Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG .DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.39 KB, 16 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới từ những năm 1986, chuyển
nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng chính là sự chuyển đổi từ một nền kinh tế
còn nghèo nàn, lạc hậu, mang nhiều tính tự cung tự cấp sang một nền kinh tế
hàng hoá, kinh tế thị trường.
Nhu cầu cần vốn để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh của nền
kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi theo đó gia tăng đáng kể và liên tục. Trong
hoàn cảnh đó, người dân đã nhận thấy nhu cầu cấp bách cần phải hợp tác, liên
kiết lại để tồn tại.
Đảng và Nhà nước đã sớm nhận ra được điều này và đã có chủ trương
giúp cho người dân xây dựng các tổ chức tín dụng hợp tác từ năm 1993. Bằng
quyết định 390/Ttg ban hành ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, các
tổ chức tín dụng hợp tác cần được thí điểm thành lập và tổ chức lại với tên gọi
Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Theo đó, Nhà nước có thái độ và chính
sách khuyến khích phát triển các QTDND.
Với nhu cầu của người dân xuất phát từ điều kiện thực tiễn Việt Nam
trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, với thái độ ủng hộ và khuyến khích của Đảng và Nhà nước
cũng như với những cơ sở pháp lý nền tảng đã được ban hành thì việc phát
triển các QTDND đã thực sự trở thành một tất yếu ở Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của QTDND, phải có sự hỗ trợ của các phần
mềm để tin học hoá các nghiệp vụ đang ngày càng trở nên phức tạp trong
Quỹ. Do vậy, việc phát triển phần mềm cho phù hợp với điều kiện hiện tại
của Quỹ là nhu cầu thiết yếu.
1
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TRUNG ƯƠNG
1. Sự ra đời và phát triển các tổ chức tín dụng hợp tác
1.1 Sự hình thành và phát triển các nhóm tín dụng hợp tác
* Sự hình thành các nhóm tín dụng


Khi xã hội loài người chuyển từ một nền sản xuất tự cung tự cấp sang
nền kinh tế sản xuất hàng hoá, các hàng hoá được sản xuất ra không phải để
phục vụ cho chính bản thân người sản xuất mà nhằm để mua bán, trao đổi
trên thị trường. Sự phân công lao động và chuyên môn hoá trong sản xuất
được hình thành rõ nét cộng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã nhanh
chóng thúc đẩy một nền kinh tế hàng hoá phát triển. Trong quá trình này, con
người cũng dần được giải phóng khỏi chế độ nô lệ, cưỡng bức lao động ngày
xưa. Họ được tự do hành nghề, tự do kinh doanhm sản xuất cho chính họ. Tuy
thế không ít người đã gặp không ít khó khăn để có thể tự do hành nghề, tự do
kinh doanh, sản xuất để duy trì sự tồn tại của họ. Đó là những người chưa có
đủ kinh nghiệm kinh doanh, kết thúc chuyên môn hay vốn liếng. Họ là những
người chưa có đủ kinh nghiệm kinh doanh, kiến thức chuyên môn hay vốn
liếng. Họ là những người thua thiệt tiềm năng, bắt buộc phải tham gia vào
cuộc ganh đua không cân sức trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá và nhiều
người trong số họ cũng thực sự trở thành kẻ thất bại, lâm vào tình trạng thua
lỗ, thất bại, khốn cùng.
Để thoát khỏi tình cảnh trên, tốt hơn hết là hãy tự cứu lấy mình trước
khi được “trời” cứu. Chính những người đã, đang hay sẽ thua thiệt tiềm năng
này đã đoàn kết lại, liên kết và hợp tác lại với nhau để tạo ra sức mạnh chung
lớn hơn giúp họ khắc phục và xoá bỏ những thua thiệt này để vươn lên, tự
2
khẳng định mình. Nhóm những người cùng có chung cảnh ngộ, cùng muốn
thực hiện một công việc chung nhất định nào đó vì chính những lợi ích, quyền
lợi của họ vì thế đã ra đời các tổ, nhóm hợp tác. Các nhóm tín dụng hợp tác
theo đó đã ra đời, giúp cho các thành viên tiếp cận được với đồng vốn để thực
hiện các hoạt động đầu tư, mua bán, sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng của
họ, khi mà từng thành viên riêng lẻ không thể tiếp cận hay tiếp cận một cách
không thoả đáng với nguồn vốn do uy tín và khả năng vay vốn hạn chế của họ
cũng như sự cung cấp dịch vụ tín dụng chưa hoặc không nhiệt tình, đầy đủ
của hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động chính thức. Các nhóm tín dụng

hợp tác này do tự nguyện, tự phát hình thành nên có thể 5 đến 7 thành viên,
cũng có thể có tới hàng chục thành viên với các tên gọi khác nhau như nhóm
tín dụng, hội tiết kiệm, hội cho vay, hội tiết kiệm và cho vay, hội tạm ứng, hội
tín dụng và tạm ứng…
Ban đầu, các nhóm này huy động vốn từ chính trong nội bộ các thành
viên của nhóm để cho chính các thành viên trong nhóm đó vay nhằm đáp ứng
nhu cầu về vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện với giá cả hợp lý cho thành
viên. Sau này theo thời gian, các hoạt động và hình thức huy động, góp vốn
hay cho vay được mở rộng, phát triển hơn cả về hình thức, quy mô, số lượng,
địa bàn…, trở nên ngày càng đa dạng và phong phú. Chẳng hạn, nhóm tín
dụng hợp tác cũng có thể huy động vốn ở ngoài thành viên, cho thành viên…
khi số lượng thành viên nhiều hơn, quy mô, địa bàn hoạt động, đối tượng
phục vụ lớn hơn, các nhóm tín dụng hợp tác này trở thành các nhóm hoạt
động có tổ chức hơn với bộ máy quản lý lớn hơn, chặt chẽ hơn.
* Sự phát triển của tổ chức tín dụng
Ngày nay, do tác động tích cực và lợi ích to lớn của các nhóm tín dụng
hợp tác mà các nước trên thế giới đều muốn phát huy tích cực vai trò của các
nhóm này. Nhiều nước định hướng hỗ trợ giúp cho các nhóm tín dụng hợp tác
3
này phát triển trở thành các tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động công khai,
chính thức như các tổ chức tín dụng tham gia vào thị trường tiền tệ, tín dụng
và ngân hàng.
Sự ra đời và phát triển của các tổ chức tín dụng hợp tác
1.2 Khái niệm cơ bản về Quỹ tín dụng nhân dân
QTDND là một tên gọi riêng của các tổ chức tín dụng hợp tác được
thành lập và hoạt động ở Việt Nam từ năm 1993. QTDND chịu sự điều chỉnh
cơ bản bởi Luật Hợp tác xã về tổ chức bộ máy và Luật các tổ chức tín dụng
của Việt Nam về nội dung hoạt động. Theo Luật Hợp tác xã, QTDND là một
hợp tác xã, được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng
nhằm mục tiêu hỗ trợ vì quyền lợi của mỗi thành viên. Theo Luật các tổ chức

tín dụng, QTDND là một loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, nên nó cũng là tổ
chức kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ
gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu
là hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Hệ thống liên kết tín
dụng hợp tác
Tổ chức tín dụng
hợp tác
Nhóm tín dụng
hợp tác
Nhu cầu
4
1.3. Mục tiêu hoạt động của QTDND
QTDND là một hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, ngân
hàng nên mục tiêu của nó là hỗ trợ thành viên về các dịch vụ tín dụng, ngân
hàng. Điều đó có nghĩa, các QTDND không phải là tổ chức hoạt động vì mục
đích tự thân, cũng không phải là tổ chức hoạt động vì mục đích công ích mà
chỉ là phương tiện, công cụ của các thành viên để hỗ trợ trong các lĩnh vực
như huy động, cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng, tổ chức khác. Đây
là mục tiêu tối cao nhất của tổ chức QTDND và là điểm khác biệt căn bản của
tổ chức tín dụng hợp tác dưới tư cách pháp nhân hợp tác xã so với các tổ chức
kinh tế dưới các tư cách pháp nhân khác. Trong khi thành viên hay chủ sở
hữu, cổ đông của các tổ chức kinh tế khác thành lập doanh nghiệp trong một
lĩnh vực nhất định trước tiên là để tìm cách thu về lợi nhuận tối đa cho họ thì
dưới tư cách pháp nhân hợp tác xã, QTDND được các thành viên xây dựng để
trước tiên cung cấp dịch vụ tín dụng, ngân hàng cho họ chứ không phải trước
tiên là tìm cách thu được nhiều cổ tức
1.4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của QTDND được quy định trong
Luật và Nghị định 48/2001/NĐ-CP gồm các nguyên tắc:

• Thứ nhất: Tự nguyện gia nhập và ra QTDND
• Thứ hai: Quản lý dân chủ và bình đẳng
• Thứ ba: Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi
• Thứ tư: Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển
của Quỹ tín dụng nhân dân
• Thứ năm: Hợp tác và phát triển cộng đồng
5
Chi nhánh
ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM
ĐỐC
Các phòng chức năng
Chi nhánh
Kế hoạch Nguồn vốn
Ngân quỹ
Các bàn huy động vốn
Kế toán
Tín dụng
Phòng giao dịch
QL& giám sát các chi tiêu an
toàn
Chi nhánh
Tin học
Thanh toán
QHQT & QLDA
Tài chính &
QLTS

Văn phòng
Kiểm tra nội bộ
Giám đốc
Kế toán ngân quỹ
Kinh doanh
Kiểm tra nội bộ
Phòng giao dịch
Hành chính
Sơ đồ tổ chức của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Trung ương
6

×