới: Trước đây tơi chỉ nhắc học sinh mang đồ dùng vào cuối tiết học.
với biện pháp này thì giáo viên ngồi việc nhắc như vậy thì sẽ phát phiếu đồ
dùng, ghi trên bảng phụ những đồ dùng cần chuẩn bị cho tiết sau, nhắn tin cho
phụ huynh trên nhóm Zalo, đặc biệt đối với các em hay quên thì giáo viên liên
hệ cho phụ huynh, cụ thể như sau:


+ Chọn lớp thực nghiệm là lớp 1B có 31 học sinh, nhiều hơn lớp không thực
nghiệm là 10 học sinh để thấy rằng với số lượng học sinh nhiều hơn nhưng kết
quả cuối năm cao hơn, càng thấy được hiệu quả của biện pháp mới này.
+ Tuần 5, giáo viên gửi cho các em phiếu đồ dùng cần chuẩn bị cho mơn học,
giải thích rõ ràng những đồ dùng và lưu ý đã ghi trên phiếu cho học sinh, có số
điện thoại giáo viên để phụ huynh tiện liên hệ.
+ Cuối mỗi tiết học, giáo viên dặn dò đồ dùng cho học sinh nắm. Đồng thời,
sau mỗi tiết học ghi trên bảng phụ lớp những đồ dùng đó, để học thấy thường
xuyên nhất là những em học sinh vắng buổi học đó nắm.
+ Tham gia vào nhóm zalo lớp của giáo viên chủ nhiệm để nhắn tin vào
nhóm zalo cho phụ huynh nắm về phiếu đồ dùng và đồ dùng cho từng tiết học.
+ Giải thích cho phụ huynh nắm rõ thơng tư 27/2020/TT-BGDĐT theo
chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ đầu năm học.
+ Những đồ dùng cần sử dụng trong cùng chủ đề được để chung vào một túi.
+ Sau buổi tan học, liên hệ trực tiếp hoặc điện thoại, nhắn tin cho phụ huynh
những em quên đồ dùng, hướng dẫn cách thực hiện để nhờ phụ huynh hướng
dẫn học sinh thực hiện để tiết sau nộp.

+ Trình bày những bất cập, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng
dạy cho hội đồng giáo viên nhà trường cùng góp ý, hỗ trợ.
- Điều kiện cần để áp dụng biện pháp: Cần có sự quan tâm của cán bộ quản lí,
sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở hoặc là cung cấp số điện thoại
gia đình học sinh, gia đình quan tâm việc học của học sinh để cùng nhau nâng
cao ý thức học tập của các em, giáo viên bộ môn phải thật sự tâm huyết với
nghề, với học sinh.
c. Hiệu quả mang lại
- Biện pháp này rất phù hợp với lứa tuổi Tiểu học, theo sát giúp đỡ học sinh,
giúp học sinh rèn luyện tính tự học và ý thức mơn học.
- Về năng suất:
+ Lớp học trật tự, học sinh chăm chỉ, phấn khích thích học Mĩ thuật hơn vì tự
tay làm ra được những sản phẩm mới lạ hơn cấp mầm non là chỉ vẽ hoặc tơ
màu vào hình có sẵn.
+ Học sinh mang đúng, đủ đồ dùng phục vụ học tập, nâng chất lượng sản
phẩm Mĩ thuật.
+ 100% học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, đặc biệt ở lớp thực nghiệm tỉ
lệ Hồn thành tốt cao hơn:
HỒN
TỈ LỆ
HỒN
TỈ LỆ
THÀNH
THÀNH
TỐT
1A
14/21
67%
7/21
33%

1B
22/31
71%
9/31
29%
- Về lợi ích xã hội: Có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên bộ môn, giáo viên
chủ nhiệm và phụ huynh từ đầu năm học, sự quan tâm chỉ đạo của cán bộ quản


lí, nâng cao tỉ lệ khen thưởng cuối năm học, góp phần giúp nhà trường đạt danh
hiệu tập thể lao động tiên tiến.
d. Phạm vi áp dụng
- Có thể áp dụng cho khối 2,3,4,5 vì đồ dùng ở các khối lớp này cũng nhiều
như lớp Một, nếu học sinh quên đồ dùng trong một tiết thì sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng, tiến độ sản phẩm, nếu hoạt động nhóm thì ảnh hưởng đến cả nhóm.
Cịn có thể mở rộng phạm vi ở 1 số mơn khác mà có mang đồ dùng như: Thủ
công, khoa học, âm nhạc,…
- Biện pháp này đã có hiệu quả tại lớp 1B của trường tơi đang giảng dạy năm
học 2020-2021. Hồn tồn có thể dễ dàng phổ biến rộng rãi trong các trường
trong huyện, tỉnh.
3. Cam kết không sao chép hay vi phạm bản quyền
- Tôi xin cam kết biện pháp này không sao chép hay vi phạm bản quyền.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI BÁO CÁO

Link tải FILE TRÌNH CHIẾU:
/>ZuR7B/edit?
usp=share_link&ouid=109332663190992756245&rtpof=true&sd=true




×