Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Phân tích công tác Marketing của công ty TNHH Truyền Thông Mạng Việt Nam tại Campuchia đối với sản phẩm mới MTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.61 KB, 47 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 Công ty thực tập: Công ty Truyền Thông Mạng Việt Nam
 Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Túy Lan
 Họ và tên sinh viên: Trần Thị Hải Vi
 Mã số sinh viên: 3108330160
 Lớp: DQK1084
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 03 năm 2012
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu: 4
2
Lời cảm ơn 6
Phần 1: Tổng quan chung về công ty 7
1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty 7
2. Định hướng phát triển công ty 8
3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 9
4. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 10
5. Hoạt động phòng ban sinh viên thực tập 11
Phần 2: Phân tích hoạt động Marketing đối với sản phẩm MTA của công ty 14
1. Vai trò của Marketing đối với sự phát triển của doanh nghiệp 14
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing của doanh nghiệp 17
2.1. Môi trường vĩ mô 17
2.2. Môi trường vi mô 19
3. Phân tích thực trạng Marketing cho sản phẩm MTA của công ty 22
3.1. Tổng quan về thị trường chung 22
3.2. Tình hình thực hiện chiến lược Marketing của công ty 25
3.2.1. Chiến lược sản phẩm 26


3.2.2. Chiến lược giá 32
3.2.3. Chiến lược phân phối 34
3.2.4. Chiến lược xúc tiến 36
3.3. Phân tích SWOT 37
3.4. Nhận xét và đánh giá tình hình công ty 38
3.5. Giải pháp khắc phục hoàn thiện công tác Marketing 38
Phần 3: Tổng kết quá trình thực tập tại công ty 42
1. Nhiệm vụ, kết quá được phân công 42
2. Những kỹ năng áp dụng trong đợt thực tập 43
3. Những kinh nghiệm tích lũy 43
4. Thuận lợi và khó khăn
5. Những giải pháp đề ra để hoàn thiện công việc 44
Phần kết luận.
3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN









































4











































5









































6









































7






















LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng
năng động và nỗ lực không ngừng để phát triển cùng thế giới. Hàng loạt doanh nghiệp
ra đời, giao dịch ngoại thương mở rộng, cạnh tranh rất khốc liệt. Vì vậy, để giữ vững
và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là một điều rất khó khăn, nó đòi
hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp tiếp cận thị trường một cách chủ động và sẵn
sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe doạ, cũng như áp lực cạnh tranh từ phía thị trường.
Để làm được điều này doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất kinh doanh hướng theo
thị trường, theo khách hàng và phải áp dụng các hoạt động Marketing vào thực tiễn

hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, trong đó việc xây dựng và hoàn thiện
một chính sánh Marketing với những chiến lược và biện pháp cụ thể sẽ là công cụ
cạnh tranh sắc bén và hiệu quả của doanh nghiệp để đi đến thành công.
Từ nhận thức trên, trong quá trình thực tập, tìm hiểu tại công ty TNHH Truyền
Thông Mạng Việt Nam, em đã chọn đề tài:
8
“Phân tích công tác Marketing của công ty TNHH Truyền Thông Mạng
Việt Nam tại Campuchia đối với sản phẩm mới MTA”.
Mục tiêu của đề tài nhằm vào phân tích thực trạng ứng dụng Marketing trong
công ty để tìm ra được các tồn tại, nguyên nhân và hạn chế của nó, từ đó đưa ra một
số giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing nhằm thực hiện chiến lược mở rộng thị
trường của công ty.
Với vấn đề và mục tiêu nghiên cứu như trên thì phương pháp nghiên cứu của đề
tài là:
+ phương pháp phân tích tổng hợp, mô hình, sơ đồ.
+ phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Kết cấu của chuyên đề gồm các phần:
Phần 1: Tổng quan chung về công ty TNHH Truyền Thông Mạng Việt Nam.
Phần 2: Phân tích hoạt động Marketing đối với sản phẩm của công ty TNHH Truyền
Thông Mạng Việt Nam.
Phần 3: Tổng kết quá trình thực tập tại công ty TNHH Truyền Thông Mạng Việt
Nam.
9
LỜI CẢM ƠN
Nhờ sự tạo điều kiện của trường Đại học Sài Gòn, khoa Quản Trị Kinh Doanh
cùng với sự đồng ý của công ty TNHH Phần mềm Truyền thông Mạng Việt Nam đã
giúp em hiễu rõ hơn về công việc thực tế, thêm vào đó em học hỏi được nhiều thứ,
đặc biệt là các kĩ năng mềm, kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
Trải qua khoảng thời gian thực tập ngắn ngủi, em đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo cùng các anh, chị ở công ty. Cùng với đó, trong

một mội trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp tại công ty đã giúp em học hỏi
thêm được rất nhiều kiến thức cũng như nhận thấy những khiếm khuyết của mình.
Chính nhờ đó mà từ những ngày đầu khi còn bỡ ngỡ trước môi trường làm việc của
công ty nay đã giúp cho em tự tin hơn, không còn cảm thấy rụt rè, e dè trong công
việc cũng như giao tiếp với các anh chị.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Truyền thông mạng Việt Nam đã
tạo điều kiện và giúp đỡ em trong đợt thực tập này. Em xin gởi lời cảm ơn đến Mr.
Trần Anh Dũng- giám đốc điều hành công ty, người phụ trách hướng dẫn em trong
đợt thực tập này cùng với các anh, chị trong công ty đã giúp đỡ em rất nhiều và tận
tình hướng dẫn em hoàn thành nhiệm vụ thực tập của mình.
Em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Túy Lan, giảng viên hướng dẫn thực tập. Vì đây
là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu và thực hiện công việc thực tế, cùng với sự
hạn chế về thời gian, về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi
những thiếu xót trong quá trình thực tập. Rất mong sự góp ý của Cô, Ban lãnh đạo và
các anh, chị trong công ty để em ngày càng hoàn thiện kĩ năng, đủ hành trang bước
vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn.
10
PHẦN 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG MẠNG
VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Được thành lập từ năm 1999, bằng những nghiên cứu và triển khai các công nghệ
hiện đại nhất cộng với dịch vụ chuyên nghiệp, Công ty Truyền Thông Mạng Việt
Nam (gọi tắt là Vietnam Network) đã khẳng định uy tín và chất lượng trong việc thực
hiện các giải pháp ứng dụng toàn diện Công Nghệ Thông Tin, mang lại hiệu quả cao
cho doanh nghiệp và liên tục nhận được sự tín nhiệm của khách hàng trong nước và
quốc tế với những hợp đồng giá trị lớn.
Vietnam Network hiện đang là đối tác quan trọng của nhiều tập đoàn nổi tiếng trên
khắp thế giới. Với gần 10 năm kinh nghiệm thực tiễn trong việc cung ứng giải pháp

toàn diện và thi công hàng trăm dự án có quy mô lớn, nên công ty có thể nắm bắt yêu
cầu của dự án nhanh, chính xác và đưa ra giải pháp toàn diện cho vấn đề của dự án.
Hơn nữa, với hệ thống quản trị theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008, công ty
luôn đáp ứng tất cả mọi yêu cầu của khách hàng, tạo nên niềm tin tuyệt đối và uy tín
đến từ chất lượng sản phẩm, giải pháp và dịch vụ.
Địa chỉ công ty:
Số 61 Điện Biên Phủ, Quận 1, TPHCM, Việt Nam
Tel : (08) 39102268 – (08) 39102914 - Fax : (08) 39103909
Hotline : 0958 113 113 - 0903 355 354
Email :
Website : www.vietnamnetwork.com.vn
MSN/Skype : vietnamnetwork.
Một vài hình ảnh về công ty:
11
Các sản phẩm và dịch vụ của công ty VietNam NetWok:
- PC Station: là một thiết bị tích hợp board mạch hoạt động như một máy tính bình
thường, là thế hệ máy tính mạng không dùng CPU.
- MTA: Hệ thống máy tính ko dùng CPU vẫn có địa chỉ IP và OS riêng.
- Wicell: (Cloud Mesh Wifi) hệ thống wifi thông minh
- Wimax: công nghệ mạng không dây dùng sóng radio, tính ổn định cao.
- Thiết bị IP Camera: với kích thước nhỏ gọn, chất lượng hình ảnh có độ phân giải cao.
- Các thiết bị bảo vệ máy tính…
- Phát triển các ứng dụng dựa trên công nghệ điện toán đám mây (cloud computing)
- Thiết kế, thi công và bảo trì các hệ thống mạng LAN, WAN, VPN
- Hệ thống Wifi, Mesh, Wimax chuyên nghiệp
+ Mạng không dây ngoài trời chất lượng cao từ 1-60 km
+ Wireless Hotspot cho Hotel, Resort, Building, Khu Công Nghiệp, trường đại học
- Thiết kế lắp đặt tổng đài điện thoại IP, calling center, Hội nghị truyền hình
- Thiết lập hệ thống IP camera và hệ thống quản trị Camera tập trung
- Hệ thống phần cứng bảo vệ dữ liệu và chống Virus ( Recovery Card )

- Nhập khẩu và cung cấp thiết bị Mạng , Máy Tính
2. Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của tổ chức:
Công ty VietNam NetWork là một công ty hàng đầu chuyên cung cấp thiết bị - giải
pháp Mạng LAN – WAN – Wireless. Phát triển các giải pháp ứng dụng trên Công
nghệ điện toán đám mây (Cloud computing) và bảo mật dữ liệu thông tin.
Ngay từ khi mới thành lập đến nay, VietNam NetWork luôn đặt mục tiêu hàng đầu là
“nghiên cứu sâu về công nghệ, đưa ra những giải pháp đột phá nhằm đáp ứng tối đa
mọi yêu cầu của khách hàng”. Đội ngũ kỹ sư, chuyên gia của công ty đã không ngừng
tìm tòi, nghiên cứu những sản phẩm công nghệ cao, sau đó tích hợp thành những giải
pháp sáng tạo, giải quyết toàn diện mọi yêu cầu từ phía khách hàng với chi phí cạnh
tranh nhất trên thị trường.
VietNam Network tồn tại và phát triển là nhờ việc đầu tư nghiên cứu công nghệ tiên
tiến có hàm lượng chất xám cao, Ban Giám Đốc công ty sẵn sàng đầu tư kinh phí rất
lớn, tạo điều kiện cho bộ phận nghiên cứu, phát triển công nghệ nhằm đưa ra những
sản phẩm giải pháp ưu việt nhất.
12
Vietnam NetWork luôn mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng từ các giải
pháp toàn diện, đáp ứng các tiêu chí: “Công nghệ tiên tiến nhất, qui trình và giải pháp
tối ưu dễ sử dụng cho mọi đối tượng, chất lượng tốt nhất”.
3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010 và năm 2011:
Đvt: 1000đ
CHỈ TIÊU

số
Thuyế
t minh
Năm 2010 Năm 2011
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 01 VI.25 5,140,000 4,500,000
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 VI.26 400,000 510,000

3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 10 VI.27 4,740,000 3,990,000
(10 = 01- 02)
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.28 3,100,000 2,400,000
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 20 1,640,000 1,590,000
(20= 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.29 634,000 600,000
7. Chi phí tài chính 22 VI.30 350,000 240,000
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 190,000 150,000
8. Chi phí bán hàng 24 90,000 80,000
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 60,000 60,000
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 30 1,774,000 1,810,000
[30=20+(21-22)-(24+25)]
11. Thu nhập khác 31 200,000 120,000
12. Chi phí khác 32 68,000 35,000
13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 132,000 85,000
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế (50=30+40) 50 1,906,000 1,895,000
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.31 476,500 473,750
16. Chi phí thuế TNDN hoàn lại 52 VI.32 310,000 240,000
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 1,119,500 1,181,250
(60=50-51-52)
4. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp:
Ban lãnh đạo:
 Trần Anh Dũng - Giám Đốc Điều Hành - Quốc tịch Việt Nam
• Tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh khoa Quản Trị Kinh Doanh
13
• Tốt nghiệp khóa chuyên viên CNTT Trường ĐH Bách Khoa

• Kinh nghiệm 10 năm trong ngành CNTT trong vai trò quản lý & định hướng chiến
lược.
 Lê Văn Thiện - Phó Giám Đốc Kỹ Thuật - Quốc tịch Canada
• Tốt nghiệp ĐH Kỹ Thuật Montreal – Canada
• Là chuyên viên hoạch định chiến lược IT của điện lực Quebec (Canada ) trong 30
năm.
• Tư vấn cho các công ty dầu khí của Mỹ ở Việt Nam.
• Có 33 năm kinh nghiệm về IT tại Canada.
 Lý Phước Hải - Phó Giám Điều Hành - Quốc tịch Việt Nam.
• Tốt Nghiệp Trường ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Khoa Khoa Học Kỹ Thuật
Máy Tính
• Kinh Nghiệm 10 năm trong CNTT Trong vai trò quản lý kỹ thuật
Vietnam Network có một đội ngũ kỹ sư hệ thống, các chuyên gia giải pháp trình độ
cao với bằng cử nhân, thạc sỹ CNTT cùng với các bằng cấp có giá trị quốc tế khác
như Microsoft, Cisco….
Đội ngũ nhân sự của công ty hiện nay có 30 Quản lý và nhân viên, trong đó có:
• 02 thạc sĩ Công Nghệ Thông Tin .
• 10 kỹ sư hệ thống với các chứng nhận Mạng của Cisco và Microsoft
• 05 kỹ sư cơ sở dữ liệu hệ thống.
• 03 cử nhân quản trị quản trị dự án .
• 7 chuyên viên thi công Mạng được đào tạo từ Krone, AMP, Nexans.
• Cử nhân quản trị các chuyên ngành khác.
Sơ đồ nhân sự
14
15
5. Hoạt động của phòng kinh doanh sinh viên thực tập
5.1. Sơ đồ phòng kinh doanh
16
17
5.2. Chức năng:

- Tìm kiếm khách hàng cho công ty
- Phát triển thị trường nội địa và quốc tế dựa theo chiến lược của công ty
- Lập kế hoạch kinh doanh cho các sản phẩm của công ty
- Thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
- Tham mưu, đề xuất cho Ban Giám Đốc, hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh
doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch.
- Tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường và
trách nhiệm tại công ty.
5.3. Nhiệm vụ:
- Tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường, khách hàng cho công ty,
đảm bảo nguồn hàng ổn định cho công ty.
- Phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm, trên cơ sở đó tính giá thành, chiết
khấu trên đơn bán.
- Lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm cho công ty rồi trình Giám đốc duyệt.
- Lập nhu cầu nguyên vật liệu cần mua, và đặt hàng theo quy định thủ tục mua hàng,
theo dõi và đôn đốc nhà cung ứng giao hàng đúng hạn.
- Nhận và giải quyết những thông tin sản xuất có liên quan.
- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng cho Giám đốc công ty.
- Tham gia xây dựng hệ thống quản lý toàn công ty.
18
PHẦN 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY VIETNAM NETWORK
1. Vai trò của Marketing đối với sự phát triển của doanh nghiệp:
Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không
muốn gắn kinh doanh của mình với thị trường. Không còn thời, các doanh nghiệp
hoạt động sản xuất theo hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh. Doanh nghiệp nhận chỉ tiêu sản
xuất, định mức đầu vào và hiệu quả hoạt động được thể hiện qua mức hoàn thành kế
hoạch chỉ tiêu. Sản phẩm sản xuất ra được phân phối qua tem phiếu, do đó hoạt động
của doanh nghiệp hoàn toàn tách khỏi thị trường và hoạt động marketing không hề

tồn tại.
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tự do cạnh tranh để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Kinh tế thị trường càng phát triển thì mức độ
cạnh tranh càng cao. Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy, vừa là công cụ đào thải,
chọn lựa khắt khe của thị trường đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, muốn tồn tại và
phát triển các doanh nghiệp phải định hướng theo thị trường một cách năng động, linh
hoạt. Khi khách hàng trở thành người phán quyết cuối cùng đối với sự sống còn của
doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của khách hàng. Lợi
nhuận của doanh nghiệp chỉ có được khi làm hài lòng, thoả mãn nhu cầu khách hàng
và khi đó marketing trở thành yếu tố then chốt để đi đến thành công của doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không thể tách khỏi thị trường, họ
cũng không hoạt động một cách đơn lẻ mà diễn ra trong quan hệ với thị trường, với
môi trường bên ngoài của công ty. Do vậy bên cạnh các chức năng như: tàichính, sản
xuất, quản trị nhân sự thì chức năng quan trọng và không thể thiếu được để đảm bảo
cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển đó là chức năng quản trị Marketing- chức năng
kết nối hoạt động của doanh nghiệp với thị trường, với khách hàng, với môi trường
bên ngoài để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị
trường, lấy thị trường- nhu cầu của khách hàng làm cơ sở cho mọi quyết định kinh
doanh.
19
Hoạt động marketing trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến vị trí của doanh
nghiệp trên thị trường. Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lập danh mục hàng hoá
đến việc thực hiện sản xuất, phân phối và khi hàng hoá được bán hoạt động marketing
vẫn được tiếp tục, cho nên chức năng quản trị marketing có liên quan chặt chẽ đến các
lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp và nó có vai trò định hướng, kết hợp các
chức năng khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng mà còn tìm ra các công cụ có
hiệu quả thoả mãn nhu cầu khách hàng từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty.
Nói chung, chức năng của hoạt động marketing trong doanh nghiệp luôn luôn chỉ cho
doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản sau đây:

- Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ mua hàng ở đâu? Họ mua bao nhiêu? Họ
mua như thế nào? Vì sao họ mua?
- Họ cần loại hàng hoá nào? Loại hàng hoá đó có những đặc tính gì? Vì sao họ cần
đặc tính đó mà không phải đặc tính khác? Những đặc tính hiện thời của hàng hoá còn
phù hợp với hàng hoá đó nữa không?
- Hàng hoá của doanh nghiệp có những ưu điểm và hạn chế gì? Có cần phải thay đổi
không? Cần thay đổi đặc tính nào? Nếu không thay đổi thì sao? Nếu thay đổi thì gặp
điều gì?
- Giá cả hàng hoá của doanh nghiệp nên quy định như thế nào, bao nhiêu? Tại sao lại
định mức giá như vậy mà không phải mức giá khác? Mức giá trước đây còn thích
hợp không? Nên tăng hay giảm? Khi nào tăng, giảm? Tăng, giảm bao nhiêu, khi nào
thì thích hợp? Thay đổi với khách hàng nào, hàng hoá nào?
- Doanh nghiệp nên tự tổ chức lực lượng bán hàng hay dựa vào tổ chức trung gian
khác? Khi nào đưa hàng hoá ra thị trường? Đưa khối lượng là bao nhiêu?
- Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hoá của doanh nghiệp? Tại
sao lại phải dùng cách thức này chứ không phải cách thức khác? Phương tiện này chứ
không phải phương tiện khác?
- Hàng hoá của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau bán hàng hay không? Loại dịch vụ
nào doanh nghiệp có khả năng cung cấp cao nhất? Vì sao? Vì sao doanh nghiệp lại
chọn loại dịch vụ này chứ không phải loại dịch vụ khác?
Đó là các vấn đề mà ngoài chức năng marketing không có chức năng nào có thể trả lời
được. Dựa vào các vấn đề cơ bản trên, doanh nghiệp xây dựng cho mình một chính
sách marketing- mix phù hợp với thị trường, đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu
20
của khách hàng. Nói tóm lại, chức năng quản trị marketing đóng vai trò rất quan trọng
và là một trong bốn chức năng không thể thiếu trong các doanh nghiệp (chức năng sản
xuất, chức năng tài chính, quản trị nhân sự và chức năng marketing). Điều này đòi hỏi
các doanh nghiệp phải chú ý phát triển chức năng marketing nếu muốn tồn tại và phát
triển trên thị trường.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp tại

Campuchia:
2.1. Môi trường vĩ mô
2.1.1. Về kinh tế
Kể từ năm 1991 đến nay, Campuchia luôn đạt được tốc độ phát triển kinh tế khá cao.
Trung bình từ năm 1991 đến 2008, GDP hàng năm tăng trưởng bình quân 8.14%,
trong đó khu vực công nghiệp tăng trưởng đến 14.23%, khu vực dịch vụ tăng trưởng
8.42%, và khu vực nông nghiệp tăng trưởng 4.2%.
Đặc biệt, liên tục trong 4 năm từ 2004 đến 2007, kinh tế nước này đều tăng trưởng
trên 10%, và tính từ năm 1998 đến năm 2008 đạt trung bình 9.1%. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế này được xem là “thần kỳ” và vượt xa các quốc gia láng giềng Đông Nam Á,
kể cả Việt Nam.
Năm 2009, chịu tác động mạnh của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế
giới, GDP của Campuchia suy giảm 2.4%.
Trong đó, ngành sản xuất công nghiệp giảm đến 13% do xuất khẩu sút giảm mạnh và
ngành xây dựng cũng bị ngưng trệ khi dòng vốn đầu tư nước ngoài không vào nhiều.
Khu vực dịch vụ chỉ tăng trưởng 1.5%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 8.42% của
năm 2008. Doanh thu từ ngành du lịch sút giảm mạnh do chịu ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi đó, khu vực nông nghiệp vẫn duy trì được mức
tăng 4%, tương đương với những năm trước đó.
21
Tuy nhiên, đến 2011 nền kinh tế của Campuchia đã dần hồi phục lại, GDP năm 2010
ước tính đạt 11.45 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người ước tính đạt 805 USD và
tính theo sức mua đạt 2,084 USD/người/năm.
(Nguồn: ADB)
Xuất nhập khẩu của Campuchia tăng nhanh, cũng như nhiều nền kinh tế đang phát
triển khác, kim ngạch xuất nhập khẩu của Campuchia tăng trưởng khá mạnh trong
những năm gần đây. Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt
Nam và Campuchia đã tăng mạnh từ 144 triệu USD (2001) lên 1.33 tỷ USD (2009).
Trong nửa đầu năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đã đạt 862 triệu
USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt 728 triệu USD, tăng 34.2% so với cùng kỳ

năm trước.
Campuchia nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ Việt Nam, Thái Lan, và Trung Quốc… Tỷ
lệ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Campuchia ngày càng tăng trong những
22
năm gần đây. Nhìn chung, Campuchia chủ yếu nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng từ các
nước láng giềng đang phát triển.
Với tình hình kinh tế Campuchia đang trên đà phát triển, thì nhu cầu về công nghệ
máy tính cũng là nhu cầu rất cần thiết, với xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình
trong dân chúng sẽ tạo ra sức mua cao hơn trong thị trường và dẫn đến những nhu
cầu, mong muốn khác biệt hơn từ phía người tiêu dùng.
2.1.2. Về văn hóa xã hội
Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và
nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức. Số còn lại là người Việt, người Campuchia
gốc Hoa, người Chàm và người Thượng sống tập trung ở miền núi phía bắc và đông
bắc.
Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ
hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó
cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Một số lớn trí thức mới của
Camphuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kính tế, văn hóa
ba nước Đông Dương.
Cơ cấu tuổi tác trong dân chúng Campuchia ngày càng trẻ hóa, cùng với cơ cấu dân
cư có trình độ văn hóa cao hơn nhờ sự nâng cao về đời sống kinh tế, văn hóa và giáo
dục. Sự thay đổi này cũng tạo ra trên thị trường những nhu cầu tiêu dùng cao cấp hơn,
đòi hỏi nhiều hơn các nhu cầu giải trí, văn hóa, tinh thần.
2.1.3. Về công nghệ:
Campuchia dù đang trên đà phát triển nhưng vẫn là một nước nông nghiệp, phát triển
chủ yếu đứng đầu là nông nghiệp, tiếp đến là du lịch, sau đó mới là công nghiệp. Vì
vậy, Campuchia vẫn là một thị trường về công nghệ máy tính béo bở.
2.1.4. Về chính trị và pháp luật
Vương quốc Campuchia là một nhà nước theo thể chế Quân chủ lập hiến theo quy

định của Hiến pháp Campuchia năm 1993. Hệ thống quyền lực được phân định rõ
23
giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: vua, Hội đồng Tôn vương, Thượng viện,
Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp.
Campuchia là thành viên của Liên hiệp quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Nước này đã đạt được sự ổn định tương đối về chính trị từ thập niên 1990 trở lại đây.
Chính trị và luật pháp của Campuchia đang dần được ổn định, cũng là nhân tố quan
trọng góp phần cho doanh nghiệp dễ dàng kinh doanh tại Campuchia hơn.
2.1.5. Về giáo dục:
Tỷ lệ biết chữ ở Campuchia khoảng 73,6% trong đó tỷ lệ nam biết chữ cao hơn nữ và
thành thị cao hơn nông thôn.
Trong thời kỳ Khmer đỏ thống trị, giáo dục Campuchia bị tàn phá nặng nề và hiện
nay đang từng bước được phục hồi.
2.2. Môi trường vi mô:
2.2.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:
• Về vị trí, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường:
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, VietNam Network đã khẳng định vị thế, uy tín và chất
lượng trên thị trường công nghệ máy tính hiện nay, mang lại hiệu quả cao cho doanh
nghiệp, và liên tục nhận được sự tín nhiệm của khách hàng, công ty trong nước và
quốc tế.
• Về tốc độ tăng trưởng của công ty:
Là một doanh nghiệp chuyên nghiên cứu công nghệ cao và thiết lập các ứng dụng
thực tế cho doanh nghiệp với chi phí hợp lý, Việt Nam Network đã luôn đạt các mục
tiêu doanh thu đặt ra hàng năm với tỉ lệ cao trong suốt thời gian vừa qua . Việc tăng
trưởng luôn ở mức cao so với tỷ lệ tăng trưởng trong ngành CNTT tại Việt Nam là 01
niềm tự hào cho sức đóng góp của công ty cho xã hội và khuyến khích tập thể nhân
viên công ty không ngừng phấn đấu trong quá trình chinh phục các công nghệ đỉnh
cao.
Biểu đồ mức tăng trưởng kê từ 2008 đến 2011
24


2.2.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:
• Tình hình các nhà cung ứng nguyên vật liệu:
VietNamNetwork là đại lý chính thức phân phối các thiết bị Mạng của các hãng nổi
tiếng như AMP, Krone, Belden, Nexans, Cisco, Hp, Teletronic, SpaceLan… là những
hãng uy tín và đã khẳng định vị trí trên thị trường thế giới, VietNam NetWork cung
cấp tất cả các thiết bị và phụ kiện từ chính hãng giá cả rất cạnh tranh.
• Tình hình đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty VietNam Network tại Việt Nam là: công
ty Trường Thành, công ty Ncomputing, hiện cũng đang phát triển mạnh tại thị trường
Việt Nam, chuyên mua bán linh kiện, thiết bị vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị văn
phòng, lập trình website, viết phần mềm, xuất nhập khẩu thiết bị, môi giới thương
mại, nhận ký gửi sản phẩm tuy nhiên đối với sản phẩm MTA của công ty thì nhưgn4
công ty máy tính khác trên thị trường Việt Nam chưa hề có những sản phẩm tương tự
về tính năng vượt trội, có thể nói MTA là sản phẩm độc quyền của công ty VietNam
NetWork tại thị trường châu Á hiện nay.
Hiện ở Campuchia, công ty VietNam NetWork chưa có đối thủ cạnh tranh về cả công
nghệ và giá cả. Có thể nói, VietNam NetWork đang trong thế dẫn đầu và tiên phong
về công nghệ máy tính cao, giải pháp hàng đầu tại Campuchia.
3. Phân tích thực trạng Marketing cho sản phẩm mới MTA tại công ty:
3.1. Tổng quan về thị trường chung của ngành công nghệ máy tính tại
Campuchia
3.1.1. Tình hình thị trường chung
Theo quan điểm Marketing, thị trường là tập hợp tất cả những người mua thực sự hay
người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm.
Campuchia là vùng đất còn mới, sẵn sàng tiếp nhận những cái mới. Đặc biệt là đối với
thị trường công nghệ máy tính hoàn toàn mới mẻ, và nhu cầu về công nghệ máy tính
của Campuchia đang rất cao để phát triển đất nước.
3.1.2. Phân khúc thị trường
25

Phân khúc thị trường là chia thị trường không đồng nhất thành các khúc thị trường
đồng nhất để làm nổi rõ lên sư khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi. Sở dĩ
doanh nghiệp cần phải phân khúc thị trường là để nhận rõ nhu cầu của khách hàng
trong từng khúc, từ đó giúp doanh nghiệp triển khai chiến lược marketing thích ứng
nhằm thỏa mãn nhu cầu đó.
Phân khúc theo khu vực địa lý
Tập trung chủ yếu vào các thành phố lớn của Campuchia:
• Thành phố Phnom Penh: là thủ đô của Campuchia, nơi có rất nhiều trung tâm mua
sắm, chợ nhiều vô kể bán đầy đủ các loại hàng hóa từ bình dân đến cao cấp. Là nơi
tập trung đông dân cư nhất đất nước Campuchia và là nơi có các địa điểm du lịch nổi
tiếng thu hút lượng khách du lịch đến đây rất đông hàng năm. Giao thông đến thành
phố này khá thuận tiện vì thành phố có sân bay quốc tế Pochentong là sân bay lớn
nhất Campuchia có các chuyến bay quốc tế, trong đó có chuyến bay đến Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam. Có tuyến xe buýt từ Tp. Hồ Chí Minh đến
Phnom Penh, có phà cao tốc nối đến Cần Thơ.
• Thành phố Battampang: Nằm bên bờ sông Sangker với những cánh đồng phù sa màu
mỡ, Battambang là vựa lúa lớn nhất của người dân Campuchia. Khác với những thành
phố như Phnôm Pênh hay Siem Reap càng khác xa so với các thành phố hiện đại trên
thế giới Battambang có một không khí rất trong lành, một phong cảnh thiên nhiên đầy
vẻ sơ khai hứa hẹn một chuyến du lịch sinh thái bổ ích. Ngoài ra Battambang còn có
rất nhiều di tích thắng cảnh nổi tiếng như chùa chiền, lăng tẩm của các vị vua và
những cánh đồng ghi lại tội ác của “Khmer đỏ”…
• Thành phố Kampongchang: Thành phố Kampongcham trực thuộc tỉnh Kampongcham
là thành phố lớn thứ 3 ở Campuchia nằm ngay cạnh dòng sông Mê Kông hùng vĩ. Nơi
đây không những nổi tiếng với những di tích lịch sử, những đền miếu thờ vua chúa
mà còn nổi tiếng với những nhà hàng, quán ăn ngon nổi tiếng cho khách du lịch.
Những nhà hàng nằm bên bờ sông Mê Kông nổi tiếng với những món ăn chế biến từ
cá. Bạn có biết cá có thể chế biến thành bao nhiêu món ăn.
• Thành phố Banlung: Là một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Rattanakiri nằm ở miền núi
phía đông bắc Campuchia và là một trong những trạm dừng chân khó quên của du

×